Thứ Hai, 31 tháng 10, 2011

NGÀY 31 THÁNG 10 NĂM 2011

Đảo Chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963

Li  trn  tình
Phạm Bá Hoa

Kính thưa quí v,

Trước khi bt đu tôi rt đn đo, vì mun ghi li s kin trung thc ít nht cũng là trung thc vi tôi v nhng gì mà tôi biết và nhng gì mà tôi làm, tt nhiên là khó tránh khi nhng đng chm đến quí v, đc bit là vi cu Đi Tướng Trn Thin Khiêm, cu Đi Tướng Cao Văn Viên, và cu Đi Tướng Nguyn Khánh.

Riêng vi cu Đi Tướng Khiêm và cu Đi Tướng Viên, là hai v mà tôi luôn ghi nh nghĩa ân. Tôi không có mt thân nhân hay mt bn bè nào quen biết khi vào quân ngũ tháng 05/1954. Tháng 11/1961, đang trong trách nhim Trưởng Ban hành quân/Phòng 3 Sư Đoàn 21 B Binh, tôi được Đi Tá Tư Lnh Sư Đoàn 21 B Binh, kiêm Tư Lnh Khu Chiến Thut Hu Giang, c gi chc Chánh Văn Phòng. Tháng 10 năm 1965, tôi được Thiếu Tướng Cao Văn Viên, Tng Tham Mưu Trưởng Quân Lc Vit Nam Cng Hòa, c gi chc Chánh Văn Phòng. Nh vy mà tôi có nhiu cơ hi tiếp xúc vi nhiu v Tướng Lãnh, nhiu gii chc trong các cơ quan Lp Pháp, Hành Pháp, Tư Pháp, hc hi được nhng căn bn trong t chc và qun tr.

Tôi biết có nhng v gn như mai danh n tích t khi đến Hoa Kỳ sau ngày đt nước vào tay cng sn 30/04/1975, nhưng tôi xin phép được nhc đến quí v trong tp sách, và  tôi ch nói đến quí v khía cnh quí v là nhng v lãnh đo Quc Gia, lãnh đo Quân Lc, ch tôi không nói đến nhng riêng tư ca quí v. Tôi xin tôn trng phn riêng tư đó. V nhng gì tôi viết vào đây, có th có s kin nào đó mà quí v cho là không chính xác, nhưng theo tôi, tôi thy đã đ thn trng trong cách nhìn ca tôi khi viết nhng trang sách nh này. Biết đâu, có nhng điu mà tôi nói lên được s tht liên quan đến quí v mà nhiu chc năm qua chính quí v cũng chưa biết đến, và cũng có th tôi làm sáng t được điu gì đó đi vi dư lun dù rng quí v cho là có hay không có cũng chng sao. 

Thế h chúng ta đã hc nhiu bài hc quí báu t trong lch s, và vn dng vào bn phn công dân trong trách nhim bo v quc gia. Ri đây, nhng thế h sau chúng ta, cũng cn đến lch s mà thế h chúng ta s là mt phn quan trng trong đó, và quí v là thành phn quan trng hơn hết trong giai đon lch s 1954 - 1975.

Lch s mt dân tc không th t nhiên mà có. Mun có được lch s, tôi nghĩ, sau chng đường phc v quc gia dân tc, mi người trong bt c lãnh vc nào ca xã hi, cn viết li trên giy trng mc đen v nhng hiu biết xác thc ca mình trong tng phm vi trách nhim lúc đương thi, và viết vi mt trng thái tâm hn tht bình thn. T đó, nhng nhà viết s gom góp li, chn lc, phân tách, đánh giá, và to nên nhng dòng s qua tng giai đon thăng trm ca đt nước. "Tiếng thơm muôn đi hay li s nhc lưu mãi trong s sách, truyn mãi trong dân gian", không phi người này to cho người kia, hay ngược li, mà mi người trong xã hi -nht là  nhng v gi  chc v  lãnh đo- t to cho chính mình qua nhng nghĩ suy, nhng phương tin din đt, và trong nhng môi trường hành đng.    

Tôi không dám nghĩ đây là mt s liu, nhưng tôi c gng ghi chép đúng theo trí nh ca tôi, đ các s gia may ra tham kho được đôi điu trong khong thi gian nghiêng ngã ca đt nước, mà thu đó, quyn lc nm trong tay quí v lãnh đo . So vi n bn ln 1, ln 2, và ln 3, n bn ln 4 này có vài sp xếp li v cách trình bày và b túc thêm mt s chi tiết, vì 1.600 trang giy hc trò mà tôi lén lút viết li trong thi gian b giam tri tp trung Nam Hà trên đt Bc, lén lút gi v gia đình ct gi, và khi đoàn t vi gia đình tôi vn tiếp tc viết, đến nay tôi đã nhn đy đ t Vit Nam gi sang. Cùng vi nhng s kin mà cu Đi Tướng Trn Thin Khiêm, Th Tướng t năm 1970 đến năm 1975, và cu Đi Tướng Cao Văn Viên, Tng Tham Mưu Trưởng Quân Lc Vit Nam Cng Hòa t năm 1965 đến năm 1975, hai v cho tôi biết thêm nhân khi v chng tôi đến Virginia hi đu tháng 9 năm 2003 và nhng năm sau đó, thăm hai v và gia đình.   

Xin quí v vui lòng, và trân trng kính chào quí v.

Houston, Texas, Hoa Kỳ.

Viết xong ngày 15 tháng 8 năm 1994.

B túc ln 1, mùa Thu 1995.
B túc ln 2, mùa Thu 1998.
B túc ln 3, mùa Đông 2001-2002.
B túc ln 4, mùa Đông 2003-2004.
B túc ln 5, mùa Đông 2005-2006.
B túc ln 6, mùa Xuân 2007.
B túc ln 7, mùa Hè 2009.
Duyt li, mùa Đông 2010.

Cu Đi Tá Phm Bá Hoa

http://www.vnbp.org/book/phambahoa/02-daochanhNDD.htm

.... "Khoảng trung tuần tháng 10 năm 1963, Đại Tá Thiệu đã làm cho bộ tham mưu Sư Đoàn, nhất là các sĩ quan Phòng 2 Phòng 3 rất ngạc nhiên. Lệnh hành quân ban hành trong thời gian thật ngắn, bộ tham mưu phải vất vả lắm mới thi hành xong những công tác tham mưu trong việc điều động 1 Trung Đoàn Bộ Binh cùng với Pháo Binh, Thiết Giáp, và Công Binh Chiến Đấu. Khi tất cả sẳn sàng để sáng mai hành quân, thì Đại Tá Thiệu ra lệnh ngưng cuộc hành quân này và lập tức điều động lực lượng sang vùng khác.
Tuần lễ sau đó, lại chuẩn bị một cuộc hành quân khẩn cấp để rồi đến giờ chót lại thay đổi vùng hành quân, cũng là khẩn cấp! Chính Phòng 2 -phụ trách tình báo- cũng không hiểu vì sao lại chuyển vùng hành quân mà Phòng 2 chưa ghi nhận sự hiện diện một lực lượng nào của quân cộng sản ở đó cả.
Ngày 30 và 31/10/1963, lại chuẩn bị hành quân vào căn cứ Bời Lời. Đây là một căn cứ quan trọng của quân cộng sản, cho nên lực lượng tham dự gần 2 Trung Đoàn Bộ Binh, 1 Tiểu Đoàn Pháo Binh, lực lượng Thiết Giáp và Công Binh. Đêm 31 tháng 10 rạng ngày 01/11/1963, lệnh của Đại Tá Tư Lệnh cho chuyển toàn bộ các đơn vị xuống hành quân vùng Phước Tuy (trên đường Sài Gòn-Vũng Tàu). Bộ tham mưu muốn điên đầu vì những thay đổi mà chính các sĩ quan trách nhiệm điều động và yểm trợ hành quân, cũng không sao hiểu nổi.
Sáng 01/11/1963, các đơn vị, thay vì di chuyển về hướng Vũng Tàu như lệnh hành quân đã định, lại được lệnh dừng quân ở ngã ba xa lộ Biên Hòa-Sài Gòn-Vũng Tàu, chờ lệnh mới.
Đến 1 giờ trưa, lệnh mới được ban hành: Theo đó, các đơn vị chuyển hướng về Sài Gòn. Ngoài lực lượng của Sư Đoàn 5 Bộ Binh, còn có một lực lượng Thiết Giáp xuất phát từ Trung Tâm Huấn Luyện Vạn Kiếp (đồn trú ở Bà Rịa) cùng tiến quân. Vào buổi chiều thì bản doanh Sư Đoàn và 1 bộ chỉ huy Trung Đoàn đặt tại trường đại học sư phạm, đại lộ Cộng Hòa, trong khi lực lượng của Sư Đoàn đã chiếm giữ các vị trí ấn định trong phạm vi thủ đô Sài Gòn....

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2011

NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 2011

Mười thang thuốc chữa bệnh cho dân tộc Việt

Phan-Bội-Châu


Phan Bội Châu (1867-1940)

...Dẫn ngôn

Nước ta bây giờ đang cần có sách học. Học sách Tàu? Hán văn đã không còn thích dụng ở đời nay. Học sách Tây? Pháp văn còn chưa mấy người thông hiểu. Lấy
người mình đọc tiếng mình, thì sách nước mình ở lúc bây giờ không gì hơn làm bằng quốc văn. Tuy nhiên việc làm sách đó có dễ dàng đâu! Tất phải: dò xét lịch sử của nước mình đời xưa, thăm dò tệ bệnh của nước mình ngày nay, trông các gương liệt cường ở hiện tại, đo tính vận mạng dân tộc ở tương lai, nghĩ thế nào, viết một chữ, mở một lời mà hữu ích cho nhân tâm thế đạo, có thế sách mới có giá trị...

Tôi viết quyển sách này, chẳng qua dâng một phần nghĩa vụ với Quốc dân, hay dở, đúng không, hoặc có công hiệu gì không, thì quyền ở người đọc sách. Khổng Tử nói: "Tri ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ, tội ngã giả, kỳ duy Xuân thu hồ" , nghĩa là ai biết lòng ta tất ở sách Xuân thu, ai bắt tội ta tất cũng ở sách Xuân thu. Quyển sách tôi viết đây cũng nói như vậy.

Sào Nam, 1927

Thứ Năm, 27 tháng 10, 2011

NGÀY 27 THÁNG 10 NĂM 2011


VÀI LỜI MINH OAN…

September 29, 2011 By Alan Phan

Tuần qua, tôi nhận được nhiều Emails trách móc là dạo này ông Alan lười quá chẳng viết được bài mới nào. Thực ra, tôi đã hòan tất đến 3 bài mới. Bài “Khi chính trị xen vào kinh tế” vừa đuợc Vietnamnet xuất bản 2 giờ thì phải gỡ xuống. Hai bài vừa rồi thì không báo nào dám đăng.
Nhiều bạn nói cứ đăng trên blog của mình vậy, hay gởi riêng cho chúng tôi đọc chơi (tôi không biết là đây chỉ có trò đọc chơi, không ai đọc thực cả). Tuy nhiên, tôi vẫn luôn luôn coi mình là “khách” của xứ sở này (xứ sở khác với quê hương). Vì là khách nên nếu ông chủ nhà không muốn mình sủa, thì mình im vậy. Tôi không mang quốc tịch VN nên không có quyền gì trên xứ sở này.
Do đó, ai có muốn đọc các bài trên thì ráng đợi 20 năm nữa. Khi tôi nằm ngòai nghĩa địa, các bản thảo sẽ không còn là của tôi nữa… và trên hết, ai sẽ là khách và ai sẽ là chủ nhà?
Tôi nhớ câu chuyện của Khổng Tử đi chu du thiên hạ để giảng thuyết và được vua quan khắp nơi đón tiếp nồng hậu. Chỉ khi về nhà mới bị vợ mắng nhiếc là ăn cơm nhà đi vác ngà voi…Ngày nay, Alan bắt chước không nên thân, đi đâu cũng bị xua đuổi.
Keep the faith and keep asking the questions.
Xin Ơn Trên phù hộ chúng ta.

Alan
Alan Phan


http://www.gocnhinalan.com/


Bong bóng bất động sản sẽ vỡ vào 2012?

September 29, 2011 By Alan Phan

Một đại gia BĐS Thái Lan đang rình tới cuối năm 2012 sang VN mua BĐS giá rẻ bởi theo dự đoán của ông, đó là thời điểm bong bóng BĐS ở VN sẽ vỡ. Nhưng cũng có các yếu tố vô hình ngăn cản quả bong bóng này xì hơi hay vỡ tung.

Hong Kong, Ngày 22 tháng 4 năm 2011

T/S Alan Phan là Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa tại Hong Kong và Shanghai. Du học Mỹ từ năm 1963, ông đã làm việc tại nhiều công ty đa quốc gia ở Wall Street và phát triển công ty Hartcourt của mình thành một tập đoàn niêm yết trên sàn Mỹ với thị giá hơn 700 triệu dollars. Ông sống và làm việc tại Trung Quốc từ 1999. T/S Phan tốt nghiệp BS tại Penn State (Mỹ), MBA tại American Intercontinental (Mỹ), Ph.D tại Sussex (Anh) và DBA tại Southern Cross (Úc). Web site cá nhân của ông là www.gocnhinalan.com, và Email là aphan@asiamail.com


Thứ Tư, 26 tháng 10, 2011

NGÀY 26 THÁNG 10 NĂM 2011

Military.china.com

RỐT CUỘC THÌ TRUNG QUỐC MUỐN LÀM GÌ Ở NAM HẢI?

25-10-2011
Lời nói đầu: Tư duy chiến lược của tác giả chỉ rõ, Nam Hải (tức Biển Đông: ND) hiện đang trở nên náo động và rối ren, Philippines, Việt Nam náo động tới mức lay động cả sông núi, Mỹ thì đổ thêm dầu vào lửa, còn Nhật Bản và Ấn Độ mê muội, bất chấp tất cả để đâm đầu vào Nam Hải mà quấy rối. Nam Hải ở vào thế nguy cấp, nhưng Trung Quốc không hiểu sao ngoài việc kêu lên dăm ba câu ra, còn hầu như chỉ to mồm hô khẩu hiệu đánh động mà chẳng có hành động đáng kể nào. Lúc này, những fan hâm mộ của trang mạng Quân sự võng cảm thấy đôi chút hoang mang và bối rối, Mỹ cũng tỏ ra hết sức hoang mang và bối rối. Bạn thấy đấy, các nhà lãnh đạo cừ khôi về chính trị, quân sự các cấp của Mỹ dường như đều lần lượt xếp hàng đến Trung Quốc…


I. Điều làm cho người ta cảm thấy rối ren là Trung Quốc hoàn toàn có năng lực để trực tiếp tiêu diệt Việt Nam khiêu khích, song Trung Quốc sẽ không làm như vậy! Vì sao?
Từ Bản đồ 1 có thể thấy: Nếu Việt Nam khiêu khích Trung Quốc, thì Trung Quốc sẽ từ Vân Nam qua Lào thiết lập các căn cứ quân sự một cách nhanh chóng và cơ động, sẽ quây chặt Việt Nam bằng các vùng Lào, Vân Nam, Quảng Tây, Nam Hải… sẽ tấn công toàn Việt Nam trong vòng 3 giờ đồng hồ, sẽ chiếm lĩnh toàn bộ trong vòng 24 giờ đồng hồ không cần phải thêm một lời nào! Việt Nam là đội quân hạng ba, bất kể hắn ta có mua về bao nhiêu tên lửa, tàu ngầm, tàu chiến đi nữa thì cũng chẳng để làm gì. Vì sao? Bởi vì tên lửa dù là loại phóng trên không, dưới tàu ngầm, từ các căn cứ trên bộ hay dưới đáy biển thì các người cũng đều phải dựa vào sự định vị bằng vệ tinh quân sự và ra-đa khống chế hỏa lực, mà Việt Nam chủ yếu phải dựa vào các mạng lưới hệ thống đạn đạo của Nga và Mỹ, một khi đã khai chiến với Trung Quốc, thì Mỹ và Nga sẽ phải cân nhắc về phương diện chiến lược, để xem có nên mở các mạng lưới quân sự tới chi viện hay không? Xác suất cực nhỏ. Cũng giống như Gaddafi mua về một lượng lớn tên lửa đạn đạo rồi thì để làm gì? Bởi nếu Mỹ và Nga không mở các mạng lưới vệ tinh quân sự, thì hắn ta sẽ chẳng có cách gì để định vị, mà chỉ có thể bắn bừa. 

Thứ Ba, 25 tháng 10, 2011

NGÀY 25 THÁNG 10 NĂM 2011

Tam Dân Diễn Nghĩa

Chu Viet
October 25, 2011


... Riêng đối với Việt Nam, ông Hồ Chí Minh được cho là người đã dịch Chủ nghĩa Tam Dân trong những năm ở thập niên 1920 để huấn luyện cho các đồng chí cách mạng của ông. Cũng chính ông Hồ, qua bút danh Trần Dân Tiên, đã từng khẳng định rằng ‘Chủ thuyết này phù hợp với Việt Nam hơn cả’’.(10) Sau này, khi cướp chính quyền dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Hồ còn lấy ba chữ làm tiêu ngữ là ‘Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.’ Đó là mục tiêu của Tam dân Chủ nghĩa và ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn”.
Có lẽ vì lý do này mà khi cùng Mao Trạch Đông sang Moscow dự hội nghị năm 1950, Stalin đã không tiếp ông Hồ vì nghi ngờ ông là một Tito ở Châu Á theo chủ nghĩa dân tộc. Xin viện trợ đế đánh Pháp thì Stalin cũng chối từ nói: “Đề cho Trung Hoa làm việc này phù hợp hơn”. Sau mấy tuần ròng rã đợi chờ, sau hết, ông mới được Stalin cho hội kiến. Xin thừa nhận, cũng không cho, không ký kết hứa hẹn gì. Như vậy, Stalin đã đẩy họ Hồ vào quỹ đạo Trung Cộng. Ông Hồ quỵ lụy Mao Trạch Đông, trước hết là để xin viện trợ, và sau là chịu ảnh hưởng sâu đậm của chủ nghĩa Mao-it. Ông đã có lần nói với cán bộ: “Bác có thể sai, trung ương có thể sai, nhưng Mao chủ tịch không bao giờ sai”.
Sự lệ thuộc vào Tàu đã trở thành một sách lược chính trị được ghi rõ ràng vào luận cương của Đảng Lao Động Việt Nam năm 1951: “Về lý luận, Đảng Lao Động Việt Nam theo chủ nghĩa Mác-Lênin… lấy tư tưởng Mao Trạch Đông làm kim chỉ nam.” Bất hạnh thay. Thấy Tam Dân chủ nghĩa phù hợp nhưng lại nhắm mắt theo chủ nghĩa Mác-Lênin và Mao-ít. Sự thật là ông Hồ cũng chưa hiểu rõ nội dung của Tam Dân chủ nghĩa và chẳng có tư tưởng nào ngoài chủ nghĩa Mác-Lênin và đường lối Mao...


Thứ Hai, 24 tháng 10, 2011

NGÀY 24 THÁNG 10 NĂM 2011

Âm mưu bản đồ “đường lưỡi bò”: Khoa học phản công

Nguyễn Văn Tuấn

Trung Quốc hiện nay là nước có số lượng ấn phẩm khoa học đứng vào hàng thứ 2 trên thế giới (chỉ sau Mĩ). Thử tưởng tượng một nước lớn như thế mà lạm dụng khoa học cho mục tiêu xâm lấn lãnh thổ và chính trị thì nguy hiểm biết dường nào cho thế giới. Tập san khoa học Nature đăng 2 bài liên quan đến vấn đề bản đồ Đường lưỡi bò. Ý nghĩa của hai bài này là gì và hàm ý gì? Trong bài này, tôi cố gắng diễn giải ý nghĩa và hàm ý của hai bài đó. Theo tôi, tác giả David Cyranoski đã dạy cho các nhà cầm quyền (và cả giới khoa học ?) Trung Quốc một bài học về mối quan hệ giữa khoa học và chính trị, và sự lạm dụng khoa học cho mục tiêu chính trị và bành trướng lãnh thổ là không chấp nhận được. Tôi xem đó như là một phản công của khoa học.
Nhà chính trị học nổi tiếng Robert Gilpin trong tác phẩm War and Change in World Politics (chiến tranh và biến đổi chính trị thế giới) lý giải rằng sự tăng trưởng nhanh chóng ở trong nước sẽ thúc đẩy các quốc gia tái xác định và bành trướng lợi ích ở ngoài nước. Lợi ích ở đây bao gồm cả kinh tế, chính trị, và biên cương. Nhận xét này xem ra rất phù hợp với trường hợp Trung Quốc, một quốc gia đang lên và có tham vọng làm siêu cường. Người Trung Quốc có mặt khắp nơi trên thế giới để gây ảnh hưởng chính trị, ráo riết thu mua khoáng sản và nông sản, và gây áp lực đến các nước láng giềng trong vấn đề tranh chấp biên giới là lãnh hải. Họ có khả năng làm những điều này nhờ một phần vào thành tựu kinh tế đạt được trong ba thập niên qua.
Trung Quốc đã hoặc đang có tranh chấp về biên giới với 23 nước láng giềng. Nhưng Trung Quốc có vẻ “khôn” hơn so với trước đây. Thay vì dùng vũ lực đối với Việt Nam (để chiếm Trường Sa) và bị thế giới lên án, ngày nay Trung Quốc thường dùng đến phương tiện “mềm” hơn. Thật vậy, trong số 23 tranh chấp biên giới, Trung Quốc chỉ dùng vũ lực trong 7 trường hợp (với Ấn Độ năm 1962, Liên Xô 1969, Việt Nam 1979, v.v.), phần còn lại là qua các phương tiện khác. Các phương tiện hiện đại mà Trung Quốc có hẳn một chiến dịch sử dụng là lạm dụng khoa học và truyền thông để hợp thức hóa những vùng đất hay vùng biển còn trong vòng tranh chấp với các nước láng giềng.

Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

NGÀY 21 THÁNG 10 NĂM 2011

Những câu chữ tức giận trên Biển Đông

Thứ năm, 20 Tháng 10 2011 21:50

Hôm nay, xin báo một tin mừng: Tập san Nature đã đăng hai bài về tranh chấp trên biển Đông. Hai bài viết của David Cyranoski, phóng viên của Nature Á châu, là tổng hợp ý kiến của một số người, kể cả tôi, tham gia thảo luận cùng anh ta vài tuần trước đây. Đáng lẽ họ đăng vào Thứ Năm tuần trước, nhưng chắc chờ gì đó, nên mãi đến thứ Năm tuần này mới đăng. Thấy hai bài này có ích cho ta, tôi tạm dịch (nhanh) sang tiếng Việt để chia sẻ cùng các bạn.

Hôm nọ, tôi có đăng bài trả lời phỏng vấn cho Nature; trong đó, tôi xem việc các tập san khoa học công bố bản đồ hình lưỡi bò là phi pháp, vi phạm đạo đức khoa học, và thể hiện sự lạm dụng khoa học của Trung Quốc. Phỏng vấn và trao đổi thì nhiều như thế, nhưng khi phóng viên đăng, họ chỉ trích ý chính của tôi. Thế là cũng đủ. Tôi hài lòng khi phóng viên chọn câu về lạm dụng khoa học làm cái finale của bài viết.
Trong hai bài này, Nature nói rất rõ là trong tương lai, bản đồ nào còn tranh cãi thì phải ghi là "under dispute". Nếu tác giả không ghi thì Nature sẽ ghi. Hi vọng rằng các tập san "đàn em" khác trong tương lai sẽ không làm lơ được khi Nature tuyên bố như thế. Riêng cá nhân tôi, cũng là biên tập hay nằm trong ban biên tập nhiều tập san y khoa, tôi cũng sẽ cảnh giác không cho cái bản đồ ĐLB đó xuất hiện trên những tập san có tôi trong ban biên tập.
Sẵn đây cũng nói thêm về thái độ của phía ta và phía Tàu. Khi phóng viên liên lạc chúng tôi, chúng tôi chẳng những tích cực trả lời, cung cấp bằng chứng, mà tôi còn khuyến khích họ liên lạc với đồng nghiệp Tàu. Chúng tôi không ngần ngại xem quan điểm của họ ra sao. Một điều thú vị là khi phóng viên liên lạc với các tác giả Tàu hỏi tại sao họ đăng bản đồ ĐLB thì tất cả (nhắc lại: tất cả) đều không trả lời. Ôi, tính lịch sự của họ nói lên hàng vạn lời!
Tập san Nature là tập san khoa học đứng vào hàng số 1 trên thế giới. Đây là nơi mà các ông bà tú Nobel tương lai đăng bài. Vì thế, khi vấn đề biển Đông được Nature “chiếu cố” qua 2 bài này là một thắng lợi cho cuộc đấu tranh của chúng ta. Đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia. Nhưng đây mới chỉ là bước đầu. Những bước kế tiếp là viết thư cảnh báo về âm mưu của Tàu, phản đối các tập san, và viết bài tranh luận với mấy tay "học giả" Tàu. Việc này đòi hỏi tất cả chúng ta, ai có kiến thức gì liên quan nên đóng góp một tay. Tôi cũng chỉ là người đóng góp qua tay trái mà thôi. Thật ra, Nature bắt đầu chú ý đến câu chuyện của chúng ta khi một nhóm nhà khoa học ở trong và ngoài nước (qua điều phối của Nguyễn Hùng) gửi thư phản đối bản đồ ĐLB. Từ đó, họ liên lạc chúng tôi (Ts Dương Danh Huy, Gs Phạm Quang Tuấn, Ts Bùi Quang Hiển, và tôi) để phỏng vấn. Phóng viên này rất cẩn thận. Mỗi câu tôi trả lời, anh ta đều đòi xem bằng chứng hoặc dữ liệu thực tế. Chính nghĩa về phe ta thì việc nói chuyện với họ làm tôi tự tin hơn. Nay thì chúng ta có một happy ending, và cũng nhân dịp này tri ân đến tất cả các bạn trong và ngoài nước đã đoàn kết đấu tranh với các tập san khoa học. Riêng tôi còn phải "đấu" với tập san Science cho đến khi nào họ trả lời "nghe được" thì mới thôi.

NVT

http://www.nature.com/news/2011/111019/full/478293a.html

Những câu chữ tức giận trên biển Đông Á

(Angry words over East Asian seas)
Tác giả: David Cyranoski

Người dịch: Nguyễn Văn Tuấn
Nature 20/10/2011



Những yêu sách về lãnh thổ của Trung Quốc đẩy khoa học vào vùng biển động
Của tôi, tất cả là của tôi: sự hấp tấp trong việc đi tìm nguồn khoáng sản và dầu là động cơ dẫn dắt lòng tham vọng biển của Trung Quốc.
Xung đột trên biển. Tranh chấp biên giới. Đó không phải là những địa hạt thông thường của khoa học. Nhưng các nhà nghiên cứu và tập san khoa học đang bị giật kéo vào những tranh cãi nẩy lửa giữa Trung Quốc và các nước láng giềng. Những cuộc đối đầu liên quan đến những con tàu nghiên cứu đang làm tình hình căng thẳng hơn trong vùng, trong khi Chính phủ Trung Quốc bị tố cáo là đã sử dụng các ấn phẩm khoa học để đẩy mạnh những yêu sách đầy tham vọng của họ về lãnh thổ.

Thứ Năm, 20 tháng 10, 2011

NGÀY 20 THÁNG 10 NĂM 2011

Thế Chân Vạc Mới Tại Á Châu.

Đào Văn Bình

Sau hơn 24 thế kỷ, chưa bao giờ sân khấu chính trị thế giới được chứng kiến những học thuyết có tầm vóc “kinh bang tế thế” của thời Xuân Thu Chiến Quốc, tưởng chừng như chỉ còn nằm trong thư viện, nay được đem ra ứng dụng một cách ngoạn mục và sâu sắc- đó là học thuyết Hợp Tung và Liên Hoành.
Vào thời Xuân Thu Chiến Quốc (Thế Kỷ thứ 3 trước Tây Lịch), lúc bấy giờ nước Tần quá mạnh có khả năng thôn tính sáu quốc gia còn lại. Tô Tần nhìn thấy nguy cơ đó cho nên đã đem “miệng lưỡi” đi du thuyết. Kết quả sáu nước Triệu, Hàn, Ngụy, Tề, Sở, Yên đã nghe theo và đoàn kết lại, lập liên minh để chống Tần theo kế hoạch gọi là Hợp Tung. Thế nhưng “vỏ quýt dày, móng tay nhọn”, Trương Nghi nhìn thấy nhược điểm của thế Hợp Tung cho nên đã hiến kế Liên Hoành cho vua Tần. Vua Tần nghe theo, kết quả kế Hợp Tung tan vỡ, nhà Tần “gồm thâu lục quốc”. Vậy có thể nói Liên Hoành là “khắc tinh” của Hợp Tung.
Tại sao Liên Hoành lại là “khắc tinh” của Hợp Tung? Mới nhìn bề ngoài, các nước nhỏ tìm cách liên kết với nhau để đối đầu với nước lớn là “diệu kế” nhưng nhược điểm chí tử của liên minh (Hợp Tung) là các quốc gia thường đặt quyền lợi của mình lên trên và ngại khó, ngại khổ – tức không chịu hy sinh, chấp nhận thiệt thòi trong liên minh. Do đó, khi có một chút lợi lạc hoặc “cảm thấy” khó khăn là thoái chí. Ngoài ra, tâm lý thông thường của bất kỳ liên minh nào là người ta thường nghi kỵ lẫn nhau. Quốc gia nào cũng sợ quốc gia kia “xé lẻ” hoặc “đi đêm” với kẻ thù. Do đó, nếu không khôn khéo, hành động không minh bạch, không thường xuyên thông báo cho nhau mọi động tác… thì rất dễ gây hiểu lầm. Nắm được nhược điểm và tâm lý này, nhà Tần đã dùng kế Liên Hoành để xé lẻ liên minh sáu nước bằng cách ve vãn từng quốc gia và như đã nói ở trên, kế Hợp Tung tan vỡ.

Thứ Tư, 19 tháng 10, 2011

NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 2011

CHUYỆN HÔM NAY CỦA NGUYỄN PHÚ TRỌNG VÀ CHUYỆN NGÀY XƯA CỦA HỒ CHÍ MINH

Những bài viết trên báo Đảng (SGGP) ghi dưới hình này là Hồ Chí Minh ký với Marius Moutet Tạm Ước 14/9/1946 (Modus Vivendi). Thực ra đó là gian mà không ngoan chút nào, bởi vì người đang ký vào văn bản không phải Marius Moutet mà là Thủ Tướng Bidault (có thể là Bản Tuyên Cáo Chung trình bày ở trên). Dáng dấp hai nhân vật này hòan tòan khác nhau, Moutet già hơn Bidault, tóc thưa nhiều bạc. Hơn nữa, nhiều sách báo đã ghi rõ quá khuya ngày 14/9/1946 Hồ Chí Minh đã gõ cửa nhà Moutet mang vào bản văn gọi là Tạm Ước rồi ép Moutet ký vào (lúc ngay trên đầu giường) để vài ngày sau mang về Viêt Nam “trấn an dư luận” và trong tư thế chuẩn bị chiến tranh với Pháp, còn hình này xảy ra tại văn phòng có nhiều nhân viên chứng kiến

MỜI ĐỌC TOÀN BÀI Ở ĐÂY.

NHỮNG MÙA THU CỦA HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG


https://docs.google.com/leaf?id=1e3lH0r-E3j-H4a4OtC07TXptXRWdGGf-uqbHc_uWCcQJd3tbrWRGxztisFWk&hl=en


Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

NGÀY 18 THÁNG 10 NĂM 2011

Chính sách nhà Minh và CS Trung Quốc đối với Việt Nam

Tran Gia Phung

October 18, 2011

1. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ MINH VÀO THẾ KỶ 15
Quân Minh đô hộ nước ta từ năm 1407, và thi hành chính sách thuộc địa khai thác. Để thực hiện công cuộc khai thác, trước hết, nhà Minh đổi Đại Việt thành quận Giao Chỉ, sáp nhập Đại Việt vào Trung Quốc, tổ chức hành chánh quận Giao Chỉ như một quận ở Trung Quốc, đưa người Trung Quốc sang nắm những chức vụ then chốt, dùng một số người Việt chịu cộng tác với nhà Minh vào những chức vụ địa phương.
Sau khi sáp nhập Đại Việt và Trung Quốc, quân Minh tiến hành kế hoạch đồng hóa. Quân Minh tịch thu hoặc tiêu hủy tất cả các loại sách vở của nước Nam, kể cả các bia đá ghi lại sự nghiệp của tiền nhân. Quân Minh chở về Trung Quốc hầu như toàn bộ sách vở Đại Việt đã có từ thời Hồ Quý Ly trở về trước. Các sách nầy được Phan Huy Chú ghi lại trong chương “Văn tịch chí” sách Lịch triều hiến chương loại chí. Thay thế sách vở Đại Việt đã tịch thu và tiêu hủy, nhà Minh cho phát hành rộng rãi sách vở Trung Quốc do vua Minh cho san định lại.

Thứ Hai, 17 tháng 10, 2011

NGÀY 17 THÁNG 10 NĂM 2011

Thách Thức Trong Phát Triển Việt Nam – Nghịch Lý Bắc Nam

TS. Mai Thanh Truyet

October 15, 2011

Kể từ khi thống nhứt đất nước và sau hai kế hoạch ngũ niên, CS Việt Nam đã mang lại cho toàn dân Việt một đời sống bần cùng. Người dân từ Bắc chí Nam không còn đủ gạo để ăn mà phải ăn độn khoai, sắn, bo bo. Ngay cả người dân ở ĐBSCL, vựa lúa lớn nhứt của cả nước vẫn thiếu ăn. Tât cả chỉ vì chính sách quản lý kinh tế ngăn sông cấm chợ và thuế khóa ngặt nghèo làm cho người dân không còn hứng thú để sản xuất.
Trước tình thế đó, CS Việt Nam bắt buộc phải mở cửa từ năm 1986 để tiếp nhận viện trợ và đầu tư ngoại quốc cùng chấm dứt chính sách ngăn sông cấm chợ cũng như nới lỏng chính sách thuế khóa. Sau đó, chỉ trong vòng 2 năm sau đó, nông dân Việt đã cân bằng được sản xuất lúa gạo và nạn thiếu lương thực đã được giải quyết tương đối ổn thỏa.
Với chính sách mở, sản phẩm quốc gia (GDP) tăng dần và kinh tế bắt đầu tăng trưởng.
Nhưng sau 26 năm phát triển (2011), Việt Nam hiện đang trực diện trước một vấn nạn mới. Đó là tình trạng môi trường trên toàn quốc đang suy sụp trầm trọng và có nguy cơ không thể giải quyết được. Tất cả điều do việc phát triển quốc gia hoàn toàn không có kế hoạch qua cung cách phát triển “tư bản chủ nghĩa theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, mà cho đến nay, chưa có ai trong chế độ có thể định nghĩa được cung cách phát triển trên như thế nào?

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2011

NGÀY 15 THÁNG 10 NĂM 2011

Thế kỷ Thái bình dương của Hoa Kỳ

Tác giả: Hilary Clinton




Tương lai nền chính trị sẽ được định đoạt ở châu Á, nhưng không phải Afghannistan hay Iraq và Hoa kỳ phải luôn có mặt tại trung tâm mọi diễn biến.

Khi mà cuộc chiến ở Iraq đang dần lùi xa và Hoa kỳ bắt đầu rút quân ra khỏi Afghanistan thì cũng là lúc mà đất nước này đang đứng trước một thời điểm quan trọng.

Hơn 10 năm qua, chúng ta đã dành những nguồn lực khổng lồ cho hai chiến trường đó và trong 10 năm tới chúng ta cần phải thông minh và có hệ thống khi lựa chọn địa điểm đầu tư thời gian và sức lực để làm sao chúng ta vẫn ở trong thế thượng phong nhằm duy trì quyền lãnh đạo, bảo vệ lợi ích và thăng tiến những giá trị của Mỹ. Một trong những nhiệm vụ quan trọng của nghệ thuật điều hành đất nước trong thập kỷ tới , bởi vậy sẽ là tập trung tăng cường đầu tư một cách đáng kể vào khu vực Châu á- Thái bình dương trên tất cả các lĩnh vực như ngoại giao, kinh tế, chiến lược dài hạn v.v...


Thứ Sáu, 14 tháng 10, 2011

NGÀY 14 THÁNG 10 NĂM 2011


HỒ HỮU TƯỜNG VÀ BÀI HỌC LỊCH SỬ

...Hồ Hữu Tường đã vào tù hơn năm năm, không còn cơ hội hoạt động báo chí cho đến mãi đầu năm 1948 mới có dịp trở lại làng báo, do thi sĩ Đông Hồ mời cộng tác. Sau khi mãn tù ở Côn Đảo về và còn bị án biệt xứ, cư trú ở Cần Thơ, năm 1944, Hồ Hữu Tường đã tuyên bố với các bạn đồng chí cũ: “ Tôi trở về con đường dân tộc, tôi cho rằng việc giai cấp vô sản giải phóng nhân loại là một huyền thoại lớn của thế kỷ 19 và tiềm năng cách mạng của giai cấp vô sản ở châu Âu và Bắc Mỹ là một huyền thoại lớn của thế kỷ 20”....







“Chân dung Hồ Hữu Tường” –Tạ Tỵ. Theo Bội Trân, “Bức chân dung được thực hiện không lâu sau khi Hồ Hữu Tường được trả tự do từ Côn Đảo. Màu xám phớt chút xanh bao trùm trong bức tranh, gương mặt nhà văn/nhà chính trị Hồ Hữu Tường khắc khổ. Những nét nhăn trên mặt, đã vậy lại còn được nhấn mạnh khiến cho bao nhiêu âu lo dường như bộc lộ hết trên gương mặt, mà bộ quần áo Âu phục cứng nếp không làm phai nổi.”









Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

NGÀY 13 THÁNG 10 NĂM 2011


BÀI HỌC NGUYỄN MẠNH TƯỜNG
I:Nguyễn Mạnh Tường - Tiểu thuyết Une voix dans la nuit - II : Vấn đề trí thức và Độc tài đảng trị

Thụy Khuê


Nguyễn Mạnh Tường thời viết tiểu thuyết Une Voix dans la nuit (Tiếng vọng trong đêm) đầu thập niên 1990.

Une voix dans la nuit, tác phẩm áp chót của Nguyễn Mạnh Tường, viết xong ngày 19/3/1993, ở tuổi 84-85, cho tới nay là cuốn sách có hệ thống, khúc triết và sâu xa nhất bao trùm toàn bộ hành trình thiết lập chế độ độc tài đảng trị ở Việt Nam.

...Hiện nay, mọi người dường như đã "thích nghi" với chế độ kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghiã.
Ngậm miệng là điều kiện cần và đủ để thành công mọi mặt, từ công việc làm ăn đến thăng quan tiến chức. Từ miếng giấy thông hành về nước, đến việc dạy học, việc mở hội thảo ở Việt Nam.

Ngoại trừ những khuôn mặt can trường đã vào tù, tinh thần trí thức hướng dẫn xã hội và dân tộc đến bình đẳng tự do, dân chủ, đã bị dẹp tan, gần như diệt chủng, kể cả những "trí thức" đã đi du học, làm việc ở nước ngoài, đã được giải thưởng quốc tế, cũng lộn về để nhận ân sủng, phẩm hàm, nhà cửa.

Thông điệp Nguyễn Mạnh Tường để lại cho chúng ta, mạnh mẽ và dứt khoát: Sống không chỉ có ăn mặc, có nhà cửa, có phẩm hàm, địa vị, mà còn phải có văn hoá, tư tưởng. Phải đòi cho được quyền làm người. Cho chính mình và cho người khác. Nếu không, con người sẽ chẳng khác gì con vật.

Paris ngày 17/9/2011



Thứ Tư, 12 tháng 10, 2011

NGÀY 12 THÁNG 10 NĂM 2011


TẠI SAO VIỆT NAM NGHÈO HÈN?

Cho dù là người lạc quan nhất bạn cũng cảm thấy bi quan và phẫn nộ khi nhìn chung quanh mình. Phải nhìn nhận rằng tình hình đất nước không khả quan. Biên giới bị kẻ thù xâm lấn. Ngư trường bị kẻ thù chiếm đoạt và kiểm soát. Kinh tế suy thoái. Lòng người ly tán. Cái ác lên ngôi. Đạo đức suy đồi. Hệ thống giáo dục và y tế rối beng. Nhìn chung, nền tảng xã hội bị lung lay đến tận gốc. Tất cả những nét vẽ đó làm cho bức tranh xã hội Việt Nam ảm đạm. Nghèo. Hèn. Câu hỏi là “tại sao” . Tại sao nên nông nỗi này?

Ai cũng có thể tìm cho mình câu trả lời. Có thể nhiều câu trả lời. Nhưng quan điểm cá nhân, tôi nghĩ đến một câu trả lời đơn giản nhất. Lãnh đạo. Nói chính xác hơn là do lãnh đạo bất tài nên đất nước mới ở trong tình thế nghèo hèn như hôm nay.

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

NGÀY 11 THÁNG 10 NĂM 2011

TAM DÂN CHỦ NGHĨA VẪN CÒN THỜI SỰ VỚI VIỆT NAM

Quốc Phương

BBC Tiếng Việt

Một trăm năm sau khi cuộc Cách mạng Tân Hợi thành công ở Trung Quốc (10/10/1911), các sử gia Việt Nam nhận xét tư tưởng cách mạng và dân túy của lãnh tụ cách mạng tư sản Tôn Trung Sơn, tiếp tục giữ nguyên giá trị không chỉ với Trung Quốc mà còn với Việt Nam.

Các sử gia cũng cho biết, Việt Nam là quốc gia ở khu vực có nhiều duyên nợ với Cách mạng Tân Hợi, khi đã nhiều lần trở thành nơi nương náu của nhà cách mạng và được Tôn Trung Sơn - người được cả Trung Quốc và Đài Loan tôn vinh là quốc phụ - từng lựa chọn làm điểm tựa cho cách mạng ở Trung Quốc.




Bình luận với BBC về giá trị của các tư tưởng cách mạng tư sản và học với thuyết Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Trung Sơn với xã hội Việt Nam ngày nay, một nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Việt Nam học tại Hà Nội nói:

“Tôi cho rằng nó vẫn còn tính thời sự tuy trên thế giới ngày nay, người ta có thể giải quyết các mâu thuẫn xã hội bằng các biện pháp khác nhau, tùy theo tình hình mỗi nước, mỗi địa phương khác nhau,” Giáo sư Viện trưởng Nguyễn Quang Ngọc nhận xét.

Một chuyên gia khác cho BBC hay Cách mạng Tân Hợi với tư tưởng dân túy kết hợp bạo lực cách mạng không chỉ tác động ở Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam:
“Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20, từ nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cho tới Hồ Chí Minh, đều chịu tác động của tư tưởng Tôn Trung Sơn,” Giáo sư Chương Thâu, nguyên Trưởng phòng Lịch sử Cận đại thuộc Viện Sử học Việt Nam nói.


TAM DÂN CHỦ NGHĨA VẪN CÒN THỜI SỰ VỚI VIỆT NAM

Quốc Phương

BBC Tiếng Việt

Một trăm năm sau khi cuộc Cách mạng Tân Hợi thành công ở Trung Quốc (10/10/1911), các sử gia Việt Nam nhận xét tư tưởng cách mạng và dân túy của lãnh tụ cách mạng tư sản Tôn Trung Sơn, tiếp tục giữ nguyên giá trị không chỉ với Trung Quốc mà còn với Việt Nam.

Các sử gia cũng cho biết, Việt Nam là quốc gia ở khu vực có nhiều duyên nợ với Cách mạng Tân Hợi, khi đã nhiều lần trở thành nơi nương náu của nhà cách mạng và được Tôn Trung Sơn - người được cả Trung Quốc và Đài Loan tôn vinh là quốc phụ - từng lựa chọn làm điểm tựa cho cách mạng ở Trung Quốc.




Bình luận với BBC về giá trị của các tư tưởng cách mạng tư sản và học với thuyết Tam Dân Chủ Nghĩa của Tôn Trung Sơn với xã hội Việt Nam ngày nay, một nhà nghiên cứu từ Viện Nghiên cứu Việt Nam học tại Hà Nội nói:

“Tôi cho rằng nó vẫn còn tính thời sự tuy trên thế giới ngày nay, người ta có thể giải quyết các mâu thuẫn xã hội bằng các biện pháp khác nhau, tùy theo tình hình mỗi nước, mỗi địa phương khác nhau,” Giáo sư Viện trưởng Nguyễn Quang Ngọc nhận xét.

Một chuyên gia khác cho BBC hay Cách mạng Tân Hợi với tư tưởng dân túy kết hợp bạo lực cách mạng không chỉ tác động ở Trung Quốc mà còn ảnh hưởng tới nhiều quốc gia trong khu vực, trong đó có Việt Nam:
“Cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ 20, từ nhà yêu nước Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh cho tới Hồ Chí Minh, đều chịu tác động của tư tưởng Tôn Trung Sơn,” Giáo sư Chương Thâu, nguyên Trưởng phòng Lịch sử Cận đại thuộc Viện Sử học Việt Nam nói.

Cách mạng Tân Hợi theo tư tưởng cải cách Dân chủ Tư sản, vốn kéo dài từ cuối thế kỷ thứ 19 đến đầu thế kỷ 20, gặt hái thành công với khởi nghĩa Vũ Xương, Hồ Bắc (10/10/1911).

Diễn biến lịch sử này đã lập nên chính quyền cách mạng lâm thời của Trung hoa Dân Quốc hay một chính quyền dân chủ nhân dân, nền cộng hòa, đầu tiên ở quốc gia châu Á này, rất lâu trước khi các ông Tưởng Giới Thạch, lãnh tụ Đài Loan, hoặc Mao Trạch Đông - lãnh tụ cộng sản Trung Quốc, "tiếp nối" theo các cách thức khác nhau.

Riêng đối với Việt Nam, ông Hồ Chí Minh, nhà lãnh đạo của Cách mạng Tháng 8/1945, được cho là đã dịch Chủ nghĩa Tam Dân trong những năm ở thập niên 1920 để huấn luyện cho các đồng chí cách mạng của ông, sử gia Chương Thâu ghi nhận.




Duyên nợ Việt Nam

Có một sự gặp gỡ lịch sử đáng chú ý giữa bác sỹ Tôn Dật Tiên, tức Tôn Trung Sơn, người nguyên quán ở Quảng Đông, và Việt Nam, khi trong một số giai đoạn hoạt động cách mạng quan trọng của mình, nhà Cách mạng hàng đầu của Trung Quốc đã tới Việt Nam nhiều lần để hoạt động, chuẩn bị cho tiến trình cách mạng ở quê nhà của ông.

Các dấu tích lịch sử vẫn có thể được tìm thấy, theo xác nhận của các sử gia.

“Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XX, Việt Nam đã trở thành điểm tựa và là địa bàn hoạt động thường xuyên của Tôn Trung Sơn,” Giáo sư Nguyễn Văn Khánh, viết trong một tham luận tại một Hội thảo Quốc tế năm 2008 về Tôn Trung Sơn và khởi nghĩa Quảng Tây, Trung Quốc.

“Để thực hiện mục tiêu lật đổ nhà Thanh, ông đã nhiều lần qua lại Việt Nam: lần ngắn là hai tuần, lần lâu đến hơn một năm để tuyên truyền cách mạng, thu phục và chuẩn bị lực lượng.
“Đặc biệt, ông còn tiến hành tiếp xúc, liên lạc với một số sĩ phu yêu nước Việt Nam để bàn kế hoạch phối hợp hành động,” Hiệu trưởng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định.

Theo Giáo sư Khánh, Tôn Trung Sơn đã để lại dấu ấn đầu tiên là “những cuộc viếng thăm Việt Nam để tìm hiểu tình hình, tuyên truyền cách mạng trong giới Hoa kiều”, đồng thời để chuẩn bị lực lượng và tổ chức thực hiện những “dự mưu khởi nghĩa chống lại chính quyền Mãn Thanh” trong thời gian từ 1900 đến 1908.

Theo tài liệu của giới sử học, chuyến viếng thăm đầu tiên của Tôn Trung Sơn đến Việt Nam là vào ngày 21/6/1900, khi ông đến từ Hong Kong qua cảng Sài Gòn rồi lưu lại ở đây hơn 2 tuần, đến ngày 8/7/1900 thì rời đi Singapore.

Lần thứ hai Tôn Trung Sơn đến Việt Nam theo lời mời của Toàn quyền Đông Dương qua đường ngoại giao với viên Công sứ Pháp ở Tokyo. Tôn Trung Sơn tới Hà Nội vào ngày 13/12/1902 và ở đến đầu năm 1903 thì đi Hoa Kỳ qua nẻo Nhật Bản.

Trong lần thăm này, theo tài liệu của giới sử học, ngoài mục đích dự hội chợ, Tôn Trung Sơn còn tiến hành “gặp gỡ, tiếp xúc với một số Hoa kiều nhằm tuyên truyền, thu phục, tập hợp lực lượng cách mạng”.
Trụ sở Hà Nội

Lần tiếp theo tới Việt Nam của nhà cách mạng là vào cuối năm 1905, khi Chính phủ Nhật Bản chấp thuận yêu cầu của chính quyền Mãn Thanh, trục xuất Tôn Trung Sơn vì các hoạt động cách mạng, vẫn theo Giáo sư Khánh.

“Ông buộc phải cùng một số chiến hữu như Hồ Hán Dân, Uông Tinh Vệ tới Việt Nam trú ngụ cho tới đầu năm 1906.”

Một nhà sử học khác, ông Dương Trung Quốc, Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, trên tờ báo mạng VietnamNet hồi tháng 7/2005 khẳng định “Tôn Trung Sơn ở Sài Gòn trong khoảng hơn nửa năm rồi rời qua Indonesia.”

Giới sử học Việt Nam căn cứ cuốn Tự truyện của Tôn Trung Sơn, xuất bản ở Hà Nội năm 1995, cho biết ông đã lưu trú ở Hà Nội và đã thành lập tại đây “một tổ chức có lẽ là chi nhánh Đồng Minh hội, gọi là cơ quan bộ,” để chuẩn bị đẩy mạnh công tác tuyên truyền và chuẩn bị công việc khởi nghĩa.

Lần cuối cùng, Tôn Trung Sơn đến Việt Nam là vào khoảng tháng 3 năm 1907 và lưu lại lâu nhất, khoảng hơn một năm.




Theo sử gia Dương Trung Quốc, tại Hà Nội, Tôn Trung Sơn ngụ tại số nhà 22 phố Hàng Buồm, rồi mở một quán trà tại một ngôi nhà cùng phố. Tiếp đó, ông “công khai thành lập trụ sở của Trung Quốc Đồng minh hội” ở số 61 đường Gambetta (nay là đường Trần Hưng Đạo).

Để thực hiện mục đích khởi nghĩa, Tôn Trung Sơn đã liên lạc với bên ngoài “tổ chức mua và vận chuyển vũ khí từ Nhật về biên giới Trung Quốc”, đồng thời “chiêu tập lực lượng nổi dậy ở Việt Nam”.

Theo Giáo sư Chương Thâu, chính trong thời gian này, “Tôn Trung Sơn đã có nhiều mối liên hệ với các nhà yêu nước Việt Nam như Hoàng Hoa Thám và các sĩ phu trong Trường Đông Kinh Nghĩa Thục Hà Nội”, để bàn việc phối hợp tác chiến.

“Ông còn xuống tận Thái Bình để tiếp xúc với Tổng đốc Trần Đình Lập, một quan lại cấp tỉnh ở Việt Nam để bàn bạc, trao đổi,” tài liệu cho biết.

“Được sự hỗ trợ từ nhiều phía, lực lượng nghĩa quân của ông đã đông tới hàng ngàn người. Với lực lượng này, Tôn Trung Sơn quyết định tiến đánh vùng duyên hải từ Phòng Thành đến Đông Hưng,” tham luận của sử gia Nguyễn Văn Khánh khẳng định.

Chợ Lớn, Sài Gòn

Vẫn theo Tự truyện của Tôn Trung Sơn, nhà cách mạng này còn có quan hệ sâu rộng với tầng lớp Hoa Kiều ở Chợ Lớn, Sài Gòn và Hà Nội lúc bấy giờ.

Còn theo tài liệu của giới sử gia, để tổ chức thu phục tập hợp lực lượng và chuẩn bị vũ khí nổi dậy khởi nghĩa, ông đã tiến hành vận động quyên góp và tranh thủ sự ủng hộ giúp đỡ của các chí sĩ Việt Nam, và nhất là của nhiều đồng bào Hoa kiều đang sinh sống và làm ăn tại Hà Nội và Sài Gòn.

“Ở Chợ Lớn, Sài Gòn có người như Hoàng Cảnh Nam đã hiến toàn bộ tài sản để giúp việc tuyển mộ quân sĩ và chi phí các hoạt động cho nghĩa quân,” Giáo sư Khánh khảo cứu tư liệu về Tôn Trung Sơn cho biết.
“Ngoài ra, các thương gia lớn ở Sài Gòn như Lý Trác Phong, Tằng Tích Thu, Mã Bồi Sinh, mỗi người quyên góp mấy mươi ngàn đồng. Theo đánh giá của Tôn Trung Sơn thì “đó cũng là việc làm hiếm thấy lúc bấy giờ.”
Theo khảo cứu của các sử gia, sau những thất bại trong công cuộc khởi nghĩa, Tôn Trung Sơn lại rời khỏi Việt Nam và đi ra hải ngoại như Singapore, Hoa Kỳ rồi Nhật để tiếp tục tìm nguồn tài chính cho cách mạng Trung Quốc.

Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ cuối năm 1907 đến đầu 1908, Tôn Trung Sơn đã “trực tiếp chỉ đạo tổ chức nhiều cuộc khởi nghĩa ở hai tỉnh Quảng Tây và Vân Nam” vốn nằm sát biên giới với Việt Nam.
Trong đó, trận đánh tại Trấn Nam Quan vào tháng 10/1907 giành thắng lợi, đóng vai trò quan trọng với các hoạt động vũ trang non trẻ của quân đội cách mạng Trung Quốc do Tôn Trung Sơn lãnh đạo ở dọc vùng biên giới Việt - Trung thuộc các tỉnh Quảng Tây và Vân Nam.

“Thắng lợi này không chỉ trực tiếp làm lung lay nền thống trị nhà Thanh mà còn góp phần cổ vũ động viên những người yêu nước Việt Nam trong công cuộc chống đế quốc Pháp, giải phóng dân tộc vào hồi đầu thế kỷ XX,” theo Giáo sư Khánh.

'Ảnh hưởng to lớn'

Cuộc Cách mạng Tân Hợi (1911) theo khuynh hướng dân chủ tư sản theo chủ thuyết nổi tiếng Tam Dân chủ nghĩa – Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc, do Tôn Trung Sơn lãnh đạo có vai trò vô cùng to lớn trong lịch sử Trung Quốc, lịch sử khu vực, châu Á, cũng như mở rộng ra với phương Đông, thế giới và thời đại.

Đối với bản thân Trung Quốc và Đài Loan, theo Giáo sư Chương Thâu, khi làm cuộc cách mạng đánh đổ nhà Mãn Thanh, đánh đổ chủ nghĩa phong kiến Trung Quốc thì nhà cách mạng đã làm được một công việc có ý nghĩa vĩ đại “cho cả Trung Quốc lục địa và Trung Hoa dân quốc.”

“Cả Trung Quốc lục địa và Đài Loan đều có chung một người được coi là quốc phụ, là cha đẻ của Cách mạng của Trung Quốc, đó là Tôn Trung Sơn mặc dù Trung Quốc sau đó đi theo thể chế cộng sản, còn Đài Loan tiếp tục đi theo đường lối Trung Hoa dân quốc để theo đuổi một thể chế dân chủ, tự do, đại nghị tư sản,” Giáo sư Thâu nói.

Trước câu hỏi, giữa Trung Quốc và Đài Loan, ai có thể được cho là người thừa kế “xứng đáng hơn” di sản của Tôn Trung Sơn, Giáo sư Nguyễn Quang Ngọc nhận xét:

“Ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn lúc đầu là ở Trung Quốc nội địa, đặc biệt ở khu vực Quảng Đông, còn sau này cái được thừa hưởng nhiều là ở Đài Loan, mà thậm chí họ còn giữ được nhiều (di sản) của Tôn Trung Sơn.”

“Năm 1949, ở Trung Quốc là chính quyền cộng sản rồi, còn chính quyền Dân Chủ Tư Sản đã chuyển sang bên Đài Loan là chính.”

Ngược dòng lịch sử, về ảnh hưởng của tư tưởng Tôn Trung Sơn và cách mạng Tân Hợi với cách mạng giành độc lập ở Việt Nam, Giáo sư Chương Thâu cho biết thêm:

“Hồ Chí Minh từng khẳng định ban đầu, trong một cuốn sách lấy bút hiệu Trần Dân Tiên, rằng ‘Chủ thuyết này phù hợp với Việt Nam hơn cả’’

“Sau này, khi Cách mạng tháng Tám thành công năm 1945, dựng nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Hồ Chí Minh còn lấy ba chữ làm tiêu ngữ là ‘Độc lập, Tự do, Hạnh phúc.’ Đó là Tam dân Chủ nghĩa và ảnh hưởng của Tôn Trung Sơn,” nhà nghiên cứu nói.



Cuối cùng, nhân dịp kỷ niệm 100 năm kỷ niệm cuộc Cách mạng Tân Hợi của Trung Quốc, một số ý kiến của giới nghiên cứu cũng cho biết ý nghĩa cuộc cách mạng tư sản và tư tưởng dân chủ, dân sinh, dân quyền của Tôn Trung Sơn vẫn còn giữ nguyên nhiều giá trị của chúng, không chỉ với Trung Quốc, mà còn với Việt Nam, hai quốc gia đã lựa chọn mô hình cộng sản chủ nghĩa.