Thứ Tư, 30 tháng 9, 2015

TƯỞNG NIỆM NHÀ VĂN VÕ PHIẾN (1925-2015)



Tùy Bút Võ Phiến –  Rụp Rụp


… Võ Phiến là một tác giả đa dạng. Ông viết truyện ngắn, truyện dài, tạp luận, tùy bút, lý luận và phê bình văn học. Các tác phẩm đã xuất bản của ông gồm có, về truyện ngắn và tiểu thuyết: Chữ Tình, Người Tù, Mưa Đêm Cuối Năm, Về Một Xóm Quê, Đêm Xuân Trăng Sáng, Giã Từ, Thương Hoài Ngàn Năm, Thư Nhà...; về tùy bút, tạp bút: Tạp bút I, II, III, Đàn Ông, Ảo Ảnh, Phù Thế, Chúng Ta Qua Cách Viết, Đất Nước Quê Hương, Tùy bút I, II, Đàm Thoại v.v... Tại hải ngoại, ông đã bỏ công sức trong nhiều năm trời để soạn bộ Văn Học Miền Nam Tổng Quan nhằm lưu giữ nền văn học miền Nam đã bị Cộng Sản thiêu hủy từ sau 1975.
Để tưởng niệm một vì sao vừa khuất, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một tuỳ bút tiêu biểu của ông. Bài viết này  được trích từ tập Đất Nước Quê Hương, do nhà Lửa Thiêng  xuất bản lần vào năm 1973.
Tưởng Năng Tiến

Trần Minh Hiền: TƯỞNG NIỆM NHÀ VĂN VÕ PHIẾN (1925-2015)


Võ Phiến là một trong những nhà văn Việt nam mà tôi yêu thích và đọc nhiều, học hỏi và ngưỡng mộ cùng với : Nguyễn Xuân Hoàng, Nguyên Sa, Võ Hồng, Mai Thảo … Tôi thích nhất là đọc tuỳ bút của ông, vừa gần gũi vừa rất sâu sắc. Ngòi bút của ông đa dạng, bút pháp của ông vững chắc và điêu luyện và đặc biệt tư tưởng của ông rất thâm trầm và sâu xa. 90 năm sống ở cuộc đời ông đã để lại một di sản văn chương đồ sộ và có giá trị lâu dài cho hậu thế . Nhà Văn Võ Phiến tên khai sanh là Đoàn Thế Nhơn, bút danh khác là Tràng Thiên, sinh ngày 25 tháng 10 năm 1925 ở Phù Mỹ, Bình Định, vừa tạ thế lúc 7 giờ tối ngày thứ hai 28/9/2015 tại Advanced Rehab Center, Tustin, Santa Ana, California hưởng thọ 90 tuổi .

Bốn mươi năm Võ Phiến – Nhà văn lưu đày 


Xin trân trọng giới cùng các bạn một bài viết về Nhà văn Võ Phiến của anh Ngô Thế Vinh. Trong các nhà văn Việt Nam (chứ không phải chỉ riêng miền Nam) tôi khâm phục Võ Phiến nhất. Ông là người viết hay và viết nhiều. Văn chương của ông giống như văn nói, bình dị, không bóng bẩy, đọc lên cứ như là có người "nẫu" thủ thỉ với mình. Nhưng đọc Võ Phiến thì phải đọc lần thứ hai mới thấm, mới thấy những câu chữ bình dị đó hàm chứa cái tinh tế, uyên bác, và sâu sắc đằng sau. Ông viết rất nhiều, viết từ trong nước ra hải ngoại. Tôi may mắn có được bộ Văn Học Miền Nam (7 cuốn) do ông soạn. Chỉ bộ sách này cũng đủ để tên ông lưu danh hậu thế.
                                                                                      

Sau 1975, các tác phẩm của ông bị cấm phát hành, vì cũng như bao nhiêu nhà văn khác, ông bị cho cái nón "chống cộng". Mãi đến gần đây, người ta mới in lại sách của ông ở trong nước, nhưng cũng phải dấu tên ông. Đó là cuốn tuỳ bút Quê Hương Tôi, nhưng tên tác giả là Tràng Thiên. Chỉ có ai từng đọc Võ Phiến trước 1975 mới biết bút hiệu này của ông. Mới năm ngoái, sau khi sách của ông được tái bản ở trong nước, một người con của ông dám viết một bài đấu tố cha mình ngay trên báo chí trong nước. Bài đấu tố rất ư là thấp và hèn hạ. Thật hiếm thấy một "nghịch tử" nào như ông con này. Thế là ở hải ngoại dấy lên hàng loạt tác giả lên tiếng dạy cho ông nghịch tử này một bài học. Còn Nhà văn Võ Phiến thì chắc chẳng biết gì, vì ông đang bị bệnh (năm nay ông đã 90 tuổi rồi).

Anh Vinh là bác sĩ, giáo sư, nhưng trên hết là một nhà văn mà tôi có dịp giới thiệu nhiều năm trước đây. Anh là một trong những tác giả rất "đặc thù" trong văn học Việt Nam. Anh từng làm một chuyến du hành cá nhân để viết cuốn sử thuyết "Mekong – dòng sông nghẽn mạch" để lên tiếng về tác động đến Việt Nam của các con đập do Tàu xây trên thượng nguồn sông Cửu Long. Nếu trí thức là người có thể tiên đoán thời cuộc trước khi xảy ra, anh Ngô Thế Vinh là một trí thức đích thực. 

'VN rồi sẽ đánh giá lại Võ Phiến'



Các bình luận trong và ngoài nước đánh giá cao sự nghiệp cầm bút của nhà văn Võ Phiến, người qua đời tại Mỹ, mặc dù tác phẩm của ông vẫn không được xuất bản tại Việt Nam.
Sau 90 năm tại thế với hơn 40 đầu sách, nhà văn Võ Phiến đã từ giã cuộc đời tại bang California, Hoa Kỳ.
Được thừa nhận là một trong những nhà văn hàng đầu tại miền Nam trước 1975, Võ Phiến, khác với nhiều người khác, vẫn tiếp tục viết nhiều cả khi sang sống tại Mỹ sau biến cố 30/4/1975.

Con trai nhà văn Võ Phiến “đấu tố” cha?

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdVdZWXdMOGw2RDNVcXZtVGxWQkhNOFdjdE9J/view?usp=sharing

Đôi lời: Một bài viết đăng trên báo Văn nghệ – Liên hiệp các Hội Văn học – Nghệ thuật TP HCM có tựa đề “Trường hợp Võ Phiến”, của tác giả Thu Tứ, tức Đoàn Thế Phúc, con trai nhà văn Võ Phiến (tên thật là Đoàn Thế Nhơn).  Tác giả viết: “Về chính trị, ấy là cái bi kịch của một người Việt Nam sống giữa thời kỳ lịch sử dân tộc cực kỳ khó khăn mà trước không tha thiết với độc lập, sau không tha thiết với thống nhất, khăng khăng đặt chuyện chống chủ nghĩa cộng sản lên trên tất cả. Rút cuộc, nhà văn Võ Phiến đã chống cộng cực đoan hơn là những người cộng sản Việt Nam ứng dụng chủ nghĩa cộng sản!
Đọc xong bài viết, có thể nói hình ảnh con cái đấu tố cha mẹ thời “Cải cách Ruộng đất” tái hiện. Nhà báo Huỳnh Duy Lộc bình luận: “Nhưng đọc xong, người đọc không khỏi có suy nghĩ: Việc con đấu tố cha mẹ đâu chỉ diễn ra trong thời kỳ cải cách ruộng đất ở miền Bắc cách đây hơn 60 năm, mà còn có thể tái diễn vào đầu thế kỷ 21 dưới những hình thái có vẻ trí thức hơn”.

Bài viết này có phải của ông Đoàn Thế Phúc, con trai nhà văn Võ Phiến, hay của ai đó đặt những con chữ vào miệng ông? Có lẽ chỉ có ông Đoàn Thế Phúc và nhà văn Võ Phiến có câu trả lời.

Thứ Bảy, 26 tháng 9, 2015

Ngô Nhân Dụng - Đừng nghe những gì Tập Cận Bình nói




Ngô Nhân Dụng - Đừng nghe những gì Tập Cận Bình nói 

Thứ Bảy, ngày 26 tháng 9 năm 2015 


Đọc câu tự đề trên đây, quý vị biết ngay còn một vế thứ hai: Mà hãy nhìn kỹ những gì Tập Cận Bình làm.

Trước khi sang thăm Mỹ chuyến này, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã viết bài trả lời nhật báo Wall Street Journal, trong đó có một đoạn giải thích tại sao Trung Cộng xây phi trường trên các hòn đảo nhân tạo vùng Trường Sa, mà người Tàu gọi là Nam Sa. Ngay câu đầu tiên Tập Cận Bình viết trả lời bài phỏng vấn đã nói một điều gian dối trắng trợn: “Từ thời xưa Nam Sa đã thuộc địa phận Trung Quốc; theo các bằng chứng lịch sử và luật pháp.”


Nếu chính quyền cộng sản Việt Nam có can đảm và thực lòng yêu  nước, họ phải bắt lấy lời khẳng định này mà thách đố đảng Cộng sản Trung Quốc ra trước một tòa án quốc tế, hai bên cùng đưa ra những bằng chứng lịch sử và pháp lý, mời các luật gia và sử gia thế giới cùng phán đoán xem Hoàng Sa và Trường Sa thuộc quốc gia nào. Bằng chứng pháp lý gần nhất là hiệp định chấm dứt cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, khi Nhật Bản chấp nhận từ bỏ chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nga Xô đề nghị trao các quần đảo này cho chính phủ Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch, đề nghị này đã bị bác bỏ với tỷ số 46/3. Thủ tướng chính phủ Quốc gia Việt Nam lúc đó là ông Trần Văn Hữu đã tuyên bố các quần đảo trên thuộc chủ quyền nước Việt Nam, và không một quốc gia nào phản đối. Bằng chứng lịch sử hiển nhiên nhất là hai lần quân đội Trung Cộng đã tấn công và đánh chiếm Hoàng Sa (năm 1974) và đảo Gạc Ma (Trường Sa, năm 1988).

Chính quyền cộng sản Việt Nam có bổn phận trưng ra khắp thế giới những sự thật trên đây, để cho thế giới thấy Tập Cận Bình nói những lời dối trá không biết ngượng. 

Tập Cận Bình ở Mỹ: 24 giờ, 4 yến tiệc



Tập Cận Bình ở Mỹ: 24 giờ, 4 yến tiệc

Thứ Bảy, 26 tháng Chín năm 2015 09:34
Tác Giả: Nguyễn Văn Khanh

Không biết thượng đỉnh Mỹ-Trung 2015 ở Tòa Bạch Ốc sáng nay (Thứ Sáu, 25 Tháng Chín) sẽ kết thúc với kết quả như thế nào, chỉ biết ông Chủ Tịch Nước Trung Quốc Tập Cận Bình no phình bụng vì được các lãnh đạo quốc gia chủ nhà mời ăn từ tối hôm trước cho tới tối hôm sau.



Chủ Tịch Nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng Thống Barack Obama

Lịch trình do Tòa Bạch Ốc phổ biến cho thấy 5 giờ chiều Thứ Năm ông Tập mới đến Washington D.C. - được Phó Tổng Thống Joseph Biden đón ở sân bay, chỉ kịp thay bộ quần áo là đã tới giờ dùng cơm tối với Tổng Thống Barack Obama ngay tại nhà khách chính phủ, Blair House. Sáng hôm sau vào Tòa Bạch Ốc vừa ăn sáng vừa bàn chuyện đại cuộc với ông chủ nhà, buổi trưa ghé Bộ Ngoại Giao dự tiệc do phó tổng thống Hoa Kỳ và Ngoại Trưởng John Kerry khoản đãi. Ăn trưa xong, ông Tập lại vội vã thay quần áo để cùng phu nhân trở lại Tòa Bạch Ốc dự quốc yến. Tổng cộng chỉ trong 24 giờ đồng hồ, ông Chủ Tịch Nhà Nước Trung Quốc được mời ăn cả thảy 4 bữa, nhiều tới độ cánh nhà báo ở thủ đô phải lên tiếng thắc mắc và được ông phát ngôn viên Josh Earnest của Tòa Bạch Ốc trả lời “khi mời khách dùng bữa, tổng thống muốn có thêm thì giờ để bàn chuyện,” nhất là thượng đỉnh “có rất nhiều chuyện phải bàn” và “tổng thống sẽ tận dụng những cuộc gặp gỡ này để trao đổi, bàn bạc về những vấn đề quan trọng đối với hai nhà lãnh đạo và với hai quốc gia.”

Bàn những gì thì chưa rõ, nhưng 2 chuyện được phía Hoa Kỳ xem là quan trọng nhất là tin tặc và biển Ðông là những chuyện gần như không giải quyết quyết được vì trước khi lên máy bay đến Washington D.C. phó hội, ông khách Tập Cận Bình đã tỏ dấu hiệu cho ông chủ nhà Obama biết là “sẽ không nhượng bộ.”

Trong cuộc phỏng vấn được đăng tải trên tờ The Wall Street Journal hôm Thứ Hai đầu tuần này, ông Tập Cận Bình nói rõ chẳng riêng gì Mỹ mà chính Trung Quốc cũng là nạn nhân của bọn tin tặc, gọi hành động của bọn gian là “hành động của những kẻ phạm pháp” phải “đưa chúng ra xét xử bởi luật pháp và những quy định của công ước quốc tế.” Về chuyện biển Ðông, người điều khiển đảng và nhà nước Hoa Lục bảo những gì Trung Quốc đang làm ở Trường Sa “không nhắm vào mục đích đe dọa bất kỳ nước nào” đồng thời được thực hiện trên các đảo, bãi cạn “chủ quyền thuộc về Trung Quốc” chưa chẳng lấn đất của ai hết. Khi trả lời câu hỏi này, ông Tập còn than thở chẳng hiểu tại sao cứ phải nói đi nói lại chuyện biển Ðông, đã đến lúc cần chấm dứt “không nên tiếp tục ồn ào” chẳng có lợi gì cả.

Trong 2 ngày ở Seattle - trước khi đến Washington D.C., ông Tập tiếp tục bắn tín hiệu cho thấy ông sẽ không nhượng bộ. Trong bài diễn văn - được Bắc Kinh báo trước là quan trọng về chính sách, ông Tập nói rằng quan hệ tốt về kinh tế và thương mại là điều căn bản mà Hoa Kỳ và Trung Quốc nên cùng nhắm tới, yêu cầu chính phủ Obama “tôn trọng cái nhìn khác biệt của Trung Quốc về mặt chính trị.” Vẫn theo lời ông chủ tịch nhà nước Bắc Kinh, hai nước nên hiểu “mục tiêu chiến lược” của nhau, đề nghị nên có một mô thức mới được ông gọi là “mô thức quan hệ cường quốc,” xây dựng trên nền tảng cảm thông với nhau hơn để giảm bớt những nghi kỵ.

Ông còn bảo nếu xung đột, đối đầu xảy ra “sẽ dẫn đến tai họa cho cả 2 nước và cho toàn thế giới,” và thể hiện thiện chí muốn xây dựng quan hệ tốt với Mỹ bằng giao kèo mua thêm 300 chiếc phi cơ do công ty Boeing chế tạo (trị giá tới 38 tỷ dollars), hứa sẽ tiếp tục đổi mới kinh tế, mở rộng thị trường “để các công ty Hoa Kỳ có thể bỏ vốn đầu tư ở nhiều lãnh vực khác nhau tại Trung Quốc.”

Những điều ông Tập Cận Bình nêu ra trước thềm thượng đỉnh đều là nhưng điều không được Hoa Kỳ chấp nhận.

PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT: Nhiều cộng đồng biểu tình phản đối Trung Cộng trước Tòa Bạch Ốc

PHÓNG SỰ ĐẶC BIỆT: Nhiều cộng đồng biểu tình phản đối Trung Cộng trước Tòa Bạch Ốc
Sep 25, 2015

Ngày hôm nay 25/09/15, chủ tịch Trung Cộng - Tập Cận Bình có cuộc gặp gỡ Tổng thống Obama tại Tòa Bạch Ốc. Sự bành trướng lãnh thổ của Trung Cộng đối với các nước láng giềng, trong đó có sự lấn chiếm biển đảo Việt Nam nhờ sự tiếp tay của Đảng CSVN gây nhiều phẫn nộ khắp nơi. Cộng đồng người Việt hải ngoại tại Hoa Thịnh Đốn đã đồng hành cùng một số cộng đồng bạn như cộng đồng Tây Tạng, Duy Ngô Nhĩ... tổ chức biểu tình trước Tòa Bạch Ốc để lên án chủ trương bành trướng và sự tàn ác của Trung Cộng. Mời quý vị cùng theo dõi một số hình ảnh trong phóng sự sau đây.


Volkswagen và tai Họa Âu Châu



Volkswagen và tai Họa Âu Châu
Hùng Tâm - Hồ Sơ Người Việt Ngày 150923

Con sâu làm rầu nồi canh… thiu?



 * Điêu tàn: cái xe lừng danh nhất của Volkswagen nằm ụ * 


Việc một doanh nghiệp gặp họa là chuyện thường tình. Nhưng doanh nghiệp ở đây là Volkswagen, hãng xe hơi đứng đầu thế giới, ngang ngửa với Toyota của Nhật. 


Volkswagen lại là doanh nghiệp của quốc gia dẫn đầu Âu Châu về sản lượng kinh tế. Mà Âu Châu đang gặp quá nhiều vấn đề, từ kinh tế tài chánh trong khối Euro đến di dân và người tỵ nạn. Mối họa của Volkswagen không chỉ làm cổ phiếu sụt giá hơn một phần ba, mất 24 tỷ Euro (hơn 26 tỷ Mỹ kim) từ đầu tuần và Tổng quản trị CEO là ông Martin Winterkorn phải từ chức sau khi nhận lỗi. Nó có thể gieo thêm tai họa cho kỹ nghệ xe hơi và cả kinh tế Âu Châu. Vì vậy, Hồ Sơ Người-Việt mới tìm hiểu chuyện này hầu quý độc giả.

Giải Thuật Ma Mãnh

Hãng Volkswagen bán khoảng 10 triệu xe một năm, trong đó có nhiều nhãn nổi tiếng toàn cầu và còn theo trào lưu bảo vệ môi sinh của thế giới để sản xuất loại xe chạy bằng dầu diesel có ưu điểm là ít gây ô nhiễm. Diesel là tên nhà khoa học người Đức đã phát minh ra máy diesel từ cuối Thế kỷ 19 có khả năng mồi lửa từ than và các loại dầu khác sau này.

Cái tội của Wolkswagen là từ năm 2009 đã cài một nhu liệu điện toán trong máy diesel, với chương trình “thuật toán” có thể biết khi nào chiếc xe được trắc nghiệm về lượng khí thải nitrous oxide thì tự động giảm độ thải theo một trình tự tinh vi (algorithm hay “giải thuật”) để đạt tiêu chuẩn về môi sinh của nhà chức trách. Nhờ ma thuật ấy, xe diesel của Wolkswagen được đánh giá là “sạch” mà thực tế lại thải ra một lượng khí độc cao gấp 40 lần mức pháp định. Tại Hoa Kỳ, một phần tư lượng xe của Volkswagen là dùng máy diesel.

Hai cơ quan Hoa Kỳ là EPA (Quản trị Môi sinh) và CARB (California Air Resources Board, do Thống đốc Ronald Reagan thành lập từ năm 1967 để kiểm soát khí thải) đã điều tra và phát giác sự gian lận này khiến 11 triệu xe diesel của Wolkswagen là loại xe “có vấn đề”. Hãng xe sẽ bị Chính quyền Hoa Kỳ trừng phạt 18 tỷ đô la, xe bị thu hồi trên toàn thế giới để ra soát và điều chỉnh. Wolkswagen có thể bị kiện trong một chuỗi hoạn nạn kéo dài.

Được thành lập từ năm 1937 với tên gọi là “xe của dân” (volk-s-wagen), Volkswagen trở thành biểu tượng của tính chất khả tín, đáng tin, của kỹ nghệ Đức, một quốc gia nổi tiếng là có kỷ luật và tôn trọng phép nước. Nhưng lần này thì chưa biết Volkswagen còn có thể tồn tại được không sau một trách nhiệm quá lớn là cố tình dùng siêu kỹ thuật để đánh lừa nhà chức trách và khách hàng.

Ngay lập tức, EPA của Hoa Kỳ đã mở cuộc điều tra đồng loạt xem các loại xe khác có tội gian trá này không. Bộ Tư Pháp Mỹ sẽ thụ lý hồ sơ gian lận vả đành rằng mọi xe hơi của Volkswagen dưới các hiệu khác nhau đều bị chiếu cố, nhưng lần lượt mọi chiếc xe của Đức, của Âu Châu và của các xứ khác đều có thể bị nghi ngờ. “Con sâu làm rầu nồi canh” là vậy.


President Obama and the President of the People’s Republic of China hold a Joint Press Conference

President Obama and the President of the People’s Republic of China hold a Joint Press Conference
Sep 25, 2015

President Obama delivers remarks with President Xi Jinping of the People’s Republic of China in Joint Press Conference. September 25, 2015.



Xi Jinping addresses guests at White House welcome ceremony
Sep 25, 2015

President Xi addressed guests at the White House welcome ceremony held by President Obama on the south lawn of the White House. Xi said "we must work together to face global challenges". Xi also claimed that both sides must enhance strategic trust and mutual understanding during the speech.



The President Receives President Xi of the People’s Republic of China
Sep 25, 2015
President Obama delivers remarks at the arrival ceremony of President Xi of the People’s Republic of China to the White House. September 25, 2015.



Vice President Biden Hosts a Luncheon for President Xi of the People’s Republic of China
Sep 25, 2015
Vice President Joe Biden and Secretary of State John Kerry will host a lunch in honor of President President Xi of the People’s Republic of China at the Department of State. September 25, 2015.



Obama welcomes Chinese president for state dinner




( Video bắt đầu từ phút 46).

Biểu Tình Chống Chủ Tịch Tập Cận Bình Tại Toà Bạch Ốc Ngày 25 Tháng 9 Năm 2015
do Võ Thành Nhân

https://www.facebook.com/HAPPENINGTODAY/videos/638465862962034/



Biểu tình chống Chủ tịch TQ trước Nhà Trng 

<iframe width="400" height="225" src="https://www.youtube-nocookie.com/embed/tsV0kEqo0c0" frameborder="0" allowfullscreen></iframe>



Hội Sử-học Việt-Nam tố cáo Tập Cận Bình là tội phạm chiến tranh và nhân quyền.

Tác giả: LT.Ton, Việt Đại Kỷ Nguyên, Tin Tức Cộng Đồng | Dịch giả: Hannah
25 Tháng Chín , 2015

Tập Cận Bình, Chủ tịch đảng Cộng Sản Trung Cộng (ĐCSTQ) đã đến Hoa Kỳ trong chuyến công du năm nay kể từ ngày nhậm chức đến nay.
Theo báo chí tường trình, trước khi thăm Nhà Trắng, Ông Tập Cận Bình đã tới thăm Trường trung học Lincoln ở Tacoma vào chiều thứ Tư (24.9). Trong dịp này, ông Tập đã tặng những cuốn sách giáo khoa giới thiệu về Trung Quốc cũng như bàn và bóng để chơi bóng bàn. Cử chỉ này của nhà lãnh đạo TC có vẻ muốn tạo không khí thân thiện tại một nước dân chủ tự do như Hoa Kỳ, mà Ông biết rõ không bao giờ có ở nước Ông, chừng nào ĐCSTQ chưa bị gíải thể.

Sau đây là bài tường thuật của Hội Sử-học Việt-Nam, một tổ chức đoàn kết Quốc gia ở hải ngoại, liệt kê những tội ác của Tập Cận Bình.

Hội sử-học Việt-Nam tố cáo Tập Cận Bình là tội phạm chiến tranh và nhân quyền. 

Thưa quý vị,
Ngày 22 tháng 9 năm 2015, ông Tập Cận Bình, chủ tịch đảng cộng sản kiêm chủ tịch nước Tàu sẽ đến Hoa Kỳ trong chuyến công du chính thức kể từ ngày nhậm chức đến nay.
Ngày 25-09-2015 Ông được tiếp kiến tại Tòa bạch ốc với tư cách thường, không phải với tư cách quốc khách. Trong ngày này kể từ 9 giờ sáng, cộng đồng Việt-Nam vùng Washington D.C Maryland & Virginia có tổ chức biểu tình chống đối, lên án Tập Cận Bình cướp biển, cướp đất Việt-Nam cũng như tố cáo đảng Cộng sản Việt-Nam đồng lõa với cộng sản Tàu gây tội ác.
Trước đây, ngày 08-04-2015, Hội Sử-học Việt-Nam đã gởi đơn đến Tòa án hình sự quốc tế ở La Haye tố cáo đảng cộng sản Tàu do ông Tập Cận Bình làm chủ tịch vi phạm 25 tội ác chiến tranh, diệt chủng chống lại dân tộc Việt-Nam, giáo phái Pháp Luân Công, Tây Tạng cũng như cưỡng chiếm các hòn đảo của nước Phi Luật Tân.
Ngoài 25 tội ác đã phạm, chúng tôi bổ túc năm tội ác mới, đó là Trung cộng đang xây thêm căn cứ quân sự trên quần đảo Trường sa, tàn phá các rạn san hô nằm bên dưới quần đảo Trường Sa.
Các hoạt động cải tạo đảo của Trung cộng trên Biển Đông đang tàn phá các rạn san hô. REUTERS/CSIS’s Asia Maritime Transparency Initiative/Digital Glo
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy là các đảo nhân tạo do Trung cộng xây dựng ở Biển Đông đang tàn phá các rạn san hô với tốc độ đáng báo động, mà đây lại là những rạn san hô mang tính đa dạng sinh thái nhiều nhất trên thế giới. Bốn đảo được vệ tinh chụp ảnh là Đá Chữ Thập ( Jiery Cross Reef ), Đá Subi ( Subi Reef ), Đá Vành Khăn ( Mischief Reef ) và đá Gạc Ma (Johnson’s Reef ), mà Trung cộng đang ráo riết bồi đắp và quân sự hóa…Giáo sư Terry Hughes, một chuyên gia về san hô, báo động là hơn 20 đảo đá ở vùng Trường Sa có dấu hiệu tổn hại sinh thái nghiêm trọng. Tình trạng này, theo ông, sẽ gây tác hại cho ngành ngư nghiệp ở khu vực các đảo đó, cũng như trên toàn bộ Biển Đông nói chung. Theo thẩm định của Liên Hiệp Quốc, Biển Đông chiếm 10% trữ lượng cá của toàn cầu. Các rạn san hô là nơi trú ẩn của các loại cá có giá trị kinh tế cao trong chu kỳ sinh sản của chúng và như vậy là có vai trò quan trọng trong việc duy trì trữ lượng cá.- ngưng trích- RFI Đảo nhân tạo Trung cộng tàn phá san hô (http://vi.rfi.fr/chau-a/20150917-bd-tq-xd).
Trong chương trình phỏng vấn Amanpour của đài CNN vào trung tuần tháng 9 năm 2015, bà Fatou Bensouda nhận định việc IS phá hủy các công trình khảo cổ quan trọng ở Syria, Iraq, phải xem đó là tội ác chống nhân loại.
Ông Tập Cận Bình nắm giữ cùng lúc cả ba chức vụ, chủ tịch đảng cộng sản, chủ tịch nước Tàu cũng như quân ủy trung ương, do đó phải là người đã ra lịnh tàn phá các rạn san hô nằm bên dưới quần đảo Trường Sa nhằm mục đích bành trướng quân sự, gây họa chiến tranh đối với lân bang và nhân loại, cũng như 10% trữ lượng cá trong vùng biển Đông Nam Á (Southeast Asean Seas) bị nguy cơ tiêu diệt.
Tội ác đó là chủ mưu chiến tranh, diệt chủng nhân loại, đe dọa nghiêm trọng an ninh hàng hải quốc tế. Và đây là tội ác thứ 26.
Tội ác chủ mưu chiến tranh, diệt chủng nhân loại, dọa nghiêm trọng an ninh hàng hải quốc tế, áp đặt bất hợp pháp đường lưỡi bò 9 đoạn trên vùng biển Đông Nam Á, vốn là tài sản chung của nhân loại cũng như các nước trong vùng như Việt-Nam, Phi Luật Tân, Mã Lai Á, Nam Dương, Brunei. Đây là tội ác thứ 27;
Tội ác tiến hành chiến tranh điện toán xâm nhập các hệ thống thông tin điện tử của Hoa Kỳ. Đặc biệt là giặc điện toán Trung cộng nhiều lần xâm nhập đánh cắp thông tin liên quan đến quốc phòng, kinh tế. Gần đây nhất họ xâm nhập đánh cắp thông tin cá nhân của gần 4 triệu viên chức Hoa Kỳ quản trị bởi Phòng Quản lý Nhân viên (OPM) ở Hoa Thịnh Đốn. Những vụ đánh cắp này xảy ra trong thượng và trung tuần tháng 06-2015.
Ông Nicholas Thomas, chuyên gia Á Châu của Đại học Thành thị Hồng Kông, nhận định như sau.
“Sự thật đơn giản là Trung cộng mỗi ngày một hung hăng hơn trong các chiến lược mạng. Nhưng có một điểm hết sức quan trọng là những gì mà Trung cộng đánh cắp được họ sẽ chuyển cho các công ty Trung cộng, mang lại cho những công ty đó một ưu thế không công bằng trên thị trường và quyền tiếp cận không công bằng đối với những người làm chủ tài sản trí thức.” -ngưng trích- VOA: Vấn đề tin tặc bao trùm hội nghị Mỹ-Trung về công nghệ cao. http://www.voatiengviet.com/content/van-de-tin-tac-bao-trum-hoi-nghi-my-trung-ve-cong-nghe-cao/2966144.html.
“Các cơ quan của quân đội, nhà nước, các doanh nghiệp và học viện của Trung cộng có mối liên kết gắn bó với nhau hơn mấy chục năm qua và được tổ chức chỉ xoay quanh một mục tiêu chung: đánh cắp bí mật của phương Tây. Chế độ cộng sản Trung cộng này thực hiện hành vi trộm cắp mà không hề lo sợ bị trừng phạt, nhằm tăng cường sức mạnh kinh tế và quân sự công nghệ cao của nó, trong khi đánh cắp của riêng Hoa Kỳ các thứ có giá trị tương đương hàng nghìn tỷ USD mỗi năm” -ngưng trích- Vietdaikynguyen: 

TIN ĐỘC QUYỀN:

Hoạt động tin tặc và gián điệp giúp Trung cộng tăng trưởng kinh tế ra sao? Mời xem bài tường trình của Việt Đại kỷ nguyên:
Vietdaikynguyen.com/v3
 
Đây là tội ác thứ 28.
Tiến hành xâm chiếm, công nhận chủ quyền bất hợp pháp các đảo của Phi Luật Tân như bãi Cạn Scarborough Shoal.
Đây là tội ác thứ 29.
Ngày 01-07-2015, Ủy ban thường vụ Quốc hội Trung cộng đã thông qua một dự thảo đầu tiên của bộ luật mới về an ninh quốc gia, cốt lõi nhằm mục tiêu xâm lược biển Đông Nam Á.
Ngày 24-07-2015 “Tại TP New York – Mỹ, bà Loida Nicolas Lewis, Chủ tịch USP4GG (một tổ chức của người Philippines tại Mỹ), dẫn đầu lực lượng biểu tình trước tổng lãnh sự quán Trung cộng.
“Chúng tôi kêu gọi Tòa trọng tài quốc tế về Luật Biển của Liên Hiệp Quốc (ITLOS) ngăn chặn Trung cộng thực hiện kế hoạch chiếm trọn biển Đông – dã tâm cướp bóc lớn chưa từng thấy trong lịch sử hàng hải” – bà Lewis nhấn mạnh” -ngưng trích- Soha: Người Philippines tuần hành khắp thế giới phản đối Trung cộng – http://soha.vn/quoc-te/nguoi-philippines-tuan-hanh-khap-the-gioi-phan-doi-trung-quoc-20150725012240853.htm.
Ngày 16-09-2015, Tổng thư ký chính phủ Nhật Yoshihide Suga đã gởi thư phản đối bộ ngoại giao Trung cộng khai thác dầu khí một cách bất hợp pháp trong vùng biển tranh chấp với Nhật trên vùng biển Đông Bắc Á hay Hoa Đông.
Hai tác giả Peter Warren Singer và August Cole trong quyển Ghost Fleet xuất bản ở Hoa Kỳ đã cảnh báo, Trung cộng sẽ là nguyên nhân gây nên Đệ III thế chiến. Nguồn: http://vi.rfi.fr/chau-a/20150731-chuyen-gia-my-the-chien-lan-3-se-nham-chong-trung-quoc.
Ngày 22-09-2015, trang báo điện tử Washington Free Beacon tại Hoa Kỳ tiết lộ Trung cộng cho máy bay chiến đấu chận đầu một phi cơ tuần thám RC-135 của Hoa Kỳ trên biển Hoa Đông. Hành động khiêu khích nêu trên xảy ra cách đây một tuần. Nhưng các viên chức bộ quốc phòng cũng như bộ tư lịnh Thái Bình Dương giữ kín.
 

Phi cơ tuần thám RC-135 của Mỹ. @wikimedia
Theo nguồn tin trên, nơi xẩy ra sự kiện gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật quản lý, nhưng bị Trung cộng đòi chủ quyền. Khi đang bay trên khu vực, chiếc phi cơ RC-135 của Mỹ đã bị một chiếc J-11 của Trung cộng áp sát, bay trước mặt và suýt nữa thì hai chiếc phi cơ va chạm với nhau. Đây là lần thứ hai mà một tình huống nguy hiểm xẩy ra giữa chiến đấu cơ Trung cộng và phi cơ tuần thám Mỹ. Lần cuối cùng là vào tháng Tám năm 2014 trên không phận Biển Đông.
Vấn đề được tờ báo Mỹ nêu bật là cả Lầu Năm Góc lẫn Bộ Tư lệnh Lực lượng Mỹ vùng Thái Bình Dương đều không cho biết chi tiết về vụ « suýt va chạm » mới này, nhưng không hề phủ nhận thông tin.- ngưng trích- Chiến đấu cơ Trung cộng lại cản mũi máy bay tuần thám Mỹ – http://vi.rfi.fr/chau-a/20150922-tq-hk-qs.
Đây là hành động côn đồ, khiêu khích có chủ đích. Hành động côn đồ này không biểu hiện tư cách đứng đắn, có trách nhiệm của một thành viên hội đồng bảo an Liên Hiệp Quốc, quý vị có chấp nhận, bỏ qua được hay không?
Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi bà Fatou Bensouda chưởng-lý tòa hình sự quốc tế hãy tiến hành truy tố tội ác ông Tập Cận Bình và đặt tên người này vào danh sách truy nã quốc tế của Interpol.
Chúng tôi khẩn thiết kêu gọi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, quốc hội Hoa Kỳ, quốc hội Liên Âu, cũng như Microsoft CEO, Apple CEO, Facebook CEO, IBM CEO, Google CEO và Uber, Các cơ quan truyền thông, tổ chức nhân quyền Việt-Nam, quốc tế hãy đặt vấn đề nêu trên một cách nghiêm chỉnh đối với ông Tập Cận Bình. Đồng thời kêu gọi nhân vật này hãy ngưng ngay lập tức hành động xây đảo nhân tạo trên biển Đông để bành trướng quân sự gây hại cho nền hòa bình, thịnh vượng của nhân loại.
Chúng tôi đặc biệt kêu gọi người Việt-Nam trong và ngoài nước còn quan tâm đến sự tồn vong của dân tộc Việt, ngay ngày hôm nay hãy làm đơn tố các tội ác chiến tranh, xâm lược, diệt chủng của Tập Cận Bình và đảng cộng sản Tàu đối với dân tộc Việt-Nam cũng như đối với Pháp Luân Công, Tây Tạng và xâm chiếm các đảo của Phi Luật Tân.
Hơn 160.000 ngàn lá đơn tố cáo tội ác của ông Giang Trạch Dân đã được gởi đi từ trong cho đến ngoài nước Tàu (theo vietdaikynguyen.com).
Người Việt-Nam chúng ta, và những nạn nhân của đảng cộng sản Tàu hãy làm thật nhiều lá đơn tố cáo tội ác của Tập Cận Bình.
Công lý, sự thật, tình thương và sự thịnh vượng của nhân loại chỉ có khi nào đảng cộng sản Tàu ngưng những hành động bành trướng, bá quyền trên biển Đông, trong lãnh thổ Việt-Nam. Muốn có được như vậy, chỉ có sự chế tài nghiêm khắc từ tòa án hình sự quốc tế, cao ủy nhân quyền Liên Hiệp Quốc, quốc hội Hoa Kỳ, quốc hội Liên Âu cũng như sự lên tiếng cho công lý, sự thật của các cơ quan truyền thông, các tổ chức nhân quyền, phi chính phủ mới ngăn được những tội ác của đảng cộng sản Tàu, trong đó Tập Cận Bình là chủ tịch, là thủ phạm chính yếu.
Từ hơn 70 năm qua, đảng cộng sản Tàu, nước Cộng hòa nhân dân Tàu luôn luôn là tai họa cho nhân loại. Ngày hôm nay, năm 2015 với cuồng vọng chính trị, Tập Cận Bình là nhân vật nguy hiểm số một hơn hẳn Adolf Hitler của Đức quốc xã cũng như nhà nước Hồi giáo (IS).
Thế kỷ thứ 21 đánh dấu sự tiến bộ vượt bực của nhân loại về mọi mặt và có sự liên hệ với nhau rất chặt chẻ. Do đó, các lãnh vực từ chính trị, điện toán, kinh tế, quân sự, tài chánh, cho đến an ninh hàng hải, điện toán đều có tầm quan trọng như nhau.
Chúng tôi mong mõi, mỗi người, mỗi tổ chức, mỗi quốc gia hãy đi vào hành động cụ thể hơn nữa để cứu lấy sự tồn vong của nhân loại trước khi quá trễ. Đồng thời hãy thật cảnh giác trước những hành động, lời nói lừa bịp dư luận từ Tập Cận Bình và đảng, nhà cầm quyền cộng sản Tàu.
Chân thành cám ơn quý vị đã nhín thời giờ đọc lá đơn tố cáo này của chúng tôi.
Trúc Lâm Trần Nhân Việt Quốc.

Phần Phụ Khảo.

-Làn sóng đơn kiện Giang dâng cao.

Làn sóng khởi kiện ông Giang Trạch Dân (cựu Chủ tịch Đảng Cộng sản Trung Quốc) tiếp tục dâng cao theo thời gian và sẽ cuốn phăng bộ máy đã gây ra cuộc bức hại Pháp Luân Công – cuộc đàn áp lớn nhất trong lịch sử loài người.
Đến hết ngày 27 tháng 8, tính cả trong và ngoài đại lục đã có hơn 166.000 học viên Pháp Luân Công và người nhà của họ đệ đơn lên Tòa án và Viện Kiểm soát Tối cao, khởi kiện cựu lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) Giang Trạch Dân, đốc thúc việc tiến hành công tố đối với hành vi bức hại Pháp Luân Công của ông ta.
Những đơn kiện của thân nhân hay những đơn tự khởi kiện của chính các học viên Pháp Luân Công đến từ tất cả các tỉnh thành của Trung Quốc và từ 27 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau trên thế giới.
Số liệu thống kê trên trang tin Minh Huệ của Pháp Luân Công cho thấy, cứ mỗi tuần lại có thêm khoảng 10.000-20.000 đơn kiện mới. Do internet tại Trung Quốc đại lục bị phong tỏa và sự bất tiện về truyền thông nên con số này ít hơn rất nhiều so với con số thực tế.
Theo thống kê của ngành Tư pháp Trung Quốc, trung bình một tháng cả nước có khoảng 1 triệu vụ kiện các loại và trong đó có khoảng 100.000 vụ kiện hình sự. Như vậy số đơn kiện ông Giang Trạch Dân đã chiếm đến 50% số vụ kiện hình sự, và chiếm 5% tổng các vụ kiện tại Trung Quốc.
Theo trang website chuyên báo cáo các tin tức và số liệu liên quan đến Pháp Luân Công Minghui.org, từ cuối tháng 5 đến ngày 16/7/2015, đã có 82.226 người gửi 66.528 đơn kiện hình sự ông Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Các đơn kiện yêu cầu Tòa án Nhân dân Tối cao Trung Quốc đưa ông Giang Trạch Dân ra xét xử vì tội đã lạm dụng quyền lực để thực hiện đàn áp bạo lực Pháp Luân Công ở Trung Quốc.

-Tội ác của Giang cũng là tội ác của ĐCSTQ.

Theo Sách Cửu Bình (trong phần kết luận của chương 5), http://9binh.com/
Giang Trạch Dân đã tận dụng hết quyền lực của ĐCSTQ để khởi động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Ông ta phải chịu trách nhiệm cho tội ác lịch sử này. Tội ác của Giang cũng là tội ác của ĐCSTQ mà Trời Đất không dung tha:
“Sự cấu kết giữa ĐCSTQ và Giang Trạch Dân đã trói buộc số phận của cả hai với nhau. Học viên Pháp Luân Công hiện đang kiện Giang Trạch Dân. Ngày mà Giang bị đưa ra trước công lý cũng là ngày mà số phận của ĐCSTQ sẽ hiển lộ rõ ràng.”
Xem thêm chi tiết: Đưa Giang ra công lý

-Dư luận nói gì?

Giang chết hay còn sống không phải là vấn đề nữa. Dư luận nói rằng Ông Giang chết đi còn bớt khổ nhục hơn sống mà bị chế giểu vì cái dị tướng đã xuất hiện, biểu thị Giang Trạch Dân đã chết. Thật ra, họ cho rằng Giang chỉ còn cái xác không hồn.
Năm 2014, một con cóc khổng lồ bằng cao su đã trở nên nổi tiếng khi được so sánh với cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân.
Theo Mạng Chánh Kiến, http://chanhkien.org/2011/07/di-tuong-o-nhan-gian-bieu-thi-cai-chet-cua-giang-trach-dan.html “Dị tượng ở nhân gian biểu thị Giang Trạch Dân đã chết “.
“Để xem Giang Trạch Dân đã chết hay chưa thì người dân Trung Quốc căn bản không dùng cách nghe ngóng “cáo phó” từ phía nhà nước. Giang Trạch Dân có một nhục thân, lại cũng có một thân phận chính trị; thời điểm mà những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tuyên bố cái chết của ông ta cần phù hợp với nhu cầu chính trị. Năm xưa, Đặng Tiểu Bình cũng được máy hô hấp nhân tạo duy trì trong 5, 6 tháng rồi mới tuyên bố tử vong. Theo y học hiện đại, phân biệt tử vong thì chia làm hai loại là “chết não” và “chết tim”, cùng các thuật ngữ khác. Nhưng theo văn hóa truyền thống Trung Quốc thì rất đơn giản, chính là hồn đã bị đưa đi rồi, không ở trên thân thể nữa, thì dù nhục thân đã tử vong hay chưa, cũng chính là đã hết thọ mệnh; cho dù có lay đi lay lại nhục thân thế nào thì hồn cũng không trở lại nữa, rất là minh bạch. Đặc biệt là đối với loại yêu quái họa loạn nhân gian, thì dân chúng thường đốt pháo để ngăn thi thể hoàn hồn, khiến yêu ma mất vía, vừa xua đuổi tà ma, và đồng thời ăn mừng.”
Chú thích:
Bài tường trình của Hội Sử-học Việt-Nam không nhất thiết phản ánh quan điểm chủ trương của Đại Kỷ Nguyên.