Thứ Năm, 26 tháng 3, 2015

Alan Phan - Thư Giãn Về Nghề Tư Vấn

Alan Phan - Thư Giãn Về Nghề Tư Vấn 

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRG5icnlEWmU3Y3NDWnduQklaVEV5MTZqdnFF/view?usp=sharing

… Nói về nghề tư vấn, tôi vẫn thường kể cho bạn bè đối tác nghe một chuyện khôi hài. Nhà nọ có một con mèo, rất năng động, tối nào cũng làm huyên náo cả xóm với trò chạy đuổi những nàng mèo cái qua các mái nhà. Hàng xóm ngủ không được, than phiền, đòi chủ con mèo phải giải quyết vấn đề. Ông ta bèn đem con mèo đến bác sĩ thú y, “thiến” luôn cho khỏi sinh chuyện. Tuy nhiên, sau khi về lại nhà, con mèo vẫn tiếp tục đi đêm mỗi ngày. Cái khác biệt là trong những chuyến công tác này, con mèo chỉ tham dự với tư cách …nhà tư vấn.

Võ Tá Hân - Minh quân của thời đại mới

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSjQ0STRzMlozTWMySUt6dldNMEo5UzBFSTBF/view?usp=sharing

… Chiến thuật phát triển Singapore của ông Lý có thể được tóm tắt vào hai chữ “con người” mà nếu nhìn vào chính con người của ông Lý thì chúng ta sẽ thấy mô hình và con người Singapore ra sao.
… Để đưa đất nước đến chỗ thịnh vượng phú cường ngày nay, điểm quan trọng nhất là ông Lý đã biết khéo léo chiêu mộ và đãi ngộ người tài dưới trướng của ông. Không sống ở Singapore thì ít ai biết được tên tuổi của những “danh tướng” trong bộ máy nhà nước đã đóng góp trực tiếp xây dựng đất nước về mọi lĩnh vực từ quốc phòng, giáo dục, kinh tế, văn hóa, xã hội, phát triển đô thị… Loại trừ tệ nạn tham nhũng là một mục tiêu hàng đầu và các nhân viên nhà nước được trả lương rất cao đồng thời những người vi phạm đều bị xử phạt nặng nề.

Huế dự kiến chặt hơn 3.800 cây tạp

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTWQ0dFhNVEJkRXE1UkFnRVFhQldsTmRncTc4/view?usp=sharing

… Chiều 25/3, ông Nguyễn Cẩn, giám đốc Trung tâm Công viên cây xanh Huế, cho biết đang lập dự án chỉnh trang cây xanh cho 50 tuyến đường tại trung tâm TP Huế theo yêu cầu của UBND TP.
Theo đó, dự kiến chặt bỏ 3.811 cây tạp, cây sâu bệnh, kém phát triển trong tổng số hơn 21.300 cây xanh trên các đường phố.

Trung Quốc muốn đào kênh xuyên Thái Lan để tránh Mỹ ở eo biển Malaca

Thứ tư, 25 Tháng 3 2015 18:02

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaVBCVjJzb3hKZVYyRVh4OE5pRjQzZ0hGbzNn/view?usp=sharing

… Trong những tháng gần đây, dự án đào một con kênh nối liền Ấn Độ Dương với Biển Đông xuyên ngang bán đảo phía nam của Thái Lan đã xuất hiện trở lại. Kênh đào Kra, như tên gọi của dự án này, sẽ giúp cho tàu buôn từ Ấn Độ Dương muốn lên vùng Đông Bắc Á không phải đi vòng qua eo biển Malacca ngoài khơi bờ biển phía nam của Malaysia. Các công ty Trung Quốc, được chính quyền Bắc Kinh chống lưng, là thành phần đang cố gắng thúc đẩy dự án này.
Theo các nhà quan sát, trong bối cảnh một sự xích lại gần nhau rõ nét giữa Trung Quốc và Thái Lan kể từ khi xẩy ra cuộc đảo chính đưa giới tướng lĩnh lên cầm quyền ở Bangkok vào tháng Năm năm 2014, ý đồ đào kênh xẻ ngang miền Nam Thái Lan, ngoài mục tiêu kinh tế, còn đậm nét động cơ chính trị.

Thứ Tư, 25 tháng 3, 2015

Sổ Tay Thượng Dân K’ Tien – Dưới Chân Tượng Bác

Sổ Tay Thượng Dân K’ Tien – Dưới Chân Tượng Bác

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZE9tS2dfQUg1NmgtUXRBZmtLVW5HSVdhSXhZ/view?usp=sharing

… The Montagnards have been repressed by Vietnam for decades. This has got to stop.
Mike Jendrejczyk
Ở xứ ta, xem ra, người thực sự (và duy nhất) hiểu thấu tâm hồn đơn sơ của Bác chính là nhà thơ Tố Hữu:
Mong manh áo vải hồn muôn trượng,
Hơn tượng đồng phơi những lối mòn.
Kỳ dư, không ai thấy được bản tính “khiêm tốn nhường ấy” ấy của Bác nên thiên hạ đã dựng cả đống tượng đồng phơi những lối mòn (tá lả) khắp mọi nơi – theo như ghi nhận của phóng viên Lý Trực Dũng:
“Chỉ trong khoảng 15 năm gần đây đã xuất hiện tới hàng trăm tượng đài trên cả nước. Có địa phương còn lên kế hoạch sẽ xây dựng cả trăm tượng đài sắp tới… Khó có thể tìm thấy một nước thứ hai trên thế giới có phong trào xây dựng tượng đài ào ạt trong một thời gian ngắn như vậy bằng 100% ngân sách nhà nước như Việt Nam. Công chúng đương thời thì bàng quan, thờ ơ với ‘tượng đài’, thứ mà Nhà nước đang hào phóng ban phát cho họ bằng tiền thuế của họ.”

Đánh Dấu 40 Năm Bỏ Nước Ra Đi Tìm Tự Do

Alfa Nguyên Nghĩa

http://thuduc-ontario.ca/

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVTJzSk1uRXVWSHZJX2QyZWpEZEQ3MjBxS1ZV/view?usp=sharing

… Cách đây 20 năm, ngày 30 tháng 4 năm 1995, với sự hỗ trợ đặc biệt của thành phố Ottawa, người Việt tị nạn tại Canada đã long trọng khánh thành Đài Kỷ Niệm (Thuyền Nhân) Việt Nam, ngay tại thủ đô Ottawa.
Năm nay 2015, đánh dấu 40 năm cả triệu người Việt Nam bỏ nước ra đi tìm tự do sau khi Cộng Sản chiếm Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ngày 30 tháng 4 năm 1975. Dịp này, bên cạnh việc đặt viên đá đầu tiên xây dựng Đài Tưởng Niệm Nạn Nhân Của Chủ Nghĩa Cộng Sản tại thủ đô Ottawa vào ngày 30 tháng 4 (công trình này được chính phủ Canada hỗ trợ hơn 1 triệu Gia-kim); người ta còn được biết có Dự Luật S-219 “Journey to Freedom Day” (Ngày Hành Trình Tìm Tự Do) do Thượng nghị sĩ Ngô Thanh Hải đệ trình, đang được bàn thảo tại Hạ viện.

Hồi ký của Đại Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến: Tháng Tư Đen Và Binh Chủng Mũ Xanh

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcTZNX0czd2M5LVkwV2s3UHZuN3hQYUpuTkJr/view?usp=sharing

… Cựu Đại Tá Nguyễn Thành Trí, biệt danh Tango, sinh năm 1935, nguyên Tư Lệnh Phó Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH từ 1972 cho tới cuối ngày 30 Tháng Tư 1975, đã trải qua 13 năm tù cộng sản, tới Hoa Kỳ theo chương trình HO., hiện định cư tại Houston Texas cùng vợ và 4 con.

Ngày 18 tháng Ba 1975, Đại tá Trí là Tư Lệnh Mặt Trận Tây Bắc Huế. Ngày 20-3, từ tuyến Mỹ Chánh trở vào vẫn nguyên vẹn. Mọi cuộc tấn công của Quân Bắc Việt vào phòng tuyến Thuỷ Quân Lục Chiến dọc hành lang sông Bồ và khu vực Cổ Bi đều bị đẩy lui. Nhưng rồi, chỉ 10 ngày sau những lệnh rút quân hoảng loạn từ thượng cấp, Sư Đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến tại Vùng I chiến thuật với quân số chừng 11,000, khi được Cơ Xưởng Hạm 802 đưa về đến Vũng Tầu, chỉ còn khoảng 4,000 binh sĩ.
Sau đây là chuyện Tháng Tư Đen, trích từ hồi ký "Ngày Tháng Không Quên", của một tư lệnh mặt trận, kể về những ngày giờ sau cùng của binh chủng mũ xanh thiện chiến của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.

Phim Ride the Thunder và Kiều Chinh - Huy Phong

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcEhwRm8yNzUxSzZMbTMyZEJOb3AteGEtc3ZV/view?usp=sharing

… Tháng Tư 2015, kỷ niệm 40 Năm ngày Sàigòn và miền Nam sụp đổ. Nhân dịp tưởng niệm Tháng Tư Đen, Ride the Thunder Productions và Koster Film, LLC, sẽ trình chiếu ra mắt phim "Ride the Thunder" của đạo diễn Fred Koster vào ngày 27 tháng Ba, 2015 tại Regency Theatres, số 6721 Westminster Blvd., Westminster, CA 92683.
Truyện phim dựa theo cuốn sách cùng tên, "Ride the Thunder, A Vietnam War Story of Honor and Triumph" của tác giả Richard Botkin. Đây là cuốn phim đầu tiên thể hiện được danh dự và chiến thắng đích thực của các chiến sĩ VNCH và đồng minh Hoa Kỳ trong chiến tranh Việt Nam. Câu chuyện chính được kể là đôi bạn chiến đấu Việt-Mỹ: Thiếu tá Lê Ba Bình, tiểu đoàn trưỡng Tiểu đoàn 3 Thuỷ Quân Lục Chiến VNCH và Đại uý John Ripley, cố vấn Mỹ. Cũng là lần đầu tại Hoa Kỳ, cuốn phim có sự tham gia của nữ diễn viên Kiều Chinh như một Co-Producer.

Ride the Thunder - Official Trailer (2015)



Pictures from the movie in-the-making "Ride The Thunder" by KosterFilms






Một câu chuyện về Danh Dự và Vinh Quang trong cuộc chiến Việt Nam

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcjNXMDJZdzB5dXkwTC1PdldPeEZXdlk5TWVJ/view?usp=sharing


Lời nói đầu của Ban Biên Tập

Được sự ủy thác của Richard Botkins và Trung tá TQLC Lê Bá Bình, một trong những nhân vật chính trong cuốn sách "Ride The Thunder," Ban Biên Tập Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y đang tiến hành công việc dịch thuật tác phẩm này qua tiếng Việt.

Nhằm cho bản dịch ít bị sai sót và giữ được sự trung thực, chúng tôi xin đón nhận mọi ý kiến đóng góp của quý độc giả. Xin chân thành cảm ơn quý vị.

Richard Botkin
(Bản dịch của Lý Văn Quý & Nguyễn Hiền)

Lời Tựa

Cuốn sách“Cưỡi Ngọn Sấm” đã lột tả được tinh thần và lòng quyết tâm của một nhóm "huynh đệ chi binh" khác thường - một toán nhỏ cố vấn Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ và các chiến binh TQLC VNCH bạn trong một tình hình đặc biệt khó khăn của cuộc chiến Việt Nam.

Richard Botkin đã ghi chép lại những chiến công của các TQLC Hoa Kỳ và bạn đồng minh VNCH đã lãnh trách nhiệm chính trong công cuộc đẩy lui cuộc xâm lược của Bắc quân tại địa đầu miền Nam Việt Nam, được biết đến như là cuộc Tổng tấn công mùa Phục Sinh (mùa hè đỏ lửa) 1972 đối với người Tây phương, một cuộc tấn công nhằm đánh gục một quốc gia.

Mặc dù tất cả những ai hiện diện tại nơi đó không ít thì nhiều đều có dính dáng đến những trận đánh khốc liệt trong những chuyến công vụ trước và những hành vi anh hùng và chỉ huy dũng cảm xảy ra khắp nơi, nhưng Botkin đã chú trọng vào ba nhân vật chính.

Trung tá Gerry Turley, người đã hiện diện trong vùng hai ngày trước cuộc tấn công để tiến hành một cuộc viếng thăm tưởng chừng như thường lệ trong một thời kỳ yên lắng. Hoàn cảnh và một loạt các yếu tố bất thường đã đưa đẩy ông lên một vai trò chỉ huy đặc biệt trong đời. Ông đã phải đối mặt với toan tính hủy diệt của bọn Bắc quân ngoan cố cũng như các trở ngại của bộ máy quan liêu của quân đội Hoa Kỳ và VNCH đã không đánh giá đúng sự suy xét của ông lúc ban đầu.

Ngoại trừ đối với những người đã quen thuộc với những câu chuyện về hành động của Đại úy Ripley tại cây cầu Đông Hà, rất khó mà không xác nhận cao tác động chiến lược của sự phá hủy cây cầu đó đối với những trận đánh còn lại tại Việt Nam sau buổi chiều Chủ nhật mùa Phục Sinh năm ấy.

Botkin làm nổi bật cho độc giả thấy mối liên quan đặc biệt giữa các cố vấn TQLC Hoa Kỳ đối với các TQLC Việt Nam mà họ đã phục vụ. Mối dây chân tình huynh đệ và tình bạn chân thành giữa Đại úy Ripley và Thiếu tá Lê Bá Bình, lúc đó đang chỉ huy bẩy trăm binh lính thuộc Tiểu đoàn 3 TQLC, đối diện với hơn hai chục ngàn quân Bắc Việt lăm le tiêu diệt họ tại Đông Hà, đã thăng hoa vượt lên trên cả ngôn ngữ và văn hóa khác biệt. Câu chuyện của hai người chiến binh vĩ đại cùng phục vụ cho một mục đích chung thật là hiển nhiên. Nếu đã có thêm nhiều người như Lê Bá Bình thì chắc chắn kết quả của cuộc chiến đã khác hẳn.

Khác với hầu hết các cuốn sách về thể loại này, Botkin đã theo dõi thật chi tiết cuộc sống gia đình của từng chiến binh và kể lại chiến sự qua trải nghiệm cá nhân của họ. Trong lúc nghiên cứu về lịch sử của chiến tranh người ta rất thường chỉ tập trung vào người lính chiến, do đó chỉ diễn tả nổi một nửa câu chuyện mà thôi.

Với tư cách một người đã từng tham dự những trận giao tranh tại đó, đã chứng kiến nhiều cuộc thử thách được ghi chép lại trong khoảng thời kỳ đặc biệt dữ dội lúc đó, tôi vẫn không mường tượng nổi những gì xảy ra cho bạn bè của chúng tôi sau khi phần tham chiến của người Mỹ đã kết thúc. Đối với các sĩ quan TQLC Việt Nam và gia đình họ, cơn ác mộng dường như bất tận của trại tù cải tạo mà Cộng sản đã chụp lên họ một cách tàn nhẫn từ sau tháng tư 1975, trong trường hợp của Lê Bá Bình là gần 12 năm trời, đã nói lên sự kiên trì, lòng nhẫn nại và niềm vinh quang của tinh thần con người.

Nước Mỹ đã có phước được những chiến binh như John Ripley và Gerry Turley phục vụ dưới cờ, nay lại còn may mắn gấp bội khi được kể thêm những người như Bình là công dân Hoa Kỳ. "Cưỡi Ngọn Sấm" là một cuốn sách hấp dẫn, ly kỳ rất đáng đọc, là một mảnh lịch sử chưa hề được nói đến bao giờ.

Chuẩn tướng James Joy TQLC Hoa Kỳ (hồi hưu)
Cố vấn trưởng cho Lữ đoàn 147 TQLC QLVNCH trong khoảng thời gian 1971-1972




Thứ Hai, 23 tháng 3, 2015

Tưởng Năng Tiến – Quá Đắt & Quá Quắt

Tưởng Năng Tiến – Quá Đắt & Quá Quắt 

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzV2I2WU5WbXdzQ0RrTFhpVHhKcVFHTkxrem1J/view?usp=sharing

… Bút ký (Cát Bụi Chân Ai) của Tô Hoài có đoạn:

“Mụ mắt cú vọ đứng sắp hàng mua cá bể muối từ Hải Phòng đưa lên đã đóng tảng trước quầy cửa chợ. Gần đến nơi, trỏ tay, hỏi. Cô nhà mậu lạnh lùng bảo cá bán theo phiếu cán bộ. Mụ quay ra giữa hè, mặt phừng lên, vô vô:

- Cha tiên nhân cái mặt này! Sao mày không đẻ ra cán bộ, chỉ đẻ ra thằng nhân dân! Cha tiên nhân...”

Ở miền Bắc Việt Nam, trong một thời gian dài – kể từ khi cách mạng giành lấy chính quyền về tay nhân dân cho đến khi chế độ tem phiếu cáo chung – người ta chia ra hai loại mẹ: “đẻ ra cán bộ” và “chỉ đẻ ra thằng nhân dân.” Họ được phân biệt rõ ràng, và đối xử hoàn toàn khác hẳn nhau.

Thùng thuốc súng TQ
Gã khổng lồ trên con đường vào thế kỷ 21
Yu-Chien Kuan (Quan Ngu Khiêm)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTUlobTVQTTBtSDNuM2pFLXdXVmVSUVFyNElR/view?usp=sharing

… Phan Ba dịch theo lần phát hành thứ nhất của Scherz, một nhà xuất bản thuộc Công ty xuất bản S. Fischer, 2011.
Tác giả là một người Trung Quốc. Dịch quyển sách này không có nghĩa là người dịch hoàn toàn đồng ý và ủng hộ những quan điểm được nêu ra ở trong đó. Người dịch chỉ muốn giới thiệu cho bạn đọc một góc nhìn khác về đất nước láng giềng của chúng ta mà thôi.
… Petra Häring-Kuan quen với Yu-Chien Kuan ( Quan Ngu Khiêm) năm 1970 và sau đấy đã quyết định học đại học về Hán học. Ngày nay bà là tác giả và dịch giả, sống và làm việc ở Hamburg. Yu-Chien Kuan [Quan Ngu Khiêm] rời Trung Quốc trong thời của cuộc Cách mạng Văn hóa. Năm 1969 ông đến Đức, nơi ông bảo vệ bằng tiến sĩ tại Đại học Hamburg và giảng dạy về Hán học nhiều năm. Ở Trung Quốc, Kuan thuộc vào trong số các chuyên gia nổi tiếng cho các câu hỏi về châu Âu, ở Đức thuộc vào trong số những người chuyển tải văn hóa Trung Quốc nổi tiếng nhất.
…“Bạn nghĩ gì về việc trao giải Nobel Hòa bình cho Lưu Hiểu Ba”, chúng tôi hỏi một cô bạn, 48 tuổi. Cô là nhà xây dựng chiến lược tiếp thị trong một nhà máy công nghiệp lớn. Cô bạn của chúng tôi lần đầu tiên nghe tên Lưu Hiểu Ba qua các tin tức về lần quyết định của ủy ban giải Nobel. Cô không biết ông là ai, ông đã viết những gì và ông sống ở đâu. Cô cũng chưa từng bao giờ nghe gì về “Hiến chương 08″. Chỉ là một cách tránh né? Hẳn là không. Trong Trung Quốc, chỉ một giới trí thức nhỏ là biết tới Lưu Hiểu Ba. Ai muốn biết nhiều hơn nữa về ông, người đó không tìm được gì nhiều trong các truyền thông Trung Quốc. Tên của ông cũng như “Hiến chương 08″ đứng ở hàng đầu trong danh sách xóa bỏ của các nhà kiểm soát.
Một người đàn ông, người bị họ giam giữ trong tù mười một năm vì chống phá nhà nước và bị gọi là tội phạm hình sự, nhận giải Nobel Hòa bình? Đối với giới lãnh đạo Trung Quốc, quyết định của Oslo là một lần mất thể diện to lớn.

Sinopec warns of tougher times ahead after profit falls 30pc in 2014

http://www.scmp.com/business/companies/article/1744797/sinopec-warns-tougher-times-ahead-after-profit-falls-30pc-2014

… Nation's second-largest oil and gas producer saw net profit fall 30pc to 46.47b yuan last year on lower oil prices, its worst result since 2008
PUBLISHED : Sunday, 22 March, 2015, 9:53pm

Báo Anh: Trung Quốc 30 năm nữa cũng không đuổi kịp Mỹ

Joseph S. Nye, Jr. is the University Distinguished Service Professor at Harvard, and his latest book is titled, “Is the American Century Over?”

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcEhLM3UzR3J3cFNaUnVmbFFOWGFaNnJXbkxv/view?usp=sharing

… Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh có khả năng nhất của siêu cường tiếp theo: Họ có đội quân quy mô lớn nhất thế giới, hơn nữa sẽ rất nhanh trở thành nền kinh tế lớn nhất toàn cầu. Nhưng, Trung Quốc còn phải trải qua vài chục năm mới có thể giàu có như Mỹ, công nghệ mới có thể tiên tiến như Mỹ.
Trên thực tế, Trung Quốc có thể vĩnh viễn làm không được những điều này. Đến năm 2030, người già Trung Quốc sẽ nhiều hơn vị thành niên, điều này sẽ làm suy yếu sức sống của họ. Họ còn cần biết rõ làm thế nào để cải cách hệ thống hành chính một cách hòa bình. Thực lực mềm của họ yếu kém, không tương xứng với quy mô quốc gia của họ. Hơn nữa, Trung Quốc không có nhiều bạn bè hoặc đồng minh thực sự trên thế giới

Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

Ngày 20 tháng 3 năm 1975

Ngày 20 tháng 3 năm 1975

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRTI4V0xPUndlWDRRUGlwOE1vajBheEZ2TXBN/view?usp=sharing

… Ngày 20 tháng 3 năm 1975 hàng mấy ngàn người dân già trẻ lớn nhỏ ở HUẾ gồng gánh ẳm bồng con cái chạy trốn cộng sản cã trăm cây số trên quốc lộ 1 vì họ còn ám ảnh nặng nề của năm Mậu Thân 1968 và Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.

Ghi danh muôn đời.
Tặng ông chủ tịch thành phố Hà nội

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNUw2U3dTTEcxTXNJWnVpYklzUGxfVjVKbnlj/view?usp=sharing

… Giờ đây Hà nội lừ đừ
Như người say rượu, như người sắp đi
Khắp nơi ra sức trồng cây
Còn đây ra sức chặt cây đốn rừng

Tony Abbott defends $11bn cut to foreign aid during Vietnamese PM's visit 

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSmhaM1NHa2VKN0FvdUVYZVctRGVrMUtMY0dJ/view?usp=sharing

…"mục tiêu viện trợ không phải là để tạo ra một mối quan hệ phụ thuộc lâu dài, mục tiêu của viện trợ là để đảm bảo rằng các quốc gia được giúp đỡ để phát triển đến mức mà họ không cần trợ giúp nữa ".

Quy hoạch Sài Gòn trước 1975 dưới ảnh hưởng của Hoa Kỳ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzU2dGSVFMWWpEblpaZFZkQ2ZWcjRhWFdwd3Vn/view?usp=sharing

…“Đà phát-triển trong quá khứ, từ thành-phố cổ, thường hướng theo phía Bắc dọc theo những giải phù sa cổ. Kế-hoạch phát-triển tương lai cũng sẽ theo đường hướng nầy, và bất cứ một kế-hoạch thực-tế nào nhắm hướng dẫn sự phát-triển Thủ đô Sàigon cũng phải nhận thức ro những yếu-tố nầy”
Đề xuất về hướng phát triển cho Sài Gòn trong Đồ án Quy hoạch bán đảo Thủ Thiêm năm 1972.

Thứ Tư, 18 tháng 3, 2015

Tưởng Năng Tiến – Chơi Voi


Tưởng Năng Tiến – Chơi Voi

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzM2JTYkhtNnh5c181M3RpMnNWSG4ya0ZkZWd3/view?usp=sharing

… Một cá nhân có thể chơi ngông mà không gây phiền hà hoặc thiệt hại đến ai nhưng cả một đất nước mà cũng muốn thể hiện đẳng cấp quốc gia (ngông nghênh) y như vậy thì vấn đề lại hoàn toàn khác. Tuần qua, báo chí trong nước đồng loạt đi tin:

Sau gần 7 năm thi công, tượng đài mẹ Việt Nam anh hùng ở tỉnh Quảng Nam sắp hoàn thành và có thể trở thành tượng đài lớn nhất Đông Nam Á với kinh phí xây dựng lên đến 411 tỷ đồng... Vốn ban đầu dự tính là 55 tỷ đồng, nhưng trước thời điểm khởi công, dự án đã đội giá lên 120 tỷ đồng. Năm 2011, tỉnh Quảng Nam ra quyết định bổ sung 330 tỷ đồng, nâng tổng số tiền đầu tư lên 411 tỷ đồng, gấp nhiều lần số tiền được phê duyệt ban đầu, nhằm xây dựng công trình quy mô tượng đài lớn nhất Đông Nam Á.

Alan Phan - Cướp Có …Business Plan

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRnN1NGl1VE4ta0ZkMUZHdTI1MXFyMTVuV29z/view?usp=sharing

… Chuyện “cướp giật”, hay ở mức độ thấp hơn “trộm cắp”, đã tồn tại suốt lịch sử loài người. Lòng ham muốn những gì không phải của mình đã được các tôn giáo, hệ thống đạo đức, tín ngưỡng dân gian…qua những giáo chủ, triết gia…phân tích và cảnh báo gần như trong hầu hết mọi kinh sách. Pháp luật từ chế độ phong kiến đến tư bản tự do đặt “cướp giật và trộm cắp” vào những tội đồ cần trừng trị thẳng tay. Vài chục ngàn năm nay, dù sử dụng nhiều ngôn từ cao đẹp cho những hành động tương tự để hưởng chiến lợi phẩm từ các tranh chấp “cướp + cắp”, chưa lãnh đạo quần chúng nào trên vòm trời này dám công khai hóa chuyện xấu xa của mình và đàn em.
Cho đến những ngày gần đây, khi ngài Phó Ban Tuyên Giáo nào đó của chính quyền phán rằng thực ra, chuyện cướp giật tại các lễ hội, chỉ là một thể hiện việc chúng ta ăn cướp “có văn hóa” theo truyền thống dân tộc. Ông này đúng là một anh hùng của Việt Nam. Ông thừa can đảm đứng lên thẳng thắn loan báo cùng toàn cầu là chúng tôi có một đặc trưng là “văn hóa cướp”. Và đây có lẽ là niềm tự hào số một của chúng ta?

Nguyễn Xuân Nghĩa - Dĩ Hư Vi Thực
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTzFLN1FWc1g5LThDdV9DTmRVWmkwNFZiOWM0/view?usp=sharing

… Trong có một tuần, ba cường quốc quân sự đứng đầu thế giới là Mỹ, Nga, Tầu, bất ngờ dàn ra ba chuyện sáng trưng - mà làm thiên hạ thấy tối mù.

Tại Hoa Kỳ, Tổng thống Barack Obama hành xử như một... Thủ tướng ham đọc báo. Ban tham mưu của ông cho biết rằng Tổng thống biết mọi tin chấn động là nhờ báo chí! Tuần qua, Obama đi thăm một trung tâm của bộ Cựu Chiến Binh tại Phoenix và để nhân sự của các bộ khác giải quyết hay giải thích các vấn đề công vụ nóng hổi. Ông tránh đề cập đến chuyện nóng của thế giới như chiến lược chống quân khủng bố Hồi giáo, hay lời kêu gọi yểm trợ quân sự của Tổng thống Ai Cập, hoặc rủi ro đụng độ quân sự tại Ukraine, v.v....

Mà Tổng thống Mỹ có nói thì cũng thừa vì dư luận lại chú ý đến chuyện khác.

Trông cậy gì ở tương lai khi người lớn “Tam bất” như thế?

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRW1tcFdJbzU2NVUxMnJoRFBneE1YVXZubUU4/view?usp=sharing

…(GDVN) -Cho rằng “Trông cậy gì ở tương lai khi thế hệ trẻ dã man như thế” là vội vàng? hãy đặt vấn đề ngược lại “Trông cậy gì ở tương lai khi người lớn Tam bất như thế"
Sự việc một nhóm học sinh trường PTCS Lý Tự Trọng, Trà Vinh cậy đông đánh bạn ngay trong phòng học đã được phân tích dưới nhiều góc độ. Câu hỏi cần đặt ra sau vụ việc không phải chỉ với nhóm học sinh hư hỗn này mà còn với người lớn, từ các bậc phụ huynh đến những quan chức ngành Giáo dục tỉnh Trà Vinh và những cấp cao hơn, tất nhiên không loại trừ cả các cơ quan chức năng có trách nhiệm liên đới.

Thứ Ba, 17 tháng 3, 2015

Ngày Tàn Cuộc Chiến: Vĩnh Biệt Nha Trang

Sáng 14 tháng 3, tại Cam Ranh, tổng thống Nguyễn Văn Thiệu lệnh cho trung tướng Phạm Văn Phú, tư lệnh Quân đoàn II - Quân khu II triệt thoái các lực lượng QLVNCH khỏi Tây Nguyên. Do thời gian quá gấp gáp, không giữ được bí mật hành quân, tổ chức không chặt chẽ và sai lầm trong việc chọn đường rút quân; phần lớn các lực lượng này bị các sư đoàn 320A, 316 của QĐNDVN truy kích suốt dọc đường số 7 và bị tan rã và thiệt hại đến 75% quân số và phương tiện. Kết thúc chiến dịch Tây Nguyên, Quân lực Việt Nam Cộng hòa gần như mất toàn bộ địa bàn Tây Nguyên (trừ tỉnh Lâm Đồng). Quân đoàn II hầu như không còn binh lực, trừ sư đoàn 6 không quân còn nguyên vẹn tại Phan Rang, liên đoàn 6 biệt động quân và thiết đoàn 19 rút trước nên về được Tuy Hoà, Nha Trang.

Ngày 17 tháng 3, những cố gắng cuối cùng để tái chiếm Ban Mê Thuột của QLVNCH thất bại.

Ngày Tàn Cuộc Chiến: Vĩnh Biệt Nha Trang 

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOVIwRktfZzlCaDF5ZklaaTVZNTVsUGVRcjQw/view?usp=sharing

… Lời người viết : Đây là một hồi ký chiến trường ghi lại những biến chuyển cũng như những giây phút cuối cùng về cuộc di tản của phi đoàn trực thăng 215 Thần Tượng trú đóng tại Nha Trang, Không Đoàn 62 Chiến thuật, cùng với những kỷ niệm của một hoa tiêu trong những tháng năm phục vụ tại thành phố này.
Những chi tiết cũng như tên tuổi trong bài hồi ký này đã được viết lại hoàn toàn trên sự thật, vì thế nếu có gì sai trái thì xin tất cả các Niên Trưởng cũng như các chiến hữu và độc giả tha thứ.
Bài này để tưởng nhớ đến anh Trần Văn Vân, một người bạn thân, một khóa sinh xuất sắc đã tử nạn tại trường bay Fort Hunter, Georgia, trong một phi vụ huấn luyện .

KỊCH CHIẾN TRÊN QUỐC LỘ 1

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzXzhiTjFpNnB1TFBfTDVjMFZESnBQWU9TTnVJ/view?usp=sharing

Kịch chiến trên Quốc lộ 1 đoạn từ Huế đi Đà Nẵng từ 21 đến 23/3/1975:


Ngày 21 tháng 3/1975, Cộng quân tung một trung đoàn đánh vào một số xã thuộc quận Phú Lộc, một quận ở cực Nam Thừa Thiên, có địa hình dọc theo Quốc lộ 1. Để ngăn chận cuộc tấn công của Cộng quân, Bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh đã điều động Trung đoàn 1 Bộ Binh đang ở gần đó đến giải tỏa áp lực của địch quân. Trong ngày này, với sự yểm trợ tối đa của Pháo binh và Không quân, Cộng quân bị đẩy lùi ra khỏi một số vị trí trong một thời gian ngắn, sau đó Cộng quân lại tăng cường lực lượng và tổ chức đợt tấn công thứ hai vào tuyến phòng ngự của ba tiểu đoàn của Trung đoàn Bộ binh này.

Những Người Lính TQLC Cuối Tháng 3 Năm 1975

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTEdyVFU2SEVTaTdrZVJtU3dXc0ZQeGJmWks4/view?usp=sharing

… Định mệnh đem một màu tang thương đến cho SƯ ĐOÀN THỦY QUÂN LỤC CHIẾN.
Trước là LĐ/147/TQLC Bị Bỏ Rơi. Rồi con tàu định mệnh không người lái đã đưa gần
500 người Lính VNCH về dưới lòng đất mẹ tại bãi biển An Dương này và nhiều nhất là Lính Lính Thủy Quân Lục Chiến.

Trong khi đó thì LĐ/ 369 & 258/TQLC
Cũng thê thãm.....Các anh được lệnh phải rút quân từ Quãng Trị & Huế về Đà Nẳng

“Cái chết đã bao vây chúng tôi”

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTE1UNGxramV3VUM5V3RGVHN6all1T3EyUmZz/view?usp=sharing

… Chính quyền Sài Gòn lâm vào tình trạng nguy ngập
Andreas Kohlschütter

Phan Ba dịch từ báo Die Zeit (Thời Báo), số ra ngày 31 tháng Giêng năm 1975

Sài Gòn, trong tháng Giêng
Đó là Tây Ninh trong tháng Giêng 1972: một tỉnh lỵ bụi bặm, có mật độ dân cư quá cao với 40.000 người ở cạnh con đường dẫn sang Campuchia; một cái chợ ồn ào, đầy sức sống nguyên thủy, muôn màu sắc, mà người ta buôn bán và trả giá thật to bằng tiếng Việt ở trên đó; một căn cứ khổng lồ để hỗ trợ cho các chiến dịch tấn công lớn của quân đội Nam Việt Nam, tiến qua bên kia biên giới, trên đất Campuchia, hành quân tới những vùng địch thủ triển khai lực lượng; những đoàn xe tải đạn dài hàng ki-lô-mét, hàng bầy trực thăng, hàng chục cố vấn Mỹ, những người có thể yêu cầu máy bay ném bom B-52 của họ hỗ trợ vào bất cứ lúc nào.

CÔ NHÍP (Cô VC dẫn đầu xe tăng vào SG năm xưa)
Và Vợ tên đặc công Việt Cộng.
Tổng Bí thư Trọng được gì khi thăm Mỹ?

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzS2QzWWg0Q0psS0syVGV6UEtNeU5wUml4RGs4/view?usp=sharing

… Những ai còn ở lại VN sau tháng 4 /75 còn nhớ nhân vật nầy được ca tụng như thế nào- và năm 76 chính cô là tài tử bất đắc dĩ trong cuốn phim về 30/4 của VC, nhưng chỉ vài năm sau đó cô ta đã định cư ở xứ "giẫy chết"

… Tôi nghe ba kể : Tên Việt Cộng bị bắn chết đêm qua, là tên Đặc công muốn ám sát ông Sĩ quan thám báo Tỉnh, chiều đó ông Sĩ quan đi đón con trễ, học trò ùa ra một lát thì ông Sĩ quan tới. Trái lựu đạn tung đúng lúc, nhưng ông Sĩ quan chỉ bị thương. Tội nghiệp bốn đứa trẻ và bà bán hàng rong chết oan, chưa kể có vài người còn trúng miểng, khá nặng. Sau khi thảy trái lựu đạn, tên Đặc công thót lên xe Honda chờ sẳn, mất tiêu.
Ba chép miệng tức tối :
– Giặc ở ngay nách mà mình không hay biết gì hết !
Chuyện ông VC bị bao vây, bị bắn chết… một hai tuần sau lắng xuống. Nhưng từ đó, người ta bắt đầu e dè chị Trúc. Mặc dù chị vẫn được tự do, được ra vào mua bán nhưng cứ mỗi lần chị đi qua là có những ánh mắt căm giận, thương hại, nghi ngờ, sợ sệt, dò xét ngó theo…
Mấy tháng sau, cái bụng của chị u tròn lên, hàng xóm chạy qua nhà mua vải của mẹ nói chị có bầu, có bà còn le lưỡi mỉa mai “Mai mốt xóm mình có thằng VC con, tha hồ ăn lựu đạn !”
… Ngoài ra là khung luật pháp, tức nền tư pháp độc lập, chuyện bản quyền phát minh hay xóa bỏ các rào cản bảo hộ, tức các công ty quốc doanh.

Cuối cùng, chuyến đi này có vẻ là cách Hoa Kỳ vẫn tiếp tục sử dụng con mồi TPP để buộc Việt Nam từng bước thay đổi cơ chế, phía Việt Nam thì dùng con mồi cảng Cam Ranh để làm thế đổi chác với Hoa Kỳ.
Người dân Việt Nam cũng được chiếc ‘bánh vẽ’ tươi đẹp với cảm giác là chính phủ Việt Nam càng lúc càng thân thiện với Hoa Kỳ hơn.




Thứ Hai, 16 tháng 3, 2015

LS. Lê Công Định - Trận đánh Ban Mê Thuột 40 năm trước

LS. Lê Công Định - Trận đánh Ban Mê Thuột 40 năm trước
LS. Lê Công Định
Theo Fb Lê Công Định

Khoảng 2 giờ sáng ngày 10/3/1975, khi Ban Mê Thuột còn đang trong giấc nồng, người dân và binh lính Việt Nam Cộng Hòa bỗng bị đánh thức dậy bằng tiếng pháo kích đinh tai của Cộng quân Bắc Việt. Đó là đợt tấn công khởi đầu các chiến dịch quân sự dẫn đến sự sụp đổ của Quân đoàn 2 nói riêng và toàn bộ Nam Việt nói chung sau đó. Đúng 7 giờ sáng ngày 11/3/1975, Cộng quân bắt đầu nã pháo vào Bộ Tư lịnh Sư đoàn 23 bộ binh, một trong hai sư đoàn chủ lực của Quân đoàn 2.
Đánh vào Ban Mê Thuột, Cộng quân bố trí đội hình tiến công trên 3 hướng, tạo thành 5 mũi tiến công sắc, nhọn: hướng Bắc 2 mũi, hướng Nam 2 mũi, riêng hướng Tây 1 mũi thọc sâu và thẳng vào mục tiêu chính là Sở chỉ huy tiền phương của Sư đoàn 23. Vào 10 giờ 30 phút ngày 11/3/1975, tức sau gần 33 giờ, Ban Mê Thuột thất thủ.

Bắc Việt chọn Ban Mê Thuột đánh trận mở màn vì vị trí này tuy then chốt nhưng được phòng thủ kém nhất sau hàng loạt hành động nghi binh hoàn hảo của Cộng quân khiến các tướng lĩnh Sài Gòn chuyển hướng nghĩ rằng Pleiku phải là mục tiêu tấn công chính. Trước đó một ngày, Thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lịnh Quân đoàn 2, dù đã đến thị sát Ban Mê Thuột, vẫn không hề ngờ rằng mối đe dọa bị tấn công sẽ trở thành sự thật khốc liệt chôn vùi binh nghiệp của ông chỉ vài giờ sau.
Trên phương diện nghệ thuật quân sự đây là một trong những trận đánh đẹp và hiểm hóc bậc nhất của lịch sử thế giới hiện đại, bởi chiếm Ban Mê Thuột đã tạo ra đột biến về chiến lược, làm sụp đổ toàn bộ Tây Nguyên, vốn là địa bàn quân sự đặc biệt quan trọng đối với cả Nam phần. Trên thực tế, mất Tây Nguyên toàn hệ thống phòng ngự chiến lược của quân đội Sài Gòn bị chia cắt và rối loạn.
Sau 40 năm, trận Ban Mê Thuột đã đi vào dĩ vãng, nhưng bài học của nó vẫn nguyên vẹn như ngày nào: phòng thủ Tây Nguyên là điều tối quan trọng trong chiến lược quốc phòng nói chung của đất nước. Sự xâm chiếm của kẻ thù ngày nay không nhất thiết lộ liễu bằng quân đội. Thoạt đầu là kế hoạch ảnh hưởng và chi phối về kinh tế, kế đến là sự thâm nhập và bám trụ của một đội ngũ nhân lực ngày càng đông, sau đó là hành động gây rối loạn xã hội và nhân tâm. Đến thời điểm cần thiết, một đạo quân xuất hiện từ phía biên giới, xuất kỳ bất ý chiếm giữ Tây Nguyên bằng vũ lực, chia cắt hoàn toàn Nam Phần trong tầm tay.

Nhắc chuyện xưa không chỉ đơn thuần ôn cố, mà còn nhằm tri tân. Đánh nhau trong nhà, giết hại và hạ nhục anh em mình thì hả hê, dương dương tự đắc. Vài mươi năm sau, đối diện kẻ thù bên ngoài thì sợ hãi đến mức hèn hạ, chỉ trơ mắt nhìn đất đai và hải đảo từng bước rơi vào tay bọn cướp. Một quân đội từng tự hào bách chiến, bách thắng thuở nào, thấm nhuần nghệ thuật quân sự sau bao năm chinh chiến, chẳng lẽ giờ đây chỉ còn biết đấu võ mồm thôi? Mới tổ chức lễ hội kỷ niệm chiến thắng Đống Đa đại phá quân Thanh của vua Quang Trung, chẳng lẽ lại quên soi gương tiền nhân để còn biết tự hổ thẹn? Ông bà ta có câu “khôn nhà dại chợ” thật đầy ý nghĩa!

Bài phóng sự ngày 16 tháng 3-1975 trên Chính Luận Sài Gòn : Hoàng hôn chụp xuống Pleiku

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNVdnck93XzVfSVEyMWlaSkxPeExNN3lSQ1V3/view?usp=sharing

… Sau Khi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II Di Tản Về Nha Trang, Hoàng hôn chụp xuống Pleiku, Phố Xá Tràn Ngập Người: Trẻ, Già, Lớn, Bé Không Biết Đi Đâu

BANMÊTHUỘT, THÀNH PHỐ BỎ NGỎ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZm0yYXNycGszaXUtbWp6cnlYX1ZyYzAxMEdB/view?usp=sharing

… Trung tâm thành phố và khu chợ bị cháy, dân chúng đổ xô nhau chạy tán loạn, nhóm chạy băng qua đường Tôn thất Thuyết, xuống suối Đốc Học, để đến Trường Tiểu Học Nguyễn Du, đối diện Dân Y Viện Banmêthuột, mong thoát khỏi thị xã bằng ngã cửa Nam thành phố, (nếu họ có thể vượt được vòng vây của Cộng quân đang bắn phá khu tư dinh tỉnh trưởng và Ty Ngân Khố). Nhóm khác, băng qua đường Quang Trung, chạy bọc sau Ciné Lo Do và dãy phố đồ gổ trên đường Y Jut để đến đường Phan bội Châu, lần về hưóng Trường Trung học Tỉnh Hạt (trường Bán công củ). Tại đường Phan bội Châu, 4 chiếc T54 đang án ngữ khu vực từ ngả 4 Phan Bội Châu - Nguyễn tri Phương đến nhà sách Văn Hoa trên đường Phan bội Châu. Thực sự lúc đó người ta không biết được T54 hay M113 của Thiết doàn 8, nhưng trong những người chạy loạn, có những sĩ quan lạc ngủ, đã hướng dẫn dân chúng chạy theo lối họ nhìn. Đòan người theo Phan bội Châu chạy đến Tôn Thất Thuyết, rồi theo Tôn thất Thuyết chạy đến đường Hòang Diệu Nguyễn thái Học. Từ ngã 4 Hoàng Diệu - Tôn thất Thuyết chạy dài đến Hoàng Diệu Nguyễn tri Phương, dân chúng tụ tập 2 bên đường nhìn về hướng Bộ Tư Lệnh Sư doàn 23 B binh như trông chờ 1 điều gì, trên bầu trời bộ tư lệnh, 2 chiếc máy bay trinh sát L19 vẫn quần quanh trên đầu Bộ Tư Lệnh, và đạn phòng không 37 ly hoặc 12 ly 7 của Cộng quân từ hướng Bandon (hướng tây thị xã) bắn lên đan chéo quanh 2 chiếc L19 như những bông dù làm thành 1 võng lưới, nhưng không 1 chiếc L19 nào trúng đạn.

BANMÊTHUỘT THẤT THỦ:
CÂU CHUYỆN BÊN LỀ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUFpCSlkySHptRFpFOXFoUXhDMjhnWmNudlNV/view?usp=sharing

… Banmêthuột thất thủ là việc không ngờ được hay không thể nào, đối với những dân đinh của thị xã này. Về phía Quân, Cán Chính của tỉnh Darlắc, họ cũng không chấp nhận nỗi sự thất bại nhanh chóng của các lực lượng phòng thủ như Tiểu Khu, Hậu cứ Bộ Tư lệnh Sư Đoàn 23 BB hay Bộ Chỉ Huy Cảnh Sát Quốc Gia Tỉnh. Và vì vậy, người ta vẫn còn hy vọng quân đội sẽ đến giải tỏa, chỉ là nhanh hay chậm mà thôi.

Tin tức về Liên Đoàn 21 Biệt Động Quân vẫn còn chiến đấu ở vòng đai mặt Bắc thị Xã, Xã Đạt Lý, và hai Trung Đoàn Bộ Binh 44, 45 của Sư Đoàn 23 đã đổ xuống Quận Phước An.

Tin đồn 2 Tiểu đoàn Nhảy Dù đã đổ xuống Chi Khu Khanh Dương đang tiến về Chi Khu Phước An . . . Và cho đến lúc nhận được tin Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II di tản về Nha Trang, lúc đó tâm trạng của họ thực sự đã rơi vào cảnh bi thảm đầy tuyệt vọng !

BANMÊTHUỘT
NHỮNG NGÀY ÐẦU TRONG TAY CỘNG QUÂN 

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdUxJNG41V2NjeERuMV9CdjZrLVdqUEhnTmVN/view?usp=sharing

… Sau khi Cộng quân làm chủ thành phố Banmêthuột, nhiều rất nhiều những chuyện thật khôi hài, nhưng lại rất thật đã xày ra trên thành phố này. Không hiểu sau này, khi con, cháu, em út tôi lớn lên, đọc lại những điều tôi viết ở đây, chúng có tin được hay không, vì bây giờ đã là năm 1975, chỉ còn 25 năm nữa là hết thế kỷ thứ 20, thế giới loài người đang ở vào giai đoạn mà khoa học kỷ thuật đang tiến bộ cực thịnh, con người đã lên tận mặt trăng, và những cán bộ Cộng sản vẫn huyênh hoang vổ ngực "Xã hội chủ nghĩa là ưu việt, là đỉnh cao trí tuệ của loài người, là lương tâm của thời đại". Tôi cũng mong mỏi trong thế hệ trẻ mai sau, những người mà xã hội miền Bắc ưu đãi, có cơ hội, hoặc đã từng được du học, hay sẽ được du học ở các nước Cộng sản khác, nhìn lại xã hội miền Bắc từ 1954 đến 1975, tình trạng sinh hoạt và dân trí của miền Bắc, so sánh với xã hi của các nước mà họ đã, đang được du học, cũng như so sánh với xã hội miền Nam, dầu là với thành phố Banmêthuột nhỏ bé này, đễ thực sự nhìn rõ trình độ, dân trí của xã hội miền Bắc và hiểu rõ cái khốn khổ của những người dân Bắc.

Thứ Bảy, 14 tháng 3, 2015

CUỘC HỌP TẠI CAM RANH NGÀY 14-3-1975


CUỘC HỌP TẠI CAM RANH NGÀY 14-3-1975 – Bùi Anh Trinh

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzV2hWcnctQ2ZQa3ZGVzlVRkVpdWFXWm90VkpV/view?usp=sharing

… Năm 1975, ngày 14-3, Tướng Thiệu cùng Tướng Khiêm, Tướng Viên và Tướng Quang đi cùng một chuyến máy bay, bay đi Đà Lạt để đánh lạc hướng theo dõi của CIA rồi mới đáp xuống Cam Ranh. Trong khi đó Tướng Phú cũng đánh lạc hướng theo dõi bằng cách bay từ Pleiku xuống Quy Nhơn rồi mới bay vào Cam Ranh.
Từ 11 giờ 30 sáng đến 1 giờ trưa, 5 ông Tướng họp mật trong một dinh thự bỏ trống giữa Căn cứ quân sự Cam Ranh. Kết quả của cuộc họp là Tướng Phú nhận được lệnh rút quân chủ lực và toàn bộ vũ khí hạng nặng ra khỏi Cao nguyên Pleiku-Kontum. ( Phạm Huấn, Cuộc Triệt Thoái Cao Nguyên ).

TẠI SAO LẠI BỎ PLEIKU, KONTUM ? – Bùi Anh Trinh

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUVJRa3lXZFF3WGg2bVNud2h0MDkzeFRGeldj/view?usp=sharing

… Tài liệu của CIA : “Từ cuối tháng 12-1973 đến đầu tháng Giêng 1974 Tướng John Murray và ban tham mưu của ông đã làm việc ngày đêm để cố gắng tìm đáp số cho bài toán viện trợ quân sự. Nhưng mỗi lần họ tìm ra một giải pháp để giải quyết vấn đề thì lại phát sinh một vấn đề khác mà kết quả cũng chỉ đưa tới bí lối” ( Frank Snepp, Decent Interval, trang 95 ).
Cũng theo Frank Snepp, ngày 16-8-1974, John Murray họp buổi họp chót với Tướng Cao Văn Viên, Tổng tham mưu trưởng; Tướng Đồng Văn Khuyên, Tổng cục trưởng Tổng cục Tiếp vận và một số tướng lãnh của Bộ TTM. John Murray khuyên Tướng Viên nên liệu cơm gắp mắm, gấp rút lên kế hoạch sẵn sàng bỏ Vùng 1, Vùng 2, và cả Vùng 3 để về cố thủ Vùng 4. Tuy nhiên “Tướng Viên lẫn Tướng Khuyên đều nói rằng lên kế hoạch về quân sự thì được, nhưng về mặt chính trị thì không thể nào thi hành nổi”. Sau bổi họp này thì John Murray giải ngũ, trở về Hoa Kỳ.
Theo Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, Bộ trưởng Bộ kế hoạch của VNCH thì ông đã tình cờ trông thấy bản kế hoạch “cắt đất theo lượng viện trợ” của Murray nằm trên bàn của Tổng thống Thiệu vào tháng 5 năm 1974, nghĩa là 2 tháng trước khi Nixon từ chức. Như vậy Murray chính là tác giả của kế hoạch bỏ Vùng 1, Vùng 2 vào năm 1975, một kế hoạch mà cho tới 39 năm sau người ta vẫn cho là sáng kiến ( tối kiến ) của Nguyễn Văn Thiệu.

hoànglonghải – Cái hòm thiếc

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcm9ZaWRmWW9JMVBrWUhfSTRPeDYwdUt3WVV3/view?usp=sharing

… Gần cuối tháng Tư/ 1972, từ miền Tây, tôi trốn phép về thăm nhà. Vừa gặp nhau, vợ tôi nói ngay:
-“Anh L. vừa từ Đà Nẵng gọi về. Anh ấy nói tình hình Quảng Trị không êm, Việt Cộng đã vượt Bến Hải, không chắc giữ được Quảng Trị. Anh ra ngoài ấy đi.”
Nếu Quảng Trị chạy loạn thì nhiều khó khăn lắm. Gia đình tôi, bên ngoại và gia đình nội ngoại bên vợ tôi đều là dân Quảng Trị cả. Không biết bà con chạy cách nào, chạy đi đâu.

Thứ Sáu, 13 tháng 3, 2015

Ngày 13 tháng 3 năm 1975

Ngày 13 tháng 3 năm 1975

Trích Trận Ban Mê Thuột tháng 3-1975
Trọng Đạt

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaTMwb1pFZXBRMlZqbTRiTkV2SW5YejZMODF3/view?usp=sharing

… Ngày 13/3 Trung đoàn 45 tiến về Ban Mê Thuột bị chận đánh cầm chân tại vòng đai thị xã, Liên đoàn 21 Biệt động quân bị đánh rút ra khỏi phi trường L19, cuộc trực thăng vận Trung đoàn 44 bị hủy bỏ, pháo binh chỉ còn hai khẩu 105 ở Phước An, không quân gặp nhiều khó khăn vì BV xử dụng hoả tiễn tầm nhiệt SA-7. Ngày 15/3 Tổng thống Thiệu hủy bỏ kế hoạch tái chiếm và cho lệnh rút khỏi Phước An. Trung đoàn trưởng Trung đoàn 44 thất vọng nói “ không có một tia hy vọng nào giải cứu Ban Mê Thuột”. Cuộc phản công tái chiếm Ban Mê Thuột thất bại vì ta không đủ lực lượng vả lại các đường dẫn vào Ban Mê Thuột đã bị cắt hết.

Những diễn biến trước ngày mất Ðà Nẵng 

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWmRVSTRieW1KUWZxQUdFb0pJcUFtM3Bva3Zn/view?usp=sharing

… Ngày 13 tháng 3 năm 1975 : Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu chỉ thị cho Trung Tướng Ngô Quang Trưởng chuẩn bị cho rút sư đoàn nhảy dù về Sài gòn.

Hãy Ngủ Yên Đà Nẵng Của Tôi Ơi

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUk1hd3hLcm5iY0FaVkZYb0hUYjJZYkxIVDU4/view?usp=sharing

Trần Trung Ðạo


Tôi viết bài thơ gởi về Đà Nẵng
Có còn chăng thành phố của bao giờ
Thuở học trò tôi viết mộng thành thơ
Thơ tôi đấy, sao buồn hơn nước mắt.
(Thơ Trần Trung Đạo)

Tôi viết về nhiều nơi, những nơi tôi đã đi qua và cả những nơi tôi một lần đặt chân đến. Tôi viết về Sài Gòn và những ngày bão lửa 75, về Hội An và những mùa lá đổ trước sân chùa, về khu kinh tế mới Đồng Xoài và những nơi mùa Xuân không còn trở lại. Nhưng, ngoại trừ những dòng thơ của tuổi học trò nhiều sáo ngữ, mãi đến hôm nay tôi mới viết riêng một bài về Đà Nẵng. Tại sao? Đơn giản chỉ vì tôi muốn giữ riêng cho tôi trong giấc mơ về một thành phố dấu yêu, về những con đường hoa phượng đỏ và một thuở hoa niên đầy kỷ niệm.

Nơi chốn của “Nhất”

Ngày: 13 / 03 / 2015
Tuấn Khanh - 11 Mar 2015

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzczZkby1iVlRNTXJ2WXNieHVZNjE5cGhBNk5z/view?usp=sharing

… Năm năm nữa, bắt đầu từ hôm nay, tượng phật Thích Ca cao nhất thế giới sẽ được xây tại An Giang, Việt Nam. Tượng dự trù cao 81m, được khắc vào núi Sam. Theo lời mô tả trong lễ khởi công ngày 5/3, thì đây “là cơ hội để ngành du lịch tỉnh An Giang thu hút nhiều hơn nữa du khách gần xa, đưa thành phố Châu Đốc phát triển xứng tầm với tiềm năng và trở thành trung tâm thương mại, du lịch quan trọng của tỉnh An Giang”.

Một cái tát vào nền giáo dục

Đăng Bởi Một Thế Giới - 07:17 13-03-2015

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZExwNUZabHE1ODNuT0hqbmpRbUZlOTNsQ0Y0/view?usp=sharing

…... Những đứa trẻ khác trong lớp, trong đó có cả con trai, liệng cả chồng ghế nhựa vào đầu bạn. Cô bé bị đánh chúi nhủi trong một kẹt bàn góc phòng, đưa hai tay lên ôm lấy đầu, che mặt, khóc lóc thảm thiết mà không ngăn được cả đám học sinh đang xúm vào đánh hội đồng.
Tiếng khóc xé lòng của đứa trẻ bị đánh khiến bất kỳ người phụ nữ nào đang có con đi học đều thắt ruột đau đớn: Nếu đó là con mình thì sao?

Vì sao nhiều cổ tục đang biến thành hủ tục? 

Quan chức nên 'nhạy cảm' khi đi lễ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSmRXb2FMeDU5VVE3Z09takxhWWRlZ1F6RTlB/view?usp=sharing

… Như báo chí phản ánh nhiều năm gần, đây, lễ hội đền Trần năm nào cũng có các quan chức tham dự. Tôi cũng không rõ họ đến với tư cách cá nhân, hay được mời đến trên cương vị đang đảm nhiệm... Quan chức nhà mình cũng nên nhạy cảm trong chuyện này.
Tuần Việt Nam tiếp tục cuộc trò chuyện với ông Nguyễn Quốc Tuấn, Viện trưởng Viện nghiên cứu tôn giáo và ông Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn văn hóa tín ngưỡng Việt Nam.

Thứ Năm, 12 tháng 3, 2015

Tưởng Năng Tiến - Chuyện Riêng Của Chúng Tôi & Những Anh Hàng Xóm


Tưởng Năng Tiến - Chuyện Riêng Của Chúng Tôi & Những Anh Hàng Xóm

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWDJ2RnBmUHBOTUpnY2ZaWlp4NjY0eVE2MGFJ/view?usp=sharing

… Trong gia đình chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh thì để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gõ cửa đòi xen vào chuyện riêng của gia đình chúng tôi.
Tôn Nữ Thị Ninh
Đèn Cù II phát hành cuối tháng 11 năm 2014. Tôi muốn đọc quá nhưng không thể đặt mua. Gửi thư cầu cứu Đinh Quang Anh Thái, nhận được hồi đáp (vô cùng) hứa hẹn: “Cứ yên tâm, sẽ nhận được sách trong thời gian ngắn nhất.”
Tôi “tưởng” thiệt nên mượn địa chỉ văn phòng của một cơ quan thiện nguyện ở Phnom Penh gửi ngay cho ông bạn (vàng) đầy thiện tâm và thiện chí. Chờ dài cổ cũng chả thấy sách vở gì ráo trọi mới vỡ lẽ là mình đã ... “trao duyên lầm tướng cướp!”

Xưa các cụ làm chuẩn, nay ta khôi phục lệch lạc
Vì sao nhiều cổ tục đang biến thành hủ tục?

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaDJMS0VoVHgyZUx2eXRMMXlMNTFIb0N2RERN/view?usp=sharing

… Ông Nguyễn Quốc Tuấn: Để trả lời đầy đủ, rốt ráo câu hỏi này thì không thể chỉ gói trong một cuộc trò chuyện.
Theo thống kê, gần 8.000 lễ hội đã được phục hồi và hình thành mới, được quan tâm nhiều nhất là lễ hội dân gian. Việc phục hồi những lễ hội này được bắt đầu từ những năm đầu thập niên 80 thế kỷ trước. Đây là một dấu hiệu tốt, tích cực, là cách quay trở về với truyền thống văn hóa tốt đẹp. Tuy nhiên, giữa các vùng miền lại có những khác biệt.

Nếu như miền Bắc quãng thời gian từ năm 1954 cho đến đầu những năm 1980 hầu như không tồn tại các hoạt động thực hành tín ngưỡng nữa thì trong khoảng thời gian đó, trong miền Trung và miền Nam vẫn duy trì. Chính sự khác biệt này đã khiến cho những hoạt động lễ hội ở ba miền có những diễn biến không giống nhau.

Việt Nam vắng bóng trong bảng xếp hạng đại học thế giới

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRTZYR0lpSEZVQ1Z3cVNHb1hXVGY3aW9Ddk9F/view?usp=sharing

… Việt Nam vắng bóng trong tốp 100 trường đại học hàng đầu thế giới. Châu Á khiêm tốn khi có 5 trường đại học lọt vào top 50.
Tạp chí uy tín về giáo dục đại học Times Higher Education đã công bố bảng xếp hạng 100 trường đại học hàng đầu thế giới.

Trông cậy gì ở tương lai khi thế hệ trẻ dã man như thế?

Giáo dục ››
12/03/2015 10:49 GMT+7
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzN3Q5SjJ6b0ZOUmxDTWJuTWtLV1BRTUNvMEdr/view?usp=sharing
… Từ sự việc nữ sinh Trà Vinh bị bạn đánh dã man, các báo đã nhìn rộng hơn về hiện tượng bạo lực học đường.
Clip trên chỉ như nhỏ thêm một giọt nước nhỏ vào sự hoang mang, lo sợ về tình trạng bạo lực học đường đã được cảnh báo lây nay. Còn trên thực tế, chúng ta đã chứng kiến không ít vụ bạo lực học đường có mức độ ghê gớm không kém như lột đồ, đánh bạn đến thâm tím mặt mày… cho đến những trường hợp mất mạng từ những mâu thuẫn học đường.
Nhưng chưa bao giờ mức độ tàn bạo, ra đòn với thái độ vô cảm, tàn nhẫn được các em thể hiện bình thản như bây giờ. Phần ác trong con người các em như đang được bùng nổ với một sự công khai, nhởn nhơ và đầy thách thức.

Cà phê, hoa màu Tây nguyên gặp hạn nặng.
Đồng bằng sông Cửu Long khẩn trương chống hạn, mặn
Đồng bằng sông Cửu Long: Cá tra chết trắng, người nuôi bị dồn vào chân tường














Lễ hội cà-phê Ban mê Thuột 2015

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzYmlGdDNVeWFRU1dyREJrU1ZPbUdlNEx1Ukxj/view?usp=sharing
…(10-03-2015)
Chết liên tục, chết kéo dài bất chấp các loại thuốc và sự can thiệp của các “thầy thuốc”, thậm chí nhiều ao nuôi bị chết hoàn toàn. Tình trạng cá tra chết kỷ lục này đã và đang dồn đẩy nông dân ĐBSCL vào thế chân tường khi theo dự báo khả năng tăng giá bán trong năm 2015 cũng là rất nhỏ.

Phân Tích của WSJ về Đảng Cộng Sản Trung Quốc

(GNA: Bài viết rất quan trọng về Đảng Cộng Sản Trung Quốc của một học giả nổi tiếng của Brookings Institution. )

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSUh5RWtsWkVJLU5VNXVkUzlnYkY1cWJkUTdB/view?usp=sharing

… David Shambaugh – Wall Street Journal – 6 Mar 2015
Sự tan vỡ đang tới của Trung Quốc
Ván bài cuối của chế độ cộng sản ở Trung Quốc đã bắt đầu, và các biện pháp tàn nhẫn của Tập Cận Bình chỉ đưa quốc gia này tới gần điểm tan vỡ hơn…

Thứ Tư, 11 tháng 3, 2015

PHỐ NÚI BUỒN KHÔNG

PHỐ NÚI BUỒN KHÔNG

Tháng Ba phố núi buồn không
Hay đem giọt lệ thả dòng suối khô
Lá rừng rụng xuống phủ mồ
Giày Saut, áo trận điểm tô sơn hà
Sao thầy cô bạn khóc òa
Sân trường lặng lẽ tìm tà áo em
Nghe trong đạn pháo nửa đêm
Hoa Xuân vừa đến bên thềm tả tơi
Hỗn mang một cõi đất trời
Nước non biến loạn Ngày Mười Tháng Ba
Khuya em lạc mẹ mất cha
Sau lưng khói lửa nhạt nhòa tuổi thơ
Bên đường bom đạn tình cờ
Con ôm vú mẹ đâu ngờ tử sinh
Ngày tàn một cuộc chiến chinh
Sắc lan tím thẫm trăm nghìn thẳm sâu
Địu con lên rẫy lệ sầu
Suối rừng nghiêng ngả trong bầu hồ lô
Núi ơi khóc vạn nấm mồ
Sương mù trắng xóa khăn sô một đời
Tháng Ba ai khóc cho người
Khóc cho non nước một trời tang thương

Như Thương
(Viết để nhớ ngày mất Banmê 10/3/75)


Tùy bút Thị trấn cà phê hoa được viết vào tháng 3-75 và được đăng trên Tạp chí Thời Tập số phát hành vào tháng tư năm 1975. Số báo mang chủ đề Văn chương trước tình thế mới , không phát hành rộng rãi kịp. Chỉ có một số người may mắn có được. Nó được xem là số báo cuối cùng của miền Nam.

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUDlZT0FTMVhGRHlpVE4zbThPZDdoajJIbFN3/view?usp=sharing

…Trong hoàn cảnh giao thời đó, ở Bắc Mỹ, Thư Quán Bản Thảo ra mắt tháng 10-2001, Trần Hoài Thư phụ trách với sự hợp tác của thân hữu đã ra các số đặc biệt về văn-học miền Nam, về các nhà văn Y Uyên, Nguyễn Nghiệp Nhượng, Nguyễn Bắc Sơn, Võ Hồng, Dương Nghiễm Mậu, Lâm Hảo Dũng, Lâm Vị Thủy, Trần Dzạ Lữ, Doãn Dân, Nguyễn Nho Sa Mạc, Nguyễn Đức Sơn, Khoa Hữu, Nh. Tay Ngàn, dịch giả Phùng Thăng, các nhà văn nữ,… và về các tạp-chí/nhóm Ý Thức, Bách Khoa, Sáng Tạo, Khởi Hành, Vấn Đề, v.v. Cùng lúc, Thư Ấn Quán xuất-bản theo hình-thức book-on-demand, nhiều tuyển tập thơ văn miền Nam, xuất và tái bản các tác-phẩm của nhà văn thơ trẻ thời cuối thập niên 1960 và đầu 1970 như Lữ Quỳnh, Khuất Đẩu, Nguyễn Thanh Châu, Từ Thế Mộng, Phạm Cao Hoàng, Lê Văn Thiện, Linh Phương, Nguyễn Lệ Uyên, Nguyễn Bắc Sơn, Hoài Khanh, Đặng Tiến, Đặng Kim Côn, Nguyễn Thanh Châu, Hạc Thành Hoa, Hoàng Ziang Duy,v.v.; đặc-biệt là tập tiểu-thuyết về chiến-tranh thời kháng chiến của Nguyễn Thị Thanh Sâm (Cõi Đá Vàng, 2011).
Ở trong nước, lý luận thay đổi và ngôn-ngữ sử-dụng cũng đã thay đổi theo thời. Những từ "Ngụy, Mỹ Ngụy, bù nhìn, thực dân mới, v.v." dần mất trong diễn văn chính thức, chỉ sử-dụng khi cần cảnh cáo hay lo sợ phản-kháng. "Thực dân" Mỹ cũng trở thành bạn làm ăn, trao đổi thương mại và gần đây, phao quân sự! Tựa sách của nhà lý luận cộng-sản Trần Trọng Đăng Đàn nói trong phần đầu bài này được đổi từ Văn-học Thực dân mới Mỹ ở Miền Nam ra Văn-hóa Văn nghệ Nam Viêt Nam, 1954-1975 khi tái bản năm 1993 và 2000 một cách … "nhẹ nhàng"!
Trích từ:
http://damau.org/archives/35749
http://damau.org/archives/35752

Sắt và máu 

Sunday, December 07, 2014 2:31:17 PM
Tạp ghi Huy Phương

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMVR2OVBWZTVHS0dkSGg0U0xUUTQ1bHhuYW1F/view?usp=sharing
… Người ta gọi cờ của Cộng Sản Việt Nam là lá cờ máu, mà không phải chỉ Việt Nam, các nước Cộng Sản trên thế giới đều có lá cờ nền đỏ, từ Liên Bang Xô Viết, Trung Cộng, Bắc Hàn hay Cuba.

Một Góc Nhìn Khác Về Sự Đa Dạng Của Văn Hóa “Không Định Hướng”

CÁC “PHÊ PHÁN VĂN HỌC” (Thời VNCH)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcFhMdUtOTkFTdk9OcVg0YTV1T2Z4cEduOUE4/view?usp=sharing

… Nếu nói rằng chế độ Việt Nam Cộng Hòa khởi đầu từ sau khi Hiệp Ðịnh Genève (1954) được ký kết cho đến khi Miền Nam Việt Nam bị VC cưỡng chiếm (30-4-1975), thì đã gần 21 năm… Nhìn lại với thời gian này, so với hiện tại thì người dân Miền Nam được hưởng cảnh tự do, dân chủ một cách thực sự… không như hiện nay đã bị khóa chặt bởi ý thức hệ “xã hội chủ nghĩa” khiến người cầm bút bị bắt buộc theo một định hướng được “đảng” đề ra.

Trần Hoài Thư - Ban Mê Thuột ngày đầu ngày cuối

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzYTl4aUozSnpSMkQ0bnR2Z01ldEM5YmNVbWVN/view?usp=sharing

… Đây là một câu truyện được xây dựng từ những dữ kiện có thật theo lời kể của cựu thiếu úy trinh sát trung đoàn 45/SĐ23B và cũng là người bạn cùng một Sư đoàn, Nguyễn Lương Sơn. Tác giả mong được nói lên phần nào về một biến cố lịch sử mà những người lính vô danh VNCH đã là những chứng nhân, và hơn nữa đã tham dự thật sự vào, bằng máu, nước mắt, kiêu hãnh và tủi nhục trong những ngày oan nghiệt nhất của lịch sử đất nước từ ngày đầu tiên 10/3 đến ngày cuối cùng 17/3/75 tại Ban Mê Thuột.

Thứ Ba, 10 tháng 3, 2015

Trận đánh Phi Trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột và những Khúc Bi Tráng cuối đời chiến binh


Trận đánh Phi Trường Phụng Dực, Ban Mê Thuột và những Khúc Bi Tráng cuối đời chiến binh

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZVdCcWt5TE1ENW53TDduS20zek9BNHowTkdR/view?usp=sharing

…8 giờ sáng ngày 11.03.1975
Giờ phút của định mệnh, và cũng là khởi đầu ngày thứ hai, trong trận đánh quyết định giữa hai miền Nam Bắc 1975. Chiến trường Ban Mê Thuột coi như kết thúc với sự tràn ngập của Bắc quân !
Nhưng tại mặt trận phi trường Phụng Dực, cách Ban Mê Thuột khoảng 8 km về phía đông, 1 Trung Đoàn của Sư Đoàn 23 BB, Trung Đoàn 53 BB vẫn tiếp tục chiến đấu thêm một tuần lễ nữa. Chiến đấu dũng mãnh, dai dẳng, phi thường . . . cho đến những người lính cuối cùng và những viên đạn cuối cùng được bắn đi !
Đó là một huyền thoại trong cuộc chiến đấu chống Cộng thần thánh nhất của Quân Dân miền Nam Việt Nam. Đó cũng là biểu tượng tinh thần gang thép, sắt đá của người chiến sĩ QLVNCH.

Mặt Trận Khánh Dương
Từ 19/3/1975 đến 2/4/1975

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRUJhNkExdFphckZQWDdMcWQzc09KQWFhekdV/view?usp=sharing
… Khánh Dương là một thị trấn nhỏ, nằm ở độ cao khoảng 1,000 met, cạnh Quốc Lộ 21, nối liền vùng cao nguyên Ban Mê Thuột với vùng duyên hải Tỉnh Khánh Hòa, cách QL 1 khoảng 60 km. Khánh Dương là vùng đất đồi núi trong khung cảnh thiên nhiên bao quanh bởi những khu rừng già thật hùng vĩ, như che chở sự sống bình yên cho những người dân di cư trú ngụ từ bốn phương trời. Hầu hết, họ là những gia đình quân nhân di hành theo bước quân ngũ đến đây lập nghiệp sinh sống. Quanh Khánh Dương là những bản Thượng có nhiều sắc dân thiểu số hiền hòa sinh sống.
Cách Khánh Dương về hướng Đông dọc theo quốc lộ I không bao xa, núi Đá Bia nằm trên Đèo Cả thuộc Phú Yên, sừng sửng khối đá lớn trông như tạc hình ảnh mẹ bồng con đứng nhìn ra biển gọi là hòn Vọng Phu, hay còn gọi là núi Mẹ Bồng Con.( Sự tích Hòn Vọng Phu dựa theo câu truyện dân gian: Trong thời tao lọan, có hai anh em ruột vì chạy giặc phải ly tán từ thuở nhỏ. Khi chàng trai và cô gái gặp nhau vì không nhận ra nhau nên thương yêu nhau và kết duyên vợ chồng, sinh hạ được đứa con, ăn ở với nhau rất hạnh phúc. Thế rồi một ngày, người chồng gội đầu cho vợ, thấy có vết sẹo, lần mò câu chuyện, người chồng mới vỡ lẽ vết sẹo đó do chính chàng gây ra cho cô em gái từ thuở nhỏ. Người chồng đau khổ, ân hận, không dám nói cho vợ biết, lặng lẽ ra đi. Biệt tăm chàng, người vợ thương nhớ chồng, ôm con lên núi đứng chờ cho đến khi hóa đá)

Cuộc Rút Quân Trên Đường Số 7 Ngày 17 Tháng 3 Năm 1975 và những hệ lụy sau đó
Phạm Bá Hoa

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOVlNUXBtaFhES0NrM3V5V1FxcEEtSDJ2TElF/view?usp=sharing

… Ngày 14/3/1975, một buổi họp quan trọng tại Cam Ranh dưới quyền chủ tọa của Tổng Thống, nhưng người bạn tôi ở Phủ Thủ Tướng không rõ nội dung mà chỉ áng chừng là vạch kế hoạch phản công chiếm lại Ban Mê Thuột. Rất tiếc là Trung Tướng Đồng Văn Khuyên chưa về, nên tôi với Đại Tá Phạm Kỳ Loan không biết gì hơn.

Ngày 15/3/1975, ngay đầu giờ buổi làm chiều, điện thoại reo:
- Đại Tá Hoa tôi nghe -
- Có ai ngồi gần anh không? -
- Dạ không, thưa Đại Tướng -
Đó là Đại Tướng Cao Văn Viên. Ông tiếp:
- Tuyệt đối là anh không cho ai biết lệnh này ngoài những sĩ quan trách nhiệm thi hành -
- Vâng, tôi rõ thưa Đại Tướng -
- Tổng Cục Tiếp Vận có bao nhiêu phi cơ vận tải C.130 khả dụng? -
- Thông thường thì sử dụng 2 hoặc 3 chiếc, nhưng trường hợp tối cần thiết có thể sử dụng được 8 hoặc 9 chiếc. Nhưng tôi sẽ hỏi bên Không Quân và sẽ trình lại Đại Tướng con số chính xác hơn, thưa Đại Tướng -
- Thôi được. Điều cần thiết là anh phải sử dụng tối đa vì đây là nhu cầu khẩn cấp. Anh liên lạc ngay với Quân Đoàn II, xem họ cần bao nhiêu chiếc thì cho họ bấy nhiêu, còn sử dụng vào công tác gì thì tùy họ. Nhiệm vụ kể từ ngày mai. Anh rõ chưa? -
- Thưa Đại Tướng, tôi rõ -
- Phần anh, anh chuyển các quân dụng đắt tiền ra khỏi Pleiku và muốn đem về đâu thì tùy anh-
- Vâng. Tôi thi hành, thưa Đại Tướng –

Những giờ phút sau cùng của Quân Đoàn II

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzM0ZIeklVUUpGQUxnbnNUSUpKSTZnRExnZF9V/view?usp=sharing

…3/1975 - Kể từ khi Bộ Tư lệnh Quân Đoàn 2 thực hiện lệnh của Tổng thống Thiệu triệt thoái lực lượng khỏi hai tỉnh Kontum, Pleiku vào giữa tháng 3/1975, tình hình chiến sự tại Bình Định trở nên nghiêm trọng. Cộng quân đã gia tăng áp lực tại nhiều quận của tỉnh này. Cuối cùng, để bảo toàn lực lượng, SĐ 22 BB và các đơn vị đồn trú tại tỉnh Bình Định đã phải rút khỏi Qui Nhơn trong những ngày cuối tháng 3/1975.
Ngày 31/3/1975, trong khi tình hình tại Khánh Dương vô cùng nguy ngập, CSBV bắt đầu tấn chiếm các quận lỵ của tỉnh Bình Định. Tại Qui Nhơn, SĐ 3 CSBV đã chiếm nhiều vị trí trọng yếu trong thành phố, trong đó có hải cảng. Lực lượng Sư đoàn 22 BB với TRĐ 41 BB và TRĐ 42 BB đã nổ lực mở cuộc phản kích với sự yểm trợ hỏa lực hải pháo từ tàu Hải Quân ở ngoài biển nên địch quân bị đánh bật ra khỏi khu ven bờ biển. Vùng kiểm soát của lực lượng VNCH được mở một khoảng rộng dài chừng 6 km về phía nam, để tạo an ninh cho tàu Hải Quân cập bến đón các đơn vị còn lại của Sư đoàn 22 BB triệt thoái khỏi tỉnh Bình Định.
Trong cuộc triệt thoái tại Qui Nhơn, SĐ 22 BB tổn thất khoảng 70% quân số. Trung đoàn trưởng TRĐ 42 BB là Đại tá Nguyễn Hữu Thông đã từ chối di tản và tử trận sau đó (hay tự sát ?). Trung đoàn trưởng TRĐ 41 BB cùng 2/3 cấp sĩ quan chỉ huy được ghi nhận là tử trận hoặc mất tích. Trung đoàn 47 BB bị CSBV tấn công cường tập. Khi trung đoàn này rút về Qui Nhơn thì bị phục kích tại quận lỵ Phù Cát, thiệt hại gần 50% lực lượng, Trung đoàn trưởng Đại tá Lê Cầu đã bị bắt. Cộng quân đã chiếm quận lỵ này vào buổi chiều.

Vietnam-United States Relations

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUjctYlM2R282OExldGVZMVRQa3A5UDQyYm04/view?usp=sharing

… Nhà cầm quyền CSVN tỏ ra không hài lòng vì tổng thống Obama từ chối tiếp tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng tại phòng Bầu Dục trong Nhà Trắng. Đó là một thông tin đáng chú ý do giáo sư Carl Thayer từ Học viện Quốc phòng Úc viết trên trang web Chennai Centre for China Studies (C3S)

Thứ Hai, 9 tháng 3, 2015

40 năm Mặt trận Ban mê Thuột

Phạm Huấn – Mặt trận Ban mê Thuột

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVkxGa1RoZ1ZoNGFHcDBaQjloenowYXpiNFlB/view?usp=sharing

… Ngày 10 tháng 3, 1975 là một ngày cực kỳ sôi động trên chiến trường Cao nguyên. Trong lịch sử 30 năm chiến tranh Việt Nam kể từ hồi còn quân đội Pháp, chưa bao giờ có những trận đánh đồng loạt, dồn dập như vậy.

Võ Trung Tín & Nguyễn Hữu Viên – Trận Ban mê Thuột

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdVd0cHJUTzM0aWhyMGxfd3RyQ19VQkJ1UUV3/view?usp=sharing

… Tướng Nga Kulikov, Phụ tá Bộ trưởng Quốc phòng Nga tới Hà Nội xúi giục Bắc Việt tấn công xâm chiếm Miền Nam và hứa giúp thêm vũ khí đạn dược. Cuối tháng 10-1974 Bộ Chính Trị Bắc Việt quyết định kế hoạch tác chiến năm 1975. Văn Tiến Dũng đã xác nhận trong Đại Thắng mùa xuân :
“Quyết tâm chiến lược của Bộ chính trị được thể hiện trong kế hoạch chiến lược hai năm 1975-1976: Năm 1975, tranh thủ bất ngờ, tiến công lớn và rộng khắp, tạo điều kiện để năm 1976 tiến hành Tổng công kích, Tổng khởi nghĩa, giải phóng hoàn toàn miền Nam”
“Võ Nguyên Giáp, Bí thư Quân Uỷ Trung Ương, kết luận xác định khu vực và mục tiêu chiến trường Tây nguyên làm chiến trường chủ yếu trong cuộc tiến công lớn và nhiệm vụ chiến dịch, hướng phát triển, sử dụng lực lượng, gợi ý về cách đánh, nhấn mạnh đến phương châm mạnh bạo, bí mật, bất ngờ, phải nghi binh rất nhiều để làm cho địch tập trung sự chú ý vào bảo vệ phía Bắc Tây nguyên.”
Như thế Bắc Việt đã chuẩn bị đánh Ban Mê Thuột từ bốn tháng trước trong khi ta không có một nhận định hoặc tin tức tình báo nào rõ rệt. Ngày 13/12/1974 Bắc Việt đưa ba sư đoàn tấn công Phước Long, đến ngày 7/1/ 1974 tỉnh này hoàn toàn lọt vào tay địch..

Ban Mê Thuột Ngày Đầu Chiến Cuộc

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNDZlRTBKYVdwbWJKR1BRbTBfenJzVGtNdG5Z/view?usp=sharing

Nguyễn Định

Phút vị vong thắp lại nén hương thừa … Mà tưởng nhớ một thời xưa đã sống …

Cho đến hôm nay tôi vẫn chưa sao quên được Ban Mê Thuột và bao kỷ niệm yêu dấu của tuổi ấu thơ trên thành phố nhỏ bé này, mà đặc biệt là Ban Mê Thuột với nỗi kinh hoàng của đêm ngày 9 tháng 3/1975, đêm đen hãi hùng của chiến tranh và lửa đạn.
“Ai chiếm được Ban Mê Thuột, kẻ đó làm chủ chiến trường.” Tôi không còn nhớ ai đã nói câu này, nhưng Ban Mê Thuột quả thật có một vị trí chiến lược vô cùng trọng yếu đối với miền cao nguyên, vì lãnh thổ của tỉnh Darlac, mà Ban Mê Thuột là thị xã, nằm trên Quốc Lộ 14, chạy dài từ phía Nam là tỉnh Quảng Đức, nối tiếp với Vùng 3 Chiến Thuật. Phía Bắc là tỉnh Phú Bổn chạy dài đến Pleiku. Phía Tây là một dãy rừng già tiếp giáp với biên giới của các nước láng giềng (ngã 3 biên giới). Từ khu vực phía tây, một nhánh sông Serepok bắt nguồn từ Cam Bốt chạy xuyên Ban Mê Thuột cắt Quốc Lộ 14 ở phía Nam thị xã 14 km (cầu 14).

Ban Me Thuot 1975


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzR29DYUtzb0ttN2gzMWF3MHlPRmtiM3RlTW5F/view?usp=sharing

… Thép Súng

Kính gởi các anh pd219: Em xin gởi các anh xem bài ” Nhớ về tháng 3-1975 ở Ban Mê Thuột .VN ” để nhớ về những năm tháng chiến đấu gian khổ và ở nơi đó Phi đoàn 219 đã mất mát quá nhiều chiến hữu .


Ngày 1-3-1975 Sư đoàn 968 Bắc Việt chiếm đồn bót gần Thanh An, pháo kích phi trường Cù Hanh, Pleiku. Ngày 3-3 Trung đoàn 95 và Sư đoàn 3 CS ngăn chận quốc lộï 19 tại An Khê. Ngày 5-3 Trung đoàn 25 CS cắt Quốc Lộ 21 giữa Phước An và Khánh Dương, cắt đường Nha Trang-Ban Mê Thuột. Tướng Phú cho tăng cường Trung đoàn 45 tại Thanh An và cho 2 Tiểu đoàn BĐQ và thiết giáp giải toả quốc lộ 19. Ngày 7-3 Sư đoàn 320 CS chiếm Thuần Mẫn, ngày 9-3 Sư đoàn 10 CSBV tấn công Đức Lập, Quảng Đức, căn cứ núi lửa và 23 bị tràn ngập.

Những Ngày Cuối Cùng Của Tướng Phạm Văn Phú

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNjR2aXpvTktEZGY2ZEt0OHF1YUFjdVFwbjFj/view?usp=sharing

… Thiếu Tướng Phạm Văn Phú sinh năm 1929 tại Hà Đông, Bắc Việt. Sau khi tốt nghiệp học khóa 8 trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt vào giữa năm 1953, ông đã tình nguyện phục vụ trong binh chủng Nhảy Dù. Ngày 14 tháng 3/1954, trong tình hình chiến trường Điện Biên Phủ vô cùng sôi động, ở cấp bậc Trung Úy ông đã chỉ huy một đại đội của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, nhảy xuống Natasha, một vị trí sát phi đạo chính. Sau hơn một hơn tháng liên tục giao tranh với Việt Minh, ngày 16 tháng 4/1954, Trung Úy Phạm Văn Phú đã chỉ huy một thành phần của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù cùng với các đơn vị bạn phản công tái chiếm một cứ điểm trọng yếu. Sau trận phản công này, ông được thăng cấp Đại Úy tại mặt trận khi vừa đúng 25 tuổi, và đến ngày 26 tháng 4/1954, được cử giữ chức Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù.Ngày 7/5/1954, Điện Biên Phủ thất thủ, ông bị địch quân bắt giam. Sau 20/7/1954 (Hiệp định Genève), ông được trao trả và tiếp tục phục vụ trong quân đội Việt Nam Cộng Hòa (VNCH).

Tưởng Niệm Một Người Anh


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzblFXZUxRamI2QkJhRDNIdDBYbkUzY19jZGpF/view?usp=sharing

… Lần cuối cùng tôi gặp lại anh, khoảng tháng 7 năm 1978 tại Nghĩa Lộ. Trong số những người tù ốm o đang vác những bó nứa, băng qua khu ruộng khô mà đám tù chúng tôi đang “lao động”, bất ngờ tôi nhận ra anh, khi anh hỏi xin bọn tôi một ngụm nước. Tôi ngỡ ngàng đứng nghiêm đưa tay lên chào:

- Đại Tá!

Anh nhìn lên, nhận ra tôi và nở nụ cười:

- Mi ở đây à? Chừ còn tá với tướng chi mi. Mi khỏe không?

Tôi đưa cho anh lon guigoz nước rồi nắm lấy tay anh. Anh gầy hơn xưa nhiều, chỉ có nụ cười vẫn vậy, không thay đổi. Chưa kịp hỏi anh ở trại nào và vợ con ra sao, thì tên vệ binh hét: “không được quan hệ linh tinh, khẩn trương về trại”. Tôi phụ đưa bó nứa lên vai anh. Bước đi, anh nói vọng lại một câu:

- Mi nhớ giữ gìn sức khỏe, hỉ!

Có một thời báo chí và nhiều người gọi anh là “Người hùng Ban Mê Thuột”. Điều đó rất xứng đáng. Khi chỉ có trong tay một tiểu đoàn và được tăng cường Đại Đội 23 Trinh Sát tinh nhuệ, nhờ hầm hố công sự vững chắc, anh cùng đơn vị đã phải chiến đấu đơn độc nhưng thật quyết liệt can trường trước nhiều đợt tấn công biển người của địch, giết hằng trăm địch quân và bắn cháy nhiều chiến xa T-54, giữ vững vị trí đến sau khi cả thành phố Ban Mê Thuột đã lọt vào tay giặc gần một tuần trước đó.

Thứ Bảy, 7 tháng 3, 2015

Phim tài liệu

Hồ Chí Minh toàn tập - Lịch sử chính xác Chủ tịch Hồ Chí Minh - Đảng cộng sản việt nam csvn
2011
Phim toàn tập về "Sự nghiệp vĩ đại, cuộc đời tình ái của Bác Hồ". The Truth about Ho Chi Minh or Uncle Hồ: Vietnamese Communist Devil, Mass Murderer of Vietnamese people - http://tdngonluan.com/ Full length film documentary: 1 hour 48 minutes. Lịch Sử Chính Xác Về Chủ Tịch Hồ Chí Minh *** Xin cùng tiếp tay phổ biến rộng rãi để mọi con dân Việt Nam biết chính xác hơn về cuộc đời lịch sử của "Bác". Sự Thật trần truồng về "Cha Già Dân Tộc Hồ Chí Minh". Trân trọng! hs ts vn

ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT GIAN - HÈN VỚI GIẶC - ÁC VỚI DÂN !!!


Lịch Sử Tổ Quốc Việt Nam 



Toàn bộ cuốn DVD "Đại Họa Mất Nước" 



Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - Đại Lộ Kinh Hoàng 



VFC - Nhân Văn Giai Phẩm 



VFC - Cải Cách Ruộng Đất 



VFC - Thảm Sát tại Cai Lậy 



VFC - Thảm Sát Tại Huế 



TRẠI TẬP TRUNG CẢI TẠO: MỘT KIỂU NHÀ TÙ MAN RỢ NHẤT CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN MÀ NHÂN LOẠI TỪNG BIẾT ĐẾN 



Phim tài liệu - Thành cổ Quảng Trị 



Hải chiến Hoàng Sa 1974

Quần đảo Hoàng Sa gồm hai nhóm đảo, nhóm đảo mà Việt Nam Cộng hòa bảo vệ và thực hiện được chủ quyền là nhóm Nguyệt Thiềm hay Trăng Khuyết (Crescent group) và nhóm Bắc đảo hay An Vĩnh/Tuyên Đức (Amphitrite group). Dưới thời Việt Nam Cộng hòa đã có đài khí tượng do Pháp xây, trực thuộc ty khí tượng Đà Nẵng và được bảo vệ bởi một tiểu đoàn thủy quân lục chiến.

Năm 1956, Hải quân Trung Quốc chiếm đóng đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc nhóm Bắc đảo.

Năm 1958, Trung Quốc cho công bố bản Tuyên ngôn Lãnh hải 4 điểm, trong đó có tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc bao gồm các đảo Đài Loan, Tây Sa (tức Hoàng Sa) và Nam Sa (tức Trường Sa), đảo Macclesfield (Trung Sa), quần đảo Bành Hồ (Pescadores)[1].

Vào giai đoạn này, Trung Quốc vẫn là đồng minh hậu thuẫn cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tiến hành cuộc Chiến tranh Việt Nam chống lại Việt Nam Cộng hòa và Hoa Kỳ.

Ngày 22 tháng 9 năm 1958, báo Nhân Dân đăng công hàm của Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Quốc vụ Viện Trung Quốc, ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của chính phủ Trung Quốc quyết định về hải phận 12 hải lí của Trung Quốc[2].



HIỆP ĐỊNH PARIS 1973 CHẤM DỨT CHIẾN TRANH VIỆT NAM HAY SỰ PHẢN BỘI HÈN HẠ CỦA CSVN 




Nguy Cơ Khai Thác Boxit tại Viet Nam 



Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Tưởng Năng Tiến – Hoa Thốt Nốt & Đàn Ta Lư

Tưởng Năng Tiến – Hoa Thốt Nốt & Đàn Ta Lư

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzN3ZPTUxob3psV1ZVcGJXRWJ0SkR1N0NDZ2s4/view?usp=sharing

… Gùi trên vai súng đạn ra hoả tuyến
Gạo ngàn cân em gùi ra chiến trường
Huy Thục

Tôi lạc bước qua tuốt Cambodia. Nhìn quanh, thấy thiên hạ xếp hàng nườm nượp đi thăm Đế Thiên – Đế Thích nên tôi cũng đi luôn cho nó... giống với người ta. Tới nơi mới biết, té ra, hồi đầu thế kỷ XX, học giả Nguyễn Hiến Lê đã tìm đến nơi này rồi. Ông ghi nhận:
“Người Miên ưa đục hình trên đá. Ở điện Angkor Vat có trên 12.000 thước vuông đá đục hình về đời các vị thần thánh. Ở đền Bayon, hình diễn lại đời sống hàng ngày và phong tục đương thời. Ở Sân Voi tại Angkor Thom, trên bốn trăm thước chiều dài, hiện lên hình những loài vật lớn bằng vật thiên nhiên.”

Hồ Thị Bích Khương bị chuyển trại, Tạ Phong Tần vẫn bị biệt giam

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMURjQ1NhZVpOdWhod09QQXNhb1liNTRZaXNB/view?usp=sharing

… Sài Gòn – Gia đình 2 nữ tù nhân lương tâm (TNLT) cho biết, bà Hồ Thị Bích Khương đã bị chuyển trại, trong khi bà Tạ Phong Tần vẫn bị biệt giam.

Chủ nhân facebook Ngô Duy Quyền cho biết, ông đã cùng thân nhân bà Hồ Thị Bích Khương tới trại tù Thanh Xuân, Hà Nội hôm 2/3/2015.
Theo đó, con trai bà Khương là Nguyễn Trung Đức cho biết, bà “đang tuyệt thực để phản đối việc Trại tù số 5 Thanh Hoá đã đánh lừa rằng sẽ chuyển bà sang phòng khác song kỳ thực lại chuyển bà tới Trại tù Thanh Xuân, Hà Nội.”
“Vì vậy, khi chuyển trại bà đã không kịp mang theo đồ cá nhân trong đó có quần áo mùa đông và hồ sơ giấy tờ. Hiện Trại tù số 5 vẫn giữ các đồ đạc này của bà [Khương].”

EVN tăng giá điện để bù lỗ 8.000 tỷ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZXEybmFOX3ktV2cxYnZEZ1VJNUMycUNtMEtF/view?usp=sharing

EVN sẽ đối mặt với khoản lỗ 12.000 tỷ đồng trong năm nay nếu không tăng giá điện, tập đoàn này cho biết
Chính phủ Việt Nam vừa cho phép Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tăng giá điện lên 7,5% để giúp giảm khoản lỗ 8.000 tỷ đồng, truyền thông trong nước đưa tin.
Báo Tuổi Trẻ cho biết mức giá mới, 1.622,05 đồng/kWh, sẽ được chính thức áp dụng từ ngày 16/3.

Chuyện Dài Mắc Ca …Chuyện dài nối tiếp từ nền kinh tế “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam”

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMGlDUnBOVTJyS3RSTlJLQ1ZEd0ExVEJxLUxN/view?usp=sharing

Ngày: 01 / 03 / 2015

Cấp tập cây mắc ca: Không phải vùng nào cũng trồng được!
Người dân và doanh nghiệp trước khi trồng phải lựa giống kỹ. Với cây mắc
ca đến mùa ra hoa mà gặp thời tiết nóng quá là không đậu quả. (coi chừng mắc… kẹt?)
Bộ trưởng Công An chỉ đạo trồng cây “Mắc..kẹt”…

Thứ Năm, 5 tháng 3, 2015

Nền tảng của trưng cầu dân ý

Nền tảng của trưng cầu dân ý

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUmxScjQxeC1QMXFYTFVJNGNWXzctNHFCUXpV/view?usp=sharing

… Ủy ban thường vụ Quốc hội đang lấy ý kiến về luật trưng cầu ý dân. Qua quá trình tranh luận, ta có thể nhận ra nhiều điều về một nhà nước tự xưng là “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân”.
Lòng dân và ý đảng
Phó Chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn đã lo lắng “Nếu kết quả trưng cầu ý dân không đúng như ý muốn thì có tổ chức trưng cầu lại không, phải làm rõ nếu dân không đồng ý thì thế nào.” Ông Sơn đã công nhận rằng “lòng dân” chưa chắc đã trùng với “ý muốn” của những người lãnh đạo đảng cộng sản.
Báo cáo thẩm tra sơ bộ của Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nêu rõ: “Trưng cầu ý dân tuy đã được ghi nhận trong Hiến pháp từ năm 1946, nhưng ở nước ta hình thức này chưa được thực hiện trên thực tế.” Do đó, các văn bản Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992, 2013 đều không có giá trị vì chưa bao giờ được toàn dân phúc quyết qua trưng cầu dân ý.
Như thế, những khẩu hiệu tuyên truyền như “Hiến pháp là kết tinh trí tuệ của toàn đảng, toàn quân, toàn dân”, “nhà nước của dân, do dân, vì dân”,… là không đúng thực tế.
Thậm chí, những người lãnh đạo đảng cộng sản còn vi phạm điều 70 của Hiến pháp 1946 do chính họ soạn thảo khi tự động thay đổi Hiến pháp mà không hề đưa ra cho toàn dân phúc quyết. Câu khẩu hiệu “sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” phải chăng chỉ dành cho dân thường chứ lãnh đạo thì không cần tuân thủ Hiến pháp và pháp luật?

Rồi tất cả sẽ trở thành Đồ Sơn

Đặng Hoàng Giang – BBC – 4 Mar 2015

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdkVVT1hfd0doOU5CZFFvRk1JZEdtU1hFRGVZ/view?usp=sharing

… Từ sau khi đường cao tốc Hà Nội – Lào Cai khánh thành, lượng khách tới Sapa tăng đột biến. Dịp Tết Nguyên đán vừa rồi, ô tô và xe khách biển số 29 và 30 chen chúc nhau nhích từng tí một trên những con phố dốc và hẹp ở trung tâm, rú ga giữ máy, bấm còi inh ỏi.
Buổi tối, ở quảng trường nhà thờ, nhạc disco được mở to hết cỡ, tiếng bass làm vạt áo rung bần bật. Các buổi sáng, du khách chen lấn nhau để xuống thung lũng “thăm quan” các bản, lượng iPad nhiều hơn số lợn con nằm vầy đất ven đường. Không còn nhìn thấy núi non gì nữa vì hai bên đường đã kín hàng quán bán đồ lưu niệm. Trẻ con Hmong xếp hàng đợi được phát bánh kẹo như là khỉ trong sở thú.

Gần 8 nghìn lễ hội, chấn chỉnh thế nào?

05/03/2015

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOVU1eUtqdmRrVkMyVjdGdjltNV9YYUVEclZZ/view?usp=sharing

… Trục lợi
Lễ hội chùa Hương-một trong những điểm nóng lâu nay có dấu hiệu chuyển biến tích cực, với thông điệp lễ hội kỷ cương, văn minh du lịch. Sau nỗ lực của Ngân hàng Nhà nước phối hợp với Bộ VHTT&DL về quản lý, sử dụng đồng tiền mệnh giá nhỏ tại lễ hội, nơi thờ tự, hiện tượng đổi và sử dụng tiền lẻ có giảm bớt. Ông Phan Đình Tân, Chánh Văn phòng Bộ VHTT&DL nói: Dù chuyển biến, nhưng còn phải cố gắng nhiều, không thể lấy đó làm bằng lòng.

Lễ, hội, tín ngưỡng và những chuyện bát nháo

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbFk0eHdMb3ZqT2ZMTjRYa3VOSXhQeVZxV2ow/view?usp=sharing

… Loạn lễ hội bát nháo và bạo lực
Nhiều lễ hội được truyền thông trong nước và quốc tế nói đến trên thế giới có những màn tranh cướp, tác động vào con người như lễ hội té nước ngày Tết của các dân tộc ở Thái, Lào hoặc Campuchia, lễ hội ném cà chua La Tomatina ở Tây Ban Nha hoặc một số lễ hội có sự xô đẩy khác ở một số nơi. Nhưng, có lẽ những lễ hội đầy máu me và bạo lực như Đâm Trâu, Chém Lợn ở Việt Nam được truyền thông nói đến không nhiều.

Vẻ đẹp đậm nét văn hóa Việt Nam trên tạp chí National Geographic

kitty (nguồn bài: new.tuoitre.vn )
04/03/2015

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTjBPamV3Ni10YUV0STNEMjhMWUNNSEozZ01v
/view?usp=sharing

VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TA ĐÓ.. 

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbTFEX2VNYTJzZ2U2M3NtMldFeTFXTGFZTThr/view?usp=sharing

Thứ Ba, 3 tháng 3, 2015

Cuộc chiến của Trung Quốc chống lại các giá trị của Tây Phương


Cuộc chiến của Trung Quốc chống lại các giá trị của Tây Phương
Bùi Mẫn Hân, Project Syndicate
Lê Duy Nam chuyển ngữ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZGN0c1pINUFFVWc/view?usp=sharing

… Đầu tiên phải kể tới việc chính quyền Trung Quốc đẩy mạnh kiểm soát internet bằng việc ngăn chặn hầu hết các trang web phổ biến như Google, Facebook và cả New York Times. Ngoài ra, một luật sư hàng đầu về nhân quyền đã bị tống giam; nhà hoạt động vì quyền tự do ngôn luận nổi tiếng Phổ Tri Tường đã bị giam lỏng hơn 6 năm trong lúc các công tố viên đang cố gắng tìm bằng chứng để kết tội ông.

Bản Anh ngữ.

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaEhBOXFyVmdvYzA/view?usp=sharing

Hoàng tử Anh đối đầu 'voi' Trung Quốc

Carrie Gracie Phóng viên thường trú tại Trung Quốc

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNnJES3Itc1V3d00/view?usp=sharing

… Vào tối Chủ Nhật, 1/3, Hoàng tử William của Anh tới Bắc Kinh, khởi đầu chuyến công du ba ngày tới Trung Quốc.

Ở khía cạnh quốc gia, chuyến đi nhằm thúc đẩy ảnh hưởng của nước Anh tại Trung Quốc. Thế còn ở khía cạnh cá nhân, đây là cơ hội để Hoàng tử William thể hiện nhiệt huyết của mình trong lĩnh vực bảo vệ voi.
Thế nhưng ba ngày là một thời gian dài cho nhiệm vụ ngoại giao hoàng gia, và cho dù William đã sẵn sàng đảm nhận vai trò hơn so với cha hay ông nội mình, chàng sẽ vẫn phải mưu trí đối phó với những "con voi trong phòng khách", một thành ngữ Anh vốn dùng để chỉ tới những vấn đề hết sức hiển nhiên, nhưng lại chẳng có ai muốn bàn đến.

Mất văn hóa dễ dẫn tới mất nước'

Đào Tiến Thi Tác giả từ Hà Nội, Việt Nam

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzanJpMVB0QjFmR0k/view?usp=sharing

Vào những dịp cuối năm và đầu năm, tôi thường có những việc phải về quê, nhân đó mà chứng kiến hoặc nghe kể biết bao cảnh “xuống” (theo cách nói của Tản Đà) ở xã hội làng quê truyền thống.
Ngoài những sự tranh giành, chém giết mà báo chí thường nêu, tôi thấy hiện tượng này mới thực sự đáng lo ngại: ăn nhậu và vui tràn cung mây đến phát sợ. Có thể kể một số biểu hiện sau :
Đám ma, đám cưới, khao thọ, giỗ chạp mỗi ngày một to, thủ tục mỗi ngày một rườm rà và thêm những biến tướng mới.

Sách về Mậu Thân ra mắt độc giả Mỹ

Nhà báo tự do Bùi Văn Phú Gửi cho BBC từ ĐH Berkeley

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUnFTS3ZLS1FyNW8/view?usp=sharing

… Về phim Đất khổ, là câu chuyện gia đình nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng kẹt ở Huế dịp Tết Mậu Thân, dựa trên Giải khăn sô cho Huế, được quay thành phim khoảng đôi ba năm sau khi tác phẩm ra đời. Tại sao phim này bị cấm chiếu, còn sách của bà được xuất bản? Nhã Ca cho biết bà là người viết kịch bản và phim mới làm xong, chưa kịp chiếu thì biến cố 30/4/1975 xảy đến.
Bà nói thêm sau khi phim được cho sản xuất bên Mỹ cách đây mấy năm, trong nước cũng cho phổ biến, nhưng sau khi người Việt hải ngoại yêu cầu nhà sản xuất bỏ hình cờ đỏ sao vàng ngoài bìa đi thì trong nước lại cấm.

Giải khăn sô cho Huế. Nhã Ca

Cũng vì nội dung trong những tác phẩm của bà, sau năm 1975, Nhã Ca bị chính quyền giam hai năm vì tội "biệt kích văn hóa". Chính cuốn Giải khăn sô cho Huế bị liệt vào hạng tối kỵ, trưng bày trong "Nhà Triển Lãm Tội Ác Mỹ Ngụy" là chứng tích kết tội bà

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzXzZMTnhYNUMxS00/view?usp=sharing

Đất Khổ - VIETNAM: Land of Sorrows (full length film)



ĐẤT KHỔ: Kịch bản dựa trên tác phẩm Đêm Nghe Tiếng Đại Bác và Giải Khăn Sô Cho Huế của nhà văn Nhã Ca. Khởi sự quay đầu thập niên 1970 và hoàn tất năm 1973 lấy bối cảnh từ 3 biến cố chính trong lịch sử chiến tranh Việt Nam: vụ Tranh Đấu Phật Giáo năm 1965 ở Huế, Việt Cộng tấn công vào Tết Mậu Thân (1968), và mùa hè Đỏ Lửa (1972), cũng gây nhiều sôi nổi và bị cấm chiếu trước 1975 ở miền Nam VN vì nội dung "phản chiến và khuynh tả."
.................
Filmed in 1971, the movie is set in Hue in the days before and during the Tet Offensive 1968 by VC. Its the harrowing and poignant story of the love of family, homeland, and culture during the Vietnam War. This Vietnamese, English-subtitled film dramatizes the effect of the Vietnam War on a single South Vietnamese family, the inner conflict of decisions, ideology by each member of the family.
.................
Cuốn phim như là bi kịch cho mỗi gia đình Việt Nam, trong cuộc chiến Quốc Gia-Cộng Sản, soi rọi những khía cạnh của cuộc chiến qua tâm cảnh của những nhân vật sống trong thời cuộc: người lính Biệt Động Quân bị lạc ra khỏi binh chủng; một người anh đi lính quân lực Việt Nam Cộng Hòa; người em trai nghệ sĩ đào ngũ với cái nhìn "hiện sinh ngây thơ" về cuộc chiến (nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ở lứa tuổi 30); bà mẹ góa chịu đựng (Bích Hợp, nghệ sĩ số 1 của sân khấu cải lương Bắc Hà di cư); cô chị gái, như Hòn Vọng Phu, mòn mỏi đợi ý trung nhân chưa về (Xuân Hà), và cô em út, một teenage sâu sắc với nhiều chất vấn và bất mãn về thời thế (Vân Quỳnh). Phim Đất Khổ cũng có sự xuất hiện của diễn viên Hoa Kỳ Jerry Liles, trong vai một người Mỹ dân sự cao lồng ngồng, bị "mồ côi" và bất lực trong bối cảnh Việt Nam, rất khác với vai trò chủ động của những nhân vật người Mỹ trong những phim ảnh Hollywood về chiến tranh Việt Nam. Đạo diễn: Hà Thúc Cần.