Thứ Năm, 31 tháng 7, 2014

Những hứa hẹn Viễn Đông: Tại sao Washington phải tập trung vào châu Á

Những hứa hẹn Viễn Đông: Tại sao Washington phải tập trung vào châu Á

Kurt M. Campbell và Ely Ratner

Trần Ngọc Cư dịch
Nguồn: Foreign Affairs, May/June 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVzVGUi03N1o1aG8/edit?usp=sharing

… Do đó, chính quyền Obama đang huy động toàn diện một loạt các nỗ lực ngoại giao, kinh tế, và an ninh mệnh danh là “xoay trục” hay “tái quân bình”, hướng về châu Á. Chính sách này xây dựng trên nền móng của hơn một thế kỷ Hoa Kỳ dính líu vào khu vực này, kể cả những biện pháp quan trọng mà các chính quyền Clinton và George W. Bush đã thực hiện; như Tổng thống Barack Obama đã nhận xét đúng đắn: trên thực tế cũng như trong các tuyên bố, Hoa Kỳ đã là một “cường quốc Thái Bình Dương.” Nhưng chiến lược tái quân bình lực lượng mới thật sự nâng địa vị của châu Á lên một tầm có ý nghĩa trong chính sách đối ngoại Mỹ.

Alan Phan : Thêm Một Cơ Hội Mới Cho Việt Nam

Ngày: 27 / 07 / 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzckJqbk0xaVBOOWs/edit?usp=sharing

… Việt Nam hơi khác. Trong định hướng CNXH, chánh phủ cố gắng điều trị theo lối “bôi dầu cù là”, hy vọng một phép lạ nào đó sẽ “úm ba la” chữa lành mọi bệnh tật. Còn tư nhân thì quen lối làm giàu dựa trên quan hệ với quyền lực nên không nghĩ đến các giải pháp sáng tạo nào khác ngoài việc “lobby” để hưởng cứu trợ, khoanh hay giảm nợ. Với một nhận định như vậy, tôi và nhiều nhà đầu tư ngoại dài hạn khác write-off (xoá sổ) các khoản tiền đã mất ở Việt Nam và đi tìm chân trời mới. (Tuy nhiên, một cơn bạo bệnh kéo dài hơn 1 năm đã làm chậm lại kế hoạch này của tôi).
Trúc Giang : NGOẠi TRỪ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM,

Chưa Thấy Có Quốc Gia Nào Xem Kẻ Thù Cướp Nước Là Bạn Tốt Cả

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWEtaRWR1dnZ6NEk/edit?usp=sharing

…Chưa thấy có quốc gia nào xem kẻ thù cướp nước là bạn tốt cả, chỉ có bọn tay sai bán nước mới tôn vinh kẻ thù như thế.

Người Việt Nam nổi giận và lên án bọn Tàu khựa nhưng đa số quên rằng chính kẻ thù ở ngay trước mắt, chính là những kẻ cỏng rắn về cắn gà nhà, rước voi về vầy mả tổ. Đó là những Trần Ích Tắc, những Lê Chiêu Thống của thời đại ngày nay. Cụ thể là những Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười…và các lãnh đạo tiếp nối sự nghiệp bán nước của đảng CSVN.

Putin và MH 17 : Mớ bòng bong dối trá


28 / 07 / 2014

http://www.economist.com/news/leaders/21608645-vladimir-putins-epic-deceits-have-grave-consequences-his-people-and-outside-world-web


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSGs4NGR0cl9OUEE/edit?usp=sharing

… Năm 1991, khi Liên Xô Cộng sản sụp đổ, có vẻ như những người Nga có thể cuối cùng đã có cơ hội để trở thành công dân của một nền dân chủ phương Tây bình thường. Đóng góp tai hại của Vladimir Putin với lịch sử nước Nga là đã đặt đất nước của ông đi trên một con đường khác. Dầu vậy, ở nhiều nơi trên thế giới, dựa vào lợi ích cục bộ hoặc tự lừa dối, người ta đã không muốn nhìn thấy hình ảnh thực sự của Putin.
Bắn hạ chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines, giết hại 298 người dân vô tội và sự mạo phạm di thể của họ trên các cánh đồng hướng dương ở phía đông Ukraine, trước hết là một bi kịch của những cuộc đời ngắn ngủi và của những người đau thương ở lại. Nhưng nó cũng là một sự định lượng những tổn hại mà Ông Putin đã gây ra.Dưới sự trị vì của ông ta, nước Nga đã một lần nữa trở thành một nơi mà thật giả không còn phân biệt được và sự thật là một dịch vụ do chính quyền cung cấp. Ông Putin đặt bản thân mình lên như một người yêu nước, nhưng ông là một mối đe dọa - theo các chuẩn mực quốc tế, đối với các nước láng giềng của mình và cho chính người Nga, những người đang say sưa theo sự cuồng loạn của ông trong những lời tuyên truyền chống phương Tây.

Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Bill Clinton: Tranh chấp Biển Đông cần ‘giải quyết ở diễn đàn đa quốc gia’


Bill Clinton: Tranh chấp Biển Đông cần ‘giải quyết ở diễn đàn đa quốc gia’

http://thediplomat.com/2014/07/bill-clinton-slams-beijing-on-south-china-sea/

Jul 28, 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMEc4M1ZsRFBJbVU/edit?usp=sharing

… Liên quan đến tranh chấp Biển Đông, cựu Tổng thống Clinton cho biết: “Nếu Trung Quốc và Nhật Bản tranh luận về một vài hòn đảo thì phần còn lại của thế giới có thể đứng xem bởi vì chúng tôi cảm thấy bạn đang tranh cãi ít nhiều một cách sòng phẳng”.
Tuy nhiên, khi nhắc đến các vụ tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốcvới các nước nhỏ hơn như Việt Nam và Philippines thì Clinton cho biết.
“Vị trí của Trung Quốc lâu nay là họ muốn giải quyết các cuộc tranh chấp bằng phương cách song phương với các quốc gia khác có liên quan và hầu hết trong số đó đều là các nước nhỏ hơn”, Clinton nói. “Vị trí của Hoa Kỳ đã rất rõ ràng, ‘Chúng tôi không quan tâm kết quả ra sao nhưng cần phải có cách để giải quyết vấn đề … để các nước như Việt Nam, Philippines cũng như các nước nhỏ hơn không bị choáng ngợp bởi sự khác biệt về kích thước giữa họ và Trung Quốc”.

Hiệp Định Genève: Tuổi Trẻ Việt Nam cần một sự thật


Hoàng Thanh Trúc

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaW40dFVwSXZoLUU/edit?usp=sharing

…...Không có ông Hồ Chí Minh du nhập chủ nghĩa CS vào Việt Nam thì không có Hiệp Định Genève chia đôi đất nước, không có “ta vào Nam nổ súng là đánh cho Liên xô, Trung Quốc” (Lê Duẩn) với 20 năm cốt nhục tương tàn, gần 3 triệu người nằm xuống vô nghĩa (so Nam Hàn với hàng trăm ngàn người Việt đang làm nô lệ hiện nay) và quan trọng là không có hành vi tập thể “vô đạo”chưa từng có trong lịch sử nhân loại là con tố cha, em tố anh, vợ tố chồng, trò tố thầy, để CSVN trực tiếp giết chết cho 172.000 (“tư liệu CCRĐ của CSVN”) đồng bào vô tội...


Hiệp Định Genève 1954 - Như vết thương thầm lặng, mãi vẫn “mưng mủ” chưa bao giờ lành trong tâm thức người dân Việt, cứ mỗi trung tuần tháng 7 hàng năm (20/7) như trái gió trở trời lại làm nhói đau trái tim nhiều chục triệu đồng bào chúng ta trong một câu hỏi: Tại sao Đông Nam Á hàng chục quốc gia chỉ duy nhất Việt Nam là phải có Hiệp Định chia đôi đất nước gây ra đẫm máu và nước mắt ấy và nếu không có cái hiệp định đó thì quốc gia chúng ta sẽ như thế nào? câu hỏi này trăn trở trong tâm trí những công dân trẻ từ 19 đến 29 tuổi (sinh sau 1975) chiếm 1/3 dân số hiện nay mà vì lý do “nhạy cảm” của chế độ CS khá nhiều bạn trẻ trong số này chưa có điều kiện tiếp cận Iternet hay bị nhồi nhét khẩu hiệu tuyên truyền duy nhất “Đảng ta anh hùng giải phóng dân tộc” nên đôi khi chưa đối diện với chân lý, bản chất của sự thật.

Cuốn DVD đầu tiên về TT Ngô Đình Diệm

T T NGÔ ĐÌNH DIỆM Phần 1



T T NGÔ ĐÌNH DIỆM Phần 2








President Ngô Đình Diệm's Historic Speech to the United States' Congress on May, 9th, 1957 (Special Joint Meeting of the U.S. Senate and House of Representatives) - (Links below):



http://ngothelinh.tripod.com/President_Diem_May_9_1957.html



https://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon2/doc115.htm




LINKS TO IMPORTANT WEBSITES:



http://quansuvn.info/



http://ubtttadcsvn.blogspot.com/



http://www.chinhkhiviet2013.com/



http://www.chinhkhiviet2014.com





http://truclamyentu.info/



http://bacaytruc.com/



http://ngothelinh.tripod.com/NgoDinhDiem.html


https://www.mtholyoke.edu/acad/intrel/pentagon2/doc115.htm

Thứ Sáu, 25 tháng 7, 2014

Trung Quốc Muốn "Thoát-Mỹ" – Mà Không Dễ


Trung Quốc Muốn "Thoát-Mỹ" – Mà Không Dễ


Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 140724

Ghét Mỹ lắm mà vẫn phải cho vay tiền đề kiếm chút cháo - cho an toàn

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNkZFMm5ENmswV2c/edit?usp=sharing


… Vũ Hoàng: Bây giờ thì có lẽ thính giả của chúng ta hiểu ra nghịch lý mà ông nói là kinh tế Trung Quốc ở vào tình trạng "Mỹ thuộc". Kết luận của ông là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Kinh tế Hoa Kỳ và cả Âu Châu nữa có nội lực riêng nên ít lệ thuộc vào xuất nhập cảng, tức là ít lệ thuộc vào xứ khác. Kinh tế Trung Quốc thì lệ thuộc vào xuất cảng đến gần phân nửa, tức là gấp đôi Hoa Kỳ và thực tế thì nằm trong vòng kiềm tỏa của Mỹ. Chuyện phũ phàng ấy, lãnh đạo Bắc Kinh có biết và cũng muốn thoát mà không xong. Với khối dự trữ ngoại tệ khổng lồ, họ được cái danh hão để hù dân là trở thành chủ nợ của nước Mỹ với một ngàn hai trăm tỷ Công khố phiếu Hoa Kỳ ở trong tay. Thật ra, họ cứ nơm nớp lo là khoản tài sản đó mất giá. Bây giờ còn lo thêm là vì nội tình bất ổn, và nhân công có tay nghề thì ít nên cứ đòi tăng lương làm cho giới đầu tư sẽ tìm xứ khác làm ăn. Tôi nghĩ lãnh đạo Bắc Kinh muốn "Thoát Mỹ" mà không nổi!

HỆ THỐNG SIÊU-QUYỀN-LỰC ẨN DANH

Edmund Burke

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbGdweDVQRlN2TlE/edit?usp=sharing


Edmund Burke
First published Mon Feb 23, 2004; substantive revision Thu Jan 14, 2010
Edmund Burke, author of Reflections on the Revolution in France, is known to a wide public as a classic political thinker: it is less well understood that his intellectual achievement depended upon his understanding of philosophy and use of it in the practical writings and speeches by which he is chiefly known. The present essay explores the character and significance of the use of philosophy in his thought.

Nhóm từ “Tập Đoàn Tài Phiệt” là phỏng dịch của hai chữ “Financial Oligarchy”. Từ ngữ “Oligarchy - tập đoàn” có nghĩa đen là “một số người cai trị hay chỉ huy” và nghĩa rộng là một hình thức cơ chế chính quyền trong đó quyền bính thực sự thuộc về một thiểu số người. Những người nầy có thể được phân biệt do giai cấp hoàng tộc, đảng phái – hay đúng hơn, Bộ Chính Trị - liên hệ gia đình, học vấn, tập đoàn, độc đảng như Đảng Cộng Sản, hay quyền hành quân sự. Những quốc gia như thế thường được kiểm soát bởi một số gia đình thượng đẳng truyền lại ảnh hưởng của họ từ thế hệ nầy sang thế hệ tiếp theo.

Tạp ghi Quỳnh Giao

Luân Tế - California
Khúc hát càng cao càng ít người thưởng ngoạn

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTG1fSFk2WUpwNFU/edit?usp=sharing

… Khác với những người viết tiểu sử tự thuật, người viết tạp ghi chủ quan nhưng không đề cao cái tôi của mình (Muốn tìm biết QG đã làm những gì thì quý vị phải đọc ở trang bìa sau, với một tấm ảnh nhỏ mặc áo dài tím, đeo kiềng vàng rất xinh). Cho nên viết Tạp Ghi thật là dễ và cũng thật là khó. Và tạp ghi của QG rất chủ quan vì nó đưa ra những nhận định riêng của người viết.

Chẳng hạn như:

-Về bài “Việt Nam Minh Châu Trời Đông” của nhạc sĩ Hùng Lân, QG viết :

“UY NGHI, LẪM LIỆT VÀ NHÂN BẢN NHẤT VÌ PHƠI PHỚI HỒN NƯỚC MÀ KHÔNG SẮT MÁU ĐÒI PHANH THÂY UỐNG MÁU QUÂN THÙ”.

Đã từ lâu tôi vẫn mong một ngày nào đó VNMCTD được chọn làm quốc ca vì thấy bài này hay quá, hùng tráng quá. Tôi chỉ biết là mình muốn mà không biết tại sao. QG đã giải thích cái tại sao đó cho tôi bằng câu trên.

Viết về nhạc sĩ Lê Thương, tác giả của Hòn Vọng Phu và của Tuổi Thơ và Thằng Cuội – Cuội ơi ta nói Cuội nghe, ở trên trăng mãi làm chi… QG viết :

“Ở MỘT HOÀN CẢNH TỐT ĐẸP KHÁC, NƯỚC TA ĐÃ PHẢI CÓ
MỘT VƯỜN HOA THIẾU NHI MANG TÊN ÔNG”.

Mấy ai nghĩ đến chuyện vinh danh cho người nhạc sĩ có công lớn với văn hóa này? Tôi nghĩ đây là một nhận xét đầy nhân bản, đầy văn hóa của một nghệ sĩ về một nghệ sĩ.

- Muốn biết tại sao người ta gọi QG là Ca sĩ mà không là “Hát sĩ”? Mà gọi thế là đúng. Quý vị về mở computer xem một vài cái YouTube ghi lại những hình ảnh các ca sĩ trình diễn ngày xưa rồi mở cuốn Tạp Ghi, đọc đến trang 281, thì biết.

- Nói về những tác phẩm tạm gọi là “Bán Cổ Điển Tây Phương” của Việt Nam, QG viết:

“Những nhạc sĩ đó muốn nâng cao trình độ nghệ thuật và mở ra những chân trời khác. Chúng ta thấy họ là những người cô đơn. Họ sáng tác cho chính họ và nhiều khi cũng chẳng mong đợi là tìm ra người tri kỷ trong đám đông”.

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

BRICS làm đảo lộn trật tự tài chính thế giới ?

BRICS làm đảo lộn trật tự tài chính thế giới ?

Thứ ba 22 Tháng Bẩy 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzYXl0V09JT0swRFU/edit?usp=sharing


Tại thượng đỉnh BRICS 2014, nhóm 5 nước Brazil, Nga, Ấn Độ Trung Quốc và Nam Phi đưa ra hai quyết định quan trọng : thành lập Ngân hàng Phát triển Mới New Development Bank (NDB) và một quỹ dự trữ 100 tỷ đô la. Trung Quốc đóng góp hơn 40 % vào quỹ đó. Phải chăng BRICS đang sắp đặt lại trật tự tài chính thế giới ?
Ngân hàng NBD được lập ra với mục đích cấp vốn cho các nước nghèo đầu tư vào hạ tầng cơ sở. Thế còn chủ đích của quỹ dự trữ chung 100 tỷ đô la là nhằm can thiệp trong trường hợp khẩn cấp, để bảo vệ tỷ giá đơn vị tiền tệ của các nền kinh tế đang trỗi dậy.
Nước Nga của Tổng thống Putin đang bị cô lập vì khủng hoảng Ukraina đánh giá hai dự án nói trên là « một thách thức chống lại thế độc quyền của Mỹ trên bàn cờ tài chính quốc tế. Đối với Brazil thì sáng kiến của nhóm BRICS sẽ góp phần « cải tổ hệ thống tài chính của thế giới, vốn không được cân bằng và quá thuận lợi cho Tây phương ».
Bắc Kinh khéo léo hơn khi cho rằng, Ngân hàng Phát triển Mới NDB sẽ không cạnh tranh với Ngân Hàng Thế Giới hay Ngân Hàng Phát Triển Á Châu (ADB) mà sẽ đóng một vai trò « bổ sung » so với định chế tài chính có trụ sở ở Manila.

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Thêm một con ngựa chiến của Trung Quốc, nhưng là ngựa gỗ
"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzS0tlYmoySElNWG8/edit?usp=sharing

Bị chìm trong các biến cố chính trị là một sáng kiến xây dựng kinh tế ít được ai ngó ngàng. Bài viết này cố giải quyết sự bất công ấy....

Biến cố chính trị là vụ thảm sát MH17: chiều ngày 17 phi vụ số 17 của Hàng không Malaysia từ Amsterdam bay tới Kualar Lumpur bị hỏa tiễn bắn hạ tại miền Đông của Ukraine khiến 298 thường dân thiệt mạng. Biến cố mở rộng cuộc khủng hoảng Ukraine với hậu quả có khi tương tự như vụ ám sát Đại công tước Franz Ferdinand khiến Thế chiến bùng nổ đúng trăm năm trước. Cùng với vụ MH17 là xung đột trên Dải Gaza, khi quân đội Israel vào truy lùng khủng bố và tiêu diệt kho võ khí của lực lượng Hamas và các nhóm dân quân Hồi giáo quá khích. Loại biến cố ấy khiến dư luận ít chú ý đến chuyến công du của hai lãnh tụ Liên bang Nga và Trung Quốc.

Sau khi ghé Cuba, Tổng thống Vladimir Putin tham dự ba ngày thượng đỉnh BRICS từ 15 đến 17 tại thành phố Fortaleza của Brazil rồi trở về. Do sự trùng hợp mới có tin đồn nhảm, có lẽ phát ra từ Moscow, rằng phi vụ trở về của Putin bị ai đó có ý đồ tấn công mà lại... bắn lầm vào máy bay dân sự Malaysia! Phần mình, Chủ tịch Tập Cận Bình dự thượng đỉnh BRICS rồi lần lượt thăm ba nước Trung Nam Mỹ là Argentina, Venezuela và Cuba. Chúng ta tiến dần vào chuyện kinh tế.

Rồi mới nói đến chính trị!

Vietnam Film Club xin giới thiệu các Video của bộ phim tài
liệu nhiều tập đã phổ biến trước đây, theo các Link dưới đây.


Chu Lynh, Editor
Vietnam Film Club
www.vietnamfilmclub.org
vietnamfilmclub@aol.com

VFC - Thảm Sát Tại Huế

Trại Tập Trung

VFC - Thảm Sát tại Cai Lậy

VFC - Cải Cách Ruộng Đất

VFC - Nhân Văn Giai Phẩm

Thứ Năm, 17 tháng 7, 2014

Tưởng Năng Tiến – Bánh Vẽ & Áo Giấy



Tưởng Năng Tiến – Bánh Vẽ & Áo Giấy


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMnN2M3Z2M3RSQVU/edit?usp=sharing


… Cái chính tức là nhà trường hiện nay truyền sang học trò tinh thần thi nhau cạnh tranh để giành mọi loại danh hiệu.

Vương Trí Nhàn

Bốn mươi năm trước, khi luận về chuyện “Chúng Ta Qua Tiếng Nói,” nhà văn Võ Phiến đã có lời bàn:

“Chúng ta chỉ lấy làm quan trọng những ghi nhận của giác quan bằng những hình dạng màu sắc v.v. Mũi thì gọi là cái mũi, nhưng mắt lại là con mắt; trâu thì lúc nào cũng là con trâu, nhưng kiến thì có thể là cái kiến. Một bên linh động, một bên không linh động; một bên là giọng bình thường, một bên bị khinh thị: những ghi nhận như thế chúng ta không bỏ qua...

Chúng ta nói tiếng nói của giác quan, mà cũng là tiếng nói của tình cảm nữa.

Lão thợ rèn, gã thợ rèn, ông thợ rèn, bác thợ rèn..., tất cả đều là người thợ rèn. Nhưng mỗi người đặt trong một quan hệ tình cảm khác nhau đối với kẻ nói ... Chúng ta không nói một cách ‘khách quan’. Chúng ta nói đến một người nào là đồng thời nói luôn cả cái tình cảm của mình đối với người ấy.


Kinh Tế Trung Quốc Lớn Cở Nào?

Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa, RFA Ngày 140716


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNjFsdThhcmtYOEE/edit?usp=sharing



… Con ếch với nọc độc của con cóc, và muốn to bằng con bò

Vũ Hoàng: Chúng ta bước qua phần hậu quả của việc điều chỉnh. Thưa ông, khi một cơ quan có uy tín như Conference Board nêu ra những sai trệch như vậy thì sự thể sẽ ra sao?



Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Trên đại thể và khách quan mà nói thì sản lượng kinh tế Trung Quốc có được thổi tới 10%, 20% hay thậm chí hơn 30% cũng chẳng làm trái đất ngừng quay và ta chẳng nên lấy làm lạ vì nhân loại đã từng lầm lẫn như vậy!



- Tuy nhiên, nhìn từ Việt Nam vì lãnh đạo Hà Nội cứ coi Trung Quốc là mẫu mực, thì ta suy ra mức trầm trọng của sự lãng phí kinh tế và bất tài chính trị của một quốc gia. Họ ngốn phân nửa số than đá tiêu thụ trên thế giới và nhập khẩu nào dầu khí nào nguyên liệu để nhả ra một sản lượng chưa bằng một phần ba của Hoa Kỳ mà cứ đòi vượt qua nước Mỹ và uy hiếp thiên hạ!



- Hậu quả thứ hai là chuyện nội bộ Trung Quốc. Lãnh đạo xứ này ý thức được nhược điểm, khi Tổng lý Quốc vụ viện là Thủ tướng Lý Khắc Cường ngày nay đã phát biểu từ 10 năm trước, thời còn làm Bí thư tỉnh Liêu Ninh. Nhưng nhược điểm không chỉ là thống kê thiếu chính xác mà nằm trong cơ chế kinh tế và hệ thống chính trị. Vì vậy, tiến trình chuyển hướng và cải sửa mà lạnh đạo Bắc Kinh đã nói tới sẽ là khoảng thời gian dài hơn, với nhiều trở ngại chính trị lớn lao hơn. Với cái thế biểu kiến của nền kinh tế nhất nhì thế giới, họ phải giải quyết bài toán thực tế của một xứ lạc hậu, mà mắc bệnh tới cỡ nào thì có lẽ đảng cũng không biết hết.



Vũ Hoàng: Sau cùng thưa ông, hậu quả với thế giới bên ngoài là gì?



Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Tôi thiển nghĩ Trung Quốc là một anh to xác, bị mập phì trên đôi chân rất yếu nên có thể ngã bệnh, nhưng cái đầu lại mơ ước chuyện viển vông vĩ đại nên mới gây rủi ro cho thiên hạ!



- Với dân số đông, lãnh thổ rộng và ý chí cao, xứ này thật ra là cường quốc cấp vùng, ai cũng đồng ý như vậy. Nhưng nói tới sức mạnh quân sự đang uy hiếp thiên hạ thì việc đầu tư lãng phí với lạm phát cao có thể cho thấy sự mong manh của bộ máy quân sự. Nếu kể thêm kỹ thuật chiến tranh lạc hậu - tiên tiến nhất thì chỉ lấy được từ chiến cụ của Liên bang Nga thời Xô viết cách nay hai ba chục năm – ta thấy ra hai sự thật. Bộ máy chiến tranh có tiếng mà chưa có miếng nên lãnh đạo càng phải ráo riết ăn cắp. Kết hợp với bài toán kinh tế và chính trị cơ bản của họ thì các nước có thể suy ra động thái mâu thuẫn, là càng yếu bên trong lại càng muốn biểu dương bên ngoài nên lấy nhiều quyết định có rủi ro. Đấy là con ếch muốn to bằng con bò, nhưng tin rằng mình có nọc độc của con cóc!



Vũ Hoàng: Xin cảm tạ ông Nguyễn-Xuân Nghĩa, nhất là trong cách ví von lý thú của ông.



CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT?

Nếu Phương Tây cấm vận Trung quốc…..



https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdFBrQnloQmhlNE0/edit?usp=sharing


…Khi Trung Quốc đưa giàn khoan vào vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, nhiều người đã nghĩ đến một cuộc đối đầu quân sự. Nhưng trong thế kỷ 21, các cường quốc thường nghĩ đến cấm vận kinh tế vì đây là vũ khí lợi hại nhất để ép đối thủ của họ phải nhượng bộ. Sự cấm vận của Mỹ và phương Tây đã khiến Nga phải bắt đầu nhượng bộ trong việc tranh chấp với Ukraine
Nếu Trung Quốc tiếp tục hung hăng trên biển Đông, đụng chạm đến quyền lợi của Mỹ và phương Tây thì việc cấm vận kinh tế Trung quốc là điều hoàn toàn xảy ra

Thứ Ba, 15 tháng 7, 2014

TỰ DO THÔNG TIN – QUYỀN CON NGƯỜI ĐƯỢC BẢO VỆ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI


TỰ DO THÔNG TIN – QUYỀN CON NGƯỜI ĐƯỢC BẢO VỆ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI

Lichteinstyle chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Toby Mendel, http://www.article19.org

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQ3lqR25JVGgtWmc/edit?usp=sharing

… http://www.article19.org/

“Người dân càng biết rõ sự thật, đất nước càng an toàn” – George Washington
Gần đây, quyền tự do thông tin, và đặc biệt quyền tiếp cận thông tin được lưu giữ bởi giới cầm quyền đã thu hút được nhiều sự chú ý. Trong 5 năm qua, một lượng kỷ lục những nước trên thế giới, bao gồm Cộng hòa quần đảo Fiji, Nhật Bản, Ấn Độ, Nam Phi, Trinidad và Tobago, Vương quốc Anh và một vài nước phương Tây, đã bắt đầu luật hóa quyền tự do này và cho nó có hiệu lực. Bằng việc đó, họ đã gia nhập những nước đã tuyên bố những luật tương tự trước đó, như Thụy Điển, Mỹ, Phần Lan, Hà Lan, Úc, Canada. Một vài cơ chế liên quốc gia đã bắt đầu dồn sự chú ý cho vấn đề này,đặc biệt là những chuyển biến tại Liên Hợp Quốc (LHQ) hay Khối thịnh vượng chung.
Tầm quan trọng của quyền tự do thông tin, với tư cách một quyền căn bản, là không có gì phải nghi ngờ. Tại hội nghị đầu tiên của Liên Hợp Quốc vào năm 1946, Hội đồng đã chấp thuận nghị quyết 59, tuyên bố : “Tự do thông tin là một quyền căn bản và… là tiêu chuẩn của mọi sự tự do mà Liên Hợp Quốc cống hiến cho nó”. Abid Hussain, báo cáo viên đặc biệt của Liên Hiệp Quốc về tự do ý kiến và biểu đạt, nhận định trong bản báo cáo năm 1995 tới Ủy ban nhân quyền rằng :
« Quyền tự do sẽ mất mọi sự hiệu lực nếu như con người không được tiếp cận thông tin. Tiếp cận thông tin là điều căn bản cho đời sống của nền dân chủ. Bởi vậy, ý đồ chiếm giữ thông tin từ người dân nói chung phải bị kiểm tra một cách mạnh mẽ »

TƯƠNG LAI DÂN CHỦ XÃ HỘI MỸ

Lane Kenworthy
http://njbrepository.blogspot.com/2014/01/americas-social-democratic-future-by.html

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRW9GT3pQSWk1LUE/edit?usp=sharing

Dẫn nhập của người dịch

Dân chủ xã hội đã được giới thiệu nhiều lần, nhưng phần lớn tập trung vào các mô hình dân chủ xã hội Bắc Âu. Trong tiểu luận sau đây, Lane Kenworthy phác họa một hành trình chậm rãi nhưng vững chắc của Hoa Kỳ trên con đường tiến tới một tương lai dân chủ xã hội. Theo tiên đoán của Kenworthy, tương lai này sẽ nằm ngay trong thế kỷ 21 và “không cực kỳ khác xa hiện tại”, mà chỉ “trở thành một phiên bản tốt hơn của chính mình hiện nay”.
Nền kinh tế hậu công nghiệp đặt cơ sở trên công nghệ thông tin và toàn cầu hóa đã tác động mạnh lên xã hội Mỹ. Việc đưa các cơ sở sản xuất ra nước ngoài và sự chuyển đổi ráo riết từ một nền kinh tế chế tạo sang kinh tế dịch vụ đã gây xáo trộn chóng mặt cho giai cấp công nhân, kể cả công nhân da trắng. Khủng hoảng này đòi hỏi một loạt chương trình xã hội nhằm giúp giới công nhân điều chỉnh lại nghề nghiệp và tái tham gia nền kinh tế mới.
Một thuộc tính khác của kinh tế hậu công nghiệp là tình trạng bất bình đẳng ngày càng trở nên nghiêm trọng. Kể từ thập niên 1970, lợi tức của một thiểu số rất nhỏ ở những nấc thang kinh tế cao nhất đã tăng lên nhiều lần, trong khi lợi tức của giai cấp trung lưu và thấp hơn, nhích lên không đáng kể. Lời than phiền được nghe nhiều nhất gần đây là, một phần trăm dân số Hoa Kỳ gồm những người giàu nhất đang nắm trong tay 23 phần trăm của cải cả nước.
Cuộc nổi dậy của Phong trào Chiếm phố Wall năm 2012 là một cảnh báo về khả năng một cuộc xung đột giai cấp và khủng hoảng xã hội có thể diễn ra . Để chặn đứng khả năng này từ trong trứng nước, dân chủ xã hội sẽ là một đồng thuận tất yếu giữa cánh Hữu và cánh Tả của chính trị Mỹ.

Thứ Sáu, 11 tháng 7, 2014

GÓC TÂM TÌNH VỚI BÁC HUỲNH TẤN MẪM

GÓC TÂM TÌNH VỚI BÁC HUỲNH TẤN MẪM

Lý Bích Thuỷ
8-7-2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQXNzMXJkR3drWW8/edit?usp=sharing

… Trước khi vào đề cho cháu xin phép được xưng hô là bác cháu, vì cháu là một thanh nữ đang sống ở Hải Ngoại. Nội, Cha, Chú cháu là những người là những người từng sống ở Sài Gòn trong khoãng thời gian mà bác quậy phá SG, và những người thân nầy của cháu đã phải xếp bút nghiên để bưóc vào quân ngũ, chứ không được ưu đải như bác, một thanh niên chưa từng bước chân vào nghiệp lính trong chế độ cộng hoà. Cũng có thể vì đó bác không biết được sự khốc liệt của cuộc chiến và sự xão trá của người cộng sản(?) Cháu cũng như bác chưa hân hạnh đưọc cầm súng ra chiến trường, nhưng cháu đưọc nghe kể và có tham khảo các tài liệu trên INTERNET, nên cháu cũng nhận ra được bề mặt phải và trái của cuộc chiến vừa qua. Cháu cũng có đọc qua về các việc làm của bác trong quá khứ, lúc bác còn là một sinh viên của Y Khoa SG.

Cháu chỉ tâm tình với bác bằng một góc độ riêng và từ sự hiểu biết của cháu về Bác mà thôi. Lý do mà cháu phải tâm tình với bác vì bác có đề cập đến người hải ngoại trong bức tâm thư của bác! https://www.facebook.com/tvietnam/posts/699625660084822

Chính sách tái cân bằng: Các nước đồng minh của Hoa Kỳ ở châu Á đóng vai trò như thế nào?

Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Hayley Channer, East–West Center

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTUNDejRRQkZPS00/edit?usp=sharing

… Chính sách tái cân bằng ở châu Á và sự hứa hẹn của Hoa Kỳ trở lại khu vực châu Á – Thái Bình Dương đã khiến một số nước đồng minh của Washington và các đối tác trong khu vực mong đợi Hoa Kỳ có thể làm nhiều hơn nữa ở khu vực này. Nhiều quốc gia – trong đó bao gồm cả Nhật Bản, Australia và Hàn Quốc – đều hoan nghênh chính sách tái cân bằng của Washington, mặc dù đã có những lời chỉ trích từ một số nước rằng Hoa Kỳ “chỉ khoa trương bằng lời nói và không có hành động nào cụ thể”. Trong khi chính sách tái cân bằng của Hoa Kỳ đã được diễn giải cụ thể thì ngược lại sự đóng góp từ các nước đồng minh vẫn chưa rõ ràng. Hoa Kỳ phải đối mặt với nhiều áp lực sau một thời gian dài cam kết hỗ trợ quân sự tại hai nước Iraq và Afghanistan. Sự cô lập và một môi trường an ninh toàn cầu đa dạng vẫn tiếp tục lây lan dẫn đến việc tài nguyên của Hoa Kỳ ngày càng suy yếu hơn. Những hạn chế này đã buộc Hoa Kỳ kỳ vọng vào các nước đồng minh ở châu Á cũng như trên toàn cầu để họ có thể đóng góp nhiều hơn. Câu hỏi đặt ra là Hoa Kỳ muốn các nước đồng minh làm những gì và trong lĩnh vực nào?



Hub and Spokes: How US Allies in Asia Can Contribute to the US Rebalance


By Hayley Channer

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVXUwdVhXal9MUkE/edit?usp=sharing

Hùng Tâm - Hoa Kỳ Lưỡng Bề Thọ Địch


Ngày 140709

Chuyên đánh đòn xóc, nước Mỹ lãnh cả hai đầu....

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVG9ZWnIzODZtY28/edit?usp=sharing

… Hoa Kỳ có truyền thống đối ngoại là hay tạo ra một tương quan lực lượng giữa các cường quốc bên ngoài để các nước canh chừng nhau mà không nước nào có thể thách đố quyền lực của Mỹ.

Vì chính sách thực dụng mà Hoa Kỳ hợp tác với Liên bang Xô viết để chống Đức quốc xã trong Thế chiến II, rồi giải vây và hợp tác với Trung Quốc để làm Liên Xô suy yếu như từ năm 1972 giữa thời Chiến tranh lạnh. Với chiều hướng đó, Hoa Kỳ có thể buông rơi đồng minh mà bắt tay với kẻ thù cũ. Những thí dụ như vậy kể ra thì rất nhiều.

Gần đây là sau vụ khủng bố 9-11, khi mở chiến dịch tấn công Afghanistan để lật đổ chế độ Taliban và tiêu diệt lực lượng al-Qaeda theo hệ phái Hòi giáo Sunni, Hoa Kỳ kín đáo hợp tác với một nước khét tiếng chống Mỹ là Iran, thuộc sắc tộc Ba Tư theo hệ phái Shia. Khi vào Iraq thì Mỹ lật đổ chế độ Saddam Hussein và hệ phái Sunni thiểu số bằng cách bắt tay với phe Shia thân Iran. Đến lúc khó khăn thì Chính quyền Bush dồn quân đánh tới để bắt tay với các lãnh tụ Sunni và tạo ra tương quan lực lượng giữa hai phe Sunni và Shia để Mỹ có thể rút lui khi hai phe canh chừng lẫn nhau.

Nhưng ngày nay, tình hình có thay đổi và Hoa Kỳ đang thọ địch từ cả hai đầu. "Hồ Sơ Người-Việt" sẽ tìm hiểu chuyện này qua một tin thời sự ít được chú ý....

Thứ Năm, 10 tháng 7, 2014

Tưởng Năng Tiến – Tô Hoài & Ba Người Khác

Tưởng Năng Tiến – Tô Hoài & Ba Người Khác

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcEhGZkZGQlhoa2M/edit?usp=sharing

… Nhà văn Tô Hoài sinh 27 tháng 9 năm 1920 và vừa từ trần vào ngày 6 tháng 7 năm 2014 vừa qua. Chúng tôi xin ghi lại bài viết dưới đây về tác phẩm cuối cùng, và cũng là cuốn sách gây nhiều tranh cãi nhất, của ông với hy vọng rọi thêm được chút ánh sáng về cuộc đời của tác giả này.

“Một ngày phiên chợ, u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn. Suốt ngày chúng cứ rúc vào một góc sân và kêu chim chíp bằng một giọng ai oán, thảm thương!”
Ðó là một đoạn văn ngắn, trong tập truyện O Chuột, của Tô Hoài mà tôi đã được cô giáo đọc cho nghe – khi còn thơ ấu. Tôi tin rằng mình vừa ghi lại đúng nguyên văn, nếu không hoàn toàn đúng thì chắc cũng gần đúng (y) như thế. Sao tôi cứ thương mãi đôi gà nhỏ côi cút đó, và có cảm tình hoài với tác giả của đoạn văn vừa dẫn.

Tô Hoài (có lẽ) sẽ sướng ngất ngư, khi biết có một độc giả đã nhớ nằm lòng – suốt đời – những điều mình viết. Và chắc sẽ tức điên luôn, nếu biết thêm rằng: tôi chưa bao giờ đọc thêm một dòng chữ nào khác nữa của ông.

Ba người khác
Tác giả: Tô Hoài


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdFpSLTJ2ejU5Tzg/edit?usp=sharing


Thế giới lo lắng cho sự yếu kém của Trung Quốc?
T/S Alan Phan trả lời cuộc phỏng vấn của Báo Đất Việt ngày 7/7/2014


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzei1vQjc1UnVJOUE/edit?usp=sharing

… Trung Quốc còn loay hoay với nhiều vấn đề nội bộ, nhiều quốc gia lo cho sự yếu kém của Trung Quốc hơn là sức mạnh gì đó của họ.
Chuyên gia kinh tế, TS Alan Phan nêu quan điểm trước những thông tin công bố khác nhau giữa các chuyên gia kinh tế và Chính phủ Trung Quốc.
TS Alan Phan cũng khẳng định việc Trung Quốc “thổi phồng” số liệu là chuyện bình thường và Trung Quốc không đủ khả năng để có thể thao túng thị trường thế giới.
“Thổi phồng” số liệu là chuyện bình thường
Báo ĐV: Mới đây, một Tổ chức nghiên cứu kinh doanh đã công bố báo cáo trích dẫn công trình nghiên cứu của nhà kinh tế học Harry Wu, trong đó ước tính rằng trong giai đoạn 1978-2012, GDP của Trung Quốc chỉ tăng trung bình 7,2%/năm, thấp hơn nhiều so với mức trung bình 9,8%/năm mà Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc công bố trong thời kỳ đó.
Ông Wu cho rằng các số liệu chính thức của Bắc Kinh về giai đoạn 1952-1977 nói chung là chính xác, ít nhất là khi xem xét chúng trong một tổng thể. Điều này cho thấy rằng các số liệu của Trung Quốc ngày càng trở nên kém tin cậy. Công trình của ông Wu cũng cho thấy quy mô của kinh tế Trung Quốc có thể chỉ bằng 2/3 so với những gì mà Bắc Kinh tuyên bố.
Ông bình luận như thế nào về thông tin trên? Theo ông, liệu có hay không việc Trung Quốc gian dối, tô hồng số liệu thống kê?
Hát Cho Biển Đông và Quyền Con Người

www.ducme.tv -Cà Phê Tối- Tường trình CT "Hát Cho Biển Đông và Quyền Con Người", ngày 07.07.2014


Thứ Ba, 8 tháng 7, 2014

Những Lực Chuyển Của Hai Thập Kỷ Tới Lực Chuyển 2: Dòng Tiền Đầu Tư


Những Lực Chuyển Của Hai Thập Kỷ Tới
Lực Chuyển 2: Dòng Tiền Đầu Tư


Alan Phan

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZWF6aHE3X0szWVE/edit?usp=sharing

… Một nghiên khảo tôi đọc đã lâu nêu ra một điều buồn cười về Liên Xô (thực ra là một thảm kịch cho người dân Nga) là trong thời gian đảng Cộng Sản cầm quyền từ 1946 (sau chiến thứ 2) đến năm 1975 (14 năm trước khi sụp đổ), nếu chánh phủ độc tôn Liên Xô chỉ bán khoáng sản, tài nguyên… rồi cả nước ngồi không ăn chơi, thì thu nhập quốc gia và cá nhân cũng không thay đổi chút gì trong 30 năm đó. Thay vì ngồi yên, họ lập ra đủ kế hoạch 5 năm, 10 năm, 100 năm…với những bộ não thuộc loại đỉnh cao của loài người để vận hành kinh tế. Kết quả? Người dân Nga phải làm nô dịch theo mệnh lệnh của quan chức, phải đi kinh tế mới và làm chuyện tào lao theo chính sách mù mờ, phải vào nhà thương điên ở vùng băng giá Siberia (gọi là gulag) …và phải xếp hàng vài tiếng mỗi ngày để mua một miếng thịt hay cái quần lót…
Các nước Cộng Sản, bây giờ và quá khứ, là những minh chứng hùng hồn cho thấy sự phát triển kinh tế toàn cầu không chỉ tuỳ thuộc vào “labor”, sức lao động của công nông dân như Marx biện luận. Liên Xô không thua Âu Mỹ về bất cứ thành tố gì từ tài nguyên thiên nhiên, trí tuệ khoa học, đến số lượng lao động, khả năng quản trị…Ngoại trừ một thứ: tư bản.
Một cô gái đứng đường cũng hiểu rõ quy luật này hơn cả những chuyên gia đại học hàng đầu của các đảng Cộng Sản: No money, no honey.

GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC KỲ 4 NĂM 2014 CỦA HỘI Y SĨ QUỐC TẾ VIỆT NAM TỰ DO ĐƯỢC TRAO TẶNG MỘT CƯ DÂN MONTRÉAL

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMVVWaUU1SXA4N1E/edit?usp=sharing

… Hội Y Sĩ Quốc tế Việt Nam Tự Do ( HYSQTVNTD ) là Hội qui tụ các Bác sĩ Việt Nam hiện sinh sống trong các xứ tự do trên thế giới. Trong lần Đại Hội Y Sĩ Thế Giới kỳ 4 năm 2014, Hội có tổ chức một giải thưởng Văn Học. Chủ đề của của năm 2014 là: Cộng Đồng Người Việt tỵ nạn sau 39 năm: Chân Dung, Thành Quả và Tương Lai. Trong lần Đại Hội kỳ này, Hội đã quyết định trao tặng giải thương cao quí này cho ông Lâm Vĩnh Bình, tức ông Lâm Văn Bé. Tác phẩm được chấm giải là cuốn GIÁ TỰ DO. Ông Lâm Văn Bé là một nhân sĩ nổi tiếng trong Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia, vùng Mon¬tréal. Ông la tác giả thường xuyên những bài viết về Cộng đồng, Giáo Dục, Văn hóa, Xã hội.

"Ride The Thunder"

Cuốn sách "Ride The Thunder" đang được dịch ra tiếng Việt với tựa đề "Cưỡi Ngọn Sấm" và đăng hàng tháng tại Website Diễn Đàn Cựu Sinh Viên Quân Y tại:
www.svqy.org

Published on Jul 2, 2014



Được sự chấp thuận của đạo diễn Fred Koster, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một số hình ảnh trong cuốn phim tài liệu có diễn xuất (feature documentary) đang quay về chiến tranh Việt Nam dựa vào cuốn sách cùng tên là "Ride The Thunder" của tác giả Richard Botkin (sách có bán trên Amazon).
https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdzl0aV9Ea05lSFE/edit?usp=sharing

Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Thường trực đối mặt với ngoại xâm và kinh nghiệm Phát triển Dân tộc


Thường trực đối mặt với ngoại xâm và kinh nghiệm Phát triển Dân tộc

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTUVWZk1XLWNwUjg/edit?usp=sharing

… Book Hunter: Đây là một đoạn trích trong chương III cuốn “Chính đề Việt Nam” của ông Ngô Đình Nhu, Cố vấn của chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Trong thời điểm hiện nay, vấn đề Phát triển Dân tộc Việt trở nên cấp thiết, nhưng trước tiên chúng ta phải hiểu được “điều kiện nội bộ” trong vị thế của Việt Nam.

Tự do học thuật – Nền tảng vững chắc để Việt Nam trỗi dậy

Tự do học thuật là vấn đề then chốt trong việc nâng cao dân trí. Một nền học thuật không tự do, tức là không có sự lành mạnh thì không có giáo dục nhân văn, không có tự do tư tưởng, và điều đó đồng nghĩa với việc hết thế hệ này đến thế hệ khác, người dân trở thành đám đông bị dắt mũi bởi các thế lực kiểm soát hệ thống.

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaTN6VmR2WllHTTA/edit?usp=sharing

… Độc quyền thông tin và kiến thức

Ở Việt Nam, nếu ai đã từng là một sinh viên , chắc hẳn phải trải qua cảnh khó khăn trong việc tìm số liệu hoặc tài liệu để hoàn thành bài luận của mình. Không dễ dàng gì để các sinh viên tiếp cận với các viện nghiên cứu chuyên ngành, hay thậm chí là bất lực trong việc xin xỏ từ thư viện của khoa. Các thư viện công như Thư viện Quốc gia hay Thư viện địa phương, các bạn chỉ có thể tiếp cận các sách tồn kho của các Nhà xuất bản, và muốn nghiên cứu chuyên sâu các bạn phải có giấy giới thiệu của cơ quan nghiên cứu nào đó như Viện chuyên ngành hoặc trường đại học. Nếu bạn là một người nghiên cứu tự do mà không thuộc bất cứ cơ quan nghiên cứu nào lại càng khó tiếp cận hơn với các tư liệu chuyên ngành. Điều này dẫn đến một tình trang là đa số công chúng không hiểu các cơ quan nghiên cứu (đặc biệt là trực thuộc nhà nước) đang làm gì.
Đây là một điều hoàn toàn bất hợp lý. Ngân sách đổ vào các Cơ quan nghiên cứu nếu không phải từ Ngân quỹ nhà nước thì cũng từ các quỹ hỗ trợ học thuật của cộng đồng (đa phần là các NGO nước ngoài). Xuất phát điểm của những quỹ này đều đến từ người dân hay cộng đồng, và bởi thế các công trình nghiên cứu (nếu không thuộc bí mất quốc gia) phải được công bố công khai để bất cứ ai cũng có thể tiếp cận khi cần thiết. Điều bất hợp lý này trong nhiều năm không ai để ý và coi đó là đặc quyền của các Cơ quan nghiên cứu. Họ đã quen với lối nghĩ ngân sách của nhà nước hỗ trợ thì các công trình chỉ phục vụ nhà nước mà quên mất rằng ngân sách đó được gây dựng bằng tiền thuế của dân chúng. Bạn thử nghĩ xem, việc giữ khư khư kho tư liệu khổng lồ ấy liệu có phải là điều hợp lý?

Ghi chép về giàn khoan 981
( Tài liệu về xuất xứ, kỹ thuật..)


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUWkyYVV0ZVpUQXc/edit?usp=sharing

… Trong toàn bộ chiến lược biển đó, dầu khí tất nhiên là một lãnh vực họ không tiếc công sức đầu tư. Mặc dù đã có nhiều chuyên gia về nước sâu trong đó phải kể tới Chu Kế Mậu, tổng công trình sư thiết kế cái Giao Long, hay một đội ngũ đông đảo các chuyên gia về tàu ngầm,chinh phục dầu khí nước sâu vẫn phải trông cậy vào phương Tây, vừa mua làm nhái theo, vừa ăn cắp bí quyết… Bằng việc mua lại công ty Nexen Canada với giá 15,8 tỷ đô la, CNOOC đã giành được những bí quyết thăm dò, khai thác dầu khí vùng nước sâu mà họ rất thèm muốn. CNOOC cải tổ nhanh chóng từ khâu tổ chức, quản lý tới các giai đoạn công nghệ cụ thể để có thể gia nhập vào hàng ngũ những tập đoàn khai thác dầu khí hàng đầu. Ai cũng biết Nexen là một tên tuổi chuyên khai thác dầu khí tại Biển Bắc Anh, Tây Phi, Hoa Kỳ và bờ Tây Canada. Và để thiết kế giàn nửa chìm hoạt động nước sâu, CNOOC đã phải mua thiết kế cơ bản của công ty Friede & Golman lừng danh có trụ sở tại Houston Texas Hoa Kỳ. Với công ty này, CNOOC đã có mối thâm giao nếu ta biết rằng chủ tịch và CEO hiện của Friede & Goldman (viết tắt là FG) tên là Paul Geiger đã có giai đoạn làm việc như một kỹ sư trưởng tại CNOOC Trung Quốc từ các năm 1982-1990 (ngay khi CNOOC vừa mới được thành lập vào 1982!), rằng hàng loạt kỹ sư các loại của Trung Quốc đã sang làm việc tại FG Houston từ hàng chục năm nay, rằng Geiger là một tên tuổi lớn, người chủ trì và viết chương Giàn Khoan trong bộ sách Công Nghệ Đóng Tàu nổi tiếng do Thomas Lamb và SNAME xuất bản,cuốn sách mà các trường Việt Nam hiện đang cố gắng đọc và học hỏi …..Chỉ cần vào trang chủ của FG ,các bạn có thể tìm thấy cái thiết kế giàn nửa chìm có ký hiệu ExD, một thiết kế “tâm huyết”, một sản phẩm kiêu hãnh của FG đã được thực thi tại Trung Quốc với cái tên giàn nửa chìm “Haiyang Shiyou 981″.

Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

Tưởng Năng Tiến – Đất Nước Nhìn Từ Phan Rang

Tưởng Năng Tiến – Đất Nước Nhìn Từ Phan Rang

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdWNudml5N0c3cUE/edit?usp=sharing

…Doanh nhân ấy có biệt danh là Tiềm “điên” với tên thật là Nguyễn Văn Tiềm, người dám đi vay hàng trăm triệu đồng vào năm 1998 chặn dòng một con suối ở sông Ông, Ninh Thuận tự mình làm thuỷ điện. Từ sức người, ông biến một vùng cằn cỗi mà chính dân địa phương còn thừa nhận là “chó ăn đá, gà ăn sỏi” thành xưởng sản xuất nước đá, khu du lịch sinh thái theo mô hình trang trại nổi tiếng khắp nơi.
Tuy nhiên, trang trại ấy, phần lớn đã bị quy hoạch, bởi những quyết định lạnh lùng, lấy đất cho một doanh nghiệp khác làm thuỷ điện. Doanh nhân Nguyễn Văn Tiềm đi lên từ chân đất giờ trở về với chân đất. Gặp chúng tôi vào những ngày giữa tháng 6, ông Tiềm cho biết sẽ tiếp tục khiếu nại vì hy vọng sẽ đòi được công bằng theo suy nghĩ của mình. Như bao vụ giải toả khác, chuyện của ông Tiềm cũng để lại cho chúng tôi nhiều suy nghĩ, ngậm ngùi khi mồ hôi nước mắt và tâm huyết của cả đời người bỗng chốc tan tành…

Kiến tạo xã hội học tập

Phạm Nguyên Trường dịch
Joseph E. Stiglitz, Project-Syndicate

http://www.project-syndicate.org/commentary/joseph-e--stiglitz-makes-the-case-for-a-return-to-industrial-policy-in-developed-and-developing-countries-alike

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbGxsTW1aTWhRM2c/edit?usp=sharing

(Joseph E. Stiglitz, là giáo sư tại Đại học Columbia, giải thưởng Nobel về kinh tế, từng là Chủ tịch nhóm cố vấn về kinh tế cho Tổng thống Bill Clinton, từng giữ chức phó chủ tịch và kinh tế trưởng của Ngân hàng Thế giới. Tác phẩm mới của ông (cùng với Bruce Greenwald) có nhan đề Kiến tạo xã hội học tập: Cách tiếp cận mới đối với tăng trưởng, phát triển và tiến bộ xã hội (Creating a Learning Society: A New Approach to Growth, Development, and Social Progress).

…Hầu như tất cả chính sách của chính phủ, vô tình hay hữu ý, dù tốt dù xấu, đều có tác động trực tiếp và gián tiếp tới với việc học.
Công dân ở các nước giàu nhất thế giới cho rằng nền kinh tế của họ ngày nay dựa trên nền tảng là sự đổi mới sáng tạo. Nhưng trong suốt hơn hai thế kỷ vừa qua, đổi mới sáng tạo là một phần của nền kinh tế của thế giới đã phát triển. Thật vậy, trong suốt hàng ngàn năm, trước cuộc Cách mạng Công nghiệp, thu nhập không tăng là bao. Sau đó, thu nhập bình quân đầu người tăng vọt, hết năm này qua năm khác, thỉnh thoảng mới bị gián đoạn bởi tác động của những dao động có tính chu kỳ. Robert Solow, nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel, cách đây 60 năm đã nhận xét rằng thu nhập tăng chủ yếu không phải là do tích lũy vốn mà do tiến bộ công nghệ – do người ta học được cách làm mọi thứ một cách tốt hơn.

Mỹ: Bắt vợ tỷ phú Trung Quốc ăn cắp bắp giống

03/07/2014 18:12 (GMT + 7)

TTO - Mạc Vân là vợ của tỉ phú Trung Quốc Thiệu Căn Hỏa, người được tạp chí Forbes xếp vào hàng tỷ phú thế giới với tài sản ròng lên đến 1,4 tỉ USD.

Cục điều tra liên bang Mỹ (FBI) hôm 2-7 cáo buộc Mạc Vân, vợ của tỉ phú Trung Quốc Thiệu Căn Hỏa, tội ăn cắp bí mật thương mại trị giá hàng triệu USD của các công ty hạt giống bắp của Mỹ.
Hãng tin AP cho biết Mạc Vân bị bắt hôm 1-7 tại Los Angeles. Người phát ngôn của công tố viên Mỹ Nicholas Klinefeldt cho biết ông không thể cho biết liệu bà Mạc Vân đến Mỹ bằng visa công tác hay du lịch hay không, hoặc vì sao bà ấy có mặt ở California.
Vụ bắt giữ Mạc Vân là trường hợp mới nhất do công tố viên Klinefeldt công bố sau bắt giữ sáu nhân viên của tập đoàn kỹ thuật nông nghiệp Đại Bắc Bắc Kinh (DBN Group) do Thiệu Căn Hòa giữ chức chủ tịch, cũng với cáo buộc ăn cắp hạt giống bắp trên những cánh đồng ở bang Iowa và Illinois hồi tháng 12-2013. Nhóm người này sau đó tuồn số hạt giống này về Trung Quốc để tái sản xuất những loại giống này.
Bảng cáo trạng của tòa án thành phố Des Moine, bang Iowa hôm 1-7 cho biết Mạc Vân từng đảm trách vai trò lãnh đạo nhóm quản lý dự án nghiên cứu của DBN Group từ tháng 8-2001 đến tháng 3-2009. Mạc Vân còn là chị gái của Mạc Hải Long (Robert Hai), vốn là giám đốc kinh doanh quốc tế của DBN Group đã bị bắt ở Miami trong vụ ăn cắp hạt giống liên quan đến DBN hồi tháng 12-2013. Robert Hai đang được tại ngoại chờ ngày ra hầu tòa.
Giới chức Mỹ cáo buộc nhóm nhân viên của DBN đã chuyển các lô hạt giống ăn cắp từ Mỹ đến nhiều địa điểm khác nhau trước khi chuyển về Trung Quốc, trong đó có cả Hồng Kong và nhà của Robert Hai ở Florida. Theo công tố viên Klinefeldt, tổn thất về quyền sở hữu về hạt giống của một nhà sản xuất hạt giống của Mỹ từ những vụ ăn cắp này tối thiểu là từ 30 triệu USD đến 40 triệu USD và họ phải mất từ 5 năm đến 8 năm nghiên cứu.
Các nhà sản xuất Monsanto và Pioneer của Mỹ đã chi hàng triệu USD để phát triển và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ các giống bắp mới trước nạn ăn cắp từ nước ngoài.
MỸ LOAN

Thứ Ba, 1 tháng 7, 2014

SBTN SPECIAL: Việt Nam Ơi (Trúc Hồ)

SBTN SPECIAL: Việt Nam Ơi (Trúc Hồ)



Jun 21, 2014
Từ đầu tháng 5, Trung Cộng đã bất chấp luật quốc tế, ngang nhiên đặt giàn khoan Hải Dương 981 tại thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông, tạo nên sự phẫn nộ của tất cả người Việt trong và ngoài nước.

Nhạc phẩm Việt Nam Ơi đã được nhạc sĩ Trúc Hồ sáng tác để tiếp lửa cho phong trào yêu nước chống bá quyền Trung Cộng đang dâng cao ở khắp mọi nơi. Trong tinh thần đóng góp vào công cuộc tranh đấu bảo vệ sự vẹn toàn lãnh thổ của đất nước Việt Nam, đồng thời chống lại mọi âm mưu thỏa hiệp của đảng CSVN với kẻ thù xâm lược, chiến dịch "Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người" cũng đã được Đài Truyền Hình SBTN và nhiều tổ chức trong và ngoài nước cùng nhau khởi động.

Kính mời đồng bào Việt Nam trên khắp thế giới hãy cùng tụ về Washington DC vào ngày 6 tháng 7 để tham dự Ngày "Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người". Đây là dịp để chúng ta bày tỏ tấm lòng của chúng ta đối với đất nước trong cơn hiểm nguy, để lên tiếng cùng những người Việt yêu nước đang bị trấn áp tại quê nhà, và để cho cả thế giới thấy rõ dân tộc Việt không bao giờ hèn trước hiểm họa xâm lược.

Để biết thêm thông tin về Ngày "Hát Cho Nhân Quyền & Biển Đông":
sbtn@sbtn.tv
www.sbtn.tv
www.facebook.com/SBTNOfficial
www.facebook.com/TrieuConTimMotTiengNoi

Nguyễn Quý Đại – World Cup 2014 không quên HOÀNG SA – TRƯỜNG SA CỦA VN

27.06.2014

Tình hình Việt Nam trong và ngoài nước sôi động từ lúc Trung Cộng đưa giàn khoan HD 981 vào vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam và đang tiếp tục đưa các giàn khoan khác ra biển Đông, với hành động ngang ngược “cá lớn nuốt cá bé” không tôn trọng luật biển quốc tế. Cộng đồng người Việt quốc gia trên khắp thế giới đều biểu tình trước các toà đại xứ Tàu để phản đối hành động vừa ăn cướp vừa la làng của Tàu.
Đầu tháng 5 ở trong nước có những đợt biểu tình chống Tàu ở Sài Gòn, Hà Nội…Nhưng buồn thay số người tham dự không được đông đảo so với hơn 90 triệu dân số! Người dân Việt Nam thờ ơ với vận mênh đất nước? hay sợ hải trước bạo quyền vì biểu tình thường bị đàn áp,đánh đập thô bạo … Những người chống Tàu như Điếu Cày Nguyễn văn Hải, Tạ Phong Tần, các nhạc sĩ Trần Vũ Anh Bình, Việt Khang….thể hiện lòng yêu nướcchống ngoại xâm của một công dân đều bị tù nhiều năm. Việt Khang sáng tác những nhạc phẩm: Việt Nam Tôi Đâu, Anh Là Ai… dòng nhạc làm rung độnghàng triệu triệu con tim, được dịch ra nhiều ngôn ngữ phổ biến sâu rộng ở hải ngoại, trong các sinh hoạt cộng đồng thường hát các nhạc phẩm đó cũng như nhạc phẩm Triệu Con Tim, Đáp Lời Sông Núi của NS Trúc Hồ làm dâng trào lòng yêu nước.
Trong hai tháng qua chúng tôi du lịch Mỹ, Canada, đi từ Houston, Miami, Washington, New York, Toronto… Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn CS những nơi đó đều biểu tình chống Tàu, hàng ngàn người tham dự rợp bóng cờ vàng tung bay, chúng tôi tham dự những đêm đốt nến cầu nguyện cho Việt Nam. Lòng yêu nước là bổn phận của mỗi công dân Việt Nam, cán bộ, công an, bộ đội của nhà cầm quyền CSVN đừng vì miếng đỉnh chung mà quên ý thức trách nhiệm của mình với tiền nhân, đã bỏ xương máu gìn giữ quê hương gấm vóc từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau. Không thể để bọn Tàu xâm lăng Việt Nam dưới mọi hình thức. Nhà cầm quyền CSVN phải biết tôn trọng nhân phẩm, ý nguyện của người dân, phải dân chủ hoá đất nước, để bảo vệ hồn thiêng sông núi,
Chúng ta không thể ngồi nói chuyện khơi khơi với kẻ cướp đã vào nhà, “giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Đời nhà Trần phải Hội Nghị Diên Hồng đã được toàn dân đồng lòng, đoàn kết đánh đuổi quân Nguyên ra khỏi bờ cõi, giành lại độc lập cho dân tộc. Việt Nam từng trải qua cuộc chiến tranh biên giới phiá Bắc năm 1979,và Tàu chiếmđảo Gạc Ma năm 1988 là một bài học giá trị của lịch sử, để biết phân biệt giữa Thù và Bạn. Năm 1974 Trung Cộng chiếm quần đảo Hoàng Sa, Hải quân VNCH anh dũng nổ súng trước, bắn chìm chiến hạm của địch để bảo vệ chủ quyền của mình, dù không chiến thắng nhưng trận đánh đã đi vào lịch sử, thế giới đều biết vùng biển đảo Hoàng Sa của VNCH.
Philippines kiện Trung Cộng ra tòa án quốc tế, tại sao Việt Nam nói mà không dám làm, không đánh nhau trên biển, nhưng phải lên tiếng mạnh mẽ cụ thể và kiện như Philippines để thế giới biết trình trạng VN bị Tàu xâm chiếm vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo công luận trong và ngoài nước đã lên án, phê bình CSVN bán nước với bằng chứng “Công hàm Phạm Văn Đồng” và tiếp tục trong suốt bao nhiêu năm qua, giữa hai đảng cộng sản Việt-Trung đã có bao nhiêu bản ký kết, hiệp ước trong bí mật nhưHội nghị Thành Đô 1990; hiệp định biên giới trên đất liền giữa Việt Nam-Trung Cộng 1999, Hiệp định phân định Vịnh Bắc bộ tháng 12 năm 2000… Tội bán nước là tội nặng nhất, không thể tha thứ. Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống luôn bị nguyền rủa với hành động “Cõng rắn cắn gà nhà”.
Đảng CSVN luôn ca tụng16 chữ vàng và 4 tốt chỉ là sự liên hệ giữa 2 đảng CSVN và Trung Cộng độc tài đảng trị, đây là cái hèn của CSVN trước kẻ thù truyền kiếp. Tổ tiên chúng ta phải luôn đối đầu với kẻ thù từ phưong bắc, bị ngàn năm bắc thuộc nhưng không bị đồng hóa, toàn dân đã đoàn kết một lòng hy sinh biết bao xương màu giành lại độc lập thoát khỏi ách nô lệ. Thế kỹ 21 không thể nào để dân tộc Việt Nam bị nô lệ bọn giặc Tàu.
Xin đừng quên trách nhiệm giữ nước là của toàn dân Việt Nam. Yêu cầu đảng CSVN hãy thả hết tù nhân yêu nước trong những năm qua bị bắt, bị tù đày gian khổ đểthể hiện tinh thần chống Tàu bằng hành động cụ thể. CSVN không trả tự do cho những người từng có thành tích chống Tàu bất bạo động, càng đàn áp bắt bớ người biểu tình chống Tàu là “hèn với giặc ác với dân”, là bằng chứng cuả kẻ bán nước.
Muốn chống ngoại xâm dân tộc VN phải đoàn kết, một lòng không sợ hải trước bạo quyền tay sai bán nước.
Trong thời gian World Cup 2014 phần lớn người ta xem các trận thư hùng của 32 đội tuyển của các quốc gia tham dự giải vô địch bóng đá thế giới. Chắc chắn bên Việt Nam sẽ có nhiều người mất nhà vì thua cá độ. Một phần thì lãng quên việc ngoài biển đông luôn dậy sóng bởi giặc Tàu Ô trên vùng biển của Việt Nam, nhiều ngư dân VN ”bám biển giữ ngư trường“ đã bị tàu của Trung Cộng đâm chìm….

Riêng Cộng Đồng người Việt ở Mỹ không chỉ xem World Cup mà xao lãng trước tình hình trong nước trước họa xâm lăng của Tàu cộng, hàng trăm Hội Đoàn khắp các tiểu bang đang tích cực hưởng ứng vận động tổ chức biểu tình trước Tòa Đại Sứ Trung Cộng và Tòa Đại Sứ CSVN, cũng như chương trình “Hát Cho Biển Đông & Quyền Con Người tại Washington DC cùng ngày 6/ 7/2014.
Chương trình nhạc trình diễn miễn phí ngoài trời có sự tham gia của nhiều nghệ sĩ ASIA như Ns. Trúc Hồ, Nguyên Khang, Y Phương, Lâm Thuý Vân, Lâm Nhật Tiến, Đan Nguyên, Mai Thanh Sơn, Đoàn Phi, Đặng Thế Luận, Huỳnh Phi Tiễn, Hoàng Anh Thư, Nga My, Ngọc Minh, cùng các xướng ngôn viên Đài Truyền Hình SBTN như Diệu Quyên, Mai Phi Long, và Victoria Tố Uyên.
Địa điểm: 1455 Pennsylvania Ave NW, Washington
Nhạc phẩm “Việt Nam Ơi” mới nhất của NS Trúc Hồ được phổ biến sâu rộng kêu gọi lòng yêu nước cuả mọi người dân VN khắp năm châu …
………………….
Việt Nam ơi, đất nước ta khổ đau từng giờ, hãy đứng lên đừng nên lo sợ.
Ta thề không phản bội quê hương.
Việt Nam ơi, Bắc Trung Nam cùng nhau một lòng, hãy đứng lên đập tan bạo tàn.
Ta thề không nô lệ ngoại bang.
Việt Nam ơi, đất nước ta khổ đau từng ngày, hãy đứng lên đập tan độc tài.
Ta giành quyền bảo vệ giang san.
Việt Nam ơi, khắp năm châu người dân một lòng, hãy đứng lên con cháu Tiên Rồng.
Ta cùng xây dựng lại Việt Nam.
https://www.youtube.com/watch?v=w5risSUYZPQ

Muốn bảo vệ đất nước để dân tộc Việt Nam thoát cảnh lệ thuộc Tàu là phải giải thể chế độ CS có như vậy mới thoát được cái ách nô lệ trên cổ dân tộc Việt Nam.Dù sống xa quê hương nhưng chúng tôi luôn hy vọng một ngày mai tươi sáng cho dân tộc Việt.

Nguyễn Quý Đại