Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

Sài Gòn-hồn xưa phai nhạt

Sài Gòn-hồn xưa phai nhạt



Song Chi.
Những ngày này một số người dân yêu quý Sài Gòn đã xuống đường, cầm những biều ngữ phản đối việc Ban Quản lý đường sắt đô thị TP.HCM có kế hoạch đốn hạ, di dời 300 cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng để phục vụ cho dự án xây dựng cầu Thủ Thiêm 2 và nhà ga Ba Son. Những tờ biểu ngữ với những dòng chữ thống thiết “Vì một thành phố trong lành đừng chặt cây”, “Đừng giết tôi, tôi có ích”, “Tôi yêu cây, cây yêu tôi, chặt cây là tội ác” trên tay một nhóm người, dường như lạc lõng giữa dòng người thờ ơ vẫn phóng xe chạy qua trên đường. Một số khác thì gửi “Bản kiến nghị v/v tạm dừng vụ việc chặt cây trên đoạn đường Tôn Đức Thắng” lên trang change.org để kêu gọi mọi người ký tên ủng hộ.
Trước phản ứng của dư luận, dù chỉ là thiểu số so với hàng triệu con người đang sinh sống ở Sài Gòn và hơn 90 triệu người dân cả nước, các quan chức ban ngành có liên quan đã lên tiếng. Theo bài “Không đốn hạ cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng”, báo Pháp luật TP.HCM, “Giám đốc Sở GTVT TP.HCM Bùi Xuân Cường vừa cho biết như vậy tại cuộc họp với giới báo chí vào chiều nay (28-3)”. Nhưng nếu đọc kỹ thì sẽ thấy mọi chuyện còn rất mơ hồ:
“Cụ thể, để phục vụ việc thi công ga Ba Son, TP sẽ di dời, bứng dưỡng 16 cây sọ khỉ trên đường Tôn Đức Thắng (đoạn từ Nguyễn Hữu Cảnh đến Ngô Văn Năm)…
…Trước mắt, từ ngày 26-3 đến 7-5, bốn cây sẽ được di dời và 12 cây sẽ bị đốn hạ để xây dựng nhà ga Ba Son. Số cây còn lại thuộc dự án cầu Thủ Thiêm 2, dự kiến cuối tháng 4-2016, các đơn vị liên quan mới có phương án cụ thể để UBND TP quyết định.”

Thứ Bảy, 26 tháng 3, 2016

Mekong Campaign 2016: The Youth’s Dream for Future Mekong

Tuesday, March 1, 2016

Mekong Campaign 2016: The Youth’s Dream for Future Mekong

Concept: 100 youth representatives from the Mekong region have joined the campaign to save the Mekong River from a series of hydropower dams that threaten the region’s food security. Mekong countries have different political systems, and in many counties such as China (especially Tibetan regions along the Mekong), Laos, Vietnam, and increasingly Thailand, there is little space for public participation in development planning. Activists advocating for increased human rights, environmental protection, and the rule of law often face threats to their security, and access to information on these topics is extremely limited. It is thus crucial to provide space for Mekong youth to join together and campaign around the issues that are affecting their communities.

The Main Campaign Objectives Include:
1. To promote exchanges, intercultural meetings and debates between young people and various stakeholders on the Mekong River and other issues in the Mekong Sub-region.
2. To build the advocacy and campaigning capacity of Mekong youth and to promote youth involvement in building an ASEAN community based on respect for human rights and the environment.
3. To raise the voices of youth in the Mekong region to advocate for stronger environmental and human rights protection and to build awareness on Mekong issues.

Date: March 31, 2016
Location: Chiang Kong Mekong School on Local Knowledge, Chiang Kong, Chiang Rai
Partners :  Mekong Youth Assembly, International Accountability Program, The Center for ASEAN Studies, Chiang Kong Mekong School on Local Knowledge, iMekong, EarthRights International Mekong School
Supported by: terre des hommes- Germany

Con tôm nó đi ....giật lùi

Lê Phú Khải - Trao đổi với giáo sư Võ Tòng Xuân về xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long

Thứ Sáu, ngày 25 tháng 3 năm 2016

GS Võ Tòng Xuân
Mặn được đánh giá là tài nguyên, nhưng mặn chỉ phù hợp với dải rừng đất ướt ven biển, với những nơi hội tụ đủ điều kiện nuôi trồng thuỷ sản đem lại lợi nhuận cao, nhanh và nghề làm muối. Trái lại, mặn huỷ diệt cây trồng nông nghiệp và kìm hãm việc phát triển dân cư, gây trở ngại cho cuộc sống con người. Vì thế mà các nước giàu có như Mỹ, Nhật chỉ tiêu thụ tôm mà không nuôi tôm.

Ở những vùng nhiễm mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, từ lâu, mặn được coi là “kẻ thù” của nông dân. Vì thế từ chỗ hoàn toàn phụ thuộc vào nước trời mùa mưa, ở vùng mặn người nông dân đã biết “luồn lách” để sống. Họ tìm cách be bờ giữ ngọt, quai đê lấn biển, đào kênh dẫn ngọt, trữ ngọt mùa mưa, tiết kiệm mùa khô. Ở vùng mặn chỉ làm một vụ lúa trông vào nước trời, năng suất thấp. Khát khao đổi đời của người nông dân vùng mặn đồng bằng sông Cửu Long kéo dài theo năm tháng. Nhưng ngọt hoá cả một vùng rộng lớn thì sức của người nông dân cá thể không làm nổi.


Từ năm 1975, bằng nỗ lực của nhà nước và nông dân, sau nhiều năm phấn đấu, các công trình thuỷ lợi đầu mối: dẫn ngọt - ngăn mặn, nhằm ngọt hoá nhiều vùng đất rộng lớn đã hoàn thành. Phải lần lượt kể đến những chương trình ngọt hoá tiêu biểu như: chương trình ngọt hoá Gò Công cho 54.000 hecta, Vàm Đồn - Bến Tre cho 8.000 hecta… và các chương trình lớn, có tác dụng dẫn ngọt, ngăn mặn cho hàng trăm ngàn hecta như Nam Măng Thít (Trà Vinh - Vĩnh Long), Quản Lộ - Phụng Hiệp (bán đảo Cà Mau). Nước ngọt phù sa từ sông Tiền, sông Hậu đưa về đã xoá bỏ được bao cuộc đời mặn chát cơ hàn bấy lâu.

Những ai đã từng chứng kiến mùa khô dài dằng dặc, đất nứt nẻ đến tận đáy ao, gió chướng mang nặng hơi mặn từ biển dội vào tàn phá làng mạc, con gái quằn lưng gánh nước đêm trăng… mới thấy hết giá trị của những dòng nước ngọt đem đến cho nông dân vùng mặn đồng bằng sông Cửu Long. Lúa từ một vụ năng suất thấp đã ùa lên thành ba vụ năng suất cao. Rồi vườn tược, cây trái mọc lên từ phù sa nước ngọt. Huyện Gò Công Đông nghèo đói xưa kia, nay làm lúa ba vụ có chất lượng cao, bán được giá nhất tỉnh, hơn cả vùng Cai Lậy, Cái Bè phía Tây nổi tiếng giàu có xưa nay. Đó là điều mới lạ ở Tiền Giang. Ở huyện Vĩnh Lợi nằm trong vùng ngọt hoá bán đảo Cà Mau, những tá điền nghèo khó của công tử Bạc Liêu xưa kia nay bỗng lên nhà tường sáng choang nhờ nước ngọt sông Hậu đã về tới vùng Hạ!

Các chương trình ngọt hoá đã làm thay đổi hẳn bộ mặt của một vùng đất đai rộng lớn có mật độ dân cư cao ở đồng bằng sông Cửu Long những năm qua là một sự thật không thể phủ nhận.

Tuy nhiên, năm 2000, có hàng trăm nông dân đã đồng tình đi phá đê bao ngăn mặn để nuôi tôm. Có nơi còn đi 30-40 cây số chở nước mặn về để nuôi tôm trong vùng quy hoạch ngọt hoá. Thế là thôn ấp náo loạn, mất đoàn kết nghiêm trọng trong cộng đồng giữa người trồng lúa và người nuôi tôm.

Chính vì vậy, tại hội nghị “Khôi phục, nâng cấp đê biển, đê cửa sông đồng bằng sông Cửu Long” tại TPHCM ngày 14/7/2000, khi bàn đến vấn đề mặn – ngọt, cố vấn Võ Văn Kiệt đã nói: “Môi trường ngọt là môi trường bao cấp, là vấn đề chiến lược ở đồng bằng sông Cửu Long”.

Nay mặn xâm nhập sâu vào đồng bằng sông Cửu Long, có nơi vào sâu từ 5 đến 60 km. Đó là báo động lớn, là thảm hoạ với nông dân đồng bằng, gây lo lắng cho cả nước, nhà nước sẽ phải đặc biệt quan tâm. Nguyên nhân có nhiều, như tôi đã cảnh báo trong cuốn sách vừa xuất bản có tên: Đồng bằng sông Cửu Long – 40 năm nhìn lại (NXB Thanh Niên – 2015).

Vậy mà giáo sư Võ Tòng Xuân lại phát biểu, đại ý, mặn không đáng lo… mặn thì nuôi tôm! Thưa giáo sư Võ Tòng Xuân, nuôi tôm phải có vốn lớn, kỹ thuật cao, nuôi tôm thực chất là công nghệ sinh học hiện đại. Đã nuôi tôm thì rủi ro rất lớn và đất không làm gì được nữa sau này.

Giáo sư Võ Tòng Xuân là một nhà khoa học lớn, có uy tín với nông dân đồng bằng. Việc một người nổi tiếng, là người của công chúng, dù chỉ nói “chơi chơi” vậy thôi, cũng có tiếng vang lớn, ảnh hưởng không nhỏ. Xưa nay tôi vẫn xem giáo sư Võ Tòng Xuân là bậc thầy của mình về khoa học nông nghiệp. Nhưng trước Công nguyên, Aristote đã nói: Platon là thầy tôi, nhưng chân lý còn quý hơn thầy! Yêu mến, kính trọng và cả khâm phục… tôi tha thiết mong giáo sư Võ Tòng Xuân phát biểu lại cho… Vì ông bà ta xưa đã nói: Con tôm nó đi… giật lùi!

Mùa khô 2016
L.P.K.
Tác giả gửi BVN.

Kẻ dấu mặt tại đập thủy điện Don Shahonbg

http://www.mekong-cuulong.blogspot.com/2016/03/ke-giau-mat-tai-ap-thuy-ien-donsahong.html


Thứ Sáu, 18 tháng 3, 2016

VẤN ĐỀ HẠN VÀ NHIỄM MẶN CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Nguyễn Thị Hải Yến (TS, CHLB Đức)
Về vấn đề hạn và nhiễm mặn của Đồng bằng sông Mekong, nó là một phương trình tổng quát như sau: Hạn + Nhiễm mặn = Nước biển dâng + Thời tiết (hạn hán) + Các đập thủy điện (của CHINA và sắp tới là của Lào, Thái Lan, Campuchia)  + Sự yếu kém của Việt Nam (về khoa học trong công tác quản lý và trồng rừng và bảo vệ môi trường của các viện trường, về qui hoạch và pt kinh tế của chính quyền Hà nội, và sự phát triển kinh tế tự phát phá nát môi sinh của chính người dân).
Chi tiết:
1) Nước biển dâng và thời tiết: Ảnh hưởng của mực nước biển dâng do Biến đổi Khí hậu (BĐKH), là từ từ, tăng dần và yếu tố thời tiết gây hiện tượng hạn và nhiễm mặn nặng (cục bộ về thời gian) như năm nay  là 2 yếu tồ liên quan đến thiên tai, và đều là những yếu tố bất khả kháng với những nền chính trị yếu kém (các chính sách chỉ khai thác tài nguyên bất chấp môi trường), nền kinh tế "cả nước buôn bán vỉa hè" như Việt Nam hiện nay.
 2) Các đập thủy điện: Yếu tố do các đập thủy điện trên phía thượng nguồn, chắc chắn là có nhưng nó không phải là yếu tố quyết định duy nhất. Từ những năm đầu thập kỷ 2000s các đập China đi vào hoạt động, năm nào thì họ cũng tích nước và xả, tất nhiên năm hạn hán, họ sẽ tích nhiều hơn xả. Việc hạn hán nặng như năm nay phần nhiều là do thời tiết, mùa mưa năm trước rất ngăn, lượng mưa hầu như rất thấp, ảnh hưởng của các đập thủy điện China chỉ đóng vai trò tích lũy (accumulation) gây nên hiện tượng hạn. Cứ nhìn lại năm 1998, năm mà các đập của China chưa hoạt động thì hạn hán và nhiễm mặn cũng rất nặng nề. Việc phản ứng của các nhà khoa học về vấn đề các đập thủy điện của CHINA là chính đáng, nhưng nếu chỉ dừng lại ở đó và cứ bo bo cho rằng đó là nguyên nhân chính thì cũng chẳng khác việc làm màu của ông thủ tướng thất thế Nguyễn Tấn Dũng phút cuối "mở nửa miệng" "đề nghị" CHINA xả nước. "Đề nghị" đấy nhưng CHINA nó chấp nhận đề nghị đó hay không là thái độ của họ. Ở cấp độ quốc gia, đến quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa kia, mất trắng thế mà chính quyền Hà Nội cũng chỉ có các cái loa rè ở Bộ ngoại giao như Nguyễn Phương Nga, Lê Hải Bình phát trong xó nhà, hàng loạt các dự án khai thác tài nguyên giao cho CHINA  thì Mekong đã là cái gì để cái thể chế này họ thực tâm làm? Việc các nhà khoa học đổ hết gánh nặng lên kênh đối thoại của Mekong Vietnam thông qua Ủy hội Sông Mekong (MRC), mà không cung cấp cho họ những số liệu khoa học (scientific indcations) là việc thoái thác trách nhiệm và đá bóng hèn mạt của giới khoa học. Việc các nhà khoa học đăng đàn thành làn sóng phản biện Báo cáo Nghiên cứu tác động của các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mêkông (MDS*) nào là dùng mô hình giống như trò chơi thực tập, nào là số liệu cũ, nào là chỉ mới tính toán số liệu các loại cá trắng mà ko thấy tính số liệu cá đen...Nhưng thật sự xấu hổ khi chỉ cần nhẹ nhàng đặt lại vài câu hỏi: thế vậy thế giới có cần phát triển ứng dụng các mô hình mô phỏng? thế nào là số liệu cũ? tại sao chỉ tính toán sản lượng cá trắng? Nhưng thử hỏi những cái số liệu của các Viện nghiên cứu - Trường Đại học ở Việt Nam ngốn hàng tỷ đồng tiền thuế đấy, cũng dưới trướng của những nhà phản biện này đấy có sử dụng được không? Đơn giản, 8 Viện-Trường ở phía Nam tham gia chương trình quan trắc chất lượng nước đấy, thế mà chỉ có 1 thông số độ mặn, nhóm chuyên gia MDS cũng chỉ nhặt được có 2 năm 2008 và 2010. Không thể nói MDS là hoàn hảo, nhưng đến thời điểm này, nó là tài liệu quan trọng cung cấp những số liệu khoa học có giá trị bổ trợ (support) cho việc tham vấn thông qua kênh MRC cũng như cơ sở khoa học củng cố tính pháp lý để khởi kiện các công trình đập thượng nguồn. Việc các nhà khoa học không nhìn nhận những giá trị của MDS cho thấy khả năng đọc và hiểu báo cáo khoa học, việc họ dùng hiện tượng hạn hán năm nay để cho rắng kết quả mô hình là không tin cậy, cố tình lật úp các giá trị của MDS không những thể hiện khả năng tiếp cận và phân tích một vấn đề, mà nó còn làm "vỡ trận" trong cộng đồng trí thức về lĩnh vực này, và bước cản đối với việc dùng MDS để hỗ trợ tính pháp lý cho quyền lợi của Việt Nam. Rào cản chính trong tiến trình phát triển KHCN của VIỆT NAM chính là những nhóm người chuyên quyền và độc quyền này. Nó đè bẹp giới trí thức trẻ dưới quyền và làm nản lòng những nhà khoa học khác.
Việc nhóm Vietecology ở Hoa Kỳ kêu gọi một cuộc vận động nhằm vào vấn đề này là đáng khuyến khích, nhưng theo tôi, chúng ta không thể giậm chân tại chỗ và rập khuôn hay làm màu kiểu như tôi vừa đề cập.
3) Yếu kém của chính thể Hà Nội: Theo tôi là yếu tố chính.
3.1) Nếu nhìn trên Google Earth chúng ta cũng sẽ rất tâm đắc với những bài phát biểu, báo cáo của bất cứ ông bà nào của cái chính thể này: về việc trồng rừng và phủ xanh đồi trọc, chương trình trồng rừng thành công rực rỡ này nọ. Nhưng xắn quần lội bùn đến quá đầu gối sẽ thấy ở dọc bờ biển của Mekong Delta: các cánh rừng đước được trồng dày đặc, thân cây chỉ bằng bắp tay, cây chen chúc mọc thẳng, và không còn không gian để phát triển tán, những trận gió lốc thường cuốn băng lớp tán lá lều khều yếu ớt đó. Còn khu rừng trồng cây bần, thì cũng vẫn nguyên tắc "lâm nghiệp kinh điển: khoảng cách 2 x 2", với cánh rừng đơn loài (monospecies) này, mặc dù các rễ bần mọc ngược lên trên không khí, cũng không thể có tác dụng lưu trữ trầm tích như rừng đa dạng sinh học và nhiều tầng. Thành phần hạt của cát tại hai nơi rừng trồng mono-species và rừng tự nhiên nhiều loài là rất khác biệt.  Hiện GIZ (German Society for International Cooperation/Cơ quan Hợp tác Quốc tế Đức) cũng đang thúc đẩy một nghiên cứu bằng cách trồng cấy các loại cây con của các loài khác nhau vào gần và dưới tán lá của các cây cao, theo cơ chế giả (mimic) sinh thái học, để giúp các viện lâm nghiệp của VIỆT NAM thay đổi và áp dụng việc trồng rừng cho mục đích bảo vệ bờ biển hiệu quả. Vấn đề là, tính kế thừa đó có hiện hữu hay không, hay quan chức các Viện cũng còn đang mải mê trên những cung đường tìm kiếm và bảo toàn quyền và tiền kia?
3.2) Việc quan trắc chất lượng nước, đặc biệt độ mặn phải thật sự chuẩn hóa, để số liệu và kết quả thuyết phục. Số liệu quan trắc chất lượng nước (water quality) của MRC vùng châu thổ (Delta) thuộc VIỆT NAM, giá trị của thông số DO thì rất thấp, BOD thì rất cao. MRC đã thiết kế chung 1 phương pháp cho cả hệ thống Mekông, vùng thượng nguồn nước ngọt sẽ không bị vấn đề gì cả, nhưng vùng Delta của VIỆT NAM thì rất khác, hai thông số này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi độ mặn. Nhưng thay vì phải nâng cấp phương pháp và hiệu chỉnh trọng số cho vùng nhiễm mặn so với vùng nước ngọt, thì chính các Viện-Trường thực hiện của VIỆT NAM luôn khẳng định DO và BOD như thế là do ô nhiễm do lối sống (living style, ăn ở trên thuyền, và thải trực tiếp xuống sông) và mật độ dân số cao (high population density)...Cảm giác VIỆT NAM tự đầu hàng và chấp nhận. Do trình độ hay do tắc trách? Hồi còn làm cho MRC, khi số liệu quan trắc của VIỆT NAM gửi sang, tôi thấy nhiều giá trị của các thông số được ghi là 0 (zero), tôi có nói bạn cấp dưới của tôi là liên lạc với Viện đó để xác nhận giá trị 0 này. Vòng vo một hồi vẫn nhận được câu trả lời là giá trị đúng như thế. Cuối cùng tôi nói bạn ấy là về VIỆT NAM đến Phòng Lab tìm hiểu, mới té ngửa là cứ những giá trị nào mà máy đo cho con số thập phân, hoặc âm là nhân viên ở Viện ghi là 0. Trong khi đó, những giá trị này thường là thể hiện thông số của máy đo. Nhưng đáng tiếc là khi tôi đưa những vấn đề này ra, đã bị một loạt nhân viên của Viện này, cho là đồ nhãi ranh, và thậm chí nhảy vào email cá nhân của tôi chửi rủa. Cái văn hóa bạc nhược này được phôi thai từ chính thượng tầng chính phủ mà chúng ta thấy rõ nhất là cái đại hội "đoảng" 12 vừa rồi.
3.3) Sự yếu kém của Hà Nội về chính sách phát triển kinh tế và dân sinh: Ở các chế độ đặc thù cộng sản, luôn có một cái rất là kêu, đó là kế hoạch phát triểnKTXH định kỳ 5 năm "đẹp như mơ". Thật là xấu hổ khi hàng loạt quan chức cũng như các nhà khoa học làm quan hùng hổ trình bày kiểu, năm 2015 sản xuất được xxx tấn lúa, thu ngoại tệ xuất khẩu lúa gạo là yyy tỷ đồng VIỆT NAM, vậy thì kế hoạch 5 năm, đến năm 2020 sẽ phải đạt xxx + aaa, hoặc xuất khẩu là yyy + bbb, trong khi đó quỹ đất nông nghiệp thì chỉ có giảm, năng suất lúa thì đã kịch trần. Hãy nhìn vào con số thống kê nhẩy bập bùng lên xuống theo sự kiện họp hành của chính phủ, sẽ thấy được bản chất của những cái kế hoạch kia. BĐKH là thế, VIỆT NAM nằm vào nhóm đầu những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất, nhưng thử hỏi, chính phủ và bộ NN&PTNT đã đưa ra được một kế hoạch, hay chiến lược nào về phát triển kinh tế, dân sinh thay thế chưa? Hay suốt ngày chỉ thấy họp hành và dự án đắp đê ngăn mặn. Hết năm này đến năm khác đều đưa ra con số hàng ngàn tỷ đồng cho chương trình đê chống mặn, nhưng rốt cuộc người dân cũng vẫn phải ngửa cổ lên trời thán hạn và nhiễm mặn, và cuộc sống của họ cũng vẫn nổi trôi theo sự hà khắc của thời tiết. Đó chính là quan điểm của GS Võ Tòng Xuân.
3.4) Về sự phát triển tự phát, phá nát môi sinh của chính người dân và các chính quyền địa phương: Việc chính quyền địa phương giao đất cho hàng loạt các cá nhân, hàng chục ngàn héc-ta đất ven biển để đầu tư nuôi tôm những năm cuối thập kỷ 1990 và đầu 2000s; việc chủ đầu tư thoải mái xẻ đất đào kênh mương dẫn nước biển sâu vào trong nội địa để nuôi tôm, là một trong những nguyên nhân đẩy nhanh tiến trình và phủ rộng vùng nhiễm mặn. Một số cá nhân cho rằng quan điểm của GS. Võ Tòng Xuân là không logic, vì nếu cho phát triểnnuôi trồng thủy sản thay thế trồng lúa, thì càng đẩy nhanh tiến trình nhiễm mặn. Không hẳn, thực tế là, với thể chế hiện nay, với một nền kinh tế nợ công đầm đìa này, liệu VIỆT NAM có thể chiến thằng các nước thượng nguồn về tranh chấp tài nguyên nước? Có đủ nội lực kinh tế cho các dự án chống mặn như kiểu Hà Lan? Câu trả lời là hầu như Zero. Tuy nhiên, chuyển đổi sinh kế cho người dân không có nghĩa là cho phát triển ồ ạt, mà bắt buộc phải dựa trên hàng loạt các chỉ số đánh giá tiềm năng, hậu quả với một bản quy hoạch thực sự.
Tôi hy vọng nhóm Vietecology ở Mỹ sẽ kết nối các chuyên gia có tâm và tầm trong và ngoài nước tạo thành một diễn đàn mà ở đó các phản biện và đóng góp sẽ được cọ xát và đối trọng với những phản biện kiểu hỏa mù, giải cứu "vỡ trận" ngay từ chính nhóm người Việt đã; có thế mới có thể “nhảy”ra ngoài được. Và cũng sẽ tạo ra một hành lang lành mạnh trong phản biện, có thế mới thu hút được các ý kiến phản biện cũng như sự đóng góp thiết thực.
13/03/2016

(*) Báo cáo MDS là dự án cấp quốc gia trị giá 4,3 triệu đô la Mỹ do Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban Sông Mêkông Việt Nam chủ trì, thuê hai đơn vị tư vấn DHI (Đan Mạch) và HDR (Mỹ) thực hiện.

Thứ Ba, 15 tháng 3, 2016

Sầm Sơn & Đồ Sơn

tuongnangtien's picture
“Một người đến Sầm Sơn trước và sau khi đọc Trống Mái sẽ ... nhìn Sầm Sơn khác đi. Bởi quyến vọng biển, núi, mây, nước trong tác phẩm có khả năng thúc đẩy, chuyển biến, có khả năng thay đổi con người, mời gọi viễn du, invitation au voyage, nói theo Bachelard. Và nói theo ngôn ngữ hàng ngày, Trống Mái có khả năng sáng tạo lại môi sinh, tìm về một thế giới nguyên thủy, ở đó có sự thăng hoa của con người đến bầu trời tự do sáng tạo.”
Tôi chưa bao giờ có cơ hội được đặt chân đến Thanh Hoá, và cũng chưa đọc tác phẩmTrống Mái nên không khỏi cảm thấy xấu hổ (lẫn ngạc nhiên) khi xem đoạn văn thượng dẫn của nhà phê bình văn học Thụy Khuê.
Tôi xấu hổ vì vốn kiến thức cùng vốn sống nghèo nàn/hạn hẹp của mình, và ngạc nhiên về khả năng (“thay đổi con người, mời gọi viễn du, invitation au voyage”) của thiên nhiên, qua ngòi bút Khái Hưng.
Nếu nhà văn của chúng ta đừng bị thủ tiêu vào năm 1947, và vẫn sống cho đến hôm nay – chắc chắn – ông cũng kinh ngạc (không ít) khi biết ra rằng Sầm Sơn còn có khả năng “khêu gợi lòng tham” nữa. Bãi biển này, trong những ngày qua, đã làm xôn xao dư luận.
Bãi biển Sầm Sơn. Ảnh: Tuấn Minh
Xin ghi lại đây là vài nhận định – ở trong cũng như ngoài nước, và của cả hai lề – để rộng đường dư luận.
  • Bùi Thanh Hiếu: “Cướp lớn ở Sầm Sơn... Liên tiếp những ngày đầu tháng 3 năm 2016, các ngư dân thuộc thị xã Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá đã biểu tình để phản đối dự án khu ăn chơi nghỉ dưỡng của tập đoàn FLC triển khai ở bờ biển Sầm Sơn.”
  • Thạch Lựu: “Căn cứ vào các tài liệu chứng cứ thu thập được, ngày 03/3/2016 cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thanh Hoá đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự ‘gây rối trật tự công cộng’ và đang tiến hành điều tra, củng cố chứng cứ về hành vi phạm tội của một số đối tượng để xử lý nghiêm trước pháp luật.”
  • Văn Thị Hương: “tôi thử hỏi, 100 triệu các đồng chí bồi thường cho mỗi hộ dân, họ làm gì khi nguồn thực phẩm chính của họ bị mất, đất đai ruộng vườn không còn, khu công nghiệp không có, giá đất tăng vọt, lạm phát tăng, tệ tham nhũng chưa hết?”
  • Hoàng Anh – Văn Hùng “Điều bức xúc của người dân Sầm Sơn... Sau khi nhường hết đất cho Cty CP Tập đoàn FLC xây dựng các đại dự án sân golf, resort, khách sạn nghỉ dưỡng…, hàng nghìn người dân ở các xã Quảng Cư, phường Trung Sơn, Trường Sơn, Bắc Sơn… thuộc thị xã Sầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) chỉ còn sinh kế cuối cùng là bám biển mưu sinh. Vậy mà cũng chẳng yên...
Theo quan sát của phóng viên, hàng trăm người dân các xã Quảng Cư, phường Trung Sơn, Trường Sơn và Bắc Sơn đã tập trung trước cổng UBND tỉnh Thanh Hóa. Họ mang theo mỳ tôm, bánh mỳ, nước uống và cả chăn chiếu để chờ đợi gặp lãnh đạo tỉnh. Tuyến đường chính trước cổng UBND tỉnh phải lập hàng rào, hàng chục công an, cảnh sát được huy động để giữ trật tự. Người dân kiên trì chờ đợi.
Chúng tôi sẽ sống bằng gì nếu mất bãi biển”?
Ảnh: Tuấn Minh
Nỗi băn khoăn về sinh kế của người dân Sầm Sơn, trong những ngày tháng tới, khiến tôi chợt nhớ đến Đồ Sơn và sự “phồn thịnh” ở nơi đây nhờ vào dịch vụ bán dâm:
“Bãi biển Đồ Sơn nằm trong những bãi biển du lịch nổi tiếng. Nhưng nói không ngoa chút nào, nếu thiếu và yếu cái dịch vụ đi kèm thì Đồ Sơn chẳng thu hút được mấy khách. Từ lâu, những cô gái chân dài tứ xứ đã đổ về đây cư ngụ, mưu sinh bằng cái thứ mà ông trời ban phát. Hễ nói đi Đồ Sơn là nhiều người lại nháy mắt nhìn nhau bí hiểm. Bởi đến đây, ngoài mục đích là tắm biển thì cái thú vui duy nhất được khách du lịch quan tâm tới đó là…chơi gái...
Ở Đồ Sơn người ta gọi cái nghề bán miền xuôi, nuôi miền ngược này là ngành công nghiệp không khói hay còn nói hay ho là nghề làm giàu không khó. Xây một cái nhà nghỉ, nuôi mấy ả cave, chăn thêm mấy đứa bảo kê là ngồi một chỗ đếm tiền. Tiền vào như nước, mỗi ngày vài chục triệu đồng dễ ợt. Trong khi nền kinh tế suy thoái chưa có hồi kết nhưng những tụ điểm mây mưa, thác loạn như thế này thì vẫn ăn nên làm ra.” (Biên Thùy – “Những Cuộc Mua Vui Nhớp Nháp Ở Đồ Sơn”).
Số lần “nhớp nháp” của khách mua vui đều được ghi chép cẩn thận trong nhật ký của người bán. Xin xem qua đôi dòng của ký giả Anh Đào viết về một cuốn Nhật Ký Đồ Sơn:
Nguồn ảnhbáo Lao Động
“Đó là nhật ký ‘làm việc’ của một cô gái mại dâm gần như kín các dấu ‘X’. Sở dĩ phải ghi chép là để cuối tháng, cuối tuần, cuối ngày ‘đọ sổ’ với chủ mà thanh toán tiền, giống hệt với một dạng ‘chấm công’. Đây là một đoạn trong bài viết: ‘Những ký hiệu dấu sao ‘*’ trong vòng tròn, đó là ‘đi qua đêm’ và được tính bằng 3 ‘cuốc’ đi nhanh. ..Dấu ‘X’ có gạch dưới là những lần đi một lần, tính với chủ là 1, nhưng em cho khách làm 2, được bo khá. Còn cái dấu ‘X’ nằm trong ô vuông thì em không nói gì cả, nhất định không chịu nói ra. Như vậy, đây là một dạng ‘văn vật’ có hồn. Có ngày em đánh dấu 16 ‘nhát’, nói chung số ngày có trên 10 ‘nhát’ hơi nhiều. Ngày nhiều nhất là có tới đánh 21 cái dấu X’, lại có 3 gạch chân’. Nhưng 21 lần/ngày vẫn chưa phải là kỷ lục. Cũng chính cô gái này kể lại: Ở Đồ Sơn có đứa dịp 30/4, đã ‘đi khách’ tính với chủ là 50 lần.”
Số “nhát” hay số lần “nhớp nháp” được tính đủ và chia đều, theo như tường thuật của nhà báo Biên Thùy: “Một cô cave ở Đồ Sơn kể rằng, đằng sau những cô gái bán dâm, đằng sau những đêm mua vui dài dằng dặc là cuộc sống sung túc, đủ đầy của tầng tầng, lớp lớp những tú ông, tú bà. 250 nghìn đồng tàu nhanh ấy cũng phải chia năm, xẻ bảy ra thì mới yên thân, chứ đâu phải làm 10 đồng hưởng cả 10 đồng.
Lại nói đến cái tầng tầng, lớp lớp tú ông, tú bà ở thiên đường này cho rõ. Có những tú ông phơi mặt ngay cổng nhà nghỉ, đứng đón khách tận cửa phòng. Nhưng có cái loại tú ông, tú bà cao cấp hơn, chẳng cần đón khách, chẳng cần phơi mặt ra làm gì cũng có tiền. Những ‘tú ông cao cấp’ như thế chỉ đạo bằng những cú điện thoại, bằng một thứ văn bản không có dấu. Và, ngày ngày vẫn nghiễm nhiên hưởng lợi từ thân xác của gái bán dâm. Thế mới tài!”
Loại “tú ông cao cấp” này càng ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam, riêng Thanh Hoá – tất nhiên – cũng không ít. Cứ theo cách nói nước đôi của ông Bí Thư Tỉnh Ủy Thanh Hoá (“bà con nào đồng ý di dời thì nhận tiền bồi thường trước ngày 15.4... bà con nào chưa đồng ý thì cứ làm bình thường như lâu nay...”) trong cuộc đối thoại với dân – vào ngày 7 tháng 3 vừa qua – và theo chủ trương, đường lối, chính sách chung của Nhà Nước hiện nay hiện nay thì sớm muộn gì Sầm Sơn cũng trở thành Đồ Sơn thôi. 

Việt Nam ‘cầu cứu’ Trung Quốc

Cập nhật mới nhất16.03.2016
Tại vùng đồng bằng sông Cửu long, hạn hán gây ra tình trạng ngập mặn, gây thiệt hại cho mùa màng và làm tăng độ mặn của nguồn cung cấp nước sinh hoạt.
Tại vùng đồng bằng sông Cửu long, hạn hán gây ra tình trạng ngập mặn, gây thiệt hại cho mùa màng và làm tăng độ mặn của nguồn cung cấp nước sinh hoạt.
Việt Nam "cầu viện" Trung Quốc xả nước giúp chống hạn hán nghiêm trọng ở miền Tây, trong khi có ý kiến cho rằng "bom nước từ hồ đập Trung Quốc có thể nhấn chìm Đồng bằng sông Cửu Long".
Chính quyền Hà Nội mới cho biết đã “đề nghị phía Trung Quốc gia tăng lưu lượng xả nước từ thủy điện Cảnh Hồng (Vân Nam) xuống hạ lưu sông Mekong để khắc phục tình trạng hạn hán, xâm nhập mặn tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam".
Các nguồn tin ở Việt Nam cho biết tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn ở các tỉnh miền Tây được coi là “nghiêm trọng nhất trong 100 năm qua, và đang gây thiệt hại nặng nề”.
Giáo sư Võ Tòng Xuân, một chuyên gia nghiên cứu nông nghiệp gắn bó nhiều năm với hạ lưu sông Mekong, nói thêm với VOA Việt Ngữ:
“Do cái hạn nó quá gay gắt rồi cả hệ thống sông Cửu Long (Mekong) thiếu nước, từ mấy đập của Trung Quốc tới Thái Lan, cho nên nước mặn vào sâu hơn. Lúa dưới đó đã gần chết hết rồi. Cả nhiều năm nay chưa có cái hạn hán nào mà gay gắt như thế”.
Báo chí trong nước dẫn lời các quan chức cho biết hàng trăm nghìn hecta lúa đông xuân trong số 1,5 triệu hecta lúa của vùng đồng bằng sông Cửu Long có nguy cơ bị ảnh hưởng, trong khi hàng chục nghìn hecta lúa đã chết.
Chính quyền được trích lời nói rằng việc chống hạn, mặn cho vùng này là “vấn đề sống còn” vì đây là “vựa lương thực”, được coi là “chiếm hơn 50% sản lượng lúa, 70% sản lượng trái cây và hơn 60% thủy sản của cả nước”.
Về đề nghị “cứu hạn” của Việt Nam, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng hôm 14/3 cho hay rằng “Trung Quốc cho biết sẽ tích cực phối hợp, sớm triển khai kế hoạch xả nước khẩn cấp trong thời gian từ ngày 15/3 đến 4/4".
Tuy nhiên hôm 15/3, chưa rõ là Bắc Kinh đã thực hiện lời hứa với Việt Nam hay chưa. Cả truyền thông Việt Nam lẫn Trung Quốc không thấy đề cập gì tới vấn đề này.
Không có ăn thua gì đâu. ‘Ông’ ở xa tít mù bên kia làm sao mà có ảnh hưởng gì dưới này. Với lại tôi nghĩ rằng trên mấy cái đập bên đó cũng đang thiếu nước. Năm 2005 cũng có nạn hạn hán rất nặng, rồi tới qua năm 2010 cũng thế. Năm 2015, năm ngoái cũng có hạn, và bây giờ gay gắt hơn. Trong những lúc như thế này, mình ở dưới này hạn thì trên kia cũng hạn luôn.
Về lời kêu gọi của Hà Nội tới Trung Quốc, giáo sư Võ Tòng Xuân nhận định thêm với VOA tiếng Việt:
“Không có ăn thua gì đâu. ‘Ông’ ở xa tít mù bên kia làm sao mà có ảnh hưởng gì dưới này. Với lại tôi nghĩ rằng trên mấy cái đập bên đó cũng đang thiếu nước. Năm 2005 cũng có nạn hạn hán rất nặng, rồi tới qua năm 2010 cũng thế. Năm 2015, năm ngoái cũng có hạn, và bây giờ gay gắt hơn. Trong những lúc như thế này, mình ở dưới này hạn thì trên kia cũng hạn luôn. Cái hạn năm nay là do từ năm ngoái kéo qua. Hiện tượng El Nino rất là gay gắt. Đương nhiên, thỉnh thoảng mình cũng có cái thiên tai này, thiên tai kia, rất là gay gắt. Bây giờ biến đổi khí hậu biến hóa vô chừng. Thiên tai do con người gây ra rất nhiều. Giờ mình phải chịu. Đâu có làm gì được”.
Theo tổ chức có tên gọi Sông ngòi Quốc tế (International Rivers), cho tới nay, Trung Quốc đã xây 7 đập thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong, và dự kiến sẽ xây thêm 21 đập nữa trong tương lai.
Ngoài ra, tin cho hay, Trung Quốc cũng là nhà đầu tư trong nhiều công trình xây dựng đập thủy điện trên hạ lưu chảy qua một số nước Đông Nam Á.
Tiến sĩ Richard Cronin, Giám đốc chương trình Đông Nam Á thuộc Trung tâm Stimson ở thủ đô Washington, Mỹ, từng nói với VOA Việt Ngữ rằng “vấn đề Mekong có thể gây bất ổn chính trị và căng thẳng khu vực”.
Học giả này cho rằng “Trung Quốc nhìn nhận Mekong như là dòng sông riêng của nước này, và họ có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn”.
Trung Quốc nhìn nhận Mekong như là dòng sông riêng của nước này, và họ có thể làm bất kỳ điều gì họ muốn.
Ông Cronin nói: “Vị thế ở thượng nguồn đã giúp nước này thu về các lợi ích cơ bản từ việc khai thác dòng sông Mekong, nhất là về thủy điện, trong khi hậu quả từ việc làm của Trung Quốc thì các nước ở hạ lưu lại phải gánh chịu”.
Trả lời về việc các quan chức Trung Quốc từng nói rằng tình trạng khô hạn và các vấn đề ở hạ lưu không phải do những con đập của Trung Quốc gây ra mà vì tình trạng biến đổi khí hậu, ông Cronin nói rằng khó có thể xác minh điều này vì “người Trung Quốc không cho các quốc gia thuộc lưu vực sông Mekong biết về hoạt động của các con đập cũng như hồ thủy điện của họ”.
Ông nói: “Họ không cho biết là họ có xả toàn bộ nước, hay vẫn còn lưu giữ nước ở các hồ chứa. Bắc Kinh cũng không công bố các kết quả nghiên cứu về thủy học hay lưu lượng nước. Nói chung, họ không cho thấy sự minh bạch về vấn đề này”.
Trong khi chính quyền Việt Nam kêu gọi Trung Quốc tăng cường xả nước để “cứu” đồng bằng sông Cửu Long, một số tờ báo trong nước trích lời chuyên gia nói rằng “bom nước từ hồ đập Trung Quốc có thể nhấn chìm” vựa lúa của Việt Nam này.
Tờ Dân Việt viết: “Nhiều chuyên gia lo ngại, những cái đập không khác gì những quả ‘bom nước’ khổng lồ lơ lửng trên đầu hàng triệu người dân đồng bằng sông Cửu Long. Nếu xây hàng loạt đập thủy điện ở đầu nguồn sông Mekong, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ bị ảnh hưởng nặng nề, thậm chí có nguy cơ bị xóa sổ nếu vỡ đập”.
Tuy nhiên, Giáo sư Xuân phản bác lo ngại này, cho rằng “mấy cha này chỉ nói mò”.
Cập nhật lúc 10h30 phút tối (giờ Hà Nội) ngày 15/3: Trong cuộc họp báo ở Bắc Kinh hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng nói rằng Trung Quốc và các nước dọc sông Mekong là “các quốc gia láng giềng thân thiện”.
Ông Lục nói tiếp: “Người dân các nước này uống nước cùng một dòng sông, nên cảm thấy phải có nghĩa vụ giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn. Chúng tôi đã nắm được thông tin về hạn hán tại các nước trên dòng sông này kể từ cuối năm 2015 vì hệ quả của hiện tượng El Nino, đặc biệt gần đây, khi tình hình hạn hán ngày càng tồi tệ, gây khó khăn lớn cho sản xuất và đời sống của người dân ở Đồng bằng sông Mekong”.
“Trong tình thế như vậy”, ông này nói, “chính phủ Trung Quốc đã quyết định vượt qua khó khăn riêng của mình và sẽ làm hết sức để giúp các nước láng giềng. Trung Quốc đã quyết định mở các cửa xả lũ tại đập thủy điện Cảnh Hồng từ ngày 15/3 tới ngày 10/4 để đưa nước xuống hạ nguồn với hy vọng giúp giảm bớt nạn hạn hán ở Lào, Myanmar, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam”.
 Direct link 

    Ý kiến của bạn

    Tất cả các bình luậnLú cầu chi viện

    • 15.03.2016 20:42
      Cử ông Lú qua cầu cứu, dân miền Bắc rất muốn dân miền nam nghèo mà! Đúng sách lược của chế độ vô sản rồi!
    • Không ghi tên
      15.03.2016 21:01
      Biển Đông nó cũng nhận của nó, bây giờ luôn cả sông Mekong. Mai mốt sẽ nhận luôn các nước Đông Nam Á là của nó luôn. Châu kia sẽ trở về Hợp phố.