Thứ Tư, 29 tháng 2, 2012

CÙNG KÝ THỈNH NGUYỆN THƯ


CÙNG NHAU KÝ THỈNH NGUYỆN THƯ

CÙNG NHAU KÝ THỈNH NGUYỆN THƯ
DÀNH LẠI CÔNG LÝ ,ĐỊA DƯ CƠ ĐỒ
NHÀ TAN NƯỚC MẤT GIẶC HỒ
ĐEM DÂNG TÀU CỘNG CƠ ĐỒ NGÃ NGHIÊNG
DÂN LÀNH ĐÓI RÁCH TRIỀN MIÊN
TRÙ DẬP BẮT BỚ NGANG NHIÊN ĐÁNH NGƯỜI
THẬT LÀ MỘT LŨ"ƯƠI ĐƯỜI"
HAI TAY DÂNG NƯỚC CHO PHƯỜNG NGOẠI BANG??
BAO GIỜ DÀNH LẠI GIANG SAN!??
HÃY CÙNG NHAU KÝ NGẬP TRÀN"NGUYỆN THƯ"

THIÊN THANH




BỘ NGOẠI GIAO HOA KỲ TIẾP KIẾN PHÁI ĐOÀN VIỆT NAM
Bản tin TCQTYTCTNB 2-25-2012


Tiến sĩ Daniel Baer, Phó Phụ tá Ngoại Trưởng đặc trách Dân Chủ, Nhân Quyền và Lao Động, cùng ông Bob Bailey, đặc trách Nhân Quyền tại Đông Bộ Á Châu Thái Bình Dương đã tiếp kiến phái đoàn Việt Nam vào lúc 10 giờ sáng thứ Sáu ngày 24/2/2012 tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ để tìm hiểu thêm về những vi phạm nhân quyền trầm trọng tại Việt Nam trước khi ông Baer đến Việt Nam trong tuần lễ đầu tháng 3 sắp tới.

Phái đoàn Việt Nam được hướng dẫn bởi Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Tổ chức Quốc Tế Yểm Trợ Cao Trào Nhân Bản, cùng với ông Đỗ Hồng Anh, Chủ tịch Cộng đồng Việt Nam vùng Hoa Thịnh Đốn, Virginia, Maryland; Tiến sĩ Trần Văn Hải, Chủ tịch Hội Chuyên Gia Trẻ cho Nhân Quyền Việt Nam; ông Dương Xuân Tuyển, Chủ tịch Hội Người Mỹ gốc Việt Virginia; Bác sĩ Nguyễn Thể Bình, Đại diện Tổ chức Tập Hợp Vì Nền Dân Chủ; cô Vân Anh; nữ ca nhạc sĩ đấu tranh Nguyệt Ánh, Đại diện Phong Trào Hưng Ca Việt Nam và Tuần báo Phố Nhỏ.

Mở đầu cuộc hội kiến, Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân nhắc lại là vào tháng 11 năm ngoái trước khi đi dự hội nghi Thượng đỉnh của Hiệp Hội các Quốc Gia ở Đông Nam Á Châ u (ASEAN) họp tại Bali, Indonesia Tổng Thống Obama đã long trọng tuyên bố: “ Lịch sử đã chứng minh, qua tiến trình lâu dài, Dân chủ và phát triển kinh tế là bạn đồng hành. Thịnh vượng mà không có tự do, dân chủ thì vẫn chỉ là một hình thức khác của sự nghèo khó”. Trước đó không lâu, tại Trung Tâm nghiên cứu Đông Tây tại Hawaìi Ngoại Trưởng Hillary Clinton cũng đã nhắn nhủ Việt Nam trong bài diễn văn nói về chính sách Hoa Kỳ tại Á Châu, bà nói: “ Chúng tôi đã nói rất rõ với Việt Nam rằng , nếu chúng ta muốn phát triển một mối liên hệ có tính cách đối tượng chiến lược , Việt Nam phải cố gắng nhiều hơn nữa trong việc tôn trọng và bảo vệ nhân quyền của người dân Việt Nam”. Cách đây khoảng 3 tuần lễ, Phụ Tá Ngoại Trưởng Đặc trách Đông Nam Á và Thái Bình Dương Kurt Campbell cũng nhắc lại điều quan trọng đó đối với Hà Nội. Bác Sĩ Quân nhấn mạnh đến việc nhà cầm quyền Hà Nội đã làm ngơ, coi thường những lời khuyến cáo quan trọng của chính phủ Hoa Kỳ, vẫn tiếp tục kiểm soát tự do ngôn luận, tự do thông tin, gia tăng sách nhiễu, hành hung, bỏ tù hằng loạt nhà văn, nhạc sĩ, nhà hoạt động chính trị, những người phê phán nhà cầm quyền một cách ôn hòa trên mạng lưới điện tử toàn cầu và những người yêu nước tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa chống Trung Cộng tại Hà Nội và Sàigòn, điển hình là trường hợp của nhạc sĩ Việt Khang, người nhạc sĩ trẻ đã bị bắt giam tại Cần Thơ sau khi phổ biến “Anh Là Ai?” và “Việt Nam Tôi Đâu” chứa đựng nội dung kêu gọi lòng yêu nước chống ngoại xâm phương Bắc. Hai người bạn của nhạc sĩ Việt Khang là Nguyễn Thiện Thành và Trần Vũ Anh Bình cũng đã bị bắt trong cuối năm 2011. Bác sĩ Quân đã nhắc đến các trường hợp của blogger Nguyễn Văn Hải (Điếu Cày) bị bắt biệt tăm, dù đã mãn hạn tù những vẫn không được trả tự do, Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bắt trở lại ngục tù sau thời gian trị bệnh , nhà hoạt động bảo vệ dân oan là bà Bùi Thị Minh Hằng bị nhốt vào trung tâm cai nghiện gọi là “trại cải tạo” 2 năm không qua xét xử chỉ vì đã tham gia các cuộc biểu tình ôn hòa ở Hà Nội và Sàigon từ tháng 6 đến tháng 8; ông Trần Công và 14 người khác đã bị cáo buộc âm mưu lật đổ nhà nước và đã bị bắt tại Phú Yên; ông Đỗ Đăng Định, giáo sư trung học tại Đắc Nông, bị cáo buộc có những hành động phản kháng nhà cầm quyền, v.v...

Về trường hợp của blogger Điếu Cày, Phó Phụ tá Ngoại Trưởng Daniel Baer cho biết ông đã được gặp vợ của blogger Điếu Cầy trong lần đến Việt Nam trước đây, ông không thể hiểu được tại sao một người đã mãn hạn tù mà vẫn không được trả tự do, vẫn không được gặp gia đình và không hề có một giải thích nào từ phía nhà cầm quyền. Điều đó hoàn toàn đi ngược lại với tất cả các luật pháp trên thế giới.

Tiếp lời Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, nữ ca nhạc sĩ Nguyệt Ánh đã trao cho Tiến sĩ Baer bản thông cáo báo chí về việc đài truyền hình SBTN và tổ chức Boat People SOS phát động phong trào kêu gọi mọi người cùng ký tên vào bản thỉnh nguyện thư trên trang mạng “We The People” của Toà Bạch Ốc. Thỉnh nguyện thư này yêu cầu Tổng thống Barrack Obama đình chỉ mở rộng quan hệ thương mại với nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam cho tới khi nhân quyền được tôn trọng. Chỉ trong 2 tuần lễ đầu đã có trên 60,000 người ký tên ủng hộ, chính phủ Obama đã yêu cầu được tiếp xúc với cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ trong ngày 5 tháng 3 sắp tới để nghe trình bày các quan tâm về vấn đề nhân quyền. Ngoài ra, cô Nguyệt Ánh cũng đã chuyển giao cho Tiến sĩ Baer bản phúc trình năm 2012 của tổ chức Human Right Watch về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Human Right Watch đã dành hẳn một chương báo động rằng trong năm 2011, nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam đã gia tăng đàn áp các nhân vật bất đồng chính kiến, siết chặt mọi quyền tự do ngôn luận, lập hội và nhóm họp; sách nhiễu, đe dọa, bắt bớ, tra tấn và bỏ tù các bloggers, các nhà văn nhà thơ, những người hoạt động bảo vệ nhân quyền, bảo vệ đất đai, vận động chống tham nhũng hoặc kêu gọi dân chủ và tự do tôn giáo... Những điều này được nêu rõ trong thông cáo báo chí với tựa đề: “ Vietnam : Systematic Crackdown on Human Rights” (Tình hình Việt Nam : Nhân quyền bị đàn áp một cách có hệ thống),

Tiến sĩ Trần Văn Hải đã nhấn mạnh đến trường hợp ông Đoàn Văn Vươn và Đoàn Văn Quý. Hơn 100 người gồm cán bộ ủy ban nhân dân huyện Tiên Lãng, Hải Phòng cùng công an và bộ đội kéo đến cưỡng chế thu hồi một khu đất 50 hectares hiện là đầm nuôi trồng thủy sản thuộc gia đình nông dân Đoàn Văn Vươn. Đây là lần đầu tiên dưới chế độ Việt Cộng đã xảy ra một vụ đối đầu và chạm súng giữa nông dân và nhà cầm quyền khiến 6 công an và bộ đội bị thương nặng.

Ông Đỗ Hồng Anh và Bác sĩ Nguyễn Thể Bình đã lần lượt lên tiếng về các trường hợp vi phạm nhân quyền khác của nhà cầm quyền Việt Cộng và kêu gọi Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ đặt nặng vấn đề nhân quyền và các quyền căn bản của người dân khi mở rộng quan hệ thương mại với Cộng sản Việt Nam, đúng như các lời tuyên bố của Tổng thống Barrack Obama trước khi rời hội nghị APEC trong tháng 11 vừa qua, và của Nữ Ngoại Trưởng Hillary Clinton tại East West Center thuộc tiểu bang Hawaii.

Tiếp theo phần trình bày, Bác sĩ Quân đưa ra một số đề nghị như sau:

1. Tình hình chính trị hiện tại ở Việt Nam là một cơ hội bằng vàng để Hoa Kỳ biểu lộ sử ủng hộ của mình cho một chế độ chính trị cởi mở hơn. Đặc biệt là, trước khi quá muộn, khuyến cáo nhà cầm quyền CSVN nên chấp nhận một thời biểu cho cuộc bầu cử tự do và công bằng dưới quyền giám sát của Liên Hiệp Quốc, qua đó, nhân dân Việt Nam sẽ có thể chọn một thể chế chính trị mới cho đất nước phù hợp với nguyện vọng của mình.

2. Cái áo giáp chính trị quan trọng nhất là Điều 4 Hiến pháp, đặt để một cách bất hợp pháp vai trò lãnh đạo hàng đầu của Đảng Cộng sản Việt Nam . Điều này cần phải được loại bỏ để Việt Nam có thể tiến tới một nền dân chủ pháp trị.

3. Nhà cầm quyền CSVN phải chấm dứt quấy nhiễu, bắt giữ và cầm tù những công dân biểu lộ quan điểm của mình một cách ôn hòa. Họ phải thả tất cả những người bất đờng chính kiến và các nhà lão đạo tôn giáo đã bị bỏ tù bất hợp pháp bởi nhà cầm quyền Việt Nam – nhiều người trong số này đã bị giam giữ lâu tới trên 20 năm.

4.Nhà cầm quyền CSVN cũng phải chấm dứt đe dọa và quấy nhiễu các cựu tù nhân chính trị.

5.Trong khi chúng ta cố gắng tập trung vào việc đòi trả tự do cho các tù nhân chính trị, chúng ta cũng phải tranh đấu cho một tiến trình lâu dài, cụ thể và vững chắc để dân chủ hóa Việt Nam, phải đạt được một tiến trình vững chắc bằng cách khuyến khích thay đổi Bộ Hình Luật, bãi bỏ điều 79 (âm mưu lật đổ chính quyền) và điều 88 (cổ xúy chống đối nhà nước) rất mập mờ và mơ hồ dùng để bắt bớ và giam cầm người dân. Nhà cầm quyền Việt Nam phải chấm dứt xâm nhập và lục soát nhà cửa, bắt bớ dân chúng mà không có trát tòa. Tòa án phải theo những thủ tục xét xử đúng theo tiêu chuẩn quốc tế. Hoa Kỳ cần giúp đỡ việc thay đổi hình luật để Việt Nam có thể tiến triển lâu dài. Chính quyền Hoa Kỳ, với sự trợ giúp của các cơ quan phi chính phủ sẽ giúp Việt Nam áp dụng luật giống như quốc tế để luật pháp không còn được dùng để trừng trị những người dân chỉ vì họ thực thi những nhân quyền căn bản của mình..

6. Khuyến khích nhà cầm quyền CSVN công nhận quyền tư hữu của người dân. Điều này sẽ giúp nhà cầm quyền giải quyết được nhiều trường hợp cưỡng chế nhà đất của thường dân cũng như cướp đất của các giáo phận Công giáo và đền chùa Phật giáo.

CẬP NHẬT THỈNH NGUYỆN THƯ


https://docs.google.com/file/d/1X2rYzO_zEuwACcVYpYqfmmvmmMS0ugJ_EbXDJlzzCQOrA9LhRGfK-C6eZTkf/edit

CON CHIM CHỈ ĐƯỢC HÓT TRONG ĐÊM. NHẬT TUẤN

https://docs.google.com/file/d/1ek4dEJkf2iZBgvrUk17QTgxul9feJb_Dk_QDzoJ6LsAIZefFtZh8-HVZ43xd/edit

GIÁO SƯ MỸ LUẬN BÀN GIAI TRÒ TRÍ THỨC. DAVID PICKUS ARIZONA UNIVERSITY

https://docs.google.com/file/d/1JgCwdrhzI_aZrTRsDCUns4H2oOI86KMLdMar6iKQyqN8DbQJTWsWVPXvdKy8/edit

TRÊN THÁI, DƯỚI ẤN. GẠO MÌNH (VN) ĐI VỀ ĐÂU.

https://docs.google.com/file/d/1zoFX4JDFvj3SIkKkLPjt0ahVopjth9HBGDR-laVx1b_xBHfUWgLjmFQxOxwa/edit

Thứ Ba, 28 tháng 2, 2012

VIỆT NAM TÔI ĐÂU

Việt-Nam Tôi Đâu & Việt-Khang



TỪ TIẾNG HÁT VIỆT KHANG ĐẾN THỈNH NGUYỆN THƯ. VIỆT DƯƠNG

https://docs.google.com/file/d/1f7lXOBicZAXvTCO4xqt6QJxDQh5l3-pb1zODoCm84s0Bw3V4jqI-TN009ljF/edit

VIỆT NAM TÔI ĐÂU? CÂU HỎI CỦA NHIỀU THẾ HỆ. TRẦN TRUNG ĐẠO

https://docs.google.com/file/d/1L7wvfRiYM0cMdIH_zXH7bpuIlMXC6Rpr07LeR_ns8YF2f_9w8GoDHYQFYkBk/edit

NGÀY NƯỚC THẾ GIỚI 2012 VÀ AN NINH LƯƠNG THỰC LƯU VỰC SÔNG MEKONG. NGÔ THẾ VINH

https://docs.google.com/file/d/1JxBIQx4DYT9foaHO3UaG7Qt1B77yhQ6Kvq_Dhzv0uQqf0SgjDLBRRpet45f3/edit

Thứ Hai, 27 tháng 2, 2012

DU CA VIỆT-NAM VÀ NHỮNG BÀI CA TRANH ĐẤU

DU CA VIỆT NAM
VÀ NHỮNG BÀI CA TRANH ĐẤU


Kính thưa quí vị, các anh chị Duca viên và các bạn thân mến,

Theo đà tiến bộ của nhân loại, việc thông tin liên lạc với nhau thật dễ dàng và tiện lợi, chúng ta tìm gặp lại nhau một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn, qua hệ thống viễn liên này, trước tiên tôi xin chân tình gởi đến quí vị và các bạn là một lời chào mừng trong hân hoan và đoàn kết .
Sau năm 75, phần lớn các Duca viên ở rải rác khắp thế giới, một số các huynh trưởng của phong trào hiện sống tại Cali, tất cả đều vẫn hòa mình vào trong những sinh hoạt tập thể của cộng đồng người Việt địa phương, tùy theo hoàn cảnh và môi trường của mỗi nơi, người Duca viên vẫn luôn là người tiên phong trong sinh hoạt tập thể, vẫn nêu cao tinh thần dân tộc tính của cộng đồng Việt Nam.
Các Duca viên đã tìm được lại nhau qua các sinh hoạt cộng đồng đó, đồng thời cũng bắt tay được với các bạn trẻ mới, các hội đoàn, các nhóm bạn mới, để cùng học hỏi và cùng tổ chức chung những sinh hoạt văn nghệ lành mạnh cho cộng đồng người Việt Nam tại hải ngoại .
Mục đích trên trang vi báo này nhằm nắm bắt lại những sợi dây của các Duca viên đã bị thất lạc bấy lâu nay, gây tình anh em và làm quen với các bạn trẻ bốn phương, nhằm phổ biến rộng rãi đường hướng sinh hoạt văn nghệ cộng đồng, nhằm bắt tay với các đoàn thể bạn để nối rộng vòng tay sinh hoạt chung, để làm quen và giới thiệu những bạn trẻ mới, những khuôn mặt mới với những sáng tác mới.

Cho đến hôm nay, sau một khoảng thời gian vừa qua với mọi nỗ lực của Ban Biên Tập, Web Duca đã qui tụ lại được khá nhiều du ca viên cũ, mới, cùng các thân hữu khắp mọi nơi gởi về , thêm vào đó cùng số khách đến viếng trang nhà tăng lên rất nhanh , điều đó chứng tỏ kết qủa của sự thông tin liên lạc trên liên mạng đã đạt được những thành qủa mỹ mãn .
Những sợi dây đứt đọan bấy lâu nay đã được dần dần nối lại trong tình thân ái, những cánh chim lạc bầy từ xa , đã trở về mái nhà Duca thật nhanh chóng, thật gần gủi. Những thắc mắc, những ưu tư được tỏ bầy thật thân thương, rộng mở.
Những khó khăn ban đầu đã vượt qua, nay đã nhận được sự đóng góp tích cực của các anh chị em du ca viên , cũng như các thân hữu xa gần, gởi về những tài liệu thật qúi báu, những sáng tác mới thật giá trị. Tuy nhiên, để nuôi dưỡng cũng như để Web Duca mỗi ngày một phong phú hơn về mọi phương diện từ hình thức cũng như nội dung, chúng tôi rất cần đến những ý kiến xây dựng chân tình của tất cả qúi vị và các anh chị trong tinh thần phục vụ sinh họat cộng đồng chung, xin đón nhận tất cả các tác phẩm văn nghệ nói chung với nội dung : sinh hoạt văn hóa, văn nghệ cộng đồng lành mạnh , phản ảnh hay góp ý xây dựng xã hội thêm tươi sáng, tuy nhiên không đả phá hay bôi nhọ đích danh một nhân vật nào, không phản ảnh văn hóa đồi trụy và không mang tính vụ lợi cá nhân .

Xin qúi vị hãy chuyền cho nhau địa chỉ trang báo này cho những người thân quen và hãy gởi tin tức của nhau cùng những sáng tác về toà báo qua địa chỉ e-mail trên, chúng ta hy vọng rằng trong thời gian tới, chúng ta sẽ được làm quen thêm thật nhiều những người bạn văn nghệ mới .
Qúi vị và các bạn có biết rằng, khi đang đọc đến hàng chữ này, thì ở đâu đó trên địa cầu , cũng có các bạn khác cũng đang đọc cùng với qúi vị không ? có nghĩa là chúng ta đang đối diện với nhau, cùng thảo luận, cùng tâm sự với nhau , vậy thì xin mời qúi vị và các bạn hãy bấm vào bài nhạc dưới đây , như thể chúng ta đang cùng nắm tròn vòng tay, và hãy cùng cất tiếng hát to với nhau bài hát này nhé .
Ban Biên Tập
Web Duca Việt Nam

http://www.ducavn.com/

DuCaVN - Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ



Nguyen Duc Quang - Duong Viet Nam - Karaoke



Nguyen Duc Quang - Chuyen Que Ta - Karaoke



Nguyen Duc Quang - Hy Vong Da Vuon Len - Karaoke



BUỒN VÀO HỒN KHÔNG TÊN

TƯỞNG NĂNG TIẾN

https://docs.google.com/file/d/1ovu77BlHOlTkHzHvTujNV9o552lCSIKeKgnieP_SRqhESt8fCDT7FzU6yiFS/edit


OSCAR 84: TRÚNG GIẢI LẠI CHƯA TRÚNG MỐI
NGUYỄN XUÂN NGHĨA


https://docs.google.com/file/d/1_js2_7lLt2u5Ve6eJ2pTYFNvND1Tub9l_F5tjj0nZQW6UPf6raPkbfRwHydo/edit?pli=1

Thứ Bảy, 25 tháng 2, 2012

NHẠC HÙNG CA

HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG



Đáp Lời Sông Núi-Họp Ca ASIA 58




Mẹ Việtnam ơi, chúng con vẫn còn đây


Để cho nước mắt mẹ thôi rơi, xót xa vì những đứa con vong ơn phản bội, đem quê hương dâng hiến cho kẻ thù...nhưng mẹ ơi...xin mẹ đừng than khóc nửa...vì chúng con tuổi trẻ vẫn còn đây.

Hát Cho Ngày Sàigòn Quật Khởi _ Nguyệt Ánh & Việt Dzũng



Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2012

DVD ĐẠI HỌA MẤT NƯỚC

Toàn bộ cuốn DVD "Đại Họa Mất Nước"



Xin Chào Việt Nam - Phạm Quỳnh Anh

Lời Việt



Hello Vietnam - Xin Chào Việt Nam - Phạm Quỳnh Anh

Pham Quynh Anh (born 1987) is a Belgium, ethnic-Vietnamese singer. Her parents were born in Vietnam and immigrated to Belgium, where they met, married and gave birth to Quynh Anh.
When Quynh Anh was 13 years old, her father persuaded her to compete in the TV singing competition "For Glory," held by Belgium's RTBF Television. Upon winning the competition, she met her manager, who introduced Quynh Anh to her producer. The producer made possible Quynh Anh's duet "J'espère" with French-hit singer Marc Lavoine. With "J'espère," Quynh Anh followed Lavoine on tour to France, Switzerland and Belgium. In 2002 she signed a contract with Rapas Centre, a French-branch of Universal.
Quynh Anh reached international popularity in 2006 with her French song "Bonjour Vietnam," composed by Lavoine and co-written by Lavoine and Yvan Coriat, when it accidentally appeared on the Internet. It is stated that the people of Vietnam were especially moved by the lyrics and by the ethnic- and cultural-yearning of foreign-born Vietnamese.
Due to its popularity, "Bonjour Vietnam" was translated into English by Guy Balbaert and is called "Hello Vietnam." The English version is also accompanied with a draft-music video In May 2008, Quynh Anh sang the English version of the song in Paris by Night 92, an on-going Vietnamese language musical variety show. It is claimed that a Vietnamese version of the song will be released.
Quynh Anh will release her first solo project with her first single as the English version "Hello Vietnam." In an interview with "Oh My News," Domenech, manager of Rapas Centre, said that Quynh Anh will release her album "Bonjour Vietnam" that will be composed of 15 songs. The album is stated to be released in the near future. The Internet video- and lyric-circulation of "Hello Vietnam" is not the final version, according to Domenech.

ĐỌC TRUYỆN DÃ SỬ VIỆT NAM

NGƯỜI ĐẸP THÀNH PHIÊN NGUNG. SƠN LINH

https://docs.google.com/file/d/1JKiQudE29ChcXcs7MWCZR69pMm67QMmH7jJzWEJ45v7mdeLSYDBdq6oJ-MAS/edit

TỬ CHIẾN Ở PHIÊN NGUNG THÀNH. SƠN LINH


https://docs.google.com/file/d/1jnNQFUM-4NT_8PuqIImD-GZMD8LAWRgr3EPzZM8YTqj7_Gd79M7JouMY_lZX/edit

Quảng Châu (chữ Hán giản thể: 广州, phồn thể: 廣州, pinyin: Guǎngzhōu, Wade-Giles: Kuang-chou, việt phanh: Gwong2zau1, Yale: Gwóngjaū) là thành phố thủ phủ của tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc, nằm trong đồng bằng châu thổ sông Châu Giang. Tên quốc tế của nó trước đây là Canton. Quảng Châu cách Hồng Kông khoảng 120 km về phía Tây Bắc. Theo số liệu của chính quyền thành phố, năm 2006, dân số thành phố vào khoảng 9.754.600 người.

Một số ý kiến cho rằng thành phố đầu tiên được xây dựng trên địa điểm nơi Quảng Châu hiện diện ngày nay là Phiên Ngung (繙禺). Năm 206 trước Công nguyên, Phiên Ngung trở thành kinh đô của nước Nam Việt (南越). Khi nhà Hán thôn tính Nam Việt vào năm 111 trước Công nguyên, Phiên Ngung trở thành tỉnh lỵ và giữ vai trò này cho đến tận ngày nay.

Cái tên Quảng Châu vốn là tên tỉnh, người dân quen với việc gọi tên thành phố theo tên tỉnh trong một khoảng thời gian dài khiến cho cái tên Phiên Ngung dần bị lãng quên. Năm 1711, Công ty Đông Ấn của Đế quốc Anh thiết lập trạm giao dịch ở thành phố khởi đầu cho sự có mặt của những người châu Âu. Triều đình vua Càn Long buộc những thương nhân nước ngoài phải dồn vào một quận riêng, việc này dẫn đến nhiều biến động cho số phận thành phố về sau. Năm 1842, kết thúc Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất, theo Hiệp ước Nam Kinh, Quảng Châu trở thành "nhượng cảng", cùng với Ninh Ba, Hạ Môn, Phúc Châu và Thượng Hải phải mở cửa cho thương nhân phương Tây tự do giao dịch. Đến năm 1918, thành phố được mang tên chính thức là Quảng Châu. Vào những năm 1930 và 1953, người ta đề xuất trao cho Quảng Châu quy chế thành phố tự trị nhưng những đề xuất trên đều bị huỷ bỏ ngay trong năm. Quân đội Nhật Bản chiếm đóng thành phố này từ năm 1938 đến 1945.

Thứ Bảy, 18 tháng 2, 2012

HY VỌNG CHO NHỮNG TRẺ EM TRÊN CÁC BÃI RÁC THẢI Ở VIỆT NAM

Hy vọng cho những trẻ em trên các bãi rác thải ở Việt Nam

15/02/2012 / Posted in Kinh tế-Đời sống

Tags: Hồng Phúc, Rạch Giá

Hồng Phúc, CTV Phía Trước
Natalie Allen, CNN

Diệu, bé gái mười hai tuổi mang mũ màu xanh lá cây có đóm hoa vàng, ngồi xổm vào đống rác cùng với mẹ bé ấy, trên một bãi rác thải mênh mông.
Trong khi hai người trò chuyện, cười đùa thì các bàn tay của họ làm việc một cách nhanh chóng, phân các loại túi dựa dẻo (túi plastic) từ đóng thực phẩm thừa và đống rác thải.

Một túi như vậy sẽ mang cho gia đình họ chỉ vài đồng xu. Nhưng đây là công việc và cuộc sống của họ. Họ sống trên một bãi rác ở Rạch Giá, Việt Nam, một phần của khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Em gái của Diệu, một trong chín anh chị em, ngồi nhìn ra căn lều được ngăn thành hai phòng. Một trong những đứa em của bé Diệu ngồi trên một tấm bia mộ gần đó với con chó của mình. Bãi rác nằm trong khuôn viên của một nghĩa trang, và những tấm bia mộ là nơi duy nhất để ngồi mà không bị bao phủ bởi rác.
Khoảng 200 gia đình sống trong khu vực này cũng như các bãi rác khác ở Rạch Giá. Tại đây có một gia đình người Campuchia trải qua ba thế hệ, và đây là ngôi nhà duy nhất mà họ biết đến từ khi bỏ trốn chế độ tàn bạo Khmer Đỏ vào những năm 1970.
Những gì họ ăn và những gì họ mặc thường là những thứ mà họ tìm thấy trong các đống rác. Trong một thời gian rất dài, trẻ em nơi đây còn không biết các chiếc dép xỏ quai phải được mang giống nhau.
Nhưng nơi đây có một mối nguy hiểm còn tồi tệ hơn so với rác rưởi hoặc nghèo đói.
Các tổ chức buôn người thường tìm đến những gia đình nghèo đói này. Trẻ em được mua và bán ở đây, với giá tiền ít ỏi chỉ $100 USD. Các bậc cha mẹ bán con của họ vì họ bị lừa rằng kẻ này đến đây với ý định tốt, rằng con cái của họ sẽ có một công việc tốt và một tương lai đầy hứa hẹn. Họ tha thiết mong muốn và làm tất cả để giúp con cái của họ thoát khỏi cảnh nghèo nàn mà gia đình đang đối mặt.
Tuy nhiên, hầu hết thì các em đều là mục tiêu của tệ nạn nô lệ tình dục.
“Những kẻ buôn người trông giống như người thân của bạn, họ không giống như một kẻ xấu,” Caroline Nguyễn Ticarro-Parker cho biết, người sáng lập Catalyst Foundation để giúp Diệu và những trẻ em trong khu vực nghèo nhất của Việt Nam.
Những đứa trẻ đôi khi bị bắt cóc khi họ đi bộ vào thị trấn để bán vé số.
“Khi chúng tôi bắt đầu làm việc ở đây, chúng tôi biết một gia đình ở ngay lối vào của bãi rác, và chúng tôi biết họ có một bé gái đã bị những kẻ buôn người bắt đi và bị cưỡng hiếp,” cô Ticarro Parker nói. “Nếu các bé la hét lên thì có thể họ thả ra nhưng nếu không kêu cứu thì xem như không có chuyện gì. Và các bé gái bị bắt ở đây nhỏ nhất là 4 tuổi.”
Children of the trash dump

CNN|Added on February 13, 2012Natalie Allen gives a firsthand account of an effort to keep young Cambodian refugees in Vietnam safe from predators.


Bài học cho sự sống còn

Sau khi rời bãi rác nơi bé Diệu sinh sống, tôi đến một bãi khác sau khi một chiếc xe tải vừa đổ đống rác mới vào đây.
Mọi người chạy đi với các dụng cụ, túi xách và bắt đầu phân loại. Họ làm việc ngày và đêm bên cạnh con cái của họ. Vào lúc 1 giờ sáng, sau khi chiếc xe tải cuối cùng đổ rác vào đây thì họ vẫn tiếp tục làm việc trong bóng tối.
Tôi theo một người mẹ mang con của bà đến căn lều của gia đình. Một số người cũng không thể gọi đây là căn lều, nó đơn giản chỉ là một tấm vải (nhựa) được căn ra để tạm che mưa nắng. Bát cơm lượm lên từ bãi rác đầy ruồi bu được đặt ở một góc lều và quần áo thì được máng trên dây thép gai.
Bà đặt em bé xuống cái võng. Sau khi ru em bé ngủ, bà ta tiếp tục quay trở ra ngoài làm việc trong bãi rác.
Một cặp gia cha mẹ khác cũng giới thiệu em bé của họ khi tôi đến nơi. Ông ôm một cậu bé chỉ vài tháng tuổi, mang một chiếc mũ đầy màu sắc sọc. Ông quạt bầy ruồi từ khuôn mặt của đứa trẻ. Ông nhầm lẫn nghĩ rằng tôi đến đây để mua em bé của ông.
Gia đình của Ticarro-Parker rời khỏi Việt Nam khi cô là một đứa trẻ. Sau khi lớn lên, cô trở về để trả lại ơn nghĩa cho quê hương của cô, bằng cách giúp đỡ những người nghèo. Nhưng khi cô tình cờ biết đến các hộ gia đình ở các bãi rác Rạch Giá, cô ấy biết rằng cần phải làm nhiều hơn nữa giúp những gia đình này.
Cô trở về lại bang Minnesota (Hoa Kỳ), bắt đầu quyên góp tiền và cuối cùng đã mở một trường học cho các trẻ em ở bãi rác tại đây.
Bài học đầu tiên: Cung cấp cho trẻ em điện thoại di động để họ có thể kêu gọi giúp đỡ [khi bị bắt].
“Nghe thì có vẻ lạ, nhưng chúng tôi đã trang bị cho các cô gái xinh đẹp nhất ở đây các loại điện thoại di động,” Ticarro-Parker cho biết. “Ngược lại chúng lại là những đứa có nguy cơ cao nhất.”
Bài thứ hai: Dạy các em đọc chữ để nếu lỡ các em bị bắt thì ít ra các em có thể đọc các dấu hiệu và biết mình đang ở thành phố nào và gọi điện thoại về trường để có sự giúp đỡ.
Việc này đã xảy ra hồi năm 2008. Bốn cô gái bị bắt cóc, nhưng những kẻ buôn người sau đó đã bị bắt vì các cô gái đã có điện thoại di động và biết đọc chữ để cung cấp vị trí của họ.
Bài học thứ ba: Dạy cho trẻ em bỏ chạy nếu người lạ tiếp cận.
Đó là chính xác những gì Hạnh, một bé gái 13 tuổi đã làm khi những người đàn ông, có lẽ bọn buôn người, đuổi theo em và anh trai của em khi họ đi bộ từ trường về nhà hồi năm 2010. Em đã làm những gì em đã được dạy và bỏ chạy. Nhưng trong khi chạy thì bé Hạnh bị vấp té và rơi vào một kênh nước, sau đó bị chết đuối.
Ticarro-Parker không cầm được nước mắt nhớ lại bi kịch đó: “Em ấy đã chết vì thực hiện đúng những gì chúng tôi đã dạy.”
Trước khi chết, bé Hạnh đã được chọn làm phỏng vấn cho tập sách đầu tiên của trường. Bên cạnh hình ảnh của em là một trích dẫn hy vọng có nghĩa như thế nào đối với em: “Hy vọng nghĩa là giáo dục.”
Giáo dục là hy vọng duy nhất cho những trẻ em này, Ticarro-Parker nói. Việc này đã giúp tăng sức mạnh cho toàn bộ cộng đồng ở đây.
“Khi chúng tôi bắt đầu thì có khoảng 99% mù chữ,” cô nói. “Các cha mẹ (tại bãi rác) đều không biết đọc và viết, và các em thì chưa bao giờ được đến trường.”
Đến nay thì nạn mù chữ giảm xuống còn lại khoảng 40%.
“Các em hiểu rằng họ có thể trở thành thế hệ mà không cần phải làm việc trong các bãi rác nữa,” Ticarro-Parker cho biết.
Trường cũng dạy cho cha mẹ một sự thật đau lòng: điều gì thực sự sẽ xảy ra với con cái của họ nếu họ bán chúng.
Trong năm 2006, trước khi trường được mở ra thì có hơn 37 bé gái từ các bãi rác đã bị bán cho những bọn buôn người, Ticarro-Parker cho biết. Trong năm 2011 thì chỉ có bốn người.
Education to fight child traffickers

CNN|Added on February 14, 2012Natalie Allen shows us how the war against child traffickers in Vietnam is being fought with books and pencils.


‘Chất xúc tác cho sự thay đổi’

Bên trong ngôi trường hai phòng học này, một em bé đang ngồi tập viết trên tập vở của mình. Em cầm cây bút màu xanh với những ngón tay đầy bụi bẩn, các móng tay dính đầy đất cát, đen đụa. Nhìn các em rất bẩn, nhưng các bộ đồng phục đỏ sậm và trắng thì rất sắc nét. Sau lưng bộ đồng phục là dòng chữ: “chất xúc tác cho sự thay đổi”. Và hôm nay thì tất cả trong số họ đều mang giày giống nhau (ngược với các chiếc dép quai khác nhau như lúc trước).
Bên ngoài là âm thanh của máy móc, và các tình nguyện viên đang xây dựng một sân chơi cho các em ở đây, được đặt trên một cánh đồng bên cạnh thị trấn.
Đây là lần đầu tiên lũ trẻ được nhìn thấy một sân chơi như thế này.
Trong đội ngũ nhân viên tình nguyện có một phụ nữ người Việt Nam trong xóm cũng đến giúp. Bà ấy cố gắng làm việc để trả hết nợ cho nhà trường. Bà đã bán con gái của bà cho bọn buôn người – và bán đến hai lần – và nhà trường đã hai lần giúp bà ấy lấy lại hai bé gái. Bây giờ người phụ nữ này muốn làm việc để trả hết nợ của mình.
Lũ trẻ thì hào hức chờ đợi đến ngày sân chơi được mở ra. Lúc đầu họ đều không biết chơi như thế nào, nhưng chỉ trong vòng vài phút họ có thể nhanh chóng học hỏi và tự chơi một cách vô tư…
Bé Diệu, ngồi trên xích đu, hét lên với niềm vui cùng với các cô gái ngã xuống bãi cát như những con cờ domino trong tiếng cười cuồng loạn. Nhìn thấy nụ cười của họ và nghe niềm vui của họ, rất khó để tin rằng những trẻ em này sống trên một bãi chứa đầy rác thải.
“Trong vòng một năm rưỡi qua, các em ở đây rất hạnh phúc,” Ticarro-Parker cho biết. “Họ muốn trở thành ca sĩ, giáo viên, bác sĩ và kiến trúc sư. Đột nhiên trong đầu họ nảy sinh những nghề nghiệp như thế này”….
“Chúng ta sẽ không thể nào loại trừ tệ nạn buôn người. Chúng ta cũng sẽ không thể thay đổi toàn bộ cách sống ở đây, trong đó có các cô gái cảm thấy rằng họ không xứng đáng. Nhưng bằng cách nào đó chúng ta sẽ thay đổi những các cô gái ở đây. Chúng ta sẽ thay đổi 200 cô gái. Việc này sẽ xảy ra, bằng cách là thay đổi một người mỗi lần.”

© 2012 Bản tiếng Việt TCPT

CÓ NGĂN ĐƯỢC CUỘC TỈ THÍ QUÂN SỰ Ở BIỂN ĐÔNG


https://docs.google.com/viewer?a=v&pid=explorer&chrome=true&srcid=1NJA1vtL3wMzV4qOZNjbFz35etwVAqJNjr22PhFd9qv0qDLDme-HjIbQitxtW

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2012

QUỐC LỊCH VIỆT-NAM

QUỐC LỊCH VIỆT NAM

Tìm thấy Việt Lịch rồi, nó có từ 15.000 năm trước đây nhưng bị Mã viện dùng bạo lực xóa bỏ.

Nhờ anh phổ biến khoa thiên văn tính lịch của người xưa được dùng để trồng lúa nước đã bị Mã Viện hủy diệt.
Nếu được thì xin anh nhờ xem có ai cho lên WEB site thì rất tốt. Phải phổ biến để biết Việt từ đâu mà ra, Tàu từ đâu mà tới. Bài thì tôi đã soạn đầy đủ rồi, chỉ còn đợi phổ biến thôi

Từ công trình này mới khám phá ra được là:

1. Văn minh của tổ tiên chúng ta có từ 15.000 năm nay.

2. Sự thâm độc của Mã Viện đã làm chúng ta có đầu óc nô dịch mà không hay.

3. Văn Hóa của Tàu từ Việt mà ra, chứ không phải ta là cái đuôi của Tàu.

4. Hai bà Trưng không bị bắt mà cũng không trầm mình. Hai bà lui vào Sơn La để tuyển quân phục thù mà không thành.

5. Khí phách và mưu lược của thế hệ Mê Linh mà chúng ta không hề biết chi cả, toàn nghe lời nói bố láo của giặc Tàu.

6. Thời đó Tô Định đổ bộ vào vùng duyên hải bị quân ta chặn đánh bật ra (tức là nước Ta lúc đó độc lập chứ không phải bị Tô Định là quan Thái Thú tàn ác đâu. Mã Viện tàn ác gấp vạn lần Tô Định)

7. Tục nhuộm răng đen bắt đầu từ thời Mã Viện.

Hoàng Đức Phương

https://docs.google.com/viewer?a=v&pid=explorer&chrome=true&srcid=1KvvgifgWbO1l2p5zPi71Ocg4goFVNJmSKVPOxthlanjsMvj9fO4oP957eOYT

Tài liệu về cuộc đàn áp đẫm máu ở Mường Nhé , ĐiỆn Biên

https://docs.google.com/viewer?a=v&pid=explorer&chrome=true&srcid=1yc-fbA8lFXfDZM-F__TssRz--O8ITCpPYmC82a1-boH2R88xQ1EuWWE5DD5f

“Nói có sách mách có chứng là điều cần thiết cho công tác quốc tế vận của tập thể người Việt ở khắp thế giới tự do”, Ông giải thích.

Riêng đối với chiến dịch vận động TT Obama, Ông nhận định, “Càng nhiều người biết về cuộc đàn áp nhân quyền đang diễn ra ở Việt Nam thì càng dễ dàng cho họ ủng hộ chiến dịch này và càng thôi thúc chính quyền Obama có hành động thích ứng”.

Hiện nay Việt Nam là quốc gia có tình trạng nhân quyền tồi tệ nhất Đông Nam Á, sau cả Miến Điện.

Theo Ông, đây là thời điểm thuận lợi để kéo dư luận và chính sách quốc tế chĩa mũi nhắm vào Việt Nam.

ẨN SỐ THƯƠNG VONG TRONG CUỘC CHIẾN TRUNG-VIỆT 1979

https://docs.google.com/viewer?a=v&pid=explorer&chrome=true&srcid=1BXyS17AGwViJQ7070Rp_CrpYUxxssAaQ2Tt0K08h47DrYs5Dcx2IE0n3FUzZ

KINH TẾ HOA KỲ VÀ TRUNG QUỐC

https://docs.google.com/viewer?a=v&pid=explorer&chrome=true&srcid=1e1uSJnWGD3p5FV9pBeFshsyeFejWZiq7RfTkrkjkFMr-iwJH1TSR7JRoYgi9

Thứ Ba, 14 tháng 2, 2012

ĐẦU NĂM TÍNH SỔ HAY VẪN CÒN LAI RAI


Đầu Năm Tính Sổ Hay Vẫn Còn Lai Rai _

Tôn Nữ Hoàng Hoa

Đâu năm vào trong internet, đọc nhiều bài của "phía bên tê". Tôi thấy nhiều chuyện là lạ vì cho dù bài nào cũng dài dòng lê thê mà tựu trung chỉ có một mục tiêu duy nhất là hòa hợp hòa giãi vì không có bài nào có ý nói thẳng thừng là muốn đảng Việt gian Cộng sản giãi tán mà chỉ là yêu cầu thay đổi.

Không biết những sự việc này có liên quan gì đến những điều tôi đã nghe từ một người bạn Mỹ trong Tết Dương Lịch rằng Mỹ chỉ cho VC 25 visa thôi chứ không như thời VNCH Mỹ cho VNCH gần 75000 visa ban đầu. Không lẽ vì con số visa này mà nghe đồn rằng VC Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu Mỹ đối xử với VGCS như đối xử với VNCH trước đây......Who knows??

Thứ Năm, 9 tháng 2, 2012

VIỆT NAM TÔI ĐÂU

Viet Nam Toi Dau - Việt Nam Tôi Đâu – Việt Khang trình bày



Nhạc Phẩm VI ÊT NAM TÔI ĐÂU, nhạc và lời Nhạc Sĩ Việt Khang chính tác giả trình bày, một nhạc phẩm mang nặng tình đất nước với nỗi đau của một công dân Việt Nam.



BTHTD February 08, 2012 – Bản tin đặc biệt về thỉnh nguyện thư gởi tòa Bạch Ốc với Võ Thành Nhân và TS Nguyễn Đình Thắng.



Hạ viện Mỹ thông qua Dự luật Nhân quyền Việt Nam

2012-02-09

Hôm qua tại Washington, dự thảo Luật Nhân quyền cho Việt Nam 2012 đã được thông qua bởi các vị dân biểu trong Tiểu Ban Nhân Quyền Hạ Viện Mỹ.
Dân biểu Chris Smith, thành viên Uỷ Ban Ngoại Giao Hạ Viện và là tác giả dự luật nhân quyền cho Việt Nam HR1410 nói là chính phủ Việt Nam tiếp tục vi phạm quyền con người một cách quá đáng và có hệ thống bằng cách đe dọa, khủng bố, bắt giữ và giam cầm những người bất đồng chính kiến hoặc tranh đấu đòi quyền căn bản của mình.

Theo ông Chris Smith, những điều nghe được qua các buổi điều trần về tình trạng nhân quyền Việt Nam cho thấy những vụ đàn áp chính trị, tôn giáo và những sắc tộc thiểu số vẫn tiếp diễn và gia tăng, do đó Washington cần gởi một thông điệp dứt khoát để lưu ý Hà Nội nên chấm dứt hành động chà đạp coi rẻ quyền con người đối với công dân của họ như vậy.

Dự luật cũng đề nghị không tăng tài trợ nếu Việt Nam không cải thiện vấn đề nhân quyền. Bên cạnh đó, dự luật nhân quyền cho Việt Nam, mà Tiểu Ban Nhân Quyền Hạ Viện đồng loạt thông qua, cũng nhắc đến những người đang bị giam giữ như Linh mục Nguyễn Văn Lý, Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ... đòi hỏi Hà Nội trả tự do cho các tù nhân chính trị, lương tâm và tôn giáo .

Vấn đề kiểm duyệt truyền thông, thiếu tự do phát biểu, phân biệt đối xử, ngược đãi người Thượng và người H’mong cũng được nêu ra trong dự thảo luật này.
Cũng cần nói thêm là trước đây, đã 2 lần Hạ Viện Hoa Kỳ thông qua một dự luật tương tự, nhưng sau đó không được Thượng Viện chấp thuận.



VNDVD February 08, 2012 - Part1



VNDVD February 08, 2012 - Part2



BTHTD February 08, 2012 - Part1



Karaoke Anh La Ai (Voice) - Việt Khang trình bày





HÔM NAY NGÀY THỨ NĂM 9 THÁNG 2 NĂM 2012. LÚC 8 GIỜ CENTRAL.
HIỆN CÓ 10908 CHỬ KÝ CHO THỈNH NGUYỆN THƯ.

Thứ Hai, 6 tháng 2, 2012

CÁI MUỖNG VĂN-QUANG


February 5, 2012 10:00 AM

Những ngày đầu Xuân tôi đọc được một bài của Văn Quang. Bài viết làm tôi xúc động, tôi mời quí vị chia xẻ với tôi niềm xúc động này.
hoanghaithuy

VĂN QUANG:

Ảnh VĂN QUANG tại Sài Gòn năm 2011.

Tôi không nhớ rõ năm đó là năm thứ mấy chúng tôi “học tập cải tạo”, chỉ biết rằng khi ấy trong chúng tôi đã có những người “quen” với những ngày tháng cực khổ, dài lê thê trong những căn nhà giam được “xây dựng” bằng đủ thứ kiểu giữa những vùng rừng núi âm u miền Bắc. Ở Sơn La thì “trại” được làm trên những nhà tù từ thời xa xưa, trên những cái nền nhà lỗ chỗ, người ta dựng vách đất trộn rơm, mái lợp bằng các kiểu lá rừng, miễn sao che kín được khung trời.
Nơi này xưa kia, Pháp dùng để giam giữ tù chính trị, rồi một thời gian sau, VN giam những người tù Thái Lan và trong chiến tranh đã có khi người ta dùng làm “công binh xưởng” chế tạo lựu đạn. Vì thế nên thỉnh thoảng chúng tôi nhặt được vài cái vỏ lựu đạn ở đâu đó quanh khu vực này. Ở Vĩnh Phú thì nhà tranh vách đất, ngoại trừ một khu người ta gọi là khu “biệt kích” gồm vài căn nhà “xây dựng kiên cố” bằng gạch lợp tôn xi măng. Chúng tôi “được học tập cải tạo” trong dãy nhà này. Cũng nghe người ta nói lại là khu này trước kia dùng để giam giữ những người lính biệt kích đã từng nhảy dù ra Bắc rồi bị bắt giam ở những khu đặc biệt đó. Muốn vào khu này phải qua hai lần cổng có tường gạch bao quanh. Nhưng có lẽ khi giam giữ biệt kích thì khác, còn khi chúng tôi “được giam” ở đây có vẻ như “cởi mở” hơn vì những cánh cổng thường không đóng bao giờ. Họ để cho chúng tôi đi lao động hàng ngày cho khỏi phải mở ra đóng vào.
Cuộc sống dù cực khổ đến đâu, sống mãi rồi người ta cũng phải quen. Nhịp sống hàng ngày cứ thế trôi đi dù là trong đói rét, thiếu thốn và trong những cấm đoán vô cùng khe khắt. Nhà tù nào chẳng thế, nó có những quy luật và quy định riêng. Những ngày đầu người ta cấm luôn cả trà, cà phê, thậm chí cấm cả người tù đeo kính cận. Nhưng sau này nới dần, những thứ như thế không bị cấm nữa. Chỉ còn những thứ đã thành “luật” thì luôn bị cấm và cấm ở bất cứ đâu. Cấm “mua bán đổi chác linh tinh”, cấm dùng thức ăn lâu ngày bằng bột, cấm tỏi và cấm tất cả những dụng cụ sinh hoạt bằng sắt như dao, kéo, muỗng nĩa… Tuy vậy có anh tù nào lại ngây thơ ngoan ngoãn đến nỗi tuân theo hoàn toàn những quy định ấy. Mua bán đổi chác linh tinh vẫn cứ diễn ra, dao kéo vẫn cứ được lén lút xử dụng hàng ngày nhưng đó là những thứ đã được “cải biên” thành dao kéo mini nhỏ xíu cho dễ cất giấu. Nó là những vật dụng cần thiết cho đời sống hàng ngày, dù có bị bắt thì cũng chỉ bị tịch thu chứ không đến nỗi bị cùm một hoặc hai chân – tùy theo tội – hay bị đưa vào “thiên lao” tức là thứ phòng giam đặc biệt trong trại tù.
Ngày qua ngày, cái “không khí êm ả” của trại giam trở nên phẳng lặng nhưng dĩ nhiên là không thể nào nói rằng đó là thứ “an tâm, hồ hởi phấn khởi” mà bất kỳ anh “trại viên” nào cũng cứ phải viết khi phải làm những “bản kiểm điểm”, mặc dù kể cả người viết và người đọc đều chẳng ai tin.
Nhưng cái không khí ấy đôi khi bỗng nhiên bị xáo trộn. Vào một buổi sáng tinh mơ, khi chúng tôi đang ngồi ở cái sân đất giữa trại, chờ gọi tên từng đội đi lao động để “một ngày lại vinh quang như mọi ngày” thì bỗng đâu toán lính gác trại tù sồng sộc chạy vào. Họ chạy rầm rập như ra trận, súng ống chĩa về phía “quân thù”, mặt mũi “khẩn trương” rõ rệt. Họ sộc thẳng vào những phòng giam trống hốc cứ làm như có địch ẩn nấp đâu trong đó.
Chúng tôi ngẩn ngơ đứng nhìn, không hiểu họ giở trò gì. Có những khuôn mặt lo lắng, một nỗi lo bâng quơ. Chuyển trại hay có ai đó trốn trại? Chưa biết. Toán lính lục tung hết mọi thứ đồ đạc ít ỏi mà mỗi người tù có được trong gói hành trang của riêng mình. Sau đó chừng nửa giờ, một vài gói đồ bị tịch thu được vác lên “phòng thi đua”. Lúc đó thì chúng tôi mới hiểu rằng đó chỉ là một kiểu khám phòng để tìm ra những thứ đồ “quốc cấm” mà trại đã quy định tù không được dùng.
Thật ra, đó cũng là cái cung cách mà ở những “trại cải tạo” thường dùng để khuấy động cái không khí trầm lặng dễ phát sinh ra những “tiêu cực”. Bởi trong cái sự yên bình của một trại giam, người tù có thể liên kết với nhau làm một chuyện gì đó như tổ chức trốn trại hoặc có thể có những vụ xúi giục “tuyệt thực”, bàn bạc chống đối… Và nếu nói đến sự chống đối thì có hàng trăm thứ để có thể chống đối được. Thí dụ sự ăn đói, sự đối xử bất công, sự oan ức vô lý, sự trù dập của một vài anh “quản giáo”, sự thô bạo của mấy anh lính võ trang. Chuyện gì cũng có thể chống đối được. Vì thế thỉnh thoảng họ phải làm cho cái không khí đó mất hẳn cái vẻ trầm lặng để chứng tỏ lúc nào họ cũng đề phòng, lúc nào họ cũng “đề cao cảnh giác”, lúc nào họ cũng sẵn sàng đối phó với mọi “mưu đồ”.
Các anh tù đừng có tưởng bở, chẳng bao giờ yên đâu. Cứ sau mỗi lần như thế, chắc chắn thế nào họ chẳng vớ được vài anh tù nào đó giấu những thứ vớ vẩn như dao kéo, thư từ, sách vở tiếng nước ngoài, tiền bạc, đồ dùng ngoài quy định. Tất nhiên sẽ có những cuộc “kiểm điểm, phê bình” mà chúng tôi gọi là những “buổi tối ngồi đồng” để từ đó lòi ra một vài cái “tội”. Ðội nào khôn ngoan thì cứ ngồi im, ai “phê” thì cứ mặc, còn cãi là còn “ngồi đồng”. Ði làm suốt ngày mệt mỏi đến thở không ra, tối về còn ngồi đồng, còn “phê bình” còn “kiểm thảo” thì chịu sao nổi. Nay “làm chưa xong” thì mai lại ngồi tiếp, ngồi cho đến khi nào tìm ra tội mới thôi. Tội nặng, tội nhẹ tùy theo tình hình của từng thời điểm.
Thời điểm “căng” thì vào tù phạm tội vào nhà kỷ luật đặc biệt nằm “treo một chân”, thời điểm nhẹ nhàng thì cảnh cáo, ghi tội vào biên bản. Và họ sẽ có những biện pháp an toàn như chuyển đổi năm bẩy anh từ đội này sang đội khác để phòng tránh những vụ tù kết hợp thành tổ chức, những phe nhóm có thể gây nguy hại đến an ninh của trại tù.
Chung quy đó chỉ là một cách đào xới tung cái tinh thần “tưởng rằng yên ổn” của mấy anh “trại viên” còn tỏ ra cứng đầu, còn có mưu toan lôi kéo người này người kia vào trong phe mình để từ đó có những yêu sách hoặc toan tính bất lợi cho trại tù. Quả là mỗi lần như thế trại tù cũng rối tung lên và làm cho những anh yếu bóng vía thường phải sống dựa vào tinh thần bè bạn càng thêm rụt rè, chẳng biết tin vào ai được nữa. Nhưng riết rồi trò gì cũng thành quen và đối với một số người tù “chẳng còn có gì để mất” thì họ trơ như đá, muốn làm gì thì làm, chỉ có cái thân tù đói này thôi, sống cũng được mà chết cũng chẳng sao.
Có lẽ tôi cũng đã học tập được cái tinh thần ấy của những anh bạn trẻ, bởi tôi cũng chẳng còn có gì để mất. Vợ con nhà cửa đều đã mất tất cả rồi, chẳng có gì phải lo. Ðôi khi tôi sống tưng tưng, ông anh rể ở Sài gòn gửi cho cái gì thì nhận cái nấy. Và một sự thật không thể quên là nếu không có ông anh rể tốt bụng đó thì tôi cũng đã trở thành một thứ “Tù Caritas” như một số anh em ở trong trại tù rồi. Tức là những người tù chẳng có ai thăm nuôi.
Những bà vợ đau khổ với những gia đình đói rách lầm than, họ lo cho chính họ còn không xong thì lấy gì đi “thăm nuôi” người ở trong tù mà lại tù ở tuốt tận miền Bắc xa tít mù tắp. Thậm chí có người tù còn vui mừng khi thấy vợ mình bước đi bước nữa với một anh nào đó và đưa các con ra được nước ngoài. Tôi nói thế để chứng minh rằng không nên trách cứ bất kỳ một ai trong hoàn cảnh cay nghiệt này. Theo tôi thì những anh “mồ côi” không ai thăm nuôi trong trại tù mới chính là những anh hưởng trọn vẹn được cái “thú đau thương”.
Trở lại chuyện buổi sáng tinh mơ, khi toán lính chạy sồng sộc vào trại. Ðó là một buổi sáng cuối mùa đông, trước Tết âm lịch chừng vài ngày. Ðây cũng là biện pháp an ninh thông thường của các trại tù trước những ngày lễ Tết lớn. Tôi thảnh thơi theo đội đi làm ở ngoài đồng. Tôi vẫn cứ yên trí rằng tôi chẳng có gì để mất, hay cái vật tôi mất chẳng có gì quan trọng.
Vào mùa đông cái thứ quan trọng nhất với người tù chỉ là rau. Mùa này thiếu rau đến… khô quắt cả dạ dày, rau muống bầu bí không trồng được, chỉ còn rau cải và trồng cải thì lâu mới được ăn và năng suất không cao, cho nên có được tí rau là hạnh phúc nhất. Tôi ngồi lê la trước mấy luống su hào, đó là thứ “thực phẩm cao cấp” nhất trong khu vườn rau của toàn đội. Những củ su hào bắt đầu to hơn nắm tay nằm tròn trĩnh dưới những tàu lá xanh mượt mà, tôi trông coi chúng vì cái công sức tôi bỏ ra hơn một tháng trời. Tôi coi chúng cũng như một tác phẩm nào đó mà tôi đã từng viết ra, ở đây không có gì để coi như tác phẩm thì coi nó là tác phẩm vậy, để có cái mà thú vị và để có cái mà quên đi những thứ quanh mình.
Cứ như thế tôi tha hồ đặt tên từng luống su hào, có khi là một cái tên nghe có vẻ “lả lướt” như tên người tôi đã gặp ở tiệm khiêu vũ, có khi là một cái tên rất dung tục. Âu cũng là một trò “nghịch ngầm” giữa vùng rừng núi âm u, hầu như không có mặt trời mùa đông này. Nhưng tôi biết rằng trò chơi của tôi sẽ phải chấm dứt trong một hai ngày nữa. Bởi Tết đã đến, dù 12 luống su hào còn non chưa đến ngày “thu hoạch” nhưng cần thức ăn trong ba ngày Tết nên họ sẽ nhổ. Nếu tù không ăn thì cai tù ăn, chứ không đời nào họ chịu để đến mùa xuân. Nhưng vui chơi được giờ nào hay giờ ấy trong cuộc sống phù du này.
Buổi trưa về đến trại, trong khi bạn bè xung quanh đang xôn xao, kẻ bị tịch thu cái này, người bị mất cái kia thì tôi vẫn nhởn nhơ vì tôi chẳng có gì để mất. Tôi xách tô đi lấy cơm, gọi là phần cơm, nhưng thật ra chỉ có đúng một bát bo bo tương đối khá đầy đặn. Tôi ăn thì tạm lưng lửng, nhưng những người bạn tôi thì không bao giờ đủ. Họ thường nói “Vừa ăn xong mà vẫn cứ tưởng như mình chưa ăn”. Cái đói cứ lửng lơ mãi ngày này qua ngày khác, thế mới là khó chịu. Có những ông bạn tôi ăn theo cái kiểu câu dầm, tức là lấy cái muỗng tre nhỏ xíu, hoặc một cái gì đó lớn hơn cái đầu đũa, múc từng muỗng bo bo ăn rả rích suốt ngày để có cảm tưởng lúc nào cũng được ăn, nó làm lu mờ cái cảm giác đói, đó là cách tự đánh lừa mình.
Tôi cũng “ăn dè hà tiện” nhưng tôi ăn bằng muỗng. Cái muỗng rất đặc biệt bằng inox hẳn hoi, có chạm trổ tinh vi và luôn được chùi rửa sáng bóng. Nhưng sáng nay, được chia hai củ khoai lang ăn sáng nên tôi để cái muỗng ở nhà. Tôi thường cất nó vào trong chiếc lon Guigoz – một loại vỏ hộp sữa được chế biến thành đồ dùng rất thông dụng và nhiều lợi ích của hầu hết những anh tù, nó có thể dùng “trăm công ngàn việc” từ đựng các loại thức ăn, thức uống đến đun nấu, câu móc, đựng mắm muối, chứa đồ để dành, múc nước tắm rửa đánh răng, rửa mặt. Nhưng hôm nay thì cái muỗng biến mất, tất nhiên là nó đã bị tịch thu trong buổi khám xét trại sáng nay.
Ðây là thứ “gia bảo” tôi đã cất giấu nó suốt mấy năm nay chưa hề lơi lỏng. Nó luôn nằm sát bên tôi, lúc đi lao động cũng như khi nằm ngủ. Có thể ví như cái nạng của một anh què, cái gậy của ông lão chín mươi, một thứ đã thành thói quen bám vào cuộc sống.
Sau một buổi trưa mưu toan tính kế, chiều hôm đó tôi quyết định đến gặp Dực, anh chàng trưởng ban thi đua của trại. Dực cũng chỉ là một “trại viên”, nhưng trước đây anh ta là cán bộ, anh “thoái hóa tiêu cực” sao đó nên bị đi tù. Những anh cán bộ và quân nhân trong trại tù thường được gọi là “phạm binh, phạm cán” tức là tội phạm thuộc binh sĩ hoặc cán bộ cũ. Họ có một chế độ đãi ngộ riêng và thường được dùng vào trong các công việc cần đến sự tin cậy của giám thị.
Bữa khai lý lịch, thấy tôi khai là dân huyện Quỳnh Côi, tỉnh Thái Bình, Dực liền hỏi quê quán và nhận là người cùng quê. Một lần Dực dẫn chúng tôi đi lấy quần áo ngoài trại chính, qua khoảng đồi núi quanh co, anh ta chỉ tay lên mảng cây cối thưa thớt, nói với tôi rằng “Cậu Huyện Nhụ nằm ở đó”.
Tôi hỏi anh có họ hàng thế nào với ông Huyện Nhụ, anh ta nói anh là cháu gọi ông Nhụ bằng cậu, nhưng gia đình cụ Nhụ vào Nam còn gia đình anh vốn là nông dân nên ở lại miền Bắc.
Cụ Nguyễn Mạnh Nhụ trước năm 75 làm chánh án ở Tòa án Sài Gòn và tôi nghe nói là cũng có họ hàng với gia đình tôi, nhưng là họ xa. Cụ làm tri huyện từ khi còn rất trẻ. Sau này tôi có gặp cụ vài lần. Tôi kể cho Dực nghe đôi ba chuyện về cuộc sống của cụ Huyện Nhụ khi còn ở Sài Gòn. Sau này đi “cải tạo” cụ Huyện Nhụ mất ở trại này. Dực nói là trước khi cụ chết, cụ chỉ thèm được ăn một cái bánh dò. Dực nhắn người nhà ở Thái Bình khi đi thăm nuôi thì ghé qua Hà Nội mua lên vài cái, nhưng khi bánh dò mang lên thì cụ mất rồi.
Từ đó, đối với tôi, Dực có phần dễ dãi hơn. Nhưng dĩ nhiên cái khoảng cách giữa một bên là “ngụy” một bên là “cán” thì khó mà san lấp được…
Nhưng hôm nay thì tôi cần đến hắn. Suốt buổi trưa tôi không gặp được Dực. Cho đến hai hôm sau, khi trại đã xôn xao chuẩn bị cho những ngày Tết tôi mới gặp được Dực. Trong khi đó tôi dò hỏi mấy tay làm văn hóa xem những thứ bị tịch thu còn để trong phòng thi đua không. Họ nói còn để trong kho lẫn lộn với những thứ đồ dùng khác. Tôi mang cho Dực một ít thuốc đau dạ dày của ông anh tôi mới gửi vào. Rất may cho tôi là hắn cũng bị đau dạ dày. Mà cái thứ thuốc trị bệnh dạ dày ở miền Bắc hồi đó chỉ là tí mật ong trộn với nghệ nên không công hiệu. Tôi có thứ thuốc “cao cấp” hơn là Maalox, uống vào là cơn đau dịu xuống ngay. Thuốc Mỹ đàng hoàng, người ta ghét Mỹ nhưng thuốc của nó tốt thì cứ thích, có sao đâu.
Tôi gạ chuyện để xin lại cái muỗng. Dực trợn mắt:
- “Anh làm cái gì mà cần cái muỗng đến thế? Bây giờ để trong kho, chui vào đấy mà trực trại nó biết thì tôi vào nhà đá.”
Tôi nằn nì:
- “Ðấy là đồ gia bảo của tôi đấy. Anh biết không, tôi mất nhiều thứ lắm, một cái bằng lái xe ba dấu, một cuốn tự điển. Nhưng tôi không cần, tôi chỉ cần cái muỗng thôi.”
Dực nhìn tôi nghi ngại:
- “Mày giấu cái gì trong đó?”
Dực hơn tôi hai tuổi nên hắn có gọi tôi bằng mày tôi cũng không tự ái, mà dù hắn có kém tôi vài ba tuổi mà lúc đó hắn gọi tôi bằng mày tôi cũng cho qua luôn.
- “Cái muỗng đặc và nhỏ như thế làm sao giấu cái gì trong nó được?”
Dực nửa đùa nửa thật:
- “Bọn mày thì lắm trò lắm, cái gì chúng mày chẳng làm được. Chưa biết chừng mày giấu cả cái máy quay phim trong đó cũng nên. Tao nghe nói mày có sách làm phim phải không?”
- “Ðúng, nhưng là tôi viết truyện rồi người ta lấy làm phim chứ tôi biết cái cóc khô gì.”
- “Vậy sao mày chỉ đòi lấy lại cái muỗng, mày mua chuộc tao bằng hai vỉ thuốc đau dạ dầy, không bõ. Khéo không chết cả đám. Tao không chơi.”
Tôi thất bại, nhưng vẫn không chịu bỏ cuộc. Chiều hôm đó, Dực lại được lệnh phải làm một cái phòng đọc sách vào dịp Tết. Tôi đang loay hoay dán mấy cành hoa đào lên tấm phông trên hội trường thì Dực kéo tôi xuống. Nó bảo tôi đi khuân sách trên thư viện về hội trường, kê bàn ghế, trang trí thành khu đọc sách báo trong ba ngày Tết cho ra vẻ “có văn hóa”. Nhưng nếu coi thư viện thì không được ăn Tết ở phòng mà phải ngồi trực ở hội trường. Tôi nhận lời ngay dù biết rằng tôi sẽ mất cái thú dự những ngày Tết với anh em trong phòng giam và mất cái thú ngồi đánh mạt chược bằng những con bài gỗ do chúng tôi tự làm lấy.
Thế là tôi lại có dịp lân la nói chuyện với Dực về cái muỗng của tôi. Dực vẫn nghi ngờ rằng tôi có cái gì giấu trong đó, hay tôi cần cái muỗng để làm việc gì đó. Tôi đành kể cho Dực nghe:
- “Buổi sáng hôm tôi phải đi “học tập cải tạo”, vợ tôi chuẩn bị một số đồ dùng cho vào túi xách để tôi mang đi. Ðứa con gái của tôi, khi đó mới hơn ba tuổi, thấy mẹ nó bỏ vào túi xách nào là quần áo, khăn mặt, thuốc… nó đang ăn sáng, cũng bỏ vào xách tay của tôi cái muỗng nó đang ăn và dặn: “Con cho bố mượn, khi nào bố về, phải trả lại cho con đấy”.
Tôi ôm con gái gật đầu hứa khi về bố sẽ trả con. Nhưng quả thật tôi vẫn nghĩ chẳng bao giờ tôi trả lại được cho nó. Lần chia tay này có thể là vĩnh viễn… Chúng tôi ngậm ngùi chia tay, không thể hẹn được ngày về vì có biết ngày nào về đâu mà hẹn!
Thế là từ đó, cái muỗng theo tôi suốt trong những bữa ăn, suốt trong những giấc ngủ. Hình ảnh con gái và gia đình tôi hiện lên qua cái muỗng đó. Tôi vẫn đánh lừa tôi rằng tôi đang được ăn bên con gái tôi, bên những người thân yêu của tôi. Dù tôi biết rất rõ sự lừa dối ấy là một niềm ước vọng không bao giờ thành hiện thực, nhưng vậy mà đôi lúc tôi cũng thấy ấm lòng.
Nghe câu chuyện ấy, Dực tỏ ra chần chừ, nhưng hắn vỗ vai tôi:
- “Thôi được, nếu là như thế thì tôi giúp cậu. Tối nay, khi cậu ngồi coi phòng đọc sách, tôi sẽ giữ phần bánh chưng lại cho cậu, tôi sẽ gọi cậu xuống phòng thi đua cho cậu ngồi ăn ở đó, trong khi tôi gọi ban thi đua lên phòng hội thì tôi giả vờ để quên chìa khóa kho. Cậu mở cửa kho vào mà tìm, nhưng có gì thì cậu chịu trách nhiệm. Nó mà vớ được thì ‘kỷ luật’ suốt cái Tết này đấy, chưa biết chừng suốt mùa xuân.”

Chẳng còn cách nào khác, tôi đành làm theo cách “ăn trộm” này. Tối đó tôi mở khóa mò vào gian nhà kho. Ánh điện từ nhà ngoài hắt vào, vừa đủ soi sáng cái đống hầm bà làng đủ thứ đồ dùng lặt vặt vừa bị thu mấy hôm trước. Tôi sục ngay vào cái đống linh tinh đó, quả là những anh bạn tù của tôi có lắm trò chơi thật.
Thôi thì đủ thứ, cái điếu cày được làm bằng những ống hỏa châu hoặc những cáng băng ca được cắt ngắn, chạm trổ rồng phượng, khắc gọt rất tinh vi. Những cái trâm cài đầu, những cái lược cho con gái hay cho người yêu, làm bằng nhôm được khắc những cái tên “Hồng Hoa, Bích Phượng, Thúy Hường…” nghe nao cả lòng. Những con dao nhỏ xíu, những cái muỗng gò bằng tôn cũng có hoa lá cành. Tất cả những cái gì bằng sắt đều nằm gọn ở đó.
Sách vở tiếng Anh tiếng Pháp và đủ thứ giấy tờ lộn xộn. Cái mà tôi kiếm được trước tiên lại là cái bằng lái xe của tôi. Tôi không dại gì mà không đút vào túi, dù chẳng biết để làm gì. Tôi lại hì hục lục tiếp, vừa hồi hộp vừa phải làm thật nhanh tay, tôi đâm ra lính quýnh. Dù chỉ một tiếng động nhỏ cũng khiến tôi giật mình. Cái muỗng của tôi vẫn chưa tìm thấy. Ruột nóng như lửa đốt, tôi bới tung hết cả cái đống ấy và đâm hốt hoảng nếu cái muỗng không còn ở đó nữa. Nhưng may quá, cái muỗng kia rồi, nó nằm dưới cuốn sách dày cộm của “thằng chết tiệt” nào đó. Nó chỉ thò ra có mỗi cái đuôi, tôi cũng nhận ra nó ngay. Lúc đó tôi có cảm tưởng như “Con có ở xa bố hàng cây số thì bố cũng cứ nhận ra con như thường”.
Tôi vồ lấy nó như sợ bị người ta giật mất. Tôi nhìn cái hoa văn chạy dọc theo cán muỗng mà tôi đã quá thân thuộc như chính cái nét mặt con gái tôi khi nó “nhí nhảnh” đưa cái muỗng vào trong túi xách. Nó vẫn cứ tưởng là một chuyện vui, bố đi chơi vài ngày rồi bố về. Ừ thì vui. Tôi cười trong nụ cười mếu máo của mẹ nó và trong nụ cười hồn nhiên của nó. Không hiểu sao trong lúc gay cấn như thế mà hình ảnh xưa lại hiện lên rất nhanh như một ánh chớp. Tôi vọt ra khỏi phòng, khóa cửa lại, biến nhanh vào bóng tối trên con đường về “khu biệt kích”. Thoát nạn!
Cái Tết ấy tôi lại được vui chơi với cái muỗng của tôi, dù tôi đã phải hy sinh suốt ba ngày, trong khi mọi người được nghỉ ngơi thì tôi cứ phải quanh quẩn trong cái “phòng đọc sách” chẳng có ma nào thèm ngó đến ấy.
Những dịp nghỉ ngơi như thế cũng hiếm hoi như chuyện được ăn một bữa cơm đúng là cơm chứ không phải khoai sắn hay bo bo. Nhưng quả là tôi thấy hạnh phúc dù ngồi thui thủi một mình. Tôi có cái muỗng rồi, còn cần gì vui chơi nữa. Ðó chính là mùa xuân của tôi.
Nhưng không phải đó là một lần duy nhất tôi phải “cứu lấy” cái vật gia bảo của mình. Hai lần sau cũng tương tự, cũng bị tịch thu rồi cứu lại được cứ như sắp ra pháp trường rồi lại được cứu. Chỉ tiếc rằng người cứu tôi không phải là người bạn đồng minh đã từng chiến đấu với các đồng ngũ của tôi trong những năm qua, người đồng minh đó đã “gan dạ” cuốn cờ chạy nhanh và chạy xa quá rồi. Thôi thì tôi tự cứu lấy cái muỗng của tôi vậy.
Một lần khác, tôi lội qua con suối sau cơn mưa lớn. Chỗ chúng tôi làm phải đi qua một con suối, gọi là suối lạnh. Bình thường nó cạn, dòng nước trong vắt dịu dàng trôi lờ lững trên những tảng đá xanh. Chúng tôi thường dùng nơi này làm bến tắm. Nhưng cứ có một cơn mưa lớn là nước từ những triền đồi vây quanh bốn hướng ào ạt đổ xuống, chỉ cần nửa giờ sau là con suối trở nên hung hãn, nước chảy cuồn cuộn và mang theo những cành cây, những khúc gỗ lao băng băng. Chúng tôi phải gấp rút lội qua con suối trở về trước khi con suối trở thành hung dữ. Sang gần tới bờ bên kia, tôi loạng chọang làm đổ cái túi đồ đựng những thứ lặt vặt trong đó có cái muỗng. Ở đây tôi thuộc từng khe đá nên tôi không ngần ngại nhoài người xuống mò.
Anh bạn nhảy dù, la lên:
- “Bộ ông điên sao?”
Tôi điên thật, tôi muốn mò tìm cái muỗng của tôi. Nhưng nước chảy xiết quá tôi lại thua. Anh bạn nhảy dù trẻ, què một tay vì bị thương ngoài chiến trường, rất hiểu tôi nên anh đi xa hơn một chút, anh khom người xuống, thò một tay vào cái khe hòn đá là tìm được lại cho tôi cái muỗng. Ðôi mắt anh rất tinh, anh mỉm cười:
- “Tôi biết ông mất cái gì rồi. Tôi tìm được nó cho ông nè.”

Chuyện trớ trêu là hơn 12 năm sau, tôi trở về, nhưng tôi chưa trả lại cái muỗng cho con gái tôi được vì mẹ con nó đã vượt biên, đã định cư ở nước ngoài. Hơn hai mươi năm, tôi chưa một lần được gặp lại con gái tôi. Tính đến năm nay là 27 năm, con gái tôi đã 30 tuổi. Ngày 29 tháng 9-2002 vừa qua, cháu lập gia đình ở Miami, Florida.
Nhận được thiệp báo tin, tôi không biết mình vui hay buồn. Hình như không phải là vui hay buồn mà là một thứ cảm giác kỳ lạ cứ lơ lơ lửng lửng lẫn lộn. Chú thím nó và các anh chị nó ở Mỹ đều hẹn nhau đi dự đám cưới nó. Tôi thì không, chẳng hẹn hò được gì cả và chẳng làm được cái gì cả. Tôi có cảm giác như mình thừa. Rất may là trước ngày đám cưới, cô chú nó về Sài Gòn, chính tay tôi gửi được tấm thiệp mừng con gái tôi. Tôi gửi theo cái muỗng trả lại cho con gái tôi như lời hứa 27 năm về trước. Vật đó có thể thay cho sự có mặt của tôi không? Tôi không biết. Nhưng tôi chỉ nghĩ rằng gửi cho cháu để cháu hiểu rằng lúc nào tôi cũng coi như cháu còn nhỏ lắm, như mới hôm qua hai bố con còn ở bên nhau. Tôi đi chơi đâu đó và hôm nay trở về. Nhưng cháu đã đi xa và tôi còn ở lại Sài Gòn, nơi nó đã sinh ra. Cháu sẽ nghĩ gì, tôi không biết.
Nhưng vài hôm sau thì có một điều tôi biết rất rõ là từ khi cái muỗng được gửi đi, tôi cảm thấy trống trải như mất mát một cái gì, xa vắng một cái gì thân thiết hàng ngày ở bên mình. Tôi cho rằng nó cũng giống như cái cảm giác của những ông bố bà mẹ khi cho con gái mình đi lấy chồng xa. Nỗi buồn lâng lâng bay chập chờn khắp nơi. Nhưng đó chính là sợi dây vô hình nối liền mãi mãi tình thương yêu dù ở bất kỳ nơi nào trên hành tinh này. Cuối cùng người ta chỉ còn lại cái Tình. Cái Tình ấy dù gửi đi tới đâu cũng vẫn còn lại, đôi khi mạnh và sâu hơn, chỉ khi nào người ta tự đánh mất nó thì nó mới mất mãi mãi. Tôi chắc chẳng ai dại gì làm mất cái thứ báu vật trên đời không gì có thể so sánh được.
Lẽ ra chuyện này tôi đã viết ngay từ tháng 9/2002 khi tôi được tin cháu lập gia đình. Nhưng nhiều lần muốn viết tôi cứ ngồi mãi trước computer, không gõ được chữ nào, đầu óc lung tung. Dường như khi cảm xúc quá đầy, người ta không thể làm gì được ngoài việc cứ để cho nó tuôn trào lênh láng như ngồi dưới cơn mưa. Không nghĩ ngợi gì cả, không làm gì cả, cứ ngửa mặt lên cho mưa đầy mặt, thế thôi! Ðúng là chuyện của người thì làm xong nhanh mà chuyện của mình thì nghẹn. Mãi đến hôm nay tôi mới ghi lại được những dòng chữ này, nhưng tôi cho rằng chẳng bao giờ muộn vì nó là thứ chuyện của cả một đời hay là của muôn đời.
Văn Quang
Sao Y Bản Chính

Thứ Sáu, 3 tháng 2, 2012

VỎ QUÝT DÀY, CÓ MÓNG TAY NHỌN

“VỎ QUÝT DÀY, CÓ MÓNG TAY NHỌN”

“Khi cô nữ sinh viên Nguyễn Hồng Nhung nhìn thấy hình ảnh tập biếm họa ‘Sát Thủ Ðầu Mưng Mủ’ trên máy điện thoại cầm tay thông minh của một người khác, cô cũng muốn có một quyển như họ.”
AP cho hay, “Tuy chính sách kiểm duyệt của nhà cầm quyền đã buộc nhà xuất bản thu hồi tập truyện tranh, tìm một ấn bản điện tử không mấy khó khăn”.
Cô Nhung chỉ cần vào mạng tìm kiếm Google, đánh tên quyển sách. Sau một vài cái nhắp chuột là cô đã có thể lấy xuống máy của mình một bản miễn phí.


https://docs.google.com/viewer?a=v&pid=explorer&chrome=true&srcid=1Cecu1THVNkN-vX4-LpWHYAMentxxYFIc3uPioPa6Xb7f7C6fhsmaUKOGjThE&hl=en_US


Sát Thủ Đầu Mưng Mủ - Thành Ngữ Sành Điệu Bằng Tranh (Tác giả: Thành Phong)



- Sát Thủ Đầu Mưng Mủ - Thành Ngữ Sành Điệu Bằng Tranh
- Tác giả: Thành Phong
- Nhạc nền:
+ Đừng Lùi Bước - Karik
+ Rainbow - Suboi
+ Khu Tao Sống - Karik


BẤT BÌNH ĐẲNG VÀ BẤT ỔN

Bất bình đẳng thu nhập và gia tăng phân hóa giàu nghèo là hiện tượng đang gây nhiều chú ý toàn cầu. Mối liên hệ giữa bất bình đẳng và bất ổn ngày càng được khẳng định một cách mạnh mẽ hơn. Trong định hướng phát triển bền vững của Việt Nam, đây là vấn đề cần được đặc biệt quan tâm bên cạnh những vấn đề then chốt khác như cải cách thể chế và đấu tranh với tham nhũng.


https://docs.google.com/viewer?a=v&pid=explorer&chrome=true&srcid=14Ts45AE62PCq-scZ6meN17SA6XCTb1ZK3IQsdhSqzZpyTz0tt7UaA4ehBqcW&hl=en_US


TRIỂN VỌNG HOA KỲ

- Kết luận thì cứ vài chục năm dân Mỹ lại la trời về khủng hoảng rồi lại đổi thay mà đi tới và họ có quyền đi trước cả nhà nước. Giữa vụ khủng hoảng trầm trọng hiện nay, xứ này vừa lặng lẽ hoàn tất một cuộc cách mạng tôi xin gọi là về "thuật lý", tức là technology hay công nghệ, mà vài chục năm nữa thiên hạ mới thấy hết hậu quả. Vì vậy, tôi cho là người ta đừng vội nói về sự suy tàn của nước Mỹ!


https://docs.google.com/viewer?a=v&pid=explorer&chrome=true&srcid=1M--5j2uzpSJja6f5pKMtBi20jjgRYQpu5A730yiLk2cRwEcJsVF0LdytF_y6&hl=en_US


Thứ Tư, 1 tháng 2, 2012

THÁP ĐIỆN GIÓ VIỆT NAM XUẤT QUA MỸ BỊ VẠ LÂY VÌ DÍNH ĐẾN TRUNG QUỐC



Bộ Thương mại Mỹ tố cáo Việt Nam và Trung Quốc bán phá giá các tháp điện gió





REUTERS

Trọng Nghĩa

Thứ năm 19/01/2012, sau khi xem xét khiếu nại của các nhà sản xuất Mỹ, bộ Thương mạiHoa Kỳ đã loan báo quyết định mở điều tra về các loại tháp điện gió nhập khẩu từ Trung Quốc và Việt Nam, bị tố cáo là đã bán phá giá vào Mỹ. Theo một số nhà quan sát, cuộc điều tra chủ yếu nhắm vào Trung Quốc, nhưng doanh nghiêp Việt Nam bị họa lây vì bị nghi ngờ làm bình phong cho Trung Quốc tuồn hàng vào thị trường Hoa Kỳ.
Vụ việc khởi sự từ cuối năm ngoái, 2011, khi 4 công ty lớn của Mỹ chuyên chế tạo các tháp điện gió (Trinity Structural Towers, DMI Industries, Katana Summit and Broadwind Energy), vào ngày 29/12, đã nộp đơn khiếu nại lên chính quyền, đòi phải áp thuế chống bán phá giá lên các sản phẩm nhập từ Trung Quốc và Việt Nam, mà khối lượng đã tăng lên gấp đôi trong năm 2011, tranh giành thị phần của các công ty Mỹ. Họ cáo buộc các công ty Trung Quốc và Việt Nam là nhờ được Nhà nước trợ cấp nên đã bán hàng hóa vào Mỹ với giá rẻ.
Một ví dụ được lãnh đạo công ty Trinity Structural Towers, một trong bốn hãng nộp đơn kiện, nêu bật là vụ công trình xây dựng khu sản xuất điện gió Shepherds Flat Wind Farm, đang xây dựng ở miền đông tiểu bang Oregon. Khi hoàn thành vào năm 2012, Shepherds Flat được coi là khu sản xuất điện gió trên đất liền lớn nhất thế giới.
Điều oái ăm là thay vì đặt mua thiết bị chế tạo tại Hoa Kỳ, những người chịu trách nhiệm công trình lại nhập hàng từ Trung Quốc, giá rẻ hơn !