Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011

ĐÔNG PHƯƠNG HỒNG hộc


Đông Phương Hồng hộc

Nguyễn Xuân Nghĩa

"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"


Âu Châu Âu Sầu làm Bắc Kinh Kinh Hãi....
Cách đây đúng một tháng, các lãnh tụ Âu châu đã khiến chúng ta giật mình.

Không phải vì họ hoàn thành kế hoạch cấp cứu đồng Euro vào rạng sáng 27, sau ba thượng đỉnh khẩn cấp trong có năm ngày. Cũng chẳng vì dự án huy động tiền cứu chuộc cho Quỹ Bình ổn Tài chánh Âu châu EFSF khi chính các nước Âu châu lại từ chối châm thêm tiền vào quỹ đó. Người ta chẳng giật mình vì sau chính quyền Hy Lạp, đến lượt Chính quyền Ý cũng đổ khi lãi suất công trái Ý vọt lên trời....

Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011

LỰA CHỌN THÀNH CÔNG

Lựa chọn Thành công

Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á
cho tương lai của Việt Nam
Một khuôn khổ chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam
trong giai đoạn 2011 – 2020

HARVARD UNIVERSITY
JOHN F. KENNEDY SCHOOL OF GOVERNMENT
CHƯƠNG TRÌNH CHÂU Á
79 John F. Kennedy Street, Cambridge, MA 02138
Tel: (617) 495-1134 Fax: (617) 495-4948


LTS. Tài liệu dưới đây là báo cáo tổng kết của một công trình nghiên cứu về Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam của một nhóm giáo sư, chuyên gia thuộc trường đại học Harvard. Công trình được thực hiện theo yêu cầu của chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, như một góp ý cho chính phủ trong quá trình xây dựng Chiến lược này, và được trao tận tay thủ tướng trong ngày 15.1 vừa qua.
Theo VnEconomy ngày 31.1.2007, thủ tướng đã có công văn yêu cầu Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề cương của Chiến lược, nhưng cho tới nay bản đề cương chưa được công bố, trong khi người ta có thể tìm thấy trên Internet rất nhiều đề cương phát triển của từng ngành (từ nông nghiệp, năng lượng, ngân hàng... cho tới bóng đá!) hay từng địa phương – xin gõ các cụm từ « chiến lược phát triển » và « 2010-2020 » trên Google.
Ngoài thông tin đã dẫn về buổi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp các giáo sư Harvard, người ta cũng không thấy trên báo chí trong nước (trừ một vài blogs) bài viết về công trình nghiên cứu rất công phu này và những ý kiến đóng góp rất thẳng thắn trong đó. Lý do hình như, một lần nữa, quá dễ hiểu : các báo được lệnh không đưa ra công khai cho dân biết, dân bàn về những thông tin, so sánh, những ý kiến phản biện có tính phê phán quá rõ ràng đối với những cách làm quy hoạch, chính sách quá thiên vị những lợi ích của một số nhóm đặc quyền đặc lợi kinh tế – chính trị đầy quyền uy hiện nay. Nhất là khi, trong phần « khuyến nghị » của công trình, các tác giả nói rõ về một điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể thành công trong chiến lược phát triển của mình thay vì rơi vào vết xe thất bại của vài nước láng giềng Đông Nam Á : một « quyết tâm chính trị » tiếp tục cải cách và chống lại những nhóm đặc quyền đặc lợi mà « mục tiêu không phù hợp với mục tiêu chung của quốc gia ».
Trong điều kiện đó, Diễn Đàn thấy cần tiếp tay với một số phương tiện truyền thông « không chính thức » trong nước, phổ biến toàn văn bản báo cáo quan trọng này.
Bài liên quan : phỏng vấn giáo sư David Dapice và tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, hai trong số những nhân vật đã tham gia chương trình nghiên cứu này.

Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011

NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2011


Trần Văn Giàu - Nhà Giáo Nhân Dân??

Trần-Ngươn-Phiêu

Trần Văn Giàu, một nhân vật chủ chốt trong thời Việt Minh giành được
chánh quyền ở Nam Bộ vào ngày 25 tháng 8 năm 1945, đã tự phong
chức Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam Bộ.
Mười ngày sau đó, Hồ Chí Minh đã phái Hoàng Quốc Việt và Cao
Hồng Lãnh từ Bắc vào, buộc Trần Văn Giàu phải nới rộng thành phần
Lâm Ủy Hành Chánh thành Ủy Ban Nhân dân Nam Bộ và phải nhường
chức chủ tịch cho Phạm Văn Bạch, một nhân vật không đảng phái vào
thời bấy giờ. Sau đó không lâu, Trần Văn Giàu đã bị Hồ Chí Minh triệu
hồi về Bắc để phụ trách ngành giáo dục, không cho phép trở về Nam
công tác cho mãi đến năm 1975. Vào năm 1992, Trần Văn Giàu đã
được chánh quyền Cộng sản Việt Nam phong tặng danh hiệu “Nhà
Giáo Nhân dân”.

Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011

NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 2011

LUẬN VỀ TÍNH CHÍNH THỐNG
CỦA NHÀ CẦM QUYỀN CSVN HIỆN NAY




Đỗ Thái Nhiên

Tác giả vô danh là gốc đạo
Noãn bào trăm họ ấy giềng Người

Lý Đông A


Tùy theo sự khác nhau giữa các lãnh vực: tôn giáo, y học, võ học, văn, thi, nhạc, họa, căn bản pháp lý của vương quyền v.v… hai chữ “chính thống” được giải thích bằng nhiều từ ngữ phức tạp, khi rõ ràng, khúc chiết, khi mơ hồ giữa chính và tà. Từ đó, “chính thống” trở thành một mê hồn trận của bàn cờ ngôn ngữ.
Nói chung nhất: Chính là đúng, là sự thực, là công lý. Thống là sự đòi hỏi cái chính kia phải đựơc nhìn thấy như một sợi chỉ xuyên suốt: xuất phát từ rễ, chạy lên thân, tiến mãi tận ngọn. Thống bám sát lấy chính làm cho chính không thể lạc lối vào tà, làm cho chính là tiếng nói đanh thép rằng: “Nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì. Nhưng một nửa sự thực không phải là sự thực”. Đó là ý nghĩa cốt lỏi của thuật ngữ chính thống.
Bây giờ, chúng ta hãy đi tìm lời giải cho câu hỏi: Thế nào là một chế độ chính trị chính thống? Trên địa bàn chính trị, cái “chính” gồm ba “chính”:
Chính (1): công lý rằng đất nước là của toàn dân, toàn dân có quyền và có nghĩa vụ quyết định vận mệnh của đất nước thông qua việc tuyển chọn và ủy nhiệm giới lãnh đạo quốc gia để giới này điều hành việc nước. Chính(1) là xuất phát điểm của chính. Đây là phần rễ của chính. Phần rễ của nhà cầm quyền Hà Nội là những cuộc bầu cử gian trá. Bầu cử theo kiểu “đảng cử, dân bầu, công an canh chừng”. Như vậy là không chính.
Chính (2): sau khi nhận được sự ủy nhiệm của toàn dân giới lãnh đạo phải thường xuyên căn cứ vào ý dân trong mọi tác vụ tổ chức và điều động xã hội. Yêu nước là yêu theo ý dân, yêu theo lòng dân, làm theo ý dân, làm theo lòng dân chứ không là chạy theo ý muốn của cá nhân/tập thể độc tài. Đây là phần thân của chính. Phần thân của nhà cầm quyền Hà Nội nên được hình dung như hình ảnh của một chiếc xe đò đang chạy trên xa lộ: tài xế là đảng CSVN, tài xế này lái xe theo mệnh lệnh của ông chủ Trung Quốc ngồi ngay bên cạnh, chứ không theo lòng dân, ý dân. Như vậy là không chính.
Chính (3): trọng tâm của công việc tổ chức và điều hành xã hội là kỷ thuật và nghệ thuật giúp xã hội giải trừ mọi mâu thuẩn giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, giữa các tập thể với nhau, nhất là giũa quốc gia với các thành viên trong cộng đồng quốc tế. Với tư cách những người thụ ủy của toàn dân, giới lãnh đạo quốc gia bao giờ cũng phải giải quyết các loại mâu thuẩn vừa kể theo nguyên tắc: Quyền lợi dân tộc là kim chỉ Nam, là đối tượng tối cao của mọi công tác phục vụ. Đây là phần ngọn của chính. Phần ngọn của chế độ CSVN là sự việc rằng: tất cả mâu thuẩn quốc nội cũng như quốc tế đều được đảng CSVN giải quyết theo nguyên tắc: quyền lợi của Trung Quốc là thượng tôn, kế đến là quyền lợi của đảng CSVN. Như vậy là không chính.

Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011

NGÀY 17 THÁNG 11 NĂM 2011

Cái nhìn toàn cục bệnh Chân Tay Miệng ở Việt Nam

BS Hồ Hải

Theo blog BS Hồ Hải

Nếu ai đã từng theo dõi blog của tôi trên 1 năm đều có thể nhớ rằng, đã có một lần tôi góp ý với một bác sỹ y khoa ở Mỹ về vấn đề tư vấn thuốc men, điều trị cho người bệnh trên báo phổ thông như trang VOA online (Voice of America). Vì y khoa là một ngành liên quan đến tính mạng của con người mà, nó còn là một khoa học thực nghiệm. Không có khám bệnh nhân không được tư vấn về chẩn đoán, điều trị bất kỳ một bệnh nào. Không có học hành bài bản không được nhảy vào làm bậy trong lĩnh vực y khoa. Không được sử dụng thông tin truyền thông đại chúng không chuyên ngành để viết chuyện chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh cụ thể, v.v... Đó là luật của y khoa Quốc tế. Sau đó bác sỹ này có trả lời với tôi rất đàng hoàng. Tôi rất quý trọng. Ở các nước tiên tiến muốn mua được tạp chí chuyên ngành y dược, phải có bằng cấp của nghề y dược. Nó cũng giống như phải có giấy phép hành nghề y thì, mới được mở phòng khám bệnh và được phép kê toa cho người bệnh.

Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011

NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2011

Kỷ nguyên mới của ngoại giao chiến hạm

http://www.nytimes.com/2011/11/13/sunday-review/a-new-era-of-gunboat-diplomacy.html?_r=4&pagewanted=all

Mark Landler

Mark Landler is a White House correspondent for The New York Times.

12-11-2011

USS THEODORE ROOSEVELT (CVN 71), AIRCRAFT CARRIER

Có vẻ là chuyện lạ trong kỷ nguyên của chiến tranh mạng và máy bay không người lái, nhưng mặt trận mới mở trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc lại là một vùng biển nhiệt đới, nơi việc khai thác những mỏ dầu khí dồi dào ngoài khơi xa đã trở thành động cơ của một cuộc xung đột na ná như ngoại giao chiến hạm thời thế kỷ 19.
Chính quyền Obama bắt đầu bước chân vào vùng nước đầy nguy hiểm của Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) vào năm ngoái, khi Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton tuyên bố tại một cuộc họp căng thẳng với các nước châu Á ở Hà Nội, rằng Mỹ sẽ tham gia cùng Việt Nam, Philippines và các quốc gia khác để chống lại âm mưu thống trị trên biển của Trung Quốc. Có thể thấy trước là Trung Quốc đã nổi khùng lên bởi cái mà họ coi là hành động can thiệp của Mỹ.

Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011

NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2011

Du Sinh Và Lao Động Xuất Khẩu

Lâm Văn Bé

Tháng 7 năm 2011, hai bản tin trên trang mạng liên quan đến Việt Nam làm người đọc bàng hoàng. Vẫn biết Việt Nam hôm nay có quá nhiều chuyện kỳ dị mà nói mãi không hết, nhưng hai mẫu tin tháng bảy nầy có tầm ảnh hưởng tác hại đến uy tín các cộng đồng người Việt hải ngoại, đó là hiện tượng du học sinh và người lao động xuất khẩu Việt Nam.
Trước tiên là đoạn vidéo dài 3 phút phổ biến trên YouTube quay lại hình ảnh và đối đáp của 5 sinh viên tự nhận là du sinh tại Nhật đã dùng Iphone4 và Nokia N95 để tranh nhau đập nước đá trong một bửa tiệc. Những tiếng cười phụ họa, tiếng khích động đã phơi bày một cảnh tượng lố bịch, vô ý thức của đám sinh viên con ông cháu cha và tư bản đỏ đang du hí trên đất người với nhãn hiệu du sinh. Cái vidéo đã gây phẫn nộ trong giới truyền thông và dân chúng nước Nhật, vốn là quốc gia nổi tiếng về điện tử và là một dân tộc có tinh thần tự trọng cao, trong khi đó, trên các mạng điện tử ở Việt Nam, có người thản nhiên bình luận là «họ muốn làm gì thì làm, là việc riêng của họ, miễn là không ảnh hưởng đến ai». Đó là cái triết lý sống của chế độ cộng sản hôm nay, làm xấu mà không biết xấu hổ.
Chuyện thứ hai là bài viết của tiến sĩ Daniel Silverstone, chuyên viên về ngành tội phạm ở đại học London Metropolitan gởi cho đài BBC ngày 26/7/2011 có tựa là: Nạn cần sa và người Việt ở Anh.
Sau đây là vài trích đoạn bài viết: «… Trong 10 năm qua, có khi hàng ngàn người Việt di dân lao động bất hợp pháp đến Anh từ Đông Âu (nhiều nhất từ Tiệp khắc, Đông Đức) và cả từ Việt Nam dưới dạng du khách rồi ở lại, chủ yếu là từ Hải Phòng, nhất là từ hai quận Thủy Nguyên và Kiến Thủy. Chi phí hành trình do những tổ chức đưa người lậu từ VN sang Anh thay đổi tùy theo thời điểm, thường từ 15,000 đến 17,000 bảng Anh. Chuyến đi có thể bằng giấy tờ giả mạo, xuất ngoại bằng phi cơ đến thẳng nước Anh, hoặc đến một quốc gia Đông Âu rồi sau đó dùng đường bộ nhập cảnh bất hợp pháp vào nước Anh. Những người mới đến được cộng đồng gọi là người rơm. Họ làm tất cả mọi việc bất hợp pháp, từ thợ điện câu trộm đường dây vào nhà đến việc sản xuất cần sa, kể cả việc sử dụng thiếu niên như nô lệ trẻ con có khi chỉ 13 tuổi. Những người làm vườn nầy được trả lương hàng tuần hay chia lợi nhuận sau khi thu hoạch. Mùa thu họạch đầu tiên xem như để trang trải các chi phí đầu tư, các mùa sau là tiền lời, mỗi mùa thường 8 tuần. Các người chủ mưu dùng lợi nhuận thu được đầu tư vào các dịch vụ khác nhau và nhiều nơi khác nhau như lập tiệm ăn, tiệm móng tay hay gởi tiền về VN qua các ngỏ chính thức và phi pháp. Trong 10 năm qua, nhiều tội phạm giàu có đã thay đổi từ kẻ làm vườn trở thành chủ xí nghiệp. Họ lại bắt đầu một quá trình nhập cư mới bằng cách đưa gia đình, bạn bè vào làm việc trong các cơ sở kinh doanh của họ… Căn cứ theo báo chí, tội phạm người Việt hiện nay đã nở rộ và họ đã gia tăng không ngừng việc trồng cần sa đến nổi Vương Quốc Anh hiện nay nổi tiếng là quốc gia sản xuất cần sa ròng …»

Thứ Hai, 14 tháng 11, 2011

NGÀY 14 THÁNG 11 NĂM 2011

Mục đích cuối cùng của Mỹ là gạt Trung Quốc ra khỏi TPP

Nguyễn Xuân Nghĩa / Đức Tâm


Từ khi Thượng đỉnh Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Á châu Thái Bình Dương (APEC) chưa khai mạc hôm 12/11 vừa qua tại Hawaï, người ta đã thấy quan hệ giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ bỗng như nháng lửa. Bên lề phiên họp của cấp bộ trưởng Ngoại giao và Kinh tế, ngày 11/11, Ngoại trưởng Hillary Clinton kêu gọi Bắc Kinh tiến hành cải cách chính trị và nêu ra mối quan ngại của Mỹ về tình trạng chà đạp nhân quyền tại Trung Quốc, than phiền việc tăng ni Tây Tạng phải tự thiêu để phản đối và việc trí thức Trung Quốc, như luật sư mù Trần Quang Thành vẫn bị quản thúc tại gia.
Đáng chú ý hơn cả là màn đấu khẩu giữa trợ lý bộ trưởng Thương mại Bắc Kinh với đặc sứ về Thương mại của Hoa Kỳ về sáng kiến thành lập một khu vực tự do thương mại qua hiệp định "Đối tác Xuyên Thái Bình Dương", được gọi tắt là TPP. Khi phía Trung Quốc phàn nàn là không được mời vào việc thảo luận thì đặc sứ Mỹ phản pháo, rằng sáng kiến Xuyên Thái Bình Dương không là một câu lạc bộ khép kín, và ai cũng có thể xin gia nhập, nhưng chẳng nên đợi là sẽ được mời!
Theo giới quan sát, một trong những chủ đề chính Thượng đỉnh APEC năm nay lại là dự án Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương.
RFI phỏng vấn chuyên gia kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa tại Hoa Kỳ về hồ sơ này.

Thứ Sáu, 11 tháng 11, 2011

ngày 11 tháng 11 năm 2011

3 Cựu Chiến Binh “Homeless” Và Phim “Inside The Vietnam War”

Nguyễn Duy-An

Tôi rất ngạc nhiên khi bà thư ký dẫn vị sĩ quan an ninh của sở vào văn phòng với nét mặt hoảng hốt và rụt rè lên tiếng:
- Duy à... Có chuyện rồi! Đại uý Morrow cần gặp riêng Duy.
Bà ta vội vã quay lưng, với tay đóng cửa và bước nhanh ra ngoài. Tôi vừa bắt tay đại uý Morrow vừa hỏi:
- Mời đại uý ngồi. Anh tìm tôi có việc gì quan trọng?
- Xin lỗi anh Duy nhé. Ở dưới nhà có 3 người “homeless” cứ nằng nặc đòi gặp anh cho bằng được. Nhân viên an ninh đã giữ họ lại và báo cáo cho tôi tìm gặp anh để thảo luận. Những người này có vẻ không đàng hoàng... nhưng có một người tên Norman khai rằng anh là bạn của hắn ta.
- Ồ... Đó là anh chàng thỉnh thoảng vẫn thổi kèn Saxophone kiếm tiền ở trạm xe điện ngầm Farragut West đó mà. Anh ta đàng hoàng lắm. Không sao đâu. Để tôi xuống gặp họ.
- Anh chờ chút. Chúng tôi muốn sắp xếp để canh chừng vì hai anh chàng kia trông có vẻ “ngầu” lắm. Mấy tay này cứ luôn miệng chửi thề và “càm ràm” với giọng điệu rất hung hăng về cuộc chiến Việt Nam. Tôi đoán chắc họ thuộc nhóm cựu chiến binh Việt Nam mắc bệnh tâm thần... Anh tính sao?
- Tôi nghĩ không cần thiết lắm đâu. Tôi biết tôi không thể dẫn họ lên văn phòng, nhưng có thể mời họ vào “cafeteria” uống ly nước, chắc không sao chứ?
- Cũng được, nhưng cẩn thận vẫn hơn. Để tôi bảo nhân viên để ý trông chừng trong lúc anh gặp họ ở “cafeteria”. Anh không ngại chứ?
- Cám ơn các anh, nhưng đừng lộ liễu quá, họ tủi thân.
Trong lúc theo với đại uý Morrow xuống nhà gặp “khách”, tôi nghĩ về kỷ niệm quen biết Norman từ gần 10 năm trước.

NGÀY 11 THÁNG 11 NĂM 2011

Veterans Day 2011


Người Tình Không Chân Dung - Lệ Thu - HNC ( Tác giả: Hoàng Trọng )



Chien tranh Viet Nam - Vietnam War - Nhung hinh anh chua tung biet den_1




Chien tranh Viet Nam - Vietnam War - Nhung hinh anh chua tung biet den_2




Chien tranh Viet Nam - Vietnam War - Nhung hinh anh chua tung biet den_3




Chien tranh Viet Nam - Vietnam War - Nhung hinh anh chua tung biet den_4



Chien tranh Viet Nam - Vietnam War - Nhung hinh anh chua tung biet den_5



Chien tranh Viet Nam - Vietnam War - Nhung hinh anh chua tung biet den_6



Phạm Đình Trọng - Không còn Mùa Thu


Nhà văn Phạm Đình Trọng

Cuối năm, những đàn chim từ phương Bắc giá lạnh nối nhau sải cánh bay về phương Nam rực rỡ nắng ấm, trốn cái lạnh như đóng băng cả không khí. Từ ngày vào sống ở phương Nam, nơi thời tiết chỉ có hai mùa, mùa mưa và mùa khô, cuối năm, tôi cũng trở thành một cánh chim di trú.
Ở Phương Nam, mùa khô chang chang nắng nóng. Mùa mưa cũng nồng nàn sức nóng. Không có mùa đông giá lạnh nên cũng không có tiết giao mùa, không có ngọn gió dùng dằng, ngập ngừng từ mùa hè chuyển sang mùa đông. Không có mùa thu như cây cầu dịu dàng, bao dung nối hai bờ nóng lạnh. Mùa thu chỉ có trong khái niệm. Cuối năm, khi ngoài Bắc vào độ tiết thu muộn, ngọn gió heo may xào xạc trên tán cây, xào xạc trong cõi lòng, tôi lại có nỗi bồn chồn nhớ mùa thu miền Bắc. Nhớ ngọn gió se lạnh gợi cảm trên cánh tay trần. Nhớ màn sương huyền thoại bảng lảng trên Hồ Tây.
Mỗi độ cuối thu, bầy chim phương Bắc kéo đàn bay về phương Nam tìm nắng ấm thì tôi lại bồi hồi hành hương ngược hướng bầy chim di trú để được đắm mình trong tiết thu bâng khuâng của miền Bắc. Khi ngọn gió heo may về, tôi cũng trở thành một cánh chim di trú đi tìm mùa thu. Năm nay tôi ra Hà Nội từ giữa tháng mười và tôi đã rong ruổi trên nhiều ngả đường châu thổ sông Hồng trong tiết thu dìu dặt.
1. ĐÁM MÂY ĐEN TRÊN VÒM TRỜI MÙA THU
Tôi đã đi giữa cánh đồng lúa chín vàng ở tỉnh Hà Nam, vùng rốn trũng nhất của đồng bằng Bắc Bộ. Đang trong vụ gặt. Lúa phơi vàng trên đường nhựa. Rơm trải vàng bên vệ đường. Trên những mảnh ruộng đã gặt, những dải khói trắng đốt rơm rạ bay la đà trên cánh đồng. Hương lúa thơm trong hơi thở. Mùi khói rơm thơm trong chiều quê. Nhìn cảnh sắc tưởng như làng quê vẫn yên bình, êm ả tự ngàn xưa. Nhưng trên con đường nhánh từ đường 21 vắng vẻ đi vào chùa Hương không phải mùa lễ hội, tôi thấy cách quãng khoảng hai, ba cây số lại có một tốp công an chốt chặn bên đường, dáng vẻ xăng xái, mắt nhìn xăm soi.
Chợt có những hạt mưa nhỏ lất phất. Tôi dừng xe máy, xuống giúp người đàn ông đang vội vã hốt lúa phơi trên đường và hỏi: Có chuyện gì mà công an rải đầy đường vậy, bác? Trả lời: Họ rải quân bắt những người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm đấy mà! Có lẽ đó chỉ là cách hiểu của người nông dân chỉ quan tâm đến mưa nắng, mùa màng! Người dân đã quá quen với việc cảnh sát rải khắp đường, hùng hổ đuổi bắt người dân chỉ vì một lỗi nhỏ trong sinh hoạt, quá quen với việc cả bộ máy bạo lực nhà nước được huy động ra quyết liệt xử lí những sinh hoạt dân sự nhỏ nhặt! Bắt người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, việc gì phải chốt chặn dày đặc như vậy! Trên con đường vắng, cảnh sát bịt bùng, khí thế đằng đằng như thời nô lệ, Pháp rải mật thám chìm nổi ra lùng bắt cộng sản, lùng bắt những người tham gia hội kín! Làng quê êm ả, mùa thu dịu dàng quá nhưng những tốp cảnh sát đằng đằng, giăng giăng kia như những đám mây đen giữa trời thu trong vắt!
Lại nhớ sáng chủ nhật 23 tháng mười, tôi định đến Hồ Gươm, đến tượng đài Lý Thái Tổ, nơi những sáng chủ nhật hồi tháng tám, tháng chín, những người Việt Nam yêu nước tập trung biểu tình khẳng định ý chí độc lập toàn vẹn lãnh thổ trước thói ngạo mạn kẻ cả gây hấn xâm chiếm biển đảo Việt Nam của bành trướng phương Bắc. Xuống xe buýt, tôi đi bộ theo đường Lý Thái Tổ nhưng đến vườn hoa tôi muốn đến thì thấy dây căng và hàng rào công an giăng kín, không cho người dân vào vườn hoa. Phía Bờ Hồ, công an, dân phòng cũng giăng ra, chặn không cho dân qua lại một đoạn phố Đinh Tiên Hoàng trước tượng Lý Thái Tổ! Khi biết vườn hoa của thành phố, của nhân dân bị công an chiếm đoạt tổ chức Nhạc Hội Cảnh Sát Thế Giới, tôi nói với viên thiếu tá công an: Vườn hoa của nhân dân, ngày nghỉ sao các anh lại tùy tiện cấm người dân vào vườn hoa? Nhạc hội phải có người xem! Sao lại cấm người dân đến nhạc hội? Viên thiếu tá trả lời: Vườn hoa của nhà lước, nhà lước muốn làm gì thì làm! Nghe tiếng nói ngọng của một hiện thân quyền lực nhà nước, tôi ngán ngẩm không muốn nói gì nữa, đành đi vòng tìm đường ra Bờ Hồ.
Quanh Bờ Hồ cũng rải đầy công an sắc phục xanh, sắc phục vàng và dân phòng mặc đồng phục màu xanh cỏ úa như bộ đội thời chiến tranh, mũ mềm, áo blouson nhạt màu, quần thẫm màu. Tôi biết ngoài số công an công khai đông đúc kia còn có rất đông công an chìm lảng vảng! Tàu chiến Trung Hoa tự do xục xạo trên biển Việt Nam, bắn giết dân đánh cá Việt Nam, xua đuổi, bắt bớ tàu thuyền Việt Nam thì không thấy bóng một công cụ bạo lực nào của nhà nước Việt Nam! Giữa cuộc sống yên bình của người dân ở thủ đô văn hiến, giữa mùa thu êm ả sao phải phô trương nhiều công cụ bạo lực nhà nước đến vậy? Cũng những sáng chủ nhật yên bình cách đây mới ít ngày, những người công an, dân phòng này đã dùng số đông hùng hổ xô bắt, tống giam những con dân Việt Nam nồng nàn yêu nước, chị Minh Hằng, chị Bích Phượng, anh Nguyễn Văn Dũng, anh Vũ Quốc Ngữ... Sáng nay họ lại bắt giam cả tượng đài Lý Thái Tổ! Bắt giam cả Hồ Gươm! Bắt giam cả mùa thu Hà Nội!
Mùa thu Hà Nội kì lạ, thiêng liêng lắm! Tháng Tám, Mùa Thu năm 1010, vua sáng Lý Thái Tổ rời đô từ Hoa Lư về Đại La. Thuyền định đô vừa về đến bến sông Hồng ở Đại La, nhà vua bỗng thấy từ sương khói mùa thu bảng lảng trên sông Hồng, rồng thiêng bay lên, ẩn hiện trong mây, sáng lòa trong nắng. Từ Mùa Thu đó, Kinh đô nước Đại Việt được mang tên Thăng Long, Rồng Bay Lên. Từ đó, những sự kiện lịch sử sáng chói của nước Đại Việt, của kinh kì Thăng Long – Hà Nội như đều đến vào mùa thu. Hồn đất nước như hiển hiện trong mùa thu Hà Nội!
Sáng mùa thu tôi đến Hồ Gươm để cảm nhận tiết thu Hà Nội, để cảm nhận hồn thiêng đất nước nhưng những sắc áo công cụ bạo lực kia đã mang đến cho tôi cảm giác ngột ngạt, bất an và tôi nhìn bầu trời Hà Nội mùa thu cũng không thấy trong xanh nữa!
2. DẶM ĐƯỜNG MÙA THU
Bốn mươi tám tuổi, Nguyễn Khuyến rũ áo từ quan xa lánh chốn quan trường nhiễu nhương của thời nô lệ Pháp thuộc, trở về “Vườn Bùi chốn cũ” đắm mình trong mùa thu đất nước để viết lên “Thu Điếu”, “Thu Vịnh”, “Thu Ẩm”. Phải đến tuổi mùa thu cuộc đời mới giao hòa được với mùa thu đất nước. Nhưng cũng phải có không gian yên tĩnh và sự tĩnh tâm, xa lánh chốn nhiễu nhương mới cảm nhận được cái thăm thẳm của mùa thu đất nước.
Hồ Gươm dập dìu của tài tử giai nhân, của văn hiến ngàn năm, của tháp bút viết thơ lên trời xanh, Hồ Gươm của lãng đãng huyền thoại về rùa thần, gươm báu, Hồ Gươm của không gian lịch sử thiêng liêng đã không còn bình yên, thanh thản bởi dây căng cấm đường, bởi bịt bùng sắc áo công cụ bạo lực! Hồ Gươm của sâu thẳm lịch sử, của thanh lịch văn hóa đã trở thành chỗ trần trụi, nhiễu nhương, công sai nghênh ngang, bạo lực thi thố! Tôi tìm đến Hồ Tây.
Nhưng Hồ Tây thướt tha bóng liễu rủ xuống mặt hồ không còn nữa! Hồ Tây mênh mang xa hút trong sương khói huyền thoại không còn nữa! Những khối nhà cao tầng trùng điệp như đội quân xâm lược đã hủy diệt gần hết màu xanh quanh hồ và đang ngạo nghễ từ bốn phía xô bồ, ào ạt tiến ra hồ, đã chiếm mất một phần mặt hồ, đã xóa mất cái mênh mang của Hồ Tây rồi, đã giết chết không gian huyền thoại Hồ Tây rồi! Những người nhân danh chính quyền vô sản của giai cấp công nông đã cắt hàng chục hecta đất long mạch Hồ Tây bán cho người kinh doanh trong nước, ngoài nước để họ làm giầu bằng đất thiêng Hồ Tây, để họ mặc sức triệt phá long mạch Hồ Tây, để họ giết chết thiên nhiên Hồ Tây của những đàn sâm cầm, để họ phá không gian huyền thoại Hồ Tây của trâu vàng truyền thuyết! Những người nhân danh chính quyền vô sản của giai cấp công nông đã chia lô đất thiêng Hồ Tây bán rẻ, cấp không cho các quan chức từ trung ương tới địa phương, như trong hội làng thời lý trưởng, chánh tổng người ta chia xôi, chia thịt cho nhau! Để Hồ Tây bây giờ chỉ còn toen hoẻn như chiếc ao làng trong thơ Nguyễn Khuyến!
Quan chức quyền cao chức trọng chiếm đất vàng Hồ Tây thì bà hàng nước phận hèn chiếm bãi cỏ đường Thanh Niên bên Hồ Tây và đám người vô công rồi nghề thì kéo đến câu trộm cá dưới hồ! Đường Thanh Niên của tâm tình, của thanh thản, nơi tình yêu đến với tình yêu, nơi con người đến với thiên nhiên nhưng ghế đá ở đường Thanh Niên còn rất ít. Chiếc gãy chân. Chiếc vỡ đôi. Chiếc bị bà hàng nước chiếm để đồ hàng. Chỉ có sẵn những chiếc ghế nhựa màu xanh rải đầy trên thảm cỏ. Muốn được dừng chân thư thả với Hồ Tây, phải xỉa tiền ra để được ngồi trên chiếc ghế nhựa xanh của bà hàng nước! Đường Thanh Niên không còn thảm cỏ nào vô chủ bởi những chiếc ghế nhựa xanh xác định chủ quyền của gần chục bà chủ quán nước thảm cỏ!
Đến Hồ Tây chỉ thấy người chiếm đoạt, không thấy người quản lí, chăm sóc! Đó cũng là một sự nhiễu nhương! Hồ Tây huyền thoại đã trở thành chốn nhiễu nhương từ cấp cao đến cấp thấp! Thôi đành tìm mùa thu chốn khác!
Tôi đến chùa Bà Đanh ven sông Đáy, bên núi Ngọc, tìm sự yên tĩnh, hoài niệm ở ngôi chùa cổ. Ngôi chùa đã đi vào thành ngữ dân gian về sự vắng vẻ, đìu hiu “Vắng như chùa Bà Đanh” nay cũng không còn yên tĩnh nữa! Những chiếc ô tô kết hoa, những đoàn xe máy rầm rộ nối nhau chở những đôi tân hôn mượn cảnh non nước của chùa chụp ảnh cưới.
Tôi về quê nội Thiện Phiến, Tiên Lữ, Hưng Yên tìm cảnh sắc mùa thu quen thuộc “Từng mây lơ lửng trời xanh ngắt / Ngõ trúc quanh co khách vắng teo” trên mảnh đất phù sa sông Hồng. Lũy tre, khóm trúc là hình ảnh thân thuộc, cổ điển, là biểu tượng truyền thống của mọi làng quê đồng bằng Bắc Bộ như cây dừa là hình ảnh thân thuộc truyền thống của làng quê Nam Bộ. Khóm trúc nền nã, óng ả, duyên dáng như vẻ đẹp cô gái quê. “Trúc xinh trúc mọc đầu đình / Em xinh, em đứng một mình cũng xinh” (Ca dao). Lũy tre là sự bền vững, thanh bình, là chiều sâu tâm linh của làng quê, là bóng mát trong tâm hồn người dân quê “Tre xanh, xanh tự bao giờ / Từ ngàn xưa đã có bờ tre xanh” (Thơ Nguyễn Duy). Lũy tre, khóm trúc, mái đình, cây đa là môi trường sinh thái của làng quê và cũng là không gian văn hóa, là hồn vía của làng quê. “Qua đình ngả nón trông đình / Đình bao nhiêu ngói thương mình bấy nhiêu”. Lũy tre tạo nên chiều sâu không gian và mái đình tạo nên chiều sâu thời gian, tạo nên bề dày lịch sử của làng quê. Nay Thiện Phiến quê nội của tôi không còn một mái nhà tranh, nhiều ngôi nhà mái bằng, nhà lầu mọc lên, nhưng cũng không còn một khóm trúc, một bờ tre, không còn mái đình, cây đa. Cải cách ruộng đất sôi sục rồi hợp tác hóa nông nghiệp rầm rộ phá tan đình chùa, đánh sập quyền uy tôn giáo, san bằng mồ mả làm bờ vùng bờ thửa, hăm hở tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội! Chủ nghĩa xã hội không thấy đâu chỉ thấy bây giờ làng quê trống trải, trần trụi, tênh hênh như không có quá khứ, không có lịch sử! Và tôi thấy những ngôi nhà đúc bê tông mái bằng, những ngôi nhà hai ba tầng lầu tênh hênh, vênh váo kia như những tòa lâu đài xây trên cát!
Về thành phố Hải Phòng, nơi tôi đã sinh ra, nơi tôi để lại cả tuổi thơ nghèo khổ nhưng êm đềm, đẹp đẽ, tôi càng thấy thêm những mất mát. Hải Phòng thời tuổi thơ của tôi đẹp lắm. Cái đẹp của thành phố đã định hình một phong cách văn hóa, có bản sắc, có cá tính, có nét độc đáo riêng. Đường phố trật tự, ngăn nắp, sạch sẽ, dào dạt ngọn gió biển. Mùa hè tán phượng vĩ đỏ rực la đà trên mặt nước sông Tam Bạc, la đà trên mái ngói dãy quán bán hoa xế trước nhà hát lớn. Con người có cá tính mạnh mẽ nhưng hiền hòa, lịch lãm. Tôi vẫn nhớ ngày ấy người đi đường gặp đám ma, ai cũng ngả mũ đưa tiễn người quá cố cho đến khi đám ma đi qua. Đó là những năm 1955, 1956 khi chính quyền cách mạng mới về tiếp nhận Hải Phòng thay cho chính quyền cũ và người dân vẫn còn giữ được nếp văn hóa nơi công cộng của một thời đã qua!
Bây giờ thành phố mở rộng tới tận núi Phủ Liễn, Kiến An. Nhiều đường phố mới rộng dài. Nhiều tòa nhà mới ngất ngưởng, nghênh ngang. Nhưng nét đẹp của thành phố, bản sắc văn hóa của thành phố lại không thấy đâu! Con trai, con gái thản nhiên nói tục, nói chuyện, nói điện thoại rất to ở chốn đông người, lại còn ngọng nghịu, lẫn lộn l và n nữa! Đường phố ngập rác! Rác trên mặt đường! Rác trong ngôn ngữ! Rác trong âm thanh! Nhiều đường phố trở thành đường một chiều nhưng lưu thông vẫn hỗn loạn, lộn xộn, tranh cướp đường của nhau! Con người trở nên dữ dằn, chỉ một xích mích nhỏ cũng chồm lên lao vào chém giết, thanh toán nhau! Nhìn từng tòa nhà mới xây, cũng có nhiều nhà đẹp nhưng nhìn cả đường phố chỉ thấy sự nhốn nháo, hỗn loạn, nhếch nhác! Chỉ thấy có ông chủ của từng ngôi nhà! Không thấy ông chủ của cả đường phố! Không thấy ông chủ của cả thành phố!
Những người ở vị trí ông chủ thành phố nhưng hành xử chỉ là ông chủ gia đình, dùng quyền lực ông chủ thành phố chỉ để vun vén cho gia đình thể hiện rõ trong vụ đất đai ở Đồ Sơn, ở Quán Nam! Dùng quyền lực được phê duyệt, được kí cấp đất cho những người tái định cư, họ đã dành nhiều xuất đất cấp cho con cháu, cho người nhà của họ không có tiêu chuẩn tái định cư, kí cấp đất cho cả những quan chức bề trên có quan hệ lợi ích, quan hệ thăng tiến của họ! Hành xử đó không phải chỉ là tham nhũng của kẻ có quyền mà còn là văn hóa cai trị! Văn hóa cai trị thấp kém thì văn hóa cả xã hội cũng thấp kém! Thước không ngay không thể kẻ được đường thẳng! Đời sống văn hóa của thành phố Hải phòng, của đất nước Việt Nam hôm nay là hệ quả của thứ văn hóa cai trị đó suốt mấy chục năm qua!
Những mất mát ở làng quê của ông bà tôi, những mất mát ở thành phố tuổi thơ của tôi cũng là mất mát ở mọi làng quê, mọi thành phố khác trên đất nước này, cũng là mất mát của cả đất nước này! Trên cả nước chỉ thấy những ông chủ của từng gia đình! Không có ông chủ của cả nước! Nước là của chung! Cha chung không ai khóc! Vì thế mà người ta giao cả hàng trăm ngàn hecta rừng đầu nguồn quyết định sự sống còn của đất nước, giao hàng trăm ngàn hecta rừng biên ải phên giậu của đất nước cho người nước ngoài làm chủ! Vì thế mà người ta bỏ mặc biển Đông, biển hương hỏa của cha ông người Việt Nam để lại cho tàu nước ngoài mặc sức vào ra bắn giết dân Việt Nam!
Những thành quả của cách mạng Tháng Tám Mùa Thu năm nào, nay như không còn nữa!
3. NHỮNG SỐ PHẬN MÙA THU
Về quê, thấy đứa em con ông chú, một thiếu tá quân đội về hưu đã hơn chục năm, nay có sử dụng internet, tôi có chút an ủi sau nỗi buồn làng quê không còn một bóng tre. Về hưu khi mới chợt đến tuổi năm mươi, đứa em thiếu tá của tôi dành thời gian tự học chữ Nôm và nó đã đọc được bài văn trên tấm bia cổ còn sót lại của dòng họ. Gia phả xưa không còn! Đền, miếu không còn! Mồ mả từ hai, ba thế hệ trở về trước không còn! Cả nhà thờ họ cũng đã tan biến! May còn tấm bia đá diễn giải dòng chảy thời gian của dòng họ Phạm. Dịch văn bia ra chữ viết hôm nay, lại có máy vi tính, máy in, nó lập lại gia phả cả chi họ. Có được điểm tựa của quá khứ, lại có internet nối với cả thế giới, hướng tới tương lai, đứa em tôi sẽ có những nhận thức mới mẻ. Tôi nghĩ thế và để biết nhận thức của nó, tôi liền mở một bài viết của tôi đã đăng trên các trang mạng cho nó đọc. Bài viết mười trang. Mới đọc được ba trang, nó rời màn hình vi tính, bảo: Anh lại viết như giọng điệu Cù Huy Hà Vũ hả? Anh viết giọng đó, em không đọc đâu! Rồi nó gay gắt kết tội Cù Huy Hà Vũ đúng như kết tội của báo Công an, báo Quân Đội Nhân Dân! Vậy đó! Nó dùng internet chỉ để khỏi phải mua báo mà hàng ngày vẫn được đọc báo Nhân Dân Online, báo Quân Đội Nhân Dân Online, báo Công An Online!
Dù internet có mở ra cho thằng em thiếu tá của tôi khung trời rộng rãi nhìn ra thế giới để tiếp cận với nhiều sự thật đang bị bưng bít, để nhìn sự việc bằng con mắt của mình, để nhận thức thế giới bằng cái đầu của mình nhưng nó vẫn nhìn thế giới qua khe hở ti hí mà hệ thống truyền thông chính thống hé ra cho nó, nó vẫn nhận thức bằng cái đầu của người khác và nó vẫn vô tư tin cả những sự lừa dối trắng trợn, tin cả vào những nhân cách bỉ ổi đã thủ trong túi hai bao cao su nhầy nhụa mang đến ném vào phòng ngủ khách sạn để hãm hại một tiếng nói trung thực, dũng cảm! Nó vẫn mang niềm tin xưa cũ như tôi đã từng tin!
Một niềm tin xưa cũ khác. Từ Thiện Phiến, Tiên Lữ, Hưng Yên, tôi mượn xe máy về Bằng Giã, Bình Giang, Hải Dương thăm anh bạn lính cùng ở mặt trận Tây Nguyên với tôi thời chiến tranh, anh Đặng Xuân Bách. Mồ côi cả cha lẫn mẹ từ nhỏ, anh Bách không biết cả ngày tháng năm sinh của chính anh. Theo tuổi anh tự khai khi vào bộ đội thì anh hơn tôi một tuổi. Coi như tôi, anh Bách và thằng em chữ Nôm của tôi cùng thế hệ với cuộc cách mạng Mùa Thu và bây giờ cùng đang ở tuổi mùa thu muộn của cuộc đời. Tìm cách ăn gian qua mặt những người khám tuyển nghĩa vụ quân sự, anh mới trúng tuyển, mới chấm dứt cuộc đời ở đợ nghèo đói, tủi nhục. Vào bộ đội, anh tăng thêm gần mười cân và cao thêm gần gang tay mới có được chiều cao của người bình thường như bây giờ. Vì thế hết hạn nghĩa vụ quân sự, anh xin ở lại quân đội rồi hăm hở hành quân vào mặt trận Tây Nguyên. Bị thương, anh được đưa ra miền Bắc. Sau thời gian chữa trị, an dưỡng, những người khác đều nhận tờ giấy giải ngũ về quê. Anh xin ở lại quân đội, làm cán bộ khung của đoàn an dưỡng cho đến khi đoàn an dưỡng giải thể, anh về hưu với quân hàm đại úy.
Tôi đã về nhà anh một lần nhưng lâu rồi. Từ khi tôi chuyển vào sống ở miền Nam, chúng tôi chỉ liên lạc với nhau bằng thư từ, sau này là bằng điện thoại. Gặp lại tôi, anh mừng lắm. Trong bữa cơm gà nhà, cá ao tiếp tôi, anh gọi đông đủ gia đình các con đến, anh nói: Gia đình mình được thế này là nhờ ơn đảng, ơn Bác, nhờ sự chiến đấu hi sinh của những người ở thế hệ cha chú các con! Anh giới thiệu về tôi, anh nói về những truyện ngắn của tôi anh đã đọc trên tạp chí Văn Nghệ Quân Đội thời chiến tranh. Anh chỉ vào từng đứa con giới thiệu với tôi. Bốn đứa con trai, đứa nào cũng đã xây được nhà, ở riêng. Có đứa hai vợ chồng đều làm ruộng, có đứa vợ dạy học, chồng công nhân, đều có ruộng đất, có cuộc sống đầy đủ, ổn định! Một người như anh, tứ cố vô thân, không thước đất cắm dùi, nếu không có cách mạng làm sao thoát kiếp suốt đời đi ở đợ! Một người như anh không một ngày đến trường, chỉ nhờ tự học mà biết đọc biết viết, nếu không có cách mạng làm sao anh có thể trở thành sĩ quan quân đội! Vì thế không những anh nhớ ơn mà anh còn nhắc nhở con cháu của anh đời đời ghi nhớ công ơn của đảng, của Bác!
Tôi quí anh vì tính ngay thẳng. Anh có thái độ rất rõ ràng, mạnh mẽ với cái xấu. Tuy văn hóa hạn chế nhưng anh ham đọc sách báo và khá nhạy cảm, hào hứng tiếp nhận cái mới. Tôi muốn gặp lại anh để xem trở về làm một nông dân, anh có còn những phẩm chất đó không. Lúc này đã xuất hiện những cái mới có tính cách mạng, rất cần có những người như anh. Nghe anh nói rằng gia đình anh được thế này là nhờ ơn đảng, ơn Bác, tôi lại chạnh lòng nhớ đến một người lính khác, người lính Vũ Cao Quận.
Sinh ra trong gia đình tư sản lớn ở Hải Phòng, cậu bé mười ba tuổi Vũ Cao Quận đã háo hức chào đón cuộc cách mạng Tháng Tám Mùa Thu năm 1945 như chào đón bình minh mới của đất nước, chào đón bình minh mới của dân tộc Việt Nam và của chính cuộc đời mình. Cậu hăng hái theo anh, chị đi vào cuộc kháng chiến chống Pháp. Anh trai là bộ đội quân giới. Chị gái là quân y sĩ. Năm 1948, Vũ Cao Quận chính thức trở thành người lính cách mạng. “Tôi vào lính tuổi vừa tròn mười sáu / ... / Đôi chân chiến binh rong ruổi mọi miền / Lửa chinh chiến đốt tuổi xanh tươi đẹp” (Thơ Vũ Cao Quận) Người lính ấy tham gia chiến đấu đánh tan quân Pháp ở Điện Biên Phủ rồi có mặt trong đội ngũ trùng trùng về giải phóng Hà Nội, Hải Phòng.
Đi kháng chiến trở về, gia đình tư sản của người lính cách mạng Vũ Cao Quận đã hiến cho nhà nước cách mạng cả dãy nhà mặt trước phố Belgique, nay là phố Lê Lai, Hải Phòng, hiến cả đồn điền hai trăm mẫu đất ở Nho Quan, Ninh Bình. Như mọi trái tim say lí tưởng, Vũ Cao Quận cũng say đắm lí tưởng giải phóng dân tộc của những người cộng sản “Và một ngày kia tôi vào đảng / ... / Đến với đảng đâu vì Mác Lê nin / Mà giản dị là tấm lòng yêu nước” (Thơ Vũ Cao Quận). Với lí tưởng đó, năm 1964 vừa cưới vợ, trung úy Vũ Cao Quận lại từ biệt người vợ trẻ dẫn đại đội vào mặt trận phía Nam. Suốt cuộc chiến tranh chống Mĩ, Vũ Cao Quận chiến đấu ở Tây Nguyên, mặt trận thiếu thốn, gian khổ, khắc nghiệt nhất trong các mặt trận ở Đông Dương.
Nhưng cách mạng vô sản, nhà nước vô sản chỉ tin cậy, ưu ái những người cùng khổ như anh Đặng Xuân Bách bạn tôi. Còn người lính Vũ Cao Quận xuất thân tư sản, thì cách mạng chỉ sử dụng, chỉ khai thác, chỉ tận thu mà không tin! Dù gia đình tư sản ấy đã hiến toàn bộ tài sản cho nhà nước cách mạng! Dù gia đình tư sản ấy đã hiến dâng cho cách mạng cả xương máu, cả mạng sống đứa con ruột thịt! Anh trai Vũ Cao Quận, người lính quân giới được bổ xung cho đơn vị chiến đấu đã hi sinh không tìm thấy xác ở mặt trận Hòa Bình năm 1952! Dù người lính xuất thân tư sản ấy đã hiến dâng toàn bộ năm tháng tuổi trẻ, hiến dâng cả tài năng, sức lực, hi sinh cả hạnh phúc gia đình cho sự nghiệp cách mạng! Dù người lính xuất thân tư sản ấy đã đứng dưới lá cờ cách mạng nắm tay thề tận tụy chiến đấu hi sinh, một lòng trung thành với cách mạng và cuộc đời chiến đấu hi sinh của anh đã chứng minh điều đó!
Là đại đội trưởng, người phải chịu trách nhiệm lớn nhất, nặng nề nhất về sức chiến đấu của đại đội, đại đội trưởng Vũ Cao Quận còn có uy tín rất lớn, có nhiều thành tích trong chiến đấu, là tấm gương sáng đẹp trong đại đội nhưng trong các đại hội chi bộ, các tổ đảng đều được cấp ủy thì thầm nhắc nhở: Không được đề cử giai cấp tư sản vào cấp ủy! Thành phần giai cấp tư sản cũng bị gạt ra khỏi mọi cuộc xét khen thưởng, đề bạt! Và người lính Vũ Cao Quận đã mang quân hàm trung úy từ khi tốt nghiệp trường sĩ quan pháo binh về làm đại đội trưởng dẫn đại đội vào mặt trận từ trước khi Mĩ đổ quân vào miền Nam Việt Nam cho đến khi chiến tranh kết thúc, Vũ Cao Quận rời quân ngũ trở về với người vợ cả một thời xuân sắc mòn mỏi chờ chồng nay tuổi xuân không còn nữa! Sự đối xử ấy buộc Vũ Cao Quận phải nhận ra rằng nhà nước này, đất nước này không còn của cả dân tộc Việt Nam nữa mà chỉ còn là của một giai cấp cùng khổ dưới cùng trong xã hội!
Trở về tay trắng, người lính già Vũ Cao Quận cùng vợ về ở với vợ chồng người con gái trong căn nhà cấp bốn chưa đến hai mươi mét vuông trong ngõ nhỏ! Tài trí, sức lực, năm tháng quí giá nhất của cuộc đời đã để lại ở những chặng đường bom đạn, sốt rét, kham khổ, trở về nhà với tuổi già, người lính tận tụy Vũ Cao Quận còn bị nhà nước cách mạng vô sản bắt giam tù đày chỉ vì công an đùng đùng vây bắt và tìm thấy những bài viết về dân chủ, về quyền con người trong chiếc túi người lính già Vũ Cao Quận cầm tay! Dân chủ và quyền con người là những giá trị cơ bản để phân biệt xã hội loài người văn minh với thế giới động vật hoang dã.
Chỉ có nhà nước xã hội chủ nghĩa mới bắt giam những người giữ những bài viết về những giá trị đó!
Cuộc bắt giam trắng trợn, thô bạo, chà đạp lên mọi giá trị mà xã hội dân sự thông thường phải có đã làm cho người lính già Vũ Cao Quận trở nên nổi tiếng. Tôi biết đến bậc đàn anh Vũ Cao Quận vì thế. Từ đó mỗi lần về Hải Phòng tôi đều tìm đến ngõ 246 phố Đà Nẵng, tìm đến niềm kính trọng của tôi.
Cuộc gặp đầu tiên của tôi với niềm kính trọng ấy thật xúc động. Bước chân vào gian nhà tuềnh toàng, bếp than tổ ong ở ngay góc nhà phía ngoài và vòi nước rửa ráy ở góc phía trong, tôi thấy người đàn ông già nua, gày guộc, mong manh như hơi thở nhưng gương mặt sáng láng. Nhận ra ngay người cần gặp, tôi liền xưng tên: Em là Phạm Đình Trọng đến thăm anh! Ông reo lên nhắc lại tên tôi rồi tự nhiên nước mắt ứa ra, ông tiến lại, ôm tôi lặng đi khá lâu. Dạo đó ông còn đi lại được, ông còn lên xuống cái cầu thang chênh vênh của gian gác cơi nới làm thêm, lấy tặng tôi hai cuốn sách ông viết, cuốn “Gửi Lại Trước Khi Về Cõi” và cuốn “Cánh Chữ Xổ Lồng”. Tháng mười năm nay về gặp ông thì chính tôi phải ứa nước mắt vì thấy ông không còn đi lại được nữa, chỉ nằm mỏng dính trên chiếc giường đơn bên chân cầu thang như một tia nắng thoi thóp buổi chiều tàn và nghe ông bình thản nói những lời từ biệt cuộc đời!
Thế mà mới it ngày trước tôi đang nói chuyện với ông trên điện thoại thì điện thoại cắt rụp! Gọi lại không được. Hôm sau gọi được, hỏi, ông bảo: Những người bạn giấu mặt của tôi đấy! Họ tốt với tôi lắm, có rất nhiều người quan tâm chăm sóc tôi! Riêng về điện thoại cũng có người theo dõi hai mươi bốn trên hai mươi bốn (24/24), hạn chế tôi nói để giữ sức khỏe cho tôi! Nghe ông nói, tôi nghẹn trong ngực, cay cả sống mũi. Người lính già trung thực, tận tụy, đầy công lao nay đã sắp chết mà người ta nỡ xử sự nhẫn tâm, thất đức đến vậy!
Tôi, anh Đặng Xuân Bách và người lính già Vũ Cao Quận cùng có một khởi điểm, một cột mốc cuộc đời là một Mùa Thu cách mạng. Tôi và anh Đặng Xuân Bách là thế hệ chào đời vào Mùa Thu cách mạng. Còn người lính già Vũ Cao Quận lại hăm hở bước vào đời từ Mùa Thu cách mạng đó. Cuộc cách mạng Mùa Thu năm đó có làm đổi đời, có cứu vớt được một số ít người như anh Đặng Xuân Bách bạn tôi nhưng đã chà đạp lên số phận nhiều người chân chính khác, như người lính tận tụy nhiều cống hiến Vũ Cao Quận, chà đạp cả một dân tộc văn hiến, làm hủy hoại cả một nền văn hóa có bề dày thăm thẳm!
Tôi nhìn hình hài người lính trận mạc Vũ Cao Quận cả một đời chiến đấu vì sự nghiệp giải phóng dân tộc như nhìn thấy hình hài dân tộc Việt Nam cả bề dày lịch sử chiến đấu giành và giữ độc lập. Cuộc cách mạng Mùa Thu năm 1945 đâu phải là cuộc cách mạng của chủ nghĩa Mác Lê nin mà là cuộc cách mạng của lòng yêu nước, như con người Vũ Cao Quận “Đến với đảng đâu vì Mác Lê nin / Mà giản dị là tấm lòng yêu nước” và Vũ Cao Quận chính là con người của cuộc cách mạng Mùa Thu đó! Tôi nhìn hình hài Vũ Cao Quận, nhìn một số phận Mùa Thu và chua xót nghĩ rằng cuộc cách mạng Mùa Thu của người lính Vũ Cao Quận thực sự đã bị phản bội rồi!

Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2011

Những cuộc cách mạng thầm lặng tại Đông Nam Á

South-East Asia's quiet revolutions

http://www.economist.com/blogs/banyan/2011/11/south-east-asias-quiet-revolutions

R.C. - The Economist

Diên Vỹ, X-Cafe chuyển ngữ


Một năm với sự chấn động bắt mắt và đầy kịch tích ở châu Âu và thế giới Ả Rập. Châu Âu vẫn đùa bỡn vớn sự sụp đổ kinh tế lẫn chính trị, thế giới Ả Rập chỉ đơn giản nổ bùng. Trong cả hai trường hợp, những hệ quả toàn diện của những sự kiện trong năm vẫn chưa xác định rõ; chúng ta chỉ có thể nói một cách chắc chắn rằng những quốc gia như Libya và Hy Lạp đã trải qua một thay đổi khác thường và chắc chắn sẽ không còn như xưa.
Nhưng một phần khác của thế giới cũng đã có được một năm chuyển mình thay đổi: Đông Nam Á. Rõ ràng là nó không có một cú bật vượt bực như tại Trung Đông; những thắng lợi ở đây thì nhỏ nhoi hơn, sự xoay chuyển cũng ít rõ rệt. Nhưng những nguồn lực được giải toả trong năm nay thì có thể khó mà ngăn chặn, trong trường hợp đó, chúng sẽ có thể sẽ đem đến những chuyển biến không thể đảo ngược tại một trong những khu vực bảo thủ về chính trị nhất trên thế giới. Xa hơn nữa, toàn bộ điều này đã đạt được với rất ít máu đổ cũng như chẳng có khủng hoảng tài chính. Hãy gọi chúng là những cuộc cách mạng lịch thiệp.
Hãy xem xét chúng theo từng quốc gia một. Miến Điện có lẽ đã có một bước đi dài nhất trong một thời gian ngắn nhất. Vào tháng Ba một chính quyền dân sự bề ngoài với một tổng thống mới, vốn là một tướng giải ngũ, đã lên thay thế sau nhiều thập kỷ dưới thể chế quân sự độc tài. Một quốc hội đang bắt đầu hoạt động, và người lãnh đạo không chính thức của phe chống đối, Aung San Suu Kyi, người đã được trả tự do vào cuối năm ngoái sau nhiều năm bị giam giữ tại gia, dường như đã được chính quyền chấp nhận như là một thành viên. Luật lệ báo chí nghiêm ngặt đã được nới lỏng và những tù nhân chính trị đã bắt đầu được trả tự do.

Thứ Tư, 9 tháng 11, 2011

NGÀY 9 THÁNG 11 NĂM 2011

Thư Sài gòn: Thâm cung bí sử ghê rợn của Đảng CSVN

Hồ Thu Hồng

Gửi tới TTHN

Người dân sống ở đâu cũng lo sợ nhân tai, nhân họa đến từ các Cơ quan công quyền, đi đâu cũng phải lo tiền đút lót, hối lộ cho nhân viên từ hộ lý, y tá, bác sỹ trong bệnh viện đến giáo viên trong trường học, hay các ngành, các cấp, các cơ quan dịch vụ, truyền thông, công quyền. Cả dân tộc đang phải sinh tồn trong bất ổn trước sự lộng hành của lưc lượng công an, an ninh, mật vụ.
Bất cứ Người Việt Nam nào thường xuyên theo dõi hiện tình đất nước thì đều nhận thấy rất rõ rằng lòng dân trên khắp mọi miền đất nước đã quá chán ngán, căm phẫn đa số các cán bộ của Đảng và nhà nước Cộng Sản Việt Nam đương quyền. Bất cứ cương vị cán bộ nào từ thôn, ấp, xã, phường, huyện, tỉnh, trung ương đang ngày đêm vơ vét, ăn quỵt, cướp bóc, hoành hành làm điêu đứng cả xã hội, nhân quyền và tự do tôn giáo bị vi phạm nghiêm trọng, cộng đồng dân tộc bị chia rẽ sâu sắc. Thậm chí, những người dân càng hiền lành, chất phát, lao động chân chính bao nhiêu thì lại càng bị những kẻ thống trị trấn áp, cướp giật nhà cửa đất đai, bị đẩy đến tận cùng của sự nghèo đói, oan khuất và ly tán.

Thứ Ba, 8 tháng 11, 2011

NGÀY 8 THÁNG 11 NĂM 2011

Đừng hoang tưởng về một thế giới phẳng

Thế giới cũng sẽ KHÔNG phẳng sau sự lan tỏa toàn cầu của mạng lưới Internet. Thế giới sẽ vẫn là thế giới ta đã quen biết suốt 5,000 năm lịch sử: rất nhiều cách biệt giữa các tầng lớp xã hội: giàu và nghèo, học thức và vô học, đạo đức và bất lương, thôn quê và thành thị, quốc gia phát triển và quốc gia nghèo đói. Nhưng công nghệ thông tin lại có khả năng làm gia tăng sự cách biệt này:…
Các chính trị gia và các chuyên gia thường thích dùng các danh từ thời thượng để phô trương tri thức về thế giới và tạo ấn tượngtrong cộng đồng. Gần đây, họ hay nói đến các ngôn từ nhưkinh tế sáng tạo, mạng xã hội, hội nhập toàn cầu, công nghệ xanh, kỹ thuật số, chỉ số hạnh phúc… Nhưng một chữ bị lạm dụng nhiều nhất có lẽ là “thế giới phẳng”.

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2011

ngày 7 tháng 11 năm 2011

Bài Phát Biểu Của Severn Suzuki





Tại Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Môi trường và Phát triển, Severn Cullis Suzuki 12 tuổi phát biểu:
(…)
Vanessa Suttie, Morgan Geisler, Michelle Quigg và tôi đã tự quyên tiền đi hơn 8000km đến đây, để nói với người lớn rằng các vị phải thay đổi!

(…)

NGÔ THẾ VINH – NGÀY MỚI TRÊN SÔNG IRRAWADDY Từ Con Đập Myitsone Tới Chuỗi Đập Sông Mekong

Hủy hoại môi trường sống, cho dù ở đâu và bao giờ, là một hình thái khác của bạo động và vi phạm nhân quyền

Một Thoáng Miến Điện

Miến Điện từng được biết tới như một vùng Đất Vàng – Shwe Pyidaw, một đất nước rất giàu có về tài nguyên thiên nhiên với gỗ quý, đá kim quý, dầu khí, đất đai phì nhiêu nhất Á Châu như vùng châu thổ Irrawaddy diện tích 255,000 km2 là cả một vựa lúa trù phú và thêm một vựa cá khổng lồ ngoài khơi vịnh Andaman. Một đất nước đẹp đẽ như vậy với cả ngàn ngôi chùa vàng lấp lánh nhưng lại là một đất nước của nghèo khổ với ba phần tư dân chúng thất học và thiếu ăn, còn tệ hơn dưới thời thực dân Anh. Với dân số gần 54 triệu, diện tích 676 552km2 gấp đôi Việt Nam, bằng diện tích nước Pháp và Anh cộng lại. Tây và tây bắc giáp với Ấn Độ và Bangladesh, bắc và đông bắc giáp với Trung Quốc và Lào, đông và đông nam giáp với Thái Lan. Có hai con sông chính chảy từ bắc xuống nam tạo nên những thung lũng và đồng bằng đẫm phù sa. Con sông Irrawaddy dài nhất xuất phát từ cao nguyên Tây Tạng băng qua vùng đồi núi Kachin phía đông bắc Miến rồi chảy dài suốt 2000 km về hướng nam với chặng cuối chia ra làm nhiều nhánh trước khi đổ ra biển khơi Ấn Độ Dương.

Thứ Sáu, 4 tháng 11, 2011

NGÀY 4 THÁNG 11 NĂM 2011


GS Cao Huy Thuần:
TA MẤT ĐI NỀN VĂN HÓA ĐỘC LẬP?


"Phải có gì của riêng ta thì mới dung thông được với cái của người. Khi ta không biết ta là ai mà mở cửa đón nhận thì mất luôn cả mình. Điều đáng sợ nhất trong văn hóa VN là đánh mất bản sắc của mình, vậy nhưng, hình như ta còn chưa nhất trí được bản sắc của mình là gì nữa" - GS Cao Huy Thuần.

Cái gì đã làm ta thành ta?
Chiều 23/5, thuyết trình "Thiền đời Trần - Thiền Việt Nam" là buổi thuyết trình cuối cùng của Tuần lễ văn hóa Phật giáo 2010 hướng tới 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Giữa cái nắng gay gắt của buổi trưa xứ Huế, GS Cao Huy Thuần không chỉ đưa người nghe trở ngược lịch sử 7, 8 thế kỷ để cùng hồi tưởng về triều Trần - triều đại huy hoàng bậc nhất trong lịch sử, mà còn sang tận đất nước Nhật Bản xa xôi để làm phép so sánh, xem người Nhật đã chuyển hóa thiền Trung Hoa thành của báu của nước Nhật đã được cả thế giới công nhận là rất riêng như thế nào?, xem "Cái gì làm họ đã thành họ, xét cho kỹ, biết đâu ta sẽ thấy ra cái gì đã làm ta thành ta?".

Thứ Năm, 3 tháng 11, 2011

NGÀY 3 THÁNG 11 NĂM 2011

Tranh Luận Về Thế Kỷ Thái Bình Dương

Bạn đọc Dân Luận chuyển ngữ

Debating the Pacific Century
Bài viết này gồm của 4 nhà quan sát Chính Sách Ngoại Giao hàng đầu của Mỹ được Foreign Policy mời tham luận bài viết "Thế Kỷ Thái Bình Dương" của Bà Hillary Clinton. Mỗi bài viết có những nhận xét thật táo bạo, chính xác và hợp lý, hy vọng là Mỹ sẽ thực hiện bằng hành động thực tế sáng suốt để kiềm chế sự hung hãn của bọn bá chủ bành trướng Bắc Kinh. Xin tạm dịch và chia xẻ với bạn đọc Dân Luận.
FP - 14 tháng 10, 2011
Trong số báo Foreign Policy tháng Mười Một, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton lập luận rằng đây là thời gian để Mỹ di chuyển từ các cuộc chiến tranh tốn kém ở Trung Đông, và làm một "trục" chiến lược đến châu Á. FP mời bốn nhà quan sát bình luận việc tham gia ở vùng Viễn Đông của Bà Clinton.

Thứ Tư, 2 tháng 11, 2011

NGÀY 2 THÁNG 11 NĂM 2011

Bàn về “Tính Chính Thống” của một chế độ chính trị

LS. Tran Thanh Hiep




November 1, 2011


Nhân vụ một số nhà trí thức ở hải ngoại gửi Thư Ngỏ cho nhà cầm quyền trong nước
Bàn về “Tính Chính Thống” của một chế độ chính trị
Lời ghi chú cập nhật hóa của người viết :Trong những ngày gần đây, nhân việc một bản văn có nội dung chính trị mang tên “Thư Ngỏ của 36 nhà trí thức Việt Nam ở hải ngoại” liên quan tới tư cách và danh nghĩa cầm quyền của chế độ Hà Nội, một cuộc tranh luận ồn ào đã diễn ra trên nhiều diễn đàn của người Việt ở ngoài nước. Bài viết ngắn dưới đây là một đoạn “ghi chú” phụ đính một bài viết, của cùng tác giả, đăng trên Tập San Viễn Tượng Việt Nam, ấn hành tại Paris năm 2006, trong đó người viết đã nêu lên một số ý kiến sơ lược về vấn đề “Tính Chính Thống” của một chế độ chính trị. Ghi chú này đặc biệt quan tâm duyệt xét những khác biệt giữa những chữ “chính đáng”, “chính thống”, “hợp pháp” v.v…Nhận thấy những lời ghi chú kể trên hiện giờ vẫn còn tính thời sự cũng như những ích lợi thực tế để phân biệt sai đúng, phải trái, chính tà, người viết đã sửa chữa một vài điểm, đặt tựa đề mới và cho đăng lại như một góp phần nhỏ làm trong sáng thuật ngữ chính trị và luật học Việt Nam trong thời đại mới. Dịp này người viết xin được có lời kêu gọi sự thận trọng trong việc sử dụng trước công luận quyền tự do tư tưởng để lấy thái độ chính trị. Sự thận trọng này cũng còn cần phải được tôn trọng một cách nghiêm ngặt trong việc tranh luận về lập trường và thái độ chính trị. Không được vậy, sợ rằng vùng đất mới của người Việt ở hải ngoại sẽ lâm vào tình trạng hỗn loạn không thị phi, không kỷ cương làm ô nhiễm không gian xã hội văn minh tiến bộ Việt Nam được hình thành sau biến cố 1975, khi miền Nam Việt Nam rơi vào qũy đạo của độc tài toàn trị.


Trần Thanh Hiệp

Thứ Ba, 1 tháng 11, 2011

NGÀY 1 THÁNG 11 NĂM 2011

Quê hương có gì lạ không em?


September 29, 2011 By Alan Phan


...Sau cùng, tôi muốn nói với người bạn trẻ vừa quen qua Email, “Hãy quên đi những phân tích, lý luận, biện giải về quê hương. Em cứ nhìn vào tận đáy thẳm của tâm hồn và tự hỏi mình, trong những buổi chiều mưa xa xứ, có lúc nào em như người lính trẻ, nhớ về một hình bóng nào đó, và muốn hát trong màu hoa tím của ngày xưa.
“Áo anh sứt chỉ đường tà
Vợ anh chết sớm. mẹ già chưa khâu”.


Tôi tìm gì ở ngoài kia, nơi mà mọi người vẫn dùng những mỹ từ tuyệt nhất để gọi? Quê hương.
Trong số hàng trăm email tôi nhận mỗi tuần, một câu hỏi nhẹ nhàng chợt làm tôi liên tưởng đến chuyện ngày xưa của mình, “Em có nên về quê hương?”. Người viết là một sinh viên Việt Nam sắp tốt nghiệp MBA vào tháng 6 tới, có cơ hội để ở lại Mỹ, nhưng phân vân vì nghĩ là quê hương đang cần bàn tay khối óc của mình. Anh cũng nhận xét là cơ hội để tỏa sáng ở một ao hồ như Việt Nam cao và hấp dẫn hơn là làm một nhân viên trung bình tại biển lớn như xứ Mỹ.