Thứ Năm, 26 tháng 4, 2012

DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC MỚI LÀ VẤN ĐỀ

Doanh Nghiệp Nhà Nước Mới Là Vấn Đề

Vũ Hoàng & Nguyễn-Xuân Nghĩa,
RFA Ngày 120425

Doanh nghiệp Nhà nước trục lợi, gây lạm phát và cản trở cải cách



* AFP photo - Toàn cảnh phiên họp Thượng viện dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch
Amado Boudou về việc quốc hữu hóa tập đoàn dầu khí YPF hôm 25/4/2012 tại Buenos Aires.*


Gần như trong cùng một tuần, hai biến cố trái ngược từ hai lục địa khiến người ta tự hỏi về giá trị của các doanh nghiệp nhà nước. Ở giữa, có vấn đề nổi cộm về doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam và Trung Quốc. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu câu chuyện qua phần trao đổi sau đây của Vũ Hoàng cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do.


Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, Thứ Hai 16 vừa qua, các thị trường tài chính quốc tế đều xôn xao về việc Chính quyền Argentina quyết định quốc hữu hóa tập đoàn dầu khí lớn nhất xứ này là YPF khi đòi mua lại 51% phần vốn của tổ hợp Repsol của Tây Ban Nha trong tập đoàn. Gần như cùng lúc, Chính quyền Liên bang Nga cho biết là dù có bị trở ngại nhất thời, Nga vẫn tư nhân hoá một phần vốn của ngân hàng lớn nhất của Nga là Sberbank. Một bên thì muốn quốc hữu hóa để nhà nước nắm lấy một ngành sản xuất chiến lược, một bên lại muốn bán cổ thần cho tư nhân tham gia vào lĩnh vực cũng chiến lược không kém là ngân hàng.

Trong khi ấy, tại Việt Nam và Trung Quốc, giới chức kinh tế cũng đang nói đến yêu cầu cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước như các nhà nghiên cứu quốc tế và bản xứ đã từng khuyến cáo. Vì vậy, chương trình kỳ này của chúng ta sẽ đề cập đến vấn đề ấy, với một câu hỏi cụ thể về giá trị của hệ thống doanh nghiệp nhà nước trong công cuộc phát triển quốc gia. Ông nghĩ sao?

Thứ Tư, 25 tháng 4, 2012

NIỆM KHÚC

Niem Khuc - Une suite des pensées



Trang Sử Buồn



Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hoà - Quốc Hận 30/4/1975



Sau khi cưỡng chiếm Miền Nam, Công Sản không những trả thù người sống bằng cách bỏ tù khổ sai trên 500,000 Quân Dân Chính VNCH, làm nhiều người chết; họ còn trả thù người chết bằng cách đập bỏ Tượng An Nghỉ cũng như tàn phá mồ mả các Tử Sĩ của Nghĩa Trang Biên Hòa, gây nên cảnh tượng rất thê thảm cho Nghĩa Trang này

Thứ Ba, 24 tháng 4, 2012

MỖI NĂM CỨ ĐẾN NGÀY OAN TRÁI

Đêm Việt Nam (Hà Thúc Sinh) - Vietnam War



BOAT PEOPLE - THUYỀN NHÂN



Death Tolls and Casualty Statistics Vietnam - Vietnamese Boat People

Vietnam, post-war Communist regime (1975 et seq.): 430 000
• Jacqueline Desbarats and Karl Jackson ("Vietnam 1975-1982: The Cruel Peace", in The Washington Quarterly, Fall 1985) estimated that there had been around 65,000 executions. This number is repeated in the Sept. 1985 Dept. of State Bulletin article on Vietnam.
• Orange County Register (29 April 2001): 1 million sent to camps and 165,000 died.
• Northwest Asian Weekly (5 July 1996): 150,000-175,000 camp prisoners unaccounted for.
• Estimates for the number of Boat People who died:
o Elizabeth Becker (When the War Was Over, 1986) cites the UN High Commissioner on Refugees: 250,000 boat people died at sea; 929,600 reached asylum
o The 20 July 1986 San Diego Union-Tribune cites the UN Refugee Commission: 200,000 to 250,000 boat people had died at sea since 1975.
o The 3 Aug. 1979 Washington Post cites the Australian immigration minister's estimate that 200,000 refugees had died at sea since 1975.
 Also: "Some estimates have said that around half of those who set out do not survive."
o The 1991 Information Please Almanac cites unspecified "US Officials" that 100,000 boat people died fleeing Vietnam.
o Encarta estimates that 0.5M fled, and 10-15% died, for a death toll of 50-75,000.
o Nayan Chanda, Brother Enemy (1986): ¼M Chinese refugees in two years, 30,000 to 40,000 of whom died at sea. (These numbers also repeated by Marilyn Young, The Vietnam Wars: 1945-1990 (1991))
• Rummel
o Vietnamese democide: 1,040,000 (1975-87)
 Executions: 100,000
 Camp Deaths: 95,000
 Forced Labor: 48,000
 Democides in Cambodia: 460,000
 Democides in Laos: 87,000
 Vietnamese Boat People: 500,000 deaths (50% not blamed on the Vietnamese goverment)
Vietnamese Boat People fleeing Viet Nam after 1975 through 2005. About 500000 to 600000 boat people perished at sea.
http://www.vnbp.org/vietnamese/memorial/monuments/geneva/index.htm
http://www.vnbp.org/vietnamese/memorial/monuments/bidong/index.htm
http://www.vnbp.org/vietnamese/memorial/monuments/galang/index.htm
.They encounter pirates and other hardship at sea. Over 50% About 1 Million of them DIED and never made it to shore and died in refugees camps

If life in Vietnam was unbearable, life on the South China Sea was even worse.People escape from Vietnam,attack by pirates and miraculous arrival at some refugee camp.
Refugees faced a host of perils: typhoons, overcrowded and often leaky boats, a lack of navigational tools, brutal pirates, starvation, dehydration and illness. An estimated half of the boat people perished at sea.
That's 500,000 to 600,000 human lives.

Humanitarian aid organizations claimed that South Asian governments allowed the piracy to continue as a deterrent to refugees.
No South Asian country would accept the refugees, many fearing that the influx was a Chinese or Vietnamese plot to upset the racial balance in Asia. The tragedy of so many people with nowhere to go brought the world's attention to the plight of the Vietnamese boat people.
Nobody forgets the evil of communist bastards, nobody believes it is over for good...

AUDIO trong Video Clip này trích một phần trong AUDIO ( Vượt qua )

LINK AUDIO nghe trọn câu truyện:

http://baovecovang.wordpress.com/2009/07/29/audio-v%C6%B0%E1%BB%A3t-qua

MỖI NĂM CỨ ĐẾN NGÀY OAN TRÁI

https://docs.google.com/file/d/1gRhOFW3GLOJDB_-nPKTXqx-i_cRu3Lk2G2X4VlmogcRfBYb3eXTFDJs1W_gs/edit

DINH ĐỘC LẬP. NGÀY THÁNG ĐỢI CHỜ

https://docs.google.com/file/d/1XIk-dBGZNRyjGSZ-St47kcsKzcGqMxLpRfseIvdepmHtinXCaFOaJTH_lBSb/edit

WALL STREET JOURNAL VIẾT VỀ VỤ ÁN ĐIẾU CÀY


https://docs.google.com/file/d/1bfOKbJfSzyWpi1c_RV2hgG9su4OHD-4esnz68VwCotvph0ssqyeaqNflW04K/edit



Thứ Hai, 23 tháng 4, 2012

DƯƠNG VĂN MINH VÀO GIỜ THỨ 25

Bản Tin Tức Cuối Cùng Của Đài Phát Thanh Sàigòn Tháng 4-1975



Sàigòn! Tạm Biệt Em



Trọng Đạt: Dương Văn Minh Vào Giờ Thứ 25.

 

on April 23, 2012

Giải pháp cuối cùng.

Ông Thiệu từ chức ngày 21-4-1975, khoảng bốn năm ngày sau báo chí Sài Gòn đăng tin hai ông Thiệu, Khiêm ra đi tại phi trường Tân Sơn Nhất trước sự căm phẫn của mọi người.
Phó Tổng thống Trần Văn Hương lên thay TT Thiệu được bốn, năm ngày bèn ngỏ lời với đồng bào về hiện tình đất nước trên đài phát thanh Sài Gòn, bằng giọng sướt mướt, thở than, đau khổ, ông vừa nói vừa khóc.
“Tôi xin nói thiệt với đồng bào, tình hình hiện nay vô cùng bi đát… Đồng bào cũng đã biết các vùng Một vùng Hai miền Trung đã hoàn toàn tan rã, vùng Ba, vùng Bốn cũng nay cũng đã bị nhiều sứt mẻ. Rồi nay mai đây những trận đánh sấm sét sẽ đổ xuống đây và rồi Thủ đô Sài Gòn này sẽ thành cái núi xương sông máu. Tôi đã nghĩ đến cái cảnh núi xương sống máu ấy và đã bàn với anh Dương văn Minh, tôi có nói với ảnh như vầy “Bây giờ tôi bàn giao chính quyền cho anh, nhưng bàn giao để anh tìm cái giải pháp hòa bình cho đất nước chứ bàn giao cho anh để anh đầu hàng thì bàn giao làm gì. Hở trời!”

Thứ Bảy, 21 tháng 4, 2012

NẠN BUÔN PHỤ NỮ VÀ TRẺ EM LÀM NÔ LỆ TÌNH DỤC Ở VIỆT NAM

Những Vấn Đề Việt Nam: Việt Nam và Cộng Đồng Thế Giới - Phần 1



Việt Nam và Cộng Đồng Thế Giới - Phần 2



Tiec Thuong -Anh Bang -Cao Tan- Ta Ao Xanh-NH



Nạn Buôn Phụ Nữ Và Trẻ Em Làm Nô Lệ Tình Dục Ở VN

(Kính tặng độc giả Việt Báo: Họa sĩ Lương Trường Thọ * Đặng Quốc Trinh, nguyên GS Trung Học Trần Quốc Toản*Thủ Đức.”

1* Mở bài

Năm 2004, cảnh sát Campuchia cho biết, ước tính có 50,000 bé gái bị bán vào các nhà chứa của nước nầy. Tổ chức Nhân Quyền Thế Giới và Quỹ Nhi Đồng LHQ (UNICEF) ước tính 1/3 con số đó, là trẻ em Việt Nam bị bán qua làm nô lệ tình dục.

Trước hết, Việt Nam là nguồn cung cấp phụ nữ và trẻ em bị bán ra nước ngoài để bị bóc lột tình dục và cưỡng bức lao động.

Phụ nữ và trẻ em Việt Nam bị bán sang Campuchia, Trung Cộng, Thái Lan, Malaysia, Macau để bị bóc lột tình dục.

Một vài định nghĩa.

Buôn người (Human trafficking)

Buôn người là một hành động thương mại bất hợp pháp, nhằm mục đích thu lợi bất chính. Nạn nhân thường là phụ nữ và trẻ em bị lạm dụng tình dục hay lao động cưỡng bức, là một dạng nô lệ thời hiện đại.

Nô lệ tình dục (Sexual Slavery)

Nô lệ tình dục là việc cưỡng bức có tổ chức của những cá nhân hay nhóm người, bắt buộc phụ nữ hay trẻ em phải thực hiện hành vi tình dục ngoài ý chí và ý muốn của họ. Đó là những người có thân phận bị lệ thuộc vào người khác như là một nô lệ, thường bị cưỡng bức tình dục hoặc hoạt động mãi dâm.

Thứ Sáu, 20 tháng 4, 2012

PHỤC HỒI DANH DỰ QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HÒA.

Tiết Mục Đặc Biệt Nhân kỷ Niệm Ngày 30 tháng tư - Phục hồi danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - Phần 1



Tiết Mục Đặc Biệt Nhân kỷ Niệm Ngày 30 tháng tư - Phục hồi danh dự của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa - Phần 2




Mời đọc thêm:

BẠC LAI HY VIÊT NAM.
THĂNG la. YẾN tử.
RỐI LOẠN CUNG ĐÌNH


https://docs.google.com/file/d/1YyPW4OZsd5MJ0gYL0jLPNVja5Iqb-qsOtfJ9zGPd7B5dyBLna3tDx5MnCaZN/edit


Bạc Hy Lai Trong Sa Lậu

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Ngày 120420

"Đồng thuận Bắc Kinh" bỗng rung rinh vì Trùng Khánh....




* Tuyên thệ trung thành hay huơ quyền thách đảng? *



Như dòng cát chảy trong cái bình đồng hồ, mà dân Tầu gọi là "sa lậu", vụ án Trùng Khánh - hay chuyện Bạc Hy Lai ngã ngựa và bà vợ là Cốc Khai Lai có khi vào tù - tiếp tục nhỏ xuống và tràn ra những tin ghê người về sự nghiệp và hành vi của cựu Bí thư Trùng Khánh cùng gia đình.

Tuần trước, trong bài "Trùng Khánh Trùng Trùng" cột báo này đã trình bày bối cảnh của nội vụ và suy đoán về lý do thật khiến Bạc Hy Lai bay chức Bí thư Trùng Khánh rồi bị đuổi khỏi Bộ Chính trị cùng Ban Chấp hành Trung ương đảng Khoá 17. Lý do thật là sự chọn lựa sinh tử của đảng Cộng sản Trung Hoa về chiều hướng lãnh đạo trong tương lai. Chuyện ấy nay đã rõ.

Nhiều dịp trước đấy, người viết cũng giới thiệu và phê bình mô hình phát triển của thành phố Trùng Khánh, có thời xem là mẫu mực và còn được sáu trong chín Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị ngợi khen. Nó giúp Bạc Hy Lai trở thành khuôn mặt sáng của thế hệ lãnh đạo thứ năm, sẽ thăng quan tiến chức trong Đại hội 18 sắp tới.

Chuyện ấy cũng đã xong khi lãnh đạo Bắc Kinh đang cho điều tra lại tình trạng tham ô và nợ nần của Trùng Khánh lẫn hành tung của Bạc Hy Lai từ khi còn là Bí thư tỉnh Liêu Ninh hiu quạnh rồi Bộ trưởng Thương mại rất nổi cộm.

Nhưng, ngoài các chi tiết hấp dẫn được phanh phui gần như mỗi ngày, người ta còn cần nhìn ra nhiều chứng tật bẩm sinh của mô thức chính trị Trung Quốc mà bên ngoài gọi là "Đồng thuận Bắc Kinh", hay "Beijing Consensus". Từ nguyên thủy, xin nhắc lại rằng đó là một chữ do doanh nghiệp du thuyết – chuyên về "lobby" – của Henry Kissinger đặt ra từ năm 2004 với dụng ý ngợi khen và gây ấn tượng tốt đẹp về mô thức Trung Quốc so với các mô thức khác.

Thứ Năm, 19 tháng 4, 2012

TẠI SAO MỸ CẦN ĐÀI LOAN? THE DIPLOMAT

FALL OF SAIGON 1975

http://www.flickr.com/photos/13476480@N07/sets/72157621997665628/

Honoring the 35th Anniversary of April 30, 1975 Celebrating Freedom in America

(USS Midway mở khu triển lãm vĩnh viễn về cuộc di tản năm 1975)


http://www.midway.org/OFW

Thơ & Nhạc : Nguyễn Đình Toàn và ký ức ngày 30 tháng tư trong thơ nhạc - Phần 1



Thơ & Nhạc - Nguyễn Đình Toàn và ký ức ngày 30 tháng tư trong thơ nhạc - Phần 2




TẠI SAO MỸ CẦN ĐÀI LOAN. THE DIPLOMAT


https://docs.google.com/file/d/1DxrbHfuUHH6mxF7RmnITyOHxfPwPH2bU80Uvct5r0D5paNaDL5yM1h-UwnsV/edit?pli=1

CON HỔ KHỦNG KHIẾP. FOREINGPOLICY

https://docs.google.com/file/d/1Kab3COI6DJVJV4FTA5V_a42uWVb1F2KHJByqvcWMMLTV9LgUhU8rqC8GuRIJ/edit

Thứ Tư, 18 tháng 4, 2012

THƯA CÔ - EM CŨNG MUỐN TIN NHƯNG KHÔNG THỂ.

THƯA CÔ – EM CŨNG MUỐN TIN NHƯNG KHÔNG THỂ. LÊ VŨ CÁT ĐẰNG


https://docs.google.com/file/d/1qpUMmDVP50RkpQBb9IgUDs_6KyHzYCpbkSDDHWQzns7zNmMoVnUjey6yVYyN/edit?pli=1


TÂN CHÍNH KHÍ CA. TRẦN GIA PHỤNG

https://docs.google.com/file/d/1UFMJMCcEEryfmr2rlP79mI8CLX-VQND26dqDM71u21sZMLFo26Eho-fdAtXb/edit

HÌNH ẢNH THÁNG 3 VÀ THÁNG 4 NĂM 1975

https://docs.google.com/file/d/1hAc1WVRFcuy65soy-bl0l2q98f0H0aUxO0kDdWZ_MM5FwY7Glix81AI7Wita/edit


ĐỌC NHỮNG DÒNG NHẬT KÝ TỪ 1 THÁNG NĂM 1974


https://docs.google.com/file/d/1WfT6xXmbOpf1_8rf2toC9Jak51rlevSCb1okQJD1MMGo32rwpsEsPYIgdCXB/edit

30-4 AI BUỒN HƠN AI?

https://docs.google.com/file/d/18l3cj5BiG1zzVtn8rYa4NvJmXbaLDVExi5hZQiTRUUkbQCnPWFTETFQQbvAp/edit


..Những nhà tư bản, những địa chủ Miền Nam, dù có bóc lột cũng chưa tàn ác, vô luân bằng đảng cướp Cộng Sản. Đảng CSVN tồn tại tám chục năm là điều quá nghịch lý đến khó hiểu, 30/4/1975 nói rằng Miền Bắc vui cũng không đúng, bởi lẽ chính quyền sơ hở dân vượt tuyến trốn vào Nam, từ lâu người dân mong mỏi Miền Nam giải phóng cho họ, ngờ đâu một nghịch cảnh đen ngòm cho cả nước. 30/4 những kẻ cướp và hôi được của phải vui thôi. Thời chiến tranh một cái đồn của VNCH bị thất thủ, người ta bồng bế nhau chạy trốn CS. Ngày Thủ Đô Sài Gòn lọt vào tay giặc, cả nước vượt biên, vượt biển. Lịch sử cổ kim chưa từng có, nước mất nhà tan. Ai vui?

Ngày đảng Cộng Sản Việt Nam, đền tội trước Quốc Dân Đồng Bào, đích thực đó là ngày vui.//


Thứ Ba, 17 tháng 4, 2012

MÙA HÈ ĐỎ LỬA 1972

Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - DVD 1 - Đại Lộ Kinh Hoàng



Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - DVD 2 - Trận Thư Hùng Nam - Bắc



Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - DVD 3 - Vị Tổng Tư Lệnh




Quảng Trị - Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 - DVD 4 - Người Lính Năm Xưa



Thứ Sáu, 13 tháng 4, 2012

LƯU VỰC SÔNG MEKONG. ĐỊA BÀN THÁCH ĐỐ CỦA HOA KỲ

Secretary Clinton Delivers Remarks on U.S. Strategy in the Asia-Pacific




Lưu Vực Sông Mekong Địa Bàn Thách Đố Của Hoa Kỳ

04/13/2012
Tác giả : Ngô Thế Vinh

Gửi Nhóm Bạn Cửu Long & VN 2020 Mekong Group

“Hoa Kỳ trở lại Đông Nam Á. Tổng Thống Obama và tôi tin rằng khu vực này là thiết yếu cho tiến trình toàn cầu, cho hòa bình và thịnh vượng và chúng tôi mở rộng cam kết với các thành viên thuộc Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á trên mọi thách đố trong tương lai.” Ngoại trưởng Hillary Clinton, ASEAN Summit 07/ 28/ 2009.

“Hoa Kỳ và cộng đồng thế giới có một cam kết chiến lược và nghĩa vụ tinh thần nhằm bảo vệ sức khỏe và an sinh của cư dân sống phụ thuộc vào con Sông Mekong với nguồn tài nguyên và nếp sống của họ.” Thượng nghị sĩ Jim Webbs Press Releases 12/ 08/ 2011.

Thứ Năm, 12 tháng 4, 2012

PENTAGON PAPERS

Người đi người về


Ngày 30 tháng tư năm 1975 chiến tranh kết thúc, chấm dứt Nam - Bắc phân tranh, một cuộc chiến gây nhiều tranh cãi vì tên gọi của nó và dường như cho đến ngày hôm nay vẫn chưa thống nhất tên gọi cho cuộc chiến hai mươi năm, 1954 – 1975 đẫm máu này. Người cho là nội chiến, người bảo là chiến tranh ý thức hệ, người dè dặt nói cuộc chiến tự vệ, người hùng hổ tuyên bố cuộc chiến thần thánh chống Mỹ cứu nước!

Cũng kể từ một ngày của năm 1975 đã có hàng chục vạn người Việt Nam vượt biên, vượt biển bỏ nước ra đi, kéo dài theo nhiều năm sau đó, con số lên đến hàng triệu người bằng nhiều phương tiện thô sơ của ghe, thuyền nhỏ bé mong manh vượt đại dương, đến đôi chân thiếu ăn ốm đói băng rừng vượt suối tìm về miền đất hứa của tự do và đoàn người tội nghiệp đó đã bị chính quyền “nhân danh” cách mạng phỉ báng, nhục mạ là phản quốc, đĩ điếm ma cô, tay sai, lười lao động chạy theo kiếm bơ thừa sữa cặn của đế quốc Mỹ... cùng nhiều từ ngữ hằn học, hận thù khác.

Cho đến hôm nay gần bốn mươi năm được “đảng, nhà nước” gọi là giải phóng, là hòa bình thống nhất đất nước, với danh xưng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam liên tục tuyên bố thắng lợi, thành công này đến thắng lợi, thành công khác, nào là xây dựng xã hội ưu việt, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, một chế độ tốt đẹp, nhân quyền được thực thi trong thực tế, tự do dân chủ vạn lần hơn! Thế nhưng, hiện nay vẫn còn người mưu tìm đường bỏ nước ra đi, rời xa nơi chốn nuôi mình khôn lớn? Người đi qua đường hôn nhân “thật lẫn giả”, người đi làm cô dâu nước ngoài, người đi xuất khẩu lao động, đi du lịch tìm cơ hội trốn ở lại và con cháu quan chức nhà nước, đại gia đỏ đi du học, không muốn quay về, muốn ở lại các nước tự do, tư bản giãy chết... ngày càng đông và rất phổ biến!

Nhớ lại mấy chục năm trước trong thời gian sôi động của vượt biên, vượt biển, nhiều người rỉ tai nhau “cây cột đèn có chân nó cũng đi” nghĩa là không còn ai tha thiết ở lại. Vậy mà vẫn có những con người kiêu hùng, bất khuất biểu hiện thái độ không tầm thường, đã đến bến bờ tư do, được hưởng “bơ thừa sữa cặn” lại vượt biên, vượt biển “ngược” trở về quê hương qua nhiều đợt, nhiều tổ chức đấu tranh khác nhau, chuyển lửa niềm tin và hy vọng cho những người còn ở lại. Những con người bình thường nhưng có hành động phi thường đã trả giá cho khát vọng tự do của dân tộc bằng máu, bằng mạng sống của chính mình như Trần Văn Bá, Hồ Thái Bạch, Lê Quốc Quân (em Lê Quốc Túy), Hoàng Cơ Minh, Lê Hồng, Dương Văn Tư, Võ Hoàng (nhà văn đi kháng chiến) Nguyễn Văn Lộc, Vũ Hoài Khôi... hay chung thân khổ sai hoặc nhiều năm tù trong các trại tù khắc nghiệt dã man của cộng sản như Nguyễn Hữu Cầu, Nguyễn Văn Trại (chết trong tù), Trương Văn Sương (tù chung thân và chết trong tù), Võ Đại Tôn...V.V..

Đến hôm nay, hàng triệu người bỏ nước ra đi năm xưa đem mạng sống mình đổi lấy tự do đa số đã ổn định cuộc sống nơi xứ người, con cái đã thành đạt và cái quý nhất là tự do, họ đã được hưởng nhiều hơn mong đợi. Với điều kiện sống tốt như thế, họ có thể an nhiên, nhắm mắt bịt tai thụ hưởng những gì mình có được, không cần nghe, không cần nhớ, không cần biết đến bên kia bờ đại dương có một nước Việt Nam hình cong chữ S, từ Ải Nam Quan đến mủi Cà Mau có người thân yêu, có bạn bè, có đồng bào ruột thịt, vẫn còn quằn mình cam chịu cảnh bất công, độc tài áp bức của bạo quyền cộng sản.

Nhưng không họ không quên, họ vẫn nhớ giòng sông nhỏ cây cầu tre lắt lẻo gập ghềnh khó đi, có bà mẹ quê một nắng hai sương với gánh hàng rong trĩu nặng hai đầu như gánh cả quê hương... Có một cái gì đó rất thiêng liêng kết dính vào hai chữ Việt Nam để những người con xa quê, lưu lạc bốn phương trời vẫn cảm thấy nhói đau khi đồng bào bị cướp đất, cướp nhà cách bất công, vẫn dâng trào phẫn nộ khi chủ nhân nước ngoài “vào nhà” xúc phạm, sỉ nhục dân tộc Việt Nam, vẫn sục sôi căm giận đảng cộng sản Việt Nam yếu hèn nhượng bán đất, biển, đảo cho giặc thù phương Bắc.

Hàng hàng, lớp lớp người bỏ nước ra đi năm xưa, số đông cá nhân thầm lặng, sống nhẫn nhục xây dựng tương lai trên quê hương thứ hai, nhưng không thiếu tình yêu thương đồng bào, trong lòng ngập tràn tình yêu nước nồng nàn bỏng cháy và không ngần ngại lên tiếng khi Tổ Quốc lâm nguy.

Trong thời gian dài không ngưng nghỉ có trên ba mươi năm đã có nhiều người về thầm lặng đóng góp phần nhỏ của mình cho quê hương qua nhiều cách khác nhau. Điển hình cho lớp người thầm lặng đó, gần đây có gia đình gồm bà mẹ cùng hai cô con gái sống ở Đức Quốc, bạn thanh niên sống ở Hoa Kỳ và một số người sống khắp nơi trên thế giới tự do đã trở về sát cánh cùng đồng bào mình xuống đường bày tỏ lòng yêu nước. Những cá nhân yêu nước thầm lặng này đã bay nửa vòng trái đất về Hà Nội, Sài Gòn để góp mặt, góp phần nhỏ của mình cùng những người yêu nước xuống đường biểu tình chống Trung Quốc bành trướng, xâm chiếm biển đảo Việt Nam trong những ngày Chủ nhật rực lửa đấu tranh.

Thế gia đình “Việt kiều” ở Đức và bạn thanh niên ở Hoa Kỳ điển hình có như bộ máy tuyên truyền gán ghép, như nhà nước từng gán ghép những người không chấp nhận chế độ cai trị bạo ngược cộng sản, là thành phần “phản động”, “thế lực thù địch” mang nặng lòng thù hận muốn lật đổ nhà nước, dựng lại nước Việt Nam Cộng Hòa để trả thù, để kiếm chức kiếm quyền, cướp quyền cộng sản cai trị Việt Nam? Chắc chắn gia đình Việt kiều Đức và bạn thanh niên kia, thậm chí những cá nhân đã từng góp phần xương máu, phục vụ, sống trong chế độ Việt Nam Cộng Hòa không có tham vọng đó, vì họ biết mình là ai, làm được gì cho con người, đất nước Việt Nam hôm nay!

Lời nói đó của nhà nước cộng sản Việt Nam mới thật sự là vu khống nói xấu, là xuyên tạc bịa đặt bởi những người đã được sống trong các nước dân chủ văn minh thượng tôn luật pháp. Họ có tất cả, từ cơm ăn áo mặc, tự do dân chủ đến nhân phẩm, nhân quyền đều được tôn trọng, bảo vệ. Họ không có nhu cầu nào khác để đấu tranh, ngoài tình yêu nước và tình nghĩa đồng bào còn ở lại. Họ lên tiếng vì trong lòng của người con Việt Nam xa xứ còn có đồng bào, có quê hương Việt Nam mến yêu nằm bên kia biển. Họ đấu tranh miệt mài vì đồng bào của mình chưa được hưởng những quyền tự do căn bản, chưa được hưởng quyền làm người mà những con người trong đó có họ, ở các nước dân chủ được hưởng. Họ đấu tranh xây dựng nền tảng dân chủ cho đất nuớc, cho dân tộc trường tồn chứ không đấu tranh cho tham vọng cá nhân, nếu có chỉ là số nhỏ không đáng quan tâm. Lẽ khác, họ biết trong thể chế chính trị dân chủ tham vọng cá nhân không thể muốn là được, không thể muốn làm gì thì làm, mọi chức vụ, quyền hạn đều theo luật pháp, theo bầu cử tự do có giám sát, theo ý chí, nguyện vọng của toàn dân và không ai có thể đứng trên hoặc đứng ngoài nó.

Tất cả những điều mà “chính quyền cách mạng” tuyên truyền giáo dục lớp người sinh ra lớn lên sau cuộc chiến Bắc-Nam, về những người bỏ nước ra đi, về chế độ tay sai, ngụy quân ngụy quyền xấu xa ở miền Nam dần lộ rõ, nhờ kỹ thuật thông tin hiện đại nên người dân tiếp cận được nhiều nguồn thông tin và cũng từ đó người ở lại bắt đầu hiểu được tấm lòng của người gạt nước mắt bỏ nước ra đi năm xưa, họ bị phỉ báng, nhục mạ “phản động, phản quốc, tay sai, bán nước”. Giờ người dân đã hiểu ai phản động, phản quốc, tay sai, bán nước?

Giờ đây trên dưới bốn mươi năm năm trôi qua có người đi có người về, có người về trong tổ chức đấu tranh chuyên nghiệp cũng có người về với tình yêu nước nồng nàn tự phát từ con tim chân chính, người về có nhiều cá nhân có tên tuổi đi vào lịch sử cũng không ít người dũng cảm vô danh đã âm thầm nằm xuống vĩnh viễn cho đất mẹ hồi sinh.

Ngày nay trong thời khắc dầu sôi lửa bỏng của tổ quốc, những người con hào hùng, dũng cảm ở lại, đứng lên vượt qua nỗi sợ hãi xuống đường lên tiếng cảnh báo hiểm họa ngoại xâm. Bên cạnh đó, cũng đã có con, cháu lớp người ra đi năm xưa không kiêng dè bảo lửa, trở về tiếp sức.

Người về như lời khẳng định những người con lưu lạc khắp nơi trên thế giới luôn dõi theo, luôn đồng hành, luôn đứng bên cạnh những người con yêu nước dũng cảm còn ở lại đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ, nhân quyền. Người về để làm nhân chứng sống cho sự thật lịch sử ai phản động phản quốc, ai tay sai bán nước? Người về để tiếp lửa đấu tranh cho trái tim yêu nước rực sáng niềm tin cho một tương lai tươi sáng trong lòng những người con đất Việt còn mang hồn Việt.

Le Nguyen

Pentagon Papers

http://www.archives.gov/research/pentagon-papers/

All files in the "Title" column are in PDF format.
Due to the large file sizes, we recommend that you save them
rather than try to open them directly.

... Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ thì thiệt hại rất nặng nề. Làm bạn với Hoa Kỳ thì phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân mình thì có ngày vì quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay thì đau lòng vô cùng. Trở lại vấn đề Biển Đông, chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đã có một thỏa thuận ngầm gì ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Phòng của Trung Cộng là Trì Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hãy chia đôi Thái Bình Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ. Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước thì mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./.

Sau 40 Năm Bí Mật




Đầu mùa hè năm 2011, thế giới lên cơn sốt về việc Trung Cộng tạo căng thẳng ở Biển Đông thì ai nấy đều ngóng trông nơi Hoa Kỳ với niềm hy vọng Hoa Kỳ sẽ là cứu tinh giúp họ đối phó với mộng bành trướng của Trung Cộng. Nhưng ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho giải tỏa (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của nhiều người nơi Hoa Kỳ tan thành mây khói. Sau đó, National Security Archive ở George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiều người nhìn ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đã bán đứng Việt Nam Cộng Hòa và Đài Loan để đổi lấy sự làm hòa và giao thương với Trung Cộng.

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2012

TIẾNG NÓI BẤT KHUẤT TỪ VIỆT NAM

http://www.youtube.com/watch?v=zDAzQNEixlM&list=PL95BE66B7A635C563&feature=mh_lolz



13:54
Tiếng Nói Bất Khuất từ Việt Nam (1)
17:33 Ngày 10 tháng 04 năm 2012



10:34
Tiếng Nói Bất Khuất từ Việt Nam (2)
18:06 Ngày 10 tháng 04 năm 2012





13:44
Tiếng Nói Bất Khuất từ Việt Nam (3)



14:48
Tiếng Nói Bất Khuất từ Việt Nam (4)



15:27
Tiếng Nói Bất Khuất từ Việt Nam (5)



14:51
Tiếng Nói Bất Khuất từ Việt Nam (6)




13:56
Tiếng Nói Bất Khuất từ Việt Nam (7)




1.
14:31
Tiếng Nói Bất Khuất từ Việt Nam (8)



21:31 Ngày 10 tháng 04 năm 2012

Tháng Tư Đen 2012: Nhớ về Bình Long Anh Dũng 1972


(04/07/2012)

Giao Chỉ, San Jose

Xin hân hạnh giới thiệu với quí vị bộ phim DVD Bình Long Anh Dũng đã thực sự hoàn tất sau 2 lần sửa chữa. Xin cáo lỗi với 400 chiến hữu đặt mua Bình Long 3 tháng mà vẫn chưa vào được An Lộc…

Lời mở đầu.

Sau những phim “Chân Dung người Lính,” “ Quảng Trị mùa Hè,” “ Lịch sử ngàn người viết,” “35 năm nhìn lại” do Dân Sinh Media thực hiện, bây giờ chúng tôi xin giới thiệu phim ảnh về chiến sự An Lộc.

Chúng ta đã trải qua vừa đúng 4 thập niên, tài liệu về phim ảnh vốn đã thiếu thốn lại còn thất lạc và mờ nhạt. Các nhân chứng không còn hiện diện. Vì vậy chúng tôi cố gắng tối đa để xử dụng những thước phim quý giá nhất còn tìm được và phỏng vấn những nhân chứng còn liên lạc được.

Chắc chắn một bộ DVD chưa thể hiện được tất cả mọi khía cạnh của cuộc chiến với sự tham dự của hàng ngàn chiến binh nhiều quân binh chủng, Nhưng chúng tôi may mắn có được tài liệu gốc từ trung tâm quốc gia điện ảnh Việt Nam trước 75. Với khả năng vẫn còn giới hạn, chúng tôi chắc chắn rằng đã nỗ lực thực hiện một tài liệu có giá trị xứng đáng với đề tài chiến sử An lộc.

Tài liệu này chính là một sản phẩm phát hành để yểm trợ cho viện bảo tàng Việt Nam vốn là một biểu tượng xây dựng nhịp cầu văn hóa với nước Mỹ, là thông điệp lịch sử dành cho thế hệ tương lai. Và quan trọng nhất đây là một thách đố đối với cộng sản Việt Nam. Bây giờ là năm 2012, bốn mươi năm sau cuộc chiến mùa hè 72 xin quý vị cùng chúng tôi, lấy tro tàn An Lộc để viết chiến sử Bình Long. Trong chiến tranh Việt Nam chúng ta phải có 4 bộ phim tài liệu cần thực hiện. Quảng Trị mùa hè, Bình Long Anh Dũng, Mậu Thân oan trái, và Nước mắt 75. Sau Quảng Trị, bây giờ là Bình Long. Xin trân trọng gửi đến quý vị, cùng tấm lòng chân thành tưởng niệm quân dân miền Nam đã hy sinh trong trận chiến khốc liệt kéo dài suốt 93 ngày từ 4/4/ đến 7/7-1972 để Bình Long trở thành Bình Long Anh Dũng.

Sau đây là phần giới thiệu sơ lược những đoạn chính:

Bình Long miền đất quê hương .

Ngày xưa thị trấn Hớn Quản là một vùng gíáp ranh biên giới Cam Bốt với nhiều đồn điền cao su và thuộc về lãnh thổ Thủ Đầu Một. Bắt đầu từ thời Việt Nam Cộng Hòa, tỉnh Bình Long được thành lập với 3 quận Chân Thành, Hớn Quản và Lộc Ninh chạy dài theo hướng Nam Bắc trên quốc lộ 13 đến vùng biên giới. Sau đó quận Hớn Quản đổi tên thành An Lộc và trở thành thủ phủ của Bình Long. Vào thời gian trận An Lộc bắt đầu, thị xã này có 25 ngàn người trên tổng số 65 ngàn dân của toàn thể Bình Long.

Cho đến tháng 3-1972 An Lộc vẫn còn là thành phố bình yên giữa các mặt trận sôi động tại miền đông từ Bà Đen đến Bình Giả. Đặc biệt là vùng đất tranh chấp ngày đêm tại Củ Chi, Hậu Nghĩa. Bình Long cũng không phải là vùng chiến sự triền miên như Kon Tum, Quảng trị. Không ai biết rằng một sớm một chiều An Lộc sẽ trở thành bình địa. Không ai biết rằng cộng quân đã có lúc chiếm hơn phân nửa thị xã. Nhưng ngày nay dấu vết của cuộc chiến chẳng còn tìm thấy tại An Lộc. Khu nghĩa trang nổi tiếng của biệt kích dù hoàn toàn biến mất. Ai là người đã từng nhỏ lệ khóc cho biệt kích dù vị quốc vong thân. Các khu nghĩa địa của chiến binh Việt Nam Cộng Hòa vừa chiến đấu vừa chôn cất chiến hữu ngay tại chiến trường ngày nay cũng chẳng còn tìm thấy.




Từ trái: Đại tá Hồ Ngọc Cẩn, tác phẩm chân dung sơn dầu và chuần tướng thiết giáp Trương Hữu Đức (1964).
Trong khi tiếng súng còn vang dậy, quân dân An Lộc giữa vòng vây đã phải đào hố chôn tập thể hàng ngàn xác chết không toàn thây vì pháo kích của cộng quân. Đa số là xác dân chúng, một số nhỏ là chiến binh của ta và có cả xác bộ đội. Ngày nay trên 4 khu mộ tập thể tại An lộc, chính quyền cộng sản làm bảng tưởng niệm ghi rằng.

Đây là mộ 3000 nhân dân An Lộc chết vì bom đạn của Mỹ Ngụy.

Chính vì những xuyên tạc lịch sử như thế mà DVD Bình Long anh dũng phải ra đời. Nếu hỏi rằng dấu vết quê hương Bình Long một thời oanh liệt nay còn ở đâu. Xin thưa rằng, Bình Long ngày nay chỉ còn vương theo bước chân lưu vong của hàng ngàn con dân trên khắp nẻo đường thế giới.
Và DVD Bình Long Anh Dũng là một di sản đóng góp vào hành trang lịch sử của mỗi gia đình. Ghi dấu gian truân của người Lộc Ninh, An Lộc, Chân Thành đã trải qua cơn binh lửa kinh hoàng vào hậu bán thế kỷ thứ 20.

Đường vào An Lộc.

Khi An Lộc bị tấn công, các đơn vị Việt Nam Cộng Hòa tại miền Đông với sư đòan 5, và 18 của quân đoàn 3 đã hết sức chống trả. Quân tổng trừ bị nhẩy dù, biệt động quân và biệt kích dù đã vào cứu An Lộc. Tiếp theo những người lính của miền sông nước Cửu Long cũng kéo về cứu An Lộc. Họ đeo huy hiệu của SĐ 21 Hậu Giang và SĐ 9 Tiền Giang. Một cuộc chuyển quân khẩn cấp đã được Bộ TTM/ Tổng cục tiếp vận điều động. Các trung đoàn từ Cà Mau, Chương Thiện tập trung về Bạc Liêu, và Sóc Trăng để cùng bộ tư lệnh sư đoàn 21 lên đường. Từ Sa Đéc trung đoàn 15 của sư đoàn 9 ra đi. 12 ngàn quân đi xe trên quốc lộ trong 3 ngày để đến điểm hẹn với cả chiến xa và pháo binh.

Trong khi đó các sư đoàn của Bắc quân tập trung cho trận Bình Long phải chuẩn bị chuyển quân vào chiến trường trong nhiều năm. Hà Nội đóng cửa các trường học bắt cả lính dưới 18 tuổi. Thậm chí có nhiều em 16 tuổi. Chuyến vào Nam đường xa vạn dặm. Đi toàn đường rừng và phần lớn đi bộ. Xe chỉ chở quân dụng và lương thực.

Một thế hệ thanh niên phải hy sinh. Ra đi không hề có thư từ tin tức giữa tiền tuyến và hậu phương. Chiến binh chỉ có một con đường duy nhất. sinh Bắc tử Nam. Đa số thương binh chết tại chiến trường hay chết sau khi được đưa về hậu tuyến. Việc bị khóa trong xe tăng hay bên các đại pháo là điều có thật.

Và con số quyết tâm tử chiến của địch rất cao. Đó là lý do ta bắt được rất ít tù binh. Chứng tỏ guồng máy tuyên truyền một chiều của cộng sản hết sức hữu hiệu.

Phải ghi nhận phía đối phương được chuẩn bị với ý chí kiên cường như thế, giá trị chiến thắng của VNCH mới thể hiện rõ ràng.

Đã 40 năm qua, phía Hà Nội có cả một viện bảo tàng để ca ngợi cuộc chiến 80 ngày giữ cổ thành Quảng Trị, nhưng ngày nay không ai nhỏ nước mắt khóc thương cho 20 ngàn bộ đội thương vong trên con đường vào An Lộc. Còn về phía VNCH, trên con đường số 13 oan nghiệt.

Một tấc đường, một giải khăn tang. Bình Long máu đỏ nhuộm cờ vàng. Câu chuyện này phải được ghi lại bằng DVD



Từ trái:Nghĩa trang tạm khi chiến đấu, Nghĩa trang sau cuộc chiến, Ngày nay không còn nữa.
Người Chiến binh.

Nói về người lính chiến Việt Nam Cộng Hòa tại mặt trận An Lộc chúng ta phải có cái nhìn tổng hợp và toàn diện. Đây là một cuộc chiến có đầy đủ mọi khía cạnh nhưng không thể có đủ phim ảnh và thời gian để diễn tả hết. Từ sự tan hàng đau thương của trung đoàn 9 tại Lộc Ninh. Trung đoàn trưởng bị bắt cùng bộ tham mưu. Cố vấn trưởng tự tử chết. Chi khu Lộc Ninh bị tràn ngập và bên ta có các sỹ quan bị bắt làm tù binh bây giờ kể lại nỗi đoạn trường.

Ngay từ ngày đầu, khi Lộc Ninh thất thủ, tư lệnh sư đoàn 5, tướng Lê văn Hưng vào ngay An Lộc để trở thành người hùng tử thủ với 2 trái lựu đạn đeo trên ngực và một lời thề sẽ tự sát theo thành. Phải theo sát cuộc tiến quân của trung tá Hồ Ngọc Cẩn và trung đoàn 15 của sư đoàn 9 bộ binh suốt 40 ngày chiến đấu để sau cùng vào được phòng tuyến của sư đoàn 5.

Phải nói đến cái bắt tay lịch sử của đại tá Lưỡng, lữ đoàn dù khi gặp chuẩn tướng Lê văn Hưng trong hầm chỉ huy An lộc.

Và gần 40 năm sau cái bắt tay của tướng Lưỡng và tướng Nhật gặp lại nhau tại Orange County.

Câu chuyện của các chiến binh nhân dân tự vệ hạ được chiến xa địch ngay giữa Thành phố.

Hãy ghi nhớ câu chuyện 550 chiến binh Biệt kích dù nhẩy vào An Lộc mà chỉ 3 ngày đã làm nghiêng ngả phòng tuyến Bắc quân. Biệt kích chia toán đánh bằng dao găm đã thanh toán các ổ kháng cự trên từng ngôi nhà, từng con phố. Sau 86 ngày các anh ra đi để lại 86 ngôi mộ mang lời thơ bất hủ. Biệt kích Dù vị quốc vong thân. Rồi chuyện tư lệnh phó sư đoàn 5, đại tá Lê NguyênVỹ đích thân lấy súng M72 hạ T54.

Lê văn Hưng, Lê Nguyên Vỹ, Hồ Ngọc Cẩn đều là anh hùng của chiến trường Bình Long và gương hy sinh lẫm liệt tại An Lộc là đã dọn sẵn con đường để những người chiến binh chết cho đất nước 3 năm sau vào tháng 4-1975.

Bằng những phương tiện khác nhau, bằng những hoàn cảnh khác nhau, từ không quân cho đến bộ binh. Pháo binh thiết giáp. Các SĐ 21, 5, 18, Sư đoàn 9, Biệt động quân, nhẩy dù, các đơn vị tiếp vận yểm trợ binh đoàn, nhân dân tự vệ, xây dựng nông thôn, địa phương quân, v..v.. Tất cả đều mang danh nghĩa chiến binh Bình Long.Và chúng ta cũng không quên các nhân viên dân chính. Rất nhiều cố vấn Mỹ rồi ngay cả các lao công đào binh cũng đã chiến đấu và hy sinh cho Bình Long suốt 93 ngày khói lửa.

Về phương diện cá nhân đã có 2 cái chết anh hùng đáng ghi nhận là trung tá cố vấn trưởng của trung đoàn 9 bị thương đã tự vẫn tại Lộc Ninh để cho các chiến hữu có thể yên tâm vượt thoát.Người thứ hai là vị đại tá thiết đoàn trưởng đã hy sinh trên trời khi máy bay của ông bị trúng dàn phòng không trong lúc bay hành quân. Chuẩn tướng kỵ binh Trương hữu Đức chết đi để lại cho con gái tại San Jose một di vật là cuốn chiến sử tặng cho viện bảo tàng làm tài liệu hướng dẫn chính cho cuốn phim Bình Long anh dũng. Để nhận diện anh hùng, dù người chiến sĩ mang huy hiệu bất cứ binh chủng nào, nhưng nếu đã trở về từ An Lộc đều xứng đáng là chiến binh của Bình Long Anh Dũng.

Người Y sĩ của An Lộc

Tôi muốn giới thiệu riêng về một chiến binh của chiến trường An Lộc. Mặc dù ông đã từng là y sĩ trung đoàn thuộc Sư đoàn 18. Cũng đã đi hành quân với bộ binh, nhưng vào năm 1972 khi bác sĩ Nguyễn văn Quý bắt đầu về nhận việc tại tiểu khu Bình Long, ông vẫn là một bác sĩ tỉnh lẻ. Ông không còn là một y sĩ tiền tuyến. Công việc của ông là điều hành bệnh viện tiểu khu, lo săn sóc cho địa phương quân và gia binh. Buổi chiều có thể về phòng mạch tư. Văn phòng mới thuê, việc làm ăn thông thường chưa ổn định thì những trái pháo bắt đầu rơi xuống. Xứ hậu phương bình yên An Lộc của bác sĩ Quý bỗng trở thành tiền tuyến.

Ông không chọn con đường ra trận. Chiến tranh đã chọn ông. Hậu phương bây giờ trở thành tiền tuyến. Nhưng bác sĩ Quý trước sau vẫn không cầm súng tại An Lộc. Dưới trận mưa pháo kích, và các phương tiện hết sức thiếu thốn. Người bác sĩ giải phẫu duy nhất của An Lộc đã đứng vững 63 ngày, mổ gần 300 ca cứu sống biết bao nhiêu người kể cả chiến binh của ta, dân chúng và tù binh cộng sản.

Sau khi cuộc chiến chấm dứt, bác sĩ Quý không nhận mình là anh hùng, ông chỉ nói là cố làm tròn nhiệm vụ. Tuy nhiên. ông đã được chọn là chiến sĩ xuất sắc của ngành quân y và được lên cấp thiếu tá.

Nguyễn Cầu và khóa phóng viên tiền tuyến.

Năm 1960 tại Saigon có một khóa học hết sức đặc biệt do Hoa Kỳ huấn luyện chuyên môn đào tạo phóng viên tiền tuyến. Khóa học một năm duy nhất dành cho 25 khóa sinh. Khi ra trường anh em theo quy chế lương bổng đặc biệt, nhưng không có cấp bậc. Chia ra đi theo các đơn vị quay phim, chụp ảnh và đôi khi viết tin phóng sự chiến trường. Khi chúng tôi muốn tìm lại người phóng viên đã vào An Lộc, hết sức may mắn có ông Nguyễn Cầu đang ở San Jose.

Năm 1972 Phóng viên Nguyễn Cầu nhẩy theo lính sư đoàn 1 bộ binh vào giải cứu Bastogne. Căn cứ này vừa giải tỏa xong là ông bay từ miền Trung về Saigon để rồi lại vào An Lộc.

Những chàng trẻ tuổi đi theo các đơn vị trưởng. Các cấp chỉ huy sau nhiều năm đã trở thành tướng tá, nhưng Nguyễn Cầu mãi mãi chỉ là người phóng viên cầm máy ghi lại dấu vết lịch sử chiến tranh.




Hàng trên,từ trái:Phóng viên Nguyễn Cầu(2012),Thiếu tá y sĩ Ng.Văn Quý(72);Hàng dưới,từ trái:Trung úy Lê Bắc Việt và Kiều Trang(71),SVSQ/CTCT Đà Lạt Lê Bắc Việt ra trường về SD5BB,khi lên trung úy lấy ca sĩ Kiều Trang,lên đại úy đại đội trưởng đã hy sinh tại An Lộc 1972,truy phong thiếu tá.40 năm sau vợ vẫn chưa tìm thấy xác.
Và còn nhiều đồng nghiệp khác đã hy sinh nhưng không bao giờ được ghi nhớ. Những người chiến binh võ trang bằng máy quay phim, hai máy chụp hình, không có đơn vị, không có thăng thưởng, không có huy chương và cũng chẳng bao giờ họp khóa. Một nén hương muộn màng theo chân Bình long anh dũng xin gửi đến các anh đã giúp cho chúng ta có những thước phim quí giá để lại cho mai sau.

Phần đúc kết phim Bình Long Anh Dũng.

Trong trận chiến phòng thủ và giải vây An Lộc, đã có biết bao nhiêu gương hy sinh anh dũng. Biết bao nhiêu quân dân cán chính cùng tham dự và gần như toàn thể các quân binh chủng hiện diện. Trong những gương hy sinh lẫm liệt của quân dân miền Nam, chúng tôi đã chọn câu chuyện của những người không phải là chiến binh tiền tuyến. Một phóng viên chiến trường, một quân y sĩ và một người vợ lính. Mặc dù không phải là chiến binh cầm súng tại tuyến đầu nhưng đây là các thành phần tiêu biểu cho dân quân miền Nam. Họ là những người thực sự đã chia xẻ với toàn dân trong cuộc chiến tranh tàn khốc. Phóng viên tiền tuyến mang vũ khí là máy quay phim, cả khóa đã hy sinh gần hết trên chiến trường. Một y sĩ giải phẫu, vũ khí là con dao mổ. Một người vợ lính. Suốt đời làm vợ chỉ gần chồng có 4 lần. Hai ngày lễ cưới. Một lần về phép chính thức và một lần trốn trại một ngày. Được sống bên người chồng chiến binh lâu dài nhất là tuần lễ dưới hầm An Lộc. Bụng mang bầu, hầm đầy người và đêm ngày đội bom đạn trên đầu. Sau đó từ giã chồng, chạy ra khỏi An Lộc. Bị thương ở chân. Lê lết 2 tuần lễ về đến Chân Thành. Từ đó 40 năm sau vẫn không tìm thấy xác chồng. Ý nghĩa cho cuộc sống của người vợ lính ngày nay là cô con gái ở San Jose cùng chạy thoát khỏi An Lộc khi còn nằm trong bụng mẹ trong bụng mẹ.

DVD Bình Long anh dũng của chúng tôi nhằm mục đích ghi lại hoàn cảnh của những người rất bình thường đã trải qua giai đoạn khác thường mà còn sống sót từ An Lộc cho đến ngày nay.

Những người anh hùng đích thực của chiến trường xưa không còn nữa. Với phần hiếm hoi còn lại chúng tôi lựa chọn để nhắc đến những chiến binh thường ít được ghi lại trong quân sử. Thí dụ cụ thể là sự đóng góp một trung đoàn của sư đoàn 9 Sa Đéc do trung tá Hồ ngọc Cẩn chỉ huy. Ông đem lính từ miền Tây lên để hy sinh cho chiến trường miền Đông. Những người chiến binh của đồng ruộng xình lầy miền Cữu Long đã nằm xuống trong vườn cao su đất đỏ miền Đông Nam phần. Sau đó, trung đoàn Hồ Ngọc Cẩn ca khúc khải hoàn về lại Sa Giang để rồi 3 năm sau miền Tây chứng kiến giây phút cuối cùng của vị đại tá anh hùng tiểu khu Chương Thiện. Trận An Lộc đồng thời cũng nêu gương hy sinh lẫm liệt khi có được các anh hùng tuẫn tiết 1975 như Lê Nguyên Vỹ và Lê văn Hưng. Để nhận diện anh hùng với tất cả ý nghĩa thiêng liêng nhất, chúng tôi xin nhắc lại một lần lời tưởng niệm chung cho toàn thể quân dân miền Nam đã nằm lại trên chiến trường Anh Lộc.

Dù ngày nay, vật đổi sao dời, các di tích cũ của chiến trường xưa không còn nữa, nhưng gương anh hùng Bình Long vẫn còn mãi trong lòng người đã một lần sống với Lộc Ninh, Hớn Quản, Bình Long và Chân Thành..Nên biết rằng ở miền Virginia Hoa Kỳ, vẫn còn có người chiến binh trung đoàn Hồ Ngọc Cẩn hằng năm vẫn cúng giỗ cho vị chỉ huy đã cùng binh sĩ tiến quân vào An Lộc. Tại California người vợ lính sư đoàn 5 cũng khấn vái cho người chồng mất tích và các chiến hữu của anh khi tham dự vào cuốn DVD Bình Long Anh Dũng.

Với tấm lòng trân trọng xin gửi đến quí vị bộ DVD 40 năm muộn màng, nhưng có ý nghĩa lịch sử hết sức thiêng liêng. Xin quí vị vui lòng lưu giữ cho thế hệ tương lai của chúng ta.

Liên lạc IRCC, Inc. 1518 N. 4th St. San Jose CA. 95112
irccsj@yahoo.comTel: (408) 392 9923



Thứ Ba, 10 tháng 4, 2012

LỊCH SỬ VIỆT NAM 1945-2008

Lịch Sử Việt Nam 1945-2008

MỘT WEBSITE VÔ CÙNG QUÝ GIÁ, TỔNG KẾT GẦN NHƯ TOÀN BỘ LỊCH SỬ VN TỪ 1945 ÐẾN NAY:
June 20, 2011

Lịch Sử Việt Nam 1945-2008

MỘT WEBSITE VÔ CÙNG QUÝ GIÁ, TỔNG KẾT GẦN NHƯ TOÀN BỘ LỊCH SỬ VN TỪ 1945 ÐẾN NAY:

NẾU QUÝ VỊ MUỐN ÐỌC, XEM VIDEO, VÀ NGHE CHO HẾT TOÀN BỘ WEBSITE NÀY, TÔI ÐOÁN CHỪNG PHẢI MẤT ÍT NHẤT MỘT NĂM, MỖI NGÀY VÀI BA TIẾNG.

THẬT LÀ MỘT CÔNG TRÌNH VÔ CÙNG CÔNG PHU VÀ CẦN THIẾT CHO CÁC THẾ HỆ SAU.

XIN GIỚI THIỆU CÙNG QUÝ VỊ VỚI SỰ NGƯỠNG PHỤC NHÓM THỰC HIỆN.



http://vietnamsaigon.multiply.com/journal/item/69
Lịch Sử Việt Nam 1945-2008:

MỘT WEBSITE VÔ CÙNG QUÝ GIÁ, TỔNG KẾT GẦN NHƯ TOÀN BỘ LỊCH SỬ VN TỪ 1945 ÐẾN NAY:
June 20, 2011

Lịch Sử Việt Nam 1945-2008

MỘT WEBSITE VÔ CÙNG QUÝ GIÁ, TỔNG KẾT GẦN NHƯ TOÀN BỘ LỊCH SỬ VN TỪ 1945 ÐẾN NAY:

NẾU QUÝ VỊ MUỐN ÐỌC, XEM VIDEO, VÀ NGHE CHO HẾT TOÀN BỘ WEBSITE NÀY, TÔI ÐOÁN CHỪNG PHẢI MẤT ÍT NHẤT MỘT NĂM, MỖI NGÀY VÀI BA TIẾNG.

THẬT LÀ MỘT CÔNG TRÌNH VÔ CÙNG CÔNG PHU VÀ CẦN THIẾT CHO CÁC THẾ HỆ SAU.

XIN GIỚI THIỆU CÙNG QUÝ VỊ VỚI SỰ NGƯỠNG PHỤC NHÓM THỰC HIỆN.



http://vietnamsaigon.multiply.com/journal/item/69

Thứ Hai, 9 tháng 4, 2012

TỪ CHUYỆN NGƯỜI VIỆT LÀM CHỦ THỊ TRẤN MỸ

Từ chuyện người Việt làm chủ thị trấn Mỹ

Nguyễn Xuân Nghĩa

Hôm Thứ Năm mùng năm vừa qua, gây sôi nổi cho dư luận Mỹ, và dĩ nhiên cả Việt Nam, là việc một nhà đầu tư người Việt đã mua trọn một thị trấn của tiểu bang Wyoming với giá 900.000 Mỹ kim qua sáu phút đấu giá trước sự chứng kiến của truyền thông và người hiếu kỳ ở địa phương.

Chưa được tổ chức thành một đơn vị hành chính độc lập, có tư cách pháp nhân riêng, thị trấn hay ngôi làng Buford này chỉ có một người dân, có thể gọi là thị trưởng hay xã trưởng, là ông Don Sammons, cư dân duy nhất của Buford.

Là cựu chiến binh từng tham chiến tại Việt Nam, ông Sammons làm chủ khoảnh đất rộng bốn mẫu tây trên cao độ 2.400 mét giữa một khu vực trống trải không người và sống nhờ trạm xăng giữa chốn đồng không mông quạnh nối liền thủ phủ Cheyenne với thành phố Laramie, xưa kia nổi tiếng là một tiền đồn.
Xưa kia Buford cũng là một tiền trạm tên là Buford Trading Post khi đường hỏa xa còn chạy qua, và thời hoàng kim có lúc dân số lên tới gần 2.000. Nhưng thời thế thay đổi, xe lửa không còn, Buford thành một trạm xăng cho xe cộ vượt gió trên xa lộ xuyên bang số 80 vào mùa Hè. Mùa Đông thì đây là vùng đất lạnh hoang vắng.

Muốn giã từ một nghề toàn thời "vì ngày làm 24 tiếng", để qua Colorado sống gần con trai và dự tính viết sách về những năm hiu quạnh, ông Sammons rao bán từ mùa Hè năm ngoái. Ông mừng đến ứa lệ khi bán được tài sản, kể cả hộp thư có mã số bưu điện duy nhất trên khắp nước Mỹ mà không phải chia cho ai. Làm chủ tập thể thì phiền lắm!

Hy hữu

Như trúng độc đắc, một người Việt, nghe đâu đến từ Sài Gòn, sẽ làm chủ bất động sản hy hữu này.

Hy hữu vì Buford được giới thiệu là "thị trấn nhỏ nhất Hoa Kỳ".

Thuật quảng cáo tuyệt vời của người Mỹ! Công ty trung gian rao bán đấu giá với giá chào là trăm ngàn đồng thì giới thiệu bất động sản gồm có: ngôi nhà tiền chế bằng gỗ xúc có ba phòng ngủ đã mua từ năm 1994; một nhà học xây từ năm 1905 nay dùng làm văn phòng; một chuồng có thể chứa ba xe rưỡi, xây từ năm 1895; và một lều gỗ hơn trăm tuổi nay là một nhà kho.

Nhờ lời quảng cáo là bán nguyên một thị trấn, mấy chục nhà đầu tư đã tham dự từ nhiều nơi nhiều nước và nâng giá khiến ông chủ cũ thu hoạch bất ngờ!
Hiển nhiên, phải là một "đại gia" thì mới đầu tư theo kiểu cưỡi gió xem hoa như vậy: họ đến xem xét hai giờ trước khi cuộc đấu giá bắt đầu, qua điện thoại và Internet.

Nhưng sẽ kiếm lời ra sao?

Các nhà đầu tư có thể bùi tai hay lãng mạn tưởng tượng đến Las Vegas hoang vu trước khi thành kinh đô cờ bạc cực giầu của Nevada. Biết đâu, Buford cũng sẽ là Bình Khang, mà kiểu Mỹ? Hay là loại kiến trúc xuất hiện từ thời Viễn Tây của Mỹ trên cánh đồng Buford có thể là viện bảo tàng về một thị trấn giữa đàng nay đang rơi vào chốn lỡ làng? Mà dưới lòng đất, đôi khi Buford còn chứa dầu khí có thể bơm lên xài? Hay là ta đổi mới thành nông trại đón khách phương xa ở bên kia biển Thái bình?

Thật ra, Buford đã là kinh đô đón gió, thổ sản nổi tiếng của khu vực, chỉ thiếu mấy tháp gió của Trung Quốc là sẽ thành trung tâm sản xuất phong năng!
Những người phát triển địa ốc tại Hoa Kỳ có nhiều nơi đầu tư an toàn và sinh lợi cao hơn nhiều. Họ chỉ ngạc nhiên về lối đầu tư như mua pháo toàn hồng của các đại gia kia.

Nhưng, "đại gia" của Việt Nam vốn không lãng mạn.

Họ đầu tư vì lý do gì khác mà người phàm chẳng hiểu nổi, kể cả người Mỹ có máu phiêu lưu hoặc rất bén nhạy về kinh doanh.

Người Việt đầu tư



Nhiều người từ trong nước đã âm thầm sang Mỹ đầu tư

Người viết lại nghĩ đến đầu tư, một việc chính đáng đang được Hoa Kỳ khuyến khích. Vì vậy, xin nghiêm và buồn mà nói về chuyện đầu tư.

Nhiều người Việt đã từ trong nước đầu tư vào Hoa Kỳ, cả người và của.

Một số khu vực thương mại tại Quận Cam ở miền Nam California hay khu Bellaire của thành phố Houston bên Texas đã âm thầm đổi chủ và tưng bừng khai trương với nét trang trí độc đáo. Nhiều ngôi biệt thự nhìn qua là đã thấy kiến trúc "của ta": nguy nga tráng lệ trên khoảnh đất khỏi cần sân cỏ ở mặt tiền, nhưng nhà để xe thì kín đáo giấu vào trong. Bên ngoài, sau hàng rào sắt rất kiên cố là hai con nghê uy dũng đậm nét Trung Hoa.

Không chỉ đầu tư vào địa ốc, người Việt từ trong nước còn đầu tư vào con em, được gửi vào các trường học ít nhiều nổi tiếng của Mỹ.

Trong số này, con cháu đại gia thì sống cách khác, tháng tháng bước qua công ty đổi tiền nhận năm bảy ngàn đồng xanh để tiêu vặt. Các em hiên ngang tiêu xài vì có chính nghĩa: dọn bãi cho cha mẹ về sau có nơi an dưỡng tuổi già. Con cháu đám nạn dân hay thuyền nhân năm xưa thì nay chỉ ba cọc ba đồng chứ làm sao phe phẩy như vậy được?

Nhiều người thắc mắc vì hàng năm người Việt ở nước ngoài vẫn gửi tiền về cho thân nhân, con số chính thức của năm ngoái là chín tỷ Mỹ kim - gấp vạn lần nghiệp vụ đầu tư Buford! Trong số này, phần lớn là xuất phát từ Hoa Kỳ. Mà đấy là số chính thức, có thể chỉ bằng phân nửa con số thật.

Dĩ nhiên là trong số này cũng có tiền của người ở ngoài đầu tư vào trong, hoặc giúp cho gia đình đứng tên để góp phần xây dựng đất nước. Nhưng người thành công thì có thể đếm trên đầu ngón tay của một bàn tay. Còn lại là những chuyện tái tê về sự lật lọng bất ngờ khi đến ngày hái quả.

Ngoài ra, vì những lắt léo của việc chuyển ngân – công ty chuyển ngân không ôm bó bạc của bạn đem về trao cho thân nhân ở nhà – mỗi nghiệp vụ gửi tiền về lại có thể mở ra một trương mục chuyển tiền đi.... Tất nhiên, có người hoài nghi nói đến chuyện "rửa tiền" khi đồng tiền phi pháp bên trong lại không cánh mà bay vào vùng đất sạch bên này. Kinh tế học rất lạnh lùng gọi đó là tẩu tán tư bản.

Năm 2005, Tổng thống George W. Bush đã có một cách trả lời rất Mỹ về chuyện đó: "thì đôla của ta lại trở về ta!" Nói theo lối thi vị thì cũng chỉ là "châu về Hợp Phố".

Đón nhận di dân

Đó là chuyện tiền. Về chuyện người, nếu theo dõi kỹ thì ta thấy Hoa Kỳ có chính sách kín đáo đón nhận di dân Việt qua cánh cửa mở rộng hơn nếu so với người Hoa từ Trung Quốc. Các cơ quan hữu trách của Mỹ biết khá rõ về đòn phép nhập cư của người Việt qua những diện hôn thú, tôn giáo hay du học, đầu tư, v.v.... Nhưng thủ vai Mỹ khờ và lẳng lặng bỏ qua. Chứ với người Hoa thì khác – mà chẳng ai nói ra vì mang tiếng kỳ thị.

Có thể là Hoa Kỳ nghiệm thấy sức sinh động của người Việt trong khu vực tiếp cận với các "Phố Tầu". Hay là trong mối quan hệ phức tạp hiện nay giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, trên lãnh thổ Mỹ thì họ tin người Việt hơn vì truyền thống chống Trung Hoa xâm lược của dân tộc này.

Nhưng cũng có thể là họ sai, như đã từng nhiều lần trong lịch sử!

Vì kết quả là các đại gia đã có thẻ đỏ ở nhà mà lại chôm thêm tấm thẻ xanh của Mỹ thì sẽ ăn trùm thiên hạ. Cho nên nếu có đầu tư vào bãi đáp Buford thì vẫn là sáng.

Với Hoa Kỳ thì nhằm nhò gì chuyện đó.... châu về Hợp Phố! Nhưng với Việt Nam e rằng khốn.

Tại Việt Nam, người có chức có quyền – và vì vậy có tiền – đều có thể thoải mái bán hết nhờ 16 chữ vàng với Bắc Kinh. Và ưu tiên bán cho Trung Quốc mà chẳng ai kiểm soát hay kiện cáo linh tinh. Bí mật quốc gia mà! Thu tiền về thì họ đầu tư qua Mỹ, để con em có chốn dung thân và bản thân có ngày hưởng nhàn trong cõi tự do. Có khi tự do lang thang trong cõi hoang vu của Mỹ.

Cho đến ngày luật pháp Mỹ bỗng dưng lại cắc cớ hỏi về xuất xứ của đồng tiền đầu tư năm xưa. Xin cứ hỏi con cháu ông bà Marcos của Philippines thì rõ.
Nhưng còn lại, cái xứ sở bị rút ruột đó sẽ trôi về đâu?

CHÍNH PHỦ HOA KỲ PHONG TỎA TÀI SẢN CỦA 6 CÔNG DÂN TRUNG QUỐC

Friday, 06 April 2012 16:37

Cali Today News - Thứ sáu 6/4 chính phủ Mỹ đã cho phong tỏa tài sản của 6 công dân Trung Quốc cùng các tài khoản của một công ty vì bị nghi ngờ đã mua bán chứng khoán từ thông tin nội bộ.
Đó là thông tin về công ty công ty Zhongpin Inc. có trụ sở ở TQ chuyên về sản xuất thịt lợn đóng hôïp có thể được tư hữu hóa.
Cơ quan U.S.Securities and Exchange Commission (SEC) nói có 6 người và công ty Prestige Trade Investment Ltd có trụ sở ở Virgin Islands đã mua bán hơn 9 triệu đô la cổ phiếu của Zhongpin trước khi công ty này chính thức loan báo tư hữu hóa.
Chủ tịch Zhongpin là ông Xianfu Zhu ngày 27 tháng 3 nói “ông muốn mua cả công ty với giá cổ phiếu là 13.50 đô la”. SEC cho biết giá như thế đã gia tăng đến 46% so với giá cuối cùng hôm trước đó. Ngay lập tức cổ phiếu của Zhongpin tăng thêm 21.8% trong ngày.
Merri Jo Gillette, Giám Đốc SEC khu vực Chicago cho biết: “Các bị cáo đã bất ngờ mua hơn 20 triệu đô la cổ phiếu của Zhongpin trước khi có thông báo chính thức quan trọng về công ty này”
SEC cho hay 6 bị cáo và công ty Prestige Trade đã tung tiền ra mua Zhongpin từ ngày 14 đến 26 tháng 3, một hành động “rất bất bình thường”so với cung cách mua bán của họ trước đó.
Đào Nguyên source Reuters

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2012

ĐẠI TIỆC NAM HẢI ĐÃ BỊ CƯỚP MỘT CÁCH ĐIÊN CUỒNG. CHINA.COM NEWS

ĐẠI TIỆC NAM HẢI ĐÃ BỊ CƯỚP MỘT CÁCH ĐIÊN CUỒNG. CHINA.COM NEWS

...Xét từ góc độ địa-chính trị, ai khống chế được Nam Hải, kẻ ấy có thể khống chế được Đông Nam Á, từ đó mà khống chế được toàn bộ vùng Tây Thái Bình Dương và đại lục Châu Úc. Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh, nơi đây là vùng tiền duyên giao tranh giữa hai trận tuyến, Mỹ và Liên Xô cũ lần lượt đặt căn cứ quân sự đối đầu cách biển ở vịnh Subic của Philippines và vịnh Cam Ranh của Việt Nam. Sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, Nam Hải tạm thời xuất hiện thời kì chân không chiến lược, khu vực này không hề được sự quan tâm quá mức của Mỹ, nhưng bước vào thế kỷ 21, cùng với sự phát triển vượt bậc về kinh tế của các nước Đông Á như Trung Quốc, ASEAN…, nhất là sau “Sự kiện 11.9”, ASEAN tỏ thái độ thận trọng khi triển khai sự hợp tác chống khủng bố với Mỹ, đồng thời phản ứng mạnh mẽ chính sách bá quyền của Mỹ, mối liên hệ kinh tế giữa Trung Quốc với ASEAN ngày càng chặt chẽ khiến Mỹ cảm thấy quyền lực mềm của mình ở khu vực này đang liên tục bị xói mòn, thế mạnh của Trung Quốc và sự trễ nải của Mỹ “đang ảnh hưởng tới tình hình của Châu Á”...


https://docs.google.com/file/d/1j4nNLHQULps8mg7wRlvqn-azLqA3jHs64kv_PLQ0Zc-6f8vIBd61Bs9pQWbF/edit



TUYÊN BỐ NHÂN KỶ NIỆM LẦN THỨ 6 NGÀY THÀNH LẬP KHỐI 8406


...Khối 8406 đã được thành lập vào ngày 8-4-2006 là ngày mà bản Tuyên Ngôn Tự Do Dân Chủ Cho Việt Nam 2006 được công bố rộng rãi (Tuyên Ngôn 8406). Sáu năm qua, trải qua chặng đường xây dựng và phát triển với nhiều hy sinh gian khổ của mình, Khối 8406 đã luôn nỗ lực trung thành với tinh thần và mục tiêu mà bản Tuyên Ngôn 8406 đã vạch ra là: đấu tranh giành lấy các quyền tự do dân chủ cho Việt Nam bằng con đường bất bạo động, thay thế triệt để chế độ độc đảng chuyên chế, toàn trị hiện nay bằng chế độ đa nguyên đa đảng và dân chủ pháp trị trong tương lai. Đây vừa là xu thế của thời đại, vừa là nhu cầu cấp bách của Dân tộc! Nay nhân ngày kỷ niệm, nhìn lại tình hình đất nước, đồng lòng với ý kiến của vô vàn Đồng bào trong lẫn ngoài nước…...

https://docs.google.com/file/d/1zIMQLgeDrXs8ywsGkOhKbVEjq-GklNkXJ_ZZMr4xAS5aULtTnPXmv6fIusyX/edit

NHỜ MAO MÀ CHẾT VÌ NƯỚC. NGUYỄN XUÂN NGHĨA

...Hoàng đế Trung Hoa nào lên ngôi cũng đều nhớ đến Đại Vận Hà và Trường Thành, hai công trình để đời.

Một hoàng đế có tham vọng như Mao Trạch Đông - lại được trang bị với xã hội chủ nghĩa đầy tính khoa học và hiện đại - tất nhiên cũng muốn đặt viên đá đầu tiên cho hậu thế khỏi quên sự nghiệp siêu phàm của mình. Ông là người xẻ núi đào sông để thay đổi bộ mặt của thiên nhiên. Cái nỗ lực mà đời sau gọi là thủy lợi là bước đầu của thủy hại.

Đấy cũng là động lực ban sơ của chiến dịch Đại Dược Tiến.

"Do miền Nam thừa nước, miền Bắc khô cằn, ta mượn chút nước miền Nam tiêu tưới miền Bắc". Kế hoạch "Nam Thủy Bắc Điều" xuất hiện từ đó trong tâm trí duy ý chí của Mao, vào năm 1952. Khi ấy, kiến thức của Mao là đập nước Hoover Dam của Mỹ đế và những thành tựu sáng láng của Stalin tại Liên bang Xô viết. Và tinh thần của ông là một tư tưởng kiểu Thành Cát Tư Hãn: "ngã vi thiên hạ sự, hà tích tiểu dân tai" - ta lo việc lớn cho thiên hạ, tiếc gì những tai họa của lũ tiểu dân....

Kết quả là đập Tam Môn Hiệp và thảm họa chảy dài từ Hà Nam đến Sơn Đông. Và còn nhiều công trình chết người khác, kể ra không hết...


https://docs.google.com/file/d/1cPX483WaFgy6RfPwoYTD4qonKfku7ywQS9RBki5opdAe6SBzen-UX5MDH8sc/edit

Thứ Ba, 3 tháng 4, 2012

CHUYỆN NHÀ MINH CƯỚP SÁCH CỦA TA ĐEM VỀ TÀU. PHẠM CAO DƯƠNG

CHUYỆN NHÀ MINH CƯỚP SÁCH CỦA TA ĐEM VỀ TÀU. PHẠM CAO DƯƠNG

...Phạm Cao Dương

Trước hiểm họa mất nước một lần nữa: Nhắc lại chuyện nhà Minh cướp sách của ta đem về Tàu


https://docs.google.com/file/d/1OqkNKaqbZQ1jO5tHMXjBnKIJLdPXhppivkqaWg5EHXuCAUdlhvAWOdO1Pc9h/edit


NGƯỜI CHIẾN SĨ VNCH. NGÀY CUỐI CÙNG CỦA CUỘC CHIẾN

...Sau khi Dương Văn Minh đã tuyên bố đầu hàng. Larteguy lại được chứng kiến tận mắt trận đánh cuối cùng của các đơn vị VNCH tại Saigon, và ghi lại như sau: “Gần Lăng Cha Cả, quân Dù đánh trận chót. Họ chiến đấu tới 11 giờ 30 trưa, cho tới khi các cấp chỉ huy của họ từ dinh Tổng Thống trở về sau cuộc gặp gỡ bi thảm với tướng Minh. Các sĩ quan này khuyên họ nên ngưng chiến đấu. Họ vừa hạ được 5 xe tăng T-54. Những xe ấy còn đang cháy ngùn ngụt. Một chiếc nổ tung vì đạn trong xe. Quân Dù không để lại trên trận địa một thứ gì, dầu là vũ khí, đồ trang bị, người bị thương hoặc người chết.” Larteguy cũng được thấy tận mắt các sinh viên trường Võ Bị Đà Lạt, lực lượng trừ bị chót của QLVNCH, tiến ra trận địa. “…Và trong những bộ đồng phục mới, giầy chùi xi bóng láng, các sinh viên anh dũng của Trường Võ Bị Đà Lạt đã đi vào chỗ chết. Họ ra đi thật hào hùng, đi như diễn binh, chỉ thiếu có cái mũ diễn hành và đôi bao tay trắng.”..

https://docs.google.com/file/d/1M4UTm2kfYgGena892ggcYEW8pvFqlaC68W3lQetoQdVHDwRwMjAF9JLk_9o5/edit?pli=1

NHỮNG KỶ NIỆM ĐẶC BIỆT THỜI KHÁNG CHIẾN CHỐNG PHÁP. TRƯƠNG ĐĂNG ĐỆ

...TRƯƠNG ĐĂNG ĐỆ

Khi nhiều tuổi, người ta hay sống về quá khứ. Năm nay tôi đã hơn 82 tuổi, cũng gọi là khá cao, nhiều khi nhớ lại cuộc đời từ khi còn nhỏ, muốn viết ra vừa để ôn lại cho mình, vừa để cho bà con, bạn bè, nhưng vì tôi rất ngại nói về mình nên cứ lần lữa mãi. Nay ngày càng thấy trí nhớ càng kém, sợ để lâu quên mất mà trí nhớ của tôi không tốt như nhiều người khác nên mới viết bài này, tập trung vào những năm kháng chiến chống Pháp để cống hiến các bạn đọc, đặc biệt với các bạn trẻ trong lứa tuổi 20-30 để gửi gấm những tâm sự của một người cùng trạc tuổi với các bạn 50-60 năm về trước...


https://docs.google.com/file/d/1oGxfHurim5388wkhS7wx_Ht-ZsemPx8erpaCmrvxLHtqdcFBoceF9o2VqpgI/edit

KIẾN THỨC NÀO ĐEM LẠI ÍCH LỢI CHO XÃ HỘI NGÀY NAY. LƯU NGUYỄN ĐẠT

...Bất cứ kiến thức nào cũng có giá trị hiện hữu của nó, tùy thuộc vào môi trường và thời điểm phát khởi hay ứng dụng. Nhưng chắc chắc, loại kiến thức vô dụng [5] biết để biết, để làm cảnh sẽ khác với kiến thức suy đoán, tìm tòi, nghiên cứu [6] hay phân tích [7], cũng như khác với kiến thức siêu thoát của bậc tu sĩ, khác với sáng kiến của chuyên gia chế tạo, vì bản chất của các kiến thức này đều có tác dụng tích cực, cải tiến, hướng thượng, vượt thoát bế tắc, khó khăn...


https://docs.google.com/file/d/1HgYcEMnWu6d0-jqKnBp0F0QgDDGaAuoJcs2EiQ9tYhtJqodebcVvQWBRWNRy/edit


CẬP NHẬT CHUYỆN BẮC KINH: ÂM MƯU ĐẢO CHÁNH BẤT THÀNH. TOP SECRET WRITTERS



https://docs.google.com/file/d/1fJfbv6IKp5zdUfewM1rCFNP_iPUM6S6e5NSI_aaIOMq7HThkHT1s2zlaTo7H/edit

Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

CHẤN ĐỘNG DẦU KHÍ

Chấn Động Dầu Khí

Nguyễn-Xuân Nghĩa

Một cuộc cách mạng âm thầm về năng lượng....






Trải mấy chục năm sau "Chiến tranh Việt Nam" – cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Việt Nam – chúng ta đã đọc hoặc thậm chí viết khá nhiều về những lý do dẫn tới kết quả mà người Mỹ và nhiều người Việt cho là bi thảm.... Trong cả vạn tài liệu, dường như có một biến cố lại bị lãng quên....

Đó là "Cú Sốc Nixon".

Ngày 15 Tháng Tám năm 1971, Tổng thống Richard Nixon đơn phương quyết định thả nổi đồng Mỹ kim thay vì giàng vào giá vàng. Ông mặc nhiên xoá bỏ hệ thống tiền tệ quốc tế được quy định sau Thế chiến II mà ta quen gọi là hệ thống Bretton Woods. Lồng trong một kế hoạch cải cách - thực tế là can thiệp vào kinh tế khá tiêu biểu của cánh tả bên đảng Dân Chủ - biện pháp tiền tệ này gây chấn động toàn cầu nên mới được gọi là cú sốc – Nixon Shock.

TRIỆU CON TIM, CÒN TRIỆU KHỐI KIÊU HÙNG

Triệu con tim, còn triệu khối kiêu hùng


Friday, March 30, 2012 4:26:47 PM

DuCaVN - Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ

Nhạc - Lời : Nguyễn Đức Quang
Bài hát do chính tác giả trình bày
Slideshow : Lê Nhất Linh



Ngô Nhân Dụng

Theo dõi các bloggers ở Việt Nam thì chúng thấy rất nhiều người trẻ đang mang những ước vọng như nhạc sĩ Nguyễn Ðức Quang: “Ta khuyên cháu con ta còn tiếp tục làm người. Làm người huy hoàng phải chọn làm người dân Nam.” Những ước nguyện viết trước đây gần nửa thế kỷ, cũng không khác những lời thiết tha của Việt Khang bây giờ.
Nguyễn Ðức Quang khác hẳn các nhạc sĩ cùng thời, những năm tang thương nhất trong cuộc chiến tranh Nam Bắc. Phản ứng của Nguyễn Ðức Quang không phải là đau khổ, thở than, tuyệt vọng. Các bài hát của anh toát ra tính chất khỏe mạnh, lạc quan, xây dựng, hướng về tương lai; trong khi anh vẫn ý thức thân phận khốn khổ, nhục nhằn của quê hương mình. Trong thời gian đó nhiều nhà đặt ca khúc khác nổi tiếng từ những phòng trà, những quán cà phê trong thành phố, kéo bao nhiêu người vào cơn mộng mị của họ. Nguyễn Ðức Quang hát cho các thanh niên, sinh viên, học sinh đi làm trại công tác, vì tâm nguyện giúp ích xã hội.
Sống trong giai đoạn chiến tranh khốc liệt này, ai sống ở miền Nam Việt Nam cũng ý thức thân phận làm dân một nước nhỏ bị đẩy vào một cuộc tranh chấp quốc tế giữa các cường quốc. Năm 1970 Nguyễn Ðức Quang nhìn thấy: “Dân chúng ta đã mềm nhũn... Người ơi này tấm thân gầy, một sông núi hai vai lửa cháy!” (Xương Sống Ta Ðã Oằn Xuống). Trong cuộc chiến tranh, những người lính miền Bắc bị tuyên truyền không hề ý thức mình đang gây ra một cuộc chiến huynh đệ tương tàn, như Trịnh Công Sơn than thở “Hai mươi năm nội chiến từng ngày;” còn những người miền Nam phải cầm súng chống cự cũng biết rằng đây là một cuộc chiến tranh bất đắc dĩ. Như khi nhà thơ Nguyễn Bắc Sơn, một người lính, nói với người lính bên kia: “Ta bắn trúng ngươi vì ngươi bạc phước - Vì căn phần ngươi xui khiến đó thôi.” Nguyễn Ðức Quang nhìn xa hơn, thấy một sự thật là dân mình bị “bọn lái buôn” lường gạt: “Anh ơi anh, chung quanh ta còn có bao nhiêu đứa nhân danh mang đời ta đem bán cho muôn người nơi xa vời; từ Sài Gòn kia ra Hà Nội ấy!” (Bọn Lái Buôn ở Khắp Nơi). Nguyễn Ðức Quang nhìn thấy “Người dân mình bị dầm nát như loài giun thôi.” Vì cùng là nạn nhân phải trả món nợ cho cả hai khối tư bản và cộng sản, bằng xương máu dân mình, “Việt Nam chịu ân oán cho cuộc tranh đua... Bao nước vây chung quanh đòi nợ - Một dân tộc trả bằng máu hai chục năm qua.” (Im Lặng Là Ðồng Lõa). Người nhạc sĩ đã lên tiếng nói lên một sự thật.
Khác với những nhạc sĩ chỉ than thở và tìm quên trong các tình tự cá nhân hay tự che giấu đời sống thật sau những tư tưởng mộng mị hay siêu hình, Nguyễn Ðức Quang là một nhạc sĩ “nhập thế.” Anh kêu gọi, “Một người đi một bước, ngàn người cùng đi muôn bước. Ði làm đuốc soi quê hương ta đập tan bóng tối.” (Ðuốc Hồng Tuổi Trẻ). Anh viết những ca khúc cho các thanh niên đi xây dựng nhà cửa cho đồng bào tị nạn, “Rồi ngày mai này nhà sẽ cao - Anh em ơi tô nhanh lên nào!” (Làm Nhà). Anh đặt những ca khúc cho các học sinh, sinh viên đi làm công tác giúp ích: “Những nhát cuốc hôm qua hay bây giờ, làm Việt Nam thành một kho ấm no!” Và “Những nhát cuốc chôn sâu lời thở dài - Những nhát cuốc đưa ta về ngày mai... Những nhát cuốc reo vui mùa Tự Do.” (Những Nhát Cuốc)
Tâm hồn Nguyễn Ðức Quang lúc nào cũng vui vẻ yêu đời, anh muốn khơi dậy niềm tin tưởng, hy vọng cho các thanh niên chung quanh mình. Trong các cuộc lửa trại, các lúc họp đoàn, một thế hệ sinh viên học sinh khắp miền Nam đã hát với anh những câu ca đầy tin tưởng: “Hy vọng đã vươn lên trong màn đêm bao ưu phiền - Hy vọng đã vươn lên trong lo sợ mùa chinh chiến - Hy vọng đã vươn lên trong nhục nhằn tràn nước mắt - Hy vọng đã vươn dậy...” Rồi anh nhắc lại nhiều lần, nghe như lời cầu nguyện: “Hy vọng đã vươn dậy trong lòng anh, trong lòng tôi, trong lòng ai... Hy vọng đã vươn dậy trong ngày qua, sang ngày nay, cho ngày mai!”
Nguyễn Ðức Quang là người nhạc sĩ đi gieo rắc ý thức lạc quan và xây dựng cho một thế hệ các thanh niên miền Nam, những người không theo cộng sản. Trong lúc một chế độ dân chủ đang bắt đầu thành hình, nhiều người bắt đầu chán nản vì các cuộc tranh luận trong xã hội, một hiện tượng không thể nào tránh được trong các xã hội muốn sống tự do dân chủ. Một biến chứng của cuộc sống tương đối tự do là tinh thần phê phán đưa tới cãi cọ gay go và cay đắng quá đáng. Nguyễn Ðức Quang hát lên: “Không phải là lúc cứ ngồi đặt vấn đề nữa rồi - Phải dùng bàn tay mà làm nên tươi mới. Hàng chục năm qua ta ngồi ngó nhau, nghi ngờ nhau, khích bác nhau cho cay, cho sâu, cho thật đau.”
Nguyễn Ðức Quang cố gắng thuyết phục đồng bào, nhất là giới trẻ: “Không phải là lúc ta ngồi mà cãi suông. Không tin nơi nhau thế ta định nhờ ai bắt đầu? Thế giới ngày nay không còn ma quái; Thần tượng tàn rồi, còn anh với tôi; Chúng ta đi tới bằng cái tầm thường thôi!” Ðể “bắt đầu,” Nguyễn Ðức Quang hô hào: “Làm việc đi không lo khen chê! Làm việc đi hãy say và mê!” Và báo động: “Mình chậm chân đi sau người ta, còn ngồi đây nghĩ lo viển vông, thắc mắc, ngại ngùng, đến lúc nào mới là xong?” Bài ca Không Phải Là Lúc Cứ Ngồi Ðặt Vấn Ðề tuy viết từ năm 1966 nhưng nếu được cất tiếng hát lên bây giờ vẫn còn thích hợp.
Một năm sau khi Nguyễn Ðức Quang qua đời, hát lại các bài ca của anh viết từ những năm chinh chiến cũ, chúng ta vẫn thấy những lời ca tha thiết của anh còn rất cần thiết cho các bạn trẻ hiện nay. Trong lúc nền văn hóa kim tiền đang tràn ngập, trong lúc bao thanh niên mất kim chỉ nam đạo đức, còn bị sa vào vòng ma túy, trộm cướp; nước Việt Nam cần một cuộc phục hưng tinh thần, trước hết là cho giới trẻ, ngay trong trường học.
Nước Việt Nam đang cần nhiều nhạc sĩ nối tiếp Dòng Nhạc Nguyễn Ðức Quang, đem gieo rắc niềm tin tưởng, hy vọng, ý chí xây dựng quê hương. Một nét đẹp trong các sáng tác của Nguyễn Ðức Quang là lời và nhạc khỏe mạnh, vui tươi, hùng tráng nhưng không thuộc loại bài ca dành cho quân đội. Ðây là những bài hát của người dân yêu nước bình thường. Những biểu lộ của tình yêu nước nồng nhiệt cũng không rơi xuống tinh thần bài ngoại mù quáng, không hề kêu gọi đi giết người. Tính chất nhân bản này vắng mặt ở phần lớn các bài hát thường gọi là “cách mạng.” Chỉ khi người ta tự tin ở chính dân tộc mình, tin ở lý tưởng yêu thương đất nước của mình, thì mới lộ rõ thái độ nhân bản đó.
Trong khi cả nước lo lắng về nạn ngoại xâm, những ca khúc sôi sục lòng yêu nước như: “Máu ta từ thành Văn Lang dồn lại - Xương da thịt này cha ông miệt mài” phải được tiếp tục sáng tác để các thanh thiếu niên Việt Nam bây giờ họp nhau cùng ca hát. Ðể một lần nữa, chúng ta xác định “Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ!” Với “Triệu con tim này còn triệu khối kiêu hùng!” Những khúc hát Nguyễn Ðức Quang đã viết tặng cho tuổi trẻ có thể gây cảm hứng cho các nhạc sĩ thời nay, để các bài hát yêu nước, yêu đời, yêu người lại được ca vang khắp các nẻo “Ðường Việt Nam.”
(Các ca khúc của Nguyễn Ðức Quang dẫn trong bài đều trích từ mạng của Phong trào Du Ca Việt Nam, ducavn.com)