Thứ Năm, 30 tháng 8, 2012

TỪ YÊN TỬ NHÌN XUỐNG

Tháng 8 30, 2012

Nguyễn Viện

Truyện cực ngắn liên hoàn

1. Chiếc áo lông ngỗng *

Họ được quyền im lặng
Vì đang ăn (cái gì đấy thì ai cũng biết)

Đứng trên đỉnh Yên Tử, Phật hoàng Trần Nhân Tông nhìn thấy 9 ngàn tàu cá lạ hôm trước, chưa kịp nói gì, hôm sau lại thấy 23 ngàn tàu cá khác giương khẩu hiệu 16 chữ vàng và 4 tốt từ phương Bắc xăm xăm đâm xuống Biển Đông. Ngài phán: “Họ gặm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng thành cái tổ chim chích.”

Hắn tâu: “Vâng, thưa Phật hoàng, chính xác là 80% của 3,5 triệu km vuông Biển Đông.”

Họ bắt người khác cũng phải im lặng
Vì đấy là quyền của họ

Phật hoàng đập cây thiền trượng vào tảng đá, lại phán: “Các người chớ quên, chính nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói một đường làm một nẻo. Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là hoạ nước Tàu.”

Hắn tâu: “Nhưng thưa Phật hoàng, chúng con đi biểu tình chống Tàu đều bị bắt, bị đánh và bị làm nhục.”

Họ há miệng mắc quai
Đôi khi chỉ vì họ là thế

Khi ông Chu Ân Lai và bà Đặng Dĩnh Siêu đứng chủ hôn cho ông Hồ Chí Minh lấy vợ Tàu thì cũng là lúc lịch sử được lặp lại, ông Hồ Chí Minh trở thành một thứ Mỵ Nương và Đảng Cộng sản Việt Nam chính là chiếc áo lông ngỗng của thời đại mới.

2. Kim Trọng, Lục Vân Tiên & những nhân vật khác

Mao Trạch Đông bảo lũ trí thức không bằng cục phân.

Phật hoàng hỏi: “Sĩ phu của đất nước đâu?”
Hắn thưa: “Một số họ cũng sợ há miệng mắc quai, một số khác biết nhưng vẫn ngậm bồ hòn, một số vẫn còn đang ngủ ạ”.
Phật hoàng lại hỏi: “Trần Quốc Tuấn đang ở đâu?”
Hắn thưa: “Con không biết. Chỉ thấy Trần Quốc Toản thôi ạ.”
Phật hoàng thở dài.

Dưới âm phủ, cụ Đồ Chiểu nhìn thấy rõ mọi sự, còn Nguyễn Du đến nay mắt vẫn chưa quen với bóng tối.

Phật hoàng bảo: “Hãy giải thích cho ta xem vì đâu nên nỗi?”
Hắn tâu: “Thưa Phật hoàng, có lẽ cũng tại hai ông nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu và Nguyễn Du cả.”
Phật hoàng hỏi: “Làm thơ thì có lỗi gì?”
Hắn tâu: “Thưa Phật hoàng, làm thơ thì không có lỗi, nhưng định hướng tư tưởng cho thơ thì nhất định có sai lầm.”
Phật hoàng cắt ngang: “Cái này là tội của Ban Tuyên giáo, chứ sao lại đổ lỗi cho nhà thơ?”
Hắn tâu: “Dạ, con không biết. Nhưng cứ xét từ văn bản, Vương Thúy Kiều lúc nào cũng sẵn sàng thỏa hiệp, Kim Trọng thì vừa sĩ vừa hèn…”
Phật hoàng lại ngắt lời: “Có phải ngươi muốn nói rằng đấy là tính cách điển hình của lũ trí thức các ngươi?”
Hắn ngập ngừng: “Tuy vậy, vẫn còn Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga ạ.”
Phật hoàng ậm ừ: “Có thể… Có thể…”

Cả dân tộc này chết vì Truyện Kiều.

Hắn email cho Phật hoàng và dẫn các đường link cho ngài đọc:

http://www.boxitvn.net/kien-nghi-2011

http://www.boxitvn.net/bai/39801

http://www.boxitvn.net/bai/40116

29-8-2012

________________

(*) Truyện này của tôi đã được đăng trên Tiền Vệ dưới bút danh Nguyên Việt với một tựa đề khác: “Bọn chúng được quyền không tuyên bố”.

QUA CƠN THÀNH BẠI MẤT CÒN


August 29, 2012
By Alan Phan

BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ TƯ 29/8/2012

Mỗi năm tôi thường về lại Mỹ vài lần. Ngoài chuyện thăm gia đình bạn hữu, gặp các đối tác làm ăn, tôi dùng cơ hội này để nâng cấp phần mềm (download the updates) cho đầu óc vì trí tuệ Mỹ vẫn đi trước thiên hạ về tư duy, trào lưu, thay đổi và sáng tạo. Đứng từ xa, nhìn lại môi trường sống của Á Châu, Việt Nam và những công việc đang làm mỗi ngày bên đó cũng cho tôi một định vị chính xác hơn về thực tại.

Nhiều bạn BCA nói sao lúc này bác tiêu cực quá vậy khi nói về Việt Nam. Các bạn hay lầm giữa nhận định và thái độ. Một tư duy khoa học không cho phép doanh nhân hay nhà phân tích được tiêu cực hay tích cực trong phán đoán. Biết rõ thực tại rất cần thiết cho thái độ hành xử sau đó, dù tích hay tiêu cực. Nếu các bạn thấy như vậy, thì có lẽ thực tại ở Việt nam đang xấu đi chăng?

Tuy nhiên, dù thực tại có tệ hại đến đâu đi nữa, tin mừng cho mọi người là nó có thể được thay đổi, cải thiện và tạo cơ hội mới. Nghèo khổ hay khó khăn không bao giờ là bản án chung thân, trừ khi người nhận bằng lòng. Nhưng không hành động mà đợi chờ một thay đổi gì xẩy đến để cuộc sống tươi đẹp hơn thì đây là thái độ tích cực của người tâm thần.

NGÂN HÀNG, CHÍNH QUYỀN PHÁ SẢN, NĂM 2013 TRUNG QUỐC SẼ XẢY RA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ

boxun.com

http://boxun.com/news/gb/finance/2012/08/201208290703.shtml

NGÂN HÀNG, CHÍNH QUYỀN PHÁ SẢN, NĂM 2013 TRUNG QUỐC SẼ XẢY RA KHỦNG HOẢNG KINH TẾ
29.8.2012
Người dịch: Băng Tâm

[Trang mạng Tiếng nói nước Đức bằng tiếng Trung (ycwb.com)]

Năm 2013 Trung Quốc sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế? Gần đây, bản báo cáo “Năm 2013 Trung Quốc sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế” của nhà kinh tế học Lý Tả Quân ở Trung tâm phát triển Quốc vụ viện Trung Quốc trình bày tại cuộc họp báo cáo nội bộ đã bị lộ. Báo cáo cho rằng Trung Quốc hiện nay đang trong thế căng thẳng chờ chực bùng nổ, năm 2013 sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế, đồng thời dẫn đến các vấn đề xã hội.
Mới đây, trang Phượng Hoàng ifeng.com Hongkong có đăng nội dung bản báo cáo “Năm 2013 Trung Quốc sẽ xảy ra khủng hoảng kinh tế” của nhà kinh tế học Lý Tả Quân trình bày trong một cuộc họp nội bộ. Theo tìm hiểu của trang Tiếng nói nước Đức (Deutsche Welle), bản báo cáo lần này chắc là một bản báo cáo họp nội bộ của Lý Tả Quân theo lời mời của hội bạn hữu trường Trường Sa ở Trường đại học Hoa Trung vào ngày 19.7 năm ngoái, sau đó được truyền đi trong phạm vi hẹp, cách đây không lâu đột nhiên được cư dân mạng Trung Quốc phát tán rộng rãi.  

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2012

HÀNH TRÌNH VIỄN XỨ


Vietnamese American Hertage Foundation 500 Oral Histories Project (uNAVSA-7 Preview)



Hội VAHF với nỗ lực mang lại sự thật lịch sử cho người Mỹ gốc Việt




Monday, 27 August 2012 19:37

*Tuyết Mai

Dưới sự bảo trợ của nhiều hội đoàn, các cơ quan truyền thông, truyền hình, báo chí, Bà Khúc Minh Thơ (Hội Gia Đình Cựu Tù Nhân Chính Trị), Bà Nancy Bùi( Hội Bảo Tồn Lịch Sử và Văn Hóa (VAHF), cùng nhiều sinh viên và thân hữu vùng Hoa Thịnh Đốn đã tưng bừng tổ chức cuộc triển lãm buổi gây quỹ để thực hiện Phim Viet Story vào lúc 7 giờ chiều ngày 26 Tháng Tám, 2012 tại Nhà hàng Harvest Moon, Falls Church, VA.
Có khoảng bốn trăm người tham dự, trong số quan khách danh dự có Khoa Học Gia Dương Nguyệt Ánh và phu quân, Cựu Thiếu Tướng Nguyễn Duy Hinh… được điều hợp rất sinh động bởi Linh Mục Đồng Minh Quang và MC Nam Lộc đến từ Cali. Chương trình được mở đầu với nghi lễ chào Quốc Kỳ Hoa Kỳ và VNCH vô cùng trang nghiêm với toán quốc kỳ do các Cựu Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức phụ trách.
Được biết mục đích buổi gây quỹ này là để có ngân quỹ thực hiện Phim “Viet Story”, tạm dịch là “Câu Chuyện Di Cư Của Người Việt”. Phim này nói lên tất cả những sự thật về cuộc chiến tranh VN và thời hậu chiến, cũng như nói về sự chiến đấu anh dũng của quân dân miền Nam Việt Nam và sự thống khổ của toần dân VN kể từ khi CSVN lên cầm quyền.



Bà Triều Giang trao tài liệu cho thế hệ trẻ















Thứ Ba, 28 tháng 8, 2012

VIỄN KIẾN VÀ TỰ THÂN



Nguyễn-Xuân Nghĩa

Tranh Đua về Viễn Kiến Trong Kinh Tế



* Trí thức đây ư? *

Với Đại hội của đảng Cộng Hoà tại Tampa trong cơn bão tố theo nghĩa đen, tuần này cuộc tranh cử Tổng thống Hoa Kỳ mới đi vào cao điểm, trước khi đến Đại hội đảng Dân Chủ tại Charlotte của North Carolina vào mùng ba tới. Được yêu cầu phân tích về sự khác biệt giữa hai đảng, bỉnh bút Nguyễn Xuân Nghĩa lại viết qua... vai trò của trí thức và những viễn kiến về xã hội. Rất thấm thía.


Khi nghe hoặc đọc thấy câu "quốc gia hưng vong - thất phu hữu trách", nhiều phần ta chờ đợi một liên từ như cái mưỡu hậu: "huống hồ". Chuyện hưng vong của quốc gia thì đến kẻ thất phu còn phải gánh vác - huống hồ người trí thức. Thí thức thì mới sẵn thành ngữ Hán-Việt kiểu đó!

Mà hình như là sự khác biệt mặc nhiên giữa quần chúng thất phu và thiểu số trí thức ưu tú là điều đã được nhiều người chấp nhận, kể cả đám "thất phu".

XÂY NHÀ TRÊN CÁT


August 27, 2012 By Alan Phan

BLOG CỦA PAULO T NGUYEN NGÀY THỨ HAI 27/8/2012

Trong giai đoạn khủng hoảng kỳ đầu của giai đoạn đổi mới (1997 – 2000) ở Việt Nam pha trộn sự khủng hoảng tài chính của một số nước Châu Á. Công ty Minh Phụng – EPCO bị điều tra và Tăng Minh Phụng bị bắt truy tố về tội lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản xã hội chủ nghĩa. Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước vào thời điểm đó, một doanh nghiệp chỉ được vay vốn không quá 10% vốn tự có, để có thể được vay vốn, Minh Phụng đã thành lập hàng loạt công ty con, câu kết với các quan chức ngân hàng sử dụng trên 40 pháp nhân để vay vốn. Tính đến khi xảy ra vụ án, Minh Phụng đã thực hiện trên 600 hợp đồng tín dụng với 7 ngân hàng, với tổng dư nợ hàng ngàn tỷ đồng và hàng chục triệu USD.

VIỆT CỘNG NẰM VÙNG THỜI NÀO CŨNG CÓ


Trúc Giang - Minnesota
17 August 2012

https://docs.google.com/file/d/1d1fYGWWQrPo5B_MBPuUfVFTveEvtA2LrJfn4RReNnj4PWPONFUtfATNffDpM/edit


Thân tặng độc giả Việt Vùng Vịnh: Cựu Hải Quân Thiếu tá BS Nguyễn Tích Lai, HQ Đại Úy Nguyễn Văn Sáu (Bịnh Xá Bạch Đằng), Thiếu Tá KQ Đoàn Văn Long, và Trần Văn Tâm, cựu Trưởng Ty Y Tế Côn Sơn. (Trúc Giang MN)


1* Mở bài

Việt Cộng nằm vùng thời nào cũng có.

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ tự do dân chủ của Việt Nam Cộng Hoà, cái nhức nhối nhất là chỗ nào cũng có bọn VC nằm vùng, chúng tràn lan trong các tổ chức chính quyền, các cơ quan truyền thông, văn nghệ, tôn giáo, sinh viên học sinh…

Trong các tổ chức chính quyền, từ Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng Tham Mưu, Phủ Đặc Ủy Trung Ương Tình Báo, Tổng Nha Cảnh Sát, Quốc Hội, và ngay cả trong Dinh Độc Lập cũng có VC nằm vùng. Bọn nầy ẩn nấp dưới hàng trăm hàng ngàn bộ mặt, muôn hình vạn trạng, đánh phá miền Nam, từ công khai hợp pháp, đến bí mật dưới muôn ngàn hình thức. Độc hại nhất là bọn ăn cơm quốc gia thờ ma Cộng Sản.

Ngày nay, trong cuộc đấu tranh cho một nước Việt Nam tự do, dân chủ của các cộng đồng tỵ nạn Cộng Sản hải ngoại, cũng không tránh khỏi bọn nầy. Ở thế kỷ 21, kỹ thuật đánh phá tinh vi hơn, nhất là lợi dụng các thứ tự do, công khai và hợp pháp để đánh phá.

CHU KỲ THÙ HẬN VIỆT-TRUNG-MIÊN

Trần Trung Đạo
on August 23, 2012

https://docs.google.com/file/d/1s_pxcNtIOvjvnhZFRf46PQZ8lptvQqmVHd3NiBQ9cR2H6qwMFOcelIvqSrJM/edit

Khi nhắc đến quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc, giới lãnh đạo CSVN thường nhấn mạnh đến 16 chữ vàng “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” do Giang Trạch Dân thay mặt lãnh đạo Cộng Sản Trung Quốc (CSTQ) tặng Lê Khả Phiêu, đại diện giới lãnh đạo CSVN đầu năm 1999 nhưng không hề nhắc đến 12 lời nguyền rủa “Việt Nam là côn đồ, phải dạy cho Việt Nam bài học” do Đặng Tiểu Bình, thay mặt CSTQ tặng CSVN vào cuối năm 1978 trong chuyến đi thăm các quốc gia Đông Nam Á của y.
Gọi là lời nguyền rủa vì họ Đặng không viết ra để gởi Bộ Chính trị đảng CSVN qua đường ngoại giao mà do chính giọng Tứ Xuyên của y phát biểu trên đài truyền hình cho nhân dân Đông Nam Á và thế giới cùng nghe.

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2012

"CÔNG XƯỞNG THẾ GIỚI" ĐỐI MẶT THÁCH THỨC.



http://www.project-syndicate.org/asia/china

Tác giả: Đình Ngân theo project-syndicate



Trong ba thập niên được hưởng điều kiện kinh tế quốc tế thuận lợi, Trung Quốc đã tạo ra một hệ thống sản xuất toàn cầu phức hợp chưa từng có về quy mô và độ phức tạp.
Nhưng giờ đây, các nhà hoạch định Trung Quốc đang phải đối diện với ba thách thức đồng thời đang diễn ra, bao gồm cuộc khủng hoảng nợ châu Âu lan rộng, sự phục hồi chậm chạp tại Mỹ và sự suy giảm tăng trưởng trong bản thân nền kinh tế Trung Quốc. Cả ba thách thức trên có mối liên hệ với nhau và bất kỳ sai lầm của bên nào cũng đều có thể nhấn chìm nền kinh tế toàn cầu vào một cuộc suy thoái mới.
Để đánh giá các rủi ro và lựa chọn của Trung Quốc và thế giới, cần phải hiểu hệ thống sản xuất "Xuất xứ thế giới" (Made in the World) của Trung Quốc, với bốn trụ cột khác nhau nhưng phụ thuộc lẫn nhau.

EB 5 IMMIGRANT INVESTOR

CHƯƠNG TRÌNH VISA TẠO CƠ HỘI CHO DOANH NHÂN KHÔNG PHÂN BIỆT QUỐC GIA ĐẦU TƯ VÀO MỸ...


…EB-5 là chương trình đầu tư để được quyền định cư kèm thẻ xanh cho nhà đầu tư, với điều kiện ông hay bà ta tạo ra ít nhất 10 công việc. Trong năm 2006, chỉ có 63 visa loại này được cấp cho các công dân Trung Quốc. Năm ngoái, con số này đã nhảy vọt lên 2.408 và sang năm nay, đến tháng này đã có trên 3.700 visa loại này được cấp cho các doanh nhân Trung Quốc. Điều này có nghĩa là có một làn sóng tiền của Trung Quốc đang đổ vào các dự án cơ sở hạ tầng của Mỹ.

Chương trình visa này tạo cơ hội cho doanh nhân không phân biệt quốc gia đầu tư vào Mỹ, và các nhà đầu tư Trung Quốc chiếm tới 75 phần trăm trong tổng số người được cấp loại visa này. ..

EB-5 Immigrant Investor

Visa Description


USCIS administers the Immigrant Investor Program, also known as “EB-5,” created by Congress in 1990 to stimulate the U.S. economy through job creation and capital investment by foreign investors. Under a pilot immigration program first enacted in 1992 and regularly reauthorized since, certain EB-5 visas also are set aside for investors in Regional Centers designated by USCIS based on proposals for promoting economic growth.
All EB-5 investors must invest in a new commercial enterprise, which is a commercial enterprise:
• Established after Nov. 29, 1990, or
• Established on or before Nov. 29, 1990, that is:
1. Purchased and the existing business is restructured or reorganized in such a way that a new commercial enterprise results, or
2. Expanded through the investment so that a 40-percent increase in the net worth or number of employees occurs
Commercial enterprise means any for-profit activity formed for the ongoing conduct of lawful business including, but not limited to:
• A sole proprietorship
• Partnership (whether limited or general)
• Holding company
• Joint venture
• Corporation
• Business trust or other entity, which may be publicly or privately owned

http://www.uscis.gov/portal/site/uscis/menuitem.eb1d4c2a3e5b9ac89243c6a7543f6d1a/?vgnextoid=facb83453d4a3210VgnVCM100000b92ca60aRCRD&vgnextchannel=facb83453d4a3210VgnVCM100000b92ca60aRCRD



HOA KỲ KHÔNG NÊN BÁN RẺ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM


http://www.washingtonpost.com/opinions/the-us-shouldnt-sell-out-human-rights-in-vietnam/2012/08/26/519d8c80-ef9f-11e1-adc6-87dfa8eff430_story.html

Allen S. Weiner/Washington Post

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Tháng trước, ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã tuyên bố tại Hà Nội rằng cuối năm nay, Hoa Kỳ sẽ ký một thoả tuận mới về thương mại trong khu vực, Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương, với Việt Nam. Mong muốn thúc đẩy phát triển kinh tế thông qua việc mở rộng thương mại của Việt Nam là dễ hiểu, và quyền lợi của Hoa Kỳ trong việc hỗ trợ phát triển kinh tế cho Việt Nam là đáng khen ngợi. Nhưng ngay cả khi Việt Nam tìm cách tiến lên phía trước bằng kinh tế , hệ thống chính trị của họ vẫn còn sa lầy trong một quá khứ độc tài và áp bức.
Thật vậy, tuyên bố của bà Clinton đến ngay trước kỷ niệm một năm giai đoạn mở màn việc chính phủ Việt Nam giam giữ các nhà hoạt động, những nhà đấu tranh mà "tội ác" của họ từng là sự bênh vực trên một phạm vi rộng lớn các quyền con người và các vấn đề công bằng xã hội, bao gồm sức khỏe, môi trường, những quan ngại về pháp lý, chính trị, đất đai và tham nhũng từ chính phủ Việt Nam. Hơn một năm sau, hầu như tất cả các nhà tranh đấu này vẫn còn bị giam giữ, một người bị quản thúc tại gia. Các tiến bộ thực sự tại Việt Nam sẽ chỉ đến khi cải cách chính trị và việc tôn trọng các quy định của pháp luật được đi kèm với tiến bộ kinh tế.

THƯ NGỎ HÀ NỘI 2012..TUYÊN NGÔN CARAVELLE 1960


Huy Phương

August 25, 2012
Hôm 6 tháng 8, một nhóm nhân sĩ, trí thức bên trong và bên ngoài Việt Nam đã gửi Thư Ngỏ cho đảng Cộng sản, nhận định về tình hình tranh chấp Biển Đông và đề xuất giải pháp cho cuộc tranh chấp, đi kèm với một số đề xuất khác. Lá thư này làm những người miền nam Việt Nam trên 50 tuổi nhớ đến Tuyên Ngôn Caravelle năm 1960. Hai nhà bình luận ở hai miền Hoa Kỳ có những nhận xét về sự so sánh này.
TỪ 42 ĐẾN 71
Lá Thư Ngỏ của 71 nhân sĩ, trí thức Việt Nam được đưa ra 10 ngày sau khi 42 công dân ở thành phố Hồ Chí Minh gửi văn bản đề nghị đảng Cộng sản Việt Nam để cho nhân dân Thành phố biểu tình chống những hành động gây hấn, khiêu khích và xâm lấn Biển Đông của nhà cầm quyền Trung Quốc hồi gần đây.
Văn bản của 42 công dân còn nói trong trường hợp lãnh đạo Thành phố không có chủ trương thì nhân dân Thành phố thực hiện quyền hiến định của mình sẽ tự đứng ra tổ chức cuộc biểu tình với mục đích vừa nêu.
Lá Thư Ngỏ của nhóm 71 người hoan nghênh và đánh giá cao Luật Biển vừa được Quốc hội Việt Nam thông qua. Nhóm này phản đối mạnh mẽ Trung Quốc đối với các đảo vốn thuộc chủ quyền Việt Nam và các quốc gia khác ven biển.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2012

THE CHINA CHALLENGE. THÁCH THỨC TỪ TRUNG QUỐC

Thursday, August 23, 2012

http://nationalinterest.org/commentary/the-china-challenge-7372?page=show

Thách thức từ Trung Quốc

Robert W. Merry
The National Interest
August 21, 2012




Senator James Webb’s recent op-ed in the Wall Street Journal constitutes a powerful warning to the man who will occupy the White House Oval Office after January’s inauguration day, whether he is President Obama in a second term or Republican challenger Mitt Romney in a first term. Webb, the Virginia Democrat who will relinquish his Senate seat after November’s election, called attention to China’s ever growing aggressiveness in laying claim to vast and far-flung areas of Asia, including 200 islands (in many instances mere “islets” of uninhabited but strategically significant rock) and two million square kilometers of water.

Bài chính luận mới đây của Thượng nghị sĩ James Webb trên báo Wall Street Journal là lời cảnh báo mạnh mẽ cho người sẽ làm chủ Phòng Bầu dục của Nhà Trắng sau ngày đăng quang vào tháng Giêng năm tới, cho dù người đó là Tổng thống Obama trong nhiệm kỳ thứ hai hoặc đối thủ từ đảng Cộng hòa Mitt Romney trong nhiệm kỳ thứ nhất. Ông Webb, đảng Dân chủ bang Virginia, người sẽ rời chiếc ghế ở Thượng viện sau cuộc bầu cử vào tháng 11-2012, đã kêu gọi chú ý tới sự lộng hành tăng nhanh chưa từng thấy của Trung Quốc trong việc đòi hỏi chủ quyền những khu vực rộng bao la ở châu Á, bao gồm 200 hòn đảo (trong nhiều trường hợp chỉ là những núi đá không cư trú được nhưng có ý nghĩa về chiến lược) và hai triệu ki-lô-mét vuông mặt nước.

SUY NGHĨ VỀ VỤ BẦU KIÊN


August 24, 2012 By Alan Phan

BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ SÁU 24/8/2012

Trong những ngày vừa qua, tôi nhận được khá nhiều Emails thăm hỏi về việc bắt giữ đại gia ngân hàng Nguyễn Đức Kiên. Tôi không quen biết hay làm ăn gì với ông Kiên và cũng không có tin tức gì ngoài những bài viết trên các mạng truyền thông. Vì không biết nên chỉ dựa cột mà nghe thôi.
Tuy nhiên, một người bạn gởi lại cho một nhận xét cách đây hơn 1 năm khi tôi trả lời cuộc phỏng vấn cho báo Saigon Tiếp Thị:
Bài từ tháng 9/6/2011:
TS Alan Phan, chủ tịch quỹ Viasa Fund, cho rằng tình trạng kinh tế vĩ mô xấu đi và kéo dài sẽ kéo theo những thay đổi lớn lao của nền kinh tế nhưng “trong nguy cũng có cơ”. Vì điều đó không chỉ tạo áp lực lên việc tái cấu trúc của doanh nghiệp mà Chính phủ cũng phải thay đổi. Khi sử dụng hết “vốn chính trị” hay các gói kích cầu, các công cụ ngắn hạn mà thông thường tập trung vào các nhóm lợi ích… thì đó là lúc sẽ có những tín hiệu đáng mừng. “Sẽ đến lúc nền kinh tế tư nhân được quan tâm bằng các chính sách khuyến khích và tháo gỡ, thời kinh doanh của những thế hệ trẻ sẽ dần thay đổi cách làm cũ và giúp thay máu cho nền kinh tế”, ông nhận định.

(http://sgtt.vn/Kinh-te/152557/Xoay-tro-trong-ap-luc-niem-tin-bi-giam-sut.html).

Điều làm tôi trăn trở không phải là mình phân tích đúng tình hình (ở xứ này, các anh nói đúng thường bị đấm mõ); mà là những hy vọng về thay đổi mình phát biểu cách đây vài năm vẫn “không gì thay đổi”. Vụ Bầu Kiên có thể là một cú hích để chúng ta định vị, sáng tạo và can đảm chịu đớn đau để cải tiến và chạy nhanh hơn hòng bắt kịp thế giới. Tuy nhiên, tôi không hưng phấn lắm… vì cũng đã từng hy vọng vào bài học Vinashin, bài học lạm phát, bài học tỷ giá, bài học bất động sản, bài học chứng khoán…. Mỗi một lần thất vọng là một suy mòn thêm về niềm tin.
Hôm qua, khi lái xe qua New Jersey, tôi tình cờ đọc được một thông điệp dán sau một chiếc xe cũ kỹ tồi tàn,” Now that I lost all hope, I am totally happy” (Giờ khi mất tất cả hy vọng, tôi hoàn toàn hạnh phúc). Có lẽ vì vậy mà người Việt thích nhậu. Các bạn có nhớ bài hát của Trần Thiện Thanh? “Người điên không biết nhớ và người say không biết buồn”. Hừm, một xã hội điên và say?
Không phải là một ý tưởng tồi. (Not a bad idea).

VIỆT NAM: NỢ XẤU ÁM ẢNH CÁC TẬP ĐOÀN KHỔNG LỒ CHƯA CẢI CÁCH

Reuteurs

http://in.reuters.com/article/2012/08/23/us-vietnam-statefirms-idINBRE87M12F20120823

Stuart Grudgings

Ngày 24-8-2012

Người dịch: Thủy Trúc

Hà Nội – Từ miền trung du đến những đô thị đông nghẹt xe cộ, khó mà không thấy sự hiện diện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Họ xây nhà, vận hành một ngân hàng, quản lý một công ty môi giới chứng khoán, cung cấp điện cho hàng triệu hộ gia đình và thuê 100.000 nhân công.
Hiện nay, theo một quan chức cao cấp trong ngành điện, rất am hiểu về ngành, thì nhà cung cấp điện bán lẻ duy nhất ở Việt Nam, mang tên EVN, có vẻ đã bành trướng thái quá. EVN là con quái vật khổng lồ gần đây nhất của nhà nước đang bị theo dõi chặt, trước tình cảnh quá nhiều nợ xấu đã làm rúng động lòng tin của giới đầu tư và thể hiện sự suy thoái của đất nước từng một thời nổi lên như là ngôi sao kinh tế mới của Đông Nam Á.
Một số người sợ rằng so với EVN, ngay cả nợ ở hãng đóng tàu Vinashin cũng chưa là gì. Việc Vinashin vỡ nợ 600 triệu USD đã tàn phá uy tín của Việt Nam đối với giới đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, EVN độc quyền dành được ít sự chú ý của quốc tế hơn Vinashin nhiều.

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2012

HÌNH SỰ TRONG KINH DOANH


Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA Ngày 120822

Diễn đàn Kinh tế - Á Châu Tự Do

Vụ Bầu Kiên là một cuộc khủng hoảng chính trị

Vụ một nhà đầu tư nổi tiếng tại Việt Nam là ông Nguyễn Đức Kiên bị bắt chiều ngày Thứ Hai 20 Tháng Tám tại Hà Nội đã khiến thị trường chứng khoán tại Việt Nam sụt giá trong sự hốt hoảng chung và Ngân hàng Nhà nước của Việt Nam phải ào ạt bơm tiền qua thị trường mở để tránh một vụ sụp đổ dây chuyền. Nhân vật bị tống giam và khởi tố cùng thời điểm tiến hành nội vụ khiến dư luận ưu lo về những khó khăn kinh tế và chính trị hiện nay của Việt Nam. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu chuyện này qua phần trao đổi cùng nhà tư vấn kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do.

Khủng hoảng chính trị?

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Thưa ông, vụ Phó Chủ tịch Hội đồng Sáng lập của một ngân hàng lớn tại Việt Nam bị cơ quan cảnh sát điều tra của Bộ Công An bắt giữ đã gây chấn động cho thị trường tài chính tại Việt Nam và được truyền thông quốc tế loan tải. Chúng tôi xin đề nghị là kỳ này mình sẽ cùng tìm hiểu về chuyện đó, ông nghĩ sao?

TRẬN BÃO NĂM THÌN


August 23, 2012 By Alan Phan

BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ NĂM 23/8/2012

Hai cha con thanh bình ngồi nhìn đường sá vắng tênh trong một buổi trưa nóng gắt của Saigon. Thằng bé 3 tuổi cựa quậy liên tục, muốn tuột xuống chơi theo bản năng hiếu động; nhưng lại vẫn thèm hơi ấm trong lòng cha.

“Sao cha nói hôm nay có bão mà không thấy gì?’

“Cha nghe khí tượng quốc tế. Có lẽ họ sai rồi. Cha cũng sai nữa.”

“Nhưng trời có thể chuyển mưa rất nhanh con ạ. Độ ẩm khá cao”

“Kìa, con thấy chưa, bắt đầu mưa rồi đó”

“Đâu có lớn lắm cha?”

“Mới chỉ bắt đầu thôi con. Gió thổi mạnh rồi đó. Bão này phải kéo dài ít nhất vài ba ngày con ơi.”

“Nó cuốn bay nhà mình được không?”

“Cha không nghĩ vậy. Nhưng chắc chắn cha phải tốn bộn tiền để sửa chữa. Mái sẽ trốc và nước lũ sẽ làm hư hại phần dưới của căn nhà.”

“Con muốn chạy ra mưa, tắm chơi với mấy đứa ngoài kia?”

“Nguy hiểm. Cây ngã đè chết người như không?”

“Cây nào ngã trước cha?’

“Mấy cây nhỏ gốc yếu ngã trước. Nhưng trận bão có thể cuốn luôn những cây cổ thụ gốc rễ đã già yếu. Cũng tốt thôi con ạ. Mình lại trồng cây mới sau trận bão”

“Ông ngoại nói cha hay lo xa. Tới đâu hay đó”

“Có thể ông ngoại con nói đúng. Vì ông có lá tử vi tốt. Say xỉn 3, 4 lần, ngã ra đường rồi bị xe đụng mà không chết. Nhưng khi may mắn bỏ đi (người Mỹ nói là when your luck ran out), thì Trời đỡ cũng không nổi con ạ”

“Mà thôi, đừng suy nghĩ nhiều con ơi. Vào trong nhà nói mẹ dạy con lại cho thông suốt các mẫu tự từ A đến Z và học hết các con số bằng Anh ngữ đi”

CHUYÊN ÁN CHÁNH TRỊ BẢO VỆ CHẾ ĐỘ


http://caunhattan.wordpress.com/2012/08/22/danh-an-kien-bac-chi-la-mot-phan-cua-chuyen-an-chinh-tri-bao-ve-che-do/

Ủng hộ “chuyên án” để bảo vệ đảng, bảo vệ chế độ, cùng “bạn vàng môi răng” dắt tay nhau tiến tới liên bang Trung Cộng XHCN trá hình?
Hay theo ảo vọng một nhà nước tư bản hoang dã độc tài kiểu Nga hậu Sô Viết của Putin?
Hay đấu tranh cho một nhà nước pháp quyền, dân chủ thực sự, của Dân, vì dân?
Blog Cầu Nhật Tân
Đánh án Kiên “bạc” chỉ là một phần của chuyên án chính trị bảo vệ chế độ
- Có nhiều tin kỹ thuật từ mạng lưới Tổng cục 2 quân đội cho thấy âm mưu soán Đảng, lật đổ chế độ chưa bao giờ rõ như lúc này.
– Chuyên án bảo vệ chế độ (thực chất là một kế hoạch) mang bí số riêng, được một Tổ Công tác âm thầm thực hiện việc chuẩn bị, trinh sát, củng cố chứng cứ. Tổ Công tác, gồm những cán bộ có phẩm chất chính trị ưu tú nhất, trung kiên nhất, đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo cao nhất trong Quân ủy.
– Yêu cầu cao nhất là phải bí mật vì sẽ đụng chạm đến nhiều cán bộ chủ chốt của Đảng, Chính phủ, cùng mạng lưới của họ.
“Nhóm lợi ích” đã thế chỗ của “Thế lực thù địch” trong báo cáo

Thứ Tư, 22 tháng 8, 2012

HỢP TUNG - LIÊN HOÀNH - TUNG HOÀNH

Quốc Anh

Cuối thời chiến quốc, mưu sĩ nước Tần là Úy Liêu sử dụng hai thuyết: “Hợp tung, Liên hoành” (được cho là của hai chiến lược gia Tô Tần và Trương Nghi thời cổ đại) lập ra đối sách: “Tung Hoành bài hợp”, bước đầu giao kết với Tề, Sở đã phá vỡ thế trận liên minh của sáu nước, bước tiếp theo tấn công Hàn, Ngụy, đe dọa nước Yên làm cho Yên không dám động binh, cùng lúc dùng bạc vàng, chức tước khuyến dụ, mua chuộc chính khách, tướng lĩnh nước Triệu và các nước liên minh với Triệu. Sau khi xâm chiếm xong bốn nước Hàn, Ngụy, Triệu, Yên, binh lực nước Tần quay sang đánh chiếm Sở, Tề hoàn thành sứ mệnh thôn tính cả sáu nước chư hầu thống nhất trung nguyên, mở rộng lãnh thổ từ Tây sang Đông hình thành nên một quốc gia rộng lớn như ngày nay, lập nên một đế chế phong kiến tập quyền nổi tiếng hà khắc và tàn bạo nhất trong lịch sử Trung Hoa đó là đế chế dưới thời Tần Thủy Hoàng (năm 259 – 210 trước CN).

LÀN SÓNG CUỐN GÓI THÁO CHẠY KHỎI VIỆT NAM


12 August 2012

Mấy tháng qua, các nhà quản lý tại Anh, Canada, Úc, Mỹ đều ghi nhận luồng tiền ồ ạt chảy từ Việt Nam sang nước họ dưới danh nghĩa đầu tư. Lãnh tụ phe đối lập Úc thậm chí còn giật mình đòi chính phủ cầm quyền xét lại chính sách đầu tư nước ngoài ở quốc gia này bởi ngày càng có nhiều người nước ngoài trong đó có rất đông người Việt Nam sang Úc mua đất, cổ phần doanh nghiệp. Sự thật này trái ngược hẳn tình hình ảm đạm kinh tế trong nước. Báo chí chính thống và các nhà quản lý thì chỉ dám mon men phân tích chỉ số, niềm tin v.v. Một sự thật hiển hiện nhưng khó nói đó là đã xuất hiện làn sóng nhà giàu, đại gia cuốn gói và tháo chạy, bằng cách này hay cách khác mang lượng tiền vốn khổng lồ ra nước ngoài, khiến kinh tế Việt Nam ngày càng kiệt quệ.
Người giàu nhất Việt Nam cũng thiếu tiền
Người giàu nhất Việt Nam năm 2007, ông Đặng Thành Tâm vừa đăng ký bán 22 triệu cổ phiếu SQC, với giá trị ước tính 1.400 tỉ đồng trong một trào lưu mà báo chí gọi là “đại gia đua nhau bán cổ phiếu, gom tiền tươi”.

Thứ Ba, 21 tháng 8, 2012

HỒI QUANG PHẢN CHIẾU

"...Chúng ta sống trên một địa cầu hình tròn, đi hết hướng Tây là gặp phía Đông. Mà lại đi bằng tin tức điện tử với tốc độ gần như tức thời.

Trong thế giới như tấm gương đó, tay trái của ta được hồi quang phản chiếu thành tay phải của người. Lý luận chính đáng ở bên này mà nhập vào trong gương thì có thể ngợi ca một chính sách quái đản ở nơi mà nhà nước có quyền gia tăng công chi vô tội vạ để lấy tiền thuế của dân mà tài trợ các dự án lãng phí nhưng có lợi cho tay chân nhà nước.

Có điều an ủi cho xã hội Hoa Kỳ, là các đại gia đã vét tiền nơi cống rãnh của mấy xứ kia đều sẽ lại chuyển vào Mỹ, là nơi mà tư doanh hay bọn đầu tư xấu xa vẫn được quý trọng và bảo vệ!.."




Nguyễn-Xuân Nghĩa

"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Nhìn vào trong gương, chính quyền là nhân dân, tay trái là tay mặt....



* Thủ bút của nhà văn John Steinbeck trong bài diễn văn ông soạn cho
Tổng thống Lyndon Johnson năm 1965 - nhưng không được xài *


John Steinbeck (1902-1968) là một nhà văn lớn của California và của thế giới với giải Nobel Văn chương năm 1962. Ông có nhiều tác phẩm đã ghi lại dấu ấn cho đời sau. Chúng ta có thể thưởng thức văn chương của ông. Nhưng theo dõi tư tưởng của ông thì dễ bị loạn trí.

Thời trẻ, ông đứng hẳn vào phía cực tả, chịu ảnh hưởng của các tác giả đảng viên Cộng đảng Mỹ, gia nhập hội Liên hiệp các Nhà văn, một tổ chức do đảng này thành lập năm 1935. Năm 1959, khi một Ủy ban Hạ viện Hoa Kỳ (House Committee on Un-American Activities) điều tra các phần tử thân cộng, thời ấy gọi là "chống Mỹ", ông dõng dạc bảo vệ các đồng nghiệp và đồng chí. Và trở thành khuôn mặt đáng nhớ trong trào lưu phản kháng của văn nghệ sĩ tả khuynh thời đó.

GIÔNG TỐ ĐANG KÉO ĐẾN BIỂN ĐÔNG

Wall Street Journal
http://online.wsj.com/article/SB10000872396390444184704577587483914661256.html

Tất cả các nước Đông Á đang chờ đợi xem Mỹ đáp trả lại sự hiếu chiến của Trung Quốc như thế nào

Tác giả: James Webb

Người dịch: Dương Lệ Chi
19-08-2012

Từ sau chiến tranh thế giới thứ II, mặc dù chiến tranh bùng nổ ở Triều Tiên và Việt Nam gây tốn kém, nhưng Hoa Kỳ đã chứng minh là nước bảo đảm sự ổn định cần thiết trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương, ngay cả khi sức mạnh chuyển dịch từ Nhật Bản sang Liên Xô và gần đây nhất là sang Trung Quốc. Những lợi ích của việc tham gia của chúng ta là một trong những câu chuyện thành công lớn của lịch sử nước Mỹ và lịch sử châu Á, cung cấp cho các nước được gọi là ‘bậc hai’ trong khu vực có cơ hội phát triển về mặt kinh tế và trưởng thành về mặt chính trị.
Khi khu vực này phát triển thịnh vượng hơn, vấn đề [tranh chấp] chủ quyền đã trở nên dữ dội hơn. Trong hai năm qua, Nhật Bản và Trung Quốc đã đụng độ công khai ở quần đảo Senkaku, phía đông Đài Loan và phía tây Okinawa, mà sự quản lý [quần đảo này] được quốc tế công nhận là dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản. Nga và Nam Triều Tiên đã tái khẳng định tuyên bố chủ quyền chống lại Nhật Bản ở vùng biển phía Bắc. Cả Trung Quốc và Việt Nam đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa. Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Brunei và Malaysia, tất cả các nước này đều tuyên bố chủ quyền trên quần đảo Trường Sa, nơi tiếp diễn các cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Philippines.

GẶP GỞ CÁC LÃNH ĐẠO KẾ TIẾP CỦA TRUNG QUỐC

http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/08/13/meet_china_s_next_leaders?page=0,0

Foreign Policy



Những người nổi tiếng trong các đối thủ hàng đầu cho công việc đầy quyền lực nhất ở Trung Quốc
Tác giả: Isaac Stone Fish
Người dịch: Trần Văn Minh
13-08-2012

Tháng 10 năm 2007, chín người có quyền hành nhất Trung Quốc bước ra khán đài Đại Lễ đường Nhân dân, trong buổi lễ bế mạc Đại hội Đảng toàn quốc, tổ chức 2 lần trong một thập niên. “Một khi họ họp lại, nếu không có con mắt nhà nghề thì khó có thể phân biệt từng người”, phóng viên Richard Macgregor của báo Financial Times đã viết trong cuốn sách The Party của ông vào năm 2010 về những nhà cai trị Đảng Cộng sản Trung Quốc. “Tất cả chín người mặc bộ com lê màu thẫm, và tất cả mang cà vạt đỏ ngoại trừ một người. Họ đều có bộ tóc hất ra sau, đen nhánh và bóng lưỡng, một sản phẩm của sự mê thích đồng bộ về sự nhuộm tóc đều đặn của các chính trị gia cao cấp Trung Quốc, một thói quen “chỉ có thể bị phá vỡ khi họ về hưu hay bị ở tù”.

QUÂN PHIỆT TRUNG HOA: KIỆT SỨC VÌ CHẠY ĐUA?


Phạm Đức Đồng Hùng

August 18, 2012

Thực tế lại là một sự nghịch lý

“Nếu ngân hàng cho bạn vay một ngàn đô la, ngân hàng là ông chủ của bạn. Nhưng nếu ngân hàng cho bạn vay một triệu đô la, bạn sẽ là ông chủ của ngân hàng.” (If the bank lends you a thousand dollars, the bank owns you. But if the bank lends you a million dollars, you own the bank).

Trung Quốc đang là chủ nợ lớn của Mỹ do đó phải o bế để bảo vệ, không cho nền kinh tế Mỹ bị sập. Chính như thế nên chủ nợ Trung Quốc đã trở thành…con nợ của Mỹ.

Dẫu quân đội Trung Quốc thiếu hiệu năng với nạn tham nhũng như đã bàn tuần trước, sức mạnh quân sự của Trung Quốc đã đang và sẽ là đề tài gây quan ngại. Trung Quốc xây dựng sức mạnh quân sự là để chiếm lĩnh vị trí siêu cường của Mỹ. Mỹ mạnh hơn Trung Quốc, do đó Trung Quốc còn dè chừng. Mỹ lép vế thì Trung Quốc tha hồ làm chủ, 80 phần trăm Biển Đông sẽ thuộc về họ.

Thứ Hai, 20 tháng 8, 2012

VÙNG BIỂN BÙN LẦY Ở CHÂU Á. THE NEW YORK TIMES SUNDAY REVIEW


http://www.nytimes.com/2012/08/19/opinion/sunday/asias-roiling-sea.html?_r=1
20/08/2012


Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước

The New York Times – Sunday Review


Biển Đông, một trong những tuyến đường thủy quan trọng nhất thế giới, trong nhiều thế kỷ qua đã có lắm vấn đề tranh cãi giữa các nước châu Á. Những ngày này, đường biển tại đây được bao bọc bởi một số nền kinh tế sôi động nhất châu Á – bao gồm Trung Quốc, Việt Nam, Philippines, Đài Loan và Malaysia – và cuộc cạnh tranh đã diễn ra ở góc độ hầu như nước nào cũng có thể tham gia. Cuộc đối đầu dành quyền kiểm soát lãnh thổ thường xuyên ở mức đáng báo động và có thể vượt ra khỏi cầm tay bất cứ lúc nào với những hậu quả nghiêm trọng.
Thật không khó để hiểu lý do tại sao tất cả các nước trong khu vực đều muốn dành một phần chủ quyền tại đây. Biển không chỉ là một tuyến đường thương mại quan trọng, mà còn có các nguồn tài nguyên phong phú như dầu mỏ, khí đốt, ngư trường và khoáng sản. Các quốc gia đang ra sức quyết liệt tranh giành các hòn đảo trong khu vực này, thậm chí cả các bãi đá ngầm cũng không bỏ qua.

VIỆT NAM 67 NĂM SAU NGÀY GỌI LÀ CÁCH MẠNG THÁNG 8 NĂM 1945

Việt Nam 67 Năm Sau Ngày Gọi Là Cách Mạng Tháng Tám Năm 1945 - Phần 1



Việt Nam 67 Năm Sau Ngày Gọi Là Cách Mạng Tháng Tám Năm 1945 - Phần 2




Ý nghĩa Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam


Published on Aug 19, 2012 by VOATiengVietVideo

Đài Tưởng niệm Chiến tranh Việt Nam là một trong các địa điểm du lịch ở thủ đô Washington DC được ưa chuộng nhất. Đài tưởng niệm mừng lễ kỷ niệm năm thứ 30 trong năm nay. Trên bức tường của đài tưởng niệm có khắc tên của 58.000 binh sĩ, cả nam lẫn nữ, đã hy sinh trong chiến tranh Việt Nam.


Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

GIẢ DỐI LÊN NGÔI

Alan Phan
Fri, 08/17/2012


Từ A đến Z

Qua bài “Lạm bàn về căn bệnh dối trá tại Việt Nam”, Giáo sư Trần Kinh Nghị từ Hà Nội đề cập tới điều có thể nói hài hước – nhưng chua chát – rằng “ở Việt Nam mọi thứ đều giả, chỉ có dối trá là có thật!”
Một nhà giáo dục luôn quan tâm cho vận nước, dân tộc là GS Hà Văn Thịnh từ Huế cảnh báo rằng tình trạng giả dối ở Việt Nam giờ lan tỏa từ “A đến Z”, khi cảnh nhiễu nhương, tự tung tự tác đang hoành hành xã hội Việt Nam:
Vì giờ người ta giả dối từ A tới Z, từ trên xuống dưới. Ai muốn làm gì thì làm, ai muốn lừa ra sao thì lừa, muốn tự tung tự tác hay ăn cướp thế nào đó vẫn được. - GS Hà Văn Thịnh
“Trong bản chất xã hội Việt Nam có sự giả dối, vô cảm, ích kỷ, sự tàn nhẫn. Đó là tất cả những gì biểu hiện của văn hóa Việt Nam hiện nay. Nói ra chẳng ai thích đâu. Nhưng đó là sự thật. Vì sao? Vì giờ người ta giả dối từ A tới Z, từ trên xuống dưới. Ai muốn làm gì thì làm, ai muốn lừa ra sao thì lừa, muốn tự tung tự tác hay ăn cướp thế nào đó vẫn được.”

KẺ PHẢN PHÚC KHÔN RANH


Huy Phương

August 16, 2012

Một nhóm nữ tu từ Việt Nam sang Little Saigon tổ chức gây quỹ giúp người nghèo ở Little Saigon, cho đến giờ khai mạc, những người tham dự thấy trên sân khấu vẫn không có lá cờ VNCH và quốc kỳ Mỹ. Một vài cựu quân nhân trong đó có nhiều người vợ lính đã đặt mua một bàn ăn để giúp đỡ cho hội này, đặt vấn đề với ban tổ chức thì ban tổ chức trả lời không biết. Nhiều người đã lên tiếng rằng, nếu buổi gây quỹ này không treo quốc kỳ VNCH hay làm lễ chào cờ thì họ sẽ ra về. Cuối cùng chính những người phản đối đã đi mượn quốc kỳ luôn luôn có sẵn tại nhà hàng mang lên sân khấu để cho ban tổ chức làm lễ chào cờ.
Nhớ lại câu chuyện năm năm trước, trong thời gian từ 2007-2008, Tim Aline Rebeau, một cô gái Thụy Điển, người sáng lập “Nhà May Mắn” ở Saigon đã đến Mỹ để gây quỹ trong cộng đồng người tị nạn Việt Nam. Cô đã đến Washington DC, Philadelphia, Houston, Orange County, San Fernando, San Jose và Seattle. Ở những nơi khác, chúng tôi không rõ sự việc, nhưng tại Cộng đồng Việt Nam ở San Fernando Valley, dư luận đã lên án ban tổ chức, vì đã theo lời yêu cầu của cô Tim, cất bỏ lá quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa đã được bày trí sẵn trên sân khấu, cạnh bục thuyết trình.

NGƯỜI CON GÁI SUY TƯ CHO TỔ QUỐC


Nguyễn Thanh Giang

Trong “Lời nói đầu” cuốn chính luận “Suy tư và Ước vọng” xuất bản ở nước ngoài cách đây hơn chục năm tôi đã viết: “… Dẫu rằng, vì những dòng Suy tư này mà tôi từng chịu bao nhiêu lao lung, khổ ải, tôi vẫn không thể quên lời nhà chí sỹ Phan Bội Châu:

Sinh vi nam tử yếu hy kỳ
Khẳng hứa càn khôn tự chuyển di!
Ư bách niên trung tu hữu ngã
Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy

(Đã sinh ra làm trai thì cũng phải khác đời
Lẽ để trời đất muốn xoay vần tới đâu thì tới
Trong khoảng trăm năm đã có ta (thì ta phải gánh vác lấy công việc)
Còn như chuyện ngàn năm sau thì có người sắp tới).

…… Tôi vẫn Suy tư để tồn tại, để được Ước vọng cùng Nhân dân tôi, Đất nước tôi”.

THAO TÚNG CHÂU PHI, DOANH NHÂN TRUNG QUỐC LÃNH HẬU QUẢ


Tú Anh

Không được trả lương xứng đáng và đúng hạn, công nhân một mỏ than ở Zambia châu Phi nhưng do một tập đoàn Trung Quốc làm chủ, đã nổi loạn giết chết quản đốc Ngô Sinh Tài. Vụ việc xảy ra vào hôm 05/08/2012, minh họa cho mặt trái của bức tranh « hữu nghị » và những bất trắc trong chính sách đầu tư hay đúng hơn là khai thác tài nguyên châu Phi mà Bắc Kinh tiến hành trong 10 năm nay.
Zambia là quốc gia châu Phi da đen đứng hàng thứ ba, sau Nam Phi và Nigeria nhận được đầu tư của Trung Quốc với khoảng 1 tỷ đôla. Qua số liệu do chính Bắc Kinh công bố nhân hội nghị Trung Quốc-Phi Châu lần thứ 4 tại Ai Cập hồi tháng 11 năm ngoái thì tiến độ hợp tác kinh tế và chính trị của Trung Quốc tại toàn châu lục giàu tài nguyên này đã vượt trội Hoa Kỳ, Pháp lẫn G7 cộng với Nga.
Từ Bắc Phi cho đến Nam Phi , Trung Quốc đổ hàng chục tỷ đôla mặc dù bản thân Trung Quốc cũng đang gặp khó khăn do khủng hoảng toàn cầu : 15 tỷ tại Algérie, 4,1 tỷ tại Nam Phi… và sẽ « tiếp tục chính sách hợp tác , nâng cao trị giá gia tăng cho tài nguyên châu Phi…. »

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2012

10 Ý KIẾN GIỮ NƯỚC CỦA MỘT NGƯỜI VIỆT HẢI NGOẠI

Tác giả: Nhất Hướng

“Đi với Tàu mất nước, đi với Mỹ mất đảng” quí vị đã chọn con đường đi với Tàu, đã dâng cho Tàu khoảng 1.000 cây số vuông đất biên giới, hơn 20.000 cây số vuông vùng biển vịnh Bắc Bộ, đảo Hoàng Sa và một phần của đảo Trường Sa v.v… Quí vị đã quên 2 điều :
1.- Lòng tham con người vô đáy.
2.- Nước mất thì nhà tan.
Đến giờ phút này quí vị mới bắt đầu hiểu được điều thứ nhất khi bọn Tàu Cộng vẫn chưa thỏa mãn những gì quí vị hiến dâng mà còn tham lam muốn chiếm hết cả Biển Đông nhưng quí vị chưa hiểu được điều thứ 2 vì chưa từng nếm qua như chúng tôi, những người lính Miền Nam Việt Nam, đã cay đắng bao phen với nỗi niềm mất nước.
Nay chúng tôi tuổi đã già đang sống bình yên và tìm vui bên nhau với tình huynh đệ chi binh ở tận trời Tây với tấm lòng không hề hổ thẹn với non sông và con cháu, con cái chúng tôi đã hội nhập và thành danh trên miền đất lạ, chỉ có những kẻ vô ý thức trong chúng tôi mới mong áo ấm về làng hay lom khom bên cạnh quí vị để được ngồi hưởng những bữa ăn thịnh soạn bên những cặp mắt thèm thuồng của bà con lối xóm hay của đám ăn mày rách rưới vây quanh.

Thứ Tư, 15 tháng 8, 2012

CUỘC ĐẤU TRANH CHO NHÂN QUYỀN


Eleanor Roosevelt-Trần Quốc Việt dịch
August 9, 2012

Trong xã hội những người tự do cứu cánh không thể biện minh cho phương tiện. Chúng ta đều biết những mô hình của chủ nghĩa toàn trị-độc đảng chính trị, kiểm soát trường học, báo chí, truyền thanh, nghệ thuật, khoa học, và tôn giáo để củng cố quyền lực chuyên chế; đây là những mô hình lâu đời mà con người đã đấu tranh chống lại trong suốt ba ngàn năm. Những mô hình này là dấu hiệu của phản động, lạc hậu, và thoái hóa…
Lời người dịch: Tuyên Ngôn Nhân Quyền Quốc Tế được Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc thông qua vào ngày 10 tháng Mười Hai 1948 tại Paris, qua Nghị Quyết 217 A(III). Có bốn mươi tám phiếu thuận, không có phiếu chống, và tám phiếu trắng (Bạch Nga, Tiệp Khắc, Ba Lan, Ả Rập Saudi, Ukrain, Liên Xô, Nam Phi, và Nam Tư).
Eleanor Roosevelt (1884-1962) là người đóng vai trò rất quan trọng cho sự ra đời của Tuyên Ngôn. Bà đọc bài diễn văn này tại trường đại học Sorbonne, Pháp vào ngày 28 tháng Chín, 1948 ngay trước khi Tuyên Ngôn ra đời để bàn về nhân quyền và tự do mà mọi người trên hành tinh chúng ta phải có quyền được hưởng.
Cuộc đấu tranh vì nhân quyền và tự do là cuộc đấu tranh liên tục và bền bỉ của từng nước và của từng thế hệ cho tới khi nào ánh sáng của tự do và nhân phẩm sáng ngời trên khuôn mặt của từng người ở mọi nơi.
Bản dịch này được thực hiện như là lời tri ân đối với bà Eleanor Roosevelt và như là nén hương lòng cho linh hồn oan khuất vất vưởng của bà Đặng Thị Kim Liêng, nạn nhân bị áp bức mới nhất vừa bị bức tử quá đau đớn trong nhà tù lớn mang tên Việt Nam.




Eleanor Roosevelt (1884-1962)



Tối nay tôi đến để nói với quý vị về một trong những vấn đề lớn lao nhất của thời đại chúng ta-đó là vấn đề gìn giữ quyền tự do của con người. Tôi đã chọn để thảo luận vấn đề này tại đây ở nước Pháp, tại trường Sorbonne, vì ở đây từ xa xưa cội rễ của quyền tự do của con người đã đâm mạnh và sâu vào lòng đất này và từ đất này những cội rễ ấy đã hút được dồi dào chất bổ dưỡng. Chính ở đây bản Tuyên ngôn Các Quyền của Con Người được công bố, và những khẩu hiệu cao quý của cuộc Cách mạng Pháp- tự do, bình đẳng, bác ái-đã kích thích trí tưởng tượng của con người. Tôi đã chọn để thảo luận vấn đề này tại Châu Âu vì nơi đây là nơi diễn ra những trận chiến lịch sử lớn nhất giữa tự do và chuyên chế. Tôi đã chọn để thảo luận vấn đề này trong những ngày đầu tiên của Đại Hội đồng vì vấn đề tự do của con người quyết định đến sự giải quyết những khác biệt chính trị tồn đọng và đến tương lai của Liên Hiệp Quốc.
Những người sáng lập Liên Hiệp Quốc ở San Francisco đã nhận thức rất rõ tầm quan trọng của vấn đề này. Quan tâm đến sự gìn giữ và phát huy nhân quyền và các quyền tự do cơ bản là trọng tâm của Liên Hiệp Quốc. Hiến Chương Liên Hiệp Quốc nổi bật nhờ quan tâm sâu sắc đến các quyền và phúc lợi của những cá nhân nam và nữ. Liên Hiệp Quốc đã tuyên bố rõ ràng ý định ủng hộ nhân quyền và bảo vệ phẩm giá nhân cách con người. Ý chính của Hiến Chương được nêu ra ngay trong lời mở đầu khi Hiến Chương tuyên bố: “Chúng tôi nhân dân của Liên Hiệp Quốc quyết tâm… tái khẳng định niềm tin vào nhân quyền cơ bản, vào nhân phẩm và giá trị của con người, vào các quyền bình đẳng giữa nam và nữ và giữa các quốc gia lớn và nhỏ, và… phát huy tiến bộ xã hội và chuẩn mực sống tốt hơn trong nền tự do rộng rãi hơn.” Lời tuyên bố này phản ánh tiên đề căn bản của Hiến Chương là hòa bình và an ninh của nhân loại phụ thuộc vào sự tôn trọng lẫn nhau các quyền và tự do của tất cả mọi người.

DI SẢN CỦA SỰ NHU NHƯỢC Ở ROMANIA


Dennis Deletant
Gửi cho BBCVietnamese.com
thứ tư, 15 tháng 8, 2012



Nicolae Ceausescu (1918-1989) cai trị Romania với bàn tay sắt
Những thách thức công khai chống lại chế độ Cộng sản ở Romania là rất hiếm và không thách thức nào đủ đe dọa chế độ.
Trong thập niên 1980, khi sự bạo ngược của Nicolae Ceauşescu ngày càng lớn, người ta tự hỏi vì sao người dân Romania không kháng cự hay nổi loạn?
Các bài liên quan
• 20 năm sau ngày Liên Xô tan rã
• 1989 - Những thước phim lịch sử
• 20 năm sau Cách mạng Nhung
Chủ đề liên quan
• Chủ nghĩa Cộng sản
Bốn giải thích thường được đưa ra. Thứ nhất, không có một ngọn cờ cho đối lập.
Thứ hai, tính cách người Romania sợ sệt và thụ động, bị điều khiển bởi lịch sử sống dưới ách cai trị ngoại bang, từ người Thổ Ottoman, triều đại Habsburg, Romanov và Cộng sản Liên Xô.
Theo cách giải thích thứ ba, tín ngưỡng Chính Thống giáo Đông phương mà 80% dân Romania đi theo đã khiến họ trở nên thụ động. Họ tin cuộc đời này là nước mắt và công lý chỉ đến ở kiếp sau.
Lại có xu hướng thứ tư nói rằng mật vụ, Securitate, vô cùng đắc dụng. Cơ quan mật vụ Romania an tâm dân chúng sẽ thụ động, đặc biệt nếu chính quyền cổ vũ được ít nhất một chính nghĩa, ví dụ lập trường chống Nga.

Thứ Ba, 14 tháng 8, 2012

TƯ BẢN THÂN TỘC


Nguyễn-Xuân Nghĩa

"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"

Thành lũy Wall Street Vẫn Vững Bền



* Tài phiệt Jon Corzine tại Wall Street - cựu Nghị sĩ, cựu Thống đốc Dân Chủ của New Jersey -
một trong các chính khách giàu nhất Hoa Kỳ! Ông đang chủ trì một vụ thua lỗ hai tỷ mà không biết vì đâu. *


Tư bản thân tộc, "crony capitalism" - hay "tư bản đái quần" nói theo kiểu Trung Quốc - thật ra xuất hiện... trước khi có tư bản chủ nghĩa.

Nó chỉ là hiện tượng "một người làm quan cả họ được nhờ" trong mọi xã hội cổ xưa. Tinh thần cưu mang đại gia đình, hoặc chỉ tin vào người thân hay dân cùng làng cùng họ là điều mà người ta hiểu được. Nhưng khi việc đỡ đần và nhờ cậy nhau trở thành phổ biến thì ta dễ gặp hiện tượng phe phái. Và càng ở trên cao thì càng dễ có cách vượt ra ngoài khuôn khổ luật pháp.

TỰ DO INTERNET TẠI VIỆT NAM: MỐI QUAN HỆ TRỰC TUYẾN KỲ HOẶC

http://www.economist.com/blogs/banyan/2012/08/internet-freedom-vietnam


Hồng Phúc chuyển ngữ,
H.C. viết từ Hà Nội, The Economist

Bà Hillary Clinton, Ngoại trưởng Hoa Kỳ, phần lớn đã thể hiện được sự chào đón rất nồng nhiệt tại Việt Nam trong chuyến thăm nước này hồi tháng trước. Tuy nhiên, không phải tất cả những điều bà ấy nói đều mang lại nụ cười trên các khuôn mặt của những người tổ chức tại đây. Trong thời gian ngắn ngủi một ngày Hà Nội, bà đã nhắc lại mối quan tâm của Hoa Kỳ về hồ sơ nhân quyền nói chung và đặt biệt bà đã nhắc đến sự “hạn chế tự do phát biểu trực tuyến” tại Việt Nam.



Tỷ lệ sử dụng Internet ở một số quốc gia châu Á. Nguồn: Cimigo
Ít lâu sau thì một sự kiện khủng khiếp xảy ra vào ngày 30 tháng Bảy. Một người mẹ tên Đặng Thị Kim Liêng đã châm lửa tự thiêu ngay bên ngoài văn phòng Ủy ban Nhân dân ở Bạc Liêu để phản đối phiên toà sắp tới của con người gái, bà Tạ Phong Tần. Bà Tần là một blogger, người đã viết về các vụ công an lạm quyền và nhiều vấn đề nhạy cảm khác. Đáng tiếc, bà Liêng đã qua đời trên đường đưa đến bệnh viện.
Phiên toà của bà Tần là sự kiện mới nhất trong một loạt các nỗ lực của nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam nhằm kiểm soát tình hình internet đang ngày càng nở rộ. Một dự luật mới lần đầu tiên được soạn thảo vào tháng Tư và đã dự tính có hiệu lực vào tháng Sáu vừa qua (phiên bản dự thảo đã bị hoãn lại trước đó). Theo bản dự thảo thì luật này yêu cầu các blogger như bà Tạ Phong Tần phải cung cấp tên thật, các nhà cung cấp dịch vụ phải có trách nhiệm loại bỏ nội dung bất đồng ý kiến và buộc các công ty internet muốn kinh doanh tại Việt Nam – chẳng hạn như Facebook (trong khi đó trang mạng xã hội này đã bị Việt Nam ngăn chặn từ nhiều tháng nay) hay Google – phải hợp tác với các doanh nghiệp nội địa, mở văn phòng và có thể phải có đặt trung tâm dữ liệu ở ngay trong nước.

LÀM NGƯỜI. NGÀI DALAI LATMA NÓI VỀ TÍN NGƯỠNG, TỰ DO VÀ VÔ GIA CƯ




Mai Việt Tú

Mỗi trưa tôi thả bộ từ văn phòng đi ngang qua một cái cầu để đến trung tâm shop. Cứ hai tuần thì có một cậu thanh niên bị tật kém trí tuệ từ bẩm sinh đứng cuối cầu cầm những tờ báo “Vấn Đề Lớn” (The Big Issue). Tờ báo này là một thành viên của Mạng Lưới Báo Chí Lề Đường Thế Giới (International Network of Street Papers) và cậu thanh niên ấy là một trong khoảng 12.000 thành viên bán báo xuất thân là những người vô gia cư hay những người khốn cùng rải khắp 40 quốc gia trên thế giới.

NHÂN VỤ ÁN CÁC BLOGGERS CỦA CÂU LẠC BỘ NHÀ BÁO TỰ DO



Le Nguyen

Tiếp nối tinh thần “giúp đỡ, hỗ trợ và bảo vệ lẫn nhau của các thành viên” do Câu Lạc Bộ Các Nhà Báo Tự Do đề xướng, dù Câu Lạc Bộ bị đàn áp thô bạo, nhưng tinh thần, linh hồn của Câu Lạc Bộ vẫn còn sống trong lòng các bloggers Câu Lạc Bộ Các Nhà Báo Tự Do và truyền sang các bloggers bên ngoài Câu Lạc Bộ. Hệ thống độc tài có kết án ba bloggers của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do nặng hay nhẹ vẫn không thay đổi được xu thế thời đại, vẫn không dập tắt được tinh thần dấn thân vì sự tốt đẹp của đất nước, của cuộc sống làm người của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do đối với thế hệ bloggers yêu công lý tự do đã, đang và sẽ nhập cuộc.

Thứ Hai, 13 tháng 8, 2012

TÀI LIỆU ĐÁNH GIÁ TỪ HÀ-NỘI

Nhận được tập tài liệu rất đáng chú ý từ nguồn ẩn danh, theo nhận định thì đây đều là những văn bản có xuất xứ từ Tổng cục 2 – Bộ Quốc Phòng Việt Nam (tức Tổng cục Tình Báo). Nội dung các tài liệu liên quan đến nhiều vấn đề thời sự mà dư luận đang rất quan tâm. Bên cạnh đó là những đánh giá, nhận định theo quan điểm của những người hiện đứng trong hàng ngũ Đảng Cộng Sản Việt Nam (CSVN)… Tài liệu chưa được kiểm chứng.

Nhưng qua hình thức thì tập tài liệu này có thể xuất xứ từ Cục 16, thuộc Tổng cục 2, là các bản báo cáo. Mời qúy độc giả đọc, theo giỏi và nhân định…


BIỂN ĐÔNG: TRUNG QUỐC CÓ LỢI THẾ HƠN TRONG TUYÊN BỐ CHỦ QUYỀN?

Thayer Consultancy

http://www.scribd.com/doc/102133125/Thayer-South-China-Sea-Does-China-Have-a-Superior-Claim

Tác giả: Carl Thayer
Người dịch: Dương Lệ Chi

05-08-2012

Ông Sourabh Gupta đã viết một bài báo có tựa đề: “Tuyên bố chủ quyền tài phán trên biển Đông của Trung Quốc: khi chính trị và luật pháp xung đột“, đăng trên Diễn đàn Đông Á (East Asia Forum), ngày 29 tháng 7 năm 2012. Bài viết được đăng kèm bên dưới. Trong bài viết này, ông khẳng định:
Tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc đối với các yếu tố đất đai chủ yếu, nằm trong đường chín đoạn đứt khúc – quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa – rõ ràng là thuận lợi hơn so với các đối thủ đòi chủ quyền của họ.
Một mình trong các nước tranh chấp, Trung Quốc có khả năng nối kết chuyện ‘chiếm đóng liên tục và hiệu quả’ các hòn đảo, đảo nhỏ và rặng san hô ngầm, với tuyên bố dựa theo luật pháp quốc tế hiện đại, mạnh mẽ, được hỗ trợ bằng các công cụ song phương và đa phương có liên quan.

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

HOA KỲ ĐỒNG MINH VIỆT NAM


Nguyễn Quang Duy

Ảo tưởng của nhà cầm quyền Hà Nội là xây dựng một Khối ASEAN vững mạnh và thống nhất để Hà Nội lấy đó làm “trục xoay” cho ba nước MỹNga và Tàu. Giữa tháng 7-2012 cũng chỉ vì xung đột quyền lợi Hội Nghị của Khối ASEAN kết thúc bằng những lời công kích lẫn nhau. Từ đó cho thấy các quốc gia Đông Nam Á còn quá nhiều khác biệt để có thể dung hòa các tranh chấp và có thể thấy Hà Nội không mấy ảnh hưởng đến chiến lược của Hoa Kỳ.
Tuần lễ sau đó, trong chuyến Trương Tấn Sang công du nước Nga, Bộ Quốc Phòng nước này công khai tuyên bố họ không có nhu cầu và cũng không có kinh phí để sử dụng căn cứ Cam Ranh. Nước Nga ưu tiên bảo vệ lãnh hải, lãnh thổ và biên giới của chính mình, họ không muốn trực tiếp dính lứu đến các tranh chấp ở biển Đông.
Còn Trung cộng thì tham vọng xâm chiếm biển Đông càng ngày càng rõ hơn. Riêng tháng 7-2012, họ cho đấu thầu các khu vực khai thác dầu khí trên thềm lục địa Việt Nam. Rồi chính thức thành lập thành phố “Tam Sa”, ra mắt lực lượng đồn trú trên Biển Đông, gia tăng bắt bớ ngư dân Việt, đâm chìm tàu đánh cá Việt Nam, cho máy bay, tàu chiến, tàu đánh cá họat động ngay trong lãnh hải Việt Nam. Mới đây họ cho mở một cuộc tấn công biển người với hằng chục ngàn tàu đánh cá ào ạt xâm chiếm biển Đông.

NGƯỜI BUÔN GIÓ - SỢ!


08/08/2012
Người Buôn Gió

Thứ hai vừa qua có người hỏi:
- Liệu còn biểu tình nữa không?
Trả lời:
- Không biết, tôi thì sợ rồi!
Người kia tròn mắt:
- Mày mà biết sợ?
Trả lời:
- Sợ thật!
Quả thật là tôi đã sợ. Không phải sợ sự uy hiếp của bất kỳ thế lực nào. Mọi sự uy hiếp đối với tôi dù nham hiểm đến đâu đi nữa thì chúng chỉ là chất kích thích để tôi khôn hơn, ranh ma hơn tìm cách vượt qua. Xuất thân từ nơi đầy rẫy cảnh đâm chém, tù tội thì bạo lực là một điều quen thuộc. Trải qua những năm tháng tù, có lúc ở xà lim, biệt giam hàng tháng cơm chỉ có một nắm con con và chút muối trắng thì sự khổ cực về thể xác cũng là bạn đồng hành trong cả những giấc mơ sau này. Đôi khi ngồi trên bàn tiệc ê hề, trong đầu tôi xuất hiện sợi dây tết bằng những sợi dệt trên bao tải dứa đảo qua, đảo lại trước mặt. Sợi dây ấy trong những lúc đói khố được gọi bằng "xe". "Xe" là sợi dây một đầu buộc vào vật gì đó như bàn chải đánh răng để quăng sang cửa phòng biệt giam bên cạnh. Người bạn tù ở phòng bên nhận đầu giây buộc vào đó túi nilon nhỏ đựng chút muối gia vị chia sẻ cho bạn tù bên này.

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

CHINA'S NEW POLITICAL CLASS: PEOPLE


Giai cấp chính trị mới của Trung Quốc: Nhân dân

by Elizabeth C. Economy
July 26, 2012

Elizabeth C. Economy
26/7/2012

Chinese people power has arrived. As China’s top officials meet in Beidaihe to finalize their selections for the country’s new leadership, they are being overshadowed by a different, and increasingly potent, political class—the Chinese people. From Beijing to Jiangsu to Guangdong, Chinese citizens are making their voices heard on the Internet and their actions felt on the streets. Take the terrible flooding in Beijing this past weekend. Thus far, the municipal government estimates that the flooding has caused around $1.88 billion in damages, with more than 65,ooo residents evacuated from their homes and 77 dead. The local government was clearly caught flat-footed: the early warning system failed; police officers were reportedly busy ticketing stranded cars rather than helping citizens in need; and workers at toll plazas continued to collect fees as people desperately tried to escape the rising waters. Popular criticism over the government’s handling of the crisis has been unrelenting, and even the state-supported Global Times has reported on how the government’s credibility was damaged by its weak response.


Quyền lực đã bắt đầu đến tay người dân Trung Quốc (TQ). Khi các quan chức chóp bu của TQ đang hội họp tại thành phố biển Beidaihe để đúc kết việc lựa chọn ban lãnh đạo mới cho đất nước, đầu óc họ còn bị ám ảnh bởi một giai cấp chính trị khác ngày càng có sức mạnh – đó là người dân TQ. Từ Bắc Kinh đến Giang Tô đến Quảng Đông, công dân TQ đang vận động để tiếng nói của họ được lắng nghe trên Internet và hành động của họ được cảm nhận trên đường phố. Chẳng hạn trong vụ ngập nước khủng khiếp tại Bắc Kinh vào cuối tuần qua. Cho đến thời điểm này, theo ước tính của chính quyền địa phương, vụ ngập nước đã gây ra 1,88 tỉ đôla thiệt hại, khiến 65.000 cư dân phải sơ tán và 77 người thiệt mạng. Chính quyền địa phương rõ ràng thiếu chuẩn bị: hệ thống báo động trước không hoạt động; tin tức cho biết nhân viên cảnh sát bận viết giấy phạt cho các xe cộ bị bỏ lại trên đường hơn là giúp đỡ người dân đang cần cứu hộ; và công nhân tại các trạm thu lộ phí vẫn tiếp tục thu tiền khi dân chúng hốt hoảng cố thoát con nước đang dâng cao. Sự chỉ trích của người dân đối với cách thức chính phủ đối phó cuộc khủng hoảng này vẫn tiếp diễn không khoan nhượng, và ngay cả tờ Hoàn cầu Thời báo của Nhà nước cũng nói rằng uy tín của chính phủ bị thiệt hại vì đã đáp ứng yếu ớt trước sự mong đợi của dân chúng.

BIỂN ĐÔNG THẬT GIẢ


Trần Minh Thảo
08-08-2012

Đối đầu giữa một số nước Asean với bành trướng Trung Nam Hải trên biển Đông là thật hay giả? Thật hay giả còn tuỳ từng quốc gia. Trung Quốc xâm lược là thật. Nguy cơ xảy ra chiến tranh giữa Trung Quốc và philippines là thật. Có không xung đột Việt – Trung trên biển Đông? Trung Quốc xâm lược biển Đông và âm mưu đặt ách đô hộ lên Việt Nam là thật. Âm mưu xâm lược kiểu ‘diễn biến hoà bình’, không tiếng súng, nhằm biến Việt Nam thành chư hầu kiểu mới là có thật. Cái không thật hoặc làm cho nhiều người trong và ngoài nước hoài nghi tính không thật của xung đột Việt – Trung là khi nhìn vào cách ứng xử của Đảng và Nhà nước Việt Nam trước ý đồ xâm lược của Trung Quốc.
Sau khi Campuchia thành công trong vai trò xung kích tay trong việc phá vỡ sự thống nhất của ASEAN về vấn đề biển Đông theo kịch bản của Trung Quốc thì lãnh đạo Campuchia vội sang thăm Việt Nam. Ít lâu sau, đại sứ Campuchia ở Philippines tuyên bố với báo chí Manila: Philippines và Việt Nam chơi trò chính trị bẩn trên biển Đông. Hai động tác ấy cho thấy Campuchia coi xung đột Trung – Phi là có thật, xung đột Việt – Trung là giả, tuy lần nào cũng đụng đến Việt Nam. Campuchia muốn gửi cho công luận một thông điệp: Tôi chỉ chống Philippines vì Phi chống Trung Quốc xâm lược thật lòng.
Xung đột Việt – Trung là thật hay giả?

CALMING THE SOUTH CHINA SEA


In Project Syndicate (Worldwide Distribution), 26 June 2012



CANBERRA – The South China Sea – long regarded, together with the Taiwan Strait and the Korean Peninsula, as one of East Asia’s three major flashpoints – is making waves again. China’s announcement of a troop deployment to the Paracel Islands follows a month in which competing territorial claimants heightened their rhetoric, China’s naval presence in disputed areas became more visible, and the Chinese divided the Association of South East Asian Nations (ASEAN), whose foreign ministers could not agree on a communiqué for the first time in 45 years.

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2012

HÃY ĐỂ CHÚNG CHẾT ĐI....


By Alan Phan

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

Chúng ta có thể thường thỏa mãn mọi đòi hỏi về công lý khi ngồi im và không làm gì cả. Adam Smith (We may often fulfill all the rules of justice by sitting still and doing nothing).



Năm 1976, New York ngập chìm trong công nợ vì chánh phủ thành phố liên tục tiêu xài cho những chương trình gọi là “xã hội” và cho “phe nhóm”. Ngân sách gia tăng cùng hệ thống quan chức và sưu cao thuế nặng khiến các doanh gia bỏ chạy khỏi New York. Đối diện với thảm họa phá sản, thành phố kêu gọi chánh phủ liên bang cứu trợ khẩn cấp. Tổng thống Ford trả lời với một câu nói đi vào lịch sử, “Drop Dead” (Hãy chết đi). Hơn 90% dân Mỹ hoan nghênh quyết định sáng suốt này.









Các giải pháp cho kinh tế Việt
Chưa bao giờ tôi thấy các chuyên gia Việt Nam hăng hái và bận rộn như lúc này. Ngày nào cũng có vài ba giải pháp trên các báo cho đủ mọi vấn đề kinh tế. Và chưa bao giờ các thành phần kinh tế lại khóc than ỉ ôi như thế này. Ai cũng xin chánh phủ cứu giúp với OPM (tiền người khác) và tốt nhất là “cho luôn” thì khỏi phải hạch toán lôi thôi.

BIỂN ĐÔNG- VÙNG BIỂN RẮC RỐI

The Economist



http://www.economist.com/blogs/analects/2012/08/south-china-sea


Tác giả: Banyan

Người dịch: Trần Văn Minh

06-08-2012




Là một khu vực tranh chấp giữa các nước duyên hải, từ lâu Biển Đông nhanh chóng trở thành tâm điểm của một trong những tranh chấp song phương nghiêm trọng nhất giữa Mỹ và Trung Quốc. Cuối tuần qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc triệu tập một nhà ngoại giao Hoa Kỳ để bày tỏ “sự bất bình mạnh mẽ và cương quyết phản đối” về một tuyên bố của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ hôm 3 tháng 8.

Năm nay, các vụ căng thẳng trên biển đã gia tăng cao, nhất là giữa Trung Quốc và Phillippines và mặt khác, giữa Trung Quốc và Việt Nam. Mặc dù đã không có một cuộc va chạm quân sự nghiêm trọng nào xảy ra trên biển kể từ năm 1988, và bây giờ cũng khó có thể xảy ra, đã có những mối lo ngại rằng với tình hình hiện tại thì một cuộc đối đầu ở mức độ nhẹ có thể leo thang bất ngờ.

Thứ Ba, 7 tháng 8, 2012

KẺ SĨ, TRAI NƯỚC VIỆT, GÁI NƯỚC VIỆT

KẺ SĨ

Những người có học và có trách nhiệm, có danh dự, tự trọng trong xã hội. Họ chính là sự mắt xích giữa dân chúng và chính quyền. Họ có thể thuộc về chính quyền lại vừa thuộc về dân chúng trong khi phải luôn thượng tôn quyền lợi quốc gia trên hết. Chính vì vị trí xã hội đặc biệt này mà họ có vai trò quan trọng trong xã hội và trách nhiệm nặng nề đối với sự hưng vong của đất nước.



TRAI NƯỚC VIỆT

Lịch sử các quốc gia trên thế giới chỉ ra rằng một khi những trai tráng, tuổi trẻ của một quốc gia không còn biết đến trách nhiệm, không quan tâm đến sự an nguy của đất nước mình, thì nước đó mạt, xã hội tan nát, quốc gia nghèo hèn, bị ngoại bang sỉ nhục, đe dọa, chẳng còn thể thống gì nữa.



GÁI NƯỚC VIỆT

Đọc vào lịch sử ngàn đời nước Việt cho thấy người con gái Việt Nam khôn ngoan và chín chắn, có mặt trong mọi mặt cuộc sống một cách chủ động, sánh ngang vai nam giới. Ngày nay đất nước đang cần những người con gái Việt Nam dấn thân, bước lên nắm lấy vận mệnh dân tộc trong buổi giặc dã nhiễu nhương.



MƯU ĐỒ "TÍCH GIÓ THÀNH BÃO" TRÊN BIỂN ĐÔNG

Foreign Policy

Phương thức tiếp cận chậm rãi, kiên trì của Trung Quốc nhằm khống chế Châu Á

http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/08/03/salami_slicing_in_the_south_china_sea?page=full

Tác giả: Robert Haddick
Người dịch: Nguyễn Tâm
03-08-2012

Lầu Năm Góc gần đây đã đặt Trung Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) đưa ra các khuyến nghị về kế hoạch bố trí các căn cứ quân sự của Mỹ trong vùng Thái Bình Dương. Bản báo cáo ngày 27/6 của CSIS đề nghị Lầu Năm Góc nên tái bố trí lực lượng ra khỏi Đông Bắc Á và hướng về khu vực biển Đông. Đặc biệt, CSIS yêu cầu Lầu Năm Góc tăng thêm các tàu ngầm tấn công đóng tại Guam, tăng cường sự hiện hiện của lực lượng Thủy quân lục chiến trong khu vực, và nghiên cứu khả năng bố trí một nhóm tàu sân bay tấn công ở phía Tây nước Úc.
Không nghi ngờ gì nữa, biển Đông đang nóng lên như một điểm ẩn chứa nguy cơ bùng nổ xung đột. Tranh chấp về lãnh thổ, quyền đánh bắt cá và đấu thầu dầu khí đã tăng nhanh trong năm nay. Một Hội nghị ASEAN gần đây tổ chức tại Phnom Penh, Campuchia, nhằm đạt được tiến bộ về việc thiết lập Bộ Quy tắc ứng xử trên biển Đông, đã sụp đổ trong cay đắng, vì lần đầu tiên trong 45 năm, khối ASEAN không thống nhất được việc ra thông cáo chung. Việt Nam và Philippines rất bực tức trước việc các nước láng giềng Đông Nam Á không tạo được tiến triển nào để có lập trường thống nhất chống lại sự xâm lấn của Trung Quốc trên biển.

CÁI GIÁ CỦA VIẾT BLOG Ở VIỆT NAM


http://www.abc.net.au/correspondents/content/2012/s3560727.htm


07/08/2012

Hồng Phúc chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Elizabeth Jackson, Correspondents Report/ABC News

Cộng đồng quốc tế đang kêu gọi Việt Nam trả tự do cho ba blogger hiện đang đối mặt với phiên tòa tuyên truyền chống nhà nước. Yêu cầu này được đưa ra chỉ vài ngày sau khi mẹ của một trong ba blogger đã tự tử bằng cách châm lửa tự thiêu.
Phóng viên của chúng tôi là Zoe Daniel tại Đông Nam Á có bài tường trình sau đây.
Zoe DANIEL: Việt Nam là nước một đảng, nơi các phương tiện truyền thông không được độc lập và một bài viết gây khó chịu cho chính quyền cộng sản có thể đưa bạn vào nhà tù.
Đó có thể là số phận của các blogger Điếu Cày, AnhBaSG và bà Tạ Phong Tần. Cả ba blogger đều thuộc “Câu lạc bộ Nhà báo Tự do” mà Việt Nam cho là ngoài vòng pháp luật.
Phil Robertson từ Tổ chức Theo dõi Nhân quyền (Human Rights Watch).



DẦU KHÍ VÀ DÂN KHÍ


Nguyễn-Xuân Nghĩa

Vấn đề Trung Quốc của Thế Giới và Vấn đề Trung Quốc của Việt Nam



* "Đẩy sóng ra khơi...." *


Chiều mùng bốn Tháng Tám, tại Trung Tâm Công Giáo ở Quận Cam, miền Nam California, đã có một cuộc hội thảo về đề tài "Vấn Đề Tranh Chấp Biển Đông". Bốn diễn giả lần lượt là:

1) Cựu Sĩ quan Hải quân Việt Nam Cộng Hoà Vũ Hữu San, nguyên Hạm trưởng Khu trục hạm HQ4 Trần Khánh Dư trong các chiến hạm đã đối đầu với Hải quân Trung Quốc năm 1974 để bảo vệ Hoàng Sa. Sau 1975, tai Hoa Kỳ ông trở thành một chuyên gia có uy tín về hải dương và chủ quyền của Việt Nam ngoài Đông hải. Tác giả của các cuốn biên khảo: Lược-Sử Tổ-Chức Hải-Quân VNCH; Địa-Lý Biển Đông với Hoàng-Sa & Trường-Sa; Vịnh Bắc-Việt & Chủ-Quyền Hải-phận; Tài-liệu Hải-Chiến Hoàng-Sa; Sơ-lược Hải-Sử & Thủy-Quân Nước ta; Chiến-hạm & Chiến-Đĩnh VNCH.
2) Ông Huỳnh Văn Lang, nguyên Tổng giám đốc Viện Hối đoái tại Miền Nam, nhà báo và sau này là doanh gia, và một vị học giả cao niên trong nhiều lãnh vực.
3) Chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa.
4) Tiến sĩ Mai Thanh Truyết, chuyên gia hóa học và bảo vệ môi trường, Phó Chủ tịch đảng Đại Việt.

Sau đây là phần phát biểu ngắn của Nguyễn-Xuân Nghĩa trước khi đi vào phần thảo luận.

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

LÁI GIÓ DẬY CON

Tưởng Năng Tiến

“The ultimate tragedy is not the oppression and cruelty by the bad people but the silence over that by the good people.”
Martin Luther King, Jr.

Cũng trên diễn đàn này, thỉnh thoảng, tôi vẫn hay phát biểu lung tung về những chuyện (linh tinh) trong cuộc sống hàng ngày. Chỉ riêng chuyện dậy con, dậy vợ (hoặc chồng) là tôi né, và ráng né tới cùng.
Lý do: tôi (trộm) nghĩ đây là chuyện riêng của mỗi gia đình. Đèn nhà ai nhà nấy tỏ. Chúng ta rất không nên lái xe Molotova xồng xộc vào đời tư của bất cứ ai.
Quan niệm này tôi giữ được mãi, mãi cho đến tận ... hôm nay! Sáng nay, sau khi nghe Người Buôn Gió dậy con, tôi đã không nén được một tiếng thở dài – não nuột:
- Bố ơi! Thế nào là xâm lược?

NHỮNG CHIA SẺ NHO NHỎ


Huỳnh Thục Vy



Ba giờ chiều ngày 4 tháng 8 năm 2012, anh chị em chúng tôi rời chỗ trọ ở đường Thanh Long, đi vòng theo các con phố Đà Nẵng hướng về Quảng Nam. Gia đình tôi có việc nhà nên cuối tuần ra đây, chúng tôi không có ý định biểu tình vì cho rằng sẽ không thể có một cuộc biểu tình ở thành phố nổi tiếng "yên tĩnh" này.

Đến đoạn đường đường Phan Chu Trinh thì có hai công an sắc phục và một an ninh thường phục ra đón đầu ba xe máy chúng tôi lại và đòi bắt giữ anh chị em chúng tôi. Chúng tôi phản đối quyết liệt, yêu cầu họ trình giấy tờ cá nhân và lý do bắt giữ chúng tôi. Tên an ninh thường phục ấp úng không trả lời được và mắt cứ hướng về phía sau lưng chờ người đến "tiếp viện", trong khi người dân hai bên đường tập trung lại khá đông để xem sự việc. Chúng tôi nhanh chóng lách xe ra khỏi mấy tên an ninh đang bối rối với đám đông và chạy tiếp.

BỐN MƯƠI NGÀY, BA BƯỚC GÂY HẤN VÀ BA BƯỚC LÙI


Đào Tiến Thi

Kể từ vụ Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam lần đầu tiên trong năm nay (2012) – vụ Trung Quốc mời thầu 9 lô dầu khí trên thềm lục địa và đặc quyền kinh tế của Việt Nam (23-6) cho đến vụ đang diễn ra bây giờ – vụ 23.000 tàu cá Trung Quốc đang tiến ra vùng biển Hoàng Sa, Trường Sa, ta thấy nhà nước ta phản ứng ra sao?

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012

CHIẾN TRANH VIỆT NAM CỦA TRUNG QUỐC: CÁC ĐÒI HỎI CHIẾN LƯỢC CŨ VÀ MỚI


02/08/2012
Ngô Bắc dịch
Nguồn: Gió-O
Lời người dịch: “Chiến dịch 1979, ít nhất đối với Quân Đội Giải Phóng của Nhân Dân Trung Quốc, là một sự thất bại. Trung Quốc đã phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt. Trung Quốc đã rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đã không rời Căm Bốt mãi cho đến năm 1989.” ….
“Cuộc chiến tranh theo học thuyết họ Mao chưa dứt, nhưng phía Trung Quốc đã học được một bài học quan trọng.”
Trên đây là phần kết luận chắc nịch của Edward C. ODow’d, một tác giả hàng đầu về Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979, chủ đề của loạt bài nghiên cứu dưới đây về biến cố quan trọng diễn ra 33 năm trước. Đối chiếu với bài học lịch sử lâu dài của đất nước, rõ ràng vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam hiện nay là phải tìm mọi cách đê duy trì được sự độc lập và vẹn toàn lãnh thố, đồng thời thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngoại giao và quân sự đáng tủi hổ đối với Trung Quốc.
***

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

TUỔI TRẺ VIỆT NAM, HỌC LỊCH SỬ ĐỂ LÀM LỊCH SỬ.

Trần Trung Đạo


Tôi còn nhớ rất rõ hình ảnh Sài Gòn những ngày cuối tháng Giêng ba mươi ba năm trước. Sau những trận hải chiến dữ dội chung quanh quần đảo Hoàng Sa để chống lại các lực lượng hải quân Trung Quốc đông hơn và mạnh hơn gấp nhiều lần, chiều 20 tháng 1 năm 1974, các đơn vị hải quân Việt Nam Cộng hoà đã buộc phải triệt thoái khỏi quần đảo Hoàng Sa, nơi tổ tiên chúng ta đã bao đời gìn giữ. Trong vùng biển mẹ thân yêu, từ đó đã nhuộm thêm máu của những người con ruột thịt. Các anh Ngụy Văn Thà, Nguyễn Thành Trí, Vũ Văn Bang, Ngô Chí Thành và nhiều thanh niên Việt Nam khác đã theo dấu chân của bao nhiêu anh hùng dân tộc mà đền nợ nước. Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.
Sài Gòn ngày tháng đó buồn như một đám ma. Những cụm mai vàng chào đón xuân sang không làm phai đi màu đen tang chế đang phủ trùm lên cả miền Nam. Những cuộc biểu tình rầm rộ từ Huế, Đà Nẵng, Sài Gòn, Cần Thơ không làm vơi đi nỗi buồn nhược tiểu trong lòng những người đang ưu tư cho vận nước. Những bản hùng ca xen lẫn với những tiếng kèn truy điệu của các chương trình phát thanh quân đội đã làm người dân rơi nước mắt xót thương cho số phận hẩm hiu của tổ quốc mình. Hạm đội thứ bảy hùng hậu của Mỹ khóa súng an toàn nhìn hải quân Trung Quốc đổ bộ Hoàng Sa, hai phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam Việt Nam từ chối lời kêu gọi của phái đoàn Việt Nam Cộng hoà tố cáo Trung Quốc xâm lăng. Đồng minh dửng dưng, đồng bào ngoảnh mặt. Có nỗi xót xa nào lớn hơn nỗi xót xa của số phận một tiền đồn và có vết thương tâm linh nào sâu hơn, đau hơn vết thương của một người mẹ bị bỏ rơi bởi chính những đứa con yêu quý của mình.