Thứ Bảy, 31 tháng 10, 2015

Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống

Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống
Tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm


http://ngothelinh.tripod.com//NgoDinhDiem.html



Phan Nhật Nam - Bi kịch của một người, Thảm họa của cả dân tộc


Dẫn Nhập: Ngày 1 Tháng 11 năm 1963 tại Sài Gòn nổ ra cuộc binh biến do giới tướng lãnh và chỉ huy trưởng các đơn vị tác chiến chiến thuật QLVNCH tổ chức và thực hiện. Biến cố có kết thúc là Tổng Thống Ngô Đình Diệm cùng bào đệ, Cố Vấn Ngô Đình Nhu bị thảm sát và nền Đệ Nhất Cộng Hòa cáo chung (1955- 1963). Và phải đến bốn năm sau, 1967 Đệ Nhị Cộng Hòa mới được thành hình với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu mà lần tưởng niệm Tháng 9 vừa qua đã nhắc nhở. Biến cố năm 1963 xa xôi kia tính đến hôm nay đã là 52 năm, thòi gian đủ dài để tất cả tranh chấp, dị biệt, đối kháng nẩy sinh từ trước, và sau lần kết thúc nền Đệ Nhất Cộng Hòa với lần bức tử của vị nguyên thủ.. Tất cả những mâu thuẩn đối nghịch từ những cá nhân, nhóm cá nhân của nhiều phía hôm nay cần phải được phân giải khách quan, trung thực để thấy ra một điều chung nhất là: Cùng lần với thảm kịch của cá nhân, gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm là hậu quả, hệ quả uất hận vô bờ của toàn dân tộc Việt Nam. Phải, hết thảy dân tộc Việt Nam, toàn thể người Miền Nam bao gồm tập thể người Lính QLVNCH là đối tượng chủ thể trực tiếp hoặc gián tiếp thụ nạn từ chế độ cộng sản Hà Nội. Tình thế xã hội Việt Nam hiện nay thực chứng cho nhận định nầy. Lẽ tất nhiên, người và tổ chức đảng cộng sản lại là một vấn đề khác. 

      TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM VÀ CHỦ QUYỀN ĐẤT NƯỚC
     VỚI BÀI DIỄN VĂN Ở DALLAS CỦA GS TRẦN THỦY TIÊN

      Nói về Chủ Quyền Đất Nước, chúng ta thường nghĩ đến lãnh thổ, với những gì thấy được và
     cầm được rõ ràng trong tay, như đất biển, rừng núi, ruộng vườn, quặng mỏ, cao nguyên, đồng bằng...
     Nhưng thực ra, chủ quyền của một đất nước bao gồm nhiều loại, về cả hai mặt: vật chất lẫn tinh thần.
    Trong phạm vi bài diễn văn hôm nay, tôi muốn đề cập đến 4 phương diện: Chủ Quyền về Lãnh Thổ,
     Chủ Quyền về Kinh Tế, Chủ Quyền về Ngoại Giao, và Chủ Quyền về Giáo Dục. 
      Chúng ta đã biết, với Tổng Thống Ngô Đình Diệm (TT-NĐD), Chủ Quyền Đất Nước và
     Độc  Lập Dân Tộc là một nguyên tắc căn bản, không thể bàn thảo và không thể tương
     nhượng.   Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã lấy sinh mạng của chính mình để bảo vệ nguyên tắc
     này.

     Tại sao phải giết Tổng thống Ngô Đình Diệm?

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-10-29

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcGJJR3h6elZtZGgxbzBINXBwQ192QWEyVDdn/view?usp=sharing

Cuộc đảo chánh ngày 1 tháng 11 năm 1963 đã đưa đất nước Việt Nam vào một khúc quanh lịch sử. Cái chết của hai anh em Tổng thống Ngô Đình Diệm và bào đệ của ông là Ngô Đình Nhu, những tướng lãnh tham gia cuộc đảo chánh không ai biết người ra lệnh thủ tiêu hai ông là ai nhưng sau khi tro bụi của cuộc cách mạng lắng xuống những gương mặt đứng phía sau giật dây cho cuộc tàn sát ấy bắt đầu được điểm danh và lịch sử luôn công bằng cho từng người một.
Mặc Lâm phỏng vấn ông Bùi Kiến Thành, một nhân chứng lịch sử, một người bạn, người cố vấn cho Tổng thống Ngô Đình Diệm từ những ngày đầu tiên khi từ Mỹ trở về Việt Nam chấp chính cho tới khi biến cố xảy ra.

TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM và HIẾN PHÁP CỦA ĐỆ NHẤT CỘNG HOÀ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVFhoSkpURDR5bDVBbk1ZWGRoUzdCSjdtOE9J/view?usp=sharing

“Nếu bọn Việt Cộng thắng, thì quốc-gia Việt-Nam cũng sẽ bị tiêu-diệt và sẽ biến thành một tỉnh nhỏ của Trung-hoa Cộng-sản. Hơn nữa toàn-dân sẽ phải sống mãi mãi dưới ách độc tài của một bọn vong bản vô gia đình, vô tổ quốc, vô tôn giáo."
Ngô Đình Diệm
(Đồng Cam, Tuy-Hòa 17-9-1955)

Hiến Pháp Việt Nam Cộng Hòa 1956

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzem9ZdFdRV0pFdEk/view?usp=sharing

Đánh giá lại Ngô Đình Diệm
Tiến sĩ Edward Miller

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdnJPeHNXRmRUMXE2WjcwMlhVbXYxbVBSQ3lr/view?usp=sharing

Nhiều sử gia tiếp tục có đánh giá lại về nhân vật Ngô Đình Diệm
Mọi cố gắng tìm hiểu lịch sử Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) đều cần bắt đầu với Ngô Đình Diệm, nhà sáng lập và là tổng thống đầu tiên của VNCH.
Ông cũng phủ bóng lên những tranh luận về nguồn gốc cuộc chiến Việt Nam, bắt đầu từ cuộc nổi loạn chống lại chính thể Diệm. Đa số sử gia xem vụ lật đổ và ám sát Diệm tháng 11.1963 là sự kiện cột mốc giúp mở đường cho sự leo thang và "Mỹ hóa" cuộc xung đột giai đoạn 1964-65.
Dù quan trọng về lịch sử như thế, nhân vật này vẫn được ít người hiểu đúng. Cho tới gần đây, hầu hết sách học thuật về ông Diệm chủ yếu dựa vào nghiên cứu các văn bản chính phủ Mỹ và các nguồn khác của Mỹ. Vài năm qua, một số học giả bắt đầu dùng nguồn tư liệu Việt Nam (gồm cả hồ sơ VNCH được lưu ở Việt Nam). Chúng đã đem lại một số góc nhìn mới có giá trị về quyết định và chính sách của Diệm giai đoạn 1954-1963.
Nhưng cuộc đời và sự nghiệp trước 1954 của ông Diệm vẫn ít được khảo sát; các học giả vẫn còn tìm cách xác định những kinh nghiệm và tư tưởng đã định hình suy nghĩ của ông. Nói cách khác, chúng ta đã biết nhiều về những gì Diệm làm, nhưng vẫn vất vả để hiểu ông ta là ai.

Trả lại sự thật lịch sử về cái chết của TT Ngô Đình Diệm và nền Cộng Hòa Việt Nam
Ts. Nguyễn Anh Tuấn

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZkJqOEdVNS1DTDdSY21UZVg4RE1NZnZMM19F/view?usp=sharing

Những bế tắc của lịch sử Việt Nam không khai thông được vì những hỏa mù bao trùm dòng sinh mệnh của dân tộc Việt được Hồ Chí Minh và Đảng Cộng Sản Việt Nam tung ra từ 70 năm qua, kể từ khi đảng Cộng Sản được thành lập tại Việt Nam. Âm mưu và hỏa mù là hai võ khí vô cùng lợi hại có khả năng che mắt tất cả những sự thật nhơ nhớp và bẩn thỉu mà cộng sản muốn che dấu trước mắt mọi người.

Việt Nam quê hương tôi 



https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcVR1c3BCWXdoTU5ILXFmWWlRcUZjcTVxcDRv/view?usp=sharing
Aug 16, 2015
Chương trình nhìn lại lịch sử Việt Nam từ buổi sơ khai đến ngày hôm nay: Trong phần này, chúng tôi sẽ giới thiệu đến quý vị những thông tin về nguyên nhân và hậu quả của cuộc đảo chánh lật đổ Tổng thống Ngô Đình Diệm năm 1963.














HQ Thiếu Uý Lê Bá Thông (Thân phụ của HQ Đại tá Lê Bá Hùng) lãnh kiếm danh dự do chính tay Tổng Thống Ngô Đình Diệm trao tặng khi ông đậu Thủ Khoa Khoá 10 Trường SQHQ Nha Trang

 Lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm tại Dallas ngày chủ nhật 02-11-2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzeXZKR0pvT1Q0c25yZERCX2pIYXJKX1dzb1g4/view?usp=sharing

Phương Thụy
Dallas- Lễ tưởng niệm cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã được tổ chức trọng thể tại khu thương mại Wallnut Street Mall, thành phố Dallas, Texas vào lúc 2 giờ trưa ngày Chủ Nhật 02 tháng 11 năm 2014 với khoảng 200 người tham dự.

Một Nén Hương cho Những Người Nằm Xuống!

Những cái chết của 15 vị Tướng QLVNCH từ 1955 đến trước và sau Quốc Hận: 30/4/1975

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzYTlmWnlEdU1jbk0/view?usp=sharing

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2015

Phạm Trần - THAM NHŨNG VẪN SỐNG VINH QUANG



Phạm Trần - THAM NHŨNG VẪN SỐNG VINH QUANG


Ông bà ta bảo: Nói phải củ cải cũng phải nghe, nhưng các cụ lại không dạy con cháu làm sao bịt được mồm những kẻ nói ngày chưa đủ tranh thủ nói đêm, cứ mãi cãi xùi bọt mép để giữ cho được Xã hội Chủ nghĩa Tham nhũng mất lòng dân ở Việt Nam.
Đó là câu chuyện đang râm ran trong xã hội trước ngày Đại hội đảng XII.  Trí thức thì bức xúc, lão thành cách mạng buồn rầu, đảng viên mất định hướng và người dân hoang mang ở ngã ba đường.
Nhưng đảng không quan tâm.  Lãnh đạo coi chuyện tiếp tục giữ vững độc lập gắn liền với Xã hội Chủ nghĩa Cộng sản cho Việt Nam bây giờ và mãi mãi sau này là ưu tiên quan trọng hàng đầu. Ai cũng biết họ đã lý luận cùn, lạc hậu và thoái trào hơn 20 năm, kể từ khi Thế giới Cộng sản tan rã năm 1991 ở Nga.

BẢN LƯỢC KÊ CÁO TRẠNG PHILIPPINES KIỆN TRUNG QUỐC RA TÒA ÁN HAGUE - VIỆT NAM MẤT HẾT CHỦ QUYỀN PHÁP LÝ.


Bản CÁO TRẠNG mới nhất vừa được tòa án Quốc Tế Hague phổ biến.
Khi các bạn đọc bản cáo trạng nầy sẽ thấy một điều rất đau lòng là TÒA ÁN HAGUE phán xét dựa trên một số đảo tại Trường Sa mà PHILIPPINES KIỆN TRUNG QUỐC.
Các đảo ở Trường Sa nầy đa số thuộc chủ quyền Việt Nam, tuy nhiên vì Việt Nam không lên tiếng, do đó trong bản cáo trạng tòa án Quốc Tế chỉ ghi tên các đảo tranh chấp ở Trường Sa bằng 3 thứ tiếng ANH - TRUNG QUỐC - PHI.

PCA Case Nº 2013-19
IN THE MATTER OF AN ARBITRATION
-
before
-
AN ARBITRAL TRIBUNAL CONSTITUTED UNDER ANNEX VII TO THE 1982 UNITED NATIONS CONVENTION ON THE LAW OF THE SEA
between
THE REPUBLIC OF THE PHILIPPINES and THE PEOPLE’S REPUBLIC OF CHINA


Trần Văn Ngà: Cửu Long Cạn Dòng – Miền Tây Việt Nam Tắt Thở


Ngày 10.10.2015, Trung Cộng đã mở đập chận nước trên thượng nguồn sông Hồng, xả nước và xả thêm những rác rưỡi độc hại tràn ngập hạ nguồn sông Hồng – Miền Bắc VN, nhằm “giết” Việt Nam vì không nghe lời “Thiên Triều” Trung Cộng về vụ tranh chấp Hoàng Sa-Trường Sa?. Chừng nào Miền Tây, hạ nguồn sông Cửu Long cũng sẽ gặp cảnh Trung cộng mở toang 15 đập ở thượng nguồn – Vân Nam, nhận chìm Miền Tây thành biển cả?


Việt Nam 'chờ Obama đón Tập Cận Bình'


Trái ngược với nhiều dự đoán, Tổng thống Mỹ Barack Obama không ghé thăm Việt Nam trong dịp ông tới Philippines và Malaysia tháng 11 này.

Với chuyến thăm Philippines và Malaysia sắp tới, Tổng thống Obama sẽ có đến chín chuyến công du ở châu Á – trong đó ông đã một lần đến Singapore (2009), Cambodia (2012), Thái Lan (2012) và hai lần tới Indonesia (2010, 2011), Myanmar (2012, 2014), Malaysia (2014, 2015), Philippines (2014, 2015).
Như vậy, chỉ có ba nước trong ASEAN – Brunei, Lào và Việt Nam – ông chưa thăm.
Xoay trục châu Á là một ưu tiên của Tổng thống Obama và ông có nhiều chuyến công du tới khu vực này cũng vì ưu tiên ấy.
Xét về địa chính trị, lại là một nước khá lớn về dân số, kinh tế so với nhiều nước ASEAN khác, Việt Nam là nước tương đối quan trọng trong chính sách xoay trục của Mỹ.
Nhưng ông đã không thăm Việt Nam trong những lần đến châu Á một phần vì giữa Mỹ và Việt Nam có nhiều khác biệt, bất đồng – đặc biệt về vấn đề nhân quyền, dân chủ, tự do.

Nếu Việt Nam Cộng Hòa Tồn Tại …

If South Vietnam Were Free Today . . .

Josh Gelernter writes weekly for NRO and is a regular contributor to The Weekly Standard.

Josh Gelernter  --  TG chuyển ngữ.


Thử nhìn phần còn lại của vùng Đông Nam Á và hãy tưởng tượng Miền Nam Việt Nam đã ra như thế nào. Ngày 30 tháng tư sẽ là ngày kỷ niệm 40 năm Saigon thất thủ.  Bốn mươi năm Hoa kỳ đã bỏ rơi Miền Nam VN, có thể đa số mọi người đều chấp nhận rằng trong lịch sử nước Mỹ, việc can thiệp vào Đông Nam Á là một điều sai lầm.

Dư luận quả quyết rằng đó hiển nhiên là một lỗi lầm, và một vài người bảo thủ xem điều đó như một điểm cần bàn cãi.  Khi các nhân vật đảng Cộng Hòa nói về Việt Nam, họ bênh vực cho đám lính tàn ác. Đôi khi cũng có một người nào đó nêu ra chuyện tổng tấn công Tết Mậu Thân như là một chiến thắng của quân đội Mỹ. Đôi khi, biến cố Mỹ Lai cũng được đưa ra như một cách để làm bình quân với hàng nghìn những chuyện tương tự, hoặc tệ hơn, đó là tội ác của Cộng Sản Bắc Việt và Việt cộng (MTGPMN).

Thứ Năm, 29 tháng 10, 2015

Tham Vọng Năm Năm



Tham Vọng Năm Năm


Phát Thứ Ba, Ngày 151027 

Trung Quốc: Kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm đầy tham vọng 


Kế hoạch kinh tế 5 năm sắp tới của Trung Quốc, dấu ấn của thời đại Tập Cận Bình có gì mới? Tiếp tục chuyển hướng, lấy tiêu thụ nội địa làm động lực tăng trưởng. Nâng cao trình độ sản xuất và mở rộng vai trò của đồng nhân dân tệ ngang tầm với đô la Mỹ hay euro của Châu Âu. Đó là một vài mục tiêu chính sẽ được đưa vào kế hoạch phát triển 5 năm (2016-2020) đang được soạn thảo tại Bắc Kinh.

Bài đặc biệt: Lựa chọn của Tập Cận Bình và Tương lai của dân tộc Trung Hoa
Tác giả: Ban biên tập Epoch Times | Dịch giả: Lâm Toàn
29 Tháng Mười , 2015


Các sự kiện rối loạn trong ba năm nắm quyền của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện nay đang đi tới giai đoạn quyết định. Quyền lựa chọn ở trong tay ông Tập. Ông có thể bảo vệ sự an toàn của bản thân và gia đình, chiếm được sự tôn vinh mãi mãi, và mang lại sự thịnh vượng, tự do và lòng tự tôn cho nhân dân Trung Quốc; hoặc, ông cũng có thể đặt chính bản thân và gia mình mình vào vòng nguy hiểm, bị nhục mạ, và chứng kiến người dân Trung Quốc tiếp tục chịu đựng đau khổ, bị nô dịch và nhục nhã dưới sự kiểm soát của Đảng Cộng sản.
Vở kịch lớn của lịch sử đang được diễn trên sân khấu đất nước Trung Quốc, và loài người có thể thấy một cách rõ ràng tầm vóc trọng đại của việc những nguyên tắc đạo đức định hướng cho con người. Mặc dù ông Tập có cơ hội vào vai anh hùng, nhưng bất kể ông chọn vai diễn nào, thì lịch sử vẫn sẽ tiến về phía trước theo dòng thời gian. Ông Tập phải quyết định sẽ tiến bước cùng với lịch sử hay chống lại số mệnh của Trung Quốc một cách vô vọng.

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Trung Quốc chưa bao giờ đi theo đường lối cộng sản? Nhà văn Hồng Kông đã hình dung ra một lịch sử hoàn toàn khác biệt
Tác giả: Leo Timm, Epoch Times | Dịch giả: Trà Văn Kính
24 Tháng Mười , 2015


Nhà văn nổi tiếng Trần Quan Trung sinh ra và lớn lên tại Hồng Kông, thường trú tại Bắc Kinh. Ông gần đây đã xuất bản cuốn tiểu thuyết mới nhất của mình; trong đó, ông đã phác thảo một kịch bản khác về lịch sử bằng việc đưa ra khám phá một giai đoạn lịch sử của Trung Quốc khi mà Đảng Cộng sản chưa bao giờ lên nắm quyền.
Với tựa đề “Năm thứ hai của Kiến Phong: Một Uchronia của Trung Quốc mới” (The Second Year of Jianfeng: A Uchronia of the New China), cuốn tiểu thuyết này đã được xuất bản vài tuần trước tại một nhà sách ở Hồng Kông vào ngày 25 tháng 9. Tác phẩm trước đó của ông là cuốn tiểu thuyết mang đậm tính chất dystopian (một xã hội điêu tàn do hậu quả của ách thống trị độc tài áp bức) mang tên “Những năm tháng đen tối” vẫn đang không được xuất bản tại Trung Quốc đại lục


Nếu Mao tiếp tục cầm quyền, Trung Quốc chắc chắn sẽ tiếp tục nghèo đói
Trường Sơn chuyển ngữ,
Paul Hubbard, EAF
Economics, Politics and Public Policy in East Asia and the Pacific

If Mao still ran China, China would still be poor


Những dự đoán mới nhất về khả năng tăng trưởng của Trung Quốc đến năm 2050[1] quả là một trường hợp diễn giải rất đắt cho dụng ý sâu cay của Karl Marx, khi ông nói rằng lịch sử lặp lại trước hết là những bi kịch, sau là đến hài kịch. Một trong những đồng tác giả của những dự đoán này, giáo sư kinh tế của Đại học Yale, khẳng định với tờ Financial Times rằng “những nghiên cứu của chúng tôi đã chứng minh được kết quả ngược lại với một quan niệm sai lầm thường phổ biến, thực ra, năng suất sản xuất đã tăng trưởng khá tốt dưới chế độ Mao Trạch Đông, đặc biệt là trong lĩnh vực phi nông nghiệp”[2]. Nhưng bài viết này không có ý tranh luận về khả năng tái lập một hoàn cảnh như thời đại Mao, bởi đó vẫn sẽ là một bi kịch đối với nền kinh tế Trung Quốc. Hơn nữa, việc áp dụng cách tính năng suất trong thời gian Mao cầm quyền để dự đoán GDP của Trung Quốc trong vòng 70 năm sau đó càng cho thấy những kết quả bi hài.

Mao Trạch Đông ngàn năm công tội.


Trung Quốc của Mao Trạch Đông.