FB Nguyễn Tuyết Lan
27-2-2018
Do Quỳnh bị chuyển đi ngay sát Tết Nguyên Đán nên tôi chưa
thể đi thăm và gửi thuốc vào cho con ngay. Ngày 13/2/2018, sau một ngày tôi đưa
thông tin Quỳnh bị chuyển trại lên mạng xã hội, Quỳnh được điện về cho tôi
trong năm phút.
Quỳnh nói, “con cần thuốc mẹ à, đồ mẹ gửi hồi ở trại Khánh
Hoà hầu như bị thất lạc hết. Mẹ cứ gửi thuốc vào cho con trước, mẹ đừng ra đây
vội nha mẹ. Mẹ để qua rằm rồi hãy đi cũng được”. Quỳnh lo lắng cho an toàn của
tôi khi đi lại trong những ngày Tết, nhưng sức khỏe buộc nó phải lên tiếng với
tôi vì nó cần thuốc.
Ngày mồng bốn Tết, tôi cặm cụi sắp xếp đồ đạc, thuốc thang để
mang ra bưu điện gửi cho Quỳnh. Phòng việc xe cộ khó khăn, và già rồi không thể
mang vác đồ nặng nhọc, tôi cố gắng sắp đồ nhiều một chút để đem ra bưu điện ký
gửi.
Trương Quang Đệ
Từ đầu thế kỷ 20, luồng tư tưởng duy vật trở thành chủ đạo
trong mọi sinh hoạt của nhân loại, dẫn đến việc đánh giá sự thăng tiến của các
quốc gia trên cơ sở kinh tế và mặc nhiên coi kinh tế là tiêu chí duy nhất để phấn
đấu cho mọi quốc gia.
Chẳng hạn tham vọng của nhà lãnh đạo Liên Xô những năm 60 của
thế kỉ trước, ông Nikita Khroutchev là tìm cách đuổi kịp Mỹ vào năm 1970, vượt
Mỹ vào năm 1980 và sau đó các nước xã hội chủ nghĩa, kể cả Việt Nam, Mông cổ vv
sẽ dắt tay nhau tiến vào chủ nghĩa cộng sản, tức là làm tùy năng,(lực), hưởng
tùy nhu (cầu), sống tự do hoàn toàn trong một xã hội hết sức phồn vinh. Muốn vậy,
phải vượt Mỹ về các chỉ tiêu kinh tế như số lượng dầu mỏ, thép, than, xi măng,
máy kéo, xe tải, vệ tinh vv.
Trong kế hoạch vĩ đại này không thấy có yếu tố văn hóa xã hội
nào cả.
FB Trương Nhân Tuấn
27-2-2018
Ông bạn trên phây có bài viết rất thú vị về “long mạch”. Đại
khái nói rằng “Hà Nội với mạch khí sông Hồng là xứng đáng trung tâm long mạch
Việt”.
Xin thưa, với tất cả lòng kính trọng của tôi đối với bạn
phây, tôi xin được không đồng ý.
Từ lâu câu chuyện huyền thoại nói về nguồn gốc giống dân Việt
“con rồng cháu tiên” đã “xưa rồi Diễm”. Bây giờ, thời đại Hồ Chí Minh quang
vinh, câu huyền thoại đã trở thành chuyện thật “con rùa cháu tiên”.
Hà Nội bây giờ thờ rùa chớ không thờ rồng. Đố bà con tìm được
ở Hà Nội một nơi thờ rồng. Nơi thờ rùa thì có dư. Mặc dầu Hà nội còn có tên
“thành phố rồng bay – Thăng Long”. Trong khi Sài gòn cố vươn lên để lấy lại vị
thế “hòn ngọc Viễn Đông” thì Hà Nội không muốn “bay lên như rồng – Thăng Long”.
Hà Nội chỉ muốn “lặn” xuống vũng bùn thối tha trong Hồ Gươm, như “cụ rùa già ghẻ
lở ” năm xưa.
Trở lại hồ sơ BIDV (
Ngân Hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam)
Thứ Ba, 27 tháng 2, 2018
Trong hành động mới đây giới chức phân tích ở VN ảo giác nhầm
lẫn tai hại về sự ca tụng Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) là
Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam là ngân hàng thương
mại cổ phần lớn nhất Việt Nam lớn nhất ở VN về tổng tài sản đầu tư mọi lĩnh vực.
Là ngân hàng số 1 tại VN.với hơn 1,2 triệu tỷ VND, tức là con số chính xác
1.201.661 tỷ VND,…
http://cafef.vn/so-gang-hai-ngan-hang-nhat-viet-nam-2018022419534151.chn
Tôi thì mỉa mai giải thích thế này, đó là hiện nay cái ngân
hàng BIDV này đang có một núi nợ xấu khó đòi và sẽ mất rất cao so với tiêu chuẩn
của nghiệp vụ ngân hàng nửa bán tư, nửa bán công này. Vì núi nợ xấu quá lớn
mà kể từ khi Tổng quản trị CEO, như Trần Bắc Hà từng làm Chủ tịch Hội đồng quản
trị Ngân hàng BIDV này thôi chức thì cái ngân hàng BIDV này không có ai dám ngồi
cái ghế Chủ tịch BIDV kể từ khi ông Trần Bắc Hà nghỉ hưu từ tháng 9 năm 2016 và
kéo dài cho gần hết tháng 2/2018 thì cái ghế chủ tịch đó vẫn bỏ trống là chẳng
ai muốn làm vật tế thần để gánh rủi roc ho kẻ khác gây ra để mình chuốc họa oan
uổng. Tức là , con tàu BIDV đang trôi trên biển mà thiếu người thuyền trưởng
lèo lái nó. Và có vẻ nó tạm thời do cả tập thể đảng, ngân hàng nhà nước, rồi tập
thể “cán bộ BIDV” cùng lái nó.
Taiwan’s “outside the
party” magazines on the road to democratization
By Quỳnh Vi
Posted on 27/02/2018
(song ngữ Việt Anh)
Ba thế hệ của các tạp chí “ngoài đảng” (dangwai – 黨外) đã
đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc đấu tranh đòi hỏi dân chủ, tự do
ngôn luận và gầy dựng lực lượng quần chúng chống lại chế độ độc tài trong thời
kỳ thiết quân luật của Quốc Dân Đảng ở Đài Loan những năm 1970-90.
Quỳnh Vi lược dịch từ bài viết Taiwan’s “outside the party” magazines on the road to
democratization của tác giả Gerrit van der Wees – một cựu nhân viên ngoại
giao Hà Lan tại Đài Bắc từ năm 1980 đến 2016 – đăng trên báo Taipei Times ngày
23/1/2018.
Trước năm 1979, đã có một vài nỗ lực nhắm đến việc phát hành
các ấn phẩm của phe đối lập, trong đó bao gồm tờ Đài Loan Chính luận (台灣政論).
Thế nhưng, tất cả đều là những cố gắng nhỏ lẻ và vắn số vì vừa ra đời thì đã bị
đảng cầm quyền đương thời đóng cửa ngay lập tức.
Tuy nhiên, tình hình Đài Loan có chuyển biến vào năm 1979.
Sau khi Hoa Kỳ không còn
công nhận tính chính danh của Quốc Dân Đảng (Kuomintang – KMT) đối với lãnh
thổ Trung Quốc vào tháng 12/1978, thì Đài Loan rơi vào một giai đoạn hoang mang
và căng thẳng khi nhà cầm quyền trì hoãn các cuộc bầu cử Viện Lập pháp. Cùng
lúc đó, phe “ngoài đảng” đã thành lập được một liên minh, tuy vẫn còn lỏng lẻo.