Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

Bản tin ngày Thứ hai 30 tháng 4 năm 2018


 





30/04/2018
Vi Anh

Ngày 27 tháng 3, 2018, TT Trump đã chính thức viết thư hồi đáp cho Cộng Đồng Người Việt Quốc gia Liên Bang Hoa kỳ, đặc biệt nhấn mạnh vấn đề ngoại giao và an ninh quốc gia. Đại ý, “Thưa BS, Cám ơn ông đã bỏ thì giờ bày tỏ sự nhận định của ông liên quan đến ngoại giao và an ninh quốc gia. Nhiệm vụ của chính phủ Hoa Kỳ là bảo vệ quốc gia và nhân dân Hoa Kỳ, tạo sự thịnh vượng, gìn giữ hòa bình trong thế mạnh, và gia tăng sự ảnh hưởng của Hoa Kỳ. Chiến lược An Ninh Quốc Gia của chúng tôi trình bày và giải thích phương thức thực hiện 4 điểm then chốt của quyền lợi quốc gia nói trên. Nó dựa trên sự đánh giá với viễn kiến trong sáng về quyền lợi của chúng ta và sự xác định để nắm chắc những thách thức mà chúng ta đang đối đầu. Nó xác nhận những tranh chấp về quân sự, kinh tế, chính trị mà chúng ta phải tham dự để bảo vệ những lợi ích và giá trị của Hoa Kỳ. Chính phủ của tôi rất tự tin trong trận chiến này…Chúng tôi cam kết bảo vệ đất nước, bảo vệ nhân dân và đời sống của người dân Hoa Kỳ.”


Nam Nguyên, phóng viên RFA

2015-04-14

Bốn mươi năm trước, vào ngày 30/4/1975, cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài 2 thập niên đã kết thúc. Cuộc chiến quốc-cộng đã làm 2 triệu người Việt Nam ở cả hai miền Nam-Bắc bỏ mạng cùng sự hy sinh của hơn 58 ngàn người thuộc lực lượng Hoa Kỳ và đồng minh. Nam Việt Nam lúc đó đã kết thúc sứ mệnh “tiền đồn của thế giới tự do” một cách nhanh chóng và cay đắng. Những ngày cuối cùng của VNCH đã diễn ra như thế nào?

Tháng 3/1975 trước thực tế tiềm lực quân sự suy yếu, đạn dược chỉ còn đủ dùng trong 30 ngày, Tổng thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu quyết định tái phối trí lực lượng. Tuy vậy quyết định triệt thoái khỏi cao nguyên Trung phần tức Quân khu II và cách thức mà các tư lệnh chiến trường thực hiện nó là một sai lầm lịch sử. Sự hỗn loạn dẫn tới việc mất luôn cả khu vực Quân khu I ở phía Bắc Việt Nam Cộng Hòa, Huế rồi Đà Nẵng thất thủ và sự sụp đổ dây chuyền kéo dài tới quê hương của Tổng thống Thiệu là Phan Rang.


Huỳnh Thục Vy (Dân Làm Báo)


Thứ Hai, 30 tháng Tư năm 2018 

 ( Bài viết này Thục-Vy viết năm 2012..xem ra cho tới nay giá trị về bài viết vẫn còn.)

- Tôi sinh trưởng sau năm 1975 và gia đình tôi không có liên quan gì nhiều đến cả hai phía trong cuộc chiến tranh Việt Nam vì thế mối tương quan tình cảm của tôi với những sự kiện lịch sử và hoàn cảnh chính trị xã hội trong cuộc chiến hầu như rất ít nếu không muốn nói là không có. Những gì ít ỏi mà tôi được hiểu biết về nó chỉ đơn thuần là kiến thức. Đứng trong vị thế đó, tôi tạm thời có thể yên tâm rằng lập trường của tôi, và những gì tôi nói ra sau đây sẽ được hiểu một cách thiện
chí và không bị gán ghép hay chụp mũ. Tôi không sợ bị chụp mũ, nhưng thiết nghĩ điều đó cùng với những nguỵ biện không có lợi cho sự tiến bộ.


Chúa Nhật, 29 tháng Tư năm 2018 

Tác Giả: Tiểu Tử

Tôi không có đi di tản hồi những ngày cuối tháng tư 1975 nên không biết cảnh di tản ở Sài gòn ra làm sao. Mãi đến sau nầy, khi đã định cư ở Pháp, nhờ xem truyền hình mới biết !
Sau đây là vài cảnh đã làm tôi xúc động, xin kể lại để cùng chia xẻ…

Chuyện 1

Ở bến tàu, thiên hạ bồng bế nhau, tay xách nách mang, kêu réo nhau ầm ĩ, hớt hơ hớt hải chạy về phía chiếc cầu thang dẫn lên bong một chiếc tàu cao nghều nghệu. Cầu thang đầy người, xô đẩy chen lấn nhau, kêu gọi nhau, gây gổ nhau… ồn ào. Trên bong tàu cũng đầy người lố nhố, giành nhau chồm lên be tàu để gọi người nhà còn kẹt dưới bến, miệng la tay quơ ra dấu chỉ trỏ… cũng ồn ào như dòng người trên cầu thang !

Giữa cầu thang, một bà già. Máy quay phim zoom ngay bà nên nhìn thấy rõ : bà mặc quần đen áo túi trắng đầu cột khăn rằn, không mang bao bị gì hết, bà đang bò nặng nhọc lên từng nấc thang. Bà không dáo dác nhìn trước ngó sau hay có cử chi tìm kiếm ai, có nghĩa là bà già đó đi một mình. Phía sau bà thiên hạ dồn lên, bị cản trở nên la ó ! Thấy vậy, một thanh niên tự động lòn lưng dưới người bà già cõng bà lên, xóc vài cái cho thăng bằng rồi trèo tiếp.


Hà Sĩ Phu

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018


1/ Đại thắng hay quốc hận?

Trong sự kiện 30-4-1975 của chiến trường Việt Nam, miền Bắc thắng miền Nam nên miền Bắc gọi đó là đại thắng, miền Nam thua và gọi đó là quốc hận. Nếu thoát ra khỏi nhãn quan của mỗi bên, chỉ lấy lợi ích và tương lai của cả đất nước, của toàn dân làm trọng thì xin hỏi biến cố kết thúc cuộc chiến như tháng Tư năm 1975 ấy là điều tốt hay xấu, có lợi hay có hại, đáng mừng hay đáng tiếc đây?

Có thể viện dẫn một chân lý chung đã thành kinh điển “Chiến tranh, nhất là nội chiến thì dù bên nào thắng, nhân dân cũng là kẻ thua”, nhưng cũng phải nói thêm: khi bên thắng là Cộng Sản (CS) thì sự “thua” của nhân dân có phần đậm hơn! Bởi CS thắng thì đưa cả nước vào quỹ đạo CS là quỹ đạo của một chủ thuyết có tính chất dân túy (Populismus), ve vãn người dân bằng những ảo tưởng đến mức độ ngớ ngẩn về mặt khoa học, nhưng lại có sức lôi cuốn, kích động, cực đoan nên tàn phá xã hội đến mức tan hoang.


J.B Nguyễn Hữu Vinh
2018-04-28

Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018


Ngày 27/4/2018, hai nhà lãnh đạo Bắc Triều Tiên và Nam Triều Tiên (Hàn Quốc) đã bắt tay nhau, hứa hẹn một hiệp ước chấm dứt chiến tranh trong năm nay.

Hai kẻ thù địch đã từng không ngại ngần dành cho nhau những ngôn từ thù địch, gọi nhau bằng những hỗn danh không mấy đẹp đẽ và thể hiện cho thiên hạ biết họ có thể nhai tươi xé xác nhau nếu có thể.

Họ cũng đã từng nã súng vào nhau và đe dọa biến một nửa đất nước thành tro bụi, chi biết bao nhiêu sức dân, tiền của để diễu võ dương oai đe dọa lẫn nhau dù người dân Bắc Hàn đang chết đói.

Nay đã tươi cười bắt tay nhau hứa hẹn một sự hòa bình.



Dối láo và thống kê thương mại của Việt Nam

Le Hong Hiep
Apr 27, 2018

Ghi chú: Phần Việt ngữ là phỏng dich tự động. Có tính cách tham khảo cho bạn đọc.

Project Syndicate
News organizations in developed countries provide financial contributions for the rights to Project Syndicate commentaries, which enables us to offer these rights for free, or at subsidized rates, to newspapers and other media in the developing world.

For some, data showing that China has overtaken the United States as Vietnam’s biggest export market is evidence that China’s influence in the region is growing, particularly on strategic issues like sea-lane navigation. But a closer reading of the numbers suggests that the data are wrong – and may be intentionally misleading.

Đối với một số người, dữ liệu cho thấy Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là bằng chứng cho thấy ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực đang tăng lên, đặc biệt là các vấn đề chiến lược như điều hướng đường biển. Nhưng việc đọc kỹ các số liệu cho thấy rằng dữ liệu sai - và có thể gây hiểu nhầm.

Chủ Nhật, 29 tháng 4, 2018

Bản tin ngày Chủ nhật 29 tháng 4 năm 2018



Mênh mông góc bể chân trời,
Nắm xương vô chủ biết rơi chốn nào?


Theo hồi ức của người cựu chiến binh, ĐĐP/ĐĐ2/TĐ1, những ngày cuối tháng Tư 1975 Bộ chỉ huy Tiểu Đoàn 1 nằm tại đầu dốc 47  (QL 15 Biên Hòa-Vũng Tàu). Chiều 26/4/1975, Huấn khu Long Thành thất thủ (HKLT gồm trường SQ Bộ Binh Long Thành, trường Thiết Giáp, trung tâm huấn luyện Yên Thế / Biệt Kích).
Con đường từ ngã ba Thái Lan (TL) đến HKLT dài khoảng 4 km. ĐĐ 2/TĐ1 được lệnh  trấn thủ trên đường này, bên phải, cách ngã ba TL cỡ 2 km.  ĐĐ3 bên trái, cách con đường khoảng 100 thước, bung một Trung đội tiền đồn gần đường. 







Miền Nam Việt Nam - 30/4/1975

Tại Ban Mê Thuột


* 2 giờ 20 sáng ngày thứ hai - 10 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản bắc việt bắt đầu nã pháo đại bác 130 ly, hỏa tiển 122 ly vào các cứ điểm quân sự và Bộ Chỉ Huy Tiểu Khu .

* 4 giờ chiều ngày thứ hai - 10 tháng 3 năm 1975, quân cộng sản bắc việt chiếm thị xã Ban Mê Thuột, ngoại trừ khu vực Bộ tư lệnh sư đoàn 23 bộ binh còn được trấn giữ...

* 6 giờ chiều ngày 10 tháng 3 năm 1975, trận chiến giữa Việt Nam Cộng Hòa và cọng sản bắc việt được coi như kết thúc.

Thành phố bây giờ như một bãi tha ma, chứa đầy tử khí. Những đống tro tàn của nhiều khu phố bị cháy, bụi khói và gạch vụn gợi cho người ta cái cảm xúc của một chiến trường tàn cuộc lạnh lẽo rợn người”. (Nguyễn Định, BMTNĐCC.) - theo nguồn Quốc Gia Hành Chánh


(Lý Minh Hào trích dịch Last man out của James E Parker Jr)

February 28, 2016

Trong suốt thời gian về làm việc tại vùng châu thổ Cửu Long (Vùng 4), chủ yếu tại Cần Thơ và các tỉnh lân cận, tác giả do vai trò “case officer” trong ngành CIA nên luôn có dịp gặp Tướng Hưng. Ngày đầu tiên diện kiến ông Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 21 Bộ Binh, tác giả “hơi lấy làm lạ” về cách đánh giặc và điều quân của Tướng Hưng là “thủ nhiều hơn công” khi đôi bên trao đổi và thảo luận, về kế hoạch quân sự trong vùng. “Tại sao lại đánh một trận chiến đang thua?” tác giả thắc mắc thì tướng Hưng cười và hỏi lại: “Tôi còn có những lựa chọn gì nữa đâu?” rồi chậm rãi nói tiếp – “Đây là đất nước của tôi.”


April 27, 2018

Anh là một phóng viên chiến trường, ngoài phần lương khô và vật dụng cá nhân trong ba lô mang trên lưng như bao nhiêu người lính khác, anh còn phải đeo lủng lẳng cái máy quay phim và máy chụp hình trước ngực. Hành trang anh chỉ có thế, mũ sắt trên đầu, cuốn sổ tay trong chiếc túi áo có nắp gắn hai chữ “Báo Chí”, hai tấm thẻ bài, một bộ râu tua tủa vì đã mấy ngày anh theo đoàn quân tiến vào trận địa. Người lính ra chiến trường đã có cây súng làm bạn, riêng anh, người phóng viên chiến trường đi vào vùng lửa đạn, chỉ vỏn vẹn có chiếc máy quay phim, đã ghi lại biết bao nhiêu hình ảnh trung thực của người lính sống thời chiến chinh gian khổ, trên mọi nẻo đường  đất nước.


Hoàng Thế Hiển

April 28, 2018
Tinh thần dân tộc không phải là bẩm sinh. Tinh thần dân tộc được  hình thành và phát huy từ sự nhận thức,  sự giáo dục, lòng yêu nước, và tinh trần trách nhiệm đối với quốc gia và dân tộc. Các bài học lịch sử, địa lý, và công dân giáo dục... từ thưở thơ ấu đã hun đúc tinh thần dân tộc.

43 năm trôi qua từ ngày 30 tháng 4 năm 75! khi cuộc sống của những người bỏ nước ra đi năm xưa đã tạm ổn định, thì tình trạng của đất nước ngày một xấu dần. Giang sơn VN thu nhỏ lại,  vì hành vi cắt đất dâng biển cho Trung Cộng.  Các nguồn lợi trên đất nước VN, đều do các công ty TQ khai thác.  Các địa điểm chiến lược trọng yếu của VN đều cho TQ thuê dài hạn.  Ngày nay, người Tàu tràn lan trên lãnh thổ VN, ra vào không cần xin phép.  Nhiều nơi, họ tụ tập sống thành một cộng đồng, nói ngôn ngữ Tàu, và  trao đổi  bằng đồng tiền nhân dân tệ, trước sự làm ngơ của chính quyền địa phương. Ngoài biển, các tàu cá TQ ngang nhiên tấn công, cướp bóc các tàu của ngư dân VN, ngay trong lãnh hải VN, và cảnh sát biển VN không dám can thiệp.  Nhà nước ít khi lên tiếng nói. Quá lắm thì làm ngơ để cho các tổ chức ngư nghiệp địa phương gửi thư phản đối.




28/04/2018
Tuấn Khanh


Năm 1992, khi những hình ảnh của Việt Nam thiên sử truyền hình (Vietnam: A Television History) đột nhiên được cho phép phát trên truyền hình nhà nước, những ngày đón coi bộ phim tài liệu đó đã trở thành những cơn sốc lặng lẽ cho tuổi thiếu niên tôi, ngày tháng ấy.

Là một đứa trẻ vào lớp một sau năm 1975, trang vở đầu tiên đã ướt đẫm nền giáo dục xã hội chủ nghĩa, đó lần đầu tôi được nhìn thấy cuộc chiến tranh trên quê hương mình từ phía sau các tấm bảng tuyên truyền. Cảm giác thật lạ lùng. Khi màn hình đã tắt, mọi người đã ngủ say, tôi vẫn nằm nhìn lên trần nhà trong đêm tối, trằn trọc vẩn vơ nghĩ thật nhiều điều. Cuộc chiến đầy những mảng màu rực rỡ trên sách giáo khoa, rồi trên loa phóng thanh ở các ngã tư mỗi sáng sớm, bỗng chợt hiện ra trong tôi lõi trắng đen trần trụi, và để lại quá nhiều suy nghĩ.


tháng 4 25, 2018

Một chiều tháng Ba. Sài Gòn đang mùa nóng cao điểm để qua tháng Tư là vào mùa mưa. Lâu rồi tôi mới ngồi ở quán cà phê quen thuộc. Máy lạnh mát rượi, một ly đen đá, chiếc máy tính nhỏ, viết và đọc linh tinh gì đấy, nhìn ra ngoài trời nắng chói chang bỗng nhớ đến người bạn ở xa. Bạn ra đi từ những năm 90, đến nay gia đình và công việc đã ổn định ở Mỹ. Mươi năm trước vào khoảng tháng ba bạn hay về Sài Gòn nhưng vài năm nay không về nữa.

Đã mấy lần tôi nhắn hỏi, bạn đều nói, mỗi lần về thấy buồn hơn… Trước đây bạn thường gọi điện, nhắn nhe trò chuyện hỏi thăm có khi than thở nỗi nhớ Sài Gòn… Nhưng rồi cũng không gọi nữa vì loanh quanh một hồi lại là những tiêu cực, những chuyện “không thể hiểu nổi” hàng ngày xảy ra ở quê nhà. Nhiều khi tôi mệt mỏi vì nghe bạn trách móc thậm chí chê bai “người trong nước” không dám làm điều này điều khác; bạn thì luôn khó hiểu những hoàn cảnh “người trong nước” gặp phải mà tôi giãi bày... Cứ vậy, tình bạn lợt lạt dần... nhưng không trách được ai.


Thứ Bảy, 28 tháng Tư năm 2018

Tác Giả: Huy Phương

Từ sau ngày Hiệp Định Geneve năm 1954 lấy sông Bến Hải làm ranh giới chia cắt hai miền Nam Bắc Việt Nam, cả hai phe Quốc-Cộng đều tranh thủ nhân tâm đồng bào, lấy thông tin tuyên truyền làm vũ khí hàng đầu để tố cáo tội ác và nêu lên sự đau khổ lầm than của đồng bào bên kia giới tuyến.

Minh chứng sự tốt đẹp của việc “đất lành chim đậu,”thực tế là trong thời gian 30 năm chia cắt, chỉ thấy người miền Bắc vượt vĩ tuyến 17 vào Nam, chứ không thấy ai ở miền Nam ra miền Bắc tìm tự do.


Thứ Bảy, 28 tháng 4, 2018

Bản tin ngày Thứ bảy 28 tháng 4 năm 2018



Ỷ Lan
2018-04-27

Hôm 25/4, Ủy Hội Hoa Kỳ về Tôn giáo Quốc tế ra phúc trình lên án tình trạng vi phạm tự do tôn giáo tại Việt Nam và đề nghị Hoa Kỳ đưa Việt Nam vào lại danh sách các nước cần quan tâm đặc biệt về tự do tôn giáo. Nhân dịp này, phóng viên Ỷ Lan có cuộc phỏng vấn với bà Kristina Arriaga, Phó Chủ tịch USCIRF về nội dung và ý nghĩa của Danh sách CPC.

Báo cáo của Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc tế 2018. Việt Nam



Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (USCIRF) là một ủy ban của chính phủ liên bang Hoa kỳ độc lập, lưỡng đảng được thành lập theo Đạo Luật Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế (IRFA) giám sát quyền phổ quát về tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở ngoại quốc. USCIRF sử dụng các tiêu chuẩn quốc tế để giám sát các vi phạm tự do tôn giáo và tín ngưỡng ở ngoại quốc và đưa ra các khuyến nghị về chính sách cho tổng thống, ngoại trưởng, và Quốc Hội.  USCIRF là một tổ chức độc lập riêng biệt và khác với Bộ Ngoại Giao.  Phúc Trình Thường Niên 2018 phản ánh kết quả công việc một năm của những nhân viên trong ủy ban và đội ngũ chuyên nghiệp trong việc ghi nhận các vi phạm trên thực tế và đưa ra các khuyến nghị cho chính phủ Hoa Kỳ. Phúc Trình Thường Niên 2018 nói đến thời gian từ tháng 1, 2017 đến tháng 12 năm 2017, mặc dù đối với một số trường hợp các sự kiện quan trọng xảy ra trươc hay sau thời gian này cũng được đề cập. Để biết thêm thông tin về USCIRF, hãy xem trang web ở đây, hoặc trực tiếp liên lạc USCIRF tại 202-5233240.

Anh ngữ:



Việt ngữ:




28 Tháng Tư 2018

CHÍNH ĐẠO

Từ ngày 7/3, khi Văn Tiến Dũng bắt đầu cô lập Ban Mê Thuột, tới ngày 30/4/1975, khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, vừa chẵn 55 ngày.

Thật khó ngỡ chỉ trong vòng 55 ngày và 55 đêm mà đạo quân hơn một triệu người—có hơn phần tư thế kỷ kinh nghiệm tác chiến, với những vũ khí khá hiện đại như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa—bị sụp đổ hoàn toàn. Cảnh tượng “bỏ của chạy lấy người” suốt tháng 3/1975 của các đơn vị Nam quân khiến đó đây vang lên những lời chỉ trích nặng nề như “hèn nhát,” “tồi dở” v.. v...


25/04/2018 

Thu Quỳnh

Không tạo thành những “làn sóng” dễ nhận biết nhưng những dịch chuyển xã hội ở Việt Nam trong 10 năm qua đã có ảnh hưởng lớn tới chất lượng cuộc sống, cơ hội thay đổi địa vị xã hội của nhiều nhóm dân cư, đặc biệt là nhóm dân tộc thiểu số.

Đầu năm 2018, tôi có dịp về Kiên Thành, một xã miền núi của huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái. Khi còn chưa kịp vui mừng về việc xã cũng có cây chè hoa vàng cổ thụ, một loại dược liệu quý có mức giá gần chục triệu một kg hoa khô và được mệnh danh là “cây thoát nghèo” của người dân Ba Chẽ, Quảng Ninh thì tôi đã thấy một tốp bốn người đàn ông Hmông từ Đồng Song, thôn xa xôi nhất của xã vác những gốc chè hoa vàng với bộ rễ nguyên vẹn dài cồng kềnh mang bán cho thương lái. Lồng - một trong bốn người Hmông cho biết, “đào một gốc chè như vậy mất vài ngày, trèo đèo lội suối vào tầm khầm (rừng sâu), dùng thuổng đào thật khéo, thật nhẹ để tránh đứt từng sợi rễ, rồi còn phải trốn tránh kiểm lâm” mới bán được từ 5 đến 10 triệu tùy gốc to hay bé. Những người Hmông đó, đều sinh trong khoảng 1980 – 1985, người chưa học hết cấp 2, người thậm chí không biết mặt chữ, ở nơi từng hứng chịu những cơn lũ ống kinh hoàng nhất trong lịch sử, cuốn đi tất cả ruộng vườn, nhà cửa của những người dân tộc thiểu số vốn chỉ có gia sản rất ít ỏi, hầu như không có cơ hội tìm nghề nào khác ngoài việc tận diệt những cây dược liệu hoặc gỗ quý cuối cùng ở tận tầm khầm, làm nương trên những mảnh đồi ngày càng cằn cỗi, sạt lở, hoặc làm thuê ngắn ngày cho người Kinh. Với nền tảng học vấn thấp, hầu như không có gì hơn ngoài sức lao động, họ sao có thể tìm kiếm việc làm có thu nhập ổn định, có cơ hội thay đổi cuộc sống ngoài việc đào đẽo rừng đầu nguồn!


NHẬT KÝ THÁNG 4


Tháng 4-1975
Trần Lý

 LTG:  Trong tập sách nhỏ 'Tổ Quốc Đại Dương', viết năm 1999 để tặng một số thân hữu Hải Quân tại Portland, Oregon (Hoa Kỳ), chúng tôi đã dành chương sau cùng để viết về cuộc di tản của Hải Quân VNCH trong những ngày sau cùng của cuộc chiến. Bài viết, khi đó, dựa trên một số tài liệu sưu tầm được (rất hạn hẹp), đa số từ các sách báo Mỹ-Việt ở vào thời điểm chưa có Wikepedia, và Internet chưa phát triển như ngày nay.
    
Bài viết đã đưa ra một số vấn đề mà các nhà nghiên cứu Hải sử (trong Hội đồng Hải sử, tập Hải sử Tuyển tập chỉ phát hành vào năm 2004) cho là chưa thật chinh sac, nhất là các đoạn viết về vai trò của HQ Đại Tá Đỗ Kiễm., của Ông Richard Armitage trong việc 'tổ chức di tản'…
   

Vũ Linh

Friday, April 27, 2018


Nhân ngày tang thương lớn của chúng ta, tưởng cũng nên coi lại vai trò của TT Kennedy trong lịch sử cận đại của nước ta. Hơn cả TT Johnson và TT Nixon, TT Kennedy có vai trò lịch sử có thể nói quan trọng nhất vì ông chính là người đã mở màn việc Mỹ can thiệp vào VN, đồng thời cũng là người lấy những quyết định với hậu quả nặng nề nhất cho số phận VNCH khi ký hiệp ước trung lập hóa Lào và hậu thuẫn cuộc đảo chính đổi đời năm 1963.

Phải nói ngay là kẻ này chuyên viết về chính trị Mỹ vì đã có quá nhiều chuyên gia rành rẽ vấn đề VN gấp vạn lần, viết mỗi ngày không biết bao nhiêu chuyện trên các báo tỵ nạn rồi. Trong phạm vi bài này, kẻ này không bàn nhiều về chính trị hay tôn giáo VN, hay bàn qua lăng kính một người Việt, mà chỉ muốn bàn về vai trò của Mỹ qua cái nhìn và quyết định của một tổng thống Mỹ thôi.



Tóm lược Vũ Linh


By Nam Quỳnh

28/04/2018

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên ông Kim Jong-Un và lãnh đạo Hàn Quốc ông Moon Jae-In đã có một cuộc gặp lịch sử hôm 27/4 vừa rồi, khi họ có một loạt biểu hiện ngoại giao thân thiện, đồng thời cùng ký “Tuyên bố Bàn Môn Điếm về hòa bình, thịnh vượng và thống nhất của bán đảo Triều Tiên“.

Trong khi các điều khoản cụ thể để đem lại hòa bình, thịnh vượng, và thống nhất cho bán đảo Triều Tiên vẫn còn chưa được đồng ý chi tiết, cuộc gặp gỡ lịch sử này đã mang lại một niềm hy vọng mới cho triển vọng hàn gắn hai nửa đất nước đã bị chia đôi 73 năm.


By Anh Khoa

Posted on 27/04/2018


Năm 1972 là một năm đặc biệt với Philippines và Bắc Triều Tiên.

Năm đó, Tổng thống Ferdinand Marcos của Philippines tuyên bố thiết quân luật, thâu tóm quyền lực quốc gia vào tay mình, còn Thủ tướng Kim Il Sung (Kim Nhật Thành) trở thành Chủ tịch nước ở Bắc Triều Tiên.

Những chính sách cai trị khác nhau của hai nhà độc tài này dẫn đến hai tương lai chính trị khác nhau. Dân chủ đã được phục hồi ở Philippines vào năm 1986, trong khi đó, Bắc Triều Tiên trở thành là một trong những đất nước khép kín nhất hành tinh cho đến tận ngày nay.

Di sản thuộc địa

Hai đất nước xa xôi về mặt địa lý này, hoá ra lại có nhiều điểm khá tương đồng với nhau về mặt lịch sử.

Thứ nhất, cả Philippines và Bắc Triều Tiên đều trở thành thuộc địa trong khoảng thời gian gần giống nhau.

Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Bản tin ngày Thứ sáu 27 tháng 4 năm 2018



Nhiệt độ thời tiết thay đổi đột ngột như thân nhiệt của một người mang bệnh sốt rét. Mới sáng bữa trước trời còn lành lạnh và nhạt nắng; qua sớm bữa sau nắng đã chuyển màu vàng sậm và trời thì hâm hấp nóng. Tới trưa thì nóng như hun. Tôi mở cửa bước vào xe mà tưởng như mình bước chân vô cái lò bánh mì.
Người dân bản xứ bỏ giầy, bỏ vớ, bỏ luôn quần trong, áo ngoài; họ chỉ còn đeo lại vài mảnh vải nhỏ xíu trên người, đi lơn tơn ở ngoài phố, gặp nhau họ chào hỏi hớn hở và gật gù nhận xét thú vị “’The summer’s coming !” Mùa hè thiệt sao? Hè ở đâu mà tới một cái rào vậy kìa? Có cái gì đột ngột, mới mẻ quá khiến cho một thằng dân ti nạn khó tránh được đôi chút ngỡ ngàng.

 
Lê Phan
Thứ Ba, 24 tháng 4, 2018 

Hôm Thứ Năm vừa qua, cô bé Maile Pearl Bowlsbey Duckworth, mới 11 ngày, đã đến phòng họp của Thượng Viện Hoa Kỳ theo mẹ, Thượng Nghị Sĩ Tammy Duckworth, khi thượng nghị sĩ dân chủ của tiểu bang Illinois đến để bỏ phiếu chuẩn thuận người mà Tổng Thống Donald Trump đã chọn làm tân giám đốc cho Cơ Quan Quản Trị Không Gian NASA.

Sự việc cô bé Maile được mẹ bế đến Thượng Viện là một cảnh chưa từng có. Em bé mới 11 ngày này đã làm nên lịch sử vì nhờ em mà Thượng Viện đã thông qua những luật lệ cho phép đem con nhỏ vào phòng họp. Nhưng điều quan trọng hơn là dự luật này được thông qua với không một phiếu nào chống.


Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018


Theo báo Vietnamfinance.vn phát hành ngày 02/06/2017, xác định nợ công của Việt Nam là 431 tỷ USD tương đương 210%GDP, trong đó khoản nợ của chính phủ là 131 tỷ USD tương đương 63,9%GDP, còn lại số tiền khoảng 300 tỷ USD chiếm khoảng 146,1%GDP là khoản nợ của 3.200 DNNN.

Nhìn vào danh sách các doanh nghiệp nhà nước có doanh nghiệp nào có lợi? Trừ một số rất rất ít doanh nghiệp có cổ phần nhà nước làm ăn có lợi như Vinamilk và Sabeco thì còn lại những doanh nghiệp kia thì toàn là thua lỗ. Nhưng cuối cùng 2 doanh nghiệp cổ phần làm ăn hiệu quả kia cũng đem bán đi để lấy tiền trả nợ, thì còn lại đến hàng ngàn DNNN đang là hang ổ gặm nhấm ngân sách. Nó là những đứa con của chính phủ, khi tiêu pha hết tiền thì khóc lên đòi chính phủ đi vay về cho nó xài.


Nguyễn Xuân Nghĩa
(Kim Nhung Show tối Thứ Ba 24)

KN: Kim Nhung xin kính chào quý KTG của hệ thống SBTN qua chương trình Thời Sự Ngày Mai với kinh tế gia Nguyễn-Xuân Nghĩa nhằm tìm hiểu các biến cố kinh tế chính trị hay lịch sử có thể trở thành thời sự. KN xin kính chào ktg NXN.
KN 1: Thưa ông Nghĩa, từ đầu năm đến giờ, trong bốn tháng liền chúng ta đã thấy mâu thuẫn gia tăng về mọi mặt giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, từ chuyện làm ăn buôn bán tới an ninh và chính trị trên vùng Đông Bắc Á xuống tới Đông Hải của Việt Nam hay vùng biển Đông Nam Á. Vì vậy, trong chương trình tuần này, KN xin đề nghị ông phân tách cho sức mạnh của đôi bên, nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau theo cách trình bày của ông về những bối cảnh gần xa.


Phương Thơ
Betsy Graseck (Phương Thơ) , an analyst at Morgan Stanley, talks about a shareholder proposal to separate Jamie Dimon's chairman and chief executive officer roles at JPMorgan Chase.

Thứ Năm, 26 tháng 4, 2018

Có khá nhiều người ở VN hỏi tôi về hồ sơ việc “Tập đoàn IPP muốn huy động nguồn vốn khoảng 50 tỷ USD vào đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong”:
http://cafef.vn/ong-johnathan-hanh-nguyen-muon-rot-50-ty-do-dau-tu-vao-dac-khu-bac-van-phong-chi-5-ty-do-xay-san-bay-20180426112737902.chn
, tức là của Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Hội đồng quản trị IPP,….

Tôi thì trả lời ngắn gọn là ở VN họ đang sống trong “thế giới của con lừa”, đó là chiêu trò PR của Johnathan Hạnh Nguyễn. Nếu nói về gọi là tỷ phú USD đi nữa thì cả cái công ty họ hàng gia đình của người này chưa thể rút tiền mặt thật để đấu với tôi, là bất kể khi nào họ có bao nhiêu tiền thật định giá bằng đồng USD, EUR, JPY hay cổ phiếu, trái phiếu thì tôi sẽ kiếm ra bấy nhiêu tiền. Nói thật nhân vật Johnathan Hạnh Nguyễn này ở Phố Wall thì chả có mấy ai biết tên họ cả. Còn chuyện ông này từng PR rêu rao là nguyên, hay cựu là thanh tra tài chính của hãng Boeing Co (NYSE: BA) thì chỉ hạng cò con đi giúp việc sổ sách thôi. Ông này kém xa tỷ phú Phạm Nhật Vượng của VN.

 
Kami
Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018 

Nếu kể những tội trạng của ông Trần Đại Quang trong việc biến Bộ Công An Việt Nam thành một tổ chức tội phạm có hệ thống ở cấp nhà nước, thì việc ở lại hay ra đi đối với ông Trần Đại Quang hầu như không còn một chút ý nghĩa nào hết. Vì nếu như ông Quang không bị Tổng BT Nguyễn Phú Trọng bắt để xử tội cũng là nhờ do hồng phúc của tổ tiên mà thôi.

Theo dõi việc đưa tin của truyền thông nhà nước ở Việt Nam về các hoạt động của Chủ tịch Nước Trần Đại Quang trong thời gian gần đây đã cho thấy, lần cuối cùng mà các báo chí đưa tin về ông Trần Đại Quang là này 2/4/2018, ông Chủ tịch Nước đã tiếpthư ký Hội Đồng An Ninh Quốc Gia Mông Cổ là ông Amarjargal Gansukh, tại Phủ Chủ Tịch ở Hà Nội. 


Bùi Quang Vơm
Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018 

Lạ một điều, là ông Bình không chỉ xuất hiện trong mọi chuyến đi thăm, làm việc và công cán trong nước của ông Tổng Bí thư nguyễn Phú Trọng, mà còn tháp tùng nhiều chuyến thăm ngoại giao của ông Trọng ra nước ngoài.

 Từ đầu tháng tư năm nay, xuất hiện một hiện tượng đáng chú ý là sự vắng mặt của ông Trần Đại Quang trên mặt báo chí và hoạt động của chủ tịch nước. Các việc nghi lễ ngoại giao nhân danh nguyên thủ đều được gửi bằng điện, điện mừng, điện chia buồn, nhưng không kèm hình ảnh. Các sự kiện ngoại giao đón khách thăm đều không có mặt chủ tịch nước. Đặc biệt là chuyến thăm của bà Aung San Suu Kyi, mặc dù chỉ trên danh nghĩa Cố vấn đặc biệt của Tổng thống Myanmar, nhưng ai cũng biết bà là người quyền lực cuối cùng trong hệ thống chính trị của Mianmar. Trong khi bà Aung San Suu Kyi hội kiến cả ba vị thuộc bộ tứ, Tổng bí thư, Thủ tướng và chủ tịch Quốc Hội, không hề thấy mặt ông chủ tịch nước Trần Đại Quang. Chuyện vắng mặt của ông Quang xảy ra cùng một lúc với lệnh bắt và khám nhà Trung tướng Công An Phan Hữu Tuấn, nguyên phó Tổng cục trưởng Tổng cục tình báo, cùng với lệnh bắt và khám nhà hai vị nguyên chủ tịch UBND Đà Nẵng cùng một loạt các quan chức Đà Nẵng liên quan tới vụ Vũ Nhôm.

NHẬT KÝ THÁNG 4


Lời người viết: Trong khoảng thời gian 1975-1977, người viết bị giam tại trại Cải Tạo Suối Tre, Long Khánh. Tại đây người viết ở chung D (tương đương cấp tiểu đội) với trung úy Huỳnh Văn Hoa, sĩ quan tùy viên của chuẩn tướng Trần Văn Hai, tư lệnh Sư Đoàn 7 Bộ Binh kiêm chỉ huy trưởng Căn Cứ Đồng Tâm. Trước đó, chuẩn tướng Trần Văn Hai đã từng là chỉ huy trưởng Binh Chủng Biệt Động Quân, và cũng từng làm Tư Lệnh Cảnh Sát Quốc Gia.

Trong thời gian đi cải tạo, anh Hoa đã kể cho người viết nghe những giờ phút cuối cùng của chuẩn tướng Trần Văn Hai. Ông đã chọn cho mình một cái chết anh hùng như một số tướng lãnh khác của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa: thiếu tướng Nguyễn Khoa Nam, thiếu tướng Phạm Văn Phú, thiếu tướng Lê Nguyên Vỹ,...


Nguyễn Tú

Bác Sĩ Phan Huy Quát sinh năm 1908 tại Nghệ Tĩnh, tham chính nhiều lần, từng làm Tổng Trưởng Giáo Dục, Tổng Trưởng Quốc Phòng, lần cuối cùng giữ chức vụ Thủ Tướng Việt Nam Cộng Hòa, vào năm 1965. Ông cũng là Chủ tịch Liên Minh Á Châu Chống Cộng, phân bộ Việt Nam, và là chủ nhiệm tuần báo Diễn Ðàn, Sài gòn, 1972. Ngày 16 Tháng Tám 1975 Bác Sĩ Quát bị Cộng Sản bắt do nội phản trên đường vượt biên; và chưa đầy bốn năm sau ông từ trần trong nhà tù Chí Hòa. Bài dưới đây do ký giả kỳ cựu Nguyễn Tú, bạn ông, và cũng là bạn tù (người đã sống bên cạnh Bác Sĩ Quát trong những ngày tháng và giờ phút cuối cùng tại khám Chí Hòa), kể lại "như một nén hương chiêu niệm chung."

Trong thời gian bị cầm tù, Bác Sĩ Quát bị bệnh gan rất nặng song Việt Cộng không cho chữa chạy, thuốc men do gia đình tiếp tế không được nhận. Người con trai út bị giam ở phòng bên, có thuốc cho bố, cũng không làm sao mang sang. Khi biết ông không thể nào qua khỏi, chúng mới đem ông lên bệnh xá. Ông chết ở đó vào ngày hôm sau, 27 Tháng Tư 1979.


Nguyễn Quang Duy
6 câu hỏi dưới đây tôi thường được bạn đọc hỏi, hôm nay xin ngắn gọn trả lời:
1.   Mỹ đã phản bội miền Nam tại sao tôi vẫn ủng hộ Mỹ ?
Cha tôi chết trong niềm uất hận nước Mỹ đã phản bội miền Nam. Theo tôi người Mỹ đến và rời miền Nam vì quyền lợi của nước họ.
Nếu có là chính quyền Mỹ lúc đó đã phản bội lại lý tưởng bảo vệ tự do, phản bội quân đội Mỹ đã anh dũng chiến đấu bảo vệ miền Nam tự do.
Các chính quyền sau này đã cứu giúp gia đình tôi và hằng triệu đồng bào tôi trốn chạy cộng sản, đưa hằng trăm ngàn người dân tôi sang Mỹ theo diện HO… Người Mỹ nhân đạo như thế hỏi sao tôi không ủng hộ họ.


Thứ Sáu, 27 tháng 4, 2018

Thưa quý vị, như vậy chỉ còn ít ngày nữa là đến ngày 30/4, ngày kỷ niệm chiến tranh Việt Nam chính thức kết thúc. Sự kiện này được nhắc đến với rất nhiều tên gọi khác nhau, tuy nhiên theo nhận định của ông Võ Văn Kiệt, nguyên Thủ tướng chính phủ Hà Nội thì đây là ngày triệu người vui nhưng cũng triệu người buồn.

Mời quý vị cùng theo dõi buổi trò chuyện giữa RFA và ông Nguyễn Mạnh Tiến, cựu nhà báo của RFA với bút danh Nam Nguyên, đồng thời ông cũng là một trong những phóng viên thời chiến tranh Việt Nam.

Xin chào nhà báo Nguyễn Mạnh Tiến, ông có thể chia sẻ những kỷ niệm đáng nhớ trước ngày 30 tháng 4 năm 1975?

 
Trần Mộng Tú

Gửi đến vong linh cố Thiếu Tá BĐQ Trần Đình Tự cùng 12 chiến sĩ BĐQ của TĐ 38 bị VC giết tập thể ngày 30/4/ 75 tại Củ Chi.

Mấy hôm nay, ngày nào ngườiđàn ông cũng thức dậy rất sớm, ông rón rén ra khỏi gian buồng bé nhỏ của mình, băng qua cái sân, lén mình lách qua cánh cổng chùa khi cả nhà sư và mái chùa còn yên ngủ trong sương sớm. Ông lặng lẽ như một chiếc bóng đi bộ ra bến xe đò. Bến xe còn vắng người, ông tìm một cái xe có nhiều chỗ, rồi tự mở cửa vào kiếm cho mình một chỗ ở chiếc ghế cuối cùng, ông hy vọng ông chẳng lấy chỗ của ai. Ông sẽ đứng nép vào một góc nào đó nếu có ai cần ghế.
Từ chỗ ông ở tới nơi ông muốn đến có 30 cây số, đường không xa lắm, sau đó nếu kiếm được một anh xe ôm không có khách cùng đi về hướng đó, ông sẽ nhẩy lên yên sau lưng anh, ông nhẹ lắm, anh ta sẽ không cảm thấy gì đâu, sẽ cho ông quá giang đoạn đường còn lại. Để đếnđịa điểm đó cũng phải đi thêm khoảng 20 cây số nữa. Con đường này ông quen thuộc lắm rồi. Hàng năm cứ đến ngày 30 tháng 4 ông và mười hai (12) người chiến sĩ đồng đội rủ nhau tìm về đây.



FB Luân Lê
27-4-2018

Đây là cái bắt tay giữa hai nền chính trị đối nghịch nhau: dân chủ (tam quyền phân lập) và độc tài toàn trị (cộng sản) trên bán đảo Triều Tiên, nơi bị chia cắt thành Bắc Triều Tiên và Nam Hàn (Đại Hàn Dân Quốc) trong khoảng thời gian nội chiến từ năm 1950 – 1953.
Tổng thống Hàn Quốc, ông Moon Ja-in đã được Kim Jong-un mời sang thăm nhưng với một lời rào trước rằng: đất nước tôi với cơ sở hạ tầng giao thông cũng như các phương tiện rất tồi tệ, có thể sẽ khiến ông không hài lòng và cảm thấy khó chịu. Nhưng ông Moon vẫn luôn niềm nở và coi đó là một niềm hy vọng của một sự khởi đầu tươi đẹp nhất từ trước cho đến nay.


Hồng Thủy
11:17 25/04/18 

(GDVN) - Lựa chọn việc cấm xuất khẩu công nghệ cao sang Trung Quốc là "huyệt đạo" ông Donald Trump sử dụng để buộc Bắc Kinh điều chỉnh hành vi.
Nhà báo Yu Nakamura, Nikkei Asia Review ngày 25/4 bình luận:
Động thái Nhà Trắng cấm tập đoàn ZTE, Trung Quốc mua các chíp điện tử của Mỹ hồi tuần trước được thiết lập không chỉ để làm tê liệt hoạt động sản xuất điện thoại thông minh của ZTE, mà còn gây chấn động chuỗi cung ứng viễn thông toàn cầu của Trung Quốc.
Truyền thông Trung Quốc cho biết, mặc dù lượng điện thoại thông minh còn trong kho của ZTE có thể cung ứng ra thị trường trong 1 tháng nữa, nhưng sản lượng mặt hàng này đang bị chững lại.