Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011
Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011
20 TRIỆU MÁY TÍNH BẢNG
December 29, 2011 By Alan Phan
Một ngày nào đó, chúng ta sẽ không cần phải nói với thiên hạ là dân tộc Việt Nam anh hùng hay vô địch. Chúng ta sẽ không cần thắc mắc là dân tộc Việt Nam có thông minh khôn ngoan nhất tinh cầu. Chúng ta chỉ cần hãnh diện là thế hệ trẻ sắp tới của chúng ta đã được trao tay chiếc chìa khóa kiến thức của thế kỷ 21.
Một tỷ rưỡi đô la mỗi năm
Ý tưởng bắt đầu từ một câu chuyện về cơ quan xuất bản sách giáo khoa của Bộ Giáo Dục. Một anh bạn trong cuộc cho biết là công ty này và các công ty liên hệ có một doanh thu gần 1.5 tỷ đô la chuyên in sách giáo khoa cho 20 triệu học sinh và 5 triệu sinh viên toàn quốc (không biết có chính xác, nhưng các cú điện thoại cho công ty xuất bản đều rơi vào im lặng).
Nếu thực vậy, cộng thêm với các công ty tư nhân khác, nhà nước và phụ huynh đã chi ra một khoản tiền khá lớn mỗi năm cho mục đích này. Số lượng giấy sử dụng cũng tạo thêm ít nhiều tác hại cho môi trường. Và dù công ty quốc doanh không có lời, mọi người đều biết thu nhập lợi lộc cá nhân cùa các nhân viên cán bộ liên quan cũng không nhỏ. Đây là một rào cản khác về lợi ích trong bài toán phải giải quyết.
Tôi tin rằng với một số lượng học sinh cao đến vậy và phần lớn sách giáo khoa tương đối giống nhau, một thư viện kỹ thuật số trên máy tính chắc là khả thi và tiết kiệm hơn. Nếu đây là một doanh nghiệp tư nhân có nhiêm vụ đào tạo 20 triệu người, thì việc phải làm sẽ rất đơn giản và không cần nhiều thảo luận. Giải pháp sẽ là mua 20 triệu máy tính bảng cho học viên và tải (download) sẵn tất cả tài liệu học tập vào máy.
Với một máy tính bảng có chức năng tương đương như Ipad, giá thị trường cho một đơn đặt hàng lớn như vậy sẽ vào khoảng 140 đô la hay một đầu tư ban đầu là 2.8 tỷ đô la (chỉ bằng nửa tiền đầu tư vào Vinashin). Chỉ trong 2 năm, chúng ta sẽ thu về khoản đầu tư này.
Hiệu quả của đầu tư
Bây giờ thử ngẫm nghĩ về tác động của việc đầu tư này cho kinh tế và xã hội Việt Nam:
1. Nếu 20 triệu trẻ em Việt sử dụng máy tính này mỗi ngày kể từ khi em lên 6 tuổi, kỹ năng đã được trau dồi sẽ tuyệt vời như thế nào khi em bước vào giảng đường đại học? Bao nhiêu em sẽ phát huy được những năng khiếu bẩm sinh để trở thành “siêu sao” trong ngành công nghệ thông tin của quốc gia, của thế giới?
2. Những kiến thức thâu nhặt ngoài sách vở trong học trình sẽ khiến giới giáo viên e dè và không thể không lo cập nhật hóa kiến thức và kỹ năng của riêng mình nếu không muốn bị học trò qua mặt. Đội ngũ thầy cô sẽ bén nhậy và giỏi giang hơn.
3. Với kiến thức của “đám mây”, đứa trẻ sẽ giúp cha mẹ, bà con, láng giềng tiếp cận với một thế giới đương đại, năng động và đa dạng mỗi ngày và làm đời sống của xã hội thêm văn minh, cởi mở và rộng lượng.
4. Góc nhìn của một đứa trẻ tiếp xúc mỗi ngày với “ngôi làng toàn cầu” sẽ chín chắn và sâu đậm hơn dù bé sinh ra và lớn lên trong khu đầm lầy hèo lánh của Cà Mau hay rừng núi hoang vu của Mông Cái.
5. Quan trọng hơn cả là sự san bằng những lợi thế của các trẻ em giàu đang có máy tính và có lẽ nhiều kiến thức về đời sống “ngoài kia” hơn các trẻ em nghèo ở vùng quê. Khi tạo cơ hội cho càc trẻ vùng nông thôn xa xôi, chúng ta sẽ có thêm một ít chất xám mà bao lâu nay, xã hội đã tàn nhẫn bỏ bê.
Góc nhìn tiêu cực
Chắc chắn là sẽ có những tiêu cực đi kèm với động thái này. Nhiều quyền lực sẽ tranh luận về thì giờ mê mệt với game hay chat của các em (tôi lo lắng nhiều hơn về lãng phí và bệnh tật từ thì giờ đi nhậu nhẹt của người lớn). Nhiều nhân vật khác sẽ thắc mắc về sư thu nhập các tin tức lề trái hay những văn hóa tập tục khác truyền thống (tôi lại sợ hơn về cái tư duy già cỗi của thế hệ hiện tại đang làm chúng ta tụt hậu).
Đây là cái giá mà nhiều thế lực bảo thủ không chấp nhận trả, mặc cho bất cứ tiến bộ nào về kinh tế. Nhưng bánh xe tiến hóa sẽ tiếp tục lăn, chậm hay sớm. Trái cấm kiến thức của Adam, khao khát của Eva, là một lực đẩy rất con người, qua ngàn năm nay. Không một lý thuyết, ý thức hệ nào có thể thay đổi mãi định mệnh thiên nhiên của cả một dân tộc.
Lời kêu gọi tiếp tay
Tôi chưa bao giờ lên tiếng “kêu gọi” về bất cứ điều gì cho bất cứ mục đích gì. Hôm nay, tôi sẽ làm một ngoại lệ. Tôi mong được sự tiếp tay của bất cứ ai đồng ý về mục tiêu trên, hãy cất cao tiếng nói và đòi cho được một máy tính bảng “free” cho mọi trẻ em nghèo. Hãy thiết kế một biểu tượng (logo) và in ra cả ngàn áo thun (T-shirts). Tôi sẽ tình nguyện luôn luôn mặc trên người cho đến khi chúng ta tới đích. Hãy truyền gọi biểu tượng này trên khắp các mạng truyền thông, trên các blog và thư từ cá nhân, trên mọi lời nói trao đổi hàng ngày.
“20 TRIỆU MÁY TÍNH BẢNG CHO CÁC EM”
Cùng đầu tư với chánh phủ
Chúng ta hãy giúp chánh phủ một tay. Các gia đình có khả năng hãy tự sắm lấy máy tính cho con em, không cần nhờ vả vào ngân sách. Các cơ quan thiện nguyện trong và ngoài nước chắc chắn sẽ rất hào hứng trong việc hổ trợ chương trình này. Nếu tiền đầu tư bởi chánh phủ không vượt quá 1 tỷ đô la, thì thành công của ý tưởng có nhiều cơ hội thành hiện thực. Thêm vào đó, chúng ta sẽ cam kết là nếu 20 triệu máy này đến tay các em, chúng ta sẽ không bới móc quan chức nào đã ăn tiền hoa hồng của nhà cung cấp. Ích lợi quá lớn cho quốc gia sẽ đặc biệt cho phép một vài nhũng lạm, lãng phí chắc phải xẩy ra.
Chúng tôi chỉ muốn bảo đảm là khi máy tính đến tay các trẻ em phải lội qua sông để đi học, thì hãy kèm theo một bao bì không thấm nước cho máy.
Một ngày nào đó, chúng ta sẽ không cần phải nói với thiên hạ là dân tộc Việt Nam anh hùng hay vô địch. Chúng ta sẽ không cần thắc mắc là dân tộc Việt Nam có thông minh khôn ngoan nhất tinh cầu. Chúng ta chỉ cần hãnh diện là thế hệ trẻ sắp tới của chúng ta đã được trao tay chiếc chìa khóa kiến thức của thế kỷ 21.
“20 TRIỆU MÁY TÍNH BẢNG CHO CÁC EM”
(Bài viết đã xuất bản trên Tạp Chí Doanh Nhân số 95 ngày 27/12/2011)
T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011
ANH THƯ VIỆT
Bàn về Đạo đức thay lời chúc mừng Giáng sinh
Huynh Thuc Vy
December 22, 2011
Trước nay tôi thích nói về luật pháp hơn đạo đức. Không phải do tôi xem thường tầm quan trọng của nó trong mối các quan hệ nhân sinh mà bởi tôi cho rằng một chuẩn mực chỉ có thể được giữ gìn khi đi kèm theo nó là những biện pháp thúc ước hữu hiệu. Chúng ta thấy rõ luật pháp có được điều kiện tích cực đó — cái mà đạo đức không có được hoặc có, nhưng kém hiệu quả hơn.
Thế nhưng cuộc đấu tranh hiện nay của chúng ta là vì một thể chế dân chủ tự do- một chế độ chính trị mà đặc trưng của nó là đạo đức, trong khi sự sợ hãi là đặc trưng của chế độ độc tài, như Montesquieu đã nói. Tuy nhắc đến những giá trị dân chủ tự do, chúng ta không trực tiếp đưa ra những tuyên ngôn cho tinh thần đạo đức nhưng kỳ thực chúng ta đang cổ vũ cho một xã hội nơi đạo đức được trọng vọng. Thật lạ đời rằng trong một chế độ dân chủ tự do, nơi người ta không chính thức đưa đạo đức lên như một giá trị của thể chế, nơi người ta chỉ dành nhiều thời gian và công sức để đề cao và bảo vệ nền pháp trị thì đạo đức lại được phát huy. Bởi xét cho cùng những giá trị như công bằng, tự do, tự thân chúng lại là một vấn đề đạo đức. Không có kẻ vô đạo đức nào yêu chuộng công bằng, tự do. Bởi vậy, không ngoa chút nào khi ta nói xã hội dân chủ được đặc trưng bởi đạo đức.
Trong xã hội hiện đại, con người vướng mắc vào khá nhiều vấn đề khó tháo gỡ dù đã cố gắng không mệt mỏi theo đuổi việc hoàn thiện những định chế chính trị và xã hội hiện có của mình . Và khi các chuẩn mực luật pháp chẳng thể phát huy vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực, chuẩn mực đạo đức sẽ làm tiếp phần việc ấy.
Trong các chế độ độc tài, như một điều rất tự nhiên, con người thường sống, suy nghĩ và hành động trong nỗi sợ hãi; tất cả mọi tình cảm, ý chí và nguyện vọng hầu như chỉ để xoa dịu, khỏa lấp và thậm chí là để tự phù hợp với nỗi sợ hãi từ tâm thức đó. Nơi đó, đạo đức chỉ là thứ yếu, là thứ để ca ngợi chứ không phải để thực hiện. Vì thế sự băng hoại đạo đức là hậu quả trực tiếp của nền độc tài; đến lượt mình sự suy đồi đó lại củng cố cho sự vững mạnh của nền chuyên chính. Sự xói mòn nền tảng đạo đức là vấn đề đáng lo nhất trong tất cả những vấn đề đáng lo ở Việt Nam ta ngày nay. Đồng ý là thiện ác luôn song hành trong bất cứ xã hội nào. Nhưng nếu một xã hội dung túng cái ác và không có những biện pháp tích cực để chế tài cái ác và bảo vệ cái thiện, thì ắt xã hội đó có vấn đề từ gốc rễ. Trong những xã hội được vận hành bằng sự sợ hãi, đạo đức trở nên điều thứ yếu, và khi đạo đức đóng vai phụ trong nền văn hóa, cái ác sẽ lên ngôi. Bởi vậy, dù với một lực lượng công an hùng hậu, chính quyền Việt Nam chỉ có thể trấn áp những người dân lương thiện mà không thể ngăn cản nổi tội phạm tung hoành khắp nơi, cũng bởi chính nó là hiện thân vĩ đại của cái ác. Tư tưởng Hồ Chí Minh, những giáo trình giáo dục công dân… không thể ngăn nổi những vụ giết người man rợ, hàng ngàn vụ phá thai mỗi năm, những vụ tài xế xe tải đâm xe cho tới khi nạn nhân chết mới thôi để khỏi tốn phí tổn y tế, cùng những vụ bê bối học đường…
Không nói những tưởng tất cả chúng ta đều nhận thức rõ đạo đức là nguồn mạch của nhân văn, là thứ thể hiện bản chất một xã hội. Nếu đạo đức là nhân tố chính hình thành nên cốt cách một con người thì cũng chính đạo đức tạo nên thần thái của một dân tộc. Theo tôi, một con người đáng tôn kính không phải vì tiền bạc và danh vọng mà chính vì đức hạnh của họ. Không khó hiểu khi Đức Đạt Lai Lạt Ma được ca ngợi là vị Thánh sống, một biểu tượng cho tình yêu và đạo hạnh dù Ngài chỉ là một Quốc vương vong quốc. Cũng như thế, một dân tộc mạnh không phải vì nó có vũ khí hạt nhân. Sức mạnh tinh thần và tiềm lực nội tại của nó phần chính đến từ đạo đức. Xây dựng kinh tế, thủ đắc vũ khí hạt nhân đã khó khăn, bảo vệ nền văn hóa, xây dựng một xã hội văn mình còn khó hơn gấp nhiều lần. Thật khó tưởng tượng một dân tộc có thể hội nhập nhân loại văn minh với nền đạo đức suy hoại của mình. Bạn sẽ coi quốc gia nào mạnh hơn, đáng kính phục hơn: Đan Mạch hay Bắc Triều Tiên? Nơi mà một người viết truyện cổ tích nhân văn được suy tôn là người Anh hùng dân tộc hay một quốc gia bất hảo thủ đắc vũ khí hạt nhân, được lãnh đạo bởi một tên độc tài bệnh hoạn? Thật vậy, giá trị tinh thần và nền văn minh của một dân tộc bắt nguồn từ những giá trị đạo đức.
Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ hiện nay, đạo đức phải được đề cao hơn nữa. Bởi trong những yếu tố cần thiết đóng vai trò động lực cho cuộc đấu tranh, nâng cao tinh thần người dân hướng về dân chủ tự do và đoàn kết người Việt khắp nơi , đạo đức đóng vài trò lớn. Bởi thứ nhất, không một người Việt nào có thể được gọi là người tốt mà cảm thấy an lòng, cảm thấy không phẫn nộ khi sống trong xã hội Việt Nam hôm nay; không một người có đầy đủ tư cách đạo đức nào ủng hộ những kẻ chà đạp con người. Không cần trí tuệ cao xa, bất cứ ai có lòng nhân ái, lòng yêu nước đều không sớm thì muộn sẽ nhận rằng rằng chế độ độc tài là vật chướng ngại cho an sinh và sự phồn thịnh của chúng ta. Chính đạo đức chứ không gì khác sẽ góp phần chính vạch ra chiến tuyến giữa một bên là những người yêu nước, yêu chuộng tự do dân chủ và bên kia là chế độ độc tài. Thứ nữa, đối với những người đang đấu tranh trong và ngoài nước, tinh thần đạo đức sẽ là chất keo kết dính họ với nhau dưới ngọn cờ dân chủ tự do bất chấp những khác biệt về quan điểm. Vì khi tinh thần dân chủ kết hợp với đạo đức, mọi toan tính chính trị, mọi đố kỵ ghen ghét, mọi mưu đồ trục lợi cá nhân sẽ nhường chỗ cho tình tự dân tộc, cho sự yêu chuộng công lý và tự do. Tôi thiết nghĩa rằng, không thể dễ dàng để có một chính thể tốt đẹp khi lãnh đạo nó là những kẻ vô đạo đức, mưu mô trục lợi. Vì thế, đạo đức là vũ khí của chúng ta chống độc tài và cũng chính nó mở ra khả năng xây dựng thành công nền dân chủ tự do sau này.
Lâu nay với công việc dạy học ở nhà, tôi đã không ít lần nghĩ ngợi và thấy buồn khi từng lớp học sinh đi qua mỗi năm, tôi nhận thấy lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm của những em lớp mới chẳng bằng lớp cũ- một sự tụt hậu về đạo đức. Trong những câu chuyện của các em, các em nói về những việc đau lòng như thể nó là việc bình thường, với một thái độ rất thờ ơ. Các em đối xử với một người bạn nghèo như kẻ ngoài lề. Các em không giữ được sự lễ phép thường có của trẻ em thời tôi còn bé. Thật lòng, trong góc nhà bé nhỏ của mình, tôi lo lắng cho con đường đi lên của dân tộc.
Nhưng những sự việc đã xảy ra với gia đình tôi hai tháng vừa qua cho tôi cơ hội có một cái nhìn khác. Hôm nay xin kể ra đây một vài câu chuyện mà chúng ngày càng trở nên thưa thớt trong xã hội này. Có một bác buôn bán ở chợ cóc, dành dụm những đồng tiền vất vả, lăn lộn cả ngày ngoài chợ để gởi cho tôi dù bác chỉ biết tôi qua mấy bài viết được in chui ra giấy. Những đồng tiền cũ, nhàu nát, nhưng được gấp phẳng phiu như mảnh đời khó nhọc của bác, như tấm lòng yêu thương chất phác mà bác dành cho tôi. Lại có một bạn gọi điện thoại cho bạn trai tôi phân trần vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn không thể giúp nhiều cho tôi và hỏi xem có thể tặng tôi ba chục ngàn bằng cách nạp tiền vào tài khoản di động của tôi được không? Một cụ già sống tận Houston, Mỹ quốc dành tặng tôi 30 đô la. Rồi một tăng sĩ ở Sài Gòn đã tám mươi tuổi, dành tặng tôi hơn một triệu. Rồi những em sinh viên, những nhà giáo nghèo, những cô chú bác tôi chưa từng gặp mặt khác…. Và còn nhiều tấm lòng Người Việt khác ưu ái dành cho gia đình tôi trên khắp thế giới.
Mọi người thấy không? Đó chính là Đạo đức- Đạo đức dũng mãnh vạch ra lập trường đối lập với Nhà cầm quyền bằng hành động ủng hộ Dân chủ, Đạo đức lên án kẻ ác vì chứng kiến sự chà đạp nhân phẩm của họ, Đạo đức yêu thương chia sẻ vì nhìn thấy khổ đau của đồng loại. Tổ quốc sẽ vì có những con người này mà có thể vượt qua mọi kiềm tỏa để vươn lên. Đó là tình yêu thương mà những kẻ thấp cổ bé miệng dành cho nhau lúc hoạn nạn. Đó là hành động minh chứng dân tộc đứng về phía của lẽ phải và đỡ đầu cho Công lý. Đó chính là sức mạnh của chúng ta, là tia lửa hy vọng đang nhen nhóm một ngày nào đó sẽ thắp bừng lên ngọn đuốc canh tân. Đó là những lá phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ xây dựng thể chế Dân chủ tự do. Tôi tin vào chiến thắng cuối cùng của chúng ta khi chúng ta là những kẻ biết thương yêu nhau, những kẻ có chính nghĩa! Chế độ độc tài! Các người sẽ thua không chỉ vì hoàn cảnh thế giới bất lợi cho các người, mà còn bởi đạo đức đang ở phía chúng tôi, những người dân có lương tri và trí tuệ của đất nước này ủng hộ chúng tôi.
Trong những ngày mùa đông lạnh lẽo này, những ngày chờ đợi lệnh cưỡng chế từ Nhà Cầm quyền, gia đình tôi đã có được sự ấm áp trong tình yêu thương và ơn nghĩa của đồng bào. Tôi mừng vui nhưng không kém phần lo lắng vì nghĩ mình chưa làm được gì xứng đáng với tình yêu thương đó. Mùa Giáng sinh đã đến gần. Giáng sinh là mùa của yêu thương, là dịp để gởi đi thông điệp của tình yêu không kể tôn giáo, văn hóa; bởi vì cũng như đạo đức, tình yêu mang tính phổ quát. Xin nhân dịp này, kính chúc quý đồng bào trong nước cũng như hải ngoại một mùa Giáng sinh ấm áp và an lành. Xin cầu nguyện cho một Việt Nam sớm có dân chủ tự do, cho dân tộc Việt Nam thăng tiến cùng thế giới.
Tôi biết rằng khi nói đến đạo đức là nói đến thứ khó nắm bắt và thúc ước. Thế nhưng không phải vì thế mà chúng ta không nhận thức được vai trò to lớn của nó. Nếu chúng ta có thể tốn giấy mực để lý luận về dân chủ, pháp trị, thì không lý nào không thể có những nỗ lực cần thiết để đề cao Đạo đức trong tình hình xã hội Việt Nam ngày nay. Vì thế xin mượn bài biết này như một thông điệp của tinh thần Đạo đức và Tình yêu trong mùa Giáng sinh. Đạo đức và Tình yêu sẽ xóa nhòa bao cuộc chia rẽ, ly tán và tổn thương của dân tộc, sẽ giúp những người yêu nòi giống Việt đoàn kết bên nhau trong cuộc đấu tranh cam go này.
Tam Kỳ ngày 22 tháng 12 năm 2011
Huỳnh Thục Vy
NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH: Một Nữ Anh Thư Kiệt Xuất
Truong Son Le Xuan Nhi
December 22, 2011
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=BfaRdwN28uU
Ngày 13 tháng 12 năm 2001, trong lúc cả nước Mỹ, cả thế giới đang chuẩn bị đón mừng lễ giáng sinh thì Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và một chiến hữu tên Phạm Anh Cường âm thầm lấy vé máy bay từ Pháp sang San Francisco, nơi tên phó thủ tướng Việt cộng Nguyễn Tấn Dũng đang cư ngụ tại khách sạn Marriot chờ nói chuyện với phái đoàn Hoa Kỳ về việc giao thương giữa hai nước.
Mặc dầu khách sạn được mấy lớp hàng rào cảnh sát và FBI bao phủ, hai người đã lọt vào trong được khách sạn và đến tận văn phòng tên phó thủ tướng Việt cộng. Nữ anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Hạnh liền rút túi lấy chai xăng mang theo ra để tính làm chuyện đã dự định, nhưng chưa kịp làm gì thì cơ quan an ninh đã ụp đến và bắt chị lại. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh liền chỉ tay vào mặt tên Việt cộng rồi hô to: “Đã đảo Cộng Sản. Lịch sử dân tộc sẽ xử tội chúng bây.”
Dĩ nhiên, những ngày tiếp theo là những ngày lao lý nhọc nhằn, một cái giá phải trả cho người chiến sĩ chọn con đường chiến đấu quyết liệt. Sau vài tháng tạm giam, chính quyền Hoa Kỳ khuyên, và đúng hơn, phải dùng danh từ dụ dỗ chị và chiến hữu Cường rằng, nếu hai người chịu nhận tội thì họ sẽ được trả về Pháp liền, không bị phiền lụy gì đến pháp luật cả. Người bạn của Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nhận tội và được trả về Pháp đúng như lời hứa, nhưng nữ anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Hạnh cương quyết nhất định khôngchịu nhận tội. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã chọn con đường của mình đi và quyết đi cho đến cùng. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh muốn dùng tòa án Hoa Kỳ, nơi chị bị truy tố và bị xét xử để biến nó thành một diễn đàn tố cáo tội ác của Cộng Sản Việt Nam. Dù rằng chị biết, chọn lựa như thế là phải chấp nhận ở tù nhiều năm vì luật pháp nước Mỹ không chấp nhận những hành động như thế. Và làm thân phận một người phụ nữ ngọai quốc đến từ Âu Châu, tiếng Anh không rành, văn hóa chưa hiểu được nhiều, những ngày tù tội sẽ là những ngày dài cam khổ. Nhưng nữ anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã quyết định như thế và chị tiếp tục đi theo con đường ấy.
Và quả thật, đúng như những gì chị nghĩ, tại phiên xử, nữ anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã biến thành một phiên xử tố cáo tội ác của Cộng Sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam. Suốt gần hai tuần lễ, bằng những lời lẽ chân thật nhưng cảm động và tràn đầy phẫn uất, trong vai trò bị cáo, chị đã biến mình thành một một công tố viên đại diện cho dân tộc Việt Nam, cho lương tâm thế giới, dõng dạc tố cáo trước báo chí Hoa Kỳ và thế giới những tội ác của Cộng Sản Việt Nam đã phạm với dân tộc Việt Nam. Qua những lời tố cáo của chị tại tòa án, CSVN đã hiện nguyên hình một lũ ăn cướp bạo tàn, vô liêm sỉ, dã man, tham nhũng và ngu dốt.
Ngày 19-1-03, tòa chung thẩm Liên Bang kết án Nguyễn Thị Ngọc Hạnh 5 năm tù với hai tội danh: “Dự mưu phóng hỏa và chống cự nhân viên công lực.” Trước khi phiên tòa chấm dứt, chị đã được mời lên nói những lời phát biểu cuối cùng trước tòa án. Chính giờ phút này, Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã làm cho nhiều người nhỏ lệ. Một lời phát biểu đáng lý chỉ được phép nói trong vòng dăm ba phút đồng hồ, chỉ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã được quyền “thuyết giảng” hơn 30 phút. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nói, khẩu khí oai dũng không thua gì Trần Bình Trọng năm nào nói với quân Nguyên:
“Tôi không xin ân huệ gì cho riêng tôi. Tôi chỉ xin bà chánh án quan tâm đến tập tài liệu tố giác tội ác Cộng Sản mà tôi đã trao tận tay bà…Tôi vô tội! Kẻ có tội chính là Hồ chí Minh và đảng CSVN. Hôm nay quý vị có thể nhân danh pháp luật để kết án tôi, đóng đinh tôi, nhưng không thể phủ nhận lòng yêu nước của tôi…Ngày nào tôi còn hơi thở, tôi còn tiếp tục hy sinh tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền của quê hương tôi”.
Nghe những lời nói của người nữ anh hùng, người thư ký đánh máy tốc ký đã khóc sướt mướt cho đến khi đánh máy những lời nói cuối cùng của chị…Chị đã bình thản và chấp nhận 5 năm tù để đổi lấy thời gian hơn nửa tiếng đồng hồ, làm một công tố trạng tố cáo tội ác của Cộng Sản Việt Nam, cho cả dân tộc VN.
Sau đó, Nguyễn Thị Ngọc Hạnh được gởi về thọ hình tại nhà tù liên bang ở California. Nơi đây, chị đã gặp một số tù nhân Việt Nam và ai cũng đem lòng quý mến và thương yêu chị. Bao nhiêu tiền bạc chị nhận được từ bên ngoài, chị chia hết cho những người tù đang ở chung với chị mà chị coi như là những đứa em. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nói:
“Tôi đã từng ở tù nhiều năm ở Việt Nam, sang đến tù Âu Châu, bây giờ tù Mỹ, tôi rất dễ thích hợp với nhà tù. Nơi chốn này, tôi quen rồi nên tôi không cần gì cho tôi cả. Tôi sống như thế nào cũng được, nhưng các em nó còn nhỏ, các em không quen với những khó khăn, không được tiếp tế, tội nghiệp chúng nó lắm.”
Tháng 7 năm 2003, vì lý do sức khỏe, Nguyễn Thị Ngọc Hạnh được đưa về giam giữ ở nhà thương đồng thời là nhà tù duy nhất của chính phủ liên bang ở ngoại ô Dallas tên Carswell. Tại nơi đây, chị liền được những nhân vật chống chộng nổi tiếng của cộng đồng Việt Nam như giáo sư Cao Chánh Cương, nhà báo, nhà văn, nhạc sĩ, chiến sĩ đấu tranh nhiều năm Trương Sĩ Lương, nhà văn nữ Thu Nga, cựu đại tá Võ Văn Ân đến thăm viếng và ủy lạo tinh thần hầu như mỗi tuần lễ. Đặc biệt riêng đại tá Võ Văn Ân, những tháng sau cùng, đại tá đến thăm chị hầu như 2, 3 lần một tuần để an ủi khích lệ và bàn thảo với chị về một sách lược đấu tranh mới…
Cá nhân tôi, đã nghe tên anh hùng NguyễnThị Ngọc Hạnh từ lâu, nhưng chưa hề có dịp được giáp mặt. Sau khi cơn bão Katrina tàn phá thành phố tôi ở, tôi phải lưu vong sang Dallas, tôi liền làm đơn để xin phép đi thăm chị.
Cảm giác lần đầu tiên khi gặp Nguyễn Thị Ngọc Hạnh thật là một cảm giác khó quên được trong đời. Trong hội trường thăm nuôi to lớn của nhà tù liên bang, tôi nhìn thấy một nữ tù nhân dáng người ốm, chiều cao trung bình so với một người Việt Nam trong bộ quần áo tù nhân bước ra. Dáng đi của chị hiên ngang và quả quyết như một nữ tướng, dù rằng đang mặc bộ đồng phục nhà tù, dù rằng đang bước trong nhà tù. Gương mặt chị sáng lạng, cặp mắt bất khuất kiên cường, luôn luôn chiếu sáng ánh lửa hy vọng.
Bắt tay và được giới thiệu với chị, tôi có cảm tình ngay với người phụ nữ anh hùng này. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nói chuyện nhỏ nhẹ, rõ ràng, lý luận sâu sắc. Thỉnh thoảng, không quên chêm vào vài câu pha trò ý nhị, tươi sáng. Tôi ngồi im suốt một buổi sáng để nghe chị nói và âm thầm quan sát và tìm hiểu con người chị. Tôi muốn biết vì sao, hoặc động cơ nào đã thúc đẩy một người phụ nữ Việt Nam hiền lành, một người vợ hiền trong mộtgia đình bình thường của miền Tây Việt Nam, lớn lên từ chốn đồng ruộng thơm hơi lúa, trở thành một chiến sĩ chống cộng hăng say và có thể nói, quyết liệt và táo bạo có thể so sánh ngang hàng với Lý Tống. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã khóc khi nói đến những hình ảnh đau thương của “Anh Lính Cộng Hòa”. Chị khóc một cách tự nhiên và chân thật. Chị coi những anh lính Cộng Hòa như những người anh ruột của mình. Một lần, gặp một anh lính Cộng Hòa trên một chuyến xe lửa trên đường ở tù về, chị đã móc hết tiền trong túi ra cho anh và nhường chỗ chị cho anh ngồi.
Chị đã kể lại những bất công không phải của chị nhưng mà của đồng bào chị đã phải gánh chịu trong chế độ Cộng Sản. Và Nguyễn Thị Ngọc Hạnh cũng kể phớt qua cuộc đời của chị. Cuộc đời của một người Việt Nam mà số ngày tù nhiều hơn số ngày sống tự do ở ngoài đời…
Sau nhiều giờ đồng hồ ngồi nói chuyện, tôi hiểu được lý do nào và động lực nào đã biến người vợ hiền Nguyễn Thị Ngọc Hạnh thành người nữ anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Hạnh của thời đại này. Lý do đó là: Chị không chịu nỗi những bất công và đàn áp của bọn Cộng Sản Việt Nam đang đè xuống trên đầu trên cổ đồng bào chị. Chị không chịu nỗi cảnh chúng nó tàn phá quê hương của chị. Đơn giản như thế thôi. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh tuyên bố rằng chị không chiến đấu cho mình mà cho dân tộc Việt Nam. Chị đã hy sinh cả gia đình, mấy đứa con, chọn con đường tranh đấu, lấy hạnh phúc của dân tộc làm hạnh phúc của mình. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh tuyên bố:
“Tôi sinh ra là người Công Giáo, nhưng bây giờ thì dân tộc Việt Nam là tôn giáo của tôi. Tranh đấu giành lại tự do hạnh phúc cho người Người Việt Nam là ĐẠO, tức là con đường của tôi.”
Và chị nói thêm:
“Sau năm năm ở tù, tôi đã có nhiều thì giờ để học hỏi và suy nghĩ. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều suốt năm năm qua để tìm một con đường để giải phóng dân tộc. Và tôi rất lạc quan, tin tưởng…”
Ngừng một chút, chị ngước mắt nhìn lên bầu trời xanh ở bên ngoài hàng rào trại tù và chậm rãi tuyên bố một câu quan trọng:
“Dù ngày xưa tôi là một người chuyên môn đốt tòa đại sứ Việt cộng, nhưng bây giờ thì tôi đã quyết định từ bỏ con đường bạo lực. Tôi đã tìm ra một phương pháp tranh đấu ôn hòa bất bạo động nhưng sẽ đem lại kết quả. Tôi sẽ không dùng lửa để đốt tòa đại sứ nữa, nhưng tôi sẽ gom lửa của đồng bào, gom lửa của tôi, của anh, của tất cả chúng ta để chúng ta cùng nhau đốt cháy chế độ Cộng Sản…”
Nguyễn Thị Ngọc Hạnh mỉm cười rồi lắc đầu tiếp:
“Tôi đã đốt tòa đại sứ của chúng nó ở Anh và ở Pháp, nhưng tôi không biết rằng mình đốt thì nó sẽ lấy tiền bảo hiểm để xây lại một tòa đại sứ mới hơn, đẹp hơn, lớn hơn xưa. Tôi đã quyết định từ bỏ con đường tranh đấu bạo động như ngày xưa. Lửa của tôi bây giờ sẽ được dùng một cách hữu hiệu hơn.”
Và chị lập lại câu nói mà tôi cho rằng là một câu nói vô cùng quan trọng của một điểm khởi đầu của một cuộc tranh đấu mới:
“Tôi sẽ gom lửa của đồng bào, gom lửa của tôi, của anh, của tất cả chúng ta để chúng ta cùng nhau đốt cháy chế độ Cộng Sản…”
Lần cuối cùng tôi đến thăm chị, Chủ nhật ngày 16 tháng 4 năm 2006, chúng tôi bịn rịn từ giã nhau. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh hỏi tôi về cảm nghĩ của tôi về vấn đề chống Cộng. Tôi thành thực cho chị biết rằng tôi rất bi quan. Tôi thấy rằng chúng ta mỗi ngày một già đi, yếu đi. Tình hình cộng đồng lại ly tán, chia rẽ, đố kỵ. Không đồng ý với nhau thì đâm ra ghét nhau và nếu cần thì không ngần ngại chửi nhau là…Việt cộng.
Trong khi đó, chính quyền Việt cộng mỗi ngày mỗi giàu mỗi mạnh và đặc biệt, những thằng mình muốn trù ẻo cho nó…bị trúng gió mà chết thì chúng nó lại khôngnhững không chết, mà xem hình thì thấy chúng càng ngày càng béo tốt thêm. Nhìn mặt mày chúng nó phè phỡn trên các tờ báo mà tối về nhà buồn…ăn cơm không được.
Nghe như thế Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nghiêm sắc mặt lại và trách tôi liền, không hề có một chút rụt rè dù đây chỉ là lần thứ hai tôi gặp chị:
“Anh không được bi quan như thế. Tôi ở trong tù mà tôi còn nghĩ được sách lược chống chúng nó, anh ở ngoài tự do, có nhiều phương tiện, nhiều cơ hội, tại sao anh lại có những tư tưởng bi quan như thế? Một chiến sĩ chống cộng như anh mà bi quan như thế thì làm sao chúng ta chiến thắng Cộng Sản được?”
Tôi giật mình chưng hửng và ngồi im không biết nói gì, như một người học trò bị thầy giáo quở mắng ở những ngày cònđi học tiểu học. Đại tá Võ Văn Ân nhìn tôi…thương hại.
Chị tiếp tục “giảng” cho tôi một bài thật dài, thật hay. Cuối cùng, chị nói:
“Chúng ta không được bỏ cuộc nửa chừng. Chúng ta phải chiến đấu đến giây phút cuối cùng. Và tôi tin tưởng chắc chắn chúng ta sẽ thành công. Tôi quả quyết như thế. Chế độ bạo tàn phi nhân của Việt cộng sẽ phải bị sụp đổ…”
Tôi nhìn thấy trong những lời chị nói, dường như có những ngọn lửa hừng hực phát ra…Tôi nghi nhận những gì Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nói và cảm thấy những gì chị nhận xét về tôi rất đúng. Lâu nay, phần vì hoàn cảnh cá nhân, phần vì phải tranh sống hằng ngày, phần vì nhìn thấy cộng đồng chia rẽ, tôi như đâm ra thờ ơ với việc tranh đấu. Và tệ nhất, tôi cảm thấy bi quan.
Tôi xin cám ơn anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã thẳng thắn chỉ trích về những nhận định sai lầm của tôi. Sự chỉ trích rất đúng và tôi hứa với chị sẽ cố gắng nhìn lại thời thế để tìm một cái nhìn sáng sủa hơn. Những lời Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nói làm tôi chợt nhớ đến những chiến sĩ quốc gia mà tôi luôn luôn nể phục, những con người đã âm thầm chiến đấu suốt bao nhiêu năm nay và cho đến giờ này vẫn còn một lòng dạ sắt son với tổ quốc, không hề tàn phai dù chỉ một chút: Nơi tôi ở ngày xưa, thành phố NewOrleans, có những người như chiến hữu Lê Hồng Thanh, chiến hữu Trương Minh Đức, Không Quân Vũ Viết Ngữ. Nơi tôi ở bây giờ, thành phố Dallas, có những người chiến sĩ như Trương Sĩ Lương, như đại tá Võ Văn Ân. Xa hơn nữa, tôi nhớ đến những người như anh Huỳnh Lương Thiện ở San Francisco, anh Đào Trường Phúc và chị Nguyệt Ánh ở DC, thằng bạn già tôi, Không Quân Nguyễn Văn Ngà ở Vancouver, và người đàn anh khả kính, trung tá KQ Khưu văn Phát ở DC, Hội trưởng Tổng Hội Không Lực VNCH…
Dĩ nhiên là danh sách còn rất nhiều và nhiều nữa và tôi không nhớ hết được ở đây, chỉ ghi vội lên vài tên, như một lời tạ tội vì đã vắng mặt khá lâu trên con đường tranh đấu, và đồng thời cũng gởi đến những lời khích lệ cùng khen ngợi tấm lòng sắt son đến các anh các chị.
Chúng tôi bịn rịn chia tay nhau và chắc phải một thời gian khá lâu mới được gặp lại. Tuần sau, Nguyễn Thị Ngọc Hạnh sẽ mãn hạn tù và sau đó sẽ được chuyển sang sở di trú trước khi lên đường trở về Pháp.
Trên đường về nhà với đại tá Võ Văn Ân, chúng tôi nói chuyện với nhau và chúng tôi nghĩ rằng nữ anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Hạnh sẽ là ngọn lửa chiến đấu, ngọn lửa hy vọng cuối cùng của chúng ta. Tôi nguyện cầu cho chị có đủ can đảm, tài năng và phương tiện để, như lời chị nói, sẽ gom lửa của chị và của đồng bào đốt cháy chế độ Cộng Sản phi nhân tàn bạo.
Đã từ lâu, cá nhân tôi cũng như nhiều người quốc gia khác, dù không nói ra, nhưng chúng ta luôn luôn âm thầm đi tìmmột ngọn lửa để khôi phục quê hương. Và chúng ta đã nhìn thấy nhiều phong trào, nhiều đoàn thể, nhiều đảng phái nổi lên. Nhưng sau 31 năm, tôi chưa nhìn thấy một niềm hy vọng hoặc một hứa hẹn nào thực tiễn cả. Thậm chí một đoàn thể chínhtrị hoạt động đến giờ này mà còn tồn tại được, số thành viên đi họp còn được 25% so với ngày mới thành lập thì phải được coi như là một đảng phái thành công và có thực lực. Có lẽ cái tật làm ít nói nhiều, lãnh tụ thích đọc diễn văn dài giòng hơn là tích cực dấn thân, lãnh tụ sợ thay đổi, lãnh tụ luôn luôn muốn được bao vây bởi những nịnh thần ngon ngọt của một thời quá vãng, lãnh tụ không dám đối diện với thực tế phũ phàng trước mặt vẫn là một cơn bịnh trầm kha trong các đoàn thể đảng phái của chúng ta. Cộng thêm vào đó, là kẻ thù…thời gian. Càng ngày, chúng ta càng già đi và yếu đi vì chúng.
Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một hứa hẹn, một đốm lửa, dù chỉ là một đốm lửa rất nhỏ, rất leo lét được khai sinh và đốt lên từ một người phụ nữ Việt Nam bé nhỏ và có thể nói, chưa được nhiều người biết đến tên như Nguyễn Thị Ngọc Hạnh. Và bản chất của lửa, ai cũng biết, luôn luôn bắt đầu rất bé nhỏ, leo lét, khiêm nhường, yếu đuối, nhiều khi bị gió thổi tắt, nhưng lại bùng lên trở lại nhờ vài ngọn gió nhỏ. Và nếu ta biết đặc tính của lửa thì phải biết sự nguy hiểm của lửa. Cứ nhìn một đám cháy rừng thì biết. Nó thường bắt đầu bằng một ngọn lửa rất nhỏ, rất leo lét, chỉ đốt cháy vài ngọn lá nhỏ nằm trên mặt đất. Nhưng một khi lửa đã bắt lên nhờ những cọng lá nhỏ bé này rồi thì những cây cổ thụ to lớn, cho đến nguyên cả một khu rừng vĩ đại, cho đến cả một tiểu bang rộng vài trăm triệu mẫu tây sẽ bị chìm trong biển lửa chỉ trong vòng vài tuần lễ ngắn ngủi.
Hôm nay, nhân ngày mãn hạn tù của nữ anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, tôi xin kính cẩn viết lên bài này để giới thiệu Nguyễn Thị Ngọc Hạnh với những đồng hương chưa biết chị. Với những ai đã biết chị, chúng ta hãy cùng nhau chúc mừng chị. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã hứa với chúng ta rằng chị sẽ dùng hết quãng đời còn lại của chị để đấu tranh cho dân tộc Việt Nam.
Tất cả chúng ta, những người đã biết Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và mới biết chị, chúng ta cần phải tiếp một tay với chị để đốt lên ngọn lửa mà tôi mạo muội gọi rằng ngọn lửa Nguyễn Thị Ngọc Hạnh. Trong tương lai, chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và những chiến hữu như đại tá Võ Văn Ân, nhóm anh em Bến Cũ và những chiến hữu liên hệ sẽ có những chương trình hoạt động và sẽ thông báo sau.
Chúng ta phải cùng nhau gom lửa chung với Nguyễn Thị Ngọc Hạnh. Với ngọn lửa này, chúng ta sẽ cùng nhau đốt cháy chế độ bạo tàn của Việt cộng như lời Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nói…Chúng ta sẽ thắng!
Trường Sơn Lê Xuân Nhị
Huynh Thuc Vy
December 22, 2011
Trước nay tôi thích nói về luật pháp hơn đạo đức. Không phải do tôi xem thường tầm quan trọng của nó trong mối các quan hệ nhân sinh mà bởi tôi cho rằng một chuẩn mực chỉ có thể được giữ gìn khi đi kèm theo nó là những biện pháp thúc ước hữu hiệu. Chúng ta thấy rõ luật pháp có được điều kiện tích cực đó — cái mà đạo đức không có được hoặc có, nhưng kém hiệu quả hơn.
Thế nhưng cuộc đấu tranh hiện nay của chúng ta là vì một thể chế dân chủ tự do- một chế độ chính trị mà đặc trưng của nó là đạo đức, trong khi sự sợ hãi là đặc trưng của chế độ độc tài, như Montesquieu đã nói. Tuy nhắc đến những giá trị dân chủ tự do, chúng ta không trực tiếp đưa ra những tuyên ngôn cho tinh thần đạo đức nhưng kỳ thực chúng ta đang cổ vũ cho một xã hội nơi đạo đức được trọng vọng. Thật lạ đời rằng trong một chế độ dân chủ tự do, nơi người ta không chính thức đưa đạo đức lên như một giá trị của thể chế, nơi người ta chỉ dành nhiều thời gian và công sức để đề cao và bảo vệ nền pháp trị thì đạo đức lại được phát huy. Bởi xét cho cùng những giá trị như công bằng, tự do, tự thân chúng lại là một vấn đề đạo đức. Không có kẻ vô đạo đức nào yêu chuộng công bằng, tự do. Bởi vậy, không ngoa chút nào khi ta nói xã hội dân chủ được đặc trưng bởi đạo đức.
Trong xã hội hiện đại, con người vướng mắc vào khá nhiều vấn đề khó tháo gỡ dù đã cố gắng không mệt mỏi theo đuổi việc hoàn thiện những định chế chính trị và xã hội hiện có của mình . Và khi các chuẩn mực luật pháp chẳng thể phát huy vai trò của mình trong nhiều lĩnh vực, chuẩn mực đạo đức sẽ làm tiếp phần việc ấy.
Trong các chế độ độc tài, như một điều rất tự nhiên, con người thường sống, suy nghĩ và hành động trong nỗi sợ hãi; tất cả mọi tình cảm, ý chí và nguyện vọng hầu như chỉ để xoa dịu, khỏa lấp và thậm chí là để tự phù hợp với nỗi sợ hãi từ tâm thức đó. Nơi đó, đạo đức chỉ là thứ yếu, là thứ để ca ngợi chứ không phải để thực hiện. Vì thế sự băng hoại đạo đức là hậu quả trực tiếp của nền độc tài; đến lượt mình sự suy đồi đó lại củng cố cho sự vững mạnh của nền chuyên chính. Sự xói mòn nền tảng đạo đức là vấn đề đáng lo nhất trong tất cả những vấn đề đáng lo ở Việt Nam ta ngày nay. Đồng ý là thiện ác luôn song hành trong bất cứ xã hội nào. Nhưng nếu một xã hội dung túng cái ác và không có những biện pháp tích cực để chế tài cái ác và bảo vệ cái thiện, thì ắt xã hội đó có vấn đề từ gốc rễ. Trong những xã hội được vận hành bằng sự sợ hãi, đạo đức trở nên điều thứ yếu, và khi đạo đức đóng vai phụ trong nền văn hóa, cái ác sẽ lên ngôi. Bởi vậy, dù với một lực lượng công an hùng hậu, chính quyền Việt Nam chỉ có thể trấn áp những người dân lương thiện mà không thể ngăn cản nổi tội phạm tung hoành khắp nơi, cũng bởi chính nó là hiện thân vĩ đại của cái ác. Tư tưởng Hồ Chí Minh, những giáo trình giáo dục công dân… không thể ngăn nổi những vụ giết người man rợ, hàng ngàn vụ phá thai mỗi năm, những vụ tài xế xe tải đâm xe cho tới khi nạn nhân chết mới thôi để khỏi tốn phí tổn y tế, cùng những vụ bê bối học đường…
Không nói những tưởng tất cả chúng ta đều nhận thức rõ đạo đức là nguồn mạch của nhân văn, là thứ thể hiện bản chất một xã hội. Nếu đạo đức là nhân tố chính hình thành nên cốt cách một con người thì cũng chính đạo đức tạo nên thần thái của một dân tộc. Theo tôi, một con người đáng tôn kính không phải vì tiền bạc và danh vọng mà chính vì đức hạnh của họ. Không khó hiểu khi Đức Đạt Lai Lạt Ma được ca ngợi là vị Thánh sống, một biểu tượng cho tình yêu và đạo hạnh dù Ngài chỉ là một Quốc vương vong quốc. Cũng như thế, một dân tộc mạnh không phải vì nó có vũ khí hạt nhân. Sức mạnh tinh thần và tiềm lực nội tại của nó phần chính đến từ đạo đức. Xây dựng kinh tế, thủ đắc vũ khí hạt nhân đã khó khăn, bảo vệ nền văn hóa, xây dựng một xã hội văn mình còn khó hơn gấp nhiều lần. Thật khó tưởng tượng một dân tộc có thể hội nhập nhân loại văn minh với nền đạo đức suy hoại của mình. Bạn sẽ coi quốc gia nào mạnh hơn, đáng kính phục hơn: Đan Mạch hay Bắc Triều Tiên? Nơi mà một người viết truyện cổ tích nhân văn được suy tôn là người Anh hùng dân tộc hay một quốc gia bất hảo thủ đắc vũ khí hạt nhân, được lãnh đạo bởi một tên độc tài bệnh hoạn? Thật vậy, giá trị tinh thần và nền văn minh của một dân tộc bắt nguồn từ những giá trị đạo đức.
Trong cuộc đấu tranh cho dân chủ hiện nay, đạo đức phải được đề cao hơn nữa. Bởi trong những yếu tố cần thiết đóng vai trò động lực cho cuộc đấu tranh, nâng cao tinh thần người dân hướng về dân chủ tự do và đoàn kết người Việt khắp nơi , đạo đức đóng vài trò lớn. Bởi thứ nhất, không một người Việt nào có thể được gọi là người tốt mà cảm thấy an lòng, cảm thấy không phẫn nộ khi sống trong xã hội Việt Nam hôm nay; không một người có đầy đủ tư cách đạo đức nào ủng hộ những kẻ chà đạp con người. Không cần trí tuệ cao xa, bất cứ ai có lòng nhân ái, lòng yêu nước đều không sớm thì muộn sẽ nhận rằng rằng chế độ độc tài là vật chướng ngại cho an sinh và sự phồn thịnh của chúng ta. Chính đạo đức chứ không gì khác sẽ góp phần chính vạch ra chiến tuyến giữa một bên là những người yêu nước, yêu chuộng tự do dân chủ và bên kia là chế độ độc tài. Thứ nữa, đối với những người đang đấu tranh trong và ngoài nước, tinh thần đạo đức sẽ là chất keo kết dính họ với nhau dưới ngọn cờ dân chủ tự do bất chấp những khác biệt về quan điểm. Vì khi tinh thần dân chủ kết hợp với đạo đức, mọi toan tính chính trị, mọi đố kỵ ghen ghét, mọi mưu đồ trục lợi cá nhân sẽ nhường chỗ cho tình tự dân tộc, cho sự yêu chuộng công lý và tự do. Tôi thiết nghĩa rằng, không thể dễ dàng để có một chính thể tốt đẹp khi lãnh đạo nó là những kẻ vô đạo đức, mưu mô trục lợi. Vì thế, đạo đức là vũ khí của chúng ta chống độc tài và cũng chính nó mở ra khả năng xây dựng thành công nền dân chủ tự do sau này.
Lâu nay với công việc dạy học ở nhà, tôi đã không ít lần nghĩ ngợi và thấy buồn khi từng lớp học sinh đi qua mỗi năm, tôi nhận thấy lòng nhân ái và tinh thần trách nhiệm của những em lớp mới chẳng bằng lớp cũ- một sự tụt hậu về đạo đức. Trong những câu chuyện của các em, các em nói về những việc đau lòng như thể nó là việc bình thường, với một thái độ rất thờ ơ. Các em đối xử với một người bạn nghèo như kẻ ngoài lề. Các em không giữ được sự lễ phép thường có của trẻ em thời tôi còn bé. Thật lòng, trong góc nhà bé nhỏ của mình, tôi lo lắng cho con đường đi lên của dân tộc.
Nhưng những sự việc đã xảy ra với gia đình tôi hai tháng vừa qua cho tôi cơ hội có một cái nhìn khác. Hôm nay xin kể ra đây một vài câu chuyện mà chúng ngày càng trở nên thưa thớt trong xã hội này. Có một bác buôn bán ở chợ cóc, dành dụm những đồng tiền vất vả, lăn lộn cả ngày ngoài chợ để gởi cho tôi dù bác chỉ biết tôi qua mấy bài viết được in chui ra giấy. Những đồng tiền cũ, nhàu nát, nhưng được gấp phẳng phiu như mảnh đời khó nhọc của bác, như tấm lòng yêu thương chất phác mà bác dành cho tôi. Lại có một bạn gọi điện thoại cho bạn trai tôi phân trần vì hoàn cảnh kinh tế khó khăn không thể giúp nhiều cho tôi và hỏi xem có thể tặng tôi ba chục ngàn bằng cách nạp tiền vào tài khoản di động của tôi được không? Một cụ già sống tận Houston, Mỹ quốc dành tặng tôi 30 đô la. Rồi một tăng sĩ ở Sài Gòn đã tám mươi tuổi, dành tặng tôi hơn một triệu. Rồi những em sinh viên, những nhà giáo nghèo, những cô chú bác tôi chưa từng gặp mặt khác…. Và còn nhiều tấm lòng Người Việt khác ưu ái dành cho gia đình tôi trên khắp thế giới.
Mọi người thấy không? Đó chính là Đạo đức- Đạo đức dũng mãnh vạch ra lập trường đối lập với Nhà cầm quyền bằng hành động ủng hộ Dân chủ, Đạo đức lên án kẻ ác vì chứng kiến sự chà đạp nhân phẩm của họ, Đạo đức yêu thương chia sẻ vì nhìn thấy khổ đau của đồng loại. Tổ quốc sẽ vì có những con người này mà có thể vượt qua mọi kiềm tỏa để vươn lên. Đó là tình yêu thương mà những kẻ thấp cổ bé miệng dành cho nhau lúc hoạn nạn. Đó là hành động minh chứng dân tộc đứng về phía của lẽ phải và đỡ đầu cho Công lý. Đó chính là sức mạnh của chúng ta, là tia lửa hy vọng đang nhen nhóm một ngày nào đó sẽ thắp bừng lên ngọn đuốc canh tân. Đó là những lá phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý ủng hộ xây dựng thể chế Dân chủ tự do. Tôi tin vào chiến thắng cuối cùng của chúng ta khi chúng ta là những kẻ biết thương yêu nhau, những kẻ có chính nghĩa! Chế độ độc tài! Các người sẽ thua không chỉ vì hoàn cảnh thế giới bất lợi cho các người, mà còn bởi đạo đức đang ở phía chúng tôi, những người dân có lương tri và trí tuệ của đất nước này ủng hộ chúng tôi.
Trong những ngày mùa đông lạnh lẽo này, những ngày chờ đợi lệnh cưỡng chế từ Nhà Cầm quyền, gia đình tôi đã có được sự ấm áp trong tình yêu thương và ơn nghĩa của đồng bào. Tôi mừng vui nhưng không kém phần lo lắng vì nghĩ mình chưa làm được gì xứng đáng với tình yêu thương đó. Mùa Giáng sinh đã đến gần. Giáng sinh là mùa của yêu thương, là dịp để gởi đi thông điệp của tình yêu không kể tôn giáo, văn hóa; bởi vì cũng như đạo đức, tình yêu mang tính phổ quát. Xin nhân dịp này, kính chúc quý đồng bào trong nước cũng như hải ngoại một mùa Giáng sinh ấm áp và an lành. Xin cầu nguyện cho một Việt Nam sớm có dân chủ tự do, cho dân tộc Việt Nam thăng tiến cùng thế giới.
Tôi biết rằng khi nói đến đạo đức là nói đến thứ khó nắm bắt và thúc ước. Thế nhưng không phải vì thế mà chúng ta không nhận thức được vai trò to lớn của nó. Nếu chúng ta có thể tốn giấy mực để lý luận về dân chủ, pháp trị, thì không lý nào không thể có những nỗ lực cần thiết để đề cao Đạo đức trong tình hình xã hội Việt Nam ngày nay. Vì thế xin mượn bài biết này như một thông điệp của tinh thần Đạo đức và Tình yêu trong mùa Giáng sinh. Đạo đức và Tình yêu sẽ xóa nhòa bao cuộc chia rẽ, ly tán và tổn thương của dân tộc, sẽ giúp những người yêu nòi giống Việt đoàn kết bên nhau trong cuộc đấu tranh cam go này.
Tam Kỳ ngày 22 tháng 12 năm 2011
Huỳnh Thục Vy
NGUYỄN THỊ NGỌC HẠNH: Một Nữ Anh Thư Kiệt Xuất
Truong Son Le Xuan Nhi
December 22, 2011
http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=BfaRdwN28uU
Ngày 13 tháng 12 năm 2001, trong lúc cả nước Mỹ, cả thế giới đang chuẩn bị đón mừng lễ giáng sinh thì Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và một chiến hữu tên Phạm Anh Cường âm thầm lấy vé máy bay từ Pháp sang San Francisco, nơi tên phó thủ tướng Việt cộng Nguyễn Tấn Dũng đang cư ngụ tại khách sạn Marriot chờ nói chuyện với phái đoàn Hoa Kỳ về việc giao thương giữa hai nước.
Mặc dầu khách sạn được mấy lớp hàng rào cảnh sát và FBI bao phủ, hai người đã lọt vào trong được khách sạn và đến tận văn phòng tên phó thủ tướng Việt cộng. Nữ anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Hạnh liền rút túi lấy chai xăng mang theo ra để tính làm chuyện đã dự định, nhưng chưa kịp làm gì thì cơ quan an ninh đã ụp đến và bắt chị lại. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh liền chỉ tay vào mặt tên Việt cộng rồi hô to: “Đã đảo Cộng Sản. Lịch sử dân tộc sẽ xử tội chúng bây.”
Dĩ nhiên, những ngày tiếp theo là những ngày lao lý nhọc nhằn, một cái giá phải trả cho người chiến sĩ chọn con đường chiến đấu quyết liệt. Sau vài tháng tạm giam, chính quyền Hoa Kỳ khuyên, và đúng hơn, phải dùng danh từ dụ dỗ chị và chiến hữu Cường rằng, nếu hai người chịu nhận tội thì họ sẽ được trả về Pháp liền, không bị phiền lụy gì đến pháp luật cả. Người bạn của Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nhận tội và được trả về Pháp đúng như lời hứa, nhưng nữ anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Hạnh cương quyết nhất định khôngchịu nhận tội. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã chọn con đường của mình đi và quyết đi cho đến cùng. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh muốn dùng tòa án Hoa Kỳ, nơi chị bị truy tố và bị xét xử để biến nó thành một diễn đàn tố cáo tội ác của Cộng Sản Việt Nam. Dù rằng chị biết, chọn lựa như thế là phải chấp nhận ở tù nhiều năm vì luật pháp nước Mỹ không chấp nhận những hành động như thế. Và làm thân phận một người phụ nữ ngọai quốc đến từ Âu Châu, tiếng Anh không rành, văn hóa chưa hiểu được nhiều, những ngày tù tội sẽ là những ngày dài cam khổ. Nhưng nữ anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã quyết định như thế và chị tiếp tục đi theo con đường ấy.
Và quả thật, đúng như những gì chị nghĩ, tại phiên xử, nữ anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã biến thành một phiên xử tố cáo tội ác của Cộng Sản Việt Nam đối với dân tộc Việt Nam. Suốt gần hai tuần lễ, bằng những lời lẽ chân thật nhưng cảm động và tràn đầy phẫn uất, trong vai trò bị cáo, chị đã biến mình thành một một công tố viên đại diện cho dân tộc Việt Nam, cho lương tâm thế giới, dõng dạc tố cáo trước báo chí Hoa Kỳ và thế giới những tội ác của Cộng Sản Việt Nam đã phạm với dân tộc Việt Nam. Qua những lời tố cáo của chị tại tòa án, CSVN đã hiện nguyên hình một lũ ăn cướp bạo tàn, vô liêm sỉ, dã man, tham nhũng và ngu dốt.
Ngày 19-1-03, tòa chung thẩm Liên Bang kết án Nguyễn Thị Ngọc Hạnh 5 năm tù với hai tội danh: “Dự mưu phóng hỏa và chống cự nhân viên công lực.” Trước khi phiên tòa chấm dứt, chị đã được mời lên nói những lời phát biểu cuối cùng trước tòa án. Chính giờ phút này, Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã làm cho nhiều người nhỏ lệ. Một lời phát biểu đáng lý chỉ được phép nói trong vòng dăm ba phút đồng hồ, chỉ Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã được quyền “thuyết giảng” hơn 30 phút. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nói, khẩu khí oai dũng không thua gì Trần Bình Trọng năm nào nói với quân Nguyên:
“Tôi không xin ân huệ gì cho riêng tôi. Tôi chỉ xin bà chánh án quan tâm đến tập tài liệu tố giác tội ác Cộng Sản mà tôi đã trao tận tay bà…Tôi vô tội! Kẻ có tội chính là Hồ chí Minh và đảng CSVN. Hôm nay quý vị có thể nhân danh pháp luật để kết án tôi, đóng đinh tôi, nhưng không thể phủ nhận lòng yêu nước của tôi…Ngày nào tôi còn hơi thở, tôi còn tiếp tục hy sinh tranh đấu cho tự do, dân chủ, nhân quyền của quê hương tôi”.
Nghe những lời nói của người nữ anh hùng, người thư ký đánh máy tốc ký đã khóc sướt mướt cho đến khi đánh máy những lời nói cuối cùng của chị…Chị đã bình thản và chấp nhận 5 năm tù để đổi lấy thời gian hơn nửa tiếng đồng hồ, làm một công tố trạng tố cáo tội ác của Cộng Sản Việt Nam, cho cả dân tộc VN.
Sau đó, Nguyễn Thị Ngọc Hạnh được gởi về thọ hình tại nhà tù liên bang ở California. Nơi đây, chị đã gặp một số tù nhân Việt Nam và ai cũng đem lòng quý mến và thương yêu chị. Bao nhiêu tiền bạc chị nhận được từ bên ngoài, chị chia hết cho những người tù đang ở chung với chị mà chị coi như là những đứa em. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nói:
“Tôi đã từng ở tù nhiều năm ở Việt Nam, sang đến tù Âu Châu, bây giờ tù Mỹ, tôi rất dễ thích hợp với nhà tù. Nơi chốn này, tôi quen rồi nên tôi không cần gì cho tôi cả. Tôi sống như thế nào cũng được, nhưng các em nó còn nhỏ, các em không quen với những khó khăn, không được tiếp tế, tội nghiệp chúng nó lắm.”
Tháng 7 năm 2003, vì lý do sức khỏe, Nguyễn Thị Ngọc Hạnh được đưa về giam giữ ở nhà thương đồng thời là nhà tù duy nhất của chính phủ liên bang ở ngoại ô Dallas tên Carswell. Tại nơi đây, chị liền được những nhân vật chống chộng nổi tiếng của cộng đồng Việt Nam như giáo sư Cao Chánh Cương, nhà báo, nhà văn, nhạc sĩ, chiến sĩ đấu tranh nhiều năm Trương Sĩ Lương, nhà văn nữ Thu Nga, cựu đại tá Võ Văn Ân đến thăm viếng và ủy lạo tinh thần hầu như mỗi tuần lễ. Đặc biệt riêng đại tá Võ Văn Ân, những tháng sau cùng, đại tá đến thăm chị hầu như 2, 3 lần một tuần để an ủi khích lệ và bàn thảo với chị về một sách lược đấu tranh mới…
Cá nhân tôi, đã nghe tên anh hùng NguyễnThị Ngọc Hạnh từ lâu, nhưng chưa hề có dịp được giáp mặt. Sau khi cơn bão Katrina tàn phá thành phố tôi ở, tôi phải lưu vong sang Dallas, tôi liền làm đơn để xin phép đi thăm chị.
Cảm giác lần đầu tiên khi gặp Nguyễn Thị Ngọc Hạnh thật là một cảm giác khó quên được trong đời. Trong hội trường thăm nuôi to lớn của nhà tù liên bang, tôi nhìn thấy một nữ tù nhân dáng người ốm, chiều cao trung bình so với một người Việt Nam trong bộ quần áo tù nhân bước ra. Dáng đi của chị hiên ngang và quả quyết như một nữ tướng, dù rằng đang mặc bộ đồng phục nhà tù, dù rằng đang bước trong nhà tù. Gương mặt chị sáng lạng, cặp mắt bất khuất kiên cường, luôn luôn chiếu sáng ánh lửa hy vọng.
Bắt tay và được giới thiệu với chị, tôi có cảm tình ngay với người phụ nữ anh hùng này. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nói chuyện nhỏ nhẹ, rõ ràng, lý luận sâu sắc. Thỉnh thoảng, không quên chêm vào vài câu pha trò ý nhị, tươi sáng. Tôi ngồi im suốt một buổi sáng để nghe chị nói và âm thầm quan sát và tìm hiểu con người chị. Tôi muốn biết vì sao, hoặc động cơ nào đã thúc đẩy một người phụ nữ Việt Nam hiền lành, một người vợ hiền trong mộtgia đình bình thường của miền Tây Việt Nam, lớn lên từ chốn đồng ruộng thơm hơi lúa, trở thành một chiến sĩ chống cộng hăng say và có thể nói, quyết liệt và táo bạo có thể so sánh ngang hàng với Lý Tống. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã khóc khi nói đến những hình ảnh đau thương của “Anh Lính Cộng Hòa”. Chị khóc một cách tự nhiên và chân thật. Chị coi những anh lính Cộng Hòa như những người anh ruột của mình. Một lần, gặp một anh lính Cộng Hòa trên một chuyến xe lửa trên đường ở tù về, chị đã móc hết tiền trong túi ra cho anh và nhường chỗ chị cho anh ngồi.
Chị đã kể lại những bất công không phải của chị nhưng mà của đồng bào chị đã phải gánh chịu trong chế độ Cộng Sản. Và Nguyễn Thị Ngọc Hạnh cũng kể phớt qua cuộc đời của chị. Cuộc đời của một người Việt Nam mà số ngày tù nhiều hơn số ngày sống tự do ở ngoài đời…
Sau nhiều giờ đồng hồ ngồi nói chuyện, tôi hiểu được lý do nào và động lực nào đã biến người vợ hiền Nguyễn Thị Ngọc Hạnh thành người nữ anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Hạnh của thời đại này. Lý do đó là: Chị không chịu nỗi những bất công và đàn áp của bọn Cộng Sản Việt Nam đang đè xuống trên đầu trên cổ đồng bào chị. Chị không chịu nỗi cảnh chúng nó tàn phá quê hương của chị. Đơn giản như thế thôi. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh tuyên bố rằng chị không chiến đấu cho mình mà cho dân tộc Việt Nam. Chị đã hy sinh cả gia đình, mấy đứa con, chọn con đường tranh đấu, lấy hạnh phúc của dân tộc làm hạnh phúc của mình. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh tuyên bố:
“Tôi sinh ra là người Công Giáo, nhưng bây giờ thì dân tộc Việt Nam là tôn giáo của tôi. Tranh đấu giành lại tự do hạnh phúc cho người Người Việt Nam là ĐẠO, tức là con đường của tôi.”
Và chị nói thêm:
“Sau năm năm ở tù, tôi đã có nhiều thì giờ để học hỏi và suy nghĩ. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều suốt năm năm qua để tìm một con đường để giải phóng dân tộc. Và tôi rất lạc quan, tin tưởng…”
Ngừng một chút, chị ngước mắt nhìn lên bầu trời xanh ở bên ngoài hàng rào trại tù và chậm rãi tuyên bố một câu quan trọng:
“Dù ngày xưa tôi là một người chuyên môn đốt tòa đại sứ Việt cộng, nhưng bây giờ thì tôi đã quyết định từ bỏ con đường bạo lực. Tôi đã tìm ra một phương pháp tranh đấu ôn hòa bất bạo động nhưng sẽ đem lại kết quả. Tôi sẽ không dùng lửa để đốt tòa đại sứ nữa, nhưng tôi sẽ gom lửa của đồng bào, gom lửa của tôi, của anh, của tất cả chúng ta để chúng ta cùng nhau đốt cháy chế độ Cộng Sản…”
Nguyễn Thị Ngọc Hạnh mỉm cười rồi lắc đầu tiếp:
“Tôi đã đốt tòa đại sứ của chúng nó ở Anh và ở Pháp, nhưng tôi không biết rằng mình đốt thì nó sẽ lấy tiền bảo hiểm để xây lại một tòa đại sứ mới hơn, đẹp hơn, lớn hơn xưa. Tôi đã quyết định từ bỏ con đường tranh đấu bạo động như ngày xưa. Lửa của tôi bây giờ sẽ được dùng một cách hữu hiệu hơn.”
Và chị lập lại câu nói mà tôi cho rằng là một câu nói vô cùng quan trọng của một điểm khởi đầu của một cuộc tranh đấu mới:
“Tôi sẽ gom lửa của đồng bào, gom lửa của tôi, của anh, của tất cả chúng ta để chúng ta cùng nhau đốt cháy chế độ Cộng Sản…”
Lần cuối cùng tôi đến thăm chị, Chủ nhật ngày 16 tháng 4 năm 2006, chúng tôi bịn rịn từ giã nhau. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh hỏi tôi về cảm nghĩ của tôi về vấn đề chống Cộng. Tôi thành thực cho chị biết rằng tôi rất bi quan. Tôi thấy rằng chúng ta mỗi ngày một già đi, yếu đi. Tình hình cộng đồng lại ly tán, chia rẽ, đố kỵ. Không đồng ý với nhau thì đâm ra ghét nhau và nếu cần thì không ngần ngại chửi nhau là…Việt cộng.
Trong khi đó, chính quyền Việt cộng mỗi ngày mỗi giàu mỗi mạnh và đặc biệt, những thằng mình muốn trù ẻo cho nó…bị trúng gió mà chết thì chúng nó lại khôngnhững không chết, mà xem hình thì thấy chúng càng ngày càng béo tốt thêm. Nhìn mặt mày chúng nó phè phỡn trên các tờ báo mà tối về nhà buồn…ăn cơm không được.
Nghe như thế Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nghiêm sắc mặt lại và trách tôi liền, không hề có một chút rụt rè dù đây chỉ là lần thứ hai tôi gặp chị:
“Anh không được bi quan như thế. Tôi ở trong tù mà tôi còn nghĩ được sách lược chống chúng nó, anh ở ngoài tự do, có nhiều phương tiện, nhiều cơ hội, tại sao anh lại có những tư tưởng bi quan như thế? Một chiến sĩ chống cộng như anh mà bi quan như thế thì làm sao chúng ta chiến thắng Cộng Sản được?”
Tôi giật mình chưng hửng và ngồi im không biết nói gì, như một người học trò bị thầy giáo quở mắng ở những ngày cònđi học tiểu học. Đại tá Võ Văn Ân nhìn tôi…thương hại.
Chị tiếp tục “giảng” cho tôi một bài thật dài, thật hay. Cuối cùng, chị nói:
“Chúng ta không được bỏ cuộc nửa chừng. Chúng ta phải chiến đấu đến giây phút cuối cùng. Và tôi tin tưởng chắc chắn chúng ta sẽ thành công. Tôi quả quyết như thế. Chế độ bạo tàn phi nhân của Việt cộng sẽ phải bị sụp đổ…”
Tôi nhìn thấy trong những lời chị nói, dường như có những ngọn lửa hừng hực phát ra…Tôi nghi nhận những gì Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nói và cảm thấy những gì chị nhận xét về tôi rất đúng. Lâu nay, phần vì hoàn cảnh cá nhân, phần vì phải tranh sống hằng ngày, phần vì nhìn thấy cộng đồng chia rẽ, tôi như đâm ra thờ ơ với việc tranh đấu. Và tệ nhất, tôi cảm thấy bi quan.
Tôi xin cám ơn anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã thẳng thắn chỉ trích về những nhận định sai lầm của tôi. Sự chỉ trích rất đúng và tôi hứa với chị sẽ cố gắng nhìn lại thời thế để tìm một cái nhìn sáng sủa hơn. Những lời Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nói làm tôi chợt nhớ đến những chiến sĩ quốc gia mà tôi luôn luôn nể phục, những con người đã âm thầm chiến đấu suốt bao nhiêu năm nay và cho đến giờ này vẫn còn một lòng dạ sắt son với tổ quốc, không hề tàn phai dù chỉ một chút: Nơi tôi ở ngày xưa, thành phố NewOrleans, có những người như chiến hữu Lê Hồng Thanh, chiến hữu Trương Minh Đức, Không Quân Vũ Viết Ngữ. Nơi tôi ở bây giờ, thành phố Dallas, có những người chiến sĩ như Trương Sĩ Lương, như đại tá Võ Văn Ân. Xa hơn nữa, tôi nhớ đến những người như anh Huỳnh Lương Thiện ở San Francisco, anh Đào Trường Phúc và chị Nguyệt Ánh ở DC, thằng bạn già tôi, Không Quân Nguyễn Văn Ngà ở Vancouver, và người đàn anh khả kính, trung tá KQ Khưu văn Phát ở DC, Hội trưởng Tổng Hội Không Lực VNCH…
Dĩ nhiên là danh sách còn rất nhiều và nhiều nữa và tôi không nhớ hết được ở đây, chỉ ghi vội lên vài tên, như một lời tạ tội vì đã vắng mặt khá lâu trên con đường tranh đấu, và đồng thời cũng gởi đến những lời khích lệ cùng khen ngợi tấm lòng sắt son đến các anh các chị.
Chúng tôi bịn rịn chia tay nhau và chắc phải một thời gian khá lâu mới được gặp lại. Tuần sau, Nguyễn Thị Ngọc Hạnh sẽ mãn hạn tù và sau đó sẽ được chuyển sang sở di trú trước khi lên đường trở về Pháp.
Trên đường về nhà với đại tá Võ Văn Ân, chúng tôi nói chuyện với nhau và chúng tôi nghĩ rằng nữ anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Hạnh sẽ là ngọn lửa chiến đấu, ngọn lửa hy vọng cuối cùng của chúng ta. Tôi nguyện cầu cho chị có đủ can đảm, tài năng và phương tiện để, như lời chị nói, sẽ gom lửa của chị và của đồng bào đốt cháy chế độ Cộng Sản phi nhân tàn bạo.
Đã từ lâu, cá nhân tôi cũng như nhiều người quốc gia khác, dù không nói ra, nhưng chúng ta luôn luôn âm thầm đi tìmmột ngọn lửa để khôi phục quê hương. Và chúng ta đã nhìn thấy nhiều phong trào, nhiều đoàn thể, nhiều đảng phái nổi lên. Nhưng sau 31 năm, tôi chưa nhìn thấy một niềm hy vọng hoặc một hứa hẹn nào thực tiễn cả. Thậm chí một đoàn thể chínhtrị hoạt động đến giờ này mà còn tồn tại được, số thành viên đi họp còn được 25% so với ngày mới thành lập thì phải được coi như là một đảng phái thành công và có thực lực. Có lẽ cái tật làm ít nói nhiều, lãnh tụ thích đọc diễn văn dài giòng hơn là tích cực dấn thân, lãnh tụ sợ thay đổi, lãnh tụ luôn luôn muốn được bao vây bởi những nịnh thần ngon ngọt của một thời quá vãng, lãnh tụ không dám đối diện với thực tế phũ phàng trước mặt vẫn là một cơn bịnh trầm kha trong các đoàn thể đảng phái của chúng ta. Cộng thêm vào đó, là kẻ thù…thời gian. Càng ngày, chúng ta càng già đi và yếu đi vì chúng.
Đây là lần đầu tiên tôi nhìn thấy một hứa hẹn, một đốm lửa, dù chỉ là một đốm lửa rất nhỏ, rất leo lét được khai sinh và đốt lên từ một người phụ nữ Việt Nam bé nhỏ và có thể nói, chưa được nhiều người biết đến tên như Nguyễn Thị Ngọc Hạnh. Và bản chất của lửa, ai cũng biết, luôn luôn bắt đầu rất bé nhỏ, leo lét, khiêm nhường, yếu đuối, nhiều khi bị gió thổi tắt, nhưng lại bùng lên trở lại nhờ vài ngọn gió nhỏ. Và nếu ta biết đặc tính của lửa thì phải biết sự nguy hiểm của lửa. Cứ nhìn một đám cháy rừng thì biết. Nó thường bắt đầu bằng một ngọn lửa rất nhỏ, rất leo lét, chỉ đốt cháy vài ngọn lá nhỏ nằm trên mặt đất. Nhưng một khi lửa đã bắt lên nhờ những cọng lá nhỏ bé này rồi thì những cây cổ thụ to lớn, cho đến nguyên cả một khu rừng vĩ đại, cho đến cả một tiểu bang rộng vài trăm triệu mẫu tây sẽ bị chìm trong biển lửa chỉ trong vòng vài tuần lễ ngắn ngủi.
Hôm nay, nhân ngày mãn hạn tù của nữ anh hùng Nguyễn Thị Ngọc Hạnh, tôi xin kính cẩn viết lên bài này để giới thiệu Nguyễn Thị Ngọc Hạnh với những đồng hương chưa biết chị. Với những ai đã biết chị, chúng ta hãy cùng nhau chúc mừng chị. Nguyễn Thị Ngọc Hạnh đã hứa với chúng ta rằng chị sẽ dùng hết quãng đời còn lại của chị để đấu tranh cho dân tộc Việt Nam.
Tất cả chúng ta, những người đã biết Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và mới biết chị, chúng ta cần phải tiếp một tay với chị để đốt lên ngọn lửa mà tôi mạo muội gọi rằng ngọn lửa Nguyễn Thị Ngọc Hạnh. Trong tương lai, chị Nguyễn Thị Ngọc Hạnh và những chiến hữu như đại tá Võ Văn Ân, nhóm anh em Bến Cũ và những chiến hữu liên hệ sẽ có những chương trình hoạt động và sẽ thông báo sau.
Chúng ta phải cùng nhau gom lửa chung với Nguyễn Thị Ngọc Hạnh. Với ngọn lửa này, chúng ta sẽ cùng nhau đốt cháy chế độ bạo tàn của Việt cộng như lời Nguyễn Thị Ngọc Hạnh nói…Chúng ta sẽ thắng!
Trường Sơn Lê Xuân Nhị
Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011
MỘT CƠ HỘI ĐỘT PHÁ KHÁC CỦA VIỆT NAM
T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa
Ngành IT, đặc biệt phân khúc ứng dụng phần mềm, cần trí tuệ, sức sáng tạo và sự đam mê hơn là tư bản, kinh nghiệm, hay quan hệ chính trị và thương mại. Ngay cả trí tuệ, những khóa học kỹ thuật truyền dạy từ các trường đại học cũng không quan trọng hơn kỹ năng tự khám phá.
Trong bài viết lần trước về cơ hội đột phá cho nền kinh tế Việt Nam, tôi nói là một chương trình hiện đại hóa của nông nghiệp có thể tạo một lực đẩy mới nhờ lợi thế cạnh tranh thiên nhiênvà kinh nghiệm ngàn năm về canh tác.
Tôi cũng xác định là chánh sách kinh tế hiện tại, đầu tư tiền bạc và ưu đãi lớn lao vào các công nghệ cổ điển chỉ làm thâm thủng thêm cán cân thương mại, tạo nhập siêu và nợ công khủng.
Các hậu quả khác của mô hình kinh tế Trung Quốc mà chúng ta rập khuôn là phải cung ứng nhân công rẻ, chấp nhận ô nhiễm môi trường và gia công sản xuất hàng xuất khẩu giá rẻ...để hấp dẫn các nhà đầu tư FDI nhỏ lẻ. Trải nghiệm 20 năm qua với mô hình này đã gây nên những vấn nạn xã hội và khó khăn ngột ngạt trong đời sống hàng ngày của đại đa số người dân.
Tuy nhiên, ngoài việc phát triển nông nghiệp, một lãnh vực khác mà tôi nghĩ Việt Nam cũng có một vài lợi thế cạnh tranh so với các quốc gia khác ở Đông Nam Á là ngành công nghệ thông tin (IT). Dù đây là một ngành nghề gần như nằm ở một thái cực đối ngược với nông nghiệp nhưng các yếu tố để thành công cho thấy khá thuận lợi với các lợi thế kinh tế của chúng ta.
Trước hết, ngành IT cần một hệ thống hạ tầng như băng tần cáp quang hay vệ tinh rộng lớn, nhưng hạ tầng cho ngành này không tốn kém như một hệ thống xa lộ, cảng biển, đường sắt...khắp nước. Đầu tư vào phần mềm cho một video game như Grand Theft Auto IV tốn khoảng 20 triệu dollars và mất 8 tháng; nhưng đã đem lại một doanh thu hơn 500 triệu dollars trong tuần lễ đầu tiên. Dĩ nhiên, không phải game nào cũng thành công như vậy. Trong khi đó, mẫu xe ô tô bán chạy nhất như Toyota Camry cần 5 năm để thiết kế, một đầu tư khoảng 2 tỷ dollar khắp thế giới, một thương hiệu hàng đầu quốc tế; nhưng lơi nhuận chỉ xấp xỉ với Grand Theft Auto mỗi năm.
Tiếp đến, ngành IT, đặc biệt phân khúc ứng dụng phần mềm, cần trí tuệ, sức sáng tạo và sự đam mê hơn là tư bản, kinh nghiệm, hay quan hệ chính trị và thương mại. Ngay cả trí tuệ, những khóa học kỹ thuật truyền dạy từ các trường đại học cũng không quan trọng hơn kỹ năng tự khám phá. Bill Gates có lần mỉa mai là Steve Jobs thậm chí không biết viết codes để lập chương trình, nhưng Gates quên rằng chính ông ta và Mark Zuckerberg (Facebook) đã bỏ học nửa chừng vì giáo dục từ chương và bằng cấp không giúp gì trong những đột phá của IT.
Đây cũng là lợi điểm quan trọng của Việt Nam khi so sánh với 9 quốc gia khác thuộc ASEAN. Không nước nào có 3 triệu sinh viên đại học hay 4 triệu Việt Kiều khắp thế giới. Tính ham học của người Việt và những khôn khéo rèn luyện từ bao năm khó khăn là những chất xám tạo mũi nhọn. Một thí dụ có thể hơi phiến diện và chủ quan là tại thánh địa của IT, thung lũng Silicon ở California, người Việt chỉ đứng sau người Hoa và người Ấn (trong cộng đồng dân gốc Á Châu) về những thành tựu trong ngành IT thế giới.
Sau cùng, các doanh nhân Việt Nam và thế giới thường than phiền về chi phí "phong bì" trong các hoạt động. Theo một tư liệu tôi đọc được từ Jetro (Nhật), họ ước tính là phí tổn này ở Việt Nam cao hơn Thái Lan hay Mã Lai chừng 6% và Indonesia chừng 3%. Một phát triền thiên về IT sẽ giảm thiểu tệ nạn này. IT không cần nhiều đất nên nạn trưng dụng đất nông dân làm đất công nghiệp sẽ giảm mạnh. Doanh nghiệp IT cũng không phải vận chuyển hàng hóa qua các trạm kiểm hay hải quan; và cũng không cần đến các quota hay giấy phép xuất nhập khẩu và thanh tra kiểm phẩm để "góp phần" vào tệ nạn này .
Quan trọng nhất là nếu kiếm được tiền từ IT, chánh phủ và người dân có thể bớt phá rừng, bán khoáng sản hay đem rác công nghệ về chôn cất dùm cho các láng giềng hữu hảo.
Tuy nhiên, tôi cũng muốn cảnh báo về ba nhươc điểm đáng kể của cơ hội IT trong nền kinh tế Việt Nam. Thứ nhất, IT chỉ có thể phát triển và sáng tạo được trong một tư duy và văn hóa tự do. Điều này có thể là một dị ứng mà chánh phủ và các thế lực bảo thủ của xã hội không thể "sống chung hòa bình" được. Thứ hai, chánh phủ và quốc hội không thể ban hành một nghị quyết là IT phải tăng trưởng theo tốc độ 15% hay gì đó trong 10 năm tới; hay giao cho các doanh nghiệp nhà nước quản lý điều hành. Roi vọt có thể hữu hiệu trong những công việc tay chân; nhưng trí tuệ thì bao giờ cũng là tự nguyện. Thứ ba, sự tôn trọng bản quyền và tài sản trí tuệ là yếu tố mấu chốt của động lực. Yêu nước là một chuyện; nhưng ít người như ông Alan Phan lại đem sản phẩm của mình tặng không cho thiên hạ (xin thú nhận là tôi có bán cũng chẳng ai mua).
Vượt qua ba rào cản này là tạo một môi trường thuận tiện để nền "kinh tế sáng tạo" trở nên hiện thực và đột phá. Tương tự như IT, những ngành nghề có thể tạo doanh thu và lợi nhuận đáng kể cho nền kinh tế là sinh hóa học (biotech), y dược đông và tây, năng lương xanh, phim ảnh và truyền thông v.v...
Những ổ chuột nhan nhản khắp các thành thị vì chánh sách đô thị hóa không kế hoạch cần được dẹp bỏ. Những chương trình đào tạo, giáo dục lỗi thời viết ra từ 100 năm trước cần được thay thế.
Những bộ máy hành chánh nặng nề quan liêu để ban phát quyền lộc cho một thiểu số nhóm lợi ích phải được đổi mới để tạo hiệu quả cho nền kinh tế.
Đây là ba đòi hỏi chính yếu cho nền kinh tế thị trường và tự do dựa trên nông nghiệp hiện đại và mũi nhọn IT. Một đời sống hài hòa trù phú tại nông thôn và một tăng trưởng IT năng động cho các thanh niên thành phố là một giao hợp lý tưởng trong sự phát triển quốc gia.
Với tư duy đột phá mới, chúng ta có thể thành công trên căn bản "sạch và bền vững" và chúng ta có thể đuổi kịp hoặc thậm chí, qua mặt các láng giềng ASEAN về GDP mỗi đầu người; hay tốt hơn, về chất lượng cuộc sống.
Thành công trong mục tiêu này thì Việt Nam có thể tự hào với chính chúng ta mà không cần những khẩu hiệu biểu ngữ nhan nhãn khắp nước nhắc nhở.//
Thứ Ba, 20 tháng 12, 2011
"DIỄN BIẾN HÒA BÌNH" HAY ĐỘT BIẾN?
Một năm chuyển tiếp đầy bất trắc
Chúng ta đều chờ đợi là trong năm 2012 sắp khởi đầu, một số quốc gia dân chủ sẽ có bầu cử. Ai sẽ lãnh đạo Hoa Kỳ, Mexico, Pháp, hay Đài Loan thì chưa ai biết, kể cả các ứng cử viên trong cuộc. Xin chia buồn cùng họ và chung vui với người dân!
Chúng ta cũng chờ đợi là trong năm 2012 này, một số quốc gia độc tài sẽ chọn lãnh đạo mới theo kiểu riêng. Nhưng dù là "bầu cử" tại Nga, Venezuela hay Đại hội đảng Khoá 18 tại Trung Quốc diễn tiến thế nào đi nữa thì Vladimir Putin và Hugo Chavez vẫn làm Tổng thống Nga và Venezuela – trừ phi Hugo Chavez bất ngờ "chuyển sang từ trần" vì chứng bệnh ung thư mà nền y tế của Cuba không cứu được. Qua năm 2013, Tập Cận Bình cũng sẽ là Chủ tịch Trung Quốc. nền dân chủ mới nhiêu khê rắc rối chứ ách độc tài thì đơn giản hơn nhiều!
Còn lại, trong vùng tranh tối tranh sáng của thung lũng sông Nile, xứ Egypt có bầu cử tổng thống hay chăng? Ai sẽ thực sự cầm quyền trong một cơ chế có vẻ dân chủ hơn để chấm dứt chế độ bất thường của "Thượng Hội đồng Quân lực" Ai Cập, chúng ta chưa biết. Bất ngờ cuối năm là ta được biết khá sớm về lãnh đạo của một quốc gia thuộc loại âm u bí hiểm nhất địa cầu.
Đó là Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Triều Tiên, hay Bắc Hàn. Nhân chuyện quốc hiệu, cũng nên rút tỉa ngay một kết luận: xứ nào có cái tên rất dài để dán lên mặt các đức tính cao đẹp nhất thường cũng cho người dân ít tự do và có tỷ lệ tham ô cao nhất. Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc hay Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là những thí dụ nóng hổi!
Ngày 19 Tháng 12, Chính quyền Cộng sản Bắc Hàn loan tin lãnh tụ kính mến Kim Chính Nhật của họ đã từ trần hôm 17 vì "lao lực trong phục vụ tổ quốc", thọ 69 tuổi.
Lập tức mọi người đều chú ý đến "đồng chí anh minh" Kim Chính Ân - con trai út của Chính Nhật và cháu nội của Kim Nhật Thành - là người được cha gắn sao Đại tướng để lên kế vị. Sau lễ quốc táng ngày 28 này, cậu Chính Ân sẽ lên lãnh đạo Bắc Hàn, vào đúng đầu năm 2012, nhân dịp kỷ niệm trăm năm ngày sinh của "Chủ tịch Vĩnh viễn" Kim Nhật Thành.
Nhưng lên lãnh đạo chỉ là một cách nói.
***
Kim Chính Nhật được thân phụ chọn làm người kế vị từ vài chục năm - trước khi Kim Nhật Thành qua đời vào năm 1994 - mà cũng phải mất nhiều năm mới củng cố được quyền lực. Chính Ân – ban đầu có người dịch sai từ tiếng Nhật thành Kim Chính Vân – chỉ được cha bồng lên từ hai năm trước, ở tuổi 26-27 gì đó và chưa hề có một chút công trạng, nên sẽ mất nhiều thời gian hơn.
Rút kinh nghiệm bản thân năm xưa, Chính Nhật đã trì hoãn việc chỉ định thái tử để tránh những vận động và phân hóa nội bộ. Nhưng trong ba người con thì con trai lớn là Kim Chính Nam tràn trề hy vọng, lại còn củng cố được quan hệ với Trung Quốc. Vấn đề kế nhiệm chỉ được đặt ra từ năm 2001 và Chính Nam bị thất sủng vì... ham vui: dùng thẻ thông hành giả qua chơi Dysneyland tại Tokyo và bị Nhật Bản bắt tại phi trường quốc tế Narita vào Tháng Năm năm đó!
Quả là mất mặt nhà cầm đồ....
***
Người ta thường cho rằng các chế độ bạo ngược có hệ thống cai trị thống nhất với quyền lực tập trung trong tay một bạo chúa. Sự thật nó rắc rối hơn vậy.
Kinh nghiệm xa lắc của Tần Thủy Hoàng Đế cho thấy là quanh hai con trai là Phù Tô và Hồ Hợi còn có Lý Tư và Triệu Cao. Khi bạo chúa suy yếu vì bệnh tật thì đấy là lúc các thế lực đen tối ra tay và cả hai con của Hoàng Đế đều chết thảm!
Chính Nhật lâm trọng bệnh từ năm 2008 cho nên các nhóm quyền lực bên trong đã chuẩn bị. Họ là những ai?
Đó là con cháu các lão đồng chí hay liệt sĩ thời cách mạng, là các công thần trong đảng Lao động và Hội nghị Nhân dân Tối cao, là Ủy viên Thường vụ Quốc hội, là tướng lãnh và các nhân vật phụ trách an ninh để bảo vệ chế độ. Và cả những tay chân kinh tài cho lãnh tụ được an hưởng để phục vụ nhân dân và cách mạng. Đấy là một chế độ "quả đầu" - olygarchie - với lãnh tụ tối cao dàn xếp được sự hợp tác của các nhóm quyền lực mà không dám tin vào riêng một nhóm nào.
Việc Chính Nhật từ trần và tổ chức tang lễ được thông báo cho thấy quần thần có chuẩn bị và không bị đột biến. Chính Ân được bế lên ngai, trên vai lấp lánh một nắm sao Đại tướng. Và một người có thể dàn xếp tương quan tạm ổn giữa các phe nhóm trên chính là ông chú họ Trương.
Đó là chuyện "nó lú nhưng chú nó khôn", kiểu Cao Ly.
Sinh năm 1946, Trương Thành Trạch (Jang Song Thaek hay Chang Song-Taek) lấy em gái Kim Chính Nhật là... Tướng Kim Kính Cơ và đã sốt sắng vận động cho Kim Chính Nam đi theo giải pháp cải cách kiểu Trung Quốc, vì vậy mới bị thất sủng sau khi Chính Nam rớt đài. Chẳng những bị thất sủng mà còn bị anh rể cho đi cải tạo mất hai năm, đến 2006 mới lò dò trở lại.
Lý do là Chính Nhật ngại chuyện vận động quyền lực sẽ gây bất ổn và bị ngoại bang khai thác, kể cả Bắc Kinh. Hay Hoa Kỳ khi đó đã mở chiến dịch tấn công Iraq.
Ban đầu, các tướng lãnh cũng e sợ bàn tay Bắc Kinh luồn qua Kim Chính Nam nên muốn phò con trai thứ hai của Chính Nhật là Chính Triết (Jong-Chul). Họ muốn cải thiện quan hệ với Nam Hàn để tìm thêm phương tiện kinh tế hầu bảo vệ chế độ. Nhưng có lẽ cậu bé sinh năm 1981 này lại giống mẹ là một nữ vũ công - cậu bị thân phụ chê là ủy mị. Nhờ đó, cậu út Chính Ân mới có phần.
Khi Kim Chính Nhật lâm bệnh từ năm 2008, mà vợ thứ và mẹ của Chính Triết Chính Ân là nàng Kim Anh Cơ lại mất sớm, em gái là Kim Kính Cơ trực tiếp coi sóc việc nhà và việc nước. Nhờ vậy mà Trương Thành Trạch trở về củng cố lại quyền lực, lên tới vị trí thứ hai trong Quân ủy Trung ương và nay là bậc trưởng thượng đáng tin nhất của Kim Chính Ân. Hai vợ chồng sẽ thủ vai "nhiếp chính", có lẽ với sự ủng hộ của các tướng vì họ biết rõ nhược điểm dễ bảo của cậu Đại tướng còn bụ sữa....
Nhìn trên toàn cảnh, dường như lãnh đạo Bắc Hàn không muốn có đột biến trong lúc này. Bắc Kinh cũng vậy vì đang có trăm chuyện ngổn ngang ở nhà. Hoa Kỳ cũng thế với cuộc bầu cử là ưu tiên trong mọi ưu tiên.
Nhưng người ta vẫn có thể thấy ra chuyện khác.
Trong những năm Kim Chính Nhật phải củng cố quyền lực, Bắc Hàn bị thiên tai và khủng hoảng khiến mấy triệu người chết đói. Vậy mà lãnh đạo tiếp tục tiến hành kế hoạch hạch tâm để bắt bí thiên hạ và còn phổ biến loại võ khí tàn sát này để kiếm tiền bảo vệ chế độ. Dưới vẻ khật khùng như kẻ điên, Chính Nhật là kịch sĩ có hạng và lừa được nhiều quốc gia, kể cả Hoa Kỳ thời Bill Clinton và George W. Bush. Năm ngoái, sau khi đã chọn Chính Ân làm Thái tử, Chính Nhật cũng vẫn khiêu khích Nam Hàn với vụ bắn hạ chiến hạm Thiên An và nã đạn vào đảo Diên Bình!
Vì vậy, loại rủi ro trong buổi giao thời của chế độ âm u này vẫn là điều đáng quan tâm.
Tuy nhiên, lùi lại một chút để thấy ra cục diện chung, ta hiểu rằng lãnh đạo Bắc Hàn – và nhiều xứ độc tài khác – đều biết là phải thay đổi hầu có thể tránh được khủng hoảng. Họ cần thay đổi để bảo vệ chế độ chứ không nhắm vào việc cải thiện đời sống của người dân. Cỗ xe đen ngòm sẽ phải quẹo cua trên hai bánh đã long vì kinh tế sa sút.
Cuộc tranh luận về thay đổi tại Bắc Hàn - và một số thử nghiệm quanh cậu ấm Kim Chính Ân - có thể là cơ hội mà các nước lân bang đều tìm cách khai thác. Hoa Kỳ sẽ không để lỡ cơ hội. Nhưng tiến hành ra sao thì bộ máy an ninh và ngoại giao của xứ này phải lo lấy, chứ không bị nhiễu âm đến mờ mắt của chuyện tranh cử.
Xin hãy chờ xem, để ít ra cũng có một chút hy vọng vào buổi đầu năm!
Thứ Sáu, 16 tháng 12, 2011
CHI TIẾT BỐ QUÂN CỦA MỸ Ở 3 KHU VỰC CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH VỚI TRUNG QUỐC
Mỹ triển khai quân ở nước ngoài: lực lượng quân sự đang dàn trải, khu vực đóng quân đang bổ sung
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố kế hoạch đóng quân vĩnh viễn tại Australia của quân đội Mỹ. Bắt đầu từ năm 2012, quân đội Mỹ sẽ triển khai hơn 2,000 quân ở Australia, trong 5 năm sẽ tăng lên đến 4.500 quân.
Máy bay chiến đấu của Không quân chiến đấu thế hệ thứ 3 như F22 / F35 và tàu sân bay động cơ hạt nhân cũng sẽ thường xuyên ra vào Australia, và dần dần mở rộng hoạt động quân sự tại Australia.
Kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Mỹ triển khai lực lượng lớn trên thế giới. Sau khi Liên Xô sụp đổ, với sự thống trị đơn cực, số quân đồn trú ở nước ngoài của Mỹ đã giảm xuống, nhưng vẫn duy trì một con số đáng kinh ngạc.
Gần đây, quân đội Mỹ đồn trú ở nước ngoài được điều chuyển liên tục, thu hút sự chú ý của dư luận.
Đóng quân truyền thống: 3 khu vực chiến lược lớn đều chốt giữ nơi hiểm yếu
Về truyền thống, quân đồn trú Mỹ ở nước ngoài chủ yếu có 3 khu vực chiến lược lớn: Thứ nhất là khu vực chiến lược châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông. Thứ hai là khu vực chiến lược Đông Á, Thái Bình Dương. Thứ ba là khu vực chiến lược Nam, Bắc Mỹ.
Tuần trước, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã công bố kế hoạch đóng quân vĩnh viễn tại Australia của quân đội Mỹ. Bắt đầu từ năm 2012, quân đội Mỹ sẽ triển khai hơn 2,000 quân ở Australia, trong 5 năm sẽ tăng lên đến 4.500 quân.
Máy bay chiến đấu của Không quân chiến đấu thế hệ thứ 3 như F22 / F35 và tàu sân bay động cơ hạt nhân cũng sẽ thường xuyên ra vào Australia, và dần dần mở rộng hoạt động quân sự tại Australia.
Kể từ sau khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Mỹ triển khai lực lượng lớn trên thế giới. Sau khi Liên Xô sụp đổ, với sự thống trị đơn cực, số quân đồn trú ở nước ngoài của Mỹ đã giảm xuống, nhưng vẫn duy trì một con số đáng kinh ngạc.
Gần đây, quân đội Mỹ đồn trú ở nước ngoài được điều chuyển liên tục, thu hút sự chú ý của dư luận.
Đóng quân truyền thống: 3 khu vực chiến lược lớn đều chốt giữ nơi hiểm yếu
Về truyền thống, quân đồn trú Mỹ ở nước ngoài chủ yếu có 3 khu vực chiến lược lớn: Thứ nhất là khu vực chiến lược châu Âu, Bắc Phi, Trung Đông. Thứ hai là khu vực chiến lược Đông Á, Thái Bình Dương. Thứ ba là khu vực chiến lược Nam, Bắc Mỹ.
Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011
CHIẾN TRANH BIỂN ĐÔNG LÀ KHÔNG TRÁNH KHỎI?
15/12/2011
Đặng Khương chuyển ngữ
John C.K. Daly
Nguồn: Oilprice
Nếu Trung Quốc thực sự không chuẩn bị cho cuộc xung đột trong vùng Biển Đông liên quan đến các quần đảo đang tranh chấp và các nguồn tài nguyên ngoài khơi – từ cá biển cho đến khi đốt – thì cần phải xem xét lại các tuyên bố vào ngày 6 tháng Mười hai của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào tại Ủy ban Quân sự Trung ương, và báo Tân Hoa Xã đã tường thuật các chi tiết này. Ông Hồ Cẩm Đào nói rằng hải quân Trung Quốc nên “chuẩn bị toàn diện cho chiến tranh”, và thêm rằng hải quân “nên đẩy nhanh các thay đổi và hiện đại hóa một cách mạnh mẽ, và chuẩn bị mở rộng quân sự để có thể đóng góp lớn hơn trong công cuộc bảo vệ an ninh quốc gia. Nghiên cứu chính của chúng ta phải chặt chẽ hướng theo các chủ đề nồng cốt là quốc phòng và xây dựng quân đội. “
Có phải là Bắc Kinh bắt đầu triển khai hải quân chống lại các quốc gia Đông Nam Á khác đang có tranh chấp chủ quyền ở vùng Biển Đông?
Các tàu ngầm mang đầu đạn hạt nhân của Hải quân Trung Quốc khiêu khích tại Biển Đông. Ảnh: WorldTribune
Vấn đề đặt ra là các quần đảo Trường Sa với khoảng 750 hải đảo – gồm cả các đảo lớn nhỏ, các đảo san hô và các rạn đá ngầm – trong đó Trung Quốc cùng với Philippines, Đài Loan, Việt Nam, Malaysia và Brunei, đều tuyên bố có chủ quyền. Trong khi quần đảo Trường Sa không có thổ dân sinh sống, khoảng 45 quần đảo đã được chiếm đóng bởi Việt Nam, các lực lượng của Trung Quốc, Đài Loan, Malaysia và Philippines, và điều này khó có thể tiến tới một hiệp ước thực sự hòa hợp.
Thứ Tư, 14 tháng 12, 2011
MƯỜI NĂM SAU KHI GIA NHẬP WTO, TRUNG QUỐC HẠ GIỌNG...
Nguyễn Xuân Nghĩa
* Công an trên rừng đĩa lậu - Ảnh AP *
Ngày 11 Tháng 12 năm 2001, Trung Quốc trở thành hội viên thứ 143 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Ngày 27 tháng 12, Tổng thống George W. Bush chấp nhận cho Trung Quốc quy chế "mậu dịch bình thường và thường trực" PNTR. Quyết định ấy là điều kiện then chốt cho Trung Quốc hội nhập vào thị trường toàn cầu, sau khi Bắc Kinh cam kết tôn trọng quy định của WTO.
Mười năm sau, không riêng Hoa Kỳ mà nhiều quốc gia khác cùng bày tỏ sự hoài nghi về lời cam kết. Chủ Nhật vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 10 năm của biến cố này, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói đến việc mở rộng thị trường Trung Quốc cho các nước. Một giai điệu quen thuộc, đã trở thành điệp khúc từ 10 năm nay...
Thiện chí thật hay vì đòi hỏi khách quan từ bên trong?
***
* Công an trên rừng đĩa lậu - Ảnh AP *
Ngày 11 Tháng 12 năm 2001, Trung Quốc trở thành hội viên thứ 143 của Tổ chức Thương mại Thế giới WTO. Ngày 27 tháng 12, Tổng thống George W. Bush chấp nhận cho Trung Quốc quy chế "mậu dịch bình thường và thường trực" PNTR. Quyết định ấy là điều kiện then chốt cho Trung Quốc hội nhập vào thị trường toàn cầu, sau khi Bắc Kinh cam kết tôn trọng quy định của WTO.
Mười năm sau, không riêng Hoa Kỳ mà nhiều quốc gia khác cùng bày tỏ sự hoài nghi về lời cam kết. Chủ Nhật vừa qua, nhân dịp kỷ niệm 10 năm của biến cố này, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nói đến việc mở rộng thị trường Trung Quốc cho các nước. Một giai điệu quen thuộc, đã trở thành điệp khúc từ 10 năm nay...
Thiện chí thật hay vì đòi hỏi khách quan từ bên trong?
***
Thứ Ba, 13 tháng 12, 2011
SỰ PHÂN BIỆT VÀ BÌNH ĐẲNG NAM NỮ - VAI TRÒ NỮ GIỚI TRONG CÔNG CUỘC PHÁT TRIỂN KINH TẾ TOÀN CẦU
Tran Thuy-Khue
December 13, 20110
(KÈM NGUYÊN TÁC ANH NGỮ)
Thuy-Khue Tran
Bản dịch của Tiêu Duy Anh
Lời Tòa Soạn. Bản nghiên cứu đề tài trên đây do VITAL VOICES – Global Partnership, một tổ chức phi chính phủ (Non Government Organization – NGO) đề xướng vào dịp Hè 2011. Có 2000 Sinh Viên các trường đại học tại Hoa Kỳ gởi bài dự thi. Trong phần sơ khảo, bài viết của năm (5) Sinh viên được chọn trao Giải thưởng “Discover Prize” 2011 bằng hiện kim, vé máy bay và khách sạn. Lễ trao giải Sơ Khảo đã được tổ chức vào tuần lễ đầu tháng 11/ 2011 tại thành phố Chicago.
Để chọn giải chung khảo, năm tiểu luận trúng giải nói trên được trao cho các vị Đại sứ của năm nước nhân dịp lễ nhậm chức tân Tổng thống Chile đọc và cho điểm. Kết quả, bài tiểu luận của Thụy-Khuê, 19 tuổi, SV năm thứ hai ngành Kinh Tế Tài Chánh tại Đại học University of Chicago được điểm cao nhất trong số hai ngàn bài dự thi. Lễ phát giải thưởng “Annual Global Leadership Award” này sẽ được tổ chức vào ngày 6 tháng 6 -2012 tại Trung Tâm Trưng bày Nghệ Thuật John F. Kennedy , Washington D.C. có sự tham dự của nữ Ngoại Trưởng Hillary Clinton cùng một số nữ chính khách Hoa Kỳ và các nước.
Tạp chí Nguồn Xin cống hiến bạn đọc bài tiểu luận đã được dịch giả Tiêu Duy Anh chuyển ngữ sang tiếng Việt.
Thuy-Khue Tran
Thứ Hai, 12 tháng 12, 2011
BIẾT RỒI....KHỔ LẮM...NÓI MÃI
By AlanPhan
Trong đời sống thường nhật, có không ít người thích đem cái quá khứ vàng son (chứa rất nhiều hoang tưởng) để che đậy những yếu kém và thất bại hiện tại. Cái tôi của họ quá lớn để chịu đựng bất cứ một lời phê bình hay chê bai nào, dù vô tình hay nhỏ nhặt.
Dân gian có câu “biết rồi, khổ lắm, nói mãi…” để chọc quê những nhân vật thích nói…. và nói, dù rằng câu chuyện của họ chỉ là một sự lặp đi lặp lại những gì mọi người đã chán chê. Trong cuộc sống gia đình, các bà vợ lắm mồm và các bậc cha mẹ độc tài quyết đoán là những tác nhân thường xuyên cho hiện tượng này.
Bệnh sĩ diện “hão”
Không riêng ở Việt Nam, đây là một vấn nạn phổ thông cho các ông chồng khắp thế giới. Một người Mỹ than phiền với bạn, cả 50 năm nay, anh ta không nói một lời nào với vợ. Anh bạn hỏi lý do và anh ta đáp, “Tôi không dám ngắt lời bà ta”. Nhưng người già thì đỡ hơn, họ phải đeo máy trợ thính và chỉ cần lén tắt máy là lỗ tai được sống yên ổn.
Thứ Sáu, 9 tháng 12, 2011
TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN
Giới thiệu về Ngày Quốc tế Nhân quyền
Đỗ Đăng Khoa tổng hợp và chuyển ngữ
Nguồn: United Nations
Bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (Universal Declaration of Human Rights) được thông qua ngày 10 tháng 12, năm 1948. Kể từ đó, ngày này đã được đánh dấu là Ngày Nhân quyền trên toàn thế giới. Ủy ban Cao ủy Nhân quyền là đại diện chính thức của Liên hợp Quốc, và Văn phòng đã đóng một vai trò quan trọng trong việc phối hợp các nỗ lực cho việc thực hiện Ngày Nhân quyền hàng năm.
Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền: báo cáo quan trọng nhất về các quyền và tự do của tất cả mọi người
Bản Tuyên ngôn được thông qua bởi Đại hội đồng Liên hợp Quốc vào năm 1948, bao gồm lời nói đầu và 30 điều khoản, đặt ra một loạt các quyền cơ bản về con người và quyền tự do mà tất cả đàn ông và phụ nữ, ở khắp mọi nơi trên thế giới, được hưởng và không phân biệt nhau.
Bản Tuyên ngôn này đã được soạn thảo bởi đại diện của tất cả các khu vực và mang tính pháp lý truyền thống. Theo thời gian, bản Tuyên ngôn này đã được chấp nhận như một hợp đồng giữa các chính phủ và nhân dân của họ. Hầu như tất cả các nước đều chấp nhận bản Tuyên ngôn này. Bản Tuyên ngôn cũng đã phục vụ như một nền tảng trong hệ thống mở rộng nhằm bảo vệ quyền con người mà cho đến ngày hôm nay vẫn tiếp tục tập trung vào các nhóm dễ bị tổn thương như những người tàn tật, người dân bản địa và các nhóm lao động nhập cư.
Bản Tuyên ngôn phổ quát nhất thế giới
Văn phòng Cao ủy Nhân quyền đã được trao kỷ lục thế giới (Guinness World Record) vì đã thu thập, dịch và phổ biến bản Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền sang 380 ngôn ngữ và tiếng địa phương khác nhau: từ Abkhazia để Zulu. Bản Tuyên ngôn là tài liệu được dịch ra nhiều thứ tiếng nhất – quả thật vậy, và đã trở thành bản Tuyên ngôn “phổ quát” nhất trên thế giới.
Năm nay, hàng triệu người quyết định đã đến lúc họ cần phải đòi lại các quyền lợi của họ. Họ đã xuống đường và yêu cầu thay đổi. Nhiều người đã tìm thấy tiếng nói của họ bằng cách sử dụng internet và tin nhắn để gửi thông tin, truyền cảm hứng và vận động ủng hộ nhằm tìm kiếm các quyền con người cơ bản vốn thuộc về họ. Phương tiện truyền thông xã hội đã giúp các nhà hoạt động tổ chức các cuộc biểu tình ôn hòa ở các thành phố trên toàn cầu – từ Tunis đến Madrid, từ Cairo đến New York, trong đó có cả những thời điểm phải đối mặt với bạo lực.
Nhân quyền đều ngang nhau đối với mỗi người chúng ta và gắn kết chúng ta với nhau như một cộng đồng toàn cầu với những lý tưởng và giá trị như nhau. Là một cộng đồng toàn cầu, tất cả chúng ta chia sẻ một ngày chung giống nhau: Ngày Nhân quyền 10 tháng Mười hai, khi chúng ta nhớ lại cách đây 63 năm bản Tuyên ngôn Nhân quyền đã chính thức ra đời.
Trong Ngày Nhân quyền năm 2011, chúng ta bày tỏ lòng tôn kính đến với tất cả những người bảo vệ nhân quyền và yêu cầu mọi người hãy cùng tham gia phong trào nhân quyền toàn cầu.
TUYÊN NGÔN QUỐC TẾ NHÂN QUYỀN
LỜI MỞ ĐẦU
Xét rằng việc thừa nhận phẩm giá bẩm sinh và những quyền bình đẳng bất khả chuyển nhượng của tất cả các phần tử trong đại gia đình nhân loại là nền tảng của tự do, công lý và hoà bình thế giới,
Xét rằng việc coi thường và khinh miệt nhân quyền đã đưa tới những hành động dã man làm phẫn nộ lương tâm nhân loại, và việc đạt tới một thế giới trong đó mọi người được tự do ngôn luận và tự do tín ngưỡng, đượïc giải thoát khỏi sự sợ hãi và khốn cùng, được tuyên xưng là nguyện vọng cao cả nhất của con người,
Xét rằng điều cốt yếu là nhân quyền phải được một chế độ pháp trị bảo vệ để con người khỏi bị dồn vào thế cùng, phải nổi dậy chống áp bức và bạo quyền,
Xét rằng điều cốt yếu là phải phát triển những tương quan hữu nghị giữa các quốc gia,
Xét rằng, trong Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, các dân tộc đã tái xác nhận niềm tin vào những nhân quyền căn bản, vào phẩm cách và giá trị của con người, vào quyền bình đẳng nam nữ, cùng quyết tâm thúc đẩy tiến bộ xã hội và nâng cao mức sống trong một môi trường tự do hơn,
Xét rằng các quốc gia hội viên đã cam kết hợp tác với Liên Hiệp Quốc để phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và những quyền tự do căn bản,
Xét rằng một quan niệm chung về tự do và nhân quyền là điều tối quan trọng để thực hiện trọn vẹn cam kết ấy.
Vì vậy, ĐẠI HỘI ĐỒNG LIÊN HIỆP QUỐC Công bố bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền này như một tiêu chuẩn thực hiện chung cho tất cả các dân tộc và quốc gia, sao cho mỗi cá nhân và đoàn thể xã hội luôn nhớ tới bản tuyên ngôn này, nỗ lực phát huy sự tôn trọng các quyền tự do này bằng học vấn và giáo dục, và bằng những biện pháp lũy tiến trên bình diện quốc gia và quốc tế, bảo đảm sự thừa nhận và thực thi trên toàn cầu các quyền tự do này cho các dân tộc thuộc các quốc gia hội viên hay thuộc các lãnh thỗ bị giám hộ.
Điều 1: Mọi người sinh ra tự do và bình đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lý trí và lương tri, và phải đối xử với nhau trong tình bác ái.
Điều 2: Ai cũng được hưởng những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này không phân biệt đối xử vì bất cứ lý do nào, như chủng tộc, màu da, nam nữ, ngôn ngữ, tôn giáo, chính kiến hay quan niệm, nguồn gốc dân tộc hay xã hội, tài sản, dòng dõi hay bất cứ thân trạng nào khác. Ngoài ra không được phân biệt về quy chế chính trị, pháp lý hay quốc tế của quốc gia hay lãnh thổ mà người đó trực thuộc, dù là nước độc lập, bị giám hộ, mất chủ quyền hay bị hạn chế chủ quyền.
Điều 3: Ai cũng có quyền được sống, tự do, và an toàn thân thể.
Điều 4: Không ai có thể bị bắt làm nô lệ hay nô dịch; chế độ nô lệ và sự mua bán nô lệ dưới mọi hình thức đều bị cấm chỉ.
Điều 5: Không ai có thể bị tra tấn hay bị những hình phạt hoặc những đối xử tàn ác, vô nhân đạo, làm hạ thấp nhân phẩm.
Điều 6: Ai cũng có quyền được công nhận là con người trước pháp luật bất cứ tại đâu.
Điều 7: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật và được pháp luật bảo vệ bình đẳng không kỳ thị. Mọi người đều được bảo vệ chống lại mọi kỳ thị hay xúi giục kỳ thị trái với Tuyên Ngôn này.
Điều 8: Ai cũng có quyền yêu cầu tòa án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận.
Điều 9: Không ai có thể bị bắt giữ, giam cầm hay lưu đầy một cách độc đoán.
Điều 10: Ai cũng có quyền, trên căn bản hoàn toàn bình đẳng, được một toà án độc lập và vô tư xét xử một cách công khai và công bằng để phán xử về những quyền lợi và nghiã vụ của mình, hay về những tội trạng hình sự mà mình bị cáo buộc.
Điều 11: 1. Bị cáo về một tội hình sự được suy đoán là vô tội cho đến khi có đủ bằng chứng phạm pháp trong một phiên xử công khai với đầy đủ bảo đảm cần thiết cho quyền biện hộ. 2. Không ai có thể bị kết án về một tội hình sự do những điều mình đã làm hay không làm, nếu những điều ấy không cấu thành tội hình sự chiếu theo luật pháp quốc gia hay luật pháp quốc tế hiện hành; mà cũng không bị tuyên phạt một hình phạt nặng hơn hình phạt được áp dụng trong thời gian phạm pháp.
Điều 12: Không ai có thể bị xâm phạm một cách độc đoán vào đời tư, gia đình, nhà ở, thư tín, hay bị xúc phạm đến danh dự hay thanh danh. Ai cũng có quyền được luật pháp bảo vệ chống lại những xâm phạm ấy. Điều
13: 1. Ai cũng có quyền tự do đi lại và cư trú trong quản hạt quốc gia. 2. Ai cũng có quyền rời khỏi bất cứ quốc gia nào, kể cả quốc gia của mình, và có quyền hồi hương.
Điều 14: 1. Khi bị đàn áp, ai cũng có quyền tìm nơi tị nạn và được hưởng quyền tị nạn tại các quốc gia khác. 2. Quyền này không được viện dẫn trong trường hợp sự truy tố thực sự chỉ căn cứ vào những tội trạng không có tính cách chính trị hay vào những hành động trái với mục đích và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.
Điều 15: 1. Ai cũng có quyền có quốc tịch. 2. Không ai có thể bị tước quốc tịch hay tước quyền thay đổi quốc tịch một cách độc đoán.
Điều 16: 1. Đến tuổi thành hôn, thanh niên nam nữ có quyền kết hôn và lập gia đình mà không bị ngăn cấm vì lý do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Họ có quyền bình đẳng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú cũng như khi ly hôn. 2. Hôn thú chỉ có giá trị nếu có sự thuận tình hoàn toàn tự do của những người kết hôn. 3. Gia đình là đơn vị tự nhiên và căn bản của xã hội, và phải được xã hội và quốc gia bảo vệ.
Điều 17: 1. Ai cũng có quyền sở hữu, hoặc riêng tư hoặc hùn hiệp với người khác. 2. Không ai có thể bị tước đoạt tài sản một cách độc đoán.
Điều 18: Ai cũng có quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn giáo; quyền này bao gồm cả quyền tự do thay đổi tôn giáo hay tín ngưỡng và quyền tự do biểu thị tôn giáo hay tín ngưỡng qua sự giảng dạy, hành đạo, thờ phụng và nghi lễ, hoặc riêng mình hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà riêng.
Điều 19: Ai cũng có quyền tự do quan niệm và tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền không bị ai can thiệp vì những quan niệm của mình, và quyền tìm kiếm, tiếp nhận cùng phổ biến tin tức và ý kiến bằng mọi phương tiện truyền thông không kể biên giới quốc gia.
Điều 20: 1. Ai cũng có quyền tự do hội họp và lập hội có tính cách hoà bình. 2. Không ai bị bắt buộc phải gia nhập một hội đoàn.
Điều 21: 1. Ai cũng có quyền tham gia chính quyền của quốc gia mình, hoặc trực tiếp hoặc qua các đại biểu do mình tự do lựa chọn. 2. Ai cũng có quyền bình đẳng tham gia công vụ trong nước. 3. Ý nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia; ý nguyện này phải được biểu lộ qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo phương thức phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tự.
Điều 22: Với tư cách là một thành viên của xã hội, ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội, cũng như có quyền đòi được hưởng những quyền kinh tế, xã hội và văn hoá cần thiết cho nhân phẩm và sự tự do phát huy cá tính của mình, nhờ những nỗ lực quốc gia, sự hợp tác quốc tế, và theo cách tổ chức cùng tài nguyên của quốc gia.
Điều 23: 1. Ai cũng có quyền được làm việc, được tự do lựa chọn việc làm, được hưởng những điều kiện làm việc công bằng và thuận lợi và được bảo vệ chống thất nghiệp. 2. Cùng làm việc ngang nhau, mọi người được trả lương ngang nhau, không phân biệt đối xử. 3. Người làm việc được trả lương tương xứng và công bằng, đủ để bảo đảm cho bản thân và gia đình một đời sống xứng đáng với nhân phẩm, và nếu cần, sẽ được bổ sung bằng những biện pháp bảo trợ xã hội khác. 4. Ai cũng có quyền thành lập nghiệp đoàn hay gia nhập nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình.
Điều 24: Ai cũng có quyền nghỉ ngơi và giải trí, được hưởng sự hạn định hợp lý số giờ làm việc và những ngày nghĩ định kỳ có trả lương.
Điều 25: 1. Ai cũng có quyền được hưởng một mức sống khả quan về phương diện sức khỏe và an lạc cho bản thân và gia đình kể cả thức ăn, quần áo, nhà ở, y tế và những dịch vụ cần thiết; ai cũng có quyền được hưởng an sinh xã hội trong trường hợp thất nghiệp, đau ốm, tật nguyền, góa bụa, già yếu, hay thiếu phương kế sinh nhai do những hoàn cảnh ngoài ý muốn. 2. Sản phụ và trẻ em được đặc biệt săn sóc và giúp đỡ. Tất cả các con, dầu là chính thức hay ngoại hôn, đều được hưởng bảo trợ xã hội như nhau.
Điều 26: 1. Ai cũng có quyền được hưởng giáo dục. Giáo dục phải được miễn phí ít nhất ở cấp sơ đẳng và căn bản. Giáo dục sơ đẳng có tính cách cưỡng bách. Giáo dục kỹ thuật và chuyên nghiệp phải được phổ cập. Giáo dục cao đẳng phải được phổ cập cho mọi sinh viên trên căn bản bình đẳng, lấy thành tích làm tiêu chuẩn. 2. Giáo dục phải nhằm phát huy đầy đủ nhân cách, tăng cường sự tôn trọng nhân quyền và những quyền tự do căn bản; phải đề cao sự thông cảm, bao dung và hữu nghị giữa các quốc gia, các cộng đồng sắc tộc hay tôn giáo, đồng thời yểm trợ những hoạt động của Liên Hiệp Quốc trong việc duy trì hoà bình. 3. Cha mẹ có quyền ưu tiên lựa chọn giáo dục cho các con.
Điều 27: 1. Ai cũng có quyền tự do tham gia vào đời sống văn hoá của cộng đồng, thưởng ngoạn nghệ thuật, được hưởng các tiến bộ khoa học và lợi ích của những tiến bộ ấy. 2. Ai cũng được bảo vệ bởi những quyền lợi tinh thần và vật chất phát sinh từ những sản phẩm khoa học, văn học hay nghệ thuật của mình.
Điều 28: Ai cũng có quyền được hưởng một trật tự xã hội và trật tự quốc tế trong đó những quyền tự do ghi trong bản Tuyên Ngôn này có thể được thực hiện đầy đủ.
Điều 29: 1. Ai cũng có nghiã vụ đối với cộng đồng trong đó nhân cách của mình có thể được phát triển một cách tự do và đầy đủ. 2. Trong khi hành xử những quyền tự do của mình, ai cũng phải chịu những giới hạn do luật pháp đặt ra ngõ hầu những quyền tự do của người khác cũng được thừa nhận và tôn trọng, những đòi hỏi chính đáng về đạo lý, trật tự công cộng và an lạc chung trong một xã hội dân chủ cũng được thỏa mãn. 3. Trong mọi trường hợp, những quyền tự do này không thể hành xử trái với những mục tiêu và tôn chỉ của Liên Hiệp Quốc.
Điều 30: Không một điều khoản nào trong Tuyên Ngôn này có thể giải thích để cho phép một quốc gia, một đoàn thể, hay một cá nhân nào được quyền hoạt động hay làm những hành vi nhằm tiêu hủy những quyền tự do liệt kê trong Tuyên Ngôn này.
Thứ Năm, 8 tháng 12, 2011
LÊ HIẾU ĐẰNG VÀ ĐỀ NGHỊ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP 1992
Đỗ Thái Nhiên
Tin từ BBC cho biết: ngày 30/11/2011, tại Saigon trong cuộc hội thảo về “ Tổng kết việc thực hiện và kiến nghị sửa đổi hiến pháp”, ông Lê Hiếu Đằng đã đọc một bài tham luận có tựa đề: “ Góp ý về sửa đổi hiến pháp 1992”. Mở đầu bài tham luận vừa kể là phần “Cách đặt vấn đề”, Lê Hiếu Đằng viết:
“Muốn sửa đổi hiến pháp một cách triệt để và toàn diện thì trước hết cần phải xác định Việt Nam đang ở trong giai đoạn nào, thực trạng kinh tế-xã hội ra sao, trên cơ sở đó xem xét lại các điều khoản trong hiến pháp 1992 cho phù hợp.
Thứ Tư, 7 tháng 12, 2011
RƠI VÀO VÁN BÀI NƯỚC LỚN, VIỆT NAM LỠ BƯỚC
Tác giả: Huỳnh Phan (thực hiện)
Việt nam đã đi gần đến nơi, nhưng câu chuyện chiến lược đã cản trở. Việt Nam đã tình cờ rơi vào ván bài chiến lược của các nước lớn, và lại là một con bài chẳng mấy quan trọng, có thể bị "dập" bất cứ lúc nào.
LTS: Có thể nói trong quá trình bình thường hoá và phát triển quan hệ Việt - Mỹ gần 4 thập kỷ qua, ông Lê Văn Bàng là người chứng kiến và tham gia ở các mức độ khác nhau hầu như từ đầu tới cuối.
Từ một chuyên viên theo dõi tình hình thực hiện Hiệp định Paris, theo dõi báo chí và dư luận Mỹ để báo cáo cho lãnh đạo Bộ Ngoại giao và Bộ Chính trị, đến vị trí phụ trách quan hệ của Vụ Bắc Mỹ.
Từ một trưởng phòng liên lạc, đại biện lâm thời, rồi trở thành đại sứ Việt Nam đầu tiên tại Mỹ.
Thôi chức thứ trưởng ngoại giao vào đầu năm 2008, ông lại tham gia dự án KX03 về chính sách đối ngoại của Đảng, trong đó phần của ông là quan hệ song phương Việt - Mỹ trong các mối tương quan song phương và đa phương khác.
Kể từ tháng 4. 2011, ở tuổi 64, ông lại tham gia vào một chương trình khác liên quan đến hai quốc gia nhiều duyên nợ này - dự án bệnh viện Việt - Mỹ.
Tuần Việt Nam xin giới thiệu của trao đổi với cựu Thứ trưởng Ngoại giao Lê Văn Bàng về những dấu mốc trong tiến trình bình thường hoá quan hệ Việt - Mỹ, với cả những nỗ lực xích lại gần nhau và những hiểu lầm, những bước tiến và bước hụt, trong những bối cảnh lợi ích của hai bên tham gia tiến trình này bị tác động, chi phối bởi những lợi ích trong những mối quan hệ khác.
Thứ Ba, 6 tháng 12, 2011
VIỆT NAM SẼ SỚM CÓ NHÀ MÁY PHÁT ĐIỆN BẰNG SỨC GIÓ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
Đặng Khương chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Mike Ives, Earth Island Journal
Hà Nội – Một công ty Việt Nam đang xây dựng nhà máy phát điện bằng sức gió đầu tiên ở vùng đồng bằng sông Cửu Long, với sự hỗ trợ kỹ thuật năng lượng khổng lồ của tập đoàn General Electric (GE).
GE đã công bố kế hoạch xây dựng một nhà máy gồm mười tuốc-bin gió vào tháng Bảy, và phát ngôn viên Adeline Teo của GE cho biết thứ sáu tuần trước (ngày 18 tháng 11) rằng dự án đang được tiến hành. Aleline nói với Earth Island Journal rằng cô không có chi tiết cụ thể khi nào các tuốc-bin gió này đi vào hoạt động.
Các công ty Mỹ cho biết các dự án này nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 125 dặm (~200 km) về hướng nam, sẽ sản xuất khoảng 16 MW điện. Công ty còn cho biết rằng các nhà phát triển địa phương cũng có kế hoạch xây dựng thêm các tuốc-bin gió trong tương lai nhằm nâng tổng số điện lên đến 120 MW.
Tổng công suất điện của Việt Nam ở mức khoảng 13.500 MW, với khoảng 1/3 đến từ thủy điện và một phần ba từ các nguồn năng lượng tự nhiên. GE cho biết dự án mới này sẽ giúp Việt Nam “giải quyết” tình trạng thiếu điện trong nhiều năm.
Nhà máy này cũng sẽ giúp Việt Nam chuyển hướng tới các mục tiêu tăng công suất năng lượng gió lên đến 1.000 MW vào năm 2020 và 6.200 MW vào năm 2030. (Công suất năng lượng gió của Mỹ hiện nay hơn 42.000 MW). Vì vậy, đến nay các dự án điện gió rất nhỏ, chỉ với 20 tuốc-bin với khoảng 30 MW điện trong tổng số MW điện của Việt Nam.
Ron Steenbergen, một nhà phát triển năng lượng tái tạo có trụ sở ở Úc chuyên làm việc trong một số quốc gia khu vực châu Á-Thái Bình Dương, nói rằng mặc dù kế hoạch năng lượng điện gió của Việt Nam nghe có vẻ tốt đẹp, nhưng các lãnh đạo Cộng sản “sẽ không làm theo thông qua các chi tiết” này. Chế độ quan liêu thường không “minh bạch” hay “phù hợp”, ông nói thêm, và đứng trên quan điểm kinh doanh, thì giá cả năng lượng tái tạo trong nước hiện nay đối với các dự án như máy phát điện tuốc-bin gió hay các loại khí sinh học vẫn chưa khả thi.
Steenbergen nói rằng Việt Nam cần thực hiện theo các chính sách điển hình của Philippines. Ông nói nước này đã mở ra “bước ngoặc” khi thông qua một dự luật nhằm thiết kế và tạo ra động lực thị trường cho các loại năng lượng tái tạo. Mặc dù Philippines đang đấu tranh để áp dụng luật vào cuộc sống, song ông cho biết ít nhất là họ làm việc để cải cách các vấn đề này.
Thứ Hai, 5 tháng 12, 2011
THỦY ĐIỆN: CÔNG CÓ, TỘI CÓ VÀ NHIỀU CÁI KHÓ NÓI
Tác giả: Nhất Ngôn
Toàn bộ gánh nặng mà thủy điện trút xuống người dân vùng hạ lưu sông có thủy điện phải gánh lấy. Còn thứ trách nhiệm kia thì như… “bóng chim, tăm cá” vì trách nhiệm chung nghĩa là… không ai có trách nhiệm cả.
Nhắc đến thủy điện và hệ lụy của nó, không thể bỏ qua các thủy điện ở miền Trung với những đợt xả lũ kinh hoàng. Nhưng nói như vậy không có nghĩa là người viết phủ nhận vai trò của thủy điện. Chỉ là nhìn nhận lại vai trò của nó trong thời điểm hiện tại và cần có những thay đổi cần thiết.
Có công...
Anh họ tôi, một trong những người đầu tiên đến Trị An hoang vu trong những ngày xây dựng công trình thủy điện tại đây đến giờ vẫn còn tự hào. Những ngày hậu đổi mới ấy, những người đi dựng lại đất nước mang trong mình bầu nhiệt huyết để sau này nhạc sĩ Tôn Thất Lập đã miêu tả lại trong bài hát Trị An âm vang mùa xuân:
"Dòng điện âm vang từ triệu con tim
Dòng điện mênh mang từ ngàn khối óc
Dòng điện mê say gọi ngày tương lai
Dòng điện trong ta gọi đời bay xa..."
Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2011
TÁI CẤU TRÚC "KHÔNG NÊN LÀ BÀI TOÁN CHÍNH TRỊ".
"...Tái cấu trúc thực sự sẽ chỉ xảy ra khi người ta để dùng việc cân nhắc tới kinh tế thay cho tính toán chính trị để làm cơ sở khi cho ngân hàng vay tiền. Làm thế nào để đạt được sự thay đổi này vẫn là vấn đề cơ bản của việc tái cấu trúc kinh tế tại Việt Nam..."
Ông Jonathan Pincus từng là kinh tế gia cao cấp tại UNDP ở Việt Nam.
Kinh tế gia Jonathan Pincus, làm việc cho Chương trình Việt Nam, Harvard Kennedy School và là Hiệu trưởng Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright tại Tp HCM vừa có bài viết đăng trên Financial Times, đánh giá về nỗ lực tái cấu trúc kinh tế của Việt Nam. BBC tiếng Việt giới thiệu cùng quí vị.
Thứ Sáu, 2 tháng 12, 2011
CƠ HỘI ĐỘT PHÁ CỦA KINH TẾ VIỆT-NAM
Cơ hội đột phá của kinh tế Việt Nam
Alan Phan
Trong các phân tích về cơ hội đầu tư hay tài trợ của Quỹ Viasa, ban tín dụng luôn lưu ý đến hai yếu tố then chốt: lợi thế cạnh tranh của dự án và kỹ năng, kinh nghiệm của đội ngũ quản lý. Ở một bình diện lớn, nền kinh tế nửa thị trường nửa xã hội của Việt Nam đang đối đầu với cà hai vấn nạn này.
Cạnh tranh trên bình diện vĩ mô
Trong chánh sách phát triển kinh tế, chúng ta đã cố gắng rập khuôn theo mô hình Trung Quốc lấy công nghiệp hóa, đô thị hóa và xuất khẩu hàng rẻ làm ba phương tiện mũi nhọn. Theo báo cáo mới nhất, ba công nghệ ngốn nhiều ngoại hối và tạo nhập siêu khủng lớn là ô tô, điện tử và thép. Điều tôi chắc chắn là việc đầu tư tiền bạc, công sức và ưu đãi hổ trợ vào ba công nghệ này hoàn toàn không hiệu quả và không đem lại cho Việt Nam một lợi thế cạnh tranh gì trên thương trường quốc tế.
Thứ Năm, 1 tháng 12, 2011
TẠI SAO CÁC NƯỚC BRIC QUAN TRỌNG?
Tại sao các nước BRIC quan trọng?
Nhân kỷ niệm mười năm kể từ khi xuất hiện khái niệm BRIC, vốn là tên gọi viết tắt của nhóm các nước Brazil, Nga, Ấn Độ, và Trung Quốc, BBC thực hiện loạt bài phân tích về các nền kinh tế đang lên này, và đánh giá tầm quan trọng của các nước thuộc khối BRIC trong việc định hình nên kinh tế toàn cầu trong tương lai.
• B - Brazil: Câu chuyện về tăng trưởng đều
• R - Nga: Từ khủng hoảng đến kinh tế thị trường
• I - Ấn Độ: Kẹt giữa Mỹ và Trung Quốc
• C - Trung Quốc: Vai trò ngày càng tăng
Thứ Ba, 29 tháng 11, 2011
ĐÔNG PHƯƠNG HỒNG hộc
Đông Phương Hồng hộc
Nguyễn Xuân Nghĩa"Kinh Tế Cũng Là Chính Trị"
Âu Châu Âu Sầu làm Bắc Kinh Kinh Hãi....
Cách đây đúng một tháng, các lãnh tụ Âu châu đã khiến chúng ta giật mình.
Không phải vì họ hoàn thành kế hoạch cấp cứu đồng Euro vào rạng sáng 27, sau ba thượng đỉnh khẩn cấp trong có năm ngày. Cũng chẳng vì dự án huy động tiền cứu chuộc cho Quỹ Bình ổn Tài chánh Âu châu EFSF khi chính các nước Âu châu lại từ chối châm thêm tiền vào quỹ đó. Người ta chẳng giật mình vì sau chính quyền Hy Lạp, đến lượt Chính quyền Ý cũng đổ khi lãi suất công trái Ý vọt lên trời....
Thứ Hai, 28 tháng 11, 2011
LỰA CHỌN THÀNH CÔNG
Lựa chọn Thành công
Bài học từ Đông Á và Đông Nam Á
cho tương lai của Việt Nam
Một khuôn khổ chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho Việt Nam
trong giai đoạn 2011 – 2020
HARVARD UNIVERSITY
JOHN F. KENNEDY SCHOOL OF GOVERNMENT
CHƯƠNG TRÌNH CHÂU Á
79 John F. Kennedy Street, Cambridge, MA 02138
Tel: (617) 495-1134 Fax: (617) 495-4948
LTS. Tài liệu dưới đây là báo cáo tổng kết của một công trình nghiên cứu về Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam của một nhóm giáo sư, chuyên gia thuộc trường đại học Harvard. Công trình được thực hiện theo yêu cầu của chính thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, như một góp ý cho chính phủ trong quá trình xây dựng Chiến lược này, và được trao tận tay thủ tướng trong ngày 15.1 vừa qua.
Theo VnEconomy ngày 31.1.2007, thủ tướng đã có công văn yêu cầu Viện Khoa học Xã hội Việt Nam và Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đề cương của Chiến lược, nhưng cho tới nay bản đề cương chưa được công bố, trong khi người ta có thể tìm thấy trên Internet rất nhiều đề cương phát triển của từng ngành (từ nông nghiệp, năng lượng, ngân hàng... cho tới bóng đá!) hay từng địa phương – xin gõ các cụm từ « chiến lược phát triển » và « 2010-2020 » trên Google.
Ngoài thông tin đã dẫn về buổi thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp các giáo sư Harvard, người ta cũng không thấy trên báo chí trong nước (trừ một vài blogs) bài viết về công trình nghiên cứu rất công phu này và những ý kiến đóng góp rất thẳng thắn trong đó. Lý do hình như, một lần nữa, quá dễ hiểu : các báo được lệnh không đưa ra công khai cho dân biết, dân bàn về những thông tin, so sánh, những ý kiến phản biện có tính phê phán quá rõ ràng đối với những cách làm quy hoạch, chính sách quá thiên vị những lợi ích của một số nhóm đặc quyền đặc lợi kinh tế – chính trị đầy quyền uy hiện nay. Nhất là khi, trong phần « khuyến nghị » của công trình, các tác giả nói rõ về một điều kiện tiên quyết để Việt Nam có thể thành công trong chiến lược phát triển của mình thay vì rơi vào vết xe thất bại của vài nước láng giềng Đông Nam Á : một « quyết tâm chính trị » tiếp tục cải cách và chống lại những nhóm đặc quyền đặc lợi mà « mục tiêu không phù hợp với mục tiêu chung của quốc gia ».
Trong điều kiện đó, Diễn Đàn thấy cần tiếp tay với một số phương tiện truyền thông « không chính thức » trong nước, phổ biến toàn văn bản báo cáo quan trọng này.
Bài liên quan : phỏng vấn giáo sư David Dapice và tiến sĩ Vũ Thành Tự Anh, hai trong số những nhân vật đã tham gia chương trình nghiên cứu này.
Thứ Tư, 23 tháng 11, 2011
NGÀY 23 THÁNG 11 NĂM 2011
Trần Văn Giàu - Nhà Giáo Nhân Dân??
Trần-Ngươn-Phiêu
Trần Văn Giàu, một nhân vật chủ chốt trong thời Việt Minh giành được
chánh quyền ở Nam Bộ vào ngày 25 tháng 8 năm 1945, đã tự phong
chức Chủ tịch đầu tiên của Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam Bộ.
Mười ngày sau đó, Hồ Chí Minh đã phái Hoàng Quốc Việt và Cao
Hồng Lãnh từ Bắc vào, buộc Trần Văn Giàu phải nới rộng thành phần
Lâm Ủy Hành Chánh thành Ủy Ban Nhân dân Nam Bộ và phải nhường
chức chủ tịch cho Phạm Văn Bạch, một nhân vật không đảng phái vào
thời bấy giờ. Sau đó không lâu, Trần Văn Giàu đã bị Hồ Chí Minh triệu
hồi về Bắc để phụ trách ngành giáo dục, không cho phép trở về Nam
công tác cho mãi đến năm 1975. Vào năm 1992, Trần Văn Giàu đã
được chánh quyền Cộng sản Việt Nam phong tặng danh hiệu “Nhà
Giáo Nhân dân”.
Thứ Sáu, 18 tháng 11, 2011
NGÀY 18 THÁNG 11 NĂM 2011
LUẬN VỀ TÍNH CHÍNH THỐNG
CỦA NHÀ CẦM QUYỀN CSVN HIỆN NAY
Đỗ Thái Nhiên
Tác giả vô danh là gốc đạo
Noãn bào trăm họ ấy giềng Người
Lý Đông A
Tùy theo sự khác nhau giữa các lãnh vực: tôn giáo, y học, võ học, văn, thi, nhạc, họa, căn bản pháp lý của vương quyền v.v… hai chữ “chính thống” được giải thích bằng nhiều từ ngữ phức tạp, khi rõ ràng, khúc chiết, khi mơ hồ giữa chính và tà. Từ đó, “chính thống” trở thành một mê hồn trận của bàn cờ ngôn ngữ.
Nói chung nhất: Chính là đúng, là sự thực, là công lý. Thống là sự đòi hỏi cái chính kia phải đựơc nhìn thấy như một sợi chỉ xuyên suốt: xuất phát từ rễ, chạy lên thân, tiến mãi tận ngọn. Thống bám sát lấy chính làm cho chính không thể lạc lối vào tà, làm cho chính là tiếng nói đanh thép rằng: “Nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì. Nhưng một nửa sự thực không phải là sự thực”. Đó là ý nghĩa cốt lỏi của thuật ngữ chính thống.
Bây giờ, chúng ta hãy đi tìm lời giải cho câu hỏi: Thế nào là một chế độ chính trị chính thống? Trên địa bàn chính trị, cái “chính” gồm ba “chính”:
Chính (1): công lý rằng đất nước là của toàn dân, toàn dân có quyền và có nghĩa vụ quyết định vận mệnh của đất nước thông qua việc tuyển chọn và ủy nhiệm giới lãnh đạo quốc gia để giới này điều hành việc nước. Chính(1) là xuất phát điểm của chính. Đây là phần rễ của chính. Phần rễ của nhà cầm quyền Hà Nội là những cuộc bầu cử gian trá. Bầu cử theo kiểu “đảng cử, dân bầu, công an canh chừng”. Như vậy là không chính.
Chính (2): sau khi nhận được sự ủy nhiệm của toàn dân giới lãnh đạo phải thường xuyên căn cứ vào ý dân trong mọi tác vụ tổ chức và điều động xã hội. Yêu nước là yêu theo ý dân, yêu theo lòng dân, làm theo ý dân, làm theo lòng dân chứ không là chạy theo ý muốn của cá nhân/tập thể độc tài. Đây là phần thân của chính. Phần thân của nhà cầm quyền Hà Nội nên được hình dung như hình ảnh của một chiếc xe đò đang chạy trên xa lộ: tài xế là đảng CSVN, tài xế này lái xe theo mệnh lệnh của ông chủ Trung Quốc ngồi ngay bên cạnh, chứ không theo lòng dân, ý dân. Như vậy là không chính.
Chính (3): trọng tâm của công việc tổ chức và điều hành xã hội là kỷ thuật và nghệ thuật giúp xã hội giải trừ mọi mâu thuẩn giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, giữa các tập thể với nhau, nhất là giũa quốc gia với các thành viên trong cộng đồng quốc tế. Với tư cách những người thụ ủy của toàn dân, giới lãnh đạo quốc gia bao giờ cũng phải giải quyết các loại mâu thuẩn vừa kể theo nguyên tắc: Quyền lợi dân tộc là kim chỉ Nam, là đối tượng tối cao của mọi công tác phục vụ. Đây là phần ngọn của chính. Phần ngọn của chế độ CSVN là sự việc rằng: tất cả mâu thuẩn quốc nội cũng như quốc tế đều được đảng CSVN giải quyết theo nguyên tắc: quyền lợi của Trung Quốc là thượng tôn, kế đến là quyền lợi của đảng CSVN. Như vậy là không chính.
CỦA NHÀ CẦM QUYỀN CSVN HIỆN NAY
Đỗ Thái Nhiên
Tác giả vô danh là gốc đạo
Noãn bào trăm họ ấy giềng Người
Lý Đông A
Tùy theo sự khác nhau giữa các lãnh vực: tôn giáo, y học, võ học, văn, thi, nhạc, họa, căn bản pháp lý của vương quyền v.v… hai chữ “chính thống” được giải thích bằng nhiều từ ngữ phức tạp, khi rõ ràng, khúc chiết, khi mơ hồ giữa chính và tà. Từ đó, “chính thống” trở thành một mê hồn trận của bàn cờ ngôn ngữ.
Nói chung nhất: Chính là đúng, là sự thực, là công lý. Thống là sự đòi hỏi cái chính kia phải đựơc nhìn thấy như một sợi chỉ xuyên suốt: xuất phát từ rễ, chạy lên thân, tiến mãi tận ngọn. Thống bám sát lấy chính làm cho chính không thể lạc lối vào tà, làm cho chính là tiếng nói đanh thép rằng: “Nửa ổ bánh mì vẫn là bánh mì. Nhưng một nửa sự thực không phải là sự thực”. Đó là ý nghĩa cốt lỏi của thuật ngữ chính thống.
Bây giờ, chúng ta hãy đi tìm lời giải cho câu hỏi: Thế nào là một chế độ chính trị chính thống? Trên địa bàn chính trị, cái “chính” gồm ba “chính”:
Chính (1): công lý rằng đất nước là của toàn dân, toàn dân có quyền và có nghĩa vụ quyết định vận mệnh của đất nước thông qua việc tuyển chọn và ủy nhiệm giới lãnh đạo quốc gia để giới này điều hành việc nước. Chính(1) là xuất phát điểm của chính. Đây là phần rễ của chính. Phần rễ của nhà cầm quyền Hà Nội là những cuộc bầu cử gian trá. Bầu cử theo kiểu “đảng cử, dân bầu, công an canh chừng”. Như vậy là không chính.
Chính (2): sau khi nhận được sự ủy nhiệm của toàn dân giới lãnh đạo phải thường xuyên căn cứ vào ý dân trong mọi tác vụ tổ chức và điều động xã hội. Yêu nước là yêu theo ý dân, yêu theo lòng dân, làm theo ý dân, làm theo lòng dân chứ không là chạy theo ý muốn của cá nhân/tập thể độc tài. Đây là phần thân của chính. Phần thân của nhà cầm quyền Hà Nội nên được hình dung như hình ảnh của một chiếc xe đò đang chạy trên xa lộ: tài xế là đảng CSVN, tài xế này lái xe theo mệnh lệnh của ông chủ Trung Quốc ngồi ngay bên cạnh, chứ không theo lòng dân, ý dân. Như vậy là không chính.
Chính (3): trọng tâm của công việc tổ chức và điều hành xã hội là kỷ thuật và nghệ thuật giúp xã hội giải trừ mọi mâu thuẩn giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân với tập thể, giữa các tập thể với nhau, nhất là giũa quốc gia với các thành viên trong cộng đồng quốc tế. Với tư cách những người thụ ủy của toàn dân, giới lãnh đạo quốc gia bao giờ cũng phải giải quyết các loại mâu thuẩn vừa kể theo nguyên tắc: Quyền lợi dân tộc là kim chỉ Nam, là đối tượng tối cao của mọi công tác phục vụ. Đây là phần ngọn của chính. Phần ngọn của chế độ CSVN là sự việc rằng: tất cả mâu thuẩn quốc nội cũng như quốc tế đều được đảng CSVN giải quyết theo nguyên tắc: quyền lợi của Trung Quốc là thượng tôn, kế đến là quyền lợi của đảng CSVN. Như vậy là không chính.
Thứ Năm, 17 tháng 11, 2011
NGÀY 17 THÁNG 11 NĂM 2011
Cái nhìn toàn cục bệnh Chân Tay Miệng ở Việt Nam
BS Hồ Hải
Theo blog BS Hồ Hải
Nếu ai đã từng theo dõi blog của tôi trên 1 năm đều có thể nhớ rằng, đã có một lần tôi góp ý với một bác sỹ y khoa ở Mỹ về vấn đề tư vấn thuốc men, điều trị cho người bệnh trên báo phổ thông như trang VOA online (Voice of America). Vì y khoa là một ngành liên quan đến tính mạng của con người mà, nó còn là một khoa học thực nghiệm. Không có khám bệnh nhân không được tư vấn về chẩn đoán, điều trị bất kỳ một bệnh nào. Không có học hành bài bản không được nhảy vào làm bậy trong lĩnh vực y khoa. Không được sử dụng thông tin truyền thông đại chúng không chuyên ngành để viết chuyện chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh cụ thể, v.v... Đó là luật của y khoa Quốc tế. Sau đó bác sỹ này có trả lời với tôi rất đàng hoàng. Tôi rất quý trọng. Ở các nước tiên tiến muốn mua được tạp chí chuyên ngành y dược, phải có bằng cấp của nghề y dược. Nó cũng giống như phải có giấy phép hành nghề y thì, mới được mở phòng khám bệnh và được phép kê toa cho người bệnh.
BS Hồ Hải
Theo blog BS Hồ Hải
Nếu ai đã từng theo dõi blog của tôi trên 1 năm đều có thể nhớ rằng, đã có một lần tôi góp ý với một bác sỹ y khoa ở Mỹ về vấn đề tư vấn thuốc men, điều trị cho người bệnh trên báo phổ thông như trang VOA online (Voice of America). Vì y khoa là một ngành liên quan đến tính mạng của con người mà, nó còn là một khoa học thực nghiệm. Không có khám bệnh nhân không được tư vấn về chẩn đoán, điều trị bất kỳ một bệnh nào. Không có học hành bài bản không được nhảy vào làm bậy trong lĩnh vực y khoa. Không được sử dụng thông tin truyền thông đại chúng không chuyên ngành để viết chuyện chẩn đoán, điều trị và tiên lượng bệnh cụ thể, v.v... Đó là luật của y khoa Quốc tế. Sau đó bác sỹ này có trả lời với tôi rất đàng hoàng. Tôi rất quý trọng. Ở các nước tiên tiến muốn mua được tạp chí chuyên ngành y dược, phải có bằng cấp của nghề y dược. Nó cũng giống như phải có giấy phép hành nghề y thì, mới được mở phòng khám bệnh và được phép kê toa cho người bệnh.
Thứ Tư, 16 tháng 11, 2011
NGÀY 16 THÁNG 11 NĂM 2011
Kỷ nguyên mới của ngoại giao chiến hạm
http://www.nytimes.com/2011/11/13/sunday-review/a-new-era-of-gunboat-diplomacy.html?_r=4&pagewanted=all
Mark Landler
Mark Landler is a White House correspondent for The New York Times.
12-11-2011
USS THEODORE ROOSEVELT (CVN 71), AIRCRAFT CARRIER
Có vẻ là chuyện lạ trong kỷ nguyên của chiến tranh mạng và máy bay không người lái, nhưng mặt trận mới mở trong cuộc đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc lại là một vùng biển nhiệt đới, nơi việc khai thác những mỏ dầu khí dồi dào ngoài khơi xa đã trở thành động cơ của một cuộc xung đột na ná như ngoại giao chiến hạm thời thế kỷ 19.
Chính quyền Obama bắt đầu bước chân vào vùng nước đầy nguy hiểm của Biển Đông (nguyên văn: biển Hoa Nam) vào năm ngoái, khi Ngoại trưởng Hillary Rodham Clinton tuyên bố tại một cuộc họp căng thẳng với các nước châu Á ở Hà Nội, rằng Mỹ sẽ tham gia cùng Việt Nam, Philippines và các quốc gia khác để chống lại âm mưu thống trị trên biển của Trung Quốc. Có thể thấy trước là Trung Quốc đã nổi khùng lên bởi cái mà họ coi là hành động can thiệp của Mỹ.
Thứ Ba, 15 tháng 11, 2011
NGÀY 15 THÁNG 11 NĂM 2011
Du Sinh Và Lao Động Xuất Khẩu
Lâm Văn Bé
Tháng 7 năm 2011, hai bản tin trên trang mạng liên quan đến Việt Nam làm người đọc bàng hoàng. Vẫn biết Việt Nam hôm nay có quá nhiều chuyện kỳ dị mà nói mãi không hết, nhưng hai mẫu tin tháng bảy nầy có tầm ảnh hưởng tác hại đến uy tín các cộng đồng người Việt hải ngoại, đó là hiện tượng du học sinh và người lao động xuất khẩu Việt Nam.
Trước tiên là đoạn vidéo dài 3 phút phổ biến trên YouTube quay lại hình ảnh và đối đáp của 5 sinh viên tự nhận là du sinh tại Nhật đã dùng Iphone4 và Nokia N95 để tranh nhau đập nước đá trong một bửa tiệc. Những tiếng cười phụ họa, tiếng khích động đã phơi bày một cảnh tượng lố bịch, vô ý thức của đám sinh viên con ông cháu cha và tư bản đỏ đang du hí trên đất người với nhãn hiệu du sinh. Cái vidéo đã gây phẫn nộ trong giới truyền thông và dân chúng nước Nhật, vốn là quốc gia nổi tiếng về điện tử và là một dân tộc có tinh thần tự trọng cao, trong khi đó, trên các mạng điện tử ở Việt Nam, có người thản nhiên bình luận là «họ muốn làm gì thì làm, là việc riêng của họ, miễn là không ảnh hưởng đến ai». Đó là cái triết lý sống của chế độ cộng sản hôm nay, làm xấu mà không biết xấu hổ.
Chuyện thứ hai là bài viết của tiến sĩ Daniel Silverstone, chuyên viên về ngành tội phạm ở đại học London Metropolitan gởi cho đài BBC ngày 26/7/2011 có tựa là: Nạn cần sa và người Việt ở Anh.
Sau đây là vài trích đoạn bài viết: «… Trong 10 năm qua, có khi hàng ngàn người Việt di dân lao động bất hợp pháp đến Anh từ Đông Âu (nhiều nhất từ Tiệp khắc, Đông Đức) và cả từ Việt Nam dưới dạng du khách rồi ở lại, chủ yếu là từ Hải Phòng, nhất là từ hai quận Thủy Nguyên và Kiến Thủy. Chi phí hành trình do những tổ chức đưa người lậu từ VN sang Anh thay đổi tùy theo thời điểm, thường từ 15,000 đến 17,000 bảng Anh. Chuyến đi có thể bằng giấy tờ giả mạo, xuất ngoại bằng phi cơ đến thẳng nước Anh, hoặc đến một quốc gia Đông Âu rồi sau đó dùng đường bộ nhập cảnh bất hợp pháp vào nước Anh. Những người mới đến được cộng đồng gọi là người rơm. Họ làm tất cả mọi việc bất hợp pháp, từ thợ điện câu trộm đường dây vào nhà đến việc sản xuất cần sa, kể cả việc sử dụng thiếu niên như nô lệ trẻ con có khi chỉ 13 tuổi. Những người làm vườn nầy được trả lương hàng tuần hay chia lợi nhuận sau khi thu hoạch. Mùa thu họạch đầu tiên xem như để trang trải các chi phí đầu tư, các mùa sau là tiền lời, mỗi mùa thường 8 tuần. Các người chủ mưu dùng lợi nhuận thu được đầu tư vào các dịch vụ khác nhau và nhiều nơi khác nhau như lập tiệm ăn, tiệm móng tay hay gởi tiền về VN qua các ngỏ chính thức và phi pháp. Trong 10 năm qua, nhiều tội phạm giàu có đã thay đổi từ kẻ làm vườn trở thành chủ xí nghiệp. Họ lại bắt đầu một quá trình nhập cư mới bằng cách đưa gia đình, bạn bè vào làm việc trong các cơ sở kinh doanh của họ… Căn cứ theo báo chí, tội phạm người Việt hiện nay đã nở rộ và họ đã gia tăng không ngừng việc trồng cần sa đến nổi Vương Quốc Anh hiện nay nổi tiếng là quốc gia sản xuất cần sa ròng …»
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)