Thứ Tư, 3 tháng 12, 2014

Elizabeth C. Economy - Chủ tịch Hoàng đế của Trung Quốc . Nguyễn Xuân Nghĩa -Lời Lỗ Trong Quan Hệ Kinh Tế Mỹ-Tầu . Điểm Nhấn trong ngày….



Elizabeth C. Economy - Chủ tịch Hoàng đế của Trung Quốc

Posted on Dec 3, 2014
neofob chuyển ngữ

Elizabeth C. Economy, Ấn bản tháng 11/12 2014, Foreign Affairs

http://www.foreignaffairs.com/articles/142201/elizabeth-c-economy/chinas-imperial-president

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMndEU1Y0TWpOUUE/view?usp=sharing

… Nếu thành công, những cải cách của Tập có thể tạo ra một chính quyền không tham nhũng, đoàn kết chính trị, và hùng cường về kinh tế mang tầm vóc quốc tế: một siêu Singapore. Thế nhưng chẳng có gì dám chắc rằng những cải cách sẽ có tính xoay chuyển như Tập mong đợi. Những chính sách của ông đã tạo ra những ổ bất mãn sâu sắc trong nước và đã tạo ra những phản ứng ngược ở nước ngoài. Để dẹp tan bất đồng, Tập đã phát động một cuộc đàn áp chính trị, gạt nhiều công dân Trung Quốc tài năng và tháo vát ra ngoài mà những cải cách của ông định ủng hộ. Những biện pháp gợi ý cải cách kinh tế của ông đã đặt ra nhiều câu hỏi về những viễn cảnh tiếp tục phát triển của quốc gia. Và lối suy nghĩ được ăn cả đã làm suy mòn những cố gắng của ông để trở thành một nhà lãnh đạo toàn cầu.
Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới không thể ngóng đợi những cải cách của ông ta sẽ cho kết quả ra sao. Hoa Kỳ nên sẵn sàng đi theo một số sáng kiến của Tập như là những cơ hội cho hợp tác quốc tế trong khi xem những việc khác là những xu hướng đáng lo ngại cần phải được ngăn cản trước khi chúng trở nên vững chắc.

Nguyễn Xuân Nghĩa -Lời Lỗ Trong Quan Hệ Kinh Tế Mỹ-Tầu


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVzhMbjRJOEdsUEE/view?usp=sharing


… Về bối cảnh thì sau Đại hội 18 vào cuối năm 2012 rồi Hội nghị kỳ 3 của Ban chấp hành Trung ương mới vào Tháng 11 năm ngoái, lãnh đạo đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra kế hoạch cải cách kinh tế và chấp nhận một đà tăng trưởng thấp hơn trong giai đoạn chuyển hướng này. Nhưng theo Hội đồng Duyệt xét thì trong năm 2014, Trung Quốc vẫn lại tập trung kích thích kinh tế hơn là áp dụng cải cách. Kết quả thì kinh tế vẫn đạt mức tăng trưởng sát chỉ tiêu chính thức là 7,5% trong ba quý đầu của năm nay, mà chính quyền lại không giải quyết những thất quân bình trong cơ cấu, như nạn sản xuất thừa, gánh nợ gia tăng của các địa phương và nạn bong bóng đầu cơ.

Hậu quả thì kinh tế Trung Quốc gặp rủi ro đình trệ, thậm chí hạ cánh nặng nề. Nhưng thất quân bình kinh tế của Trung Quốc - ở bên trong và đối với bên ngoài - vẫn đè nặng lên kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu.

Vì vẫn trông vào xuất cảng để tăng trưởng, Trung Quốc áp dụng chính sách hối suất rẻ cho dễ bán hàng và tích lũy một dự trữ ngoại tệ kỷ lục, nhưng lại góp phần gây thêm thất quân bình ngoại thương cho toàn cầu

Dù đà sản xuất có giảm, xuất cảng của Trung Quốc cứ tăng và trong năm 2014 vẫn đạt xuất siêu. Riêng với Hoa Kỳ thì trong tám tháng đầu năm, nhập siêu của Mỹ với Tầu - mua nhiều hơn bán - đã tăng 4,1% quy ra toàn năm và lên tới ngạch số tổng cộng là 216 tỷ đô la. Vì với bên trong, Trung Quốc không chuyển nền kinh tế qua hướng nâng sức tiêu thụ để tìm lực đẩy cho tăng trưởng cho nên vẫn quá lệ thuộc vào xuất cảng và đầu tư. Hậu quả lại làm kinh tế Hoa Kỳ giảm mất cơ hội xuất cảng vào Trung Quốc.

Điểm Nhấn trong ngày….

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNlB1dTcxY002OUU/view?usp=sharing



Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét