Thứ Hai, 2 tháng 2, 2015

Tưởng Năng Tiến – Cuối Năm Về Galang

Tưởng Năng Tiến – Cuối Năm Về Galang

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaUI2SnJmSjNhTUk/view?usp=sharing

Nghĩa Trang Galang là chứng tích của một giai đoạn lịch sử không thể xoá bỏ về một hành trình đi tìm tự do bằng mọi giá của cả triệu người Việt.
Trùng Dương

Tôi đến Thái Lan tả tơi, ủ dột, eo xèo và bèo nhèo như một cái mền sakymen thấm nước. Vì không có thân nhân ở Hoa Kỳ, từ đây, tôi được đưa sang một trại tị nạn chuyển tiếp để chờ một hội thiện nguyện bảo trợ cho vào Mỹ …

Địa chính trị Đông Á trong sự trói buộc của những xiềng xích lịch sử

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzYnRqRVBoa1U1Rmc/view?usp=sharing

… Bài viết của Brahma Chellaney - Giáo sư ngành Nghiên cứu Chiến lược tại Trung tâm Nghiên cứu Chính sách có trụ sở đặt tại New Delhi, tác giả của các cuốn sách Asian Juggernaut, Water: Asia’s New Battleground, và Water, Peace, and War: Confronting the Global Water Crisis.

“Quên đi quá khứ thì mù một mắt, sống trong quá khứ thì mù cả hai”.

Các mối quan hệ ngoại giao ở Đông Á từ lâu đã trở thành con tin của lịch sử. Nhưng gần đây, “vấn đề lịch sử” của khu vực này đã trở nên căng thẳng hơn với việc chủ nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh giữa các chủ thể quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc, làm tăng thêm những bất đồng về mọi mặt, từ lãnh thổ và tài nguyên thiên nhiên cho đến việc tưởng niệm chiến tranh và sách giáo khoa. Liệu các quốc gia Đông Á có thể vượt qua những xung đột để lại từ những thế hệ đi trước để tiến tới một tương lai có lợi cho tất cả?

Tốc độ xoay chuyển vận mệnh đất nước: Kỳ tích của những anh hùng thời Minh Trị Duy Tân

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVzZuRnZ5V3EybDA/view?usp=sharing

… Vào giữa thế kỷ 19, Nhật Bản là một nước phong kiến, bế quan tỏa cảng, xã hội phân chia thành các giai cấp sĩ, nông, công, thương và chịu ảnh hưởng của Nho giáo. Thế rồi hạm đội Mỹ của đô đốc Perry xuất hiện ở Uraga thuộc Vịnh Edo năm 1853 đã khuấy động cả xã hội phẳng lặng đó. Chỉ có 15 năm (Minh Trị duy tân bắt đầu năm 1868), các sĩ phu, các lãnh đạo của Nhật đã biến một đất nước phong kiến bảo thủ trở thành một nhà nước tiếp thu toàn diện thế giới văn minh để tiến lên hàng các quốc gia thượng đẳng. Họ đã làm kỳ tích đó trong thời đại không có máy bay, không có điện thoại, điều kiện đi lại khó khăn và nhiều trở ngại về ngôn ngữ, văn hóa trong việc tìm hiểu sức mạnh của phương Tây. Vậy đâu là những yếu tố cơ bản để Nhật Bản xoay chuyển vận mệnh đất nước trong một thời gian rất ngắn?

Trung Nam Hải đang toan tính gì với con bài Nguyễn Tấn Dũng?


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTWVCTFQ2UFhtWm8/view?usp=sharing

…Lê Anh Hùng

Lê Anh Hùng là một blogger tự do trẻ trong nước tranh đấu cho tự do, dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.
01.02.2015
Kết cục của chế độ cộng sản
Chủ nghĩa cộng sản là một sản phẩm quái thai trong dòng chảy của lịch sử nhân loại. Dĩ nhiên, như một quy luật tất yếu, nó đã và đang bị lịch sử vứt vào sọt rác.
Thành trì của chủ nghĩa cộng sản thế giới là Liên Xô đã sụp đổ cách nay ¼ thế kỷ. Giờ đây, số quốc gia lấy chủ nghĩa Marx-Lenin làm hệ tư tưởng chính thống chỉ còn đếm được trên đầu ngón tay: Trung Quốc, Việt Nam, Bắc Triều Tiên, Cuba và Lào.
Cùng với xu thế dân chủ hoá trên toàn thế giới, người dân ở các quốc gia cộng sản còn lại đó đã bắt đầu thức tỉnh và lên tiếng đòi tự do, dân chủ và quyền con người chính đáng của mình. Việc Mỹ và Cuba vừa tuyên bố bình thường hoá quan hệ sau hàng thập kỷ ở trong trạng thái đối đầu là dấu hiệu mới nhất minh chứng cho xu thế không thể đảo ngược ấy.

Điểm Nhấn trong ngày

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRDNvT19DQnpicDQ/view?usp=sharing

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét