Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2015

Tưởng Năng Tiến – Buồn Vào Hồn Không Tên

Tưởng Năng Tiến – Buồn Vào Hồn Không Tên

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzN0ZYdy0zZzBoNVh6Uk9JMFNpUkNGOHJ6WEdV/view?usp=sharing

... Có lần, tôi nghe giáo sư Nguyễn Văn Lục phàn nàn:
“Người cộng sản có một sự sắp xếp rất máy móc, đơn giản về con người và sự việc. Hoặc họ coi là bạn, hoăc là kẻ thù của họ. Miền Nam sau 1975 có chiến dịch đi ‘tìm thù’ và biến miền Nam thành mảnh đất hung bạo với những ngữ từ quen thuộc như: Quét sạch, đánh phá, truy lùng, tố cáo.”

Tập 1 - Phim tài liệu "40 Năm Nhìn Lại" 

40 năm của cộng đồng người Việt tị nạn Cộng sản là một hành trình trả bằng máu, nước mắt và mạng sống của hàng triệu người trên biên giới tử sinh. Cộng đồng tị nạn Việt Nam đã chứng minh cho thế giới biết sự kiên cường của một dân tộc luôn trên đường chiến đấu vì tự do và phẩm giá con người. 40 năm sau cơn sóng gió lưu vong, người Việt tị nạn Cộng sản đã hình thành nên những cộng đồng như thế nào tại các quốc gia trên thế giới, từ Bắc Âu, Tây Âu, Á Châu, Úc Châu, Nam Mỹ, Bắc Mỹ? 40 năm sau cơn sóng gió lưu vong, người Việt tị nạn đã mất gì, được gì, thành công như thế nào và có những ước mơ gì cho tương lai...? Mời quý vị đón tập đầu tiên - phần mở đầu của bộ phim tài liệu dài tập do Đài truyền hình SBTN thực hiện.



'Ý thức về tự do đã ăn sâu vào miền Nam'

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzd00wTU5vR0xmV3l5Tm1hRXNqTFBQZnJwNGpn/view?usp=sharing

… Ý thức về tự do và kinh tế thị trường đã ăn sâu vào xã hội miền Nam Việt Nam, giúp nơi đây trở thành bàn đạp cho Đổi Mới.
Nhận định trên được một người làm việc ở Sài Gòn trước 1975 nói với BBC trong dịp đánh dấu 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam.
Ông Nguyễn Xuân Nghĩa, từng là phụ tá Tổng trưởng Tài chính thời chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, trao đổi với BBC từ California, Hoa Kỳ. Ông cho rằng chính sách viện trợ của Hoa Kỳ không những không giải quyết được các vấn đề của miền Nam thời bấy giờ, mà còn gây thêm nhiều khó khăn.

Ký giả Dan Southerland với ngày 30 tháng 4 và điệp viên Phạm Xuân Ẩn 

Hòa Ái, phóng viên RFA
2015-04-23

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZnVGMFpHM3o5SWJGVF8tY3F4UjFwLTBiZDBn/view?usp=sharing

… Ký giả Dan Southerland hiện là Tổng Biên tập đài ACTD. Trong sự nghiệp làm báo của mình, ông Southerland được biết đến như là một phóng viên kỳ cựu về tin tức ở Châu Á. Ông đến Sài Gòn làm việc hồi năm 1966 để đưa tin về chiến tranh VN trong suốt 9 năm cho đến ngày 30/4/1975. Ký giả Dan Southerland có cuộc trao đổi với Hòa Ái những ghi nhận của ông về VN sau khi chiến tranh chấm dứt 40 năm.

Gặp Đạo diễn 'Những ngày cuối ở Việt Nam'

24.04.2015
Trà Mi-VOA

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSThDS1Z5alBuUS1tSFBhLWFHVDdSUUs0Tzdr/view?usp=sharing

… Một sự thật về những giờ phút sau cùng của chiến tranh Việt Nam vừa được hé lộ sau 40 năm khép lại cuộc chiến làm lay động lòng người khi bộ phim tài liệu nhan đề ‘Những ngày cuối ở Việt Nam’ được trình chiếu tại Mỹ, đánh dấu ngày Sài Gòn sụp đổ 30/4/1975.
Bộ phim thuật lại việc một số sĩ quan Mỹ trước khi rút khỏi Việt Nam, đã bất chấp lệnh trên để di tản hàng ngàn người Việt muốn chạy khỏi chế độ cộng sản trước khi quân Bắc Việt tiến chiếm Sài Gòn.

Khó lật lại hồ sơ đối xử hậu 30/4?

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZ3Zvazd2V2d6R2N0eU1FcUt5MmFMdm1MdHY0/view?usp=sharing

… Nhà nước Việt Nam nhiều lần cho rằng các học viên học tập ở các trại cải tạo sau 30/4/1975 đều được đối xử tốt đẹp, nhân đạo.
Việc điều tra các cáo buộc về ngược đãi 'tù cải tạo' hậu 30/4/1975 tại Việt Nam do bên thắng cuộc tiến hành với bên thua cuộc 'là khó', theo một nhà nghiên cứu lịch sử quân sự Việt Nam từ Hà Nội.

… Ý kiến phản biện cho rằng sự kiện 30/4 mới diễn ra trong vòng bốn thập niên và hoàn toàn có thể hồi cứu chứng cứ, tìm sự thật.
Phản biện lại ý kiến này tại Bàn tròn, Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ, người mà từ năm 2010 đã gửi Quốc hội Việt Nam kiến nghị 'đòi trả tự do cho tất cả' tù nhân cựu quân nhân và viên chức Việt Nam Cộng Hòa mà ông tin là vẫn còn bị giam giữ khi đó, nói:
"Tôi nghĩ rằng không có gì là khó cả, lịch sử Việt Nam có khi đến hàng nghìn năm còn tiếp tục khai quật các di chỉ, còn tìm để đưa ra những chứng cứ để chứng minh lịch sử lúc ấy đã diễn ra như thế nào.
"Huống chi là sự việc ấy mới xảy ra cách đây 40 năm, 30 năm, 20 năm, tùy theo thời gian mà có những người Việt Nam Cộng Hòa bị tù ở trong các trại tập trung như thế.
"Bây giờ nhìn chung cho dân tộc Việt Nam, chúng ta muốn hàn gắn những vết thương chiến tranh, thì có những sự thật nghiệt ngã đến đâu, chúng ta cũng phải điều tra và có những trả lời một cách đích đáng."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét