Thứ Hai, 29 tháng 5, 2017

Bản tin ngày 29 tháng 5 năm 2017


Tưởng Năng Tiến – Chúng Tôi Không Đối Thoại Với Những Kẻ Vô Tư Cách


Về cơ bản, chị là loại rác rưởi bật lại công an, những kẻ cặn bã này đéo phải dân, chúng là tội phạm, cần đc tóm lên đồn ...

Nguyễn Quang

Tú Xương tên thật là Trần Tế Xương, người làng Vị Xuyên - Mỹ Lộc - Nam Định. Ông sinh năm 1870, và từ trần vào năm 1907.

Thế còn bà Tú?

Bà ấy chào đời lúc nào? Tạ thế năm nao? Quê quán nơi đâu?  Nhũ danh là gì?

Văn hóa đối thoại & Đồng thuận quốc gia

Nguyễn Quang Dy


“Dân chủ là để làm sao cho dân được mở miệng ra, đừng để dân sợ không dám mở miệng, nhưng điều đáng lo hơn nữa là khiến dân không thiết mở miệng” (Hồ Chí Minh)

Điều cụ Hồ nói năm 1945, đến nay (sau 72 năm) dường như vẫn chưa hề thay đổi. Gần đây, dư luận lại ồn ào tranh cãi về vấn đề đối thoại. Trong bài này, tôi không muốn phân tích liệu ý định đối thoại đó là thực hay ảo, mà chỉ bàn về văn hóa đối thoại và đồng thuận quốc gia. Tôi cũng không muốn so sánh ý định đối thoại mà ông Võ Văn Thưởng (trưởng ban Tuyên Giáo TW) vừa đề cập, với ý định tổ chức “Hội nghị Hòa hợp Văn học Dân tộc” mà ông Nguyễn Hữu Thỉnh (chủ tịch Hội Nhà Văn VN) đã nói đến, mà chỉ điểm lại mấy nét chính trong bức tranh phác họa về đối thoại đang là tâm điểm gây tranh cãi hiện nay. Tuy sự kiện trên gây ồn ào thế giới mạng, nhưng vì lý do gì đó báo chí chính thống hầu như không đề cập.

Hồn tử sĩ

Tạp ghi Huy Phương

May 28, 2017


Một góc nghĩa trang liệt sĩ ở Cổ Loa, ngoại ô Hà Nội. (Hình minh họa: Linh Pham/Getty Images)

“Xưa nay chinh chiến mấy ai về?
Cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi?”
(Vương Hàn)

Trong thời chiến tranh, trên những bản tin chiến sự mỗi ngày, chúng ta vẫn thường biết đến những con số người lính tử trận, bên này hoặc bên kia: “Địch để lại 32 xác chết, ta hy sinh 17 người!” Những con số cuối cùng vẫn chỉ là những con số khô khan, lạnh lùng, nhưng đằng sau 49 con người nằm xuống kia, của cả hai bên, là cả một thảm cảnh đau xót cho từng gia đình một. Có người không thấy xác con, chỉ biết cái chết của người thân qua một cái giấy báo tử, và nhiều hơn, là một bằng tuyên dương tử sĩ đỏ loét màu máu. Ở một nơi khác, khi đưa xác người lính trở về được hậu cứ, cả khu gia binh nhuộm màu chết chóc, sợ hãi với những vành khăn tang quấn vội và những tiếng khóc kể kể bi ai.

Một công dân Việt Nam bị cấm nhập cảnh Việt Nam tại sân bay Tân Sơn Nhất

By Trịnh Hữu Long

Posted on 28/05/2017


Ông Phan Châu Thành (phải) và bà Hà Thị Huệ Chi (giữa) cùng ông Nguyễn Quang Thạch trong lễ trao giải UNESCO cho chương trình Sách hoá Nông thôn

Tối ngày 27/5/2017, ông Phan Châu Thành, một công dân Việt Nam và Ba Lan, bị cấm nhập cảnh vào Việt Nam khi đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất.

Trao đổi với Luật Khoa tạp chí, bà Hà Thị Huệ Chi, vợ ông Thành, cho biết: “Tôi cùng chồng về Việt Nam lần này để giải quyết công việc. Chúng tôi cùng xuất trình hộ chiếu Việt Nam ở cửa khẩu nhưng tôi được nhập cảnh còn chồng tôi thì bị cán bộ xuất nhập cảnh dẫn vào một phòng riêng”.

Tin báo thứ ba 30.05.2017


Từ hàng rào điện tử McNamara đến bức tường biên giới của Trump

Five Decades Ago in Vietnam, a Different Great, Great Wall

Sharon Weinberger


(Song ngữ Việt Anh)


Khi trở về từ Nam Việt Nam năm 1961, Tướng Maxwell Taylor đề xuất một kế hoạch có vẻ đơn giản để ngăn chặn cuộc nổi dậy của Cộng sản: một hàng rào không thể xuyên thủng sẽ cắt đứt nguồn cung nhân lực và khí tài từ miền Bắc.

Khi đó Taylor cũng khuyên Tổng thống John F. Kennedy gửi thêm quân đội chính quy tới Việt Nam, một lời kiến nghị còn ám ảnh nước Mỹ trong nhiều thập niên sau này. Taylor lý luận rằng hàng rào sẽ làm suy yếu Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam (Việt Cộng), giúp các lực lượng Hoa Kỳ và Nam Việt Nam đánh bại Cộng sản.

Chân dung Phạm Ngọc Lư, một nhà thơ vừa vĩnh biệt cõi trần


Được tin từ nhà thơ Gia Nguyễn, người vẫn giữ lửa cho văn học miền Nam nhà thơ Phạm Ngọc Lư đã về cõi vĩnh hằng. Bài viết này, như một nén hương đưa hương hồn ông về nơi miền cực lạc.

PHẠM NGỌC LƯ, NGƯỜI VẪN GIỮ LỬA CHO NỀN VĂN HỌC MIỀN NAM

(Mục chân dung nhà văn- Đỗ Trường)

Từ độ “đất trời dị biệt, gió mây bất đồng“ thì nền văn học miền Nam bị khai tử. Và tròn bốn mươi năm, tưởng chừng nó cũng đã chìm vào lãng quên. Nhưng nhìn lại, dường như dòng văn học ấy vẫn nảy nở, âm thầm chảy trong lòng đất Việt. Có thể nói, ngay sau biến cố 1975 dòng chảy đó tự chẻ ra như những nhánh sông luân lạc… rồi tìm về, tụ lại đó đây. Tuy chưa thể cháy lên, nhưng nó đã cùng với những nhà thơ, nhà văn hải ngoại làm ấm lại phần nào cho nền văn học miền Nam.

Những gấm hoa bàng bạc trong tác phẩm của Mặc Lâm

Phạm Phú Minh

May 18, 2017


Người Việt: Mặc Lâm là nhà báo quen thuộc của thính giả Đài Á Châu Tự Do, ông cũng là cộng tác viên thường xuyên của nhật báo Người Việt qua các bài viết về ẩm thực được độc giả thích thú theo dõi. Vào lúc 3 giờ chiều Chủ Nhật, 4 Tháng Sáu, tới đây ông sẽ cho ra mắt tác phẩm “Bàng Bạc Gấm Hoa,” do Người Việt ấn hành, tại Việt Báo Gallery, 14841 Moran Street, Westminster, CA 92683.

Dưới đây là bài viết của nhà văn Phạm Phú Minh về tác phẩm này, Người Việt xin trân trọng giới thiệu với độc giả.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét