Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

Bản tin ngày Thứ ba 31 tháng 3 năm 2020


Cánh Cò - Nha Trang: tắm biển hay tắm cúm tàu?
30/3/2020
Trong khi Việt Nam rất thành công trong việc chống lại đại dịch Corona bằng những biện pháp nhanh chóng nhất thì gần đây hiện tượng “bất hợp tác” với chình quyền đã dấy lên lo ngại dịch cúm tàu sẽ bùng phát tại Hà Nội đang làm chính phủ lo lắng và trong ngày hôm nay chính phủ có thể ban hành biện pháp lockdown đối với hệ thống chuyên chở công cộng vốn là đôi chân của người dân cả nước sau khi lệnh giới nghiêm đang được xem xét thì người dân được khuyên nên ở nhà không nên ra ngoài ngoại trừ khi rất cần thiết.
Virus corona: người Mỹ, sự coi trọng tự do và dịch Covid-19
David Xanh Viết từ Sài Gòn
31/3/2020
* Bài thể hiện quan điểm của một người Mỹ sống ở Việt Nam, viết bằng tiếng Việt với bút danh David Xanh
Devin Wagner, một người Mỹ, mang 10kg gạo về nhà. Ông là người Mỹ, khoảng 32 tuổi, sống ở Việt Nam hơn sáu năm rồi.
Trên đường về ông đi qua một cửa hàng viết bằng tiếng Anh "Xin lỗi, không phục vụ khách nước ngoài thời điểm này", ông lưu ý trong đầu và hứa là sẽ không bao giờ vào đây sau khi cuộc khủng hoảng này chấm dứt.
... Rất tiếc, người Mỹ sẽ phải đối mặt với dịch Covid-19 một cách khủng hoảng và có thể nặng nhất thế giới. Nhưng, mình cũng nên nhớ rằng, họ rất sáng tạo và thích nghi nhanh, bạn sẽ phải ngạc nhiên đấy.
GS Trần Văn Thọ: Tin ‘tặng 2.000 máy thở’ là không chính xác
31/03/2020
VOA Tiếng Việt


Giáo sư Trần Văn Thọ hiện sống và làm việc ở Nhật Bản khẳng định với VOA hôm 31/3 rằng một số cơ quan báo chí Việt Nam tường thuật “không chính xác” hôm 30/3 về một đề án trong đó ông cùng người bạn là Giám đốc công ty Metran giúp Việt Nam sản xuất máy thở.
Theo quan sát của VOA, trang web của đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đăng tin lúc 5h kém 15 chiều ngày 30/3 nói Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu trong một cuộc họp của chính phủ về phòng chống dịch Covid-19 rằng hai giáo sư người Việt ở Nhật Bản, Trần Văn Thọ và Trần Ngọc Phúc, “đã tuyên bố sẽ tặng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh 2.000 chiếc máy trợ thở”.
Việt Nam vẫn nửa vời với lệnh cách ly xã hội?

Nguyễn GiangBBC Vietnamese

31/3/2020


Quan sát tình hình chống Covid-19 mấy ngày qua trên thế giới ta có thể thấy các nước đều phải điều chỉnh, thậm chí thay đổi mạnh chiến lược, chiến thuật của họ.
Mọi tự hào mang tính dân tộc, thể chế đều dần phải nhường chỗ cho nguyên tắc của ngành y là cứu người, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng.
Tôi xin điểm qua vài ví dụ theo các báo Anh 48 giờ qua.
Tạm bỏ qua xung khắc 'liên bang vs tiểu bang' ở Hoa Kỳ thì các nước châu Âu đều đang thay đổi quyết liệt.
Trần Văn Phúc - Nợ công của Việt Nam có thực sự trong mức an toàn?
RFA
2020-03-30
Hơn 150 quốc gia nợ tiền Trung Quốc
Hồi tháng trước, Tạp chí Kinh doanh của đại học Harvard, Hoa Kỳ có bài phân tích “Thế giới nợ Trung Quốc bao nhiêu tiền”.
Trong bài viết này, dựa trên các tài liệu thống kê từ gần 2000 khoản cho vay cùng với gần 3000 khoản trợ cấp từ Chính phủ Trung Quốc từ năm 1949 đến năm 2017, các tác giả cho biết, sau hai thập kỷ phát triển kinh tế, hiện nay Trung Quốc là một trong những chủ nợ lớn nhất trên thế giới với số tiền cho vay khoảng 1500 tỉ USD. Trên 150 quốc gia trên thế giới là con nợ của Trung Quốc. Các tác giả cũng cho biết, hầu hết các khoản tiền cho nước ngoài vay, đều là từ Chính phủ Trung Quốc và các định chế thuộc chính phủ, ví dụ như các ngân hàng hoặc các doanh nghiệp thuộc sở hữu của Chính phủ Trung Quốc. Hầu hết các khoản cho vay này đều là đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng, năng lượng và khai thác khoáng sản.
Vũ Linh: Bản tin đặc biệt về đại dịch Vũ Hán

31/3/2020


Điểm tin báo ngày Thứ ba 31 tháng 3 năm 2020


Thành lập Binh chủng Không Gian: Một nhu cầu cấp thiết cho Hoa Kỳ

Bài phát biểu của Steven L. Kwast – Cựu Trung Tướng Không Quân HK

Người dịch: Phan Quang Trọng
26/3/2020


Lời người dịch: Trung tướng Kwast là người lính và học giả. Ông có hàng ngàn giờ bay trên các chiến đấu cơ, được đào tạo từ những trường danh tiếng nhất Hoa Kỳ, kinh nghiệm qua nhiều trận mạc và nắm các chức vụ then chốt trong Không quân và chính phủ Hoa Kỳ. Người dịch được may mắn cùng học trường Air War College với ông và phục vụ như một nhân viên quản trị kỹ thuật quèn tại Trung tâm Huấn luyện Không Quân Hoa Kỳ dưới thời ông lãnh đạo. Ông là một người đạo đức, tài ba, có tấm lòng, có viễn kiến, và được thuộc cấp yêu mến. Trong bối cảnh Trung Cộng đang chạy đua với Hoa kỳ trong các lãnh vực và tìm cách rút ngắn cuộc đua bằng cách đánh cắp công nghệ tiên tiến vì tham vọng bá chủ và xích hóa thế giới, chúng ta thấy cái nhìn của Trung Tướng Kwast quan trọng và cấp bách.  Nếu quân đội và chính quyền Hoa Kỳ không thực hiện những nguyện vọng của một vị tướng hiểu biết và nhân đạo như Trung Tướng Steve Kwast, viễn tượng một thế giới bị thống trị bởi thế lực vô luân như Trung Cộng sẽ không xa, mà ông đã trình bày trong bài phát biểu tại trường Đại học Hillsdale, Center for Constitutional Studies and Citizenship, Washington-DC, ngày 20 tháng 11 năm 2019.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 31 tháng 3 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Vi khuẩn Corona: Trump gia hạn khoảng cách xã hội đến ngày 30/4

30/3/2020


Tổng thống Donald Trump nói rằng quy tắc về virus corona như cách ly xã hội sẽ được kéo dài trên khắp nước Mỹ ít nhất là đến 30/4.

Trước đây ông Trump đã gợi ý rằng những quy định này có thể được thư giãn ngay từ lễ Phục sinh, rơi vào giữa tháng Tư.

“Cao điểm dịch với tỷ lệ tử vong cao nhất có thể sẽ xảy ra trong hai tuần nữa”, ông Trump nói, có vẻ như nhắc đến một tài liệu tham khảo về tỷ lệ lây nhiễm cao nhất mà nhiều người lo ngại sẽ khiến các bệnh viện bị quá tải.

Thứ Hai, 30 tháng 3, 2020

Điểm tin thế giới




Chuyên gia Mỹ: Phải chấm dứt sự phụ thuộc đầy rủi ro của Mỹ vào vật tư y tế Trung Quốc
Việt Nam khuyến cáo công dân không về nước
Mỹ có thể huy động 1 triệu lính chống dịch
Malaysia ghi nhận thêm 159 ca nhiễm virus Vũ Hán
Philippines báo cáo số ca nhiễm và tử vong vì virus Vũ Hán tăng kỷ lục
Đức: Số ca nhiễm virus Vũ Hán tăng lên 48.582, không nới lỏng hạn chế trước 20/4
Hơn 2.500 người ở Iran chết vì virus Vũ Hán
Giám đốc CDC nói Trung Quốc ban đầu ‘khá chắc chắn’ virus Vũ Hán không lây truyền giữa người
Tổng thống Trump ký ban hành gói cứu nguy kinh tế trên 2 ngàn tỷ đô
Người Trung Quốc đến Hoa Kỳ giảm mạnh vào tháng 2 do virus Vũ Hán
Bác sĩ làm việc với bộ lạc Amazon dương tính với virus Vũ Hán
Những quốc gia chưa tuyên bố có ca nhiễm virus Vũ Hán


Bản tin ngày Thứ hai 30 tháng 3 năm 2020


Công ty Thái dự trù xây đập lớn trên sông Mekong ở Lào

(Thai Company Plans to Build Large-Scale Mekong River Mainstream Dam in Laos)

Citizen journalist

Bình Yên Đông lược dịch

BenarNews – February 21, 2020


Một công ty thủy điện Thái Lan có kế hoạch để xây cái có thể là đập lớn thứ 6th trên sông Mekong, một mấu chốt mới nhất trong kế hoạch đầy tham vọng của Lào để trở thành “bình điện của Đông Nam Á.”

Công ty Năng lượng và Nước Á Châu Charoen (Charoen Energy and Water Asia (CEWA)) đã đệ trình cho giới thẩm quyền Lào các kết quả nghiên cứu liên quan đến dự án đập Phougnoi trong phiên họp tại thành phố Pakse hôm 11 tháng 2.

TS Lê Đình Cai Nạn Đói Năm Ất Dậu  60 Năm Về Trước
30/3/2020
Sáu mươi năm đã trôi qua kể từ nạn đói khủng khiếp của năm Ất Dậu (1945) ấy mà bây giờ nhắc lại nhiều người trong cuộc vẫn còn bàng hoàng khiếp đảm. Những người miền Bắc đã kinh qua nạn đói ấy bây giờ có người vẫn còn sống và họ là những chứng nhân cho biến cố bi thảm này. Trong số đó, có những người đang tiếp tục làm kiếp tha hương trên đất lạ; nhưng mùa Xuân đói kém của năm Ất Dậu năm xưa ấy vẫn là nỗi ám ảnh bi thảm khó xóa nhòa trong tâm khảm dù đã 60 năm chuyển dịch của trời đất và dù họ cùng gia đình con cháu ngày nay đang có cuộc sống vật chất quá no đủ ở xứ người.
Đại dịch cúm Tàu tại Đức ngày 29/03/20
Phan Ba
Nước Đức vượt ngưỡng 60.000. Hôm 27/03, trước đây hai ngày còn dưới mức 50.000; +20% hay 10.000 ca trong vòng 2 ngày. Con số người chết tăng liên tục, hôm nay đã gần 500 ca. Thêm một nhà dưỡng lão ở Halle là điểm nóng, sau vụ cả chục ông bà trong một nhà dưỡng lão ở Würzburg qua đời vì con virus Vũ Hán này.
Thành phố tôi ở hôm nay có thên 7 ca mới tổng cộng là 218, sau 15 ca mới ngày hôm qua. Nghe đâu có 4 ca nặng đang nằm trong khu chăm sóc đặc biệt, trong đó 1 ca đang thở máy. Có 34 người đã khỏe mạnh trở lại và không còn phải sống cách ly tại gia nữa.
Virus corona: Thế giới khủng hoảng, cứu trợ tiền bạc bao nhiêu mới đủ?
TS Phạm Đỗ Chí Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Florida, Hoa Kỳ
30/3/2020
Bà Kristalina Georgieva, Tổng giám đốc Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF), đã tuyên bố hôm thứ sáu ở Washington D.C. 27/3 rằng kinh tế thế giới đã ở vào cơn suy thoái và hiện có 81 quốc gia đang cầu cứu khẩn cấp cứu trợ tài chính của định chế quốc tế quan trọng này.
Bà thêm rằng IMF đã sẵn sàng can thiệp với một gói tài chính là 1,000 tỷ đô la Mỹ để cứu trợ các nước hội viên ứng phó với hiểm họa suy thoái đó, phát xuất từ cơn đại dịch COVID 19.
Trọng Đức - Ai đã ngăn cản Tổng thống Trump chống dịch?

Chủ nhật, 29/03/2020 


Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị phê phán thậm tệ vì bị cho là thất bại trong công tác chuẩn bị đối phó với dịch bệnh virus corona trước khi nó tới Mỹ. Những nhà phê bình này đã thuận tiện bỏ qua một chi tiết vô cùng quan trọng, rằng trong lúc dịch bệnh mới bùng nổ ở Trung Quốc, ông Trump đang phải quay cuồng chống lại những cuộc tấn công trong vụ phế truất của Đảng Dân chủ. 

Trong khi thế giới đang oằn mình chống đại dịch, câu chuyện về phế truất Trump nghe có vẻ xa xôi lắm rồi, nhưng nó chính là tâm điểm của Mỹ và thế giới trong tháng Một và đầu tháng Hai, cùng thời điểm mà Trung Quốc buộc phải phong tỏa nhiều thành phố và tỉnh vì virus corona bùng phát.

... Henry Olsen, ký giả của tờ Washington Post, một tờ báo có xu hướng chống Trump từ đầu, đã phát thốt lên rằng: “Chúng ta đã tiến vào một cuộc khủng hoảng với yêu cầu sự đoàn kết của toàn bộ quốc gia, nhưng với tư cách là một dân tộc cay đắng và chia rẽ. Mọi chuyện đáng ra không đến mức như vậy, nhưng hơn 3 năm chối bỏ sự thật rằng Trump đã thắng cử một cách công bằng, 3 năm cố tình bác bỏ thực tế tích tụ lại thành vụ luận tội đã biến nó trở thành sự thật.

“Những người ủng hộ phế truất đã khẩn khoản yêu cầu người ủng hộ Trump đặt quốc gia lên trên đảng phái. Nay đất nước ta thực sự đang bị ôn dịch tấn công, điều bức thiết nhất là họ lắng nghe lời cấp báo của chính mình”. 

Điểm tin báo ngày Thứ hai 30 tháng 3 năm 2020


National Post: Cộng sản Trung Quốc là virus lớn nhất đe dọa chúng ta


Ngày 23/3 vừa qua, tờ National Post đăng tải bài viết của Kevin Libin, biên tập viên của tờ National Post và Financial Post, nêu quan điểm về việc tại sao cần sử dụng tên gọi “virus Trung Cộng” cho virus COVID-19, thứ virus đang tạo ra một cuộc khủng hoảng về mọi lĩnh vực trên toàn cầu

Dưới đây là bản dịch toàn văn bài viết. Bản gốc xem tại đây.

*
Chế độ Cộng sản Bắc Kinh là “virus Trung Quốc” lớn nhất đe dọa sự tồn tại của chúng ta

Trong những tuần đầu quan trọng [của đại dịch virus COVID-19], chính quyền [Đảng Cộng sản] Trung Quốc đã dối trá và phủ nhận thông tin, và giờ đây cả thế giới đang phải trả giá.

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 30 tháng 3 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Newt Gingrich: Đại dịch đến từ sự dối trá và bất lương của ĐCSTQ

Newt Gingrich: Coronavirus spread because of Chinese government mismanagement, corruption and dishonesty

President Trump tweets that the cure cannot be worse than the problem itself; former House speaker and Fox News contributor Newt Gingrich weighs in.

Thứ bảy, 28/03/2020 


Chứng kiến chính quyền độc tài cộng sản Trung Quốc hành động tắc trách trong thời gian đầu của dịch bệnh virus corona, che giấu rồi nói dối về nó thật khiến người ta giận dữ. Nhưng nó cũng là một bài học tốt dành cho chúng ta, để biết rằng chế độ độc tài này nguy hiểm và hết sức bất lương tới mức nào.

Tội lỗi của Trung Quốc sau khi để cho một dịch bệnh địa phương trở thành một đại dịch toàn cầu còn gây phẫn nộ hơn khi mà Bộ Ngoại giao Trung Quốc công khai cáo buộc rằng virus corona đến từ Mỹ. Cả Tổng thống Trump và Ngoại trưởng Mike Pompeo đã phản bác lại một cách đúng đắn những lời dối trá của chế độ độc tài cộng sản này.

Y Chan - Dự báo hậu COVID-19: Phúc lợi cao hơn cho người có thu nhập thấp
30/03/2020


Bài viết này nằm trong chuỗi bài dự báo về tác động của đại dịch COVID-19 tới cuộc sống của con người.
Bên cạnh việc nhận ra giá trị của những lao động làm trong các lĩnh vực “xương sống” của nền kinh tế, dịch bệnh còn là dịp để chúng ta nhìn thấy hậu quả của việc bỏ rơi những con người kém may mắn.

Các thống kê từ tình hình dịch bệnh COVID-19 cho thấy nhóm đối tượng có nguy cơ tử vong cao nhất là những người lớn tuổi và có sẵn bệnh lý.

... Dù rằng đạo luật bắt buộc trả lương nghỉ bệnh trên chỉ có thời hạn tới hết năm 2020, và vẫn không áp dụng cho toàn bộ người lao động tại Mỹ, nó vẫn là một bước tiến để người Mỹ giải quyết vấn đề bất bình đẳng của mình.

Đó không phải chỉ là chuyện riêng của nước Mỹ. Đại dịch lây lan khắp toàn cầu là cơ hội để tất cả phải nghiêm túc nghĩ về những đồng loại của mình trong xã hội.
Số phận của họ cũng chính là số phận của chúng ta.

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2020

Bản tin ngày Chủ nhật 29 tháng 3 năm 2020


Tuấn Khanh  - Trong thời dịch bệnh, Facebook siết chặt ngôn luận ở Việt Nam như công an

2020-03-28


Từ đầu tháng 2 đến cuối tháng 3/2020, Facebook nhiều lần được nhắc tên trên báo chí về những việc ngăn cản ngôn luận đầy khó hiểu, đặc biệt liên quan đến vấn đề dịch bệnh Coronavirus.
Tờ The Verge, giữa tháng 3, có nhắc đến chuyện này. Tờ báo nói Facebook liên tục đánh dấu một số bài đăng, dẫn đường liên kết (link) đến thông tin và bài viết về coronavirus và COVID-19 là thư rác, hoặc coi là tin giả hoặc vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng, theo quan sát của một phóng viên Verge và nhiều người dùng trên Twitter.

Lê Học Lãnh Vân - Đồng bằng sông Cửu Long, nơi đất và nước hòa nhau 

Văn Việt

29/3/2020


Đuôi sông Cửu Long khi đổ ra biển tạo nên một vùng đất phì nhiêu bậc nhất thế giới. Nơi đó, đất và nước hòa vào nhau tạo nên môi trường cực kỳ giàu có về dinh dưỡng, dưới sông tôm cá vẫy vùng, trên bờ hạt thóc rơi xuống là thành cây lúa trĩu bông, dọc sông ven biển rừng tràm, rừng đước mênh mông… Hàng trăm năm nay, nói tới xứ sở này người ta nói tới những cánh đồng cò bay thẳng cánh, chó chạy cong đuôi do lưu dân người Việt, người Hoa Minh Hương, người Khmer… cùng nhau mở cõi để lại sự trù phú cho cháu con… Môi trường giàu có và dễ sống đó khiến tánh tình con người rộng rãi, nghĩa khí, bao dung, độ lượng. Miền Nam tiếp xúc với phương Tây rất sớm, cho nên tầng lớp trí thức nơi này hấp thu nét đẹp của văn hóa phương Tây như tính kỷ luật xã hội, tinh thần khoa học khách quan, lòng tôn trọng con người tạo nền móng cho xã hội dân chủ thực sự…

Trần Phương - Phật giáo Hòa Hảo sau 30/4/1975: Chiến tranh chưa bao giờ kết thúc

29/03/2020


Khi lính quốc gia đã đầu hàng quân giải phóng, người Hòa Hảo vẫn tiếp tục cuộc chiến từ phía sau các dãy núi.

Vào tháng 3/1977, ông N.H.M đã chứng kiến một trung đoàn khoảng  3.000 bộ đội kéo theo những khẩu pháo cao xạ, trực thăng, hai máy bay chiến đấu gấp gáp hàng quân vào tỉnh Châu Đốc, nơi những chiến sĩ Hòa Hảo đang lánh mình đằng sau những dãy núi.

Ba ngày sau cuộc hành quân đó, một bệnh viện gần Long Xuyên đầy bộ đội bị thương nhưng người ta chỉ thấy có vài xác của lính du kích Hòa Hảo, ông N.H.M nói với nhà báo Robert J. Caldwell của hãng tin Copley Press vào năm 1979.

Virus corona: Những gì chúng ta vẫn chưa biết về Covid-19

James Gallagher Phóng viên Y tế và Khoa học

BBC News

29/3/2020


Nó cảm thấy dài như một sự vĩnh cửu trước đây, nhưng thế giới chỉ biết đến virus corona vào tháng 12.
Bất chấp nỗ lực đáng kinh ngạc của các nhà khoa học trên khắp thế giới, vẫn còn nhiều điều chúng ta không hiểu về virus corona, và tất cả chúng ta giờ đây là một phần của một thí nghiệm trên khắp hành tinh đang cố gắng tìm câu trả lời.

Dưới đây là một số thắc mắc vẫn chưa được trả lời. 

Nguyễn Tường Bách - Corona : Biến cố của thế kỷ

28/3/2020


Khi tác giả viết những dòng này, đại dịch Corona đang tiếp diễn khốc liệt trên thế giới. Châu Âu đang ở cao điểm của dịch bệnh, số tử vong tại Ý đã cao hơn so với Trung Quốc. Tại các nước Tây Âu khác như Tây Ban Nha, Pháp, Đức, Anh... số ca lây nhiễm vẫn đang tăng theo cấp số nhân. Tại Mỹ, người ta tiên liệu dịch còn bùng phát mạnh mẽ lên đến hàng chục triệu người. Châu Phi đã có trên 27 quốc gia bị nhiễm và không khó để đoán rằng, một khi dịch bệnh lan tỏa tại châu lục này thì số người mắc bệnh và tử vong sẽ tăng nhanh hơn các nơi khác trên thế giới.

Phạm Hồng Sơn - Covid-19: Thư từ Paris

27/03/2020


Giống như vụ “Áo Vàng”, lần này bạn lại lo lắng hỏi tôi về tình hình dịch Covid-19 tại Pháp ra sao. Tôi xin trả lời bạn như sau:

Tất cả các vùng của Pháp, gồm cả lãnh thổ hải ngoại (DOM, TOM), đều đã bị nhiễm dịch, trong đó nặng nhất là vùng Paris và vùng phía Đông, đặc biệt là Grand Est. Đây là những nơi có một đặc điểm khá nổi bật: nhiệt độ thường lạnh hơn các vùng khác.

Điểm tin báo ngày Chủ nhật 29 tháng 3 năm 2020


Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 29 tháng 3 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Vũ Linh – Coronavirus: hậu quả kinh tế

28/3/2020


Dịch vi khuẩn coronavirus, hay chính thức là COVID-19, hay nôm na ra là dịch cúm Tầu cộng, đã tấn công cả thế giới một cách tàn bạo nhất khiến cho đến nay, sau 3 tháng, đã có 600.000 ca nhiễm và 27.000 tử vong, trong đó có hơn 1.500 người Mỹ. Cho đến nay, nếu so sánh với các đại dịch trước đây trong lịch sử, thì cũng chưa thấm vào đâu, nhưng chẳng ai biết sẽ kéo dài bao lâu và tàn phá tới đâu.
Nhiều người bi quan cho rằng vi khuẩn này sẽ tai hại hơn cả dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 đã khiến 500 triệu người bị nhiễm và có thể tới 50 triệu người chết trên thế giới, trong đó có hơn 600.000 dân Mỹ.  Đây là chuyện tương lai vài tháng nữa mới có câu trả lời.