Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2020

Bản tin ngày Thứ sáu 20 tháng 11 năm 2020

Lê Nguyễn - Nhân ngày Nhà giáo

NGHĨ VỀ TINH THẦN TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO NGÀY XƯA

20/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1RSmYl1Vz-LFsGnultEFp5qahPQ6qHUXI/view?usp=sharing

Đầu tháng 11 năm 1888, sau hơn ba năm sống gian khổ giữa rừng thiêng nước độc ở Quảng Bình để nêu cao ngọn cờ Cần vương, vua Hàm Nghi sa vào tay giặc Pháp. Trong những ngày bị áp giải về cửa Thuận An, ông nhất mực không chịu nhận mình là vua Hàm Nghi. Nhưng bữa nọ, trong đám đông đứng hai bên đường, vua Hàm Nghi nhác thấy bóng dáng người thầy học, liền vội vàng nghiêng mình kính cẩn cúi đầu chào, thà để lộ chân tướng cố tình giấu giếm hơn là thất lễ với thầy học cũ.

..Thế hệ những người từng học sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư ngày xưa nay đều đã thuộc lớp tuổi 70, 80, và hơn nữa, nhiều người đã bạc trắng mái đầu, nhưng mỗi lần gặp lại thầy cô đã từng dạy dỗ mình, họ vẫn ngoan ngoãn, rụt rè, như thuở còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn luôn dành cho thấy cô từng dạy dỗ họ những tình cảm trân trọng, hàm ơn, một phần cũng nhờ ở những tấm gương tôn sư trọng đạo mà họ đã học được ngày nào. Nhân Ngày Nhà Giáo 20.11 năm nay, nhắc đến chuyện này cũng không phải là điều vô bổ.

Trung Cộng và các nước dân chủ qua đại dịch 2019-2020 

Tyler Cowen - Covid Is Increasing America’s Lead Over China

Lược dịch: TS Phạm Đình Bá

19/11/2020

https://drive.google.com/file/d/17K0IVYmuui52OLAGj48SeWCc9PTmjSf7/view?usp=sharing

Với những loại vắc-xin tốt đang được triển khai, bây giờ có thể hình dung một trật tự thế giới mới sau đại dịch. Một câu hỏi được đặt ra là liệu Trung Quốc có vượt qua các nước dân chủ hay không? Câu trả lời có thể là một tin tốt: Về mặt ý tưởng và ảnh hưởng tương đối, các nước dân chủ có thể đã mở ra vị thế dẫn đầu.

Bắt đầu với vắc xin. Trung Quốc đã làm tốt một cách đáng ngạc nhiên, và một số loại vắc xin từ TQ có khả năng chứng tỏ đủ hiệu quả và an toàn. Nhưng các nước dân chủ, với Hoa Kỳ hợp tác với công ty BioNTech của Đức, đã sản xuất một loại nền tảng vắc xin mới, đó là vắc xin mRNA. Chúng có thể nhanh chóng được sản xuất và hứa hẹn chống lại nhiều loại virus trong tương lai. Các loại vắc-xin của Trung Quốc chủ yếu dựa trên các phương pháp cũ hơn. Để đền bù vào mức thua thiệt về nền tảng khoa học mới, Trung Quốc đang nỗ lực hết sức để nhanh chóng mở rộng quy mô sản xuất.

Việt Nam dọa đóng cửa Facebook nếu không chịu kiểm duyệt thêm thông tin

20/11/2020

VOA Tiếng Việt

https://drive.google.com/file/d/1Y5upi-BirbF_hTCLeulghZ2r3z7Geycz/view?usp=sharing

Việt Nam đe dọa đóng cửa Facebook nếu tập đoàn truyền thông xã hội khổng lồ của Mỹ không nhượng bộ áp lực của Hà Nội đòi siết chặt hơn nữa việc kiểm duyệt các nội dung chính trị ở trong nước trên nền tảng Facebook, một quan chức cấp cao của Facebook nói với Reuters.

Tháng 4 năm nay, Facebook đã làm theo đòi hỏi của Việt Nam yêu cầu tăng cường kiểm duyệt đáng kể các bài đăng “chống nhà nước” đối với người dùng ở địa phương, nhưng vào tháng 8 Việt Nam một lần nữa lại yêu cầu Facebook siết chặt kiểm duyệt hơn nữa để hạn chế các bài đăng có tính phê bình, quan chức Facebook cho biết.

Trần Trung Đạo – Cháy ngầm

19/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1SCUL_v0iLT9ZvCaEe-baUsbjWv7Wnt6q/view?usp=sharing

Mùa đông 1985, Eduard Shevardnadze, lúc đó là Bộ trưởng Ngoại Giao Liên Xô chia sẻ với Gorbachev, tân Chủ tịch Liên Xô, “mọi thứ đã bị ung thối và phải cần thay đổi”. Gorbachev cũng đã nhận ra điều đó và họ đã hợp tác để thúc đẩy những thay đổi cấp bách qua các cải tổ kinh tế chính trị (Perestroika) và công khai hóa các hoạt động thông tin ngôn luận (Glasnost).

Perestroika có lý do vì vào thời điểm đó Liên Xô đang chịu đựng sự suy thoái kinh tế như giá dầu thô giảm xuống mức thấp kỷ lục, chi phí chiến tranh Afghanistan, chạy đua vũ trang vô cùng tốn kém với Mỹ, nuôi một đạo quân hiện dịch trên bốn triệu người v.v. nhưng tại sao phải tiến hành đồng thời với Glasnost?

 

Mặc cảm, định kiến về quá khứ có thể xóa như kêu gọi của ông Trọng?

RFA
20/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1fUXaFMBKn4jxqNLp4ibKdiHfLyWmQdqp/view?usp=sharing

“Xoá bỏ mặc cảm, định kiến về quá khứ, thành phần, giai cấp; chấp nhận những điểm khác nhau không trái với lợi ích chung của dân tộc.”

Đó là kêu gọi của ông Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Việt Nam Nguyễn Phú Trọng đưa ra trong phát biểu khi tham dự Lễ kỷ niệm 90 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam - Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2020) ở Hà Nội.

Thực tế vấn đề hòa hợp - hòa giải đối với chính quyền Việt Nam có như lời Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng?

Thiện Tùng   - Rừng phòng hộ đầu nguồn

18/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1f6pO4mZAc-p3IFWsuKKmASJ6x07FxPDE/view?usp=sharing

Muốn biết rừng nguyên sinh phòng hộ bị tàn phá thế nào, chư vị cứ gõ: “Nạn phá  rừng” thì Goole đáp ứng ngay. Bài viết nầy tôi có dụng ý góp phần tranh luận về cây tạo nên “Rừng phòng hộ” và “Cây công nghiệp”.

Nhiều chuyên gia thế giới và trong nước nói về tính năng, tác dụng “Rừng phòng  hộ” khá phong phú. Bách khoa toàn thư mở (Wikipedia) rút gọn lại: “Rừng phòng  hộ được sử dung chủ yếu để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn,  chống sa mạc hóa, điều hòa khí hậu, bảo vệ môi trường, môi sinh cho nhiều loại  động thực vật, hạn chế thiên tai, nơi thu hút khách nhàn du…”.

Đỗ Ngà – Nhìn lại nguyên nhân Ấn Độ rút khỏi RCEP

20/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1OvZSJn3STb1w-IvP5t_9KB3ugcdXOVyQ/view?usp=sharing

Không biết trong vấn đề này người Ấn họ tự tính toán cho bài toán riêng mà rút khỏi RCEP hay họ rút kinh nghiệm từ Việt Nam? Không biết, chỉ biết người Ấn họ làm thế là sáng suốt. Bởi đơn giản không thể để 1,37 tỷ dân Ấn làm thị trường tiêu thụ béo bở cho Tàu, điều đó chẳng khác nào vỗ béo kẻ thù. Hơn nữa, với việc làm này họ sẽ bảo vệ được nền sản xuất của họ. Sân chơi còn nhiều, còn đó Mỹ và EU đó, Ấn có nhiều đường lựa chọn cho sân chơi khác. Họ từ chối RCEP cho thấy họ sáng suốt, bởi đơn giản họ có đối lập và một xã hội dân sự tốt. Chính lực lượng này là đối trọng để ngăn chặn đường lối sai lầm của đảng cầm quyền. Đó là cái lợi của dân chủ.

Buôn Vua/Tuồng Tàu/Tổng Thống Mỹ!

Phan Nhật Nam

(Chuyện ông Anh tui kể)

https://drive.google.com/file/d/1UOWQJeQ6xWGSjMvzJHbH_lAwdKN7eARb/view?usp=sharing

Dẫn Nhập: Trong một tình thế “không nghe/không nói/không làm..” bởi không có ai để tiếp xúc, chuyện trò ở chốn vắng bóng người, người Mỹ bản địa chứ đừng nói là người Việt, nơi một city nhỏ, Queen Creek của Arizona. Bản thân có đủ 24/24 giờ một ngày để tự hỏi và tự trả lời vấn nạn: Tại sao đời sống (của bất cứ cá nhân, xã hội, quốc gia nào..) trên quả đất nầy, tại giờ phút nầy lại khốn đốn, nguy nan, khó khăn đến như vậy.. Và cuối cùng (tự) trả lời ..

Nguyễn Huệ Chi - Thủ đoạn tiêu diệt tận gốc văn hóa Việt Nam của Minh Thành Tổ (*)

20/11/2020

https://drive.google.com/file/d/12pM95l2uzKhGLjlMKY-1vjWDWd8K6Alt/view?usp=sharing

 (*) Chúng tôi xin đăng lại dưới đây bài cùng tên - bài cũ vẫn được giữ nguyên ở địa chỉ của nó -, với nhiều chỉnh sửa trong phần chú thích, theo yêu cầu của tác giả liên quan đến việc thống nhất những quy chiếu về văn bản cuốn Việt kiệu thư được sử dụng trong bài. Ngoài ra, nhân tin sắp thành lập Viện Khổng Tử ở Việt Nam, tưởng cũng nên đọc lại và phổ biến những bài học lịch sử này.

Tiêu diệt tận gốc văn hóa Việt Nam : Thủ đoạn của Minh Thành Tổ trong cuộc
chiến tranh xâm lược 1406-1407

Nguyên đây là một phần trong thiên khảo luận dài có tên “Cuộc kháng chiến trường kỳ chống xâm lược Minh và văn học yêu nước thế kỷ XV cùng những bước nối tiếp về sau” viết năm 1980, in trong công trình Văn học Cổ cận đại Việt Nam – Từ góc nhìn văn hóa đến các mã nghệ thuật của GS Nguyễn Huệ Chi (NXB Giáo dục, 2013) đã được phê bình, giới thiệu trên nhiều trang mạng và báo chí trong nước thời gian gần đây.

Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 20 tháng 11 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1-AFrap7hE7c5em5JcxD0PQyxAiU_bDNz/view?usp=sharing

Người thực sự chiến thắng ‘bầu cử Mỹ’ sẽ là ĐCS Trung Quốc?

Tâm An

20/11/2020

https://drive.google.com/file/d/1gSiUrp32fUY-fvanA3mE7rhlSveD6TgB/view?usp=sharing

Học giả nổi tiếng về Trung Quốc Michael Pillsbury đã chỉ ra trong cuốn sách trước đây của mình Cuộc chạy đua Trăm năm rằng, kế hoạch 100 năm để đạt được quyền bá chủ thế giới đã được ấp ủ từ khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập vào năm 1949.

Ông Tập Cận Bình hiện đã sẵn sàng thực hiện điều đó, như một di sản cá nhân của ông ta - với thời hạn đặt ra là trước năm 2035, cùng với các hoạt động thương mại và đàn áp nhân quyền - theo hệ tư tưởng ĐCSTQ.

Rủi ro rất cao đối với tương lai của Mỹ nếu ông Trump bị cướp nhiệm kỳ thứ hai và một chiến thắng thương mại quan trọng bị từ chối. Nếu Joe Biden được “tặng” một ghế trong Phòng Bầu dục, điều đó có nghĩa là tình huống xấu nhất sẽ xảy ra mà không ai dự đoán trước được, kể cả những Nhà sáng lập.

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét