Thứ Năm, 27 tháng 5, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 27 tháng 5 năm 2021

 Thới Bình - Việt Nam trước bờ vực làn sóng Covid-19 lần thứ tư

Tp. HCM có 36 ca nhiễm COVID-19 liên quan đến một Hội thánh Tin lành

Covid-19: TP HCM dừng hết các hoạt động tôn giáo

27/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1fRdY6OSG1eTjpRlB5wmbI_E7BExH7LBo/view?usp=sharing

 Trong đợt dịch lần  thứ  tư  này, khoảng 80% người mắc Covid-19 tại Việt Nam ít có triệu chứng.

Thuyết âm mưu cho rằng hệ lụy từ ‘nghỉ ăn lễ’ hồi cuối tháng tư, và ‘ngày hội non sông’ hôm Chủ nhật 23 tháng 5 là hai nguyên do ‘góp gió vào bão’ trong làn sóng Covid-19 lần thứ tư hiện tại.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã ký Công điện khẩn số 749/CĐ-BCĐQG, về việc khẩn trương rà soát và tăng cường năng lực cấp cứu, hồi sức tích cực, điều trị người bệnh Covid-19 tại các địa phương theo đúng phương châm “4 tại chỗ”.

Phan Huy Đường - Thái độ khoa học trong kiếp nhân văn.

The Scientific Attitude: Defending Science from Denial, Fraud, and Pseudoscience

Thái độ khoa học: Bảo vệ khoa học khỏi sự phủ nhận, gian lận và giả mạo khoa học

Tháng 8/2008

https://drive.google.com/file/d/1DwQLqjDTh7gzvVTdQ7PJEC-jYQkeqBlI/view?usp=sharing

Những nhà khoa học vật lý[24] cẩn trọng như thế đối với ngôn ngữ thường ngày của chính họ. Vậy, chúng ta, những người sống nhờ chữ nghĩa[25] hay/và vì chữ nghĩa[26], chúng ta nên ứng xử thế nào với chữ nghĩa của chính chúng ta ? Nhất là khi chúng ta thò bút viết những cụm từ như "Sự thật", "Khoa học", "Sự thật khoa học", "Sự thật khách quan", "Quy luật", "Tương đối", "Tuyệt đối", "Liên tục", "Gián đoạn", "Bất định", et tutti quanti, và, tiếu lâm hơn : "phải" ![27]

Có lẽ, chí ít, ta nên học hai thái độ này của các nhà khoa học.

1/ Trong quan hệ của ta với vật giới, ta nên tin kiến thức khoa học của họ hơn tin ý chí của chính mình. Đào non và lấp biển (thứ thiệt) mà chỉ có quyết chí thôi, chẳng bao giờ làm nên cả. Nhưng có chút khoa học và có đủ phương tiện kỹ thuật thì làm được. Có thêm tí tiền nữa, càng đỡ mệt – nếu biết tiêu cho đáng, nhưng điều ấy đòi hỏi kiến thức khoa học ! Tuy vậy, trước khi làm, nên tham khảo ý kiến của những nhà khoa học trong lĩnh vực môi trường. Vật chất là một và liên tục qua sự gián đoạn mà !

Nguyễn Vy Khanh  - Hồi Ký Của Bà Ngô Đình Nhu

Details

Tác giả: Nguyễn Vy Khanh

Published: 01 Tháng Năm 2021

https://drive.google.com/file/d/1HkL-1nGhTBIMGTvqDixiuum5M5OMqt9a/view?usp=sharing

Sau ngày đảo chánh 1-11-1963, còn có 6 vụ tự thiêu Phật tử khác, nhưng không báo chí Tây phương nào để ý đến nữa! Và sau ngày 30-4-1975, đã có biết bao nhiêu kỳ thị, kiểm soát, khủng bố tôn giáo và toàn dân, tù đày, cướp của dân,… nhưng thượng tọa Trí Quang không có hành động nào, trở thành câm, lặng, đồng lõa với cộng sản Hà Nội! Còn vụ Phái đoàn Liên Hiệp Quốc đến VN điều tra về vụ gọi là «đàn áp Phật giáo», Báo cáo được dịch ra Việt ngữ – Vi Phạm Nhân Quyền Tại Miền Nam Việt Nam, do Võ Đình Cường dịch, 1 nhóm Phật giáo xuất bản năm 1966, từ tay Thích Trí Quang người đề tựa, nhưng đã bỏ đi phần kết luận (1 thứ lừa dư luận từ cái thật, lộng giả thành như … thật!). Đây là Báo cáo 234 trang trình ngày 7-12-1963 của Phái đoàn với kết luận không có đàn áp lẫn kỳ thị tôn giáo, và những đụng độ với chính quyền chỉ là do 1 nhóm nhỏ, và có tính cách chính trị, không phải tôn giáo. Bản báo cáo bị giấu kín, đến tháng 2-1964, văn bản này đã được Thượng Viện Hoa Kỳ xuất-bản.

Trần Phương  - Phật giáo miền Nam 1992 – 1994: Cuộc phản kháng cuối cùng

Phản kháng, tù đày, đầy thương tích.

26/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1LoLa1N72ocGDh2nHZEJKiLtPu5l3J0kw/view?usp=sharing

Tháng 4/1992, các nhà sư ở chùa Thiên Mụ tổ chức một tang lễ long trọng trong bầu không khí đầy căng thẳng. Người nằm trong quan tài là Hòa thượng Pháp chủ Thích Đôn Hậu. Ông là người vừa có tiếng nói với chính quyền, vừa có uy tín với cộng đồng Phật giáo.

Các nhà sư căng thẳng không phải vì một số lượng lớn phật tử sẽ đổ về chùa dự lễ tang. Ho lo lắng không biết có hoàn thành được nguyện vọng của người đã khuất hay không: không ai được đọc điếu văn, kể cả đại diện chính quyền. [1]

Chớp tắt cuối chân trời

(Thuyền nhân Nguyễn Thượng Chánh)

Posted on April 9, 2021 by Lê Thy

https://drive.google.com/file/d/1DRxzUaWVVIWZY7_clnAZSLG1cvwcxhO5/view?usp=sharing

Lời bạt

Chuyến bay charter Wardair ngày 22/6/1980 cất cánh từ Bangkok đã đưa trên 300 người dân tị nạn Việt Nam qua định cư tại Canada. Sau khi ghé Nhật Bản (căn cứ Guam hay Okinawa?) để lấy thêm nhiên liệu, phi cơ tiếp tục bay đến Canada. Đáp xuống phi trường Edmonton (Alberta) một giờ, xong bay tiếp đến phi trường Mirabel, phía Bắc Tp Montreal.

Một cảm giác mừng vui, lo âu, bồi hồi, hoang mang, xúc động không thể nào tả hết cho được. Đây là đất tự do, là tương lai của con của cháu mình. Trên mười chiếc xe bus quân sự loại lớn đón tất cả người tị nạn về tạm trú tại căn cứ quân sự Longue Pointe nằm ngay trên đường Hochelaga, Montreal. Đây là một Immigration processing center hay nơi làm thủ tục định cư.

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 27 tháng 5 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/10SG7-oMIhi6VinubV0YILqPHFTnIEyqg/view?usp=sharing

Thấy gì từ sự kiện Belarus bắt cóc máy bay trên không phận mình?

Nguồn: Victor Mallet, “Belarus hijack echoes events in Libya 50 years ago”, Financial Times, 26/05/2021.

Biên dịch: Trần Hùng

https://drive.google.com/file/d/1q9TWU2R1XHL0aPEkrhvQU-Z90Kkun4P2/view?usp=sharing

Ngay sau khi Belarus buộc một chuyến bay của hãng Ryanair đang trên đường bay đến Litva phải hạ cánh ở Minsk trong tuần này để nhà chức trách có thể bắt giữ nhà báo và nhà hoạt động đối lập Roman Protasevich và bạn đời của ông, một người nào đó đã hỏi trên Twitter: “Đã có tiền lệ nào về việc một quốc gia buộc máy bay dân dụng bay qua không phận của họ phải hạ cánh để bắt giữ một người bất đồng chính kiến chưa?”

Tôi biết câu trả lời là có, bởi vì tôi đã có mặt trên một chuyến bay cách đây 50 năm khi một hành động bắt cóc máy bay do nhà nước tổ chức tương tự đã xảy ra. Chuyến bay 045 của hãng BOAC đang bay từ London đến Khartoum nối chuyến ở Rome vào ngày 22 tháng 7 năm 1971 thì được lệnh phải hạ cánh xuống Benghazi bởi chính quyền Libya Muammar Gaddafi khi nó đang băng qua không phận nước này.

Hoa Kỳ có thể lãnh đạo một Liên minh Nhân quyền chống Trung Quốc?

Can the U.S. Lead a Human-Rights Alliance Against China?

Tác giả: Yaroslav Trofimov

Anh Khoa dịch 

27/5/2021

https://drive.google.com/file/d/1c87M8TRkhSBE-HDj7gd3hAofUbxfu5AC/view?usp=sharing

Chính quyền Biden đang cố chống lại Bắc Kinh bằng cách nêu rõ những vi phạm quyền và giá trị dân chủ của nước này.

Khi  nói chuyện với Thủ tướng Đức Angela Merkel vào tháng trước, Tập Cận Bình đã không che giấu sự bực tức trước mối quan hệ mới giữa châu Âu và Mỹ. Theo thông tin từ Bắc Kinh về cuộc gọi này, ông Tập chia sẻ “hy vọng rằng EU sẽ có những đánh giá chính xác, độc lập và thực sự đạt được quyền tự chủ chiến lược”. Tất nhiên, khi nói đến quyền tự chủ, ông ấy có ý nói không nên đi với Mỹ.

Chỉ hai tuần trước đó, trong một dấu hiệu của sự liên kết chiến lược xuyên Đại Tây Dương đang nhen nhóm, EU đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đầu tiên đối với các quan chức chính phủ Trung Quốc kể từ sau vụ thảm sát ở Quảng trường Thiên An Môn năm 1989 – thời điểm mà Trung Quốc còn tương đối nhỏ trong nền kinh tế toàn cầu. Các biện pháp được Hoa Kỳ, Canada và Vương quốc Anh áp dụng này chủ yếu mang tính biểu tượng, nhằm vào một số ít quan chức tham gia đàn áp người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ thiểu số ở Tân Cương.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét