Chủ Nhật, 2 tháng 4, 2017

Bản tin ngày 2 tháng 4 năm 2017



Chính sách ngoại giao mới của Hoa Kỳ - đối với Trung Cộng

Lý Văn Quý


Vấn đề đầu tiên cần được đặt ra là thực sự có sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Cộng hay không? Dĩ nhiên giữa hai quốc gia luôn luôn có sự ganh đua dành vị trí hàng đầu nhưng theo chúng tôi thì Hoa Kỳ và Trung Cộng không phải là kẻ thù với nhau, khác với thời kỳ chiến tranh lạnh Hoa Kỳ đã quan niệm Liên Bang Sô Viết là kẻ thù của mình. Do đó nếu có sự đối đầu nào đó thì chỉ là những sự va chạm bình thường, không có gì nghiêm trọng cả. Kinh tế vẫn luôn luôn là yếu tố hàng đầu trong mọi cuộc tranh luận hay tranh chấp, còn vấn đề nhân quyền chỉ là phụ thuộc và là giấc mơ mà nhân loại đang theo đuổi một cách lâu dài, không thể hoàn thành trong một thời gian ngắn được.

Cuộc chiến thương mại giữa Donald Trump và Trung Quốc sẽ ra sao?
Trump and China: What Can He Actually Do?
Song ngữ Việt-Anh

Tác giả: Valentin Schmid


Việc ông Donald Trump trở thành tổng thống Mỹ đã khiến thị trường tài chính thế giới và Trung Quốc chao đảo. Ngay sau khi ông được tuyên bố trúng cử, tỉ giá đồng nhân dân tệ của Trung Quốc đã giảm xuống chỉ còn ở mức 6.80 nhân dân tệ đổi 1 đô la – mức thấp nhất kể từ năm 2010.
Phản ứng này của thị trường không gây nhiều ngạc nhiên cho giới phân tích, bởi ông Trump và các cố vấn của ông từ lâu đã cáo buộc Trung Quốc chuyên sử dụng các mánh khóe và thủ đoạn nhằm thực hiện gian lận thương mại và lũng đoạn thị trường tiền tệ toàn cầu. Ông Trump cũng thẳng thừng tuyên bố sẽ áp thuế tự vệ đối với hàng hóa Trung Quốc nếu Bắc Kinh không có những biểu hiện tích cực hơn về vấn đề này

Tổng thống Trump ký 2 sắc lệnh chống bán phá giá và thâm hụt thương mại
Toàn văn 2 sắc lệnh Anh ngữ


Một tuần trước khi gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký hai sắc lệnh hành pháp về chống bán phá giá và xác định nguyên nhân dẫn đến tình trạng thâm hụt thương mại của Mỹ.
“Chúng ta sẽ giải quyết những thỏa thuận thương mại tồi tệ này”, Tổng thống Trump tuyên bố khi ký hay sắc lệnh tại phòng Bầu dục vào ngày 31/3, theo Fox News.
“Việc làm và của cải đã bị tước đoạt khỏi đất nước chúng ta, hết năm này qua năm khác, hết thập kỷ này qua thập kỷ khác, thâm hụt thương mại chồng chất thâm hụt thương mại, lên đến mức hơn 700 tỷ USD chỉ tính riêng năm ngoái, chưa kể mất mát việc làm”.

Thu xếp cho ông Tập đi Mỹ, nỗ lực cuối của ông Dương Khiết Trì trước nghỉ hưu?

The man behind the Xi-Trump summit

Song ngữ Việt Anh

Hồng Thủy lược dịch


Các nhà ngoại giao Trung Quốc thường nổi tiếng thận trọng và thụ động, nhưng có thể trở nên mạo hiểm khi phải giao thiệp các vấn đề nhạy cảm.
South China Morning Post ngày 1/4 đưa tin, nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc ông Dương Khiết Trì đã dừng lại tất cả các hoạt động khác trong những tuần gần đây, để tập trung ưu tiên thúc đẩy hội nghị thượng đỉnh Trung - Mỹ sẽ diễn ra tại Florida trong 2 ngày 6, 7/4 này.

Dòng sử Việt:
Cuộc khởi nghĩa của vị vua kỳ lạ


Những ngày đầu mùa hè 1916 tại Huế và các tỉnh Trung kỳ, đã diễn ra một cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp do vua Duy Tân lãnh đạo cùng hai vị thủ lĩnh là Trần Cao Vân và Thái Phiên.

100 năm qua, đã có rất nhiều tài liệu nghiên cứu về “trường hợp đặc biệt của lịch sử Việt Nam” này. 
Thế nhưng mới đây, một nhóm nghiên cứu lịch sử do Nguyễn Trương Đàn chủ trì, đã tiếp cận được một bộ tư liệu lưu trữ ở Pháp với những thông tin mới mẻ, khác hẳn với những gì sách sử lâu nay viết về cuộc khởi nghĩa ở Trung kỳ 1916.
Có rất nhiều câu chuyện của cuộc khởi nghĩa này đến nay vẫn chưa được nhiều người Việt biết đến...

Đôi dòng về Việt Nam Quang Phục Hội


Việc chuyển từ Duy Tân hội với xu hướng tôn quân sang Việt Nam Quang phục hội với xu hướng dân chủ tư sản, phù hợp với tiến triển lịch sử, nhân lúc lực lượng còn lại của phong trào Đông Du tụ hội ở đây gần 100 người. 

Lực lượng trong nước và từ Xiêm ra cũng nhân cơ hội Cách mạng Tân Hợi Trung Quốc thành công mà có những điều kiện mới. Mai Lão Bang từ Xiêm, Nguyễn Trọng Thường từ trong nước sang đã đem tới cho Phan Bội Châu một niềm lạc quan như cụ đã nói về Đại hội thành lập Việt Nam Quang phục hội: “Thượng tuần tháng 2, mượn Lưu Thị từ đường ở Sa Hà làm sở tập hội, nhóm toàn thể đảng nhân mới Đại hội nghị, người ba Kỳ thấy đủ mặt cả...” 

VUA DUY TÂN
Đã hy sinh “mối tình đầu cho đại cuộc” ra sao?

Cao-Văn-Tâm  (Công-Binh) – Khoá 8B+C/72  “Bất Khuất” Võ Bị Thủ Đức.
Sưu Tầm và Tóm lược


https://docs.google.com/document/d/1QPtZNlvec4z8avh8B8Vcm8rd7_3X9CXopRNl7D0B6BA/edit?usp=sharing

Sau khi vua Thành-Thái bị ép thoái vị năm 1907, Pháp đưa Hoàng-Tử Vĩnh-San 8 tuổi lên ngôi, vương hiệu Duy-Tân.

Vua Duy-Tân còn rất trẻ, nhưng rất thông minh và có khí khái của một ông vua. Sau ngày đăng quang, Duy-Tân đã hoàn toàn thay đổi, nên một nhà báo Pháp đã phát biểu: “Un jour de trône a complètement changé la figure d’un enfant de 8 ans” (Một ngày lên ngôi đã thay đổi hoàn toàn bộ mặt của một cậu bé 8 tuổi). Duy-Tân, ”Một Anh Hùng Dân Tộc!” Năm 17 tuổi, Ngài đã hy  sinh mối tình đầu, rồi hy sinh ngai vàng để dấn thân vào cuộc khởi nghĩa ngày 3 tháng 5, 1916; Cuộc khởi nghĩa bị tiết lộ nên thất bại, Ngài phải chịu cảnh lưu đầy đi đảo La Réunion, gần Phi-Châu. Duy-Tân cũng là 1 trong 3 vị vua (Hàm-Nghi, Thành-Thái, Duy-Tân) đã nối tiếp nhau nổi lên chống ngoại xâm để nhận lấy cảnh lưu đầy! Thế mà sự nghiệp của các vị vua này lại không mấy chúng ta biết đến. Có lẽ vì trong thời kỳ đô hộ, những tài liệu liên quan đến cách mạng, liên quan đến chống ngoại xâm không mấy ai giám lưu giữ để truyền bá về sau.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét