Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

Bản tin ngày 18 tháng 12 năm 2017




Bởi AdminTD
Tương Lai
18-12-2017

Hồi còn học lớp ba, lớp tư tôi vớ được một số sách của Tự Lực Văn Đoàn rồi đọc ngấu nghiến. Một trong những hình ảnh còn đọng lại sâu trong ký ức vì đã in đậm trong trái tim bé nhỏ dễ xúc động của tôi là hình ảnh hai vợ chồng nghèo liều mạng chèo chiếc thuyền mỏng manh giữa cơn lũ gầm gào trên dòng sông Hồng cuộn chảy để vớt củi từ thượng nguồn trôi về. Thuyền bị cơn sóng dữ lật úp. Người chồng cố cứu vợ, ngoi lên ngụp xuống và cố hét lên trong tiếng sóng “u nó nắm chặt tay tôi, chớ buông ra”. Cứ thế người chồng cố vừa bơi xuôi dòng nước hướng về bờ, tay vẫn cố nắm chặt cánh tay vợ, nhưng dòng nước cứ đẩy họ chìm vào dòng chảy. Người chồng ngày càng đuối sức. Biết vậy, người vợ gào lên trong tuyệt vọng “thằng Bò, cái Nhớn, cái Bé…Không anh phải sống”. Và chị buông tay chồng, trôi theo dòng lũ chìm sâu!


Bùi Anh Trinh 

Tự hỏi :  Phải chăng việc bắt Đinh La Thăng là trong chiến dịch thanh toán tham nhũng của Nguyễn Phú Trọng ?
Tự giải đáp :  Không đúng, diễn văn kết thúc hội nghị Trung ương 6 vào  tháng 10-2017 Nguyễn Phú Trọng đã nói là từ nay không được tham nhũng nữa, còn ai lỡ tham nhũng thì tự xóa vết tích của mình đi.  Nghĩa là chiến dịch đánh tham nhũng đã chấm dứt.
Rồi sau khi tổ chức xong  Hội nghị APEC vào tháng 11-2017 thì NPT mới chỉ thị “khẩn trương xét xử” vụ PVC& Oceanbank ( Đinh La Thăng ) và vụ Trịnh Xuân Thanh.  Như vậy việc xét xử  ĐLT và TXT chỉ là kết thúc những gì còn dây dưa.


Khi Thailand chính thức tước đoạt quyền sở hữu thương hiệu Sabeco của VN.
Hội  chứng con nợ Mỹ, và giấc mơ vĩ cuồng tạo ra nợ bằng đồng RMB của TQ
Thứ Hai, 18 tháng 12, 2017

Về lý thuyết chuyện sở hữu cổ phần 51%-49% thì ai nắm giữ phần 51% sẽ chi phối thương hiệu đó. Và vế bên kia người nắm giữ 49% thì bị đẩy xuống hàng thứ cấp là cấp Phó, là những người sẽ không có thực quyền quyết định các vấn đề về thương hiệu. Việc  Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, HOSE: SAB) mất quyền kiểm soát thương hiệu về tay Vietnam Beverage là một công ty mới thành lập tại Việt Nam khi chi 4,8 tỷ USD, Vietnam Beverage đã chính thức sở hữu 53% cổ phần Bia Sài Gòn. Đó là Vietnam Beverage này sẽ do tỷ phú Thái Lan Charoen Sirivadhanabhakdi nắm quyền kiểm soát, với cái tên F&N Dairy Investments, ThaiBev của người Thái làm chủ. Nếu cần người ta sẽ cho khai tử cái tên Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn biến thành “Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Bangkok -Sài Gòn”.


Vụ án bắn… con chim chào mào
Vụ hot girl Thanh Hóa: “Nâng đỡ không trong sáng” hay “hối lộ tình dục”?
18-12-2017

Bi hài kịch chống tham nhũng của ông Tổng Trọng đang đi vào khúc cao trào nhất. Hot mấy ngày qua là hai cái tên Lê Phước Hoài Bảo và Trần Vũ Quỳnh Anh!
Nếu “Nâng đỡ không trong sáng” em Quỳnh Anh khiến Phó CT Thanh Hóa Ngô Văn Tuấn bị cách hết các chức trong Đảng – là vụ kẻ ăn ốc người đổ vỏ hay nhất 2017; thì trường hợp của Lê Phước Hoài Bảo cũng khá thú vị!
Lê Phước Hoài Bảo là con ông Lê Phước Thanh cựu Bí/chủ tịch Quảng Nam. Đầu tiên phải kể đến việc cu em này bị dính phốt trong vụ án trộm chim khiến thiên hạ vốn ác cảm với COCC càng ghét. Google “Lê Phước Hoài Bảo chào mào” là ra cả chùm, ha!


 
Vũ Cao Đàm

Bài viết này đã được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu chính sách và quản lý Vol.33, Số 3, 2017 của Đại học Quốc gia Hà Nội với tiêu đề “Uber và Grab bổ sung một luận điểm mới vào lý thuyết kinh tế học chính trị và chính sách kinh tế”.
Nhân đọc bài “Từ bà bán rau tới các chuyên gia đều đặt câu hỏi: Cơ chế là cái gì?” của tác giả Hoàng Nhật đăng trên BVN số ra ngày 14/12/2017, trong đó có đề cập hiện tượng Uber bị hệ thống quản lý gây khó dễ, tác giả đã sửa lại bài viết của mình với tiêu đề mới “Uber và Grab đang làm rạn nứt lý thuyết kinh tế học chính trị marxist” và gửi đăng trên BVN.

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc tiếng nói mở đầu việc trở lại diễn đàn của một cộng tác viên quen thuộc..

Bauxite Việt Nam

 
The Great Leap Forward: China’s Pursuit of a Strategic Breakthrough
Prepare for a new and dangerous phase in international relations.

Phạm Nguyên Trường dịch
Monday, December 18, 2017
Song ngữ Việt Anh

Chuẩn bị cho một giai đoạn mới và đầy nguy hiểm trong quan hệ quốc tế.
Ngày 25 tháng 2 năm 1956, trong một phiên họp kín của Đại hội Đảng XX của Đảng Cộng sản Liên Xô, Thủ tướng Liên Xô, Nikita Khrushchev, đã đọc “Diễn văn bí mật" nhằm tố cáo Stalin và tệ sung bái cá nhân ông ta. Cơn chấn động chính trị do thái độ nghi ngờ học thuyết Cộng sản gây ra đã vượt qua biên giới Liên Xô và tới được Bắc Kinh, và nhà lãnh đạo Trung Quốc, Mao Trạch Đông, đã đáp lại bằng lời mời mọi người phê bình (“Trăm hoa đua nở”), với mục đích tăng gấp đôi việc đàn áp không ngừng kẻ thù bên trong và cách mạng không ngừng nghỉ. Trong quá trình tìm kiếm bước đột phá mang tính chiến lược, Mao bắt tay thực hiện Đại nhảy vọt - chương trình kinh tế sâu rộng, kinh hoàng, có mục đích là vượt qua những thành tựu của nền công nghiệp phương Tây trong giai đoạn ngắn (trong một vụ nổ “big bang”).


Council on Foreign Relations, 13/12/2017
Người dịch: Huỳnh Hoa

Các báo cáo cho thấy Trung quốc đẩy nhanh các nỗ lực gây ảnh hưởng lên các hệ thống chính trị nước ngoài đã khơi dậy nỗi lo lắng ở Úc, Tân Tây Lan và nhiều nước khác giữa những dấu hiệu rằng có thể đang có một chiến dịch uốn nắn cuộc tranh luận về các vấn đề khu vực ở châu Á.
Trong một năm qua, cả chính phủ Úc và Tân Tây Lan đều đối mặt với các báo cáo rằng chính phủ Trung quốc đang gây ảnh hưởng lên hệ thống chính trị, hệ thống đại học và các thị trường truyền thông của nước họ. Cho đến nay mới chỉ có Canberra đáp ứng một cách mạnh mẽ. Cơ quan tình báo quốc nội Úc, gọi tắt là ASIO, trong báo cáo thường niên gửi tới quốc hội Úc năm nay, đã viết, ASIO tin rằng các chính phủ nước ngoài đang cố gắng mở rộng ảnh hưởng trong xã hội Úc, đặt ra “mối đe dọa cho chủ quyền của chúng ta, tính liêm chính của các thiết chế quốc gia của chúng ta và cả sự thực hiện quyền công dân của chúng ta”.


Orville Schell (*)
 Orville Schell: China’s Cover-Up
Foreign Affairs, Jan/Feb 2018
Người dịch: Huỳnh Hoa

Cuộc “cách mạng thường trực” của lãnh tụ đảng Cộng sản Trung Quốc Mao Trạch Đông đã hủy diệt hàng chục triệu sinh mạng. Từ thắng lợi của phe cộng sản trong cuộc nội chiến Trung Hoa năm 1949, xuyên qua những biến động, nạn đói và những biến cố đổ máu trong các thời kỳ Đại Nhảy vọt và Cách mạng Văn hóa cho đến khi Mao chết năm 1976, đảng Cộng sản Trung Quốc đã xúi các bộ phận của xã hội đánh nhau với các bộ phận khác trong nhiều đợt bùng nổ cuộc đấu tranh giai cấp tàn bạo. Khi làn sóng man rợ này tiếp làn sóng man rợ khác quét qua đất nước Trung Hoa, hàng triệu người đã bị giết chết, hàng triệu người khác bị đưa vào các trại “cải tạo qua lao động” và bị tiêu diệt.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét