Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2016

Liên Bang Miến Điện?

Liên Bang Miến Điện?

Hùng Tâm - Hồ Sơ Người-Việt Ngày 160623

Miến Điện thực hiện giấc mơ dang dở từ 70 năm trước

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVmtIcEhESEJwWVpsV3owYUJjX2ZTSERpQy1B/view?usp=sharing

Tháng Bảy này, lãnh tụ Aung San Suu Kyi của Liên minh Quốc gia vì Dân chủ Miến Điện (NLD) sẽ tái diễn lịch sử với “Hội nghị Panglong của Thế kỷ 21”. Bà tái diễn lịch sử vì Tháng Hai năm 1947, thân phụ của bà là Thiếu tướng Aung San đã chủ tọa một hội nghị tại trị trấn Panglong trong tiểu bang của tộc Shan (Đàn) cùng nhiều sắc tộc khác để thảo luận về quy chế liên bang cho Miến Điện trong tương lai. Khi ấy, xứ này còn là thuộc địa của Đế quốc Anh, và Tướng Aung San vừa đạt thỏa ước với Chính quyền Anh rằng Miến Điện sẽ có độc lập trong kỳ hạn một năm.

Đứa con của biển và đứa con của chế độ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzV3RldGhhcWlvSGlkTXRFWlE3MUZwczNKdlFR/view?usp=sharing

Đoàn Thị Ngày Xưa – Trong vòng chưa đầy ba năm, có gần 4.500 tàu cá của ngư dân Việt Nam bị bắn phá, đâm chìm và bắt bớ trên biển Đông. Cũng trong vòng chưa đầy ba năm, có hơn 2000 ngư dân bị bắt bớ, đánh đập và bắn giết. Đây là một con số quá khủng khiếp cho một làng nghề!
Và cái chết, sự mất mát của những người chịu nắng, chịu gió, chịu mọi khổ đau của chính trị nhược tiểu để bám biển, để thực thi chủ quyền lãnh hải chỉ có Mẹ Biển chứng kiến, ôm lấy thân thể họ cùng tiếng ai điếu của trùng khơi. Họ là những người con của biển cả, của danh dự trong âm thầm và anh hùng trong bóng tối. Họ là đứa con của biển Việt Nam.

Điều này khác xa với những anh hùng của chế độ, đương nhiên, cái chết và sự mất mát của những phi công đã tập dượt, tìm kiếm cứu nạn và cuối cùng mất tích trên biển Đông là một sự mất mát lớn của chế độ, cũng là sự mất mát của dân tộc.

91 NĂM BÁO CHÍ CONG LƯNG-CÚI ĐẦU

Phạm Trần

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTldWZDVpaXZ3NFo5ZDRLdlc4TEJaMU0taHAw/view?usp=sharing

Nền Báo chí mệnh danh Cách mạng ở tuổi 91 của Nhà nước Cộng sản Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2016) nên được đánh gía như thế nào trong lịch sử Báo chí Việt Nam ?

Trước hết, loại báo này không phải là báo của quần chúng mà là của các Tổ chức của đảng và nhà nước. Chúng ra đời với mục đích duy nhất để phục vụ và tuyên truyền cho đảng.

Nhiệm vụ của báo chí đảng được quy định rành mạch trong Luật Báo Chí (sửa đổi), ban hành ngày 05/04/2016 (Luật số: 103/2016/QH13): “ Là cơ quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là diễn đàn của Nhân dân.…” (Điều 4)

Điểm Nhấn trong ngày.

Cử tri Anh Quốc bỏ phiếu thuận cho Brexit

Điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về nhân quyền Việt Nam

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQTNnUk5nNkdYOXFyczZESXhVMUt5bkRFTy1F/view?usp=sharing

Elizabeth Phù – Nữ cố vấn Tổng thống Hoa Kỳ 



Jun 22, 2016
Là một trong những thế hệ thuyền nhân Việt Nam đầu tiên, Elizabeth Phù và ba mẹ cùng người em gái một lần nữa bước xuống tàu sau lần vượt biên đầu tiên thất bại và bị giam cầm nhiều tháng trong trại cải tạo. Chiếc tàu nhỏ bé chứa hơn 250 người chết máy ngay khi ra khỏi hải phận. Sau bảy ngày trôi dật dờ giữa biển cả và đụng độ cướp biển hai lần, họ đã may mắn được tàu của Malaysia kéo vào một trại tị nạn, nơi gia đình cô đã được nhận tị nạn trước khi đến Hoa Kỳ. Giờ đây, cô bé ấy đã trở thành nữ cố vấn cho Tổng thống Obama, người phụ nữ Mỹ gốc Việt đầu tiên làm việc tại tòa Bạch Ốc giữ chức vụ Giám đốc các vấn đề an ninh Đông Nam Á, Châu Đại Dương và Đông Á. Đài Á Châu Tự Do vinh dự có buổi phỏng vấn bà Elizabeth Phù tại tư gia. Đây là lần đầu tiên bà Elizabeth Phù trả lời phỏng vấn truyền thông Việt ngữ.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét