Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Ngày Quân Lực 19 tháng 6

Toàn bộ cuốn DVD "Đại Họa Mất Nước" 



Ngày Quân Lực 19 tháng 6.
Tri Ân các chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ngày Quân lực Việt Nam Cộng hòa 19-6-1971, 19-6-1973 



…Sau Cuộc đảo chính tại Việt Nam Cộng hòa năm 1963, các tướng lĩnh Quân đội Việt Nam Cộng hòa nắm quyền chính trị. Ngày 27/11/1964, Hội đồng Quân lực phân định lại các Vùng chiến thuật, tách Biệt khu Thủ đô và Đặc khu Rừng Sác thành khu chiến thuật độc lập khỏi Vùng 3 chiến thuật.
Năm 1965, Hội đồng Quân lực quyết định đổi danh xưng Quân đội Việt Nam Cộng hòa thành Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đồng thời thành lập thêm Sư đoàn 10 bộ binh (đặt trực thuộc Quân đoàn III, năm 1967 cải danh thành Sư đoàn 18 bộ binh), nâng tổng số Sư đoàn bộ binh lên 10. Cũng trong năm này, Lữ đoàn Nhảy dù phát triển thành Sư đoàn Nhảy dù.
Tháng 7 năm 1970, các Vùng chiến thuật được cải danh trở lại thành các Quân khu. Tính đến năm này, Quân lực Cộng hòa có quân số lên đến 1 triệu quân, được trang bị 1 triệu súng M-16, 12.000 súng máy M-60, 40.000 súng phóng lựu (grenade launcher) M-79, và 2.000 lựu pháo (howitzer) và súng cối hạng nặng (heavy mortar)[21]. Cũng trong năm này Quân chủng Không quân lấy nòng cốt từ các Không đoàn trên 4 Quân khu để thành lập 4 Sư đoàn: Sư đoàn 1 tại Đà Nẵng, Sư đoàn 2 tại Nha Trang, Sư đoàn 3 tại Biên Hòa và Sư đoàn 4 tại Cần Thơ. Cùng năm này, giải tán Lực lượng đặc biệt để sát nhập một số qua Biệt động quân, số còn lại trở thành Liên đoàn 81 Biệt cách dù.
Năm 1971, thành lập Sư đoàn 5 Không quân làm đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu. Tháng 10 cùng năm Sư đoàn 3 bộ binh được thành lập, trở thành Sư đoàn bộ binh thứ 11 và cũng là đơn vị chủ lực quân con út của Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Cuối năm này, cải tổ lại Lực lượng Biệt động quân sau khi đồng hóa Lực lượng Dân sự chiến đấu thành các Tiểu đoàn Biệt động quân Biên phòng, thành lập tại mỗi Quân khu một Bộ chỉ huy Biệt động quân.
Năm 1972, thành lập thêm Sư đoàn 6 Không quân tại Pleiku, hoạt động trên vùng trời và trách nhiệm với chiến trường Cao nguyên Trung phần.
Năm 1973, một lần nữa Biệt động quân lại được cải tổ. Nâng tổng số Lực lượng này thành 15 Liên đoàn, một số là đơn vị Tổng trừ bị cho Bộ Tổng tham mưu, số còn lại Tổng trừ bị cho các Quân khu. Cuối năm 1974 và đầu năm 1975, thành lập thêm 2 Liên đoàn nữa….

TỪ HOÀNG DIỆU TỚI NHỮNG THẦN TƯỚNG
CỦA QUÂN LỰC VNCH

https://drive.google.com/folderview?id=0B7vxHAQlq7jzSGJqWTlDZ2Q1c1k&usp=sharing

Danh dự của một người chiến sĩ là phần giá trị tinh thần từ sự ý thức và hoàn thành các trách nhiệm được giao phó đúng theo truyền thống nhân bản của Việt tộc của một người bảo vệ quê hương.. Được cầm súng bảo vệ quê hương và đồng bào của mình chính là danh dự, là đạo đức của người trai miền nam VN trong thời loạn ly. Nhìn lại lịch sử cổ đại đến cận đại của Đông hay Tây sử. Thì sự kiện ngày 30 tháng 4 năm 1975 của Việt Nam - chứng minh được một điều chưa có một quân đội của một quốc gia nào trên thế giới có số lượng tướng lãnh và binh sĩ tuẫn tiết theo lý tưởng nhiều như Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Những cấp chỉ huy trong quân lực VNCH đã nếu cao danh dự của một cấp chỉ huy theo đúng truyền thống của quân đội Đại Việt. Họ là những Nguyễn Tri Phương-Hoàng Diệu oanh liệt dũng cảm hy sinh trong chiến đấu, thà chết chứ không đầu hàng giặc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét