Thứ Năm, 2 tháng 6, 2016

Tưởng Năng Tiến – Nhân Chuyện Một Phiên Toà Bốn Mươi Lăm Phút



Tưởng Năng TiếnNhân Chuyện Một Phiên Toà Bốn Mươi Lăm Phút


“Chẳng lẽ cả dân tộc đi xuyên suốt một chặng đường máu lửa để chỉ đổi được từ cái lồng này sang một cái lồng khác hay sao?”
Vũ Cao Quận
 Ông Trần Văn Giàu mất ngày 16 tháng 12 năm 2010. Ba hôm sau, ban biên tập Viet-Studies và ban biên tập Diễn Đàn(mới) được cái “vinh dự công bố Hồi Kí Trần Văn Giàu.”
Sao mà bí mật và “chảnh” dữ vậy cà?
 Tui có coi chơi vài trang, và hoàn toàn không hiểu tại sao việc cho phổ biến những chuyện (lùm xùm) giữa Trần Văn Giàu và cái đám đồng chí (mà phần lớn đều không ra gì) của ông ta lại là điều được coi là ... vinh dự ?
  Đối với một số người thì cứt của những kẻ đã đi theo cộng sản, như ông Trần văn Giàu chả hạn, không chừng vẫn bốc mùi thơm, hoặc (ít ra) cũng không đến nỗi gì thối lắm nên họ vẫn có thể ...hít hà mà không cảm thấy nó khó ngửi, hay khó chịu gì ráo trọi!

Một đêm Khủng khiếp ở xã Thanh Phong
Một đêm Khủng khiếp ở xã Thanh Phong
(One Awful Night in Thanh Phong)
Của Gregory L. Vistica


pc 04_ Phạm Thị Lành, vốn được thực hiện bởi một người quay phim của chương trình “60 Phút II” vốn là người không quen thuộc gì với lời tường thuật của ông Klann : tuy nhiên, điều đáng lưu ý là cuộc phỏng vấn của chương trình “60 Phút II” được thực hiện với ông Erhard Klann vào khoảng năm 2001 và trước đó có nhiều cuộc phỏng vấn khác nhau với ông Bob Kerrey từ lúc năm 1998. Có một điều chắc chắn rằng, chương trình “60 Phút II” thực hiện cuộc phỏng vấn với bà Phạm Thị Lành ở một vùng quê xa xôi của Việt Nam, ắt hẳn được tiến hành sau cuộc phỏng vấn với ông Erhard Klann.

Điều nầy không thể nào bảo đảm là hai lời tường thuật có vài điểm giống nhau –từ ông Klann và sau đó là bà Lành– mà không có sự rò rỉ tin tức ra ngoài hoặc bản tin của cuộc phỏng vấn với ông Klann được phát hành trước khi có cuộc phỏng vấn với bà Lành mà nhà cầm quyền Việt Nam biết được từ trước. Vì chính bà Lành, trước đây trong cuộc phỏng vấn lần đầu tiên luôn luôn khẳng định là người chứng kiến tận mắt những sự việc giết hại ở xã Than Phong và kể lại một cách rất chi tiết; tuy nhiên sau đó, trong chuyến trở lại lần thứ hai của nhóm phóng viên “60 Phút II,” bà Lành sửa đổi lại là bà ta “chỉ nghe” hơn là nhìn thấy tận mắt những sự việc xảy ra.

Nhưng không ai đặt ra thêm câu hỏi là bà ta “nghe thấy” như là một nhân chứng có mặt tại hiện trường hay chỉ là “nghe kể” lại sau nầy từ nhà cầm quyền Việt Nam trong những thủ đoạn tuyên truyền thêm thắt sự việc của Cộng sản. Và thủ đoạn nầy sẽ được chứng minh rõ hơn ở những phần sau của sự việc qua chính sự mâu thuẩn của những lời tường thuật của bà Lành, lời tuyên bố của nhà cầm quyền Việt Nam, ngay cả những lời tường thuật –được xem là đáng tin cậy– của ông Klann (chỉ đơn giàn là vì nó có vài điều được cho là gần như trùng hợp với lời tường thuật của bà Lành).

Trường hợp Hoàng Phủ Ngọc Tường

Nguyễn Văn Lục


Dân vạn chài ở sông Hương sống cả đời trên thuyền của họ, những chiếc thuyền ba ván nhỏ, đáy phẳng. Những gia đình nghèo sống bằng nghề đánh cá và khai thác cát trái phép bên sông. © Maika Elan
Có phải Huế thật sự là như thế không? Thưa cũng có thể phải. Đất nước đang có những chuyển mình đến chóng mặt mà văn hóa, đạo đức nay trở thành sự thách thức cho 90 triệu người Việt Nam.
Vậy mà Huế vẫn lặng lờ những bước đi chậm chạp đổi mới. Quá khứ các triều đại vua quan nhà Nguyễn từ 1802 vẫn còn lởn vởn có mặt như gợi nhớ một kỷ niệm cả một thời không dễ dàng bỏ đi được.
Thật vậy, Huế vẫn có thể là linh hồn của một số ít ỏi con dân Việt Nam còn sót lại mà cá tính con người chưa kịp thay đổi. Vì thế, đến Huế không thể không ghé thăm lăng tẩm thành quách cũ như lăng Khải Định để tìm lại cái ‘Vang bóng một thời”.
Nhưng thật sự về mặt lịch sử chính trị thì Huế lại là một miền đất với nhiều bất hạnh từ hơn một nửa thế kỷ nay.
Một nỗi bất hạnh lớn của Huế có tên là Tết Mậu Thân đi kèm theo một số tên tuổi một thời như Nguyễn Đắc Xuân, Hoàng Phủ Ngọc Tường (HPNT), Lê Văn Hảo.
Lê Văn Hảo hiện nay ở Pháp có lẽ đã sáng mắt, sáng lòng. Nhưng còn lại Nguyễn Đắc Xuân và nhất là HPNT thì xem ra vẫn vậy…

Hoàng Phủ Ngọc Tường, 
kẻ hái phù du sau thảm sát Tết Mậu Thân 1968 tại Huế
VNNB, 1/1/05
Hồ Đinh

1968-2002, bao chục năm qua nay cũng đã đủ để khai quật nấm mồ lịch sử về cuộc thảm sát của VC, mà nạn nhân đa số là dân chúng vô tội, trong trận chiến Tết Mậu Thân 1968 tại Huế. 
Theo nhận xét của học giả Nguyễn Hiến Lê thì muốn viết lịch sử, phải sống cùng lịch sử ít nhất một thời gian. Do trên hiện có một số lớn nạn nhân sống sót sau thảm kịch Mậu Thân Huế 1968, đã quả quyết thủ phạm chính cuộc tàn sát dã man lúc đó là những thành phần trong cái mặt trận Liên Minh Dân Tộc Hòa Giải do Hà Nội dựng lên tại Huế vào ngày mồng ba tết Mậu Thân (1-2-1968) gồm Lê Văn Hảo, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Hoàng Phủ Ngọc Phan, Nguyễn Đắc Xuân, Nguyễn Đóa, Đào Thị Xuân Yến, Hoàng Phương Thảo..Bia đá trăm năm có thể bị hủy diệt bởi con người và thời gian, lịch sử cũng vậy có thể cũng bị thay đen đổi trắng bởi bọn cầm quyền và đám bồi bút vô loại nhưng bia miệng thì không bao giờ bất biến bởi chúng là những tác phẩm vô hình không chữ nghĩa. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét