...Khi thủy triều xuống, chúng ta trở lại chuyện kinh tế cũng là chính trị.
Trung Quốc tưởng là tìm ra phép thần kỳ với chiến lược tăng trưởng bằng đầu tư, tín dụng và xuất cảng. Nhưng chỉ có lượng mà thiếu phẩm. Đầu tư ào ạt gây lãng phí, tham ô. Khối tín dụng dồi dào thổi lên bong bóng và trở thành một núi nợ sẽ sụp. Trong khi ấy xuất cảng giảm sút vì các thị trường Âu-Mỹ-Nhật đều co cụm. Lãnh đạo Bắc Kinh ý thức được sự hiểm nguy đó nên cố chuyển qua chiến lược khác.
Nhưng khi cỗ xe quẹo cua thì cũng là lúc dễ lật.//
Nguyễn-Xuân Nghĩa -
Thủy Triều Xuống - Trồi Lên Một Núi Nợ...
* Nhà ga Vũ Hán hiện đại và vĩ đại - mà vắng khách *
Khi Chủ tịch Tập Cận Bình khoa trương sức mạnh kinh tế Trung Quốc tại thượng đỉnh Mỹ-Hoa ở Rancho Mirage thì một ngân hàng Trung Quốc vỡ nợ. Sau đó là một chuỗi biến động...
Everbright Bank hay Đại Quang Ngân hàng là ngân hàng đầu tư đứng hạng 11 của Trung Quốc về ngạch số tài trợ, và là chi nhánh của tập đoàn Đại Quang, cơ sở quốc doanh thuộc hệ thống Hối Kim Trung Uơng, Central Huijin, là tập đoàn đầu tư chi nhánh của Công ty Đầu tư Trung Quốc CIC, tập đoàn tài chánh do Quốc vụ viện (Hội đồng Chính Phủ) Trung Quốc quản lý qua Bộ Tài chánh.
Từ Everbright qua Đại Quang Đầu Tư lên Hối Kim, rồi CIC, Bộ Tài chánh và Quốc vụ viện, một chuỗi doanh nghiệp lồng vào nhau như búp bê Nga, trong bàn tay phù thủy của nhà nước....
Hôm mùng sáu Tháng Sáu, ngân hàng Everbright không trả được món nợ sáu tỷ đồng Nguyên, tương đương với 980 triệu Mỹ kim. Chủ nợ là Industrial Bank Co. hay Hưng nghiệp Ngân hàng tại Phúc Kiến bị vạ lây, không trả được nợ. Nói hoa mỹ là "vi ước" hay lỗi hẹn, nôm na là mấp mé vỡ nợ.
Nhiều trường hợp tương tự cũng đã xảy ra....
Thứ Tư, 26 tháng 6, 2013
Thứ Năm, 20 tháng 6, 2013
NHỮNG NGÀY MƯA...CHÓ MÈO
June 20, 2013
Người Mỹ có câu thành ngữ thông dụng…raining cats and dogs…mưa quá to, giông bão tơi bời vì quá nhiều sự việc dồn dập. Ở Việt Nam, mưa thực sự đem theo rất nhiều chó và mèo.
Trước hết, một bài báo có nhiều người đọc từ BBC nói về một nhân vật từ Úc, bà Michele Brown, thuộc hội bảo vệ súc vật. Khi làm một phóng sự về tệ nạn ăn thịt chó của người Việt, bà và người tài xế bị rượt đánh suýt chết. Bà này có làm một cuốn phim tài liệu trình chiếu tại hội phim Cannes về nạn ăn thịt chó mèo của người Trung Quốc và người Việt. Phim tạo một truyền cảm ghê rợn cho khán giả và gây ra một tai hại rất lớn cho những “cảm tình” mà các trí thức Âu Mỹ dành cho người Tàu và người Việt.
Chúng ta phải hiểu về phong tục và văn hóa của các dân tộc da trắng Âu Mỹ (Caucasian). Trong bậc xếp hạng về vị trí vai vế trong xã hội, thú vật nuôi trong nhà (pets) đứng sau trẻ em và đàn bà nhưng trước đàn ông. Mỗi năm, tiền chi tiêu mua sắm cho các pets tại Mỹ nhiều hơn ngân sách của toàn thể chánh phủ Phi Châu. Có thể vì sợi giây gia đình không bền chặt nên người Âu Mỹ thân thiết với các pets hơn các mối liên hệ xã hội khác. Dù thế nào, giết pets ở Mỹ là tội hình sự; và người ăn thịt chó mèo được xem như là man rợ, rừng rú và đáng khinh bỉ.
Điều quan trọng ở đây là chuyện của bà Brown không phải là tít lớn duy nhất trên các mạng truyền thông Âu Mỹ. Gần đây, nhiều phóng sự bài vở với góc nhìn rất tệ hại về Việt Nam lan tràn khắp nơi. Chuyện ăn thịt chó mèo, chuyện tội phạm Việt trồng ma túy cần sa khắp Canada, Anh và Mỹ, chuyện đại gia Việt phá rừng ở Lào và Kampuchia, chuyện buôn người ở Đông Âu, chuyện rửa tiền và tham nhũng, chuyện bắt giữ các bloggers, chuyện khách du lịch bị chặt chém và lừa bịp, chuyện ngăn chận Facebook…Nói tóm lại, các mạng truyền thông thế giới đã trở thành “thế lực thù địch” lớn nhất của chế độ hiện nay.
Tôi còn nhớ trước 1975, khi Mỹ muốn thay đổi chính sách ở Việt Nam sau khi đi đêm với Trung Quốc (qua cuộc viếng thăm lịch sử của Nixon ở Tàu vào 1972), các giới truyền thông Âu Mỹ tấn công mạnh mẽ vào chánh quyền Thiệu và quân đội VNCH. Bọn họ moi móc và ngụy tạo không biết bao nhiêu là bài vở rất tệ hại cho hình ảnh miền Nam VN. Với sự góp tay của các trí thức khuynh tả, đây thực sự là một chiến dịch PR điều khiển từ White House để chuẩn bị dư luận. Vì lá phiều của cử tri vô cùng thiết yếu cho sự sinh tồn của các chính trị gia Âu Mỹ, “chuẩn bị dư luận” luôn luôn là một báo hiệu cho những bước đi kế tiếp.
Xin nói rõ tôi không biết một điều gì khác ngoài việc “đọc và suy ngẫm” những thông tin đã xuất bản. Nhưng từ các sự kiện trên, tôi tự hỏi “các trận mưa…chó mèo này đang muốn nhắc nhở tôi về một điều gì?”
Alan Phan
Thứ Ba, 18 tháng 6, 2013
ODA, FDI: NỢ CÔNG VÀ THAM NHŨNG Ở VIỆT NAM
Lâm Văn Bé
14.02.2012 Để cứu giúp Việt Nam thoát ra khỏi tình trạng chậm tiến và bần cùng, tháng 11 năm 1993, một số quốc gia phát triển và các quỹ tiền tệ quốc tế họp tại Paris để chấp nhận tài trợ cho Việt Nam với chương trình ODA và trước đó vài năm, một số doanh thương ngoại quốc cũng đã bắt đầu đem vốn đến Việt Nam đầu tư dưới dạng FDI.
Ngoại tệ ào ạt đổ vào Việt Nam. Một số hạ tầng cơ sở được trùng tu phát triển, các tòa nhà chọc trời của giới tư bản được dựng lên tại các thành phố lớn. Bộ mặt của xã hội chủ nghĩa đã nhanh chóng đổi thay cùng nhịp với sự thay hình đổi dạng của các cán ngố. Một giai cấp mới tư bản đỏ xuất hiện, làm giàu với một vận tốc phi mã bằng tham nhũng trên số ngoại tệ tài trợ và tài sản quốc gia, khiến đất nước bên ngoài trông có vẻ «văn minh» hơn, nhưng che giấu bên trong một thực trạng phân cách giàu nghèo trầm trọng, số nợ công thêm chồng chất và vụ thất thoát 5 tỷ mỹ kim của công ty Vinashin là điển hình của chánh sách tham nhũng và bạo lực của Việt Nam hôm nay.
Bài viết đề cập đến một vấn đề tuy «đã nghe, đã đọc», nhưng những con số kinh hoàng sẽ giúp độc giả biết rõ hơn một hiểm họa đè nặng trên vai của nhiều thế hệ người Việt về những món nợ công mà tập đoàn tham nhũng cộng sản từ nhiều thập niên qua đã vơ vét tận tình.
14.02.2012 Để cứu giúp Việt Nam thoát ra khỏi tình trạng chậm tiến và bần cùng, tháng 11 năm 1993, một số quốc gia phát triển và các quỹ tiền tệ quốc tế họp tại Paris để chấp nhận tài trợ cho Việt Nam với chương trình ODA và trước đó vài năm, một số doanh thương ngoại quốc cũng đã bắt đầu đem vốn đến Việt Nam đầu tư dưới dạng FDI.
Ngoại tệ ào ạt đổ vào Việt Nam. Một số hạ tầng cơ sở được trùng tu phát triển, các tòa nhà chọc trời của giới tư bản được dựng lên tại các thành phố lớn. Bộ mặt của xã hội chủ nghĩa đã nhanh chóng đổi thay cùng nhịp với sự thay hình đổi dạng của các cán ngố. Một giai cấp mới tư bản đỏ xuất hiện, làm giàu với một vận tốc phi mã bằng tham nhũng trên số ngoại tệ tài trợ và tài sản quốc gia, khiến đất nước bên ngoài trông có vẻ «văn minh» hơn, nhưng che giấu bên trong một thực trạng phân cách giàu nghèo trầm trọng, số nợ công thêm chồng chất và vụ thất thoát 5 tỷ mỹ kim của công ty Vinashin là điển hình của chánh sách tham nhũng và bạo lực của Việt Nam hôm nay.
Bài viết đề cập đến một vấn đề tuy «đã nghe, đã đọc», nhưng những con số kinh hoàng sẽ giúp độc giả biết rõ hơn một hiểm họa đè nặng trên vai của nhiều thế hệ người Việt về những món nợ công mà tập đoàn tham nhũng cộng sản từ nhiều thập niên qua đã vơ vét tận tình.
Thứ Hai, 17 tháng 6, 2013
CON THUYỀN KHÔNG BẾN
T/S Alan Phan
17 June 2013
Con người thực sự có giáo dục khi hắn biết cách học và thay đổi – Carl Rogers (The only person who is educated is the one who has learned how to learn and change.)
Cha tôi là người nặng tình với quê hương. Khi chúng tôi chưa biết nghe, ông đã nhét tình yêu này vào mấy đứa con qua các bài ru, qua những điệp khúc về quê Quảng Trị nơi “đất cầy lên sỏi đá”, nơi “ đêm đêm có tiếng o nghèo thở dài”, nơi “trời làm cơn lụt mỗi năm”…Giọng hát ông trầm buồn chậm chạp. Bài ông thích nhất là “Con thuyền không bến” của Đặng Thế Phong. Có lẽ trong tiềm thức, ông đã tiên tri về định mệnh quốc gia, 68 năm sau, khi chúng ta thực sự ngồi trên một con thuyền không bến?
Quỹ học bổng VEF
Cuối tuần qua tôi quay lại Nha Trang để dự một hội thảo do quỹ VEF (Vietnam Education Foundation) tổ chức. Quỹ được thành lập và điều hành trực tiếp từ White
House
với mục tiêu cung cấp học bổng cho các sinh viên Việt Nam qua học tại các trường đại học Mỹ và các giáo sư Mỹ qua giảng dậy ở Việt Nam. Suốt 9 năm qua (từ khi Tổng Thống Clinton khởi động), VEF đã giúp cho hơn 500 sinh viên VN đi học hậu đại học (Ph.D. và Masters) và khoảng 100 giáo sư Mỹ qua VN. Buổi hội thảo rồi là cuộc hội tụ hàng năm của các cựu sinh viên VEF, có hơn 100 người tham dự.
Thứ Bảy, 15 tháng 6, 2013
CON CHÁU CÁC CỤ (4C) Ở VIỆT NAM
Lâm Văn Bé
———————–
Xin nói ngay các cụ đây không phải các cụ già trong hàng dân dã mà là các cụ ủy viên trong Trung ương đảng cộng sản Việt Nam. Chế độ Cộng Sản Việt Nam hôm nay không phải chỉ là chế độ đảng trị mà thực sự là một chế độ quân chủ chuyên chế trong đó tập thể con cháu, hàng họ các đảng viên cao cấp thay phiên nhau cầm quyền và bốc lột người dân giống như thuở các triều đại khi xưa.
Bài viết sau đây là một sưu tập các 4C, tuy chưa đầy, nhưng đủ để cho thấy chế độ Cộng Sản Việt Nam từ thời Hồ Chí Minh cho đến nay chỉ là một thứ gia đình trị, tập hợp các đảng viên cao cấp bạo ngược, phân chia quyền lực và quyền lợi từ cha đến con, cả đến hàng họ xa gần và bè đảng đã đưa xã hội đến chỗ vô đạo, đất nước đến chỗ nghèo đói, và hiểm họa Bắc thuộc lần thứ tư như điều không tránh khỏi.
Con của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (2006 – )
Chúng tôi bắt đầu với người có nhiều quyền lực, gian xảo và tham nhũng nhất nước hiện nay là thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Lý lịch của Nguyễn Tấn Dũng thật mù mờ. Trên trang mạng của Nguyễn Tấn Dũng ghi là sinh năm 1949 tại Cà Mau, nhưng ngôi nhà tự nguy nga của Dũng thì ở Rạch Giá. Ông Hoàng Dũng, một cán bộ Văn phòng Trung ương đảng đã làm việc với nhiều ủy viên cao cấp trong đảng, đã tiết lộ nhiều bí mật về đời tư của nhiều người lãnh đạo. Về Nguyễn Tấn Dũng, ông viết: «Theo cụ Nguyễn văn Linh, Tổng Bí Thư, thì trong thời gian Nguyễn Chí Thanh làm Bí thư Liên khu ủy Khu IV từ năm 1948 đến 1950 đã có quan hệ với một cán bộ phong trào ở đây và sinh ra Nguyễn Tấn Dũng và cụ còn cho biết là Nguyễn Tấn Dũng còn có một người em trai nữa cũng là con của tướng Thanh.
Cũng trong tài liệu nầy, ông Hoàng Dũng tiết lộ là có gặp nhiều lần Nguyễn Tiến Thắng (Tư Thắng) là em của Nguyễn Tấn Dũng (Ba Dũng). Ông viết về Tư Thắng như sau: Điều tôi quan tâm nhất là anh ta có quan hệ với nhiều người Đài Loan, đặc biệt trong mạng lưới các chân rết của Tư Thắng có một ngân hàng Đài Loan hoạt động chui tại VN là First China Bank. Như vậy, có thể hiểu được đây chính là «sân sau» của Ba Dũng và để tránh đụng chạm với các thế lực khác cạnh tranh, anh em ông Ba Dũng đã nhắm vào địa bàn hoạt động chủ yếu ở miền Trung và Nam Bộ, sau đó việc rửa tiền và chuyển ngân lậu được thực hiện qua ngã Đài Loan…(Hoàng Dũng 09/10/2006 Những bí ẩn về Nguyễn Tấn Dũng, trang mạng winc100.multiply.com/journal/ item/261/261)
Thứ Tư, 5 tháng 6, 2013
MÚA RỒNG TRÊN MÂY ẢO
Nguyễn-Xuân Nghĩa
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"
Trận đấu trí và đấu lực Mỹ-Hoa
* Tập Cận Ba và trò hý lộng *
Trong tuần này, nguyên thủ của Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ có hai ngày xăn áo vỗ đùi nói chuyện thân tình tại một nơi có cái tên tiền định: Rancho Mirage. Trang trại ảo. Nhìn từ bên ngoài, chúng ta nghĩ sao?
Theo tiết lộ của viên chức có thẩm quyền – mà giấu tên, dĩ nhiên – Chủ tịch Tập Cận Bình đã yêu cầu tổ chức thượng đỉnh, tại địa điểm khá thân và vào thời điểm khá cận, để chứng tỏ tư thế của mình với đảng, nhà nước và thần dân ở nhà. Mãi đến năm 2002, khi hai nhiệm kỳ sắp dứt, Chủ tịch Giang Trạch Dân mới có kiểu hội kiến như vậy trong trang trại của Tổng thống George W. Bush. Chủ tịch Hồ Cẩm Đào thì chưa, cứ cà vạt cổ cồn cứng ngắc nói chuyện chính thức với Tổng thống Mỹ theo bài bản định trước, chứ không có phút giây thoải mái nói thật và nói hết....
Đấy là cách suy luận từ bên ngoài, của truyền thông Hoa Kỳ, đúng sai thì chưa ai rõ.
Từ giác độ văn hóa, ta có thể nghĩ đến cung cách Trung Hoa đầy chữ lễ dành cho vị quốc khách để bàn về thiên hạ sự, và phong thái Hoa Kỳ có chất cao bồi là nướng thịt ngoài vườn để nói về chuyện lợi hại.... Hãy trở về với nội dung thật của vở kịch chính trị.
Hoa Kỳ là nước dân chủ, đa nguyên và cởi mở, nên tiếp cận với mọi vấn đề trong tinh thần đó: không ai có độc quyền chân lý. Mọi người đều có thể tìm giải pháp cho bài toán của mình, căn cứ trên một số thông tin mà ai cũng biết là hạn chế chứ không toàn diện. Khi tiếp cận với Trung Quốc cũng thế, Hoa Kỳ có nhiều hướng ứng xử khác nhau.
Thứ nhất và thực tế là ứng xử về quyền lợi kinh tế, với những người thấy mối lợi trong giao dịch, nhiều người khác thì e sợ thiệt hại vì thể chế kinh tế chính trị của Trung Quốc. Cả hai thành phần này đều tác động vào dư luận – khách hàng và chính trường - với lý luận đầy vơi. Ly nước đã đầy một nửa vì Bắc Kinh đã cải cách và nền kinh tế hạng nhì thế giới trở thành một thị trường đáng kể với hơn một tỷ dân. Nhưng ly nước còn vơi một nửa vì Bắc Kinh cải cách nửa vời, chưa có nền kinh tế thị trường đích thực, còn giành quyền bảo vệ hệ thống kinh tế nhà nước và thường xuyên ăn cắp quyền sở hữu trí tuệ lẫn bí mật về kỹ thuật quốc phòng. Cả hai thành phần đều có tiền nuôi vẹt – các "chuyên gia" về Trung Quốc – để nói ra sự thật của mình.
Hướng ứng xử thứ nhì thuộc về chính quyền và các nhà ngoại giao là những người được phép nói dối cho tổ quốc. Bộ Ngoại giao phải tổng hợp quan điểm về quyền lợi của đất nước khi tiếp cận với Bắc Kinh.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)