Thứ Tư, 31 tháng 10, 2012

VIỆT NAM TÔI ĐÂU? CÂU HỎI CỦA NHIỀU THẾ HỆ



Tuesday, 30 October 2012 20:41

Sau 36 năm, Việt Nam chẳng những không bước thêm một bước nào; trái lại, về kinh tế, chính trị, so với đà tiến nhân loại, đã lùi xa hơn vào quá khứ, và văn hóa đạo đức đang trở về với thời sơ khai nô lệ, nghĩa là thời kỳ mọi của cải đều có thể mua bán, trao đổi, kể cả mua bán, trao đổi chính con người. Người mẹ đang từng cơn xót dạ nhìn đời mà Việt Khang gặp hôm nay không khác gì người mẹ mà tôi gặp đi bán máu ngoài nhà thương Chợ Rẫy mấy chục năm trước. Nếu ai hỏi Việt Nam của mẹ ở đâu, chắc chắn mẹ sẽ chỉ ra những nấm mồ vô chủ. Những bầy em đói khổ nghèo nàn màViệt Khang mô tả hôm nay cũng không khác gì đám trẻ tôi đã gặp ở vùng kinh tế mới Đồng Xoài ba mươi lăm năm trước. Nếu ai hỏi Việt Nam của các em đâu, các em sẽ chỉ ra những vỉa hè bụi bặm, những góc phố tối tăm. Nhưng hiểm họa đất nước đang phải đương đầu không chỉ là độc tài, tham nhũng mà còn là đại họa mất nước...
*
Buổi trưa ở Chennai. Làm việc xong trên đường trở về khách sạn, tôi nhờ người lái xe đưa đi thăm vịnh Bengal. Đứng bên bờ vịnh nhìn sang phía bên kia bờ là Đông Nam Á. Tôi tự hỏi Việt Nam đang nằm ở đâu sau dòng nước xanh xa thẳm kia. Và cùng lúc tôi chợt nghĩ đến bài hát "Việt Nam tôi đâu" của Việt Khang đang trở thành khẩu hiệu cho tuổi trẻ trong vào ngoài nước.

Việt Nam tôi đâu?

Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

VIỆT NAM: NGƯỜI NGHÈO TẠI CÁC ĐÔ THỊ “VẬT LỘN MỖI NGÀY ĐỂ KIẾM SỐNG”.


http://thediplomat.com/2012/10/23/hanoi-urban-poors-everyday-struggle/?all=true

29/10/2012

Bảo Anh chuyển ngữ, CTV Phía Trước
Taufik Indrakesuma & Johannes Loh, The Diplomat

Khi dân số Việt Nam bắt đầu chuyển dần về các thành phố, những người nghèo khổ phải vật lộn vất vả đối với các nhu cầu cơ bản trong cuộc sống của con người. Liệu họ có bị bỏ lại ở phía sau?
Hiện nay Việt Nam có tỷ lệ đô thị hóa cao nhất trong khu vực Đông Nam Á. Một thập kỷ trước đây, chỉ có 24% dân số sống ở các thành phố, với 65% lực lượng lao động làm việc trong ngành nông nghiệp nông thôn. Ngày nay, số liệu cho thấy đã có hơn 30 triệu người sinh sống ở các khu vực thành thị, chiếm khoảng 34% tổng dân số của Việt Nam. Nước này đang chứng kiến các khu vực độ thị gia tăng nhanh chóng, với số lượng 755 các thị xã và thành phố, và con số này vẫn tiếp tục tăng lên. Các nhà quy hoạch ước tính rằng các thành phố của Việt Nam sẽ có khoảng 46 triệu người sinh sống vào năm 2020. Hai thành phố lớn nhất, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, là trung tâm tăng trưởng chính của đất nước, cùng với sự hỗ trợ bởi tỷ lệ thất nghiệp đô thị tương đối thấp ở khoảng 4,6%.

Thứ Hai, 29 tháng 10, 2012

VĂN HÓA TỪ CHỨC


BLOG CỦA ALAN
NGÀY CHÚA NHẬT 28/10/2012

Sau 1 ngày (không cần 15 ngày) tự phê và tự tha thứ, cá nhân Alan Phan sẽ chính thức từ chức vị trí Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa kể từ 1/1/2013. Đây là chuyện nghiêm túc, có thực chứ không phải chuyện đem ra diễu chơi.
Viasa là một quỹ riêng tư của 3 gia đình thành lập từ 2002. Sau 10 năm, tôi xin được phép rút lui vì các lý do đơn giản sau đây:
- Hiệu quả tài chánh của mấy năm vừa qua khá bết bát vì lối quản trị bảo thủ và chiến thuật trọng sự an toàn không thích hợp lắm trong một môi trường nhiều thay đổi và cần sáng tạo;
- Sau 10 năm, cũng bao nhiêu đó công việc ngày qua ngày, ông già Alan đã mất đi niềm đam mê ban đầu và sự đói khát hăng say để tạo nhiệt huyết cho nhân viên và đối tác;
- Sự ù lì, lười biếng, mệt mỏi đã thể hiện trong các cấp quản lý cao. Virus của căn bệnh “làm vừa đủ để khỏi bị đuổi” đã lan truyền nặng và mục tiêu vì doanh thu hay lợi nhuận đã bị bỏ sót.

Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2012

THÊM MỘT CUỘC ĐỌ SỨC

Tưởng năng Tiến


Hôm 24 tháng 5 vừa qua, tôi có đọc trên trang pro&contra một đoạn văn ngắn – hơi buồn – của nhà văn Phạm Thị Hoài viết cho (và viết về “cuộc đọ sức” của) Người Buôn Gió, cùng những người đồng cảnh:

“Đó là một cuộc đọ sức giữa hai đối thủ hoàn toàn không cân xứng: bên này là một nhà nước đầy quyền lực, sức mạnh và sẵn sàng nghiền nát bất kể ai và bất kể điều gì nó không ưng ý; bên kia là một con người bình thường, một cá nhân vô danh nhỏ bé.

Cuộc đọ sức không diễn ra ở lĩnh vực thường được gọi là chính trị. Bạn, cá nhân nhỏ bé kia chưa bao giờ là một nhà chính trị, lại càng không là một kẻ âm mưu, một kẻ chống phá nhà nước. Suốt cuộc đọ sức, bạn ở vị trí phòng thủ, không muốn gì hơn là được giữ những gì mà bạn coi là tính cách của mình, cuộc đời của mình và danh dự cá nhân của mình, dù hay hay dở.

Những thứ ấy đều bị nhà nước thường xuyên xâm phạm, bằng những phương tiện thừa thô thiển và lố bịch, nhưng không bao giờ thiếu dã man. Trấn áp và đe dọa, để buộc bạn phải từ bỏ bạn bè cùng chí hướng, phải gột rửa quan điểm riêng để tiếp thu những quan điểm theo chỉ đạo, phải xưng hô không như bạn thuận miệng, phải sinh hoạt trái với sở thích, phải dành thời gian cho những hoạt động mà bạn ghê tởm, phải tham gia những phong trào mà bạn dị ứng, phải học tập những tấm gương mà bạn chán ghét, phải tuân thủ những quy định mà bạn thấy phi lí, phải tán thành những điều mà bạn cho là ngu xuẩn… Và nhất là phải đầy biết ơn và hân hoan khi được nhà nước cho phép làm tất cả những điều phải làm đó.

TRÒ BỊM BỢM CỐ HỮU RẺ TIỀN CỦA VC "HÒA GIẢI HÒA HỢP" XÂM NHẬP ĐẠI HỌC HARVARD QUA VIỆN TRẦN NHÂN TÔNG


Trúc Giang

October 25, 2012

Trên bản tin của đài RFI ngày 22-9-2012 vừa qua, Giáo Sư Phạm Cao Dương trả lời phỏng vấn về Viện Trần Nhân Tông như sau: “Cần phải chú ý đến những nghiên cứu căn bản về lịch sử, cần phải đào tạo và đầu tư lâu dài cho việc nghiên cứu về Trần Nhân Tông, nếu không thì sau một thời gian ngắn dự án sẽ bị hụt hơi và để lại những hậu quả đáng tiếc”.
GS Dương cũng lo ngại rằng: “Nếu các hoạt động của Viện Trần Nhân Tông thiên về mục tiêu chính trị nhất thời thì hình tượng Trần Nhân Tông có thể bị lợi dụng.”Qua thành phần Ban Chấp Hành và Ban Cố Vấn của Trần Nhân Tông Academy, GS Dương có nhận xét là: “Gần như vắng bóng các nhà nghiên cứu sử học, tôn giáo và triết học. Việc dành ít nội dung cho các cuộc nghiên cứu cơ bản có thể khiến cho Viện không đạt được sứ mạng đề ra.”. Vì vậy GS Phạm Cao Dương cũng nhấn mạnh về sự không phù hợp của tôn chỉ giải thưởng với bản chất của tư tưởng Trần Nhân Tông.


Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

ĐẰNG SAU BI KỊCH CHỐN QUAN TRƯỜNG


Tác giả: Tương Lai

Kỷ niệm 570 năm ngày người trí thức số một của dân tộc chịu cảnh tru di là một dịp để làm sống động lại một bi kịch lịch sử. Thế nhưng, lịch sử thì thiếu gì bi kịch, hà cớ gì lại nhắc đến bi kịch Nguyễn Trãi vào lúc này?
Phải chăng vì chưa lúc nào tư tưởng và nhân cách của Nguyễn Trãi lại có ý nghĩa thời sự và cập nhật với thế cuộc như hôm nay.
Lý do thì nhiều, song có lẽ bức xúc và sống động nhất lại là vấn đề nhân cách và thân phận người được mệnh danh là trí thức đang được kiểm nghiệm gay gắt trong bối cảnh khi mà "một bộ phận không nhỏ" những người tự khoác cho mình cái danh xưng người "tiền phong" lại đang thoái hóa biến chất gây tai tiếng nghiêm trọng mà "trăm đôi mắt đều nhìn vào, trăm ngón tay đều chỉ vào [Phạm Văn Đồng].
Với Nguyễn Trãi, nhân nghĩa gắn liền với an dân, đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tư tưởng, tình cảm và sự nghiệp của ông: "Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm gốc, nên công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu". Cho nên ông đòi hỏi "phép nước phải thuận lòng dân, không lấy điều muốn của một người mà cưỡng ép nghìn muôn người phải theo". Là một kẻ sĩ đích thực, ông "coi công việc của quốc gia làm công việc của mình, lấy điều lo của sinh dân làm điều lo thiết kỷ", cho dù " Ðã biết cửa quyền nhiều hiểm hóc, Cho hay đường lợi cực quanh co" vẫn cứ dấn thân để thực thi sứ mệnh của người trí thức: "Trừ độc, trừ tham, trừ bạo ngược, Có nhân, có trí, có anh hùng".*

Thứ Tư, 24 tháng 10, 2012

CON NGƯỜI TỰ DO LÀ ĐÍCH ĐẾN CỦA GIÁO DỤC


(Bản nguyên bài trả lời phóng viên Lê Ngọc Sơn, báo sinh viên Việt Nam. Tòa soạn đã biên tập lại và xuất bản dưới tên: Hãy bồi đắp cho tâm hồn phì nhiêu, số ra ngày 6/8/2012).

Ở Việt Nam, nay người trẻ không chỉ đối diện với khủng hoảng kinh tế, mà còn đối mặt với một cuộc khủng hoảng các giá trị, khủng hoảng niềm tin, văn hoá... Anh có cùng nhận định không? Và nếu có, thì cảm nhận của anh thế nào?

Đúng là đang có một cuộc khủng hoảng giá trị, không phải chỉ ở những người trẻ, mà ở cả những người già, tức là ở qui mô toàn xã hội. Cảm nhận chủ quan là ai cũng cảm thấy bất an như đang ở trong trạng thái sắp chuyển pha. Nhưng tương lai sẽ ra sao thì lại không đoán định được chính xác. Cho đến nay, vẫn không có nghiên cứu, hoặc dự báo khả tín nào về vấn đề này cả.

SỨC MẠNH CỦA DỊCH THUẬT


Giáp Văn Dương

“Tri thức là sức mạnh”. Tri thức là nền tảng phát triển của xã hội. Nhận định này từ lâu đã được thừa nhận như một chân lý.
Kinh nghiệm Nhật Bản cho thấy, việc hiện đại hóa nước Nhật đã được bắt đầu bởi việc biên dịch các sách khoa học và triết học phương Tây ra tiếng Nhật, khởi đi từ nửa sau thế kỷ XVII và kéo dài từ đó đến nay. Nếu không có cuộc dịch thuật này, nước Nhật đã không thể hiện đại hóa thành công và phát triển thành cường quốc được cả thế giới ngưỡng mộ.
Các cuốn sách được biên dịch này đã có ảnh hưởng to lớn đến đời sống từng người dân Nhật Bản, và giữ vai trò quyết định đến sự thành công của đất nước này. Chính nhờ luồng tri thức mới có được qua việc dịch sách, nước Nhật đã xây dựng được một nền văn hóa mới mang đậm tinh thần khai minh, đặt cơ sở trên khoa học và sức mạnh của lý trí, sự khai phóng về tư tưởng, và sức sáng tạo của cá nhân; tạo ra hạ tầng tri thức vững chắc cho các ngành sản xuất, kỹ nghệ, kinh tế, văn hóa, giáo dục…, cũng như hình thành nên các cách thức tổ chức và vận hành xã hội mới, tiến bộ. Vì thế có thể nói, nếu không có cuộc dịch thuật của giới trí thức Nhật Bản trong trong hơn ba thế kỷ vừa qua thì nước Nhật đã không thể phát triển được như ngày nay.
Gần đây hơn, Hàn Quốc đã noi gương Nhật Bản trong việc đưa tri thức thế giới về nước để tạo tiền đề cho sự phát triển. Ngoài việc chiêu mộ nhân tài thì một trong số các việc quan trọng mà người Hàn Quốc thực hiện là biên dịch các sách khoa học, triết học và kỹ thuật tiên tiến nhất ra tiếng Hàn. Sự thành công của Hàn Quốc ngày nay chắc hẳn phải có sự đóng góp to lớn của việc dịch thuật này.

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

CHUÔNG REO LÚC BA GIỜ SÁNG



Nguyễn-Xuân Nghĩa

"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Mệnh, Đạo Và Thuật Vẫn Thua Cá Tánh Của Lãnh Đạo....



* Hai ứng cử viên Mitt Romney và Barack Obama trong cuộc tranh luận cuối *



Còn đúng hai tuần và một cuộc tranh luận cuối, cử tri Hoa Kỳ sẽ đi bỏ phiếu. Trong cuộc bầu cử năm nay họ sẽ bầu lên người lãnh đạo nước Mỹ bốn năm tới. Theo những tiêu chuẩn gì?

Trong vòng sơ bộ bên đảng Dân Chủ cho cuộc bầu cử tổng thống năm 2008, Nghị sĩ Hillary Clinton tung ra một mẩu quảng cáo truyền hình để tấn công đối thủ là Nghị sĩ Barack Obama. Ba giờ sáng, điện thoại reo vang trong Tòa Bạch Ốc: một vụ khủng hoảng ngoại giao vừa xảy ra. Khi ấy, một người ít kinh nghiệm như ông Obama sẽ làm gì?

Cử tri Dân Chủ không tin vào lời cảnh báo đó. Ông Obama trở thành Tổng thống thứ 44 và bà Clinton là Ngoại trưởng thứ 67 của nước Mỹ. Nhưng nội dung lời nhắn của bà vẫn nguyên vẹn, và thật ra là yếu tố quan trọng nhất để cử tri chọn lựa lãnh đạo.


TỬ HUYỆT CỦA NIỀM TIN


BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ BA 23/10/2012

Bong bóng đầy hơi helium thì sẽ bay bổng trông rất ngoạn mục. Nó mang theo ước mơ tươi đẹp của bao đứa trẻ muốn bay cao qua bầu trời, nhẹ lướt gió như con diều trên ngọn cây mái ngói. Nhưng người lớn thì thực tế hơn. Họ hiểu rằng helium trong quả bóng sẽ xì hơi hay nổ tung theo thời gian, tùy vào áp lực và sức nóng. Nhiều người lớn không chấp nhận định luật vật lý này. Họ muốn “trẻ mãi không già”. Thế giới gọi đây là hội chứng Peter Pan.
Tuần qua, các người “rất lớn” tổ chức hội thảo để giải quyết cục nợ gọi là “bong bóng BDS”. Họ cố tìm ra một lý giải chính đáng để kết luận là bong bóng sẽ tiếp tục bay nếu chúng ta (người dân) có chút niềm tin vào chánh phủ và các công ty BDS (xem bài của VN Express đăng lại nơi web site GNA này).
Tin vào chánh phủ và các công ty BDS? Nếu đây là “tử huyệt” như vài chuyên gia nhận định, thì “tử” là cái chắc. Như một bà vợ bắt gặp chồng ngoại tình lừa gạt không biết bao lần trong quá khứ, nhưng lần này ông chồng xin bà vợ hãy “tin anh đi”, anh mới cởi quần áo nó ra, chưa làm gì cả.
Bỏ qua chuyện niềm tin, đây là những lý do tôi cho rằng một melt-down (chảy tan) của BDS Việt trước tháng 6 năm 2013 là điều khó tránh (trong bài phỏng vấn với VTV, họ cắt phần lớn những biện giải này):

Thứ Hai, 22 tháng 10, 2012

NGHĨA MUỘI TẠ PHONG TẦN


“Đã qua rồi cái thời người dân chỉ được biết những gì nhà cầm quyền muốn cho họ biết, và không được biết những gì nhà cầm quyền muốn bưng bít, giấu nhẹm bằng cách quản lý chặt chẽ toàn bộ hệ thống báo chí trong nước…”


Tạ Phong Tần

Quãng đời ấu thơ của tôi buồn bã, và trơ trọi. Anh kế tôi, Tưởng Đăng Trình, qua đời lúc mới vừa lên chín. Tôi được sinh ra – có lẽ – chỉ để bù đắp (phần nào) cho sự mất mát quá lớn lao, và bất ngờ đã đến với bố mẹ mình.
Và vì thế giữa tôi và người chị kế là khoảng cách khá xa về thời gian, cũng như tình cảm. Chị hơn tôi đến gần mười tuổi. Chúng tôi, tất nhiên, không có thú vui nào có thể chia sẻ với nhau. Chị lớn của tôi thì lấy chồng rất sớm, và ở rất xa. Cả ngày tôi đành chơi lủi thủi mỗi mình, giữa đồi núi bao la và hoang dại, ở Tây Nguyên. Quanh tôi chả có ai ngoài hoa bướm, chim chóc, và sóc chồn.
Sự đơn độc này, xem chừng, đã ảnh hưởng không ít đến đời sống của tôi mãi mãi về sau. Như để bù đắp vào sự thiếu thốn của những ngày thơ ấu, trên đường đời, tôi hay kết nghĩa anh em với những người mà mình qúi mến.

DƯƠNG NHƯ NGUYỆN: THỬ BÀN VỀ VIỆC NHẬN ĐỊNH GIÁ TRỊ VĂN CHƯƠNG NGHỆ THUẬT TRONG THI CA DÂN TỘC VIỆT NAM Ở HẢI NGOẠI


Từ thi ca hoài cổ đến sự ra đời của rừng cây mới:
Bắt đầu bằng một sự gợi ý: Từ Guy de Maupassant cho đến Thạch Lam – Sự rung động trong lòng người đọc văn chương sáng tác

Ngay từ thuở còn bé, tôi đã xúc động khi đọc truyện ngắn của Guy De Maupassant (“GDM”). Câu chuyện đầu tiên tôi đọc là truyện một người phụ nữ mơ mộng, lấy chồng nghèo phải đi mượn một xâu chuỗi kim cương để dự một dạ hội của giới thượng lưu. Xâu chuỗi ấy đã làm thay đổi cả đời nàng. Trả cái giá thượng lưu.
Từ đó, cho đến khi khôn lớn, tôi tìm đọc tác phẩm của GDM, và không bao giờ thất vọng. Trong kho tàng văn chương thế giới, ông được coi là “ông hoàng của truyện ngắn” (King of Short Stories).
Nhà văn Hoa Kỳ Edgar Alan Poe rất thán phục GDM. Đối với tôi, từng truyện ngắn lãng mạn của GDM, ngay cả những truyện siêu thực có tính chất ma quái, vẫn là từng bài thơ xuôi rộng lớn về cuộc đời và tâm hồn con người, mà những chuỗi ngọc về sự mô tả tình tiết và tâm trạng.

Thứ Bảy, 20 tháng 10, 2012

TÀI LIỆU MẬT CỦA CIA VỀ GIA ĐÌNH HỌ NGÔ VÀ CÁC TƯỚNG LÃNH


Nguyễn Kỳ Phong

October 16, 2012


Gia đình họ Ngô. Ảnh Internet

Hai tác phẩm: “CIA and the Generals: Covert Support to the Military Government in South Vietnam” và “CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963.” Tác Giả: Thomas L. Ahern, Jr. Center for the Study of Intelligence ấn hành.
Một số tiết lộ về cuộc chiến từ tài liệu CIA Lần đầu tiên trong lịch sử của Trung Ương Tình Báo Hoa Kỳ (CIA), ban biên tập của cơ quan cho giải mật hai tập tài liệu quan trọng về liên hệ CIA và Việt Nam. “Lần đầu tiên” trong nghĩa này là hai quyển sách trên thuộc lọai (narrative history), có đầu đuôi, chú thích – và quan trọng hơn hết – tác giả là người thật, đọc nhiều tài liệu và viết lại có ngọn ngành cho độc giả.

DÂN CHỦ, QUỐC PHÒNG VÀ GIAN Ý


Nguyễn-Xuân Nghĩa

Nhân chuyện hai ngàn tỷ quân phí cho nước Mỹ



* Ngai trống vàng son lợt sắc rồi!*



Theo dõi ba cuộc tranh luận của cuộc bầu cử tổng thống tại Hoa Kỳ là một cái thú đau thương.

Thú là vì được chứng kiến một sinh hoạt của nền dân chủ, nơi mà Tổng thống và Phó Tổng thống phải cào mặt xin phiếu của dân trước sự đả kích của đối lập. Đau thương vì trong một xứ dân chủ như Hoa Kỳ, các chính khách vẫn có thể nói láo, với sự cổ võ của truyền thông, một trong các định chế xã hội ít được dân chúng tín nhiệm nhất.

Bài viết này sẽ nói về sự đau thương đó, một cách thú vị!

Thứ Sáu, 19 tháng 10, 2012

TỐC ĐỘ CỦA CÔNG NGHỆ ĐỜI SỐNG


October 19, 2012 By Alan

Khi tôi đọc lại những sinh hoạt của các nhân vật trong tiểu thuyết của Balzac hay Steinbeck vài thế kỷ trước, tôi vẫn tìm thấy những thói quen hàng ngày của họ như trầm ngâm trước ly cà phê buổi sáng, chậm rãi lướt qua các tin tức bình luận trên mặt báo…không khác gì chuyện tôi vẫn làm xưa nay. Nhưng con cái tôi và các thế hệ sau này có thể không biết báo giấy là gì hay ai lại có thì giờ nhâm nhi ly cà phê? Ngày nay, chúng lướt qua các tin quan trọng đã tải sẵn trên Ipad hay Iphone, nốc cạn ly cà phê hòa tan và vội vàng đưa con nhỏ đi gởi nhà trẻ. Bửa ăn sáng là một thanh ngũ cốc (cereal bar) trong khi lái xe.
Tốc độ của công nghệ đã thay đổi thói quen trong đời sống và từ đó, tư duy của con người đã biến thiên tận gốc rễ.
Tôi còn nhớ vào năm 1982, một phái đoàn của GE Capital ghé thăm đảo Hải Nam (Trung Quốc) để thảo luận việc tài trợ cho vài dự án. Khác hẳn Bắc Kinh hay Thượng Hải, chúng tôi như quay về thế kỷ thứ 19. Chúng tôi bảo nhau nếu bây giờ, Thế Chiến Thứ Ba xẩy ra hay Tổng Thống Mỹ Reagan có bị ám sát, chắc chúng tôi sẽ hoàn toàn không hay biết trong 7 ngày nơi đây. Lý do là với 1 đài TV, 1 đài radio và 2 tờ báo toàn bằng Hoa ngữ, cộng với khó khăn khi dùng điện thoại liên quốc tế, sự cô lập của chúng tôi gần như toàn diện. Tuy nhiên, chỉ 20 năm sau đó, khu vực Tân Á phía nam đã trở thành một khu nghĩ dưỡng danh tiếng của Á Châu với hơn 15 khách sạn 5 sao.

NGHẸN NGÀO ĐOÀN KẾT



Tháng 10 19, 2012

Đinh Từ Thức

Tham nhũng và lạm quyền tại Việt Nam trầm trọng đến nỗi ngay cả những người đứng đầu guồng máy cai trị đất nước cũng không thể phủ nhận. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang thừa nhận vấn nạn tham nhũng là “sự thật không thể né tránh” đã từng ví bọn tham nhũng như “một bầy sâu, ăn hết của dân”, và bầy sâu này nằm cả trong thành phần lãnh đạo ở cấp cao.

Mục đích của Hội nghị Trung ương 6, được triệu tập khẩn cấp, là để chấn chỉnh những sai trái về nhân sự và đường lối của Đảng lãnh đạo.

Trong diễn văn bế mạc Hội nghị 6, TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết:

“Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã nghiêm túc tự phê bình và thành thật nhận lỗi trước Ban Chấp hành Trung ương về những yếu kém, tồn tại trong công tác xây dựng Đảng, những suy thoái, tiêu cực trong đội ngũ cán bộ, đảng viên như Nghị quyết Trung ương 4 đã nêu. Để giữ nghiêm kỷ luật trong Đảng, góp phần giữ gìn uy tín, hình ảnh thiêng liêng của Đảng và làm gương trong toàn Đảng, Bộ Chính trị đã thống nhất 100% đề nghị Ban Chấp hành Trung ương cho được nhận một hình thức kỷ luật và xem xét kỷ luật đối với một đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị.”

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

HAI TẬP THƠ TÙ NGUYỄN CHÍ THIỆN & HỒ CHÍ MINH


Phan Thanh Tâm


Từ tù lớn đến tù nhỏ, từ tù thời Tây cho đến tù thời nay,Việt Nam là nước có số lượng văn thơ tù ngục nhiều nhất thế giới. Đố ai đếm được nước mình có bao nhiêu thơ tù thì cũng như đố ai biết lúa mấy cây, biết mây mấy từng hay đố ai nằm ngủ mà không mơ vậy.Tuy thế, hầu như mọi người trong chúng ta đều nghe nói tới hai tập thơ Hoa Địa Ngục của Nguyễn Chí Thiện và Nhật Ký Trong Tù của Hồ Chí Minh.
Hoa Địa Ngục với “những vần thơ từ đau khổ bao la” xuất hiện lần đầu tiên hồi tháng 9/80 một cách khá ly kì, do Thời Tập ở Virginia in ra, không tên tác giả, không đầu đề , “song sức phá vạn lần hơn trái phá” của tập thơ đã gây xôn xao trong dư luận.

Thứ Tư, 17 tháng 10, 2012

TÔI LÀM NGƯỜI MỸ DO NIỀM TIN


October 16, 2012

Tác giả: Phan Quang Tuệ

(Ngày 10 Tháng Mười, Thẩm Phán Phan Quang Tuệ, thẩm phán Tòa Di Trú San Francisco, đại diện Chánh Phủ và Quốc Hội Mỹ , làm chủ tọa và tuyên thệ cho khoảng 1,200 di dân nhập tịch Hoa Kỳ, trong buổi lễ tổ chức tại Paramount Theater, Oakland, California. Sau đây là bài diễn văn bằng tiếng Anh, do ông đọc trước những công dân mới của Hoa Kỳ. T/S Nguyễn Ngọc Bích là dịch giả.)

Xin chào quý vị,

Thưa các bạn công dân Hoa Kỳ cũng như tôi,
Thật là một vinh dự và đặc ân cho tôi được đón chào quý vị trong tư cách là công dân nước Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Tôi thật cảm kích được là một phần của giờ phút đặc biệt này.

ĐẢNG XIN LỖI NHƯNG "CUỘC TRANH GIÀNH QUYỀN LỰC VẪN TIẾP TỤC"



Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ, CTV Phía Trước

K. Oanh Hà/Daniel Ten Kate/Peter Hirschberg, Bloomberg News

http://www.businessweek.com/news/2012-10-15/vietnam-s-communist-party-admits-mistakes-as-dung-stays-in-power

Vừa qua sau khi Hội nghị Trung ương 6 kết thúc, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lên tiếng xin lỗi, quyết định không trừng phạt một đồng chí cao cấp và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn tiếp tục vị trí cũ sau khi bị các trang mạng trực tuyến công kích ông. Trong khi đó thì thị trường cổ phiếu đã tăng mạnh nhất trong vòng một tháng qua.
“Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ nhiều khoá nay có một số khuyết điểm lớn, đặc biệt là chưa ngăn chặn và khắc phục được tình trạng tham nhũng, tiêu cực trong một bộ phận cán bộ, đảng viên”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói trên đài phát thanh và truyền hình nhà nước hôm thứ Hai. “Việc một số cán bộ cao cấp (cả đương chức và nguyên chức) có lúc, có việc còn biểu hiện chưa gương mẫu về đạo đức, lối sống của bản thân và gia đình, nói không đi đôi với làm, đã làm ảnh hưởng lớn đến uy tín của các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước và bản thân các đồng chí đó”.

Thứ Ba, 16 tháng 10, 2012

MỘT QUỐC GIA MỎI MỆT ...



October 16, 2012 By Alan Phan

BLOG CỦA ALAN NGÀY THỨ BA 16/10/2012

Trong đời sống mỗi người, chắc ai cũng trải qua những phút giây mỏi mệt, buồn chán và hoang mang. Con người như bị lạc lối, không biết tìm đường thoát và cuối cùng, sau bao loay hoay, phó mặc cho dòng nước đẩy đưa chiếc lá…về bến đục hay trong. Mọi thứ trong quá khứ đều là…những ngày xưa thân ái.

Một bài viết ngắn của bạn Tiểu Bối (Thế hệ của tôi…một thế hệ vất đi) tạo nên sóng lớn, dù là đồng cảm hay ác cảm. Trong đó, tác giả đã bầy tỏ những mệt mỏi vô chừng của cá nhân mình trong tháng ngày hiện đại. Không riêng Tiểu Bối, hai tuần qua, tôi đã trò chuyện với không biết bao nhiêu là doanh nhân, trí giả, sinh viên, công tư chức, già cũng như trẻ, giàu và nghèo, bận rộn và rảnh rang…họ đều chia sẻ một tâm sự mỏi mệt và chán nản.

Họ bàn luận và hỏi thăm về dự đoán kinh tế, về giá vàng và BDS, về lạm phát và tỷ giá, về hội nghị trung ương…Nhưng nhìn cách nói chuyện, bạn có thể nhận chân ra một điều là họ cũng không quan tâm gì lắm đến các đề tài trên, hỏi cho có câu chuyện…Chuyện chung quanh họ cũng giống như cuộc tranh cử giữa Obama và Romney, họ có thể bị ảnh hưởng nhưng hoàn toàn bất lực. Vả lại, quen sống trong bóng tối và sương mù, họ chẳng biết phải chờ đợi những gì??? Ngồi yên trên ghế mà nghe những ruồi muỗi vi vu…

HOA KỲ SAU BẦU CỬ


Nguyễn-Xuân Nghĩa -

"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Lách qua khung cửa hẹp có đầy chất nổ...


Còn đúng ba tuần nữa, cử tri Hoa Kỳ sẽ lại đi bầu. Lãnh đạo mới sẽ dẫn nước Mỹ đi về đâu?

Trong cuộc tổng tuyển cử năm nay, dân Mỹ bầu lại Tổng thống, Phó Tổng thống, Quốc hội khóa 113 gồm 435 Dân biểu Hạ viện và 33 Nghị sĩ Thượng viện, cùng 11 Thống đốc Tiểu bang và hai Đặc khu Hành chánh là Puerto Rico và Samoa thuộc Mỹ và nhiều chức vụ dân cử ở địa phương.

Theo thông lệ, người ta chú ý nhất đến cuộc bầu cử Tổng thống, khởi sự từ 19 tháng trước trong vòng sơ bộ triền miên của đảng Cộng Hoà. Thật ra, Tổng thống Hoa Kỳ không có nhiều quyền hạn như thế giới thường nghĩ. Theo Hiến pháp, Tổng thống Mỹ phải chia quyền với Quốc hội và các quyết định về nội chính như xã hội, kinh tế và ngân sách còn bị hạn chế bởi Tối cao Pháp viện và một định chế độc lập là Ngân hành Trung ương.

CÁC TRANG WEB VIỆT NAM CHỌC TỨC GIỚI LÃNH ĐẠO

Wall Street Journal

http://online.wsj.com/article/SB10000872396390443624204578058541602467084.html

Tue, 10/16/2012

James Hookway/Wall Street Journal

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Tin HÀ NỘI - Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã thoát hiểm được một cuộc thử thách lãnh đạo lần thứ hai khi ông vất vả đấu tranh để ổn định nền kinh tế đang chết đuối của đất nước, nhưng ông và các nhà lãnh đạo hàng đầu khác hiện phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng từ một mối đe dọa mới và phổ biến ở đây: Internet.
Trong một chương trình phát sóng truyền hình, tổng bí thư đảng Cộng Sản cầm quyền Nguyễn Phú Trọng thừa nhận đảng đã sai lầm trong việc quản lý kinh tế, khiến Việt Nam hiện đang phải đối diện với các khoản nợ xấu chồng chất, làm chậm tỷ lệ tăng trưởng, làm lu mờ đi nền kinh tế từng là một trong những câu chuyện thành công của châu Á. Phát biểu tại một cuộc họp hai tuần mà các nhà phân tích xem như một bản án về năng lực thực hiện của Dũng, Ông Trọng đã kêu gọi Bộ Chính trị, bộ phận hoạch định chính sách hàng đầu của đất nước phải khắc phục yếu điểm của mình và phải phát huy vai trò lãnh đạo mạnh mẽ hơn.

Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

SỨC CHỊU ĐỰNG BỀN BỈ CỦA DOANH NHÂN VIỆT


October 14, 2012 By Alan Phan


(Bài viết cho Saigon Times nhân Ngày Doanh Nhân của Việt Nam)

Nếu hỏi tôi lợi thế cạnh tranh của doanh nhân Việt so với các đồng nghiệp trên khắp thế giới thì tôi có thể trả lời không cần suy nghĩ là sức chịu đựng bền bỉ của họ và cách điều chỉnh hoạt động nhanh chóng để thích hợp với một môi trường kinh doanh luôn bất ổn.
Trong vài năm qua, tôi đã gặp và nói chuyện nhiều với các doanh nhân Việt, thành đạt cũng như khó nhọc. Họ đều chia sẻ những chuyện làm ăn khá thần kỳ trong thời bao cấp cũng như thời mở cửa chỉ để bám trụ và tồn tại. Tình hình hiện nay rất phức tạp và khó khăn nhưng cơn bão năm Thìn này không nghĩa lý gì khi so lại những trải nghiệm của quá khứ. Tôi nghĩ tiềm lực nội tại của doanh nhân Việt sẽ giúp họ vượt bão và vươn cao hơn khi tình thế xoay chiều.
Tuy nhiên, có một điều khác biệt giữa hôm qua và ngày nay. Hai mươi năm trước, các doanh nhân này còn nhỏ và rất “đói” về mọi phương diện. Họ không có nhiều để mất và cả thế giới áo ạt đổ bộ vào Việt Nam để đầu tư vào một thị trường nguyên sinh (như Myanmar hiện giờ). Các doanh nhân này đã già hơn, mệt hơn và no đủ hơn vào thời điểm này. Thêm vào đó, sau 20 năm, mô hình kinh doanh dựa trên quan hệ tạo đặc quyền đã không còn hiệu lực và các nhà đầu tư ngoại đã bỏ đi tìm những cơ hội khác.

KHỦNG HOẢNG ĐỊNH CHẾ

Đỗ Thái Nhiên

Ngày 12/10/2012, trang mạng Chuyenhoavietnam đã phổ biến một bài viết mang tựa đề “ Canh Bạc” của tác giả Trần Minh Khôi. Đề cập đến những lao đao hiện nay của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, ông Trần Minh Khôi viết:

“ Ông Dũng chỉ là nạn nhân của quyền lực không bị kiểm soát. Khủng hoảng do ông gây ra là khủng hoảng định chế. Cần chuyển hoá định chế chứ không phải chuyển đổi nhân sự. Định chế phải được chuyển hoá theo hướng pháp quyền hoá chứ không phải quay trở lại với đảng quyền hoá đời sống chính trị quốc gia……”

Đảng cầm quyền, ngay cả trong chế độ độc đảng, không bao giờ có khả năng kiểm soát quyền lực chính phủ của chính nó đẻ ra. Những khủng hoảng hiện nay là sự tiếp tục của chuỗi khủng hoảng mang tính hệ thống đối với những nước độc tài. ”

Đúng như tác giả Trần Minh Khôi nhận định: khủng hoảng chính trị tại Việt Nam ngày nay là khủng hoảng định chế chứ không là khủng hoảng nhân sự lãnh đạo. Có ba cội nguồn dẫn tới khủng hoảng định chế:

Thứ Bảy, 13 tháng 10, 2012

Việt Nam đang cần một cuộc cách mạng độc lập cứu quốc, nhân chủ cứu dân Việt và dân chủ kiến quốc

CHU CHỈ NAM



"Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" - (Nguyễn Du)
"Nuôi thân là nô tài. Nuôi trí là nhân tài. Nuôi tâm là thiên tài" (Lý Đông A)

Trước tình thế Việt Nam hiện nay : ngoại giao thì lệ thuộc Trung cộng, bị nước này khống chế, quốc nội, thì kinh tế đang khủng hỏang, thua kém tất cả những nước trong vùng, giáo dục xuống cấp, đạo lý băng họai, con người không còn là con người, bị nhiễm lý thuyết Mác Lê, đấu tranh giai cấp, cấu xé lẫn nhau, có người cho rằng Việt Nam hiện nay cần phải có một cuộc cách mạng mang 3 ý nghĩa :

1) Độc lập cứu quốc.
2) Nhân chủ, triết lý, đạo đức cứu con người Việt Nam, lấy cái tâm làm chính.
3) Dân chủ kiến quốc.

Trong những bài trước, tôi đã viết nhiều về cách mạng độc lập cứu quốc và dân chủ kiến quốc, ở bài này, tôi xin nói nhiều đến cách mạng nhân chủ lấy con người nói chung và con người Việt Nam nói riêng làm chính. (1)

Thứ Sáu, 12 tháng 10, 2012

ĐỌC "MA CHIẾN HỬU" CỦA MẠC NGÔN


Đông La

Thứ ba, 28 Tháng 4 2009 00:07

Ma chiến hữu là câu chuyện về nhóm chiến hữu Trung Quốc từng là lính trong Cuộc chiến Biên giới năm 1979. Mở đầu là cuộc gặp gỡ sau 13 năm đầy chất Liêu Trai trên một ngọn cây giữa Triệu Kim, hiện là thượng úy, từng là tiểu đội phó trong cuộc chiến và Tiền Anh Hào nay là một hồn ma, từng là một chiến sĩ. Qua sự hàn huyên giữa đôi bạn người – ma này, họ lần lượt kể về nhau, về cả nhóm bạn, rồi lần lượt cả nhóm đã xuất hiện, gặp lại nhau đầy đủ: từ Tiền Anh Hào, Triệu Kim, Quách Kim Khố đến Trương Tư Quốc, trừ Ngụy Đại Bảo vắng mặt vì bị đi tù; toàn bộ cuộc sống của họ, từ quá khứ cho đến hiện tại, đã được dựng lên.
Bắt đầu từ sự kiện: “… ở phía Nam có đánh nhau” (tr.17); nhóm lính trên vì đã được huấn luyện tại “Trung tâm Quân dự bị huyện Hoàng” và “sau một tuần chỉnh huấn chính trị” (tr.15), “Chúng tôi vui thầm trong bụng… cuối cùng chúng tôi cũng đã có cơ hội để thể hiện mình”; “Trung tâm… mở hội nghị, tổ chức liên hoan để tiễn chiến sĩ ra tiền tuyến. Chiến sĩ viết thư bằng máu để thể hiện quyết tâm… Trung đội trưởng, chính trị viên đều chúc rượu nói: chúc đồng chí lập nhiều chiến công, giết nhiều địch để làm rạng danh quân đội anh hùng” (tr.17)… Nhưng đó chỉ là cái phấn khích ở vỏ ngoài, còn thực chất tâm tư bên trong của những người lính chuẩn bị ra trận thì lại như sự phản ứng của Tiền Anh Hào: “Đừng quấy rầy tôi, đồ giả tình giả nghĩa” (tr.17); “chớ có diễn vở kịch thối như cứt mèo ấy làm gì” (tr.18); rồi: “Tiểu đội trưởng La nói: “…Cá nhân phải phục tùng tổ chức, thiểu số phục tùng đa số, tăng cường tính kỷ luật, cách mạng mới có thể thắng lợi… tôi nói như thế có đúng không?”/ “Đúng, đúng… trình độ lý luận chính trị của anh còn cao hơn cả Tư lệnh Trung tâm Quân dự bị… Bái phục! Bái phục!”/ “Cao quái gì… Toàn là những lời giáo huấn nhắc đi nhắc lại thôi” (tr.19).

MẠC NGÔN MONG LƯU HIỂU BA "ĐƯỢC TỰ DO"


Cập nhật: 09:30 GMT - thứ sáu, 12 tháng 10, 2012


Tiếng tăm của Mạc Ngôn lên cao sau tin ông được Nobel Hòa bình
Trong cuộc trả lời phỏng vấn đầu tiên với truyền thông nước ngoài, nhà văn vừa được giải Nobel, ông Mạc Ngôn nói rằng ông hy vọng ông Lưu Hiểu Ba mau chóng được tự do.
Theo Reuters ghi nhận khi cho phóng viên đến làng Cao Mật, tỉnh Sơn Đông sáng 12/10/2012 để hỏi chuyện ông Mạc Ngôn, nhà văn 57 tuổi đã nói về ông Lưu, người nhận Nobel Hòa bình hai năm trước:

“Tôi hy vọng ông ấy sẽ được tự do nhanh chóng,”

Thứ Năm, 11 tháng 10, 2012

"QUẢ BOM" BẤT ĐỘNG SẢN SẼ NỔ TUNG


October 10, 2012
By Alan Phan

Giá BĐS phải giảm thêm 30% mới xuống đáy và giảm 30% nữa để xuyên đáy rồi mới hồi phục.

Bất động sản (BĐS) đóng băng, nhiều căn hộ giảm giá hết đợt này đến đợt khác. Liệu khi buộc phải “phá giá” như vậy doanh nghiệp (DN) BĐS có lỗ? Hay bong bóng BĐS được thổi phồng lên quá mức nên khi xì hơi cỡ nào DN vẫn lãi?

Quý III, BĐS sẽ chạm đáy

. Ông nhận định như thế nào về thực trạng giá BĐS hiện nay?

+ TS Alan Phan, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa tại Hong Kong: Giá thị trường BĐS luôn dựa trên vấn đề thuận mua vừa bán. Suốt thời gian dài vừa qua, BĐS ở Việt Nam bị thổi lên cao hơn giá trị căn bản gấp nhiều lần. Khi áp suất trong bong bóng quá cao sẽ xảy ra tình trạng nổ hoặc xì hơi từ từ. Nhưng dù nổ hay xì hơi thì quả bóng này cũng phải trở về thực trạng của nó.

Thứ Tư, 10 tháng 10, 2012

HÌNH ẢNH BUỔI LỄ TRAO GIẢI THƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG CHỈ MANG TÍNH MINH HỌA?




..Trong những ngày gần đây, cộng đồng mạng xôn xao bàn tán về hai sự kiện hoàn toàn tương phản: một bên là thái độ và chính sách của nhà cầm quyền Việt Nam đối với những cá nhân và tổ chức bất đồng chính kiến, qua bản án thật nặng nề giành cho ba bloggers Điếu Cày, Tạ Phong Tần và AnhBaSaigon, với tổng số năm tù lên đến 26 năm! Và bên kia là giải thưởng Hòa Giải cao quý của Viện Trần Nhân Tông, do ông Nguyễn Anh Tuấn cựu chủ nhiệm báo điện tử TuanVietNam.net khởi xướng, trao tặng cho Tổng Thống Miến Điện ông Thein Sein và thủ lãnh đối lập là bà Aung San Suu Kyi vào ngày 21-09-2012.

Trong lúc những người đang mong mỏi dân chủ, tự do cho Việt Nam hết sức phẫn nộ trước những bản án vô lý giành cho ba bloggers nói trên thì một số người đã nhìn vào tổ chức Trần Nhân Tông Academy như một tia hy vọng, mong rằng tổ chức này với tinh thần hòa giải trong yêu thương sẽ có những hành động bênh vực và ủng hộ cho những nhà đấu tranh dân chủ, cho những người bất đồng chính kiến đang bị nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam trù dập, quản chế hoặc cầm tù. Họ mong rằng những giáo sư, tiến sĩ, những chính khách hàng đầu trên thế giới đang là ủy viên hoặc cố vấn của Viện sẽ hết lòng quảng bá cho tinh thần hòa giải trong tôn trọng và yêu thương, với mục đích hướng đến sự hòa giải thật sự giữa nhà cầm quyền Việt Nam và hàng triệu nạn nhân của họ trong suốt mấy chục năm qua…


https://docs.google.com/file/d/1_Fn0Y6ZR-3SI82oyUnkvcC_KdQSm78RVJxD2u0V9GqB1tB9LHTwiMJRusAof/edit


Nguồn:

http://danlambaovn.blogspot.com/2012/10/hinh-anh-buoi-le-trao-giai-thuong-tran.html#.UHWB51EhPdE

Thứ Ba, 9 tháng 10, 2012

TRẦN NHÂN TÔNG: CON NGƯỜI VÀ TÁC PHẨM


http://www.quangduc.com/lichsu/05tntong.html


LÊ MẠNH THÁT.


....VẤN ĐỀ SỬ LIỆU

Vua Trần Nhân Tông đã được sử sách qua hàng trăm năm đánh giá là một hoàng đế anh minh, một lãnh tụ thiên tài, một vị anh hùng dân tộc. Do thế, cuộc đời vua được ghi chép tương đối tỉ mỉ, khi so với cuộc đời của một số danh nhân khác của dân tộc. Dẫu vậy, vẫn có những chi tiết không rõ ràng, đặc biệt liên hệ với các tác phẩm của nhà vua. Cho nên, để dựng lại những nét chính của cuộc đời vua Trần Nhân Tông, nhằm làm cơ sở cho việc nghiên cứu những đóng góp to lớn, mà nhà vua đã cống hiến cho đất nước về các mặt võ công và văn trị, ta phải huy động tới những nguồn tư liệu khác nhau, hiện được bảo lưu tại nước ta cũng như tại Trung Quốc.

Trước hết, về phía các nguồn tư liệu Việt Nam thì tư liệu cơ bản nhất, ta phải quan tâm, dĩ nhiên là bộ ĐVSKTT, phần Bản kỷ của vua Trần Nhân Tông, do Ngô Sĩ Liên lấy lại từ Đại Việt sử ký của Phan Phu Tiên. Đây là bộ sử đầu nguồn, mà các bộ sử sau như Việt sử tiêu án của Ngô Thì Sỹ (1726-1780), và Khâm định Việt sử thông giám cương mục của Quốc sử quán triều Nguyễn đã sử dụng để viết về vị vua anh minh này. Dù có tham khảo thêm các sử liệu khác, chủ yếu xuất phát từ Trung Quốc, chúng cũng không có đóng góp gì mới. Thậm chí có điểm còn sai lạc thêm.

Vì vậy, khi nghiên cứu vua Trần Nhân Tông, ĐVSKTT vẫn là nguồn tư liệu cấp một.

Tuy nhiên, có những khía cạnh và sự việc của cuộc đời vua Trần Nhân Tông, mà ĐVSKTT đã không ghi lại hoặc ghi lại một cách sơ sài thiếu sót. Ví dụ những ngày cuối đời của nhà vua, ĐVSKTT chép không rõ ràng lắm, khi so với những gì do Thánh đăng ngữ lục chép lại. Do vậy, ngoài ĐVSKTT, chúng ta may mắn còn được một số các tài liệu đời Trần hoặc do người viết về sau, mà chúng ta phải tham khảo. Cụ thể là Thánh đăng ngữ lục, Thiền tông bản hạnh, Thượng sĩ ngữ lục, Việt điện u linh tập, Nam ông mộng lục và Việt âm thi tập.

Thánh đăng ngữ lục là một tác phẩm ghi chép lại các thiền ngữ và thơ văn của các vị vua đồng thời là thiền sư của đời Trần, tức các vua Thái Tông, Thánh Tông, Nhân Tông, Anh Tông và Minh Tông. Có thể nói đây là bộ sử Phật giáo Việt Nam từ năm 1226 khi vua Trần Thái Tông lên ngôi cho đến năm 1357 lúc vua Trần Minh Tông mất. Người viết bộ Ngữ lục này, ngày nay không thấy ghi chép. Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung tác phẩm, ta biết tác giả phải là một người rất gần gũi với vua Trần Minh Tông, và khi viết, phải được sự đồng ý của vị vua kế nghiệp là Trần Dụ Tông và triều đình.
...



BÙI TÍN : ĐÍNH CHÍNH VỀ GIẢI THƯỞNG TRẦN NHÂN TÔNG

Bùi Tín - Đính chính về Giải thưởng Trần Nhân Tông

Tue, 10/09/2012

Vừa qua, theo nguồn tin trên mạng của Đại Học Trân Nhân Tông thuộc Đại học Harvard – Hoa Kỳ, tôi có viết bài về lễ trao Giải thưởng Hòa Giải Trần Nhân Tông cho bà Aung San Syu Kyi và ông Thein Sein tại trụ sở Đại học Harvard ngày thứ sáu 21-9 vừa qua. Ngay sau đó có bạn trong và ngoài nước cho biết tin này có một số nội dung sai, không có thật, cần cải chính để thông tin không bị nhiễu loạn.
Sự thật là Đại học Harvard có thư mời 2 nhân vật trên đây đến trao giải thưởng, nhưng đến giáp ngày, 2 nhân vật trên đây đã trả lời là «do chương trình hoạt động bận rộn nên không đến dự được». Do đó không có việc trao giải thưởng. Tuy nhiên việc vắng mặt như trên không được ban tổ chức công bố trên mạng, không cải chính bài thông tin trước đó đã được viết sẵn, nên đã gây hiểu lầm cho những người không có mặt trong buổi lễ. Tôi đã hiểu lầm, không kiểm chứng kỹ, nên đã đưa tin sai. Tôi xin đính chính và xin lỗi bạn đọc về khuyết điểm này, xin các bạn thứ lỗi.

Thứ Hai, 8 tháng 10, 2012

NHÀ THƠ NGUYỄN CHÍ THIỆN: ANH KHÔNG CHẾT


Đỗ Thái Nhiên

Sau hiệp định Geneve 1954 chẳng bao lâu, bộ phim "Chúng Tôi Muốn Sống" ra đời. Muốn sống, chúng tôi phải xa lánh xã hội Miền Bắc. Nơi đó hồi bấy giờ đã biến thành một đấu trường điên đảo: con cái đấu tố cha mẹ, vợ - chồng, anh - em đấu tố lẩn nhau. Muốn sống, chúng tôi phải di cư vào Miền Nam Việt Nam, vùng đất của tự do và công bằng, của ấm no và nhân bản.
Trong chiến tranh Việt Nam trước 1975, vô số anh hùng liệt sĩ đã hiên ngang gục ngã để mở đường cho dân chủ nhân quyền vươn mình lớn mạnh. Mỗi một gục ngã vừa kể là một đau đớn vô hạn đối với quần chúng nhân dân đang sinh sống an bình tại các hậu phương rộng lớn. Những đau đớn vô hạn kia quấn quyện vào nhau, mở rộng và dâng cao dần để bật lên thành lời hát thiết tha:
" Anh, Anh không chết đâu Em,
Anh chỉ về với mẹ mong con.
Anh vẫn sống thênh thang
Trong lòng muôn người
biết thương đời lính !..."
(Nhạc và lời Trần Thiện Thanh)
Văn hóa Việt Nam là văn hóa "Chúng tôi muốn sống". Văn hóa Việt Nam là văn hóa yêu cuộc sống, đến độ phủ nhận ngay cả cái chết: "Anh, Anh không chết đâu Em. Anh chỉ về với Mẹ mong con". Thế nhưng, thời gian gần đây, tại hải ngoại có một số người Việt Nam lại viện dẫn nhiều lý do khác nhau để buộc một người phải chết, mặc dầu "nạn nhân" đã nhiều lần xác định: " Tôi chưa hề chết. Tôi vẫn đang sống". Câu chuyện "Anh Không Chết" có nội dung như sau:

Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

TRẦN NHÂN TÔNG VÀ THÔNG ĐIỆP CHO HẬU THẾ

Hai chính khách Miến Điện được trao giải thưởng Trần Nhân Tông

Bùi Tín
03.10.2012

Ngày 22/9/2012 vừa qua, tại trường Đại Học Harvard nổi tiếng của Hoa Kỳ tại thành phố Boston, Bang Massachusetts, đã diễn ra một sự kiện lịch sử: hai chính khách Miến Điện đang ở thăm Hoa Kỳ cùng đến phòng đại lễ của nhà trường - Harvard Faculty Club - để nhận mỗi người một Huy Chương mang tên

«The TRẦN NHÂN TÔNG Reconciliation Prize » (Giải thưởng Hòa Giải TRÂN NHÂN TÔNG).

Hai nhân vật đó là bà Aung San Suu Kyi, lãnh tụ của đảng Liên minh Dân chủ Toàn quốc Miến Điện, và ông Thein Sein, Tổng thống của Miến Điện.

Lễ trao giải thưởng, theo thông báo của nhà trường, đã diễn ra rất long trọng, thân mật và cảm động. Giải thưởng gồm có một bằng khen lớn và một tấm huy chương vàng hình tròn để mang trước ngực, một mặt là dòng chữ «The Tran Nhan Tong Reconciliation Prize» với hình bức tượng Vua Trân Nhân Tông ở giữa, một mặt là 2 cành tùng chéo nhau và năm 2012.

TÀI SẢN MỀM CỦA NƯỚC MỶ


October 4, 2012 By Alan Phan
1 Oct 2012

Tài sản mềm của Việt Nam:

http://diemnhan.blogspot.com/2012/10/tai-san-mem-cua-viet-nam.html

Tài sản mềm của một quốc gia thường tụ hội từ nhiều nhân tố. Tài sản lớn nhất của Trung Quốc là 5 ngàn năm lịch sử và văn hóa đặc trưng của Nho giáo, thể hiện qua lối sống của 1.3 tỷ dân và hơn 100 triệu Hoa kiều. Mặt trời không bao giờ lặn trên đế chế Anh 100 năm trước nên người Anh thường rất khôn ngoan trong những lựa chọn về chính trị, kinh tế và xã hội…vì họ đã từng trải qua bao thời vàng son cũng như khốn khổ. Hoa Kỳ thì chỉ mới lập quốc hơn 200 năm nhưng hiện nay, tài sản mềm của nước Mỹ lan tỏa khắp hoàn cầu và tạo hướng cho rất nhiều trào lưu trong sinh hoạt của nhiều dân tộc.
Dù đa dạng, phức tạp và có thể gây nhiều tranh cãi, trong góc nhìn của tôi, 5 năm tài sản mềm lớn nhất của nước Mỹ gồm có:

PHỎNG VẤN T/S NGUYỄN QUANG A VỀ SỰ THẤT BẠI CỦA MÔ HÌNH TẬP ĐOÀN KINH TẾ


HUD và “những đứa con hư của nhà trọc phú”
Tháng Mười 5, 2012

“Đây là thất bại của mô hình tập đoàn, nói trắng ra là sự thất bại mô hình Thủ tướng chủ quản, để trở lại mô hình Bộ chủ quản, dù cả 2 cơ chế đều dở cả”-

TS Nguyễn Quang A.

PV: Tập đoàn Công nghiệp xây dựng Việt Nam (VNIC) và Tập đoàn Phát triển nhà và đô thị Việt Nam (HUD) đã kết thúc hoạt động theo mô hình tập đoàn kinh tế. Thưa TS, đây là một biểu hiện cho thấy sự thất bại của mô hình tập đoàn kinh tế? Hay đây là vấn đề quản lý tập đoàn?

TS Nguyễn Quang A: Đây là thất bại của mô hình tập đoàn (TĐKT), nói trắng ra là sự thất bại mô hình Thủ tướng chủ quản, để trở lại mô hình Bộ chủ quản dù cả 2 cơ chế đều dở cả. Từ năm 2006, tôi đã có ý kiến đặt vấn đề sự hợp pháp hay không của mô hình, và dự đoán thế nào mô hình này cũng thất bại. Tất nhiên, sự thất bại của HUD và VNIC có nguyên nhân từ việc quản lý, nguyên nhân này cũng lớn nhưng không phải là nguyên nhân chính.


NÉN HƯƠNG CHO NGUYỄN CHÍ THIỆN


Tôi xin được cùng quý vị thắp nén hương cho Nhà Thơ Nguyễn Chí Thiện bằng cách gửi đến cho nhau tấu khúc lừng danh của Verdi:
Bản Hợp Xướng Cho Kẻ Nô Lệ.
Trong số thơ của Ông, tôi có đọc được một ít bài nói lên xúc cảm đam mê của một cá nhân.
Điều này cho thấy trong bản chất Ông là một nhà thơ.
Nhưng trong số kiếp, Ông là nhân chứng.
Ông làm người tù.
Ông không vợ, không con.
Là nghệ sĩ sáng tác, tôi xin nhỏ giòng nước mắt vô cùng thương cảm.

Dương Như Nguyện

BẢN HỢP XƯỚNG CHO KẺ NÔ LỆ























Nabucco - Hebrew Slaves Chorus





Chorus of the Hebrew Slaves mô tả tình trạng của hàng trăm vạn người Do Thái bị tập trung, hành hạ, bắt làm khổ sai, và đày ải bỏ xứ, bỏ quê...

Trong lời hát, có điệp khúc tiếng Ý:

Va, pensiero, sull'ali dorate. Fly, thoughts, on golden wings.
Bay đi, bay đi, tư tưởng, trên những cánh vàng...

Dòng nhạc bi hùng tráng của Verdi nói lên nổi khổ của người bị chà đạp, và ca tung phương cách dùng tư tưởng và tập trung ý chí vào sự thăng hoa của cái đẹp, để chống chọi việc hành hạ thể chất và bần cùng hóa con người -- Cách độc nhất để chống trả lại những nhục nhằn của thể chất là dùng tư tưởng để hướng tới cái đẹp.

Xin gửi bài hát này cho tất cả những kẻ tù đày nô lệ trong thế giới này.

Fly, thoughts on golden wings.
Tung cánh tư tưởng để có vàng son...


Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

TẠM BIỆT BẠN TÙ: NGUYỄN CHÍ THIỆN



(Kính gửi hương hồn Bạn Tù Nguyễn Chí Thiện,
khi nhận được tin Bạn đã ra đi... ngày 2.10.2012 tại
Nam Cali, Hoa Kỳ)

VÕ ĐẠI TÔN

Một vài bi thuốc lào
Ném qua khung rào kẽm.
Ông bạn ơi,
Bọn mình bụng teo mắt kém
Tôi có thấy gì đâu ?
Trong vũng lầy địa ngục thâm sâu
Tôi chỉ nhặt được Tình nhau, thông cảm.
Tôi : xà lim số 8, tay trong còng số 8,
Còn Ông nằm số 7, thở ra Thơ.
Thoáng nhìn nhau qua khung cửa tò vò
Hai bóng ma chập chờn, lạng quoạng.
Ông miền Bắc, tôi miền Nam, chung kiếp nạn
Cùng toàn dân lũ lượt vào tù.
Tôi từ hải ngoại, vượt rừng núi thâm u
Trong một phút sa cơ đành ôm hận.
Giờ quanh tôi chỉ toàn rệp rận
Nhưng còn Thơ – và Bạn mới trong Đời.
Giữa đêm khuya, thoáng nghe giọng khàn hơi
Gõ vách tường, Ông “trao” vần, chuyển vận.
Bóng tối trùm đen, tôi “cảm” lòng hưng phấn
Đánh thức Nàng Thơ, “đáp” lại vài câu.
Bóng cai tù, sè sẹ dép râu
Đang rình rập. Nàng Thơ vờ im tiếng.

.......

Dòng sông Đời nước trôi bến chuyển
Ta lại cùng nhau chung kiếp lưu vong.
Từ Mỹ sang Âu, đến Úc, quay vòng
Cười kể lại chuyện thuốc lào, gai kẽm.
Giọng Ông vẫn khàn, mắt Ông vẫn kém
Nhưng còn Thơ, đúc đạn xuyên thù.
Ông : hai mươi bảy năm tù
Tôi : mười năm có lẻ.
Nhưng sá gì chuyện Đời, như gỡ ghẻ,
Miễn lòng son dâng hiến Núi Sông.
Rồi Sông Con về Biển Mẹ xuôi dòng
Khi Đất Nước bừng Xuân cùng vũ trụ.
Giờ ngồi bên nhau, cười vang vui thú
Không cần xua ruồi muỗi vẫn vây quanh.
Ta rít thuốc lào, mặt vẫn còn xanh,
Nhưng tim nóng, vẫn hồng chung huyết mạch.
Dân Tộc ta còn nhục nhằn, đói rách
Nhưng còn Hoa từ đáy ngục bừng lên. (Hoa Địa Ngục)
Một Đời Thơ không màng đến tuổi tên
Chỉ Tâm Nguyện góp hương đường Tổ Quốc.

.......

Rồi hôm nay, tôi cảm lòng cô độc
Nhìn mây trời thấy bóng của Ông xa.
Thơ của Ông : từng viên đạn vút qua
Nghe tiếng rít, cùng hơi cười khản giọng.
Tôi cúi nhìn, chỉ thấy còn một bóng
Bạn tù xưa, còn lại chỉ riêng tôi.
Thơ còn đây, xin gửi mấy vần thôi,
Ông đã hiểu lòng tôi qua Lẽ Sống :
- Đời Vô Thường, chỉ là hơi thoáng mộng
Nhưng trọn Tình, xin giữ mãi, bên nhau.
Dù bến Quê hay lưu lạc địa cầu
Ta vẫn mãi còn Thơ vì Dân Tộc !
Tạm biệt Ông, Đời sẽ qua cơn lốc
Trước sau gì cũng hẹn Bến Xuân Quê !

Võ Đại Tôn
3.10.2012
Úc Châu.


Ghi chú : Tôi bị tù tại trại Thanh Liệt (B-14) ngoại ô Hà Nội, 10/1981-12/1991, phòng giam số 8, Khu D, một thời gian có biết Ông Bạn Nguyễn Chí Thiện ở phòng giam số 7, cùng Khu D.

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

"ĐỜI LOẠN ĐI VỀ NHƯ HẠC ĐỘC"

Bài viết này xin được coi như một nén hương tưởng niệm gửi đến nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.

NGUYỄN THIẾU NHẪN

“Nước non man mác về đâu tá
Bè bạn lơ thơ sót mấy người
Đời loạn đi về như hạc độc
Tuổi già hình dáng tựa mây côi”
(Nguyễn Khuyến - Cảm hứng)

Hôm qua, ngày 1 tháng 10 năm 2012, nhận được tin qua email của văn hữu Lê Tam Anh, Tổng thư ký Văn Bút Tây Nam Hoa Kỳ trên diễn đàn Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại về tình trạng bịnh tình của nhà thơ Nguyễn Chí Thiện, tự dưng tôi cảm thấy bồn chồn. Tôi nhớ đến sự ra đi của nhà thơ Phạm Hải Hồ, một người bạn vong niên của tôi cách đây mấy năm cũng đã ra đi vì chứng bệnh lao phổi. Kế, đọc tin là nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã về nhà trên nhật báo Người Việt, tôi đã gọi điện thoại cho hai anh Kiêm Ái, Nguyễn Ngọc Tiên định đề nghị hai anh đi Nam Cali thăm anh Thiện. Dự định chưa được thực hiện thì sáng nay vô cùng bàng hoàng nhận được tin anh đã ra người thiên cổ. Bài viết này xin được coi như một nén hương tưởng niệm gửi đến nhà thơ Nguyễn Chí Thiện.

Thứ Ba, 2 tháng 10, 2012

TỪ CON HỔ THÀNH CON MÈO: KINH TẾ VIỆT NAM ĐÃ LẠC LỐI NHƯ THẾ NÀO


http://www.thedailybeast.com/newsweek/2012/09/30/from-tiger-to-pussycat-how-vietnam-s-economy-got-off-track.html

Rob Cox/Newsweek

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Tuần này, gần đúng hai năm trước, Christine Gregoire, Thống đốc tiểu bang Washington của Mỹ đã ở Việt Nam để phát French Fries làm từ khoai tây trồng trong tiểu bang mình tại một cửa hàng Kentucky Fried Chicken tại thành phố Hồ Chí Minh. Gregoire, cùng với đại diện của hơn 50 công ty từ quê nhà, có mặt ở Việt Nam để nỗ lực cỗ vũ doanh thương cho người đối thủ cũ về quân sự của Mỹ. Tuy nhiên, điểm dừng chân quan trọng nhất trên hành trình của Gregoire có lẽ là buổi lễ cắt băng khánh thành trạm cảng nước sâu tại Cái Mép.

TÀI SẢN MỀM CỦA VIỆT NAM


September 28, 2012 By Alan Phan

Khi tôi còn làm cho hãng Eisenberg và Hartcourt vào những năm đầu mở cửa của Trung Quốc (1975-1990), chúng tôi được tiếp đón nồng hậu và được mời đầu tư váo những công ty mà chánh phủ TQ cho là “hòn ngọc”giá trị nhất của họ. Đó là những đại công ty có nhà máy lớn như một sân vận động, hàng chục ngàn nhân công, cơ sở văn phòng bề thế…tọa lạc phần lớn tại các vùng khỉ ho gà gáy (kế hoạch tránh các phi vụ ném bom trong chiến tranh). Những doanh nghiệp nhà nước này mang rất nhiều tính chất xã hội và quản lý theo kiểu “cha chung”…nên thua lỗ thường trực.
Trước 1990, không mấy ai trên thế giới suy nghĩ nhiều về tài sản “mềm”, mà đo lường sự thịnh vượng thành công của 1 công ty hay 1 con người qua các đồ chơi sờ mó được như bất động sản, khoáng sản, thực phẩm, xe cộ, điện máy…

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

TÔI MUỐN THẤY HOA SEN NỞ TRÊN KINH ĐÀO VENICE ..

Thơ Xuôi và Tranh Thơ — L’Art Brut

DƯƠNG NHƯ NGUYỆN

Tặng người bạn đã nhắn gọi tôi từ một chuyến tàu vô định

Từ dạo ấy,
bỏ đầm sen xứ Huế
và bây giờ,
hồn lãng đãng nằm mơ


I.
TÔI
Tôi là người đàn bà sau trên nửa đời người, muốn thấy hoa sen nở trên kinh đào Venice
Tôi muốn chèo thuyền giữa rừng sen xa vắng ấy, để cùng anh xây lại giấc mơ ở tuổi vừa thất thập cổ lai hy
Để cho em được ngủ yên một lần giữa đời xanh non nằm mộng thấy tiếng ai gọi linh hồn vừa khép