Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

Chiến Dịch Occupy Central và Scholarism ở Hồng Kông, Nguyễn Cao Quyền - Dân Tộc Trung Hoa Và Con Đường Dân Chủ, Foreign Agffairs - Sự trổi dậy của nền dân chủ phi tự do, TOÀN CẢNH CUỘC BIỂU TÌNH LỚN ĐÒI DÂN CHỦ Ở HONGKONG



Chiến Dịch Occupy Central và Scholarism ở Hồng Kông


Chiến dịch bất tuân dân sự sẽ không bắt đầu trước ngày 1 tháng 10, là ngày đã được lên kế hoạch trước, do Phong trào Occupy Central with Love and Peace kêu gọi mặc dù các sinh viên học sinh đã đòi hỏi chiến dịch này phải bắt đầu sớm hơn sau khi đụng độ giữa sinh viên và cảnh sát đã xảy ra vào đêm thứ sáu, 26 tháng 9 năm 2014 rạng sáng thứ Bảy. Tin do South China Morning Post đưa hôm nay.

Ông Benny Tai và giáo sư Chan Kin-man đã đến Civic Square sáng thứ Bảy, 27 tháng 9 năm 2014 (giờ địa phương) để đứng chung với các sinh viên. Ông Benny Tai cho biết là vì kế hoạch bất tuân dân sự Occupy Central đã có những phương án rất rõ ràng và chặt chẽ để tổ chức ngày 1 tháng 10, nên sẽ không bắt đầu trước kế hoạch. Tuy nhiên ông sẽ ở lại Civic Square cho tới khi các cảnh sát giải tán tất cả mọi người. Ông cho biết, cho dù ông có bị bắt thì chiến dịch bất tuân dân sự vẫn xảy ra vào ngày 1 tháng 10.

Các sinh viên đã đòi hỏi chiến dịch được bắt đầu ngay lập tức khi ông Benny Tai và giáo sư Chan Kin-man gặp gỡ họ. Ông Tai cho biết tuy không thể đáp ứng lời yêu cầu đó, nhưng ông hứa sẽ ở lại cùng sinh viên đến giây phút cuối cùng. “Các sinh viên đã dẫn chúng ta về lại Civic Square, nơi thuộc về người dân. Hôm nay, chúng tôi đến đây để bảo vệ các em sinh viên.” Ông Tai đã nói. Ông cũng chỉ trích cảnh sát đã dùng vũ lực quá mức để đàn áp sinh viên.

Phong trào Occupy Central đã ra thông cáo báo chí chỉ trích chính phủ Hong Kong phải chịu trách nhiệm về cuộc đụng độ giữa cảnh sát và sinh viên khi từ chối lắng nghe nguyện vọng của người dân và thực thi một nền dân chủ đích thực cho Hong Kong. Tuyên cáo báo chí cũng nói thêm các cuộc xuống đường của học sinh sinh viên vốn bất bạo động và không nhắm vào gây tổn thương cho bất kỳ ai

Thông tin bởi Phila Siu, Peter So, Jennifer Ngo, Joyce Ng, Amy Nip, Jeffie Lam, Timmy Sung, Danny Mok, Alice Woodhouse

Trần Quỳnh Vi tóm tắt và lược dịch



Thousands continue to block roads in Admiralty as Occupy Central organisers urge protesters to continue their fight for democracy. Photo: Dickson Lee

http://www.scmp.com/news/hong-kong/article/1604030/live-report-tens-thousands-occupy-hong-kongs-streets-second-night



Nguyễn Cao Quyền - Dân Tộc Trung Hoa Và Con Đường Dân Chủ


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcWVQaWlUNzFpMWc/view?usp=sharing

… Nhu cầu về một xã hội dân sự

Sự thiếu vắng một xã hội dân sự tại trung Quốc là một đặc thái khác, gần như có tính cách tuyệt đối. Không khí im lặng của giai cấp doanh nhân giàu có đứng về phía chính quyền đã là nguyên do của sự tệ hại này. Nếu không có xã hội dân sự thì không có cái gì có thể kìm hãm và hạn chế sự lạm quyền của trung ương.
Trở lại với lịch sử, ta thấy xã hội Trung Quốc ngày xưa hoàn toàn khác biệt với các xã hội Tây phương và Nhật Bản. Quyền hành của các vua Tây phương hay Nhật Bản, thời Trung Cổ, lúc nào cũng bị cạnh tranh bởi Nhà Thờ hoặc qúy tộc. Trái lại, sự cạnh tranh này chưa bao giờ xảy ra tại Trung Quốc, nơi mà Thiên Mệnh là tuyệt đối.
Đành rằng giáo lý Khổng Mạnh có cho phép chỉ trích và lên án các hành vi không xứng đáng của vua quan nhưng nếu suy nghĩ cho cùng thì việc đó cũng không thể coi là một động lực cải tạo, một động lực làm thay đổi chế độ (force of change). Đạo Khổng luôn luôn đứng về phía chính quyền và chưa bao giờ đứng về phía nhân dân.
Truyền thống ngăn cản vua quan làm bậy của thời cổ đại Trung Hoa vẫn còn tồn tại đến ngày nay, nhưng nó đã bị hoàn toàn cắt đứt sau vụ tàn sát Thiên An Môn năm 1989.
Vụ giết người dã man này chứng tỏ là nhà nước cộng sản đương thời đã tự cho cái quyền hành động man rợ đó và trên thực tế lúc nào cũng sẵn sàng tiêu diệt bằng súng đạn tất cả những sinh viên, trí thức, nhà văn nào dám chống lại chính quyền.

Foreign Agffairs - Sự trổi dậy của nền dân chủ phi tự do

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMWZsNFBzWVZjeDg/view?usp=sharing


… Dân chủ và tự do

Từ thời của Herodotus ý nghĩa đầu tiên và quan trọng nhất của dân chủ là sự cai trị của nhân dân. Quan điểm này của dân chủ đề cập tới quá trình chọn lựa chính phủ, được trình bày rõ ràng bởi những học giả từ Alexis de Tocqueville, Joseph Schumpeter đến Robert Dahl, và đang được áp dụng rộng rãi bởi các nhà khoa học xã hội. Trong Làn sóng thứ Ba [The Third Wave], Samuel P. Hungtington giải thích lý do tại sao lại như vậy:
"Những cuộc bầu cử, công khai, tự do và công bằng, là cốt lõi của dân chủ, là điểm cốt yếu không thể bỏ qua. Những chính phủ được chọn thông qua các cuộc bầu cử có thể kém hiệu quả, tham nhũng, tầm nhìn ngắn hạn, vô trách nhiệm, bị thống trị bởi những nhóm lợi ích đặc biệt, và không có khả năng thực thi những chính sách mà lợi ích dân chúng đòi hỏi. Những tính chất kể trên làm cho những chính phủ kiểu như vậy mất đi sự ủng hộ nhưng không làm cho chúng mất đi tính chất dân chủ. Dân chủ là một đặc tính tốt của xã hội nhưng không phải là đặc tính duy nhất, và mối quan hệ giữa dân chủ với các đặc tính xã hội tốt và xấu khác chỉ có thể được thấu hiểu nếu dân chủ được phân biệt rõ ràng với những đặc điểm khác của hệ thống chính trị".

TOÀN CẢNH CUỘC BIỂU TÌNH LỚN ĐÒI DÂN CHỦ Ở HONGKONG

Thứ Ba, ngày 30 tháng 9 năm 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaDdIMEVyZFB5RUU/view?usp=sharing

…- TẦM QUAN TRỌNG CỦA LÁ CỜ KHI ĐẤU TRANH (TNM). “Khi sinh viên học sinh Hong Kong xuống đường biểu tình chống Trung Cộng thì họ không ngần ngại dùng lại lá cờ cũ của Hong Kong , cho dù nó có hình cờ Anh Quốc trên đó vì khi ấy Hong Kong là thuộc địa của Anh. Sinh viên Hong Kong không ngần ngại dùng lá cờ này vì nó là biểu tượng cho 1 thể chế tự do, dân chủ mà Hong Kong đã từng có. Nó gửi 1 thông điệp rất rõ ràng đến thế giới là sinh viên Hong Kong từ chối đứng chung với CS Trung Quốc , mà sẵn sàng liên minh với các quốc gia tự do“.

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014

Alan Phan -Tuổi Trẻ Đói Khát

Alan Phan -Tuổi Trẻ Đói Khát

28 Sep 2014

…Đưa người ta không đưa qua sông
Sao nghe tiếng sóng ở trong lòng…(Thơ Thâm Tâm)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzR2VtVEhRY1ZpeHc/edit?usp=sharing

… Tin vào mình

Giữa cái nhiễu nhương của buổi giao thời mạt hạ, đừng tin vào những lời PR rỗng tuếch, những số liệu tự sướng, những khẩu hiệu bích chương rẻ tiền. Bao quanh bởi văn hóa giả dối, trơ trẻn và lừa gạt, chúng ta phải bám chặt vào các trụ đỡ của nhân cách, đạo đức và tâm linh. Niềm tin và chính nghĩa duy nhất là tin vào chính mình, đừng bị lừa gạt bởi những giáo chủ bịp bợm, những lý thuyết rác rưởi, những che đậy phi khoa học.

Tin vào nhận xét, phán đoán của chính mình sau khi nghiên khảo cẩn thận và lục lọi đầy đủ. Học nghệ thuật đúc kết của những thám tử hay nhất để tìm ra những động lực ngầm ở phía hậu cần. Đừng để lòng tham hay xúc cảm làm mờ mắt và tạm quên sự thật. Ngoài kiến thức, chúng ta còn một trực giác bén nhậy. Hãy để mọi sự lắng im để phân biệt bạn thù, để hiểu quyền lợi của mọi phía, kể cả mình. Đừng ngây thơ và hoang tưởng về những cái bánh vẽ đang ngập tràn xã hội.

Yale Global - Trung Quốc và Hồng Kông – Chúng tôi cử, các anh bầu …

George Chen, YaleGlobal
Dịch bởi Nguyễn Huy Hoàng

http://yaleglobal.yale.edu/content/china-hong-kong-you-can-vote-we-select-candidates


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzYVpIZmVhM01RWmM/edit?usp=sharing

… Trung Quốc lo sợ dân chủ sẽ lan truyền vào đại lục nếu cho phép phổ thông đầu phiếu ở Hồng Kông.


Mười bảy năm sau khi nắm quyền kiểm soát đối với Hồng Kông và cam kết thực hiện phổ thông đầu phiếu ở vùng lãnh thổ này, Bắc Kinh đã biến nguyên tắc mỗi người một phiếu trở nên vô nghĩa bằng cách tự cho mình đặc quyền lựa chọn ứng cử viên. Trong khi Hồng Kông gồng mình trước cú sốc từ sự đảo ngược xu thế dân chủ hóa này, cộng đồng quốc tế nghi ngại về tương lai của Hồng Kông và vị thế của họ trong con mắt của thế giới.
Năm 1997, Hồng Kông trở về với Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa cùng lời hứa từng bước chuyển đổi sang một chính quyền dân cử. Năm 2010, Trung Quốc làm dấy lên hi vọng rằng trong cuộc bầu cử năm 2017, quyền phổ thông đầu phiếu có thể sẽ được áp dụng với các chi tiết cụ thể sẽ được làm rõ sau. Lý Phi,[1] quan chức cấp cao của Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc (Tương đương Quốc hội ở Việt Nam – ND), công bố kế hoạch vào ngày 31 tháng 8, và tin tức đã gây choáng váng Hồng Kông: Trung Quốc sẽ sàng lọc ứng cử viên cho vị trí Trưởng Đặc khu Hành chính Hồng Kông và ấn định danh sách cuối cùng từ hai đến ba ứng cử viên, do đó phủ nhận quyền bầu cử cho danh sách ứng cử viên mà họ thích của nhiều người trong số 7 triệu dân ở Hồng Kông.

QUẢNG ĐÔNG, PHƯỚC KIẾN, TỨ XUYÊN, HỒNG KÔNG - MÁU ĐỔ THÀNH SÔNG!!!


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzM1ItZWJZSmU1LU0/edit?usp=sharing


… Dưới góc nhìn của Vận Mệnh thì đây chính là “DẤU CHẤM HẾT! ĐỐI VỚI CHẾ ĐỘ ĐỘC TÀI CỦA TRUNG QUỐC ĐANG ÁP ĐẶT LÊN ĐẦU NHÂN DÂN HONG KONG”. Việc bắt giữ các lãnh đạo sinh viên, đàn áp cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh chính là “LỜI TUYÊN CHIẾN CỦA CHÍNH QUYỀN CỘNG SẢN ĐỐI VỚI NHÂN DÂN” và đây là sẽ một “NGỌN LỬA CHÂM VÀO VẠT DẦU LỚN NHÂT CHÂU Á”.
CHỈ CÒN MỘT THỜI GIAN NGẮN NỮA THÔI, ĐIỀU ĐÓ SẼ TRỞ THÀNH SỰ THẬT!!!
ĐÓ CHÍNH LÀ LỜI KÊU GỌI NHÂN DÂN HONG KONG TÁCH KHỎI TRUNG QUỐC. SẼ CÓ MỘT CUỘC BỎ PHIỂU CỦA NHÂN DÂN HONG KONG!!!
NHIỆT LIỆT CHÚC MỪNG SINH VIÊN, HỌC SINH, NHÂN DÂN HONG KONG “ĐÃ TÌM THẤY ĐỘC LẬP DÂN TỘC”. PHẢI CÓ NHỮNG NGƯỜI CON CHẤP NHẬN HY SINH, CHẤP NHẬN THIÊU THÂN THÌ MỚI CÓ ĐỘC LẬP, MỚI CÓ DÂN CHỦ THẬT SỰ.

Guardian - Đường phố Hồng Kông thành chiến trường


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcmZkd1ZmdFNkWUE/edit?usp=sharing

… Trong ngày chủ nhật (28-9), cảnh sát Hong Kong đã phải sử dụng tới hơi cay và nhiều công cụ hỗ trợ khác để trấn áp người biểu tình.
Cảnh sát cho biết họ sẽ còn dùng biện pháp mạnh bạo hơn nữa nếu đám đông không chịu giải tán. Ngày hôm nay đã có hàng ngàn người biểu tình tập trung bên ngoài trụ sở một tòa nhà chính phủ để đưa yêu sách đến với Bắc Kinh.
Sau nhiều nỗ lực vẫn không giải tán được người biểu tình, cảnh sát đã quăng hơi cay vào đám đông khiến nhiều người bị ngạt và bỏng nhẹ. Nhiều người bỏ chạy, nhưng cũng nhiều người quay trở lại, cố bám trụ vị trí.


Và chuyện chỉ có ở Việt Nam ngày này..

Hà Văn Thịnh - Chiếc túi xách Hermes 1,6 tỉ đồng và những chuyện chỉ có ở xứ... ta

Tính ra, mỗi cái túi xách trị giá 1.600.000.000 VNĐ, tương đương với lương trung bình của công chức (3 triệu đồng/tháng) trong khoảng gần… nửa thế kỷ(!) Có biết bao câu hỏi, biết mấy nỗi đau từ cái sự thật hầu như ai cũng biết mà không ai nói – nhất là các cơ quan có trách nhiệm bảo vệ cán bộ, chống tham nhũng - không thể kết luận vì “không đủ chứng lý”.
Chứng lý ở đâu khi cái sờ thấy, biết rõ (tìm hiểu chẳng khó gì vì không lẽ người ta mua túi xách về để cất?) là không ai có thể đem đồng tiền đổ mồ hôi, sôi nước mắt để mua thứ có thì không làm cho béo hơn, thiếu chẳng gầy đi. Số tiền khủng trên đây trong một đất nước có hàng triệu người nghèo, hàng triệu người thất nghiệp không thể nói khác hơn, đó là sự thách thức của tội ác, sự trơ tráo về mặt văn hóa, sự vô lương của đạo đức và là sự tàn nhẫn của lương tâm – nếu như lương tâm là cái có thật trong thời đại nhố nhăng này.
Những cái túi xách đó “sinh ra” cho các thứ trưởng giả của các nước nghèo chơi trội, với cái vỏ hợm hĩnh, không rẻ tiền về giá trị của… đồng tiền nhưng lại rẻ hều về nhân cách, lối sống; chỉ nhằm vào cái đích duy nhất là chứng tỏ cái gọi là đẳng cấp, xứng mặt tay chơi. Nó là sự minh định cay đắng rằng cơ quan chống tham nhũng dường như đang nói nhiều, làm biếng và, chắc chắn, đang làm lãng phí thêm không ít tiền dân, của nước khi họ nhận lương rồi ngồi viết thành câu chữ cho các báo cáo thăng hoa, cho sự bao che liếc xéo những nụ cười mỉa mai, chua chát.
Một đất nước không có cái gì để chứng tỏ, để “khoe” với thế giới, để đóng góp cho văn minh nhân loại ngoài những thói hư, tật xấu như tham lam, ích kỷ, vô cảm, lười nhác, dối lừa… thì còn gì để biện minh?
Chẳng lẽ tất cả những gì báo chí, dư luận lên án mỗi ngày mãi cũng chỉ là “hiện tượng”, chưa phản ánh đủ và đúng về sự băng hoại văn hóa ở mức độ trầm trọng nhất với tốc độ nhanh nhất?
Những cái túi Hermes đó không hề lẻ loi trên cuộc đời này. Nó có rất nhiều các anh chị em song sinh, đồng hành. Chẳng hạn, quan chức mất trộm, để quên hàng tỷ đồng là chuyện bình thường; Bộ GD-ĐT trình đề án làm SGK “nhầm lẫn” 34.000 tỷ đồng nay tụt xuống còn gần 800 tỷ cũng là chuyện bình thường; đường cao tốc dài nhất Việt Nam, đứng trong top ten Đông Nam Á chưa đi đã lún cũng là bình thường…
Những cái mà các nhà quản lý dán nhãn “bình thường” ấy là điều thậm bất thường trong một xã hội văn minh, nơi mọi khoản thu nhập của công dân được làm minh bạch, rõ ràng; mọi khả năng về quản lý không có chỗ cho nhầm lẫn bởi nhầm mà liên quan đến hàng núi tiền của là sự phá hoại rõ ràng. “Nhầm lẫn” hàng chục ngàn tỷ mà chỉ có thể “thấy sợ”, rồi, không ai phải chịu trách nhiệm sao? Giả sử nếu dư luận không phản đối, Quốc hội không tỉnh táo thì có phải là hàng vạn cái Hermes nữa lại được mua tấp nập?
Hầu như tất cả những ai có trách nhiệm đều tuyên bố phải quyết liệt, phải thay đổi vì tham nhũng đang là căn nguyên liên quan đến sự tồn vong của chế độ. Có tìm thấy ở đâu giống với nước ta là nói nhiều, nói lắm mà tất cả sự sai trái, trì trệ vẫn ý nguyên? Hình như, chỉ có một cái thay đổi thôi: Nỗi đau của hàng triệu người nghèo, thất nghiệp ngày một nhức nhối hơn?…

Hà Văn Thịnh

Thứ Tư, 24 tháng 9, 2014

Tưởng Năng Tiến – Một Ông Hồ Khác Đèn Cù và PXN

Tưởng Năng Tiến – Một Ông Hồ Khác
Đèn Cù và PXN


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVXB6VmxGNjNYcVU/edit?usp=sharing

… Ta chỉ có thể thanh toán những điều xấu của quá khứ bằng cách thẳng thắn lôi nó ra ánh sáng của hiện tại, để cùng nhau nhận diện nó, lên án nó, để vĩnh viễn không cho nó tái diễn. Mà quá khứ cách mạng của ta thì đã tích tụ quá nặng nề những di sản xấu ấy.
Trần Đức Thảo – Những Lời Trăn Trối

C.B. - Địa chủ ác ghê (1953)


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTi1lQ0FjTzlqczA/edit?usp=sharing

… Dưới đây là một bài viết đăng trên báo Nhân Dân ngày 21 tháng 7 năm 1953 của tác giả C.B., mở màn cho chiến dịch cải cách ruộng đất. Đối tượng mà bài báo "tấn công" là bà Cát-hanh-long Nguyễn Thị Năm, một người có công với cách mạng, mà theo mô tả trong hồi ký của Hoàng Tùng thì:
Trung Quốc muốn qua cải cách ruộng đất để chỉnh đốn lại Đảng ta. Thời gian từ lúc tiến hành cải cách ruộng đất đến lúc dừng là 3 năm. Khi đó tôi thường được dự họp Bộ chính trị do đó cũng biết một số việc. Đó là việc làm thí điểm cải cách ở đồng bằng và chọn đồn điền Nguyễn Thị Năm. Nguyễn Thị Năm tức là Cát Thành Long có một người con làm trung đoàn trưởng ở cục chính trị của Văn Tiến Dũng. Gia đình bà trong dịp Tuần lễ Vàng có hiến 100 lượng vàng. Bà còn tham gia công tác của Hội phụ nữ từ năm 1945 đến 1953. Tôi chưa đến đó lần nào, các anh Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ thường hay ăn cơm ở nhà bà. Gia đình Nguyễn Thị Năm cũng giống như các gia đình Đỗ Đình Thiện, Trịnh Văn Bô giúp đỡ nhiều cho cách mạng.

Trần Đức Thảo - Những lời trăn trối!

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNTFtZXBNN05BSmM/edit?usp=sharing

… Đã có nhiều tác giả tây ta viết về nhân vật Hồ Chí Minh (HCM) riêng cuốn Trần Đức Thảo Những Lời Trăn Trối là cuốn rất đặc biệt vì sách đã “phân tích sư thật về những hành động khủng khiếp” của họ Hồ bởi một triết gia “lỗi lạc của Việt Nam và thế giới”. Năm 1951 ông bỏ Paris về nước sống; đã từng “trải nghiệm gian khổ trong chiến tranh, trong cách mạng” suốt 40 năm. Nhà triết học họ Trần trước khi mất đã khẳng định, Marx đã gây ra mọi sai lầm và tội ác. Ông còn nói, chính “cuồng vọng lãnh tụ” đã khiến “ông cụ” là một con người “cực kỳ vị kỷ, bất chấp những chuẩn mực của lương tri, của đạo lý”. Theo ông, đây là “một Tào Tháo muôn mặt của muôn đời” và “là một con khủng long ba đầu, chin đuôi”.

Nguyễn Văn Tuấn - Đèn cù và Những lời trăn trối

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZUlFRVQ2N2MzaUE/edit?usp=sharing

… Lại có những đoạn mô tả các nhân vật chóp bu trong đảng làm cho độc giả ngạc nhiên về trình độ văn hoá và nhận thức của họ. Chẳng hạn như đoạn tác giả thuật lại chuyện Lê Duẩn hỏi Bs Phạm Ngọc Thạch rằng rau muống luột và rau muống xào cái nào tốt hơn. Một đoạn khác, tác giả cho chúng ta biết về quan điểm của Lê Duẩn liên quan đến in tiền. Chuyện kể rằng ông Duẩn phàn nàn với Thành uỷ Hà Nội sao không bán giường tủ cho công nhân viên và trừ lương hàng tháng, nhưng Thành uỷ nói không có tiền, ông Duẩn bèn phán không có tiền thì in tiền. Ông giảng giải thêm: "Không sợ lạm phát! Tư bản đế quốc in tiền mới lạm phát chứ ta, chuyên chính vô sản thì sao lại là lạm phát mà sợ?”

Trần Dần – Ghi chép về Cải cách Ruộng đất ở Bắc Ninh 1955-1956 (1, 2, 3)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOVFwYWFFRExfRDQ/edit?usp=sharing

… Sau đợt „vi phạm kỉ luật“ lần thứ nhất và bị giam kiểm thảo từ 13/6 đến 14/9/1955 [1], nhà thơ Trần Dần được cử đi dự hội nghị tổng kết đợt 4 và tham quan Cải cách Ruộng đất đợt 5 tại Bắc Ninh, đợt cuối cùng của cuộc cách mạng „long trời lở đất“ ở nông thôn Việt Nam sáu mươi năm trước. Phổ biến với tên gọi „đi thực tế“, đó là hình thức đưa các văn nghệ sĩ và trí thức vào „thực tế cách mạng“ của công nhân, nông dân và binh sĩ, trụ cột của liên minh quần chúng cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, để thúc đẩy và củng cố „giác ngộ giai cấp“ của tầng lớp trí thức, vốn được gắn với ý thức hệ tiểu tư sản, hay dao động và thiếu „tinh thần cách mạng triệt để“. Không chỉ riêng Trần Dần đi thực tế. Trong cuốn sổ ghi chép năm 1955 của mình, ông ghi: „Hoàng Yến [2] than phiền: Mình đi CCRĐ. Ai thấy mình cũng thành kiến là mình đả Tố Hữu, đả Trung uơng. Thành thử khó làm ăn quá.“ Ngày 2/11/1955, ông ghi: „Trước khi đi, Văn Phác [3] họp một số anh em, những Văn Cao, Lương Ngọc Trác [4], [...], Đỗ Nhuận để dặn dò. Văn Cao: Tôi thấy đi có lợi lắm, [...] dĩ nhiên là lợi lắm. Trước kia đồng chí Trần Dần hay tự do sinh hoạt, tôi lo nhỡ ra đồng chí Trần Dần lại khuyết điểm thì bỏ mẹ chúng mình. [...]“

Thứ Năm, 18 tháng 9, 2014

Tưởng Năng Tiến – Một Chút Hiểu Lầm [ Giai cấp mới]. Trần Đĩnh và tác phẩm Đèn Cù.

Tưởng Năng Tiến – Một Chút Hiểu Lầm [ Giai cấp mới].

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVUZvU3lmX2JGZXc/edit?usp=sharing

… Một người thuộc giai cấp nào đó không có nghĩa rằng người đó đã có một khối tài sản nhất định. Điều đó càng đúng đối với chế độ cộng sản: sở hữu mang tính tập thể. Ở đây muốn trở thành chủ sở hữu hay đồng sở hữu thì cần phải len được vào hàng ngũ của bộ máy quan liêu chính trị.

Milovan Djilas – Giai Cấp Mới

http://vanviet.info/uncategorized/giai-cap-moi-cua-milovan-djilas/

Thời gian gần đây, gần như là hằng đêm tôi đều mơ thấy mình vẫn đang sống trong một khung cảnh nào đó – ở Việt Nam. Cứ như thể là tôi chưa bao giờ rời khỏi đất nước này, dù chỉ một ngày.

Khỏi cần phải đọc Freud hay Jung gì ráo trọi, tôi cũng biết được rằng tự tiềm thức của mình đang có một thôi thúc khác – khác với sự chọn của ý thức từ bấy lâu nay – tuy sâu kín nhưng mạnh mẽ, cái sức mạnh của một định luật tự nhiên: lá rụng về cội! Nhờ thế, tôi (chợt) hiểu tại sao hai ông Phạm Duy và Nguyễn Cao Kỳ nằng nặc phải trở lại cố hương bằng mọi giá – kể cả cái giá phải “hy sinh” luôn tính tự trọng (tối thiểu) và lòng liêm sỉ.


Bản Tin Đặc Biệt Trong Ngày: Ngày 16 Tháng 9 Kỷ Niệm 42 Năm TÁI CHIẾM CỔ THÀNH QUẢNG TRỊ 16/9/1972



Trần Đĩnh và tác phẩm Đèn Cù (Mặc Lâm, biên tập viên RFA)



Giới thiệu sách mới Đèn Cù của Trần Đĩnh kỳ 1



Giới thiệu sách mới Đèn Cù của Trần Đĩnh kỳ 2



Giới thiệu sách mới Đèn Cù của Trần Đĩnh kỳ 3



Đèn Cù (Trần Đĩnh) trang 83-91



Trích đoạn Đèn Cù (Trần Đĩnh) trang 137-144



Đèn Cù - Trần Đĩnh

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzT2lNbFNmbnNNejA/edit?usp=sharing



Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014

Mỹ và Việt Nam nên cẩn trọng trong khi xây dựng quan hệ song phương

Mỹ và Việt Nam nên cẩn trọng trong khi xây dựng quan hệ song phương

Brian Benedictus, The Diplomat

http://thediplomat.com/2014/09/us-and-vietnam-should-tread-carefully-on-relations/


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzM0I4WkNmbnh6QnM/edit?usp=sharing

… Để đạt được mối quan hệ chiến lược, cả hai nước cần tránh kì vọng nhiều ở đối tác.
Gần đây nhiều người Mỹ đề cập đến khả năng thiết lập mối quan hệ đối tác chiến lược giữa Mỹ và Việt Nam. TS Patrick Cronin- Giám đốc Chương trình an ninh Châu Á-Thái Bình Dương thuộc Trung tâm an ninh mới (CNAS, Mỹ) - đề xuất các giải pháp mà Mỹ và Việt Nam cần cùng thực hiện để kiềm chế thái độ “hung hăng” của Trung Quốc trong khu vực. Trong đó có ba giải pháp chính, một là, xây dựng các chiến lược gây gánh nặng chi phí cho Trung Quốc, tức nếu Trung Quốc muốn thay đổi hiện trạng trong khu vực thì phải hao tiền tốn của trong một thời gian dài; hai là, tiến hành các cuộc diễn tập quân sự chung với mật độ ngày càng dày hơn và quy mô lớn hơn; ba là, Mỹ bỏ cấm vận bán vũ khí sát thương cho Việt Nam…

Nguyễn Xuân Nghĩa – Kinh tế dối trá

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOTVGN2E2NlZIRGs/edit?usp=sharing

… Đọc cuốn "Đèn Cù" của tác giả Trần Đĩnh, người viết nhớ John Adams và trình tự thăng tiến của các thế hệ từ thời đấu tranh đến xây dựng để tiến tới quyền tự do mơ chuyện viển vông cho nghệ thuật vì nghệ thuật.

Nhớ đến ba vòng xoay lên của John Adams thì cũng biết được ba vòng xoáy xuống vì chính trị đốn mạt. Nếu trong đấu tranh có thể thủ tiêu đối thủ chính trị, cải cách ruộng đất hay truy diệt trí thức thì kết cuộc về nông tang là chuyện tang thương, về sáng tạo là sự nhắm mắt, hoặc thậm chí chẳng nhíu lưỡi thì "nhíu nhìn" - chữ của Trần Đĩnh.

Còn về hàng hải, thế hệ đốn mạt thứ ba cho ta Vinashin phá sản và hải quân Việt Nam ngơ ngác thúc thủ trước dàn khoan Hải dương 981 của Trung Quốc....

John Adams là đại trí thức và tranh đấu cho một nền chính trị sau này có thể đảm bảo quyền tự do cho mọi người, kể cả trí thức và nghệ sĩ. Những gì xảy ra tại Việt Nam từ 90 năm nay lại xoay theo hướng khác, và trí thức cùng nghệ sĩ là thành phần bị đầy đọa nhiều nhất.

Đèn Cù (Trần Đĩnh) trang 83-91



Trích đoạn 83-91 từ cuốn Đèn Cù của nhà báo Trần Đĩnh, được sự cho phép của Người Việt Books.

Để ủng hộ tác giả Trần Đĩnh và nhà xuất bản Người Việt Books, mời các bạn vào đường link sau đây để mua sách: http://www.nguoivietshop.com/x110-%C3...

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

Cơn ác mộng của Trung Quốc

Cơn ác mộng của Trung Quốc


http://www.project-syndicate.org/commentary/gene-frieda-warns-that-rising-debt-levels-are-threatening-china-s-long-term-economic-prospects


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMkxid2V4RkNYV2M/edit?usp=sharing

… Năm ngoái, trên cương vị chủ tịch nước Trung Quốc, Tập Cận Bình đã có chuyến thăm đầu tiên đến London. Tại đây ông đã nhận được sự tán thành cho cái được gọi là “ giấc mơ Trung Quốc “ – trẻ hóa quốc gia và tự hoàn thiện cá nhân. Tuy nhiên, sự cấp thiết của việc giải quyết những món nợ quốc gia khổng lồ chồng chất trong những năm gần đây mà chính phủ Trung Quốc đang cố lẩn tránh là thử thách lớn cho sự quyết tâm của ông Tập.
Chính phủ Trung Quốc đã thể hiện rằng nó thiếu khả năng kiềm chế nợ qua hai cam kết đầy mâu thuẫn : vừa thực hiện tái cơ cấu ồ ạt, vừa duy trì tốc độ tăng trưởng 7,5% GDP hàng năm. Có thể thấy sự gia tăng nợ gần đây của Trung Quốc phần lớn do đầu tư trái phiếu tài trợ cho các dự án cơ sở hạ tầng và nhà ở. Nghĩa là để củng cố “giấc mơ Trung Quốc”, bất cứ nỗ lực nào cho việc tăng trưởng tín dụng dưới sự kiểm soát cũng có thể khiến đất nước này có một cú hạ cánh đau. Chính viễn cảnh này đã khiến các nhà chức trách tiếp tục trì hoãn những cải cách quan trọng.

Alan Phan – Nghề Làm Quan Trong Thiên Đường XHCN

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzY1BnNnQ0T1hsOFU/edit?usp=sharing

… Cách đây vài tuần, vài phóng viên hỏi tôi về việc ông David Dương, CEO của một công ty thu nhặt rác trúng gói thầu 2.7 tỷ đô la của thành phố Oakland, California. Tôi không biết gì về ông David Dương và về ngành quản lý rác nên từ chối trả lời.
Theo chủ quan, bất cứ một công ty Việt kiều nào sống được trong môi trường cạnh tranh của Mỹ đều có sự kính nể của tôi. Doanh nghiệp CWS của ông David Dương thành công quá hay đẹp thì sự thán phục của tôi là đương nhiên và tuyệt đối.
Tuy nhiên, tuần rồi khi ghé Saigon, tôi được một người bạn học cũ mời xuống vùng đồng bằng Cửu Long dã ngoại và thư giãn trên sông nước Tiền Giang. Một đứa cháu của ông đang làm Bí Thư một quận nhỏ là “chủ xị” (host) và theo phong tục, chuyện “nhậu” suốt ngày là một truyền thống của cả dân tộc Việt, chứ không riêng gì vùng này. Tôi chỉ hơi ngạc nhiên là trong ngày thứ sáu, cả bộ quản lý hành chánh của quận đều say xỉn thế này thì ai lo phục vụ các “ông bà chủ của đất nước”. Ồ, chuyện nhỏ mà bác. Ngày nào không nhậu thì đời mất đi mất phần. Nghe tụi nhỏ hát nè…em ơi, có bao nhiêu năm….
Rồi họ nhắc đến ông David Dương và con số 2 tỷ 7 khế ước. Tôi giải thích. Hợp đồng là cho 20 năm đồng nghĩa với 135 triệu đô mỗi năm…

Nguyễn Xuân Nghĩa - Khi phản chiến phải lâm chiến

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNEx1aExqaEVHYUU/edit?usp=sharing

… Về bối cảnh, sau thất bại thê thảm tại chiến trường Iraq khiến đảng Cộng Hoà tơi tả trong kỳ bầu cử 2006, Tổng thống George W. Bush liều lĩnh đi ngược trào lưu của quần chúng và quan điểm của ban tham mưu về an ninh và đối ngoại mà đề nghị chiến lược dồn quân đánh tới (surge).

Ông thay thế nhân sự lãnh đạo quân sự, đổ thêm quân vào Iraq để tìm thắng lợi quân sự hỗ trợ cho giải pháp chính trị, là huy động sự hợp tác của các lãnh tụ Sunni trong một chính quyền liên hiệp giữa ba xu hướng, Shia, Sunni và Kurd. Mục tiêu của việc dồn quân (chứ không phải đôn quân) là tạo điều kiện cho Hoa Kỳ triệt thoái khỏi Iraq.

Ngược với dự đoán của đa số, chiến lược Bush lại có kết quả tốt đẹp, đến độ được Obama áp dụng cho chiến trường Afghanistan qua việc dồn thêm ba vạn binh lính vào tìm thế mạnh quân sự, làm cơ sở cho việc thương thuyết với lực lượng Taliban, để Hoa Kỳ tháo chạy trong danh dự.

Nhưng phong cách Obama khi triệt thoái gần như vô điều kiện khỏi Iraq, và tham vọng độc tài của Thủ tướng Nouri al-Maliki tại Baghdad, đã để lại hậu quả tai hại ngày nay là lực lượng IS.

Hà Nội có 1.000 siêu thị: Lại quy hoạch…
September 15, 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzM1lDQnVRUHlsazg/edit?usp=sharing


Xu hướng trung tâm thương mại, siêu thị là không tránh khỏi nhưng quy hoạch 1.000 siêu thị cho Hà Nội lại đặt ra nhiều nội dung khó thực thi.
Ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Siêu thị Hà Nội nêu quan điểm về bản Quy hoạch mạng lớn bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Xóa chợ, xóa bỏ lịch sử
PV: – Trong bản Quy hoạch mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên địa bàn Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 cho thấy, Hà Nội sẽ đầu tư xây dựng mới 999 siêu thị các loại; 42 trung tâm thương mại và 595 chợ dân sinh… Xin ông cho biết quan điểm của ông về những nội dung trên?
Ông Vũ Vinh Phú: – Xu hướng phát triển trung tâm thương mại, siêu thị là không thể tránh khỏi nhưng quan trọng là mình làm như thế nào, bản quy hoạch đưa ra phải có cơ sở để thực hiện vì hiện nay nhiều quy hoạch chúng ta đã buộc phải phá vỡ hoặc không thực hiện đến nơi đến chốn.
Những điểm bất cập của bản quy hoạch này có thể chi ra là ở vấn đề đất đai. Đất đai để tiến hành xây dựng chợ và trung tâm thương mại ở đâu? Phải chỉ ra khu đô thị mới hay nội thành cũ nhưng vấn đề đất ở nội thành cũ hiện nay không còn, trong trường hợp giải phóng mặt bằng sẽ mất rất nhiều tiền. Đi đôi với đất đai là giá đất, nếu mở siêu thị khoảng 2.000-5.000m2 tiền giao đất ít nhất phải là 600 tỷ đồng.

Thứ Bảy, 13 tháng 9, 2014

Chuyên gia nước ngoài: “VN không nên giấu nợ xấu dưới tấm thảm đẹp”

Chuyên gia nước ngoài: “VN không nên giấu nợ xấu dưới tấm thảm đẹp”


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzVmpVQ04xdWY2N2s/edit?usp=sharing

… Những món nợ xấu của Việt Nam đang được các nhà đầu tư nước ngoài nhòm ngó dù thủ tục, điều kiện… cho việc mua nợ xấu rất khó khăn.
Đây là thông tin được chia sẻ tại hội thảo “Gateway to Vietnam” do SSI tổ chức tại TP.HCM trong hai ngày 11-12/9.
Ông Darryl James Dong, chuyên gia kinh tế khu vực Châu Á của công ty Tài chính quốc tế (IFC), cho biết: “Chúng tôi rất quan tâm nợ xấu. Cả đời tôi chưa làm gì khác ngoài xử lý nợ xấu. Nợ xấu thì ngân hàng nào cũng có và ngay cả thời điểm thịnh vượng cũng có nợ xấu. Việt Nam không nên giấu nợ xấu dưới một tấm thảm đẹp vì như thế sẽ làm trì hoãn nền kinh tế. Vấn đề xử lý nợ xấu không phải một lần là dứt điểm mà nó là cả một quá trình”.
Nợ xấu xảy ra ở khắp nơi trên thế giới. Cần phải có hành động mạnh mẽ, tự tin để kích hoạt tăng trưởng trở lại. Nhật Bản đã từng đối mặt với vấn đề nợ xấu lớn và khi giải quyết đống nợ xấu này họ đã mất 30 năm tăng trưởng.

Thích Làm Quan Vì Lười Biếng?


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTm84dFlzMHh4WTg/edit?usp=sharing

… Người Việt lười từ việc nhỏ: Sống lười có lợi hơn chăm?

Theo Thanh Huyền – Báo Đất Việt – 8 Sep 2014

“Hiện nay, lớp trẻ nhận thức được cần cù là đức tính vốn có của người Việt là điều tốt, nhưng quan trọng là có thực hiện được như vậy hay không?”.
Đó là câu hỏi được PGS.TS Nguyễn Văn Nam – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Thương mại, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ tướng đặt ra trước việc đánh giá người Việt có tính cần cù, nhưng lười từ việc nhỏ.
Chỉ thấy lợi ích trước mắt
PV:- Vừa qua, theo khảo sát của Công ty nghiên cứu thị trường GCOMM, với sự tham gia của 1.005 sinh viên, du học sinh, trí thức trẻ (18-35 tuổi) trên cả nước. Khi được hỏi về những đức tính của người Việt trong quá khứ và hiện tại, thì hầu hết đều lựa chọn đức tính cần cù, thân thiện, tỷ lệ lên tới hơn 80%. Quan điểm của ông ra sao trước kết quả này, đây có được coi là một tín hiệu đáng mừng trong nhận thức của giới trẻ?
PGS.TS Nguyễn Văn Nam: - Đức tính cần cù có trong con người VN từ xưa đến nay, vì chúng ta xuất phát là người nông dân lao động chân tay. Mà đã là nước nông nghiệp thì phải cần cù, chịu khó, đó là tính cách bắt buộc phải có thì đúng hơn.
Hiện nay, lớp trẻ nhận thức được cần cù là đức tính vốn có của người Việt là điều tốt, nhưng quan trọng là có thực hiện được như vậy hay không? Mà nói thẳng ra thì hiện nay nhiều sinh viên đi làm việc cũng không thấy tính cần cù ở đâu. Cảm nhận, suy nghĩ là một chuyện, nhưng hành động thực tế lại là chuyện hoàn toàn khác.

Thứ Sáu, 12 tháng 9, 2014

Nguyễn Xuân Nghĩa - Đi Vay Để Tiêu Sớm

Nguyễn Xuân Nghĩa - Đi Vay Để Tiêu Sớm


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOFVSellkSURtOFE/edit?usp=sharing


… Vũ Hoàng: Chúng ta bắt đầu đi vào phần chuyên môn rắc rối của câu chuyện. Trường hợp ở đây là chính nhà nước là khách nợ, tức là chủ thể phải tính toán sự lợi hại của việc đi vay. Khi Việt Nam tính toán việc phát hành một đợi trái phiếu nữa để đảo nợ thì đấy có nghĩa là gì?

Nguyễn-Xuân Nghĩa: - Năm 2005, Việt Nam đã lần đầu phát hành công trái, tức là trái phiếu của công quyền, để huy động 750 triệu đô la trên thị trường tài chính New York. Tờ giấy nợ ấy ghi là vay trong hạn kỳ 10 năm với phân lời là 7,125%. Mục tiêu của việc đi vay 750 triệu là cho tập đoàn đóng tầu Vinashin của nhà nước có tiền đầu tư hầu kiếm ra lời để sẽ trả nợ. Nhà nước Việt Nam không ngờ tập đoàn ấy mắc nợ đến bốn tỷ đô la và vì quản lý tồi, bị tham nhũng đục khoét nên đã vỡ nợ. Tức là Việt Nam vay tiền để nuôi tham nhũng rồi phải è cổ trả nợ.

- Lần phát hành trái phiếu quốc tế thứ nhì là năm 2010 trên thị trường Singapore để huy động một tỷ đô la qua tờ công trái có hạn kỳ 10 năm và phân lời là 6,75%. Khi lưu hành trên thị trường thì phân lời lại cao hơn, lên tới 6,95% là do mức khả tín hay đáng tin thấp hơn. Lần đó, Việt Nam đi vay cho các tập đoàn kinh tế quốc doanh, như Điện Lực hay PetroViệt Nam.

- Xin nói thêm rằng các ông đảng viên cán bộ của nhà nước Hà Nội chẳng thể lớ ngớ đứng tại ngã tư của New York hay Singapore với một xấp giấy nợ rao bán cho thiên hạ để đem về bạc tỷ. Họ cần dịch vụ tư vấn chuyên môn của các tổ chức tài chính quốc tế có khả năng và uy tín làm trung gian, cho nên phải trả hoa hồng và lệ phí cho dịch vụ đi vay này. Các khoản phí tổn đó, như hoa hồng, lệ phí và phân lời, đều do công quỹ đài thọ, nghĩa là tiền của người dân đóng thuế.

Tiềm năng từ hiệp định TPP cho Việt Nam

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMklJSW5qbnBUb3c/edit?usp=sharing

… Ngoài ra, tranh cãi giữa các chuyên gia Việt Nam còn tiến xa hơn nữa khi một số cho rằng TPP là khuôn khổ phù hợp nhất trong thời gian tới để đẩy Việt Nam và Mỹ tiến tới quan hệ song phương và đa phương. Điều này có vẻ hợp lý khi hiện tại vẫn còn một số trở ngại để quan hệ Việt – Mỹ trở nên chặt chẽ hơn. Đối với Mỹ, mối quan hệ bình đẳng với Trung Quốc vẫn còn là vấn đề được xem xét. Trong 1 thời gian dài, chính sách “ ba không “ – chính sách không liên minh với Việt Nam cũng là một vấn đề. Đây là mấu chốt về “sự mềm dẻo” của TPP: tiếp cận đa phương, trong đó tập trung nhiều vào thương mại để giảm thiểu những hậu quả không mong muốn.
Tuy nhiên, mặc dù các chuyến thăm viếng vẫn được tái diễn cho thấy sự phát triển nhất định, triển vọng về việc thúc đẩy quan hệ song phương Mỹ – Việt thông qua TPP cũng như cơ hội của việc sử dụng “các khối liên minh mềm” chống lại Trung Quốc vẫn rất u ám. Quá trình đàm phán tiến triển chậm chạp với nhiều thời hạn đã bị bỏ qua. Nó đã đặt ra một số nghi ngờ cho tính hợp lý của TPP mà có lẽ là nguyên nhân khiến cho kênh đối thoại song phương Việt – Mỹ được tái khởi động trong vài tháng qua. TPP có thể đã từng tác động sâu sắc đến chính trị Việt Nam, nhưng đến nay nó chỉ còn mang tính giả thiết.


http://thediplomat.com/2014/09/the-potential-of-the-tpp-for-vietnam/



Ấn Độ nhập cuộc và vị trí của Việt Nam trong cấu trúc an ninh châu Á



https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWjF5ZWNTVFBfMm8/edit?usp=sharing


… Với Hoa Kỳ và Trung Quốc ở hai đầu, các nước trung cường đang dần dần thể hiện vai trò quan trọng của mình trong việc tạo dựng cấu trúc an ninh, kinh tế và chính trị mới ở Châu Á. Sự tích cực của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã được cộng hưởng bởi Thủ tướng Australia Tony Abott và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi. Các bước đi gần đây cho thấy một cơ chế hợp tác an ninh, kinh tế, và chính trị đang được hình thành nhanh chóng ở Châu Á. Việt Nam cần khôn khéo để tạo thế đứng cho mình trong cấu trúc mới này.


Cuộc Chiến Mậu Thân 1968 - Các tranh luận trong nội bộ đảng CSVN Về 1968



https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUkoyRVIwYUpqZ3M/edit?usp=sharing


Viện trợ của TQ trước Mậu Thân 1968?


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcnlBQjNLYmtLblU/edit?usp=sharing

44 năm trước( 2012), sau biến cố Mậu Thân, vào ngày 3/5/1968, Hoa Kỳ và Việt Nam Dân chủ Cộng hòa công bố việc chọn Paris làm địa điểm hội đàm sơ bộ.
Việc chọn địa điểm nghị hòa mở đường cho cuộc đàm phán bốn bên - Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Việt Nam Cộng Hòa, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam - kéo dài năm năm trước khi có việc ký Hiệp định Paris ngày 27/1/1973.
Một nghiên cứu mới, vừa đăng trên tạp chí Bấm Diplomatic History (Lịch sử Ngoại giao) số tháng Tư, cho rằng Hoa Kỳ đã sai lầm khi không nhận ra Trung Quốc, chứ không phải Liên Xô, là nước viện trợ kinh tế lớn nhất cho Việt Nam Dân chủ Cộng hòa giai đoạn 1967-68.

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

Tưởng Năng Tiến – Mặt Trái Của Một Bức Tranh Thêu Thư Hồ Chí Minh xin chỉ thị về việc cải cách ruộng đất. Gởi Staline Ngày 31-12-1952.

Tưởng Năng Tiến – Mặt Trái Của Một Bức Tranh Thêu

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNHR5cHBIQWRpYjg/edit?usp=sharing

… Những bức tranh thêu, cũng như những tấm huy chương, đều có mặt trái “sần sùi” của nó. Cuộc đời hoạt động và phụng sự cách mạng của Võ Thị Thắng cũng vậy. Chị còn “có một nụ cười khác” nữa, méo mó hơn, theo như lời kể của một người thân – nhà văn Đào Hiếu:
Rồi cuối cùng chiếc ghế Tổng Cục Trưởng mà người ta trao cho chị cũng bị đặt trên bốn trái mìn nổ chậm được làm bằng lòng đố kỵ, bằng thù oán cá nhân, bằng những mưu đồ ma quỷ.
Người con gái ‘anh hùng’ ngày xưa chợt biến thành nhân viên CIA Mỹ với tập hồ sơ dày cộm.
Đó là những ngày cuối năm 1996. Nhiều nhân vật có tình cảm với Võ Thị Thắng trong Bộ Chính Trị đều rất bàng hoàng. Con chạch lại leo lên đẻ trên ngọn đa! Vậy mà người ta vẫn có đầy đủ những tài liệu về một con chạch như vậy!
Kẻ thù giấu mặt ấy là ai? Chị biết, Bộ chính trị cũng biết nhưng không làm gì được... Nhiều người trong Bộ chính trị không tin những hồ sơ ngụy tạo ấy nhưng cũng không “dám” bác bỏ. Chị gần như đơn độc...

Hồ Chí Minh viết bài ĐẤU TỐ GIẾT bà Nguyễn Thị Năm trong Cải cách ruộng đất

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcGVlM1hRMzBTVWM/edit?usp=sharing

Chỉ một ngay sau khi bắn bà Năm, ngày 21-7-1953, báo Nhân dân đăng bài “Địa chủ ác ghê”. Sau đây là toàn văn bài báo:
“Thánh hiền dạy rằng: “Vi phú bất nhân”. Ai cũng biết rằng địa chủ thì ác: như bóc lột nhân dân, tô cao lãi nặng, chây lười thuế khoá – thế thôi. Nào ngờ có bọn địa chủ giết người không nháy mắt. Đây là một thí dụ:Mụ địa chủ Cát-hanh-Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã:Giết chết 14 nông dân. Tra tấn đánh đập hằng chục nông dân, nay còn tàn tật. Làm chết 32 gia đình gồm có 200 người – năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều và cho ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết, không còn một người.Chúng đã hãm chết hơn 30 nông dân – Năm 1945, chúng đưa 65 nông dân bị nạn đói ở Thái Bình về làm đồn điền. Cũng vì chúng cho ăn đói bắt làm nhiều. Ít hôm sau, hơn 30 người đã chết ở xóm Chùa Hang.Năm 1944-45, chúng đưa 20 trẻ em mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng, 15 em đã bỏ mạng.
Thế là ba mẹ con địa chủ Cát-hanh-Long, đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào!

Thư Hồ Chí Minh xin chỉ thị về việc cải cách ruộng đất.

Gởi Staline Ngày 31-12-1952.

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcURVNDVhbE4wc3M/edit?usp=sharing

Đồng chí Staline kính mến,
Tôi gửi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam. Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi [*] và Van Szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này.
Gửi đồng chí lời chào Cộng sản.
Hồ Chí Minh
(ký tên)
31-10-1952.

[*] Liu Shaoshi là Lưu Thiếu Kỳ, chủ tịch nước Cộng Hòa ND Trung Hoa, nhân vật quyền lực thứ nhì sau Mao Trạch Đông
(Tài liệu Lưu trữ Văn khố Nga, số 88)
Экспонаты историко-документальной выставки
"Советско-вьетнамское экономическое и научно-техническое
сотрудничество. 1950 - 1990 гг."
Письмо Хо Ши Мина И.В.Сталину. 1952 г.

Lê Thọ Bình - VỀ NGƯỜI BỊ “BẮN THÍ ĐIỂM” TRONG CCRĐ

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzM0d3LW16RUZva0k/edit?usp=sharing

… Cho đến nay, Cải cách ruộng đất (CCRĐ) 1953-1956 vẫn là một trong những giai đoạn bi thương nhất trong lịch sử phát triển của đất nước. Kết quả là hàng trăm ngàn người bị bắt, giết, gia đình ly tán.
Người đầu tiên được “lựa chọn” để “xử bắn thí điểm” là bà Nguyễn Thị Năm. Hơn nửa thế kỷ đã trôi qua, câu chuyện về bà Năm, từ khi bà bị bắn năm 1953 cho đến nay, vẫn là đề tài gây nhiều tranh cãi và còn không ít những uẩn khúc cần tiếp tục được giải mã.
CCRĐ- bi kịch của lịch sử dân tộc
Để chúng ta có thể hình dung lại, mức độ, quy mô và hậu quả của một trong những giai đoạn bi thương nhất của lịch sử dân tộc, chúng ta cùng nhau trở về thời kỳ 1953-1956.

Nguyễn Quang Duy - Bà Cát Hanh Long Nguyễn Thị Năm và ông Hồ chí Minh

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcEh2cjdfQWxOVG8/edit?usp=sharing

… Cuộc Cải cách ruộng đất (CCRĐ) tại miền Bắc Việt Nam là sự kiện có một không hai trong lịch sử Việt Nam . Sự kiện này đã dẫn đến việc tháng 9 năm 1956, Hội nghị lần thứ 10 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động phải ra các quyết định sau: ngưng chức Tổng Bí thư của Trường Chinh, khai trừ Hoàng Quốc Việt và Lê Văn Lương khỏi Bộ Chính trị và loại Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban Chấp hành Trung ương. Sau nhiều năm bị che đậy, các tài liệu, các bài viết, các hồi ký, các tác phẩm văn học… được phổ biến trong thời gian gần đây giúp chúng ta biết thêm sự thật về cuộc cải cách ruộng đất này.
Tuy vậy trong năm mười năm qua vai trò của Hồ Chí Minh trong CCRĐ vẫn được đặt ra với nhiều câu hỏi. Có thật ông chỉ theo lệnh của Stalin và Mao Trạch Đông? Có thật ông chỉ là thiểu số không đủ quyền lực để ảnh hưởng đến các cố vấn Trung Quốc? Có phải ông chỉ muốn tiến hành giảm tô? Có phải ông đã khóc khi biết được các tội ác do CCRĐ gây ra?… Các câu hỏi này càng lúc lại càng trở nên cấp thiết khi Đảng Cộng sản (ĐCS) không ngừng tạo những huyền thoại về Hồ Chí Minh. Vừa rồi Bộ Chính trị lại ban hành Chỉ Thị số 06-CT/TW ”yêu cầu toàn dân học tập để nhận thức về những nội dung cơ bản và giá trị to lớn của lý tưởng và tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh“. Những công việc này chỉ làm xa dần con người thực của ông.

CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ
Số: 233/SL VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 1955

SẮC LỆNH
CHỦ TỊCH PHỦ SỐ 233/SL
NGÀY 14 THÁNG 6 NĂM 1955

CHỦ TỊCH NƯỚC VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HOÀ

Theo đề nghị của Bộ Tư pháp và Uỷ ban cải cách ruộng đất trung ương,
Để tiện cho việc lãnh đạo các Toà án nhân dân đặc biệt trong phong trào phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất,
RA SẮC LỆNH:

Điều 1: Nay sửa đổi điều 3 và điều 4 trong sắc lệnh số 150-SL ngày 12-4-1953 như sau:

"Điều 3: Thành lập Toà án nhân dân đặc biệt tỉnh ở những tỉnh có phát động quần chúng giảm tô hoặc cải cách ruộng đất. Toà án nhân dân đặc biệt tỉnh gồm 1 Chánh án, 2 Phó chánh án và từ đến 10 thẩm phán.
Việc thành lập Toà án nhân dân đặc biệt tỉnh do Uỷ ban hành chính tỉnh đề nghị và Uỷ ban hành chính liên khu duyệt y.
Tuỳ theo yêu cầu công tác phát động quần chúng, Uỷ ban hành chính tỉnh được phép lập các phân toà và chỉ định thêm số thẩm phán cho các phân toà".

"Điều 4: Khi phân toà đến xã nào xử thì lấy thêm 5 đại biểu nông dân của xã đó. Số đại biểu này do Hội nghị đại biểu nông dân xã bầu ra, và phải là bần cố trung nông; số bần cố nông phải nhiều hơn trung nông. Các đại biểu này có quyền hạn và nhiệm vụ của những thẩm phán.
Thẩm phán do Toà án tỉnh cử đến sẽ chủ toạ và điều khiển phiên toà".

Điều 2: Thủ tướng Chính phủ, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Bộ Công án và Uỷ ban cải cách ruộng đất trung ương thi hành sắc lệnh này.




CHỦ TỊCH NƯỚC
(Đã ký)


Hồ Chí Minh

Thứ Tư, 10 tháng 9, 2014

Cải cách ruộng đất (1949 -1957) - HỒ CHÍ MINH - LAND REFORM VIETNAM

Cải cách ruộng đất (1949 -1957) - HỒ CHÍ MINH - LAND REFORM VIETNAM



Cải cách ruộng đất (1949 -1956) LAND REFORM in NORTH VIETNAM :

Theo tài liệu mới của nhà cầm quyền Hà Nội: Sách Lịch sử kinh tế Việt Nam 1945-2000 tập 2, viết về giai đoạn 1955-1975, xuất bản tại Hà Nội năm 2004,cho biết cuộc CCRĐ đợt 5 (1955-1956) được thực hiện ở 3,563 xã, có khoảng 10 triệu dân, và tổng số người bị sát hại trong CCRĐ đợt nầy lên đến 172,008 người, trong đó có 123, 266 người (71,66%) sau nầy được xác nhận đã bị giết oan.
Ước tính vào khoảng 500.000 thân nhân gia đình của nạn nhân cũng bị chết trong lao tù, giam cầm.

Thư Hồ Chí Minh xin chỉ thị về việc cải cách ruộng đất. Gởi Staline:
Ngày 31-12-1952.
Đồng chí Staline kính mến,
Tôi gửi cho đồng chí đề án cải cách ruộng đất của Đảng Lao Động Việt Nam. Đề án này tôi đã hoàn thành với sự giúp đỡ của hai đồng chí Liu Shaoshi [*] và Van Szia-Sian. Đề nghị đồng chí tìm hiểu và đưa ra chỉ thị về đề án này.
Gửi đồng chí lời chào Cộng sản.
Hồ Chí Minh
(ký tên)
31-10-1952.
[*] Liu Shaoshi là Lưu Thiếu Kỳ, chủ tịch nước Cộng Hòa ND Trung Hoa, nhân vật quyền lực thứ nhì sau Mao Trạch Đông
(Tài liệu Lưu trữ Văn khố Nga, số 88)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jza0FaS1NCVkppWGs/edit?usp=sharing

Cuộc cải cách ruộng đất 50 năm trước đây(2008) tại miền Bắc

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUlVxQ2YzUS1TcXM/edit?usp=sharing

… Nguyễn An, phóng viên đài RFA

Thưa quý thính giả, kể từ hôm nay, và liên tiếp trong chín buổi phát thanh, ban Việt ngữ đài Á châu tự do xin gửi đến quý thính giả loạt bài về cuộc Cải Cách ruộng đất diễn ra đầu thập niên 1950 tại miền bắc Việt Nam. Loạt bài do Nguyễn An thực hiện. Mời quý thính giả theo dõi bài thứ nhất qua sự trình bày của Phương Anh.

Cải cách Ruộng ̣đất: văn bản và ý kiến
Cập nhật: 10:08 GMT - thứ tư, 10 tháng 9, 2014


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZzAtX2ZHV2tsaWc/edit?usp=sharing

… Triển lãm 'tài sản địa chủ' tại Bảo tàng Lịch sử ở Hà Nội
Nhìn lại một số văn bản và ý kiến trước đây và hiện nay nhân cuộc triên lãm Cải cách Ruộng đất đang diễn ra tại Hà Nội:
Luật Cải cách Ruộng đất 04/12/1953 do Hồ Chí Minh ký…

Ba đời ám ảnh cải cách ruộng đất

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzQktyUURBM3JiTnc/edit?usp=sharing


… Gia đình tôi, bị quy địa chủ trong những năm tháng cải cách ruộng đất. Đó là điều vô lý, thật là vô lý. Đến bây giờ bố tôi và tôi vẫn không hiểu vì sao một gia đình nghèo đói như thế này, bỏ tất cả theo kháng chiến, không một mảnh đất cắm dùi thời kỳ đó mà vẫn bị quy là địa chủ.


Bố của bà nội tôi được triều đình nhà Nguyễn phong cho một cái chức nhỏ thôi và được cấp ở quê một mảnh ruộng. Ông ở Đồng Hới có biết chi chuyện ruộng đất nên cho người em làm. Về sau cuối đời ông bất mãn sa vào cờ bạc, khuynh gia bại sản, nhà cửa, đất đai bán hết kể cả đám ruộng của vua ban ở ngoài quê. Bà tôi có biết gì đâu, lấy chồng rồi theo chồng lên chiến khu chợ Gát làm Cách mạng.

Vài câu chuyện về Cải cách ruộng đất

http://hieuminh.org/2014/09/10/tu-cai-cach-ruong-dat-thoi-ao-lang-den-cai-cach-the-che-thoi/

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzcWdkNHQtSldzTDg/edit?usp=sharing

… Muốn blog cháy hãy viết về chiến tranh Nam Bắc, về cải cách ruộng đất với khẩu hiệu “Trí, phú, cường, hào.. đào tận gốc, trốc tận rễ”, “Nhân văn Giai phẩm”, những chuyện quá khứ đi vào lịch sử đầy máu, nước mắt, và chia rẽ dân tộc.
Nhưng né tránh, câu chuyện sẽ còn âm ỷ khôn nguôi, dù thế giới đã sang thế kỷ 21. Lãnh đạo quốc gia có tầm, có tâm, nên bạch hóa sai lầm quá khứ, lấy đó làm bài học cho hiện tại và hướng tới tương lai. Đó là một trong những chìa khóa cho phát triển đất nước.
Dư chấn thời thơ ấu kéo dài 60 năm chưa dứt
Nếu nói rằng tôi nhớ cuộc đấu tố địa chủ làng khi 3-4 tuổi có lẽ bạn đọc không tin, nhưng tôi từng tham dự và nhớ thật. Chẳng hiểu vì lý do gì mà mẹ tôi cho mấy chị em đi xem đấu địa chủ trên bãi đất rộng toàn cỏ gà, hồi đó là bãi tha ma, trước đền thờ vua Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành ở xã Trường Yên (Hoa Lư, Ninh Bình).
Người xem đông nghịt, tôi nhớ cảnh người “địa chủ cường hào gian ác” bị trói chặt hai tay ra phía sau (giật cánh khuỷu?), quỳ dưới một ô đất 1mx1m đào sâu khoảng vài gang tay. Các bà đứng trên và chỉ tay vào mặt “Mày nhá, ngày xưa mày bóc lột tao, mày cướp đất nhà tao, mày hiếp tao…”. Người quì dưới cúi gằm mặt xuống đất. Cứ thế lần lượt hàng chục người lên xỉa xói.




Thứ Ba, 9 tháng 9, 2014

Việt Nam Áp lực nợ công tăng một cách đáng ngại

Việt Nam Áp lực nợ công tăng một cách đáng ngại

Thứ hai 08 Tháng Chín 2014


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzZFdRTmRtVGw5Y2M/edit?usp=sharing

…“Nợ công của Việt Nam theo số liệu chính thức do Bộ Tài chính công bố là vào khoảng 54 hay 56% GDP, như vậy còn dưới ngưỡng an toàn 65% mà Ngân hàng Thế giới ấn định. Tuy vậy ở Việt Nam, số nợ của các doanh nghiệp Nhà nước cho đến nay chưa được tính vào số nợ công của Nhà nước.
Số nợ của các doanh nghiệp Nhà nước, theo các số liệu do các chuyên gia đưa ra, là khoảng 51% GDP. Nếu cộng với số nợ công mà Bộ Tài chính công bố, thì tổng số nợ công có thể lên đến 106% hay 107% GDP. Như vậy là nó vượt xa tỷ lệ 65% của Ngân hàng Thế giới.
Nếu như doanh nghiệp Nhà nước không trả nợ được -như trường hợp Vinashin- Nhà nước phải đứng ra trả nợ thay, bởi vì Nhà nước đã đứng ra bảo lãnh, hay chính Nhà nước đã đi vay cho các doanh nghiệp này.

Nhiều Góc Nhìn Về Nợ Xấu

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzdXlVYWtyR3hBWkE/edit?usp=sharing

… GNA: Sau khi TS Alan Phan khuyên NHNN nên để cho VAMC bán nợ xấu với giá thanh lý, nhiều chuyên gia đã phản biện.

- Theo ông Bùi Kiến Thành, khó bán nợ xấu như hàng thanh lý vì cơ chế pháp lý không rõ ràng, người mua sẽ không làm gì được với tài sản thâu tóm…
- Theo báo Đầu Tư, nhiều nhà đầu tư nước ngoài sẵn sàng mua với giá 30% thị giá, nhưng NHNN, VAMC và chủ nợ chê là giá quá bèo…
- Theo GS Đỗ Thiên Anh Tuấn của chương trình Fulbright, vấn đề mấu chốt là cần phải khơi thông nợ xấu bằng cách bán đi các tài sản đảm bảo, cho phá sản doanh nghiệp… để lấy tiền
- Theo TBKTSG, việc phẫu thuật nợ xấu sẽ không bao giờ thành công vì VAMC …không có tiền thật (chỉ giấy..)
- Hỏi lại ông già Alan, ông nói nếu NHNN bán với giá 10% của giá vốn, ông bảo đảm sẽ tổ chức một quỹ quốc tế và mua hết nợ trong 2 năm.

Vì đây là một đề tài quan trọng cho mặt trận kinh tế, GNA xin đăng lại tất cả các góc nhìn từ các chuyên gia.

GNA

Nhà văn Vũ Thư Hiên nói về cuốn Đèn Cù

thứ hai, 8 tháng 9, 2014

Nhà văn Vũ Thư Hiên chia sẻ với BBC về Trần Đĩnh, nhân dịp tác giả này vừa công bố tại hải ngoại cuốn tự truyện của mình với đầu đề "Đèn Cù".
Đây là cuốn sách hiện được lưu truyền trên mạng Internet với nhiều tư liệu được cho là 'thâm cung bí sử' về Đảng Cộng sản Việt Nam và các lãnh tụ của Đảng.
Theo tác giả "Đêm Giữa Ban Ngày", cuốn sách của Trần Đĩnh là một tư liệu có thể cung cấp các thông tin khá xác thực và đáng tin cậy về Đảng Cộng sản Việt Nam trong một số giai đoạn quan trọng từ trước.

"Trần Đĩnh là người có thể đưa ra được những thông tin khá xác thực để mọi người có thể tin cậy rằng đấy là những nguồn đáng tin."
Nhà văn Vũ Thư Hiên
Về tính chân thực trong các tư liệu mà cuốn Đèn Cù đề cập, nhà văn Vũ Thư Hiên nói:
'Đáng tin cậy'
"Thực sự ra tất cả những việc đó nó nằm trong vòng bí mật của Đảng, nếu chúng ta tìm văn bản thì không có đâu, nhưng với những người ở trong giai đoạn đó mà ở gần với các vị ở đỉnh cao quyền lực, thì chắc chắn ông Trần Đĩnh là người có thể đưa ra được những thông tin khá xác thực để mọi người có thể tin cậy rằng đấy là những nguồn đáng tin.
"Bởi vì thực sự bây giờ nếu chúng ta muốn tìm hiểu những con người ở trong giai đoạn đó thì chỉ có sự kể lại của các nhân chứng, chứ còn nếu chúng ta cứ đòi hỏi có một văn bản như là trong văn bản học, thì chúng ta sẽ chẳng bao giờ đạt được tới điều đó, với lại cách hành xử với lịch sử của Đảng Cộng sản."
Mở đầu cuộc trao đổi với BBC, ông Vũ Thư Hiên kể lại những gì ông biết về ông Trần Đĩnh trong thời kỳ nhà văn này còn làm việc cho các cơ quan báo chí, truyền thông quan trọng của Đảng, cho tới các giai đoạn khác về sau, trong đó có giai đoạn chính quyền ở miền Bắc trừng phạt nhóm "Xét lại chống Đảng".

Mời đọc Đèn Cù.
TRẦN ÐĨNH
ÐÈN CÙ

Số Phận Việt Nam Dưới Chế Ðộ Cộng Sản
Tự Truyện Của Người
Từng Viết Tiểu Sử Hồ Chí Minh

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzT2lNbFNmbnNNejA/edit?usp=sharing


“Chiến lược” của Tổng Thống Barack Obama

Nguyễn-Xuân Nghĩa - Người Việt ngày 140908
"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"


Bò Theo Chiến Lược Như Leo Lên Một Tia Sáng

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzazROUk9RX284WXM/edit?usp=sharing

… Do sáng kiến của Bắc Kinh và Moscow, tổ chức "Thượng Hải Ngũ Quốc" Shanghai Five thành hình từ năm 1996 (Uzbekistan chỉ gia nhập năm 2001 và tổ chức đổi tên từ đấy) với mục tiêu tăng cường hợp tác giữa Trung Quốc, Liên bang Nga và các nước Hồi giáo ở giữa để ổn định Trung Á khỏi mối nguy khủng bố Hồi giáo và buôn lậu ma túy. Mục tiêu thật chính là để ngăn ảnh hưởng của Hoa Kỳ trong khu vực, cho nên việc hợp tác mở ra lãnh vực quân sự và tình báo.

Ngày nay, từ Đông sang Tây, Bắc Kinh đã gây vấn đề tại Đông Á, còn Moscow tấn công Ukraine và đưa Âu Châu vào khủng hoảng. Trong khi Hoa Kỳ đi tìm chiến lược chống tổ chức khủng bố xưng tên là Đế quốc Hồi giáo, một "Caliphate" duy nhất của đạo Hồi trên thế giới....


Từ đầu năm nay, Hoa Kỳ bị chấn động liên tục bên trong, mỗi tuần lại có một vụ khủng hoảng hay tai tiếng. Khi ấy, Obama cố tình đánh giá sai mối nguy của tổ chức cứ đổi tên theo đà bành trướng từ Syria qua Iraq (ông so sánh với một đội bóng rổ tay mơ là "junior varsity team").


Nay Tổng thống tay mơ đành thông báo với quốc dân rằng đang đi tìm một chiến lược, nhưng cũng báo trước bài diễn văn hôm Thứ Tư mùng 10 về chiến lược đó là sẽ không đổ quân vào trận địa, v.v....





Thứ Sáu, 5 tháng 9, 2014

Tưởng Năng Tiến – Đưa Người Ta Không Đưa Sang Sông


Tưởng Năng Tiến – Đưa Người Ta Không Đưa Sang Sông

Tôi thấy trong cuộc đời của chị Thắng, chị không mang tai tiếng gì. Vẫn là con người trong sạch.
Hạ Đình Nguyên

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzOFdxVnlQekdPY2c/edit?usp=sharing

… Thay vì một vòng hoa, một nén nhang, hay một lời ai điếu, tôi xin mượn một câu thơ của Thâm Tâm để đưa Võ Thị Thắng về nơi an nghỉ cuối cùng. Hoa hoè, nhang khói, điếu văn này nọ (e) không thiếu trong tang lễ “trọng thể” dành cho chị – theo như tường trình của VOV..

Trật tự thế giới mới: Lao động, tư bản, và sáng kiến trong một nền kinh tế phân phối lợi tức theo luật lũy thừa

Tháng 8 27, 2014

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWmttXy1ZN3NCdkE/edit?usp=sharing


… ERIK BRYNJOLFSSON là Giáo sư Khoa Quản lý tại Trường Quản lý Sloan Đại học MIT và là đồng sáng lập viên chương trình Sáng kiến về Kinh tế Kỹ thuật số tại MIT. ANDREW MCAFEE là một nhà nghiên cứu chính tại Trung tâm Nghiên cứu Doanh nghiệp Kỹ thuật số thuộc Trường Quản lý Sloan tại MIT và là đồng sáng lập viên chương trình Sáng kiến về Kinh tế Kỹ thuật số tại MIT. MICHAEL SPENCE là Giáo sư Kinh tế và Kinh doanh tại Trường Kinh doanh Stern thuộc Đại học New York.
Trần Ngọc Cư dịch
Ghi chú của dịch giả: Bài tiểu luận này là một trong nhiều bài viết xuất hiện trên Foreign Affairs trong những số gần đây, phân tích hậu quả của nền kinh tế hậu công nghiệp đồng thời đề xuất những biện pháp của một chế độ dân chủ xã hội (social democracy) nhằm đối phó tình trạng bất bình đẳng kinh tế-xã hội do hai lực tác động của thời đại gây ra: toàn cầu hóa và công nghệ thông tin. Những bài liên quan mà chúng tôi đã dịch đăng trên pro&contra là: Chủ nghĩa tư bản và tình trạng bắt bình đẳng và Tương lai dân chủ xã hội Mỹ .

Lược sử Big Data
http://whatsthebigdata.com/

Gilpress, Whatsthebigdata.com

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzd2tIcG0yYl9kOXM/edit?usp=sharing

… Tháng 5 năm 2012, Danah Boyd và Kate Crawford đưa ra luận điểm của họ trong bài “Critical Questions for Big Data” trên tờ Information, Communications and Society. Họ định nghĩa Big Data như là "một hiện tượng văn hóa, công nghệ và học thuật dựa trên sự tương tác của: (1) Công nghệ tối đa hóa sức mạnh tính toán và độ chính xác thuật toán để thu thập, phân tích, liên kết, và so sánh các tập dữ liệu lớn. (2) Phân tích: tạo ra trên dữ liệu lớn để xác định mô hình để làm cho tuyên bố kinh tế, xã hội, kỹ thuật và pháp lý. (3) Thần thoại: Niềm tin phổ biến rằng dữ liệu lớn cung cấp một hình thức cao hơn của trí thông minh và kiến thức có thể tạo ra mà những hiểu biết mà trước đây không thể, với hào quang của sự thật, khách quan, chính xác."

Đồng bào Sài Gòn tuần hành ủng hộ cuộc khởi nghĩa Quỳnh Lưu, 1956


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzRWRCZVp4SnBlRDQ/edit?usp=sharing

… Sự kiện nông dân Quỳnh Lưu nổi dậy (trung tuần tháng 11 năm 1956) được xem là hệ quả của chính sách Cải cách ruộng đất mà ban lãnh đạo Đảng Lao động Việt Nam thi hành trong giai đoạn 1953 – 1956. Rất không khó để thâu lượm những chứng cớ liên quan đến thời kỳ khốc liệt này. Thời điểm cuối năm 1956, hãng phim Pathé (Pháp) đã ghi lại hình ảnh cuộc tuần hành tại Công trường Lam Sơn của đồng bào Sài Gòn nhằm biểu thị tình đoàn kết với nông dân Quỳnh Lưu nổi dậy chống áp bức.

SỰ KIỆN THÁI BÌNH 1997


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSnZKMTJUZ1ZHb2c/edit?usp=sharing


… Sự kiện Thái Bình năm 1997 mặc dù được nghe “truyền miệng” nhiều nhưng lại ít thấy có cuốn sách nào, tờ báo chính thống nào nói một cách đầy đủ và hệ thống. Dù sao, nói đến Thái Bình 1997, người ta vẫn giữ thái độ dè dặt và thận trọng khi phát ngôn, bởi người ta vẫn nghĩ nó “nhạy cảm”.

Thứ Ba, 2 tháng 9, 2014

Tưởng Năng Tiến – Chuyện Anh Bốn Thôi & Chị Phạm Thị Lành

Tưởng Năng Tiến – Chuyện Anh Bốn Thôi & Chị Phạm Thị Lành

Việt Nam dứt khoát không để vỡ nợ.
T.T. Nguyễn Tấn Dũng

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzUmpvTnNGeDgtcGs/edit?usp=sharing

… Là công dân của một đất nước đã từng anh dũng đánh thắng mấy đế quốc to, và trở thành lương tâm của thời đại nên anh Bốn Thôi tất bật và vất vả không ngừng (“hồi nào anh cũng phải cầm vũ khí trong tay: anh né viên đạn của bên này, tránh viên đạn của bên kia, đỡ ngọn roi của bên nọ...”) thì cũng phải (giá) thôi!
Nhân loại có biết bao kẻ đã ước ao, khao khát được trở thành dân Việt cơ mà? Chỉ hiềm rằng trong số những người này không ai biết được rằng cuộc sống của Bốn Thôi hoàn toàn và tuyệt đối không có gì vui – theo như nhận xét của nhà văn Nguyễn Mộng Giác:
“Đấy, cuộc đời của Bốn Thôi, nhân vật tiêu biểu nhất của Võ Phiến. Người nông dân cục mịch có nét mặt buồn hiu lạnh lẽo, thiếu hẳn sự vồ vập mãnh liệt nhưng trong lòng, chất chứa không biết bao nhiêu khát vọng tội nghiệp. Người nông dân ấy không có cái bề ngoài coi được. Anh xấu trai, nghèo nàn, chậm chạp, vụng về. Thú vui độc nhất cho cả một kiếp đời dài là trưa trưa, tìm một chỗ dừng chân thật tịch mịch, nghếch mũi lên không mơ màng mằn mò nhổ từng sợi lông mũi ... ‘Tiểu thế giới’ của Bốn Thôi, sao mà buồn quá đỗi!”

Alan Phan - Lực Chuyển 6: Dịch Vụ An Sinh và Giải Trí


https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzMXNXdXM0eFlDQ0k/edit?usp=sharing


… Cách mạng về an sinh và giải trí

Sau bao nhiêu cay đắng với giấc mộng được giải phóng khỏi cuộc sống nghèo hèn nô lệ bởi những nhà cách mạng luôn luôn là lão thành, siêu việt và như thánh nhân, phần lớn người dân thế giới nhận rõ là chỉ có chính họ (với sự giúp đỡ của lòng tham cố hữu qua kinh doanh hay sự nghiệp) mới tạo ra thu nhập và sáng tạo để đưa họ thoát khỏi đưởng hầm.
Tôi nói phần lớn vì một số đông nhân loại vẫn u mê tin tưởng vào phép mầu của vài lãnh tụ hay truyền thuyết viển vông. Vẫn còn Bắc Triều Tiên, Cuba, Trung Quốc (đám nông dân đầu đất), nhóm Taliban, nhóm ISIS, nhóm Hồi giáo cực đoan, nhóm đầu trọc (skinheads) từ Nga và Âu Mỹ… Đây là những thành phần vẫn coi kiến thức hay Internet hay “đổi mới” là thế lực thù địch.
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói một câu rất hay,” Mục tiêu của những nhà cách mạng này không phải là đem lại hạnh phúc cho người dân; mà cho phép người dân đem hạnh phúc đến cho họ”.

Thomas Hobbes: Bàn về quyền sống không thể chuyển nhượng

Trích The Leviathan, Thomas Hobbes

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzNjZRRDlYR2JlWDA/edit?usp=sharing

… Quyền tự nhiên là gì?
Quyền tự nhiên mà các tác giả vẫn thường gọi là jus naturale là sự tự do để mỗi con người dùng sức mạnh của bản thân, một cách tự nhiên, để bảo vệ bản chất tự nhiên của anh ta – nghĩa là của cuộc sống của anh ta – và do đó sẽ làm bất cứ việc gì mà lý trí và sự suy xét của bản thân anh ta cho là phương tiện hợp lý nhất để thực hiện điều đó.
Tự do là gì?
Tự do được hiểu là, theo định nghĩa chính xác của từ này, sự vắng mặt của những trở ngại bên ngoài; những trở ngại đó thường tước đi một phần sức mạnh của con người để làm điều ta muốn làm, nhưng không thể ngăn cản ta sử dụng sức mạnh còn lại của mình theo sự sai khiến của lý trí và sự suy xét của chính bản thân mình.

TÌM HIỂU VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN VỀ GIÁO DỤC QUYỀN CON NGƯỜI


Chủ biên : Wolfgang Benedek
(Tài liệu dịch)

NHÀ XUẤT BẢN TƯ PHÁP
HÀ NỘI 2008

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzSExpa0E0UTlXczA/edit?usp=sharing


… LỜI GIỚI THIỆU
…Quyền con người là một nội dung lớn của thế giới ngày nay. Để thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế, mỗi quốc gia cần phải thường xuyên chú trọng giáo dục quyền con người.
Là thành viên của các công ước quốc tế về quyền con người, Nhà nước Việt Nam luôn nỗ lực thực hiện các cam kết của mình; đồng thời chủ động hợp tác với các quốc gia và các tổ chức quốc tế trong nhiều hoạt động trên lĩnh vực quyền con người.
Những năm qua, các hình thức phổ cập về quyền con người luôn được đẩy mạnh. Bên cạnh việc giảng dạy môn học quyền con người trong trường học, nhiều cơ quan nhà nước, nhiều tổ chức thuộc hệ thống chính trị và cơ quan khoa học đã phối hợp với các tổ chức quốc tế và quốc gia mở các khoá tập huấn về quyền con người cho các đối tượng khác nhau. Nhận thức về quyền con người, do đó, đã ngày càng được nâng cao.
Cuốn sách "Tìm hiểu về quyền con người" mà bạn đọc đang có trong tay, được các chuyên gia hang đầu của tổ chức Mạng lưới an ninh con người, do Wolfgang Benedek là chủ biên, được Trung tâm Đào tạo và nghiên cứu quyền con người và dân chủ châu Âu (ETC), ấn hành tại thành phố Graz (Áo), năm 2006. Cuốn sách được biên soạn công phu, bao quát những vấn đề cơ bản nhất về quyền con người.