Thứ Ba, 31 tháng 1, 2012

ĐẠI PHÁ QUÂN THANH



"Đánh cho để dài tóc/ Đánh cho để đen răng/ Đánh cho nó chích luân bất phản/ Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn/ Đánh cho sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ"
(Vua Quang Trung)

*****

ĐẠI PHÁ QUÂN THANH

Sáng tác: Hoàng Thi Thơ - Trình bày: Hợp Ca
*****

(1)
Ai phá tan quân Sầm Nghi Đống? (Vua Quang Trung)
Đất Đống Đa chôn vạn quân thù. (Nơi chôn bao nhiêu quân thù)
Ai phá tan binh đoàn giặc Thanh? (Vua Quang Trung)
Đất Hà Hồi còn vọng hồi chiêng
(2)
Ai nhớ chăng Quang Bình anh dũng? (Vua Quang Trung)
Đất Đống Đa chôn vạn quân thù. (Nơi chôn bao nhiêu quân thù)
Ai phá tan binh đoàn giặc Thanh? (Vua Quang Trung)
Đất Hà Hồi còn vọng hồi chiêng

Giặc nhà Thanh, đây Tôn Sĩ Nghị
Giặc nhà Thanh, đây Sầm Nghi Đống
Giặc tràn qua khắp bờ sông Nhị
Giặc tràn qua vây chặt thành Thăng Long

Mười vạn quân do ngài Quang Bình
Ào Ào đi ngăn đoàn quân tiến
Ào Ào đi đến miền Tam Điệp
Đợi mồng năm tiêu diệt sạch quân Thanh

Này bập bùng nhịp trống bồi hồi dòng chiêng
Vó ngựa hùng anh, vó ngựa dồn nhanh, vó ngựa tàn canh
Vó ngựa lừng vang rung rinh kinh thành
Nhằm Lục Đầu mà tiến, nhìn về Lạng Giang hướng về Hải Dương
Bắc Bình Đại Vương tiến Hà Hồi nhanh
đến Ngọc Hồi luôn quân Thanh tan tành

Ngàn quân Tàu vượt cầu như nước tràn
Hàng ngàn hàng ngàn quân Tàu vượt cầu trong gió ngàn
Ngàn quân Tàu sập cầu tô thắm màu Nhị Hà
Nhị Hà nước về đỏ ngầu thây chất tràn
Nào ngờ đâu bao mộng tan tành
Vạn giặc Thanh như là mây khói
Và từ đây nước Việt yên lành
Ngàn đời sau Bắc Bình còn vang danh

****** Giặc đâu tàn bạo sang điên cuồng/ Quân vua một giận oai bốn phương/ Thần tốc ruỗi dài xông thẳng tới,/ Như trên trời xuống dám ai đương/ Một trận rồng lửa giặc tan tành,/ Bỏ thành cướp đó trốn cho nhanh/ Ba quân đội ngũ chỉnh tề tiến,/ Trăm họ chật đường vui tiếp nghênh/ Mây tạnh mù tan trời lại sáng/ Đầy thành già trẻ mặt như hoa,/ Chen vai khoác cánh cùng nhau nói:/ "Kinh đô vẫn thuộc núi sông ta" /

(Thơ: Ngô Ngọc Du )
*****

"Tây Sơn rất mạnh; quân đội của Nguyễn Huệ nếu không thiện chiến cũng rất đông; Nguyễn Huệ có voi để kéo pháo, và hơn nữa, Nguyễn Huệ có rất nhiều thuyền chiến, chiến hạm và tàu thuyền để chở quân đội. Nguyễn Huệ có nghị lực, có tài năng..."

(Gras de Préville, thuyền trưởng tàu Pandour của Pháp ở Gia Định năm 1788 đã viết về Nguyễn Huệ và quân đội của ông)

XUÂN VÀ LỊCH SỬ

BÍCH HUYỀN


Đôi lời giới thiệu:

Nhà Văn Bích Huyền nguyên là giáo sư dạy môn Văn tại trường Trung Học Việt Nam trước 1975. Lời
văn của bà tuy giản dị, nhưng rất chân thật, gây nhiều xúc động cho người đọc. Tác phẩm nổi tiếng của
bà là “ Lối cũ chẳng sao quên” đã được dịch ra Anh ngữ, và được rất nhiều người yêu thích.
Nhà văn Bích Huyền viết văn, làm thơ, lại có giọng đọc thật truyền cảm. Bà phụ trách trang văn học
nghệ thuật cho nhiều đài Phát Thanh, như đài Radio Bolsa, đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA)...Bà cũng là một
trong những Thành Viên Sáng Lập của Câu Lạc Bộ Hùng Sử Việt, và sinh hoạt rất tích cực.
Sau đây là bài nói chuyện của nhà văn Bích Huyền trên Đài VOA, được link từ "Radio Chân Trời Mới".

http://radiochantroimoi.com/spip.php?article9829



TRƯỚC HIỂM HỌA MẤT NƯỚC MỘT LẦN NỮA: NHẮC LẠI CHUYỆN NHÀ MINH CƯỚP SÁCH CỦA TA ĐEM VỀ TÀU


GS. Pham Cao Duong

January 31, 2012

嶺南摭怪列傳 – Lĩnh Nam chích quái liệt truyện, bản chép tay lưu trữ tại Thư viện QGVN

Trong Khởi Hành số 90, tháng 4 năm 2004, dưới nhan đề “Từ Lĩnh Nam Chích Quái Đến Các Tài Liệu Bị Quân Minh Tịch Thu Đem Về Tàu”, tôi đã viết một bài về việc người Tàu tịch thu sách của ta. Vì bài viết quá ngắn và vì tôi không chỉ rõ các nguồn tài liệu nên sau đó nhiều người thắc mắc. Trong số những vị này, có người là độc giả thuần túy, có người là sinh viên cũ của tôi và cũng có người là học giả có uy tín và rất khả kính. Bác Sĩ Trần Văn Tích là một trong các học giả uy tín và rất khả kính này. Trần Bác Sĩ đã bỏ công viết hẳn một bài đăng với nhan đề “Chuyện Người Tàu Lấy Sách Của Ta” trên Khởi Hành số 92, tháng 6 năm 2004 sau đó và gián tiếp đặt câu hỏi với tôi. Vốn ngưỡng mộ Bác Sĩ từ lâu nhờ đọc các công trình khảo cứu của ông, đồng thời lại có dịp gặp ông dù chỉ thoáng qua khi ông tới thăm Quận Cam và Viện Việt học sau đó nên tôi thấy cần phải viết bài này để được làm quen với ông, đồng thời giải đáp đôi chút những thắc mắc của các độc giả mà tôi đã nhận được. Gốc gác của bài viết này là như vậy. Nhưng năm 2004 khác với năm 2012. Năm 2004 hiểm họa xâm lăng nước ta của người Tàu chưa lộ rõ và chưa thật sự nguy hiểm như trong năm 2011 và bây giờ là năm 2012. Cập nhật hóa và phổ biến những gì tôi thấy được cho bạn bè nói riêng và cho tuổi trẻ Việt Nam nói chung là một điều tôi thấy nên làm mặc dầu tôi vẫn muốn kiếm thêm tài liệu để viết thêm nhiều nữa.

Thứ Hai, 30 tháng 1, 2012

TRÍ THỨC, TỰ DO VÀ CÔNG LÝ



Thứ sáu, 27 Tháng 1 2012 01:00

Hôm nay, tôi muốn giới thiệu cùng các bạn bài viết về tri thức của Ts Nguyễn Đình Đăng (Nhật). Trong bài này, anh Đăng thuật lại vài giai thoại thú vị về bàn luận trí thức, mà lần đầu tiên tôi được biết. Anh còn trình bày 10 dấu hiệu (mà tôi hiểu là “việc làm”) của người trí thức theo Vitaly Tepikin. Chiếu theo 10 việc làm này thì chắc VN có rất ít trí thức. Tôi đăng lại dưới đây và hi vọng các bạn sẽ có một món ăn tinh thần bổ ích. Tựa đề là tôi đặt (còn nhớ đường Tự Do và Công lí ở Sài Gòn?), nhưng tựa đề gốc của anh Đăng là “Trí thức”.



Trong bài này, anh Đăng có nhắc đến cuộc di tản sau 1975 chưa từng có trong lịch sử VN. Nhân kỉ niệm 30 năm tôi định cư ở Úc, đọc những dòng chữ của anh làm tôi cảm động. Tôi cũng là một trong những người trong làn sóng lịch sử đó. Hàng trăm ngàn người đã chìm xuống lòng Biển Đông. Biết bao nhiêu thảm trạng ập đến những người Việt trong hành trình vượt biên. Lên đến bờ cũng chết và bỏ lại thân xác ở đất khách quê người. Tôi không bao giờ quên những đồng hương (trong đó có anh Hai tôi) đã nằm xuống ở Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương. Đúng là một cuộc di tản qui mô lớn chưa bao giờ có trong lịch sử VN. Nhưng không có ai của Nhà nước chính thức ghi nhận sự kiện này. Tôi chưa bao giờ nghe / đọc một người từ miền Bắc nhắc đến sự kiện này. Anh Đăng là người đầu tiên nói đến cuộc di tản này với cái nhìn khách quan và nhân bản. Chính vì thế mà tôi cuốn hút theo bài viết, dù những gì anh ấy nhắc chỉ là một đoạn văn.

Đoạn cuối bài viết có một câu tôi thấy tâm đắc: “Rõ ràng bạn không thể vừa được người ta cấp xe sang (hay tặng nhà to) lại vừa có Tự Do (hay Công Lý). Bạn chỉ có thể chọn một trong hai thứ đó. Lập luận rằng cưỡi xe BMW mới tiến được hoặc tiến nhanh hơn tới Công Lý (hay Tự Do) là ngụy biện, tự dối mình và lừa dối người khác. Đặc biệt, nếu bạn là một người lao động trí óc theo một chuyên môn nào đó, việc bạn chọn cái gì sẽ tự động xếp bạn vào hàng ngũ những ‘trí thức dự khuyết’, hay vào đám học giả xu thời đang ngày càng lạm phát trên đất nước này. “

Nói theo tiếng Anh là anh Đăng đã “just right to the point”!

Xin nói thêm rằng anh Đăng là một người đa tài. Thật sự đa tài. Anh là nhà vật lí có nhiều công trình nghiên cứu đẳng cấp giáo sư. Nhưng hơn thế nữa, anh còn là một hoạ sĩ tài hoa, từng có tranh triển lãm ở Việt Nam và Nhật. Anh là một nhà trí thức đúng theo nghĩa của một intellectual.

NVT

Thứ Bảy, 28 tháng 1, 2012

VIỆT NAM VÀ "BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH"

"... Mới đây, Việt Nam cũng đã để tuột qua tay một “cơ hội vàng” khi “đại bản doanh” của những Tập đoàn công nghiệp lớn là Thái Lan phải trải qua trận lũ lịch sử kinh hoàng. Sản xuất bị đình đốn và hoạt động kinh doanh ảnh hưởng nặng nề, không ít doanh nghiệp đã phải chọn hướng dồn sản xuất sang các cơ sở, nhà máy lẻ ở Việt Nam để tránh bị đổ bể đơn hàng, suy giảm doanh thu và mất uy tín. Song, đến cả cơ hội này Việt Nam cũng không giữ được..."


Theo GS Trần Văn Thọ, từ một nước vừa bước vào ngưỡng thu nhập thấp, để tiến đến trở thành quốc gia có thu nhập trung bình cao và thoát khỏi bẫy thu nhập trung bình thì đất nước sẽ còn phải nỗ lực, cải cách rất nhiều.

Trong chuyến công tác ngắn ngày về Việt Nam của GS Trần Văn Thọ, từng là thành viên Tổ Tư vấn Cải cách Hành chính và Kinh tế của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, người viết đã có dịp trao đổi với ông về một số vấn đề kinh tế vĩ mô hiện nay.
Đề cập đến “bẫy thu nhập trung bình” trong bối cảnh Việt Nam vừa bước chân vào ngưỡng các nước có thu nhập trung bình thấp, giáo sư cho biết, đến 2020, nước ta cũng có thể sẽ đạt được mức thu nhập cao. Song “vấn đề là Việt Nam có thể tiếp tục phát triển bền vững để trở thành nước có thu nhập cao trong vài thập kỷ sau đó nữa hay không mới là điều quan trọng”.
Trong lịch sử kinh tế thế giới, ít khi có quốc gia nào vượt qua được bẫy này, thậm chí có những nước đã mắc vào bẫy này từ rất sớm mà không cần đợi đến khi đạt được mức thu nhập trung bình cao ( khoảng 4.000 USD).
Ông dẫn ví dụ điển hình là trường hợp của Philippines. Vào những năm 1950, nước này chỉ phát triển đứng sau Nhật Bản. Năm 1960, GDP bình quân đầu người của Philippines vẫn cao gấp đôi Thái Lan nhưng đến giữa thập niên 1980 thì đã bị Thái Lan đuổi kịp rồi vượt qua trong năm 2000.

Thứ Sáu, 27 tháng 1, 2012

TƯỞNG NIỆM CỤ TRẦN VĂN HƯƠNG


Cụ Hương Miền Nam
Mai Thanh Truyết

Thưa Quý vị,

Cụ Trần Văn Hương mất ngày 27 tháng 1 năm 1982 tại Sài Gòn. Cụ mất đi để lại cho chúng ta nhiều tiếc nuối. Hôm nay nhân ngày lễ tưởng niệm Cụ, tôi xin chia xẻ vài suy nghĩ về Cụ.

Về sự nghiệp chánh trị

Cụ Trần văn Hương đã hai lần được mời và bổ nhiệm đảm trách chức vụ Ðô Trưởng Saigon, đây là chức vụ đứng đầu quán xuyến điều hành bộ máy hành chánh thủ đô, bảo tồn bộ mặt của thể chế Việt Nam Cộng hòa đang trong giai đoạn củng cố xây dựng và phát triển với những khó khăn chồng chất về mọi mặt.

- Lần đầu vào năm 1955 sau khi Hiệp định Genève chia hai đất nước VN được ký kết, do cố Thủ Tướng Ngô Đình Diệm;

- Lần thứ hai,, sau khi chánh quyền Ngô Đình Diệm bị lật đổ vào năm 1963, cụ Trần Văn Hương lại được bổ nhiệm Ðô Trưởng Sài Gòn .

Tháng 11 năm 1964, cụ Trần Văn Hương được Quốc Trưởng Phan Khắc Sửu bổ nhiệm làm Thủ Tướng Chánh Phủ và lập nội các.

Năm 1971, cùng đứng tên trong liên danh Nguyễn Văn Thiệu, cụ Trần Văn Hương đã đắc cử Phó Tổng Thống VNCH và đến 21/4/1975, sau khi Nguyễn Văn Thiệu từ chức, cụ Trần Văn Hương đã đãm nhiệm chức Tổng Thống VNCH trong thời gian ngắn ngủi 7 ngày và trao quyền lại cho Tướng Dương Văn Minh đầu hàng Cọng sản.

SAU TRẬN ĐỐNG ĐA, LỠ LÀNG CỦA DÂN TỘC



Nguyễn-Xuân Nghĩa

...người ta biến Đống Đa thành đống rác của Tầu!

Vì sao không có Đống Đa?

Từ năm 1789, cứ đến mùng năm Tết chúng ta đều nhớ đến chiến công Đống Đa của Quang Trung Hoàng đế vào mùa Xuân Kỷ Dậu đó. Bài này không ra ngoại lệ. Nhưng nhìn từ một giác độ khác về đến ngày nay.
Sau Đống Đa 1789 đúng 160 năm, một biến cố đã ảnh hưởng đến Việt Nam mà khá nhiều người Việt mình khi đó lại không biết: Cộng sản Trung Hoa chiến thắng và Mao Trạch Đông thành lập Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc vào tháng 10 năm 1949. Nhờ đó, Cộng sản Việt Nam mới có Điện Biên Phủ 1954, rồi hai thập niên chiến tranh "giải phóng" kết thúc năm 1975. Từ đó, đất nước thống nhất dưới chế độ Cộng sản.
Một biến cố khác cũng có ảnh hưởng tương tự mà nhiều người Việt không để ý.
Đúng 200 năm sau trận Đống Đa, Liên bang Xô viết bắt đầu tan rã cùng với sự sụp đổ của bức tường ô nhục tại Bá Linh năm 1989 và Trung Quốc bị khủng hoảng nên mới có vụ thảm sát Thiên an môn năm đó.
Biến cố ấy trong thế giới Cộng sản dẫn đến hai hậu quả tại Việt Nam.
Vì ỷ thế Liên Xô sau "Đại thắng mùa Xuân 1975", lãnh đạo Hà Nội đòi chơi cha chơi trèo, nên bị Bắc Kinh cho một bài học nảy lửa vào năm 1979. Năm đó là lần đầu tiên từ Đống Đa 1789 mà chiến tranh Hoa-Việt lại bùng nổ, và thực tế kéo dài đến 1988. Mà khác với Đống Đa và mọi cuộc chiến Hoa-Việt khác trong lịch sử, không viên tướng nào của Trung Quốc phơi thây ngoài chiến địa hoặc phải treo cổ tự ải!
Khi Liên Xô bắt đầu tan rã năm 1989, Hà Nội quên hẳn chuyện xưa mà cúi đầu lạy giặc làm cha: chuẩn bị tái thần phục Bắc Kinh. Và tiến hành đổi mới theo kiểu cải cách của Trung Quốc. Cho kính tế một chút tự do để sức sản xuất của người dân sẽ kéo đất nước ra khỏi khủng hoảng, mà đảng vẫn giữ quyền toàn trị, và đảng viên có quyền trưng thu. Bên trong, chủ nghĩa "tư bản nhà nước" và sự xuất hiên của hệ thống "tư bản đỏ" là hậu quả tất yếu. Bên ngoài là quan hệ phụ dung với Trung Quốc, được trang trí bằng 16 chữ vàng.

Đó là dấu mốc 1989! Một cách kỷ niệm đầy ô nhục của 200 năm trận Đống Đa.
Ngày nay, bị dày xéo mãi, đất và nước đã biến thành bùn....

Nhưng vì sao mới chỉ có 200 năm, nước nhà đã giật lùi như vậy vào quỹ đạo Trung Quốc?
***
Xin hãy nhìn lại cuốn lịch xưa....
Nhà Tây Sơn khởi nghiệp từ Tân Mão 1771, dựng nghiệp từ Kỷ Dậu 1789, bắt đầu suy tàn khi Quang Trung thăng hà năm Nhâm Tý 1792, mà tồn tại thêm 10 năm cho đến Nhâm Tuất 1802. Đó là khi Gia Long thực sự thống nhất đất nước. Nỗ lực thống nhất khởi đi từ Nguyễn Huệ lại do Nguyễn Ánh hoàn thành.
Mà xét cho cùng thì lề lối cai trị sau khi thống nhất là một tai họa!
Nước Nam thật ra lụn bại từ giữa thế kỷ 15, 130 năm sau khi sáng lập nhà Lê. Việc thống nhất sở dĩ đặt ra là do hoàn cảnh phân ly chia cắt, chuyện "nhất giang lưỡng quốc" đợt đầu. Thời điểm mấu chốt là năm 1558, khi Nguyễn Hoàng xin rời Thăng Long vào Thuận Hoá để thoát nạn Trịnh Kiểm - mà cũng là để mở cõi. Từ đó, chín đời Chúa Nguyễn đã có công khai phá lãnh thổ xưa kia bị thu hẹp vào vùng châu thổ sông Hồng, sông Mã ở mạn Bắc.
Đáng chú ý hơn thế, các Chúa Nguyễn còn làm đảo lộn "trật tự Đông Nam Á" với một Đàng Trong thù phú, giao tiếp với thiên hạ một cách hiên ngang bình đẳng. Đặc biệt là không hề sợ sệt khúm núm với Thiên triều phương Bắc.
Người dân Đàng Trong cũng thế, họ sống trong một thế giới cởi mở, sự tiên báo của hiện tượng quốc tế hóa tại miền Nam sau 1954. Và toàn cầu hóa của thế giới ngày nay.
Cũng do địa dư hình thể, nửa duới hình chữ S của nước Nam đã hoàn thành vào thời đại này.
Đấy là nơi thuận tiện cho giao lưu hàng hải với các nước Đông Nam Á, chứ không bị kẹt giữa Hạ Long và đảo Hải Nam trong Vịnh Bắc Bộ. Hoàn cảnh địa dư khách quan ấy, cùng tài năng Nguyễn Huệ, còn giải thích vì sao Việt Nam không chỉ giỏi về thủy chiến với những trận đánh trên sông đã lừng danh lịch sử như Bạch Đằng, Chương Dương, mà còn có nhiều trận hải chiến ngoài biển, từ Quy Nhơn xuống Côn Sơn qua Phú Quốc đến tận Vịnh Xiêm La....
Nhìn ra thế giới bên ngoài, trong khoảng thời gian đằng đẵng từ thế kỷ 15 đến cuối thế kỷ 20, thực tế là từ khi Columbus tìm ra "Tân Thế Giới" đến ngày Liên Xô sụp đổ, Âu Châu đã khuynh đảo và chi phối toàn thế giới. Trong khi đó, Trung Quốc chỉ là cường quốc lục địa và còn có lúc quay đầu vào núi để ngỏ đại dương cho xứ khác.
Họ hụt mất cơ hội của Columbus sau bảy chuyển hải hành của Tam bảo Thái giám Trịnh Hòa vì nội loạn, vì rợ Hung Nô phía Bắc và vì công khố kiệt quệ sau hai chục năm chiếm đóng Việt Nam, từ 1407 đến 1427. Rồi từ lệnh "hải cấm" đời Minh sau khi Trịnh Hoà tạ thế đến sau này, Trung Quốc chưa từng là cường quốc đại dương. Nếu có "hải chiến" thì là với cướp biển, hải tặc hay "nụy khấu" Nhật Bản....
Nhìn lại chuyện Đông hải dậy sóng ngày nay, chúng ta nên giật mình về chi tiết đó từ phía Việt Nam và Trung Quốc. Trung Quốc đang muốn thành cường quốc hải dương, Việt Nam thì đẩy cả nước về phận giun dế, chỉ còn cái bao tử suy nghĩ thay cho cái đầu.
Điều gì đã xảy ra tại Việt Nam?
Vì sao một dân tộc từng là cường quốc Đông Nam Á thời Trịnh Nguyễn, đã đánh tan đạo quân xâm lược của nhà Đại Thanh vào thời cực thịnh của họ, mà lại lụn bại dần và bị Trung Quốc uy hiếp ngoài biển lẫn bên trong như ngày nay?
Người ta nói chuyện dân trí thấp kém, còn dân khí thấp hèn thì tại ai?
***
Trong hơn hai trăm năm Trịnh Nguyễn phân tranh, các Chúa Nguyễn giữ thế thủ với nhà Trịnh, họ vẫn tỏ vẻ tuân phục vua Lê vô quyền và còn sẵn sàng... nộp thuế: triều Nguyễn theo đuổi ưu tiên khác. Và không hề coi Bắc Kinh là Thiên triều, Trung Quốc là mẫu mực! Thương nhân, hải tặc hay cựu trào người Hoa mà xiêu tán vào Đàng Trong thì được đối xử bình đẳng. Nếu có tài thì được vận dụng thành sức mạnh kiến quốc, như khách trú, không là thái thú, quan thầy.
Với người Hoà Lan, Bồ Đào Nha hay Nhật Bản, hoặc dân Mã Lai, Xiêm La, Gia Va hay Giang Lưu Ba, v.v... người Đàng Trong cũng có thái độ hữu nghị, khi có lợi thì cùng khai thác. Trong thời tranh hùng đó, sử sách Đàng Ngoài dĩ nhiên không biết - hoặc không ghi lại sự thể cho đúng.
Nhưng khi Gia Long thống nhất đất nước từ năm 1802, ưu tiên của ông lại là củng cố đế nghiệp, và triều Nguyễn của ông tự coi như một nối tiếp chính thống của triều Lê, dưới ánh sáng của phương Bắc. Bộ Luật Gia Long là bản sao hắc ám của Luật nhà Thanh, tụt hậu rất xa so với bộ Luật Hồng Đức đã khá tiến bộ thời Lê Thánh Tông. Mà các sử thần triều Nguyễn cũng ít nhấn mạnh đến công trình dựng nước của Đàng Trong vì các Chúa khi đó không... đi vào chính quy nền nếp theo kiểu Trung Hoa.
Nói ra cho gọn, triều Nguyễn Sơ đã tự Hán hóa mạnh và không chỉ xóa sạch lịch sử "Ngụy Tây" của nhà Tây Sơn mà còn khép lại độ mở quốc tế của Đàng Trong. Nước Nam khi đó trở về hoàn cảnh của sinh vật di động trong không gian hai chiều Nam Bắc. Mà Thiên triều mới là Bắc đẩu.
Từ đó nước nhà lụn bại dần để không còn sức quật khởi khi các nước Tây phương trở lại.
Đến đời Tự Đức thì nước Nam thống nhất đã mất chủ quyền, rồi bị chia hai, chia ba.... Khi quân Pháp tấn công, triều đình phân vân bất định về hai lẽ chiến hòa, nếu có đởm lược lắm thì cũng chỉ nghĩ đến chuyện cầu viện phương Bắc. Mà nhà Đại Thanh từ sau thời Đạo Quang đã lụn bại dần chứ hết còn hùng khí như thời Khang Hy hay Càn Long.
Nước Nam cùng quẫn đến nỗi cầu cả giặc Cờ Đen, Cờ Trắng, Cờ Vàng, dư đảng của phong trào nổi loạn Thái bình Thiên quốc. Quyết định nhu nhược và nguy hiểm ấy khiến một võ quan triều Tự Đức là Ông Ích Khiêm phải than phiền – và cảnh báo:
Áo chúa cơm vua đã bấy lâu
Đến khi có giặc phải thuê Tàu!
Từng phen võng giá mau chân nhẩy
Đến bước chông gai thấy mặt đâu?
Tiền bạc quyên hoài dân xác mướp
Trâu dê ngày hiến đứa răng bầu!
Ai ôi hãy chống trời Nam lại
Kẻo nữa dân ta phải cạo đầu.
Sau đấy, là ngày nay, dân ta không phải cạo đầu mà phải cúi đầu.
Chỉ vì sự nghiệp đấu tranh giành độc lập cho Việt Nam đã bị người Cộng sản hòa chung vào sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa, không với mẫu mực Liên Xô thì với màu sắc Trung Quốc. Và y như trong thời Nguyễn Sơ, cũng lại cầu viện Trung Quốc trong cuộc chiến với Tây phương.
Tới khi Liên Xô tan rã, Việt Nam bị hút chặt vào một cực còn lại, là Trung Quốc. Bị lãnh đạo phế bỏ võ công, người dân không được quyền chống đỡ. Dù chỉ là biểu tình phản đối cũng chẳng được. Bị chế độ kiểm soát và làm thịt từng mảng, xứ sở trôi vào trật tự Trung Hoa, nhiều địa phương tự động hành xử như phiên trấn của phương Bắc.
Việt Nam trong thế kỷ 21 bị kéo về Việt Nam vào đầu thế kỷ 19, khi lãnh đạo chỉ nghĩ đến việc củng cố quyền lực chính trị trên đầu người dân, bất chấp nguy cơ ngoại xâm từ phương Bắc.
Một vòng chân trời rất khái quát ấy có thể giải thích vì sao không có Đống Đa: người ta biến Đống Đa thành đống rác của Tầu! Hãy nhìn hài kịch là cuốn phim về Lý Công Uẩn trong dịp kỷ niệm "Ngàn Năm Thăng Long" thì rõ.... Chính trị hôn ám đã làm suy đồi cả nền văn hoá cho nên có muốn gột rửa thì phải mất nhiều thế hệ.
Đầu năm mà nói về chuyện này thì chẳng ai vui, nhưng từ mấy năm qua, nhiều người về nhà ăn Tết đã ngạc nhiên đến tê tái khi thấy chẳng còn ai nhắc đến Đống Đa hay Nguyễn Huệ nữa.
Bao giờ thì việc ngày Tết thắp nhang trước đền thờ Quang Trung sẽ là cái tội?

Thứ Năm, 26 tháng 1, 2012

HỒI ỨC VỀ CHIẾN THẮNG ĐỐNG ĐA 1789

Hằng năm cứ đến ngày mùng 5 tháng Giêng ÂL, Người Việt khắp nơi đều nô nức tổ chức Lễ Tưởng Niệm Vị Anh Hùng Áo Vải Tây Sơn Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ là một thiên tài quân sự bách chiến bách thắng với những trận đánh đuổi giặc ngoại xâm giữ yên bờ cõi. Năm nay 2010 tại TP Houston Hội Ái Hữu Bình Định đã tổ chức Lễ Tưởng Niệm Vua Quang Trung vào ngày 21 tháng 2 năm 2010. Phần đầu Thống Đốc Tiểu Bang Texas tham dự Lễ.
Lễ Tưởng Niệm Vua Quang Trung và trận Đống Đa

Phần 1



Phần 2



Hồi ức về Chiến thắng Đống Đa 1789

Trọng Thành

Một trong những ngày hội sớm nhất trong năm tại Việt Nam là Hội Đống Đa, ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch. Đây là ngày hội kỷ niệm chiến thắng của Tây Sơn đối với quân đội nhà Thanh. Chiến thắng năm Kỷ Dậu 1789 ngày càng được tôn vinh là một thực tế. Tuy nhiên, rất nhiều khoảng tối của giai đoạn lịch sử này cần được được các nhà nghiên cứu giải đáp.
Năm Nhâm Thìn 2012 vừa bắt đầu. Những ngày đầu năm mới là dịp các gia đình sum họp, bạn bè gặp gỡ mừng Xuân. Mùa Xuân cũng là mùa hội. Một trong những ngày hội sớm nhất trong năm tại Việt Nam là Hội Đống Đa, ngày mùng 5 tháng Giêng âm lịch. Theo nhiều tư liệu lịch sử cũng như theo những lời truyền miệng, ngày mùng 5 Tết cách đây 223 năm, quân đội Tây Sơn do Nguyễn Huệ, tức hoàng đế Quang Trung chỉ huy, từ Nam thần tốc ra Bắc, tiến vào Thăng Long, kết thúc chiến dịch dẹp tan đội quân viễn chinh của nhà Thanh.
Trong sử sách chính thống ở Việt Nam hiện nay, Quang Trung được coi như là một biểu tượng kiệt xuất của tinh thần dân tộc Việt Nam, một trong những thần tượng mà rất nhiều người Việt Nam ngưỡng mộ.
Trong những năm gần đây, tại Việt Nam, nhiều hoạt động văn hóa lớn gắn liền với hình tượng Quang Trung – Nguyễn Huệ và thời kỳ Tây Sơn lần đầu tiên được tổ chức, ví dụ như việc diễn lại cảnh Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng Đế tại Festival Huế lần đầu tiên vào năm 2008, … Một trong những bộ phim lịch sử cổ trang hoành tráng nhất được thực hiện tại Việt Nam, gắn liền với thời kỳ Quang Trung, mang tên gọi « Tây Sơn hào kiệt », đã ra mắt khán giả năm 2010.
Chiến thắng năm Kỷ Dậu 1789 ngày càng được tôn vinh là một thực tế.
Các khách mời của Tạp chí Khoa học của RFI hôm nay là tiến sĩ Nguyễn Nhã từ Sài Gòn và nhà sử học Dương Trung Quốc từ Hà Nội. Một trong những câu hỏi chính mà chúng tôi mong muốn được hai ông giải đáp là hồi ức và những tưởng niệm về chiến thắng Đống Đa và thời kỳ Quang Trung. Bên cạnh thực tế của sự tôn vinh chiến thắng Đống Đa và hình tượng Quang Trung, còn rất nhiều khoảng tối của lịch sử trong giai đoạn này cần được bổ khuyết, đây cũng là điều mà chúng ta hy vọng sẽ được các nhà nghiên cứu dần dần khai mở.
Mãi mãi mùa Xuân Kỷ Dậu
Khách mời đầu tiên của chúng ta là nhà sử học Nguyễn Nhã. Ông là một trong những nhà nghiên cứu, ngay từ những năm 1960, đã dồn nhiều tâm sức cho việc phục dựng lại hình ảnh Nguyễn Huệ và thời kỳ Tây Sơn.
RFI : Xin kính chào nhà sử học Nguyễn Nhã, ngày đầu Xuân hôm nay, có một chủ đề chắc được nhiều người quan tâm là sự kiện mùng 5 tháng Giêng, tức là trận chiến của quân đội Quang Trung đẩy lùi quân Thanh, cách đây đã hơn 2 thế kỷ. Tuy diễn ra lâu rồi, nhưng đây là sự kiện rất đặc biệt, về mặt lịch sử, cũng như về mặt văn hóa. Sự kiện này để lại nhiều kỷ niệm, cũng như các suy nghĩ trong nhiều thế hệ. Nhân dịp sắp tới dịp kỷ niệm, xin ông cho biết đôi nét về sự kiện này.
Nhà sử học Nguyễn Nhã : Nói đến Mùa Xuân Kỷ Dậu là nói đến chiến thắng Đống Đa, như chúng ta biết. Từ khi vua Lê Chiêu Thống sang cầu cứu nhà Thanh, thì vua nhà Thanh là Càn Long chắc là rất mừng, vì đó là một cơ hội tốt, cũng lấy cớ để phục hồi lại nhà Lê, nhưng thật ra là để thể hiện những sức mạnh của đế quốc Đại Thanh lúc đó. Chính hồi đó Tôn Sĩ Nghị cũng cho là sức mạnh của quân Thanh là vô địch, nên rất là ỷ y, mùa xuân Kỷ Dậu ấy thì cho quân sĩ nghỉ ngơi. Nhưng không ngờ rằng, Nguyễn Huệ đã thể hiện thiên tài quân sự : 20 vạn quân Thanh chỉ trong có 5 ngày là bị tiêu diệt và phần còn lại chạy về Trung Quốc.
Tôi nghĩ rằng, đây là một võ công oanh liệt vô tiền khoáng hậu, trong một thời gian quá nhanh, mà đánh dàn trận chính quy, chứ không phải chỉ đánh du kích mà thôi. Thành thử tôi nghĩ rằng, mọi người Việt Nam, kể cả những người đối thủ của Tây Sơn, của Quang Trung, cũng phải thừa nhận.
RFI : Xin được hỏi nhà sử học một câu cuối cùng, trong sự phát triển của Việt Nam và khu vực, Quang Trung - Nguyễn Huệ đã để lại những giá trị gì ?
Nhà sử học Nguyễn Nhã : Đây không phải chỉ là một cuộc đại thắng. Chiến công hiển hách đó mở đầu một triều đại rất ấn tượng. Bởi vì, lần đầu tiên, chữ nôm chính thức được Quang Trung cho sử dụng trong các văn bản, thay vì chữ Hán. Đây là điều thể hiện rất rõ nét bản sắc Việt Nam. Chúng ta thấy, từ thế kỷ thứ X, các vua ở Việt Nam đều có xưng là hoàng đế, đại hoàng đế, Đại Việt, Đại Cồ Việt, … nhưng về vấn đề văn hóa vẫn còn có sự nô lệ ở mức độ nào đó, nhất là khi mà sử dụng chữ Hán và dùng Nho học làm khoa cử. Theo tôi, đấy là một sự sai lầm. Bởi vì Nho học tức là học sách Tàu, lịch sử Tàu, và đặc biệt là trong các kỳ thi hương không có thi Nam sử, mà chỉ thi Bắc sử. Quang Trung chính là người mở đầu tinh thần độc lập về văn hóa như thế.
Thứ hai là Quang Trung rất trọng những hiền tài. Khi làm vua rồi, đối với ông La Sơn Phu Tử - Nguyễn Thiếp hết sức là trọng thị. Tôi nghĩ rằng, chỉ cần hai điều đó thôi đã để lại cho đời một tinh thần, một di sản rất quý giá.
Tôi là một người hồi còn trẻ, rất ngưỡng mộ sự nghiệp của Quang Trung. Khi lập sự nghiệp, Quang Trung chỉ mới là thanh niên thôi, và khi mất ông mới có 40 tuổi. Vì vậy, khi tôi chủ biên tập Văn Sử Địa, tôi đã ra số đặc khảo về Quang Trung (số 9-10), số 13 là về chiến thắng Đống Đa, số 21 là kỷ niệm phong trào Tây Sơn.
Tôi nghĩ là người Việt Nam, bất cứ ai, bất cứ ở đâu, cả già hay trẻ, chắc đều có chia sẻ cũng như tôi vậy. Theo tôi, phải thừa nhận là Quang Trung – Nguyễn Huệ không những là một thiên tài quân sự, mà còn là một Đại Hùng của dân tộc.
(…) Mong rằng mùa Xuân Kỷ Dậu sẽ mãi mãi đến với chúng ta.
Giỗ trận Đống Đa vốn của người Hoa
Tiếp theo đây là những lời kể của nhà sử học Dương Trung Quốc và những ghi nhận của ông về chiến thắng Đống Đa và một số thành quả mà triều đại Tây Sơn đã để lại.
Nhà sử học Dương Trung Quốc : Đối với người Việt Nam, cái Tết gần như được kết thúc bằng một sự kiện, hay một lễ kỷ niệm đã trở thành một truyền thống, một tập quán, không chỉ riêng của người dân Hà Nội, mà còn của nhiều địa phương trên cả nước. Đó là cái giỗ trận. Giỗ trận là một cách nói một mạc, giản dị, nhắc lại trận chiến đánh thắng quân Mãn Thanh ở Đống Đa.
Cái quá trình diễn ra trận này chắc nhiều người được biết, nhưng ai cũng nhớ tới hình tượng đã được văn học hóa, như trong Hoàng Lê Nhất Thống Chí có hình ảnh của hoàng đế Quang Trung cùng đại quân của mình, kéo vào Thăng Long, giữa một mùa xuân đầy xác pháo, khói súng và ánh sắc của hoa đào. Có thể nói đấy là biểu tượng của chiến thắng có thể nói lừng lẫy nhất trong lịch sử bảo vệ nền độc lập và chủ quyền của tổ quốc, trước các thế lực xâm lược từ phương Bắc tới. Nhưng chiến trận năm Kỷ Dậu không chỉ ghi nhận chiến thắng chống ngoại xâm, như nhiều thế hệ cha ông ta đã lập nên trước đây trong lịch sử.
Những đóng góp rất to lớn của nhà Tây Sơn, đặc biệt là hoàng đế Quang Trung nói riêng, đã chấm dứt tình trạng phân tranh Nam Bắc, tạo ra nền tảng cho sự thống nhất quốc gia và trên một lãnh thổ đã tương đối hoàn chỉnh, sau nhiều thế kỷ mở mang bờ cõi và cũng là tiến trình không ngừng đương đầu với các thế lực từ bên ngoài, cho dù triều đại Tây Sơn sau đó rất ngắn ngủi, vì thất bại trước Gia Long. Triều Nguyễn lên ngôi, kế thừa thành quả thống nhất quốc gia của Quang Trung. Về mặt chính trị, trong sử sách nhà Nguyễn vẫn gọi Tây Sơn là ngụy, là giặc, … cho nên rõ ràng về mặt kỷ niệm cái chiến thắng Đống Đa không được duy trì như một quốc lễ, trong bối cảnh chiến thắng này gắn với nhà Tây Sơn, là một địch thủ của nhà Nguyễn.
Phải nói là cho đến trước năm 1945, quanh khu vực Đống Đa, chỉ có diễn ra một lễ hội, cũng gọi là giỗ trận, nhưng theo sách vở để lại, chủ yếu là do những người Hoa tổ chức để nhớ lại tổ tiên của mình chăng ? Người Việt thì họ đến đấy, họ chiêm ngưỡng, họ quan sát lễ hội ấy, nhưng không phải là lễ hội để giỗ những chiến binh của Tây Sơn, mặc dù gần đấy, chúng ta thấy có những ngôi đền, ngôi chùa rất kín đáo, có tượng của Đức Ông, nhưng thực ra là hiện thân của hoàng đế Quang Trung.
Năm thứ 1 Việt Nam DCCH : Lần đầu tiên công khai kỷ niệm Quang Trung
Mặc dù hơn hai thế kỷ đã trôi qua, hồi ức về Chiến thắng Đống Đa 1789 dường như vẫn còn tươi rói trong ký ức của nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, cũng như nhiều người Việt Nam ngày nay. Trên thực tế, chiến thắng lịch sử của thời kỳ Quang Trung – Nguyễn Huệ mới chỉ được các cộng đồng thuộc xã hội dân sự tại Việt Nam công khai tưởng niệm cách đây mới hơn nửa thế kỷ. Nhà sử học Dương Trung Quốc nhấn mạnh đến tính chất lịch sử của việc phục hồi ký ức về cuộc chiến 1789, mấy tháng sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tuyên bố độc lập. Đây là một điều mà chắc còn ít người biết đến.
Nhà sử học Dương Trung Quốc : Biên niên sử ghi nhận rằng, lần đầu tiên người Việt Nam tổ chức giỗ trận Đống Đa theo đúng nghĩa, tức là kỷ niệm chiến thắng của hoàng đế Quang Trung, diễn ra vào năm 1946, tức là mùa xuân độc lập đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Dẫu sao, cuộc cách mạng tháng Tám năm 1945 cũng là đỉnh cao của tinh thần dân tộc, chống đô hộ nước ngoài. Cho nên trong sử sách hiện nay vẫn còn lưu lại những hình ảnh, những bài báo cho thấy rõ là, chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa lúc đó đã khai thác rất là triệt để những yếu tố mang tinh thần dân tộc, để động viên lòng yêu nước của dân.
Mùa Xuân năm Bính Tuất, Tết độc lập đầu tiên, lần đầu tiên chúng ta giữ được hình ảnh người dân lũ lượt kéo đến gò Đống Đa để kỷ niệm ngày chiến thắng Đống Đa. Đấy có thể là một biểu trưng rất là tiêu biểu, và kể từ đó trở đi, ngay cả trong cái thời kỳ ta gọi là « tạm chiếm », thì cái nếp tổ chức giỗ trận Đống Đa, như là kỷ niệm chiến thắng Quang Trung vẫn được duy trì, và có thể nói từ sau 1954 đến nay, nó là ngày lễ trọng của Hà Nội nói riêng và của Việt Nam nói chung. Cách đây khoảng hơn 1 năm, tại ngôi chùa Kim Mã, nơi trước kia cơ quan văn hóa của Hà Nội đã làm một tấm bia ghi nhận nơi đây chính là nơi chôn cất các nghĩa sĩ Tây Sơn, đã diễn ra lễ tưởng niệm các nghĩa sĩ, cách không xa, nơi diễn ra giỗ trận Đống Đa.
Tôi nghĩ rằng, những giai đoạn lịch sử hiện đại về sau của Việt Nam rất phức tạp, với nhiều chế độ chính trị khác nhau, nhưng tôi nghĩ, chính thể nào cũng đều tôn vinh những người yêu nước cả, đều tự hào về truyền thống đánh giặc ngoại xâm.
Bài học xưa : Chiến tranh và Hòa bình
RFI : Thưa ông, xin được hỏi ông một câu dành cho những ai quan tâm sâu hơn về lịch sử, liên quan đến việc phục hồi hình ảnh Quang Trung – Nguyễn Huệ, mà ông vừa nói. Câu hỏi đặt ra ở đây là, không biết vì sao hình tượng Quang Trung và chiến thắng này không được chính thức (hay công khai) tôn vinh, mặc dù trong thời kỳ trước năm 1945, việc làm này không hẳn đã bị cản trở từ phía chính quyền thuộc địa ? Phải chăng điều này là do triều đại nhà Nguyễn vẫn tiếp tục có một ảnh hưởng nhất định đến tâm lý của xã hội ?
Nhà sử học Dương Trung Quốc : Theo tôi được biết, trước năm 1945, chưa bao giờ có một hoạt động công khai mang tính quốc gia của nhà nước. Cho dù là nhà nước thuộc địa, vì đằng sau triều đại phong kiến vẫn còn tồn tại. Mà chúng ta biết, do những hệ lụy lịch sử, triều Nguyễn coi Quang Trung là nghịch tặc, và ngụy triều. Cho nên, chắc chắn là việc tổ chức công khai có tính quốc gia, sự tôn vinh đối với Quang Trung, với Tây Sơn là điều không thể xảy ra dưới triều Nguyễn được. Còn người dân có thể có cách biểu hiện của mình một cách kín đáo, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử, thì việc này có thể có.
RFI : Thưa ông, tại sao nhiều người lại cố gắng phục dựng lại niềm tự hào hoặc những kỷ niệm về thời đó vào thời điểm bây giờ ?
Nhà sử học Dương Trung Quốc : Cũng như tôi nói, thời kỳ tồn tại nhà Nguyễn cho đến năm 1945 thì mới chấm dứt, do những hệ lụy lịch sử thì việc tôn vinh Quang Trung có thể nói thẳng là cấm kỵ, vì thế mà người dân thì phải kín đáo (tưởng nhớ), bên cạnh lễ hội của người Hoa, diễn ra tại khu vực Đống Đa, mà người Việt Nam cũng thừa nhận như một dấu tích của chiến thắng của cha ông xưa.
Chúng tôi biết sau này, Sở văn hóa Hà Nội, trên cơ sở các nghiên cứu sử học đã ghi nhận địa điểm Chùa Kim Mã lâu rồi. Đương nhiên, trong bối cảnh (…) diễn ra một số động thái đặc biệt liên quan đến Biển Đông, trong quan hệ Việt Nam với Trung Quốc, thì rõ ràng, như thế phần nào nó kích thích, nó nhắc nhở. Những hoạt động ấy chứa đựng phần nào không khí thời sự. Bên cạnh việc tiếp tục các lễ hội (liên quan đến thời Tây Sơn) gần như đã trở thành thường niên diễn ra ở Đống Đa, việc tu sửa và nâng cấp một số điểm tại chùa Kim Sơn cũng là để bổ sung thêm, làm cho lễ hội thêm phong phú, và cũng nhắc nhở người Việt Nam luôn nhớ đến bài học xưa.
Tôi cũng muốn nói là, riêng đối với triều đại Tây Sơn, lập được một chiến công vô cùng hiển hách như thế, nhưng chúng ta cũng phải thấy thêm một khía cạnh nữa là bản thân nhà Tây Sơn cũng luôn mong giữ được sự hòa hiếu với Phương Bắc, để bảo vệ sự tự chủ vững bền hơn, mặc dù ông là người chiến thắng. Và điều này cũng đáp ứng được mong muốn của người dân được sống trong hòa bình. Tôi nghĩ đây cũng là một bài học không nhỏ.
Thời Tây Sơn : Rất nhiều dấu hỏi !
RFI : Thưa ông, những điều ông trình bày có thể coi là các đóng góp để lại của Quang Trung – Nguyễn Huệ, đặc biệt là về mặt quân sự. Cũng xin được hỏi ông về những nghiên cứu trong thời gian gần đây có những điểm gì mới, và hiện có những điểm gì tồn nghi, hay những điều cần khai phá trong tương lai ?
Nhà sử học Dương Trung Quốc : Tôi nghĩ lịch sử là quá trình nhận thức về khoa học, nhưng đồng thời nó cũng gắn rất liền với tâm thế của một quốc gia, tức là những yếu tố mang tính thời sự, mang tính chính trị luôn luôn tác động vào. Như tôi đã nói, kể từ sau khi triều đình nhà Nguyễn không còn nữa, có thể nói là việc nghiên cứu về Quang Trung – Nguyễn Huệ - Tây Sơn được giải phóng. Điều này diễn ra trong tất cả mọi thể chế chính trị ở Việt Nam tiếp theo đó, kể cả trong chế độ Dân chủ Cộng hòa ở miền Bắc, cũng như trong chế độ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam.
Tôi cũng đã theo dõi các nghiên cứu của các sử gia miền Nam trước 1975, thấy được rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. Còn ở miền Bắc, cũng có nhiều công trình. Có thể nói nhìn chung, mối quan tâm đầu tiên liên quan đến lịch sử quân sự. Chúng tôi cũng ghi nhận là, bên cạnh việc nghiên cứu, sự tôn vinh đối với hoàng đế Quang Trung và triều đại Tây Sơn tại Việt Nam, có thể nói rất được quan tâm.
Về việc nghiên cứu, dù cá nhân tôi không phải là chuyên gia, tôi cũng ghi nhận là bên cạnh nghiên cứu theo góc độ lịch sử quân sự, người ta cũng bắt đầu quan tâm lĩnh vực khác, các đóng góp khác, đặc biệt là lý giải vì sao triều đại Quang Trung được xây dựng trên một nền tảng rất hoành tráng của một cuộc khởi nghĩa nông dân, thực hiện được mục tiêu thống nhất quốc gia, rồi lại đánh bại quân xâm lăng, rồi lại ngắn ngủi như vậy ?
Ngay cả những « phát triển » trong nội bộ ba anh em Quang Trung cũng là một bài học lớn của lịch sử.
Có thể nói cho đến giờ, việc nghiên cứu những gì liên quan đến nhà Tây Sơn vẫn là một điều hấp dẫn nhiều nhà sử học, nó cũng đòi hỏi việc nghiên cứu ngày càng đi vào chiều sâu hơn, để có thể rút ra được các bài học lịch sử đối với một triều đại tuy ngắn ngủi, nhưng hết sức vẻ vang hoành tráng, và cũng để lại nhiều dấu hỏi không dễ dàng giải đáp được.
"Việt Thanh chiến dịch" - một đóng góp mới
Thời kỳ Tây Sơn và các hoạt động của cá nhân nhân vật lịch sử Nguyễn Huệ - Quang Trung, như nhà sử học Dương Trung Quốc nhận xét, đặt ra nhiều câu hỏi.
Trong những năm gần đây, có một số nghiên cứu đã được đẩy mạnh theo hướng phục dựng lại hiện thực lịch sử rất phức tạp của giai đoạn này, bên cạnh cuốn "Lịch sử nội chiến Việt Nam (1771-1802)" của sử gia Tạ Chí Đại Trường (viết năm 1973 và được tái bản nhiều lần từ năm 1991 đến nay), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu với quý thính độc giả nghiên cứu của tiến sĩ sử học Nguyễn Duy Chính (California - Hoa Kỳ), đặc biệt là cuốn biên khảo "Việt Thanh chiến dịch", mới hoàn tất vào đầu năm 2011. Trong cuốn sách này, nhà sử học Nguyễn Duy Chính đã đặc biệt dựa vào các văn bản trao đổi của triều đình nhà Thanh với quan lại địa phương trong thời kỳ này, được tập hợp trong bộ "Khâm định An Nam kỷ lược" (Nhà xuất bản Hải Nam ấn bản năm 2000), để đối chiếu với các tư liệu phía Việt Nam và quốc tế. Nhiều phát hiện và hướng nghiên cứu mới, thậm chí những cách nhìn rất khác, đã mở ra từ cuốn sách này. Theo đánh giá của một số chuyên gia, đây là một công trình tiếp nối truyền thống nghiên cứu sử học xuyên quốc gia, ở Việt Nam được mở ra đặc biệt với tác phẩm của Hoàng Xuân Hãn "Lý Thường Kiệt, lịch sử ngoại giao và tông giáo triều Lý" (1949).
Nhân dịp đầu năm, xin kính gửi đến quý thính độc giả lời chúc hạnh phúc và thành công.
Xin chân thành cảm ơn hai nhà nghiên cứu Nguyễn Nhã và Dương Trung Quốc đã vui lòng dành thời gian cho tạp chí hôm nay.

KHỞI NGHĨA LAM SƠN - MƯỜI NĂM KHÁNG CHIẾN



Lê Lợi cùng 18 anh em kết nghĩa và các hào kiệt khắp nơi phát động cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đánh đuổi giặc Minh, giành lại độc lập. Cuộc khởi nghĩa trải dài 10 năm gian khổ và kết thúc vào năm 1428 khi giang san Đại Việt không còn bóng giặc xâm lược Minh.


BÌNH NGÔ ĐẠI CÁO




"Đem đại nghĩa để thắng hung tàn ... Lấy chí nhân để thay cường bạo". Bình Ngô Đại Cáo được các bậc thức giả luận rằng là một "thiên cổ hùng văn".

Thứ Tư, 25 tháng 1, 2012

TỬ VI NĂM THÌN CỦA TRUNG-QUỐC


Nguyễn Xuân Nghĩa

Năm Nhâm Thìn Và Những Trăn Trở Của Lãnh Đạo Bắc Kinh...

Đầu năm con rồng, Ngày Nay chơi khó. Đòi chuyên gia kinh tế kiêm bình luận gia Nguyễn Xuân Nghĩa đội mão tướng số mà luận đoán về Trung Quốc. Kết luận của ông có khi lại là chuyện "tiền hung hậu cát" cho Việt Nam....


Trong sự vận hành miên viễn của vũ trụ và nếp sinh hoạt thường tình của nhân loại, thời khoảng một năm thật ra chỉ là một giai đoạn ngắn. Và từ đêm trước qua đến sáng hôm sau của một năm mới chỉ là khoảnh khắc ồn ào tiếng pháo. Khác biệt nếu có thì đó là tâm lý của con người, với nhiều kỳ vọng về một chu kỳ mới sau khi kiểm điểm những gì xảy ra năm trước, và vài lời tâm niệm rút tỉa được từ kinh nghiệm đã qua.... Vời từng người, chuyện ấy đã thành nhàm.

Với một quốc gia, sự thể lại phức tạp hơn.

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2012

CON ĐƯỜNG CÁI QUAN





Con đường cái quan.
Phạm Duy

Phần Thứ Nhất - TỪ MIỀN BẮC

Phần Thứ Nhất - TỪ MIỀN BẮC 1. ANH ĐI TRÊN ĐƯỜNG CÁI QUAN Cô Cắt Cỏ: Hỡi anh đi đường cái quan Dừng chân đứng lại Dừng chân đứng lại Cho em đây than đôi lời Đi đâu vội mấy anh ơi...
2. TÔI ĐI TỪ ẢI NAM QUAN Lữ Khách: Tôi đi từ ải Nam Quan sau vài ngàn năm lẻ Chia đôi một họ trăm con đã lên đường Năm mươi người ngược núi rừng Đã dựng vòng biên ải Năm mươi người trẩy theo sông tới khơi chừng Tôi theo người vượt quan san Ơi người ơi Ơi người ơi Vẽ lối mòn gìn giữ quê hương ngăn dường giặc Hán Tôi chưa về Ải Chi Lăng Ơi người ơi Ơi người ơi Dưới chiến bào người thấy băn khoăn thương ai đầu nguồn...
3. ĐỒNG ĐĂNG CÓ PHỐ KỲ LỪA Tô Thị: Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa Có nàng Tô Thị (ý y a) đứng (a) chờ... đợi (ỳ) ai Và khuyên người chẳng tái hồi Cho ngàn năm được (ý y a) sống đời... vọng (a à) phu...
4. NGƯỜI VỀ MIỀN SUÔI Dân thượng du: Người về miền suôi đem theo tình người miền núi Nhà sàn lả lơi đứng bên đường hoang vắng soi Đưa chân anh qua đồi Cơm lam đem theo người Lên cao anh ôm trời Để dòng suối lẻ loi... Lữ Khách: Đường về ruộng dưới ngát hương củi rừng gạo núi Vượt tầm đèo khơi thấy con đường lúa tươi cười Đường về miền suôi biết bao đò bao quán mới Đường dài mà vui hỡi người bạn đường nặng vai Rồi một ngày mai có qua nhịp cầu tả tơi Nhìn bọt bèo trôi nhớ chăng mầu tóc xanh ngời... Hát chung: Đường ngược đường suôi Nhớ nhau vì chuyện đầu môi Tạm biệt một nơi Thấy nhau ở cuối chân trời...
5. NÀY NGƯỜI ƠI Cô lái đò miền trung du: Này người ơi ghé bến (y) sang sông Lên đường đi tới bõ công em chèo thuyền Mừng người đi tìm thấy tình duyên Con đường đất nước nối liền lòng dân. Lữ khách: Sông Thương ơi nước chẩy đôi ba dòng Anh về Hà Nội một lòng, lòng yêu em Sông Thương ơi nước đục người đen Anh về thành phố không quên cô mình.
6. TÔI ĐI TỪ LÚC TRĂNG TƠ Lữ Khách: Ra đi từ lúc trăng tơ, trăng một miền hoa cỏ Trăng lên đầu của ô xa vẫn chưa mờ Im nghe lời Thủ Đô chào, ôi lời mừng đông đảo Đi trong lịch sử dân ta, luống nghẹn ngào. Lữ khách và dân chúng thủ đô: Hai bên nhà cửa thân yêu Ơi người ơi Ơi người ơi Đã mấy lần để đám rêu xanh thay mầu gạch ngói Thăng Long buồn tủi chia phôi Tháp, Tháp Rùa ơi Tháp, Tháp Rùa ơi Gió tiễn người về đến quê hương câu ca giọng Hời.

Phần Thứ Hai - QUA MIỀN TRUNG

7. AI ĐI TRÕNG GIÓ TRÕNG SƯƠNG Lũ trẻ: Ai đi trong gió trong sương ơ Phải mau ơ phải mau để mà tới người ơi Kẻo đường ơi, người ơi còn xa Kẻo đường ơi, người ơi còn xa...
8. AI VÔ XỨ HUẾ THÌ VÔ Bà mẹ: À á ơ a a à á ơi Ai vô xứ Huế thì vô Chớ sợ Truông nhà Hồ, chớ sợ Phá Tam Giang à ơi À á ơ a a à á ơi Ngó ra quê cha đường xa sông rộng Ngó về quê mẹ núi lộng đèo cao À á ơ a a à á ơi Nhưng con ơi, con ngú ngủ sâu Chứ nối lại nhịp cầu Chứ đã có o ó ư... người đi À á ơ a a à á ơi.
9. AI ĐI TRÊN DẶM ĐƯỜNG TRƯỜNG Dân làng: Hò hô hò hò ơi hò Ai đi trên đường là dặm đường Đi mô mà vội vã à, cùng là hò khoan Hố hô hò khoan Hò hô hò hò ơi hò Khoan khoan tôi mời là mời bạn Vui là họp đoàn đêm nay chừ là à nay Hố hô hò khoan. Lữ khách: Năm tê trong lúc sang Xuân Tôi theo Công Chúa Huyền Trân tôi lên đường Đường máu xương đã lắm oán thương Đổi sắc hương lấy cõi giang san Tôi đi theo bước ái tình Đi cho trăm họ được hòa bình ấm no Đèo núi cao nghe gió vi vu Thổi phấn son bay tới kinh đô. Dân miền Trung: Hò hô hò hò ơi hò Anh đi trên đường là gập ghềnh Mau mau đi kẻo lỡ a truyện tình nước non Hố hô hò khoan. Hò hô hò hò ơi hò Mau mau đi kẻo là kẻo lỡ Câu chuyện tình năm xưa là tình à xưa Hố hô hò khoan.
10. NƯỚC NÕN NGÀN DẶM RA ĐI Huyền Trân Công Chúa: Nước non ngàn dặm (à a a) ra đi Nước non ngàn dặm (à a a ra) đi Dù đường thiên lý xa vời Dù tình cố lý chơi vơi Cũng không dài bằng lòng thương mến người Bước đi vào lòng (ừ ư ư) muôn dân Bước đi vào lòng (ừ ư ư) muôn dân Bằng hồn trinh nữ mơ màng Bằng tình say đắm ơi chàng Ước nuôi dần hòa bình trong ái ân Nhưng ánh Tháp vàng Cây quế giữa rừng Chỉ một mùa tang là hương là sắc (ứ) tan Tàn cả tình yêu Vì hận còn gieo Đất nước cháy theo với ngọn lửa thiêu Mới hay tình nhẹ (è e e) như tơ Mới hay tình nhẹ (è e e) như tơ Mộng ngoài biên giới mơ hồ Chẳng ngăn được sóng vỡ bờ Với đêm mờ hồn về trên Tháp ma.
11. GIÓ ĐƯA CÀNH TRÚC LA ĐÀ Cô gái Huế: Ớ ơi hò ! Ớ hò ơi Gió đưa cành trúc la đà Tiếng chuông Thiên Mụ canh gà điểm sương Người về chưa ghé sông Hương Đã nghe tiếng gọi đôi đường đắng cay Anh đi mau ơ để nối lại duyên may Tình xưa là nghĩa cũ anh đắp xây cho thiệt bền Ớ ơi hò ! Ớ hò ơi
12. TÔI XA QUÊ NGHÈÕ RUỘNG NGHÈO Lữ khách: Hò hô hò hò ơi hò Tôi xa quê nghèo là ruộng nghèo Tôi leo qua cồn cát à, vượt đèo Hải Vân Hố hô hò khoan. Hò hô hò hò ơi hò Tôi trông én liệng là từng đàn Tôi gọi đàn chim ơi kià là à chim Hố hô hò khoan. Dân miền Trung: Vua Lê dắt lính vô Trung Anh theo Chúa Nguyễn vượt Cù Mông anh qua đèo Để núi cao ngơ ngác trông theo Để tháp son thương nhớ trong chiều Anh đi chân cứng đá mòn Đi chưa thấy mỏi mà lòng còn say sưa Biển thắm ru tiếng hát thiên thu Làn gió xanh theo gót phiêu du. Lữ khách: Hò hô hò hò ơi hò Lênh đênh ven bờ là biển sâu Hương thơm là thoang thoảng à đất mầu miền Nam Hố hô hò khoan Hò hô hò hò ơi hò Lênh đênh ven bờ là biển giàu Nghe nhịp cầu đã nối tình là à xưa Hố hô hò khoan.

Phần Thứ Ba - VÀO MIỀN NAM

13. ANH ĐI ĐƯỜNG VẮNG ĐƯỜNG XA Cô gái miền Nam: Hò ơ ơ ớ ơ... hò Bớ anh đi đường vắng đường xa Dừng chân đứng lại (i ì) Hò ơ ơ ớ ơ... hò Nghe em đây ca đôi lời Chiều về trên cánh Đồng Nai Chờ người xây đắp ngày mai...
14. NHỜ GIÓ ĐƯA VỀ Lữ khách: Nhờ gió đưa về, về miền gió chan hòa Thơm lòng đất phù sa Trời nắng huy hoàng, trời sưởi ấm con đường Cho ta vô miền sông nước Chiến đấu với sình lầy Với thú dữ ư tràn đầy Với lũ muỗi ư đặc dầy như đám mây Chiến đấu với rừng tràm Ta như ong từng đàn Lập cuộc đời trên đất rừng hoang Vào tới xóm dừa, vào vườn chuối la đà Ôi là mát lòng ta Bầu vú sữa tròn và mảnh trái thơm ròn Hương sầu riêng ngọt ngon Có mái tóc xuề xoà, có khoé mắt thiệt thà Đôi môi xinh hàm răng xít xa Có áo ngắn mặn mà, có tiếng nói đậm đà Người yên lành như một giấc mơ...
15. ĐI ĐÂU CHO THIẾP THEO CÙNG Cô gái miền Nam: Đi đâu cho thiếp theo cùng Đói no thiếp chịu, lạnh lùng thiếp cam Ví dầu tình có dở dang Thì cho thiếp gọi đò ngang thiếp về... Lữ khách: Tới đây lạ xứ quen người Trăm bề nhũn nhặn đừng cười tôi nghe Ví dầu tình bén duyên thề Thi xin kết bạn đền nghì trúc mai...
16. ĐÈN CAO CHÂU ĐỐC GIÓ ĐỘC GÒ CÔNG Dân chúng miền Nam: Hò lơ hó lơ Lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ Hò lơ hó lơ Đèn nào cao cho bằng đèn Châu Đốc Gió nào độc cho bằng gió Gò Công Vợ chồng son đã nuôi lòng ước mong Thuận vợ chồng sẽ cùng tát Biển Đông Hò lơ hó lơ Lắng tai nghe tiếng ai đang hò lờ Hò lơ hó lơ.
17. CỬU LONG GIANG và VỀ MIỀN NAM Đôi vợ chồng trẻ: Cửu Long Giang gió về vui trên sóng sông Uốn quanh như chín con rồng ôm chặt đứa con Người từ Tiền Giang đi về xa xăm Cuối con đường say đắm là miền rộng thênh thang Cửu Long Giang trôi về ôm ấp đất hoang Thiết tha như gái yêu chồng trong chiều mênh mông Người về Hậu Giang xây tổ uyên ương Có cánh đồng lúa chín uốn mình trên sóng sông... Đôi vợ chồng trẻ và dân chúng: Về miền Nam ôi quê hương mới ơi Về Cần Thơ khơi kinh, khơi nước ngòi Về Hà Tiên ta tiễn Chúa ra đảo khơi Về Cà Mâu ta đốt biết bao lửa vui Về miền Nam ta theo cơn gió đưa Về miền sông ăn cá nướng thơm ngày mưa Về đồng dưa ta tắm nắng vui đời ta Về miền Nam... Về miền Nam Người về đây trong gió bình an...
18. GIÃ ƠN CÁI CỐI CÁI CHẦY và VỀ MIỀN NAM Đôi vơ chồng trẻ: Giã ơn cái cối cái chầy Đêm khuya giã gạo, có mầy, có tao Giã ơn cái nhịp cầu ao Đêm khuya vo gạo, có tao có mầy. Dân chúng: Về miền Nam đem theo sương gió xưa Về đồng khô đem cơn mưa rét về Người về đây thương nhớ lắm con đường xa Về miền Trung, ra xứ Bắc yêu mẹ cha Đường từ xa đem ta đã tới đây Chùa chiều nay rung chuông trên luống cầy Người gửi ơn ra bốn phía chân trời mây Ngẩng đầu lên dâng vút đóa linh hồn say Đường về đây... Đường về đây Trời về Tây nghe gió cuồng bay...
19. ĐƯỜNG ĐI ĐÃ TỚI Toàn thể nhân dân: Đường đi đã tới... Lòng dân đã nối... Người tạm dừng bước chân vui người ơi Người mơ ước tới... Đường tan ranh giới Để người được mãi Đi trong một duyên tình dài Con đường thế giới xa xôi Trong lòng dân chúng nơi nơi...

Thứ Bảy, 21 tháng 1, 2012

CHÚC MỪNG NĂM MỚI

MÚA QUAN HỌ


Trải qua bốn Tết con Rồng

Nhâm Thìn năm nay là Tết Con Rồng thứ tư của người Việt hải ngoại từ sau biến cố 30/4/1975 vốn là cột mốc phân định thời gian trước sau với những đổi đời buồn vui trong lòng người Việt.
Năm rồng đầu tiên nơi xứ lạ, Tết Bính Thìn 1976, buồn như mùa đông buốt giá của tiết trời đất Mỹ khi xuân về. Cuộc đời đang xum vầy cùng bố mẹ và các em, bỗng dưng mất cả, bị đánh bật gốc rễ văn hoá, đẩy vào cuộc sống tha hương xa lạ, chung quanh không chút hương vị Tết.
Một con giáp sau cuộc sống nơi đất mới đã quen. Ngoái nhìn lại năm 1988 mà không nhớ là cái gì Thìn. Mười hai con giáp tôi thuộc vanh vách: Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ… nhưng chẳng rành về can, chi, quẻ trong âm lịch.
Năm đó tôi trở lại Hoa Kỳ sau nhiều năm dạy học ở nước ngoài. Về lại nơi đã cho mình hấp thụ nền giáo dục tiến bộ nhất nhưng chưa biết phải làm gì. Tiếp tục dạy học hay chọn một ngành nghề khác?
Trước Tết tôi nhận việc làm tại một cơ quan giúp người tị nạn và di dân, trụ sở ở đường số 3, Oakland, với cái tên nghe không liên hệ gì đến quá khứ học hành và làm việc của mình: Hội Ngư phủ Việt Nam, lúc đó anh Phạm Minh Chiếu làm giám đốc điều hành.
Tên cơ quan như thế, nhưng có nhiều phân bộ, ngoài chức năng giúp ngư dân Việt am hiểu luật lệ ngư nghiệp, còn có phân bộ dạy ESL và tìm việc. Tôi làm chung với anh Joe Đào trong công tác tìm việc làm cho người mới đến.
Hết hè tìm được việc dạy học. Các anh trong hội thấy tôi có tinh thần hoạt động nên mời vào hội đồng quản trị.
Từng bước trưởng thành
Hội sinh hoạt nhiều năm, có đóng góp của các anh trong nhiều ngành nghề: anh Châu Thao là một ngư dân thứ thiệt, chủ tàu. Anh Tạo Lê có cửa hàng bên San Francisco, anh Nguyễn Đức Lâm hoạt động cộng đồng ở San Jose, anh Henry Lê làm việc cho một dân biểu ở Sacramento. Bác sĩ Phan Kim Nguyên có phòng mạch ở Oakland, anh mất cách đây hơn chục năm, là phu quân của chị Phan Anh Tú, tốt nghiệp U.C. Berkeley cùng năm với tôi. Anh Frank Young là chủ ga-ra sửa xe ở Berkeley. Anh Trương Bổn Tài là nhà nghiên cứu Việt học.
Anh David Dương có công ti rác hoạt động ở cả hai bờ Thái Bình Dương mà nhiều đã biết và là mạnh thường quân của cộng đồng và các dân cử. Gặp anh những năm cuối thập niên 1980, công ti mới phất lên, nhưng trong kí ức của tôi luôn in đậm hai hình ảnh về anh: một thanh niên sáng sớm lái xe pick-up đi lượm thùng cạc-tông ở các chợ và một nhà ảo thuật đã nhiều lần lên sân khấu biểu diễn cho đồng hương.
Đầu thập niên 1990 Hội Ngư phủ được biết đến nhiều qua vụ kiện đạo luật Jones Act về an ninh lãnh thổ Hoa Kỳ. Luật có từ cả trăm năm trước, bất thình lình đem áp dụng khiến nhiều ngư dân Việt bị phạt nặng, không thể tiếp tục công việc. Vì chưa nhập tịch nên không được hành nghề trên các tàu đánh cá lớn. Ngư dân và Hội Ngư phủ Việt kiện chính phủ Mỹ cản trở tự do mưu sinh của dân.
Vụ án kéo dài mấy năm qua nhiều tranh cãi trước toà liên bang. Với sự yểm trợ của dân biểu Norm Mineta, một đạo luật được Tổng Thống George Bush (cha) ký ban hành cho phép ngư dân Việt tiếp tục đánh cá và trong thời gian mười năm phải nhập tịch.
Tiếp tục vận động cho tiếng nói cộng đồng, hội và nhiều cá nhân đã gây quỹ cho các dân cử như Dân biểu Tiểu bang John Burton, Phó Thống đốc Leo McCarthy, Thị trưởng San Francisco Art Agnos, Thị trưởng Oakland Elihu Harris.
Từ cuối thập niên 1990, ngân sách dành cho di dân cắt giảm khiến nhiều cơ quan xã hội của người Việt đóng cửa, trong đó có American Việt League là hậu thân của Hội Ngư phủ.
Nhìn về quê hương, năm rồng 1988 là thời điểm đất nước Việt Nam mới mở cửa giao tiếp với Tây Phương. Chính sách “Đổi mới” ban hành hai năm trước làm bừng lên không khí tự do buôn bán trên cả nước.
Nhìn qua lân bang, năm 1988 Nam Hàn vươn lên thành rồng, trở thành quốc gia thứ nhì ở Đông Á, sau Nhật Bản, đứng ra tổ chức Olympics mùa hè.
Năm 2000 cũng là năm rồng, tôi nhớ giao thừa tây lịch hơn vì những xôn xao với Y2K. Máy điện toán đang được dùng hầu như ở mọi nơi, từ cơ quan công quyền đến doanh nghiệp, từ bộ quốc phòng, hãng hàng không sang thị trường tài chính. Nhiều gia đình đã có máy điện toán cá nhân nối mạng toàn cầu. Chuyện gì sẽ đến khi con số nhảy lên 00 cho niên lịch mới. Trở lại thời khắc ban đầu của nhân loại? Những bộ nhớ sẽ rối loạn?
Giao thừa 2000 đến với Úc, Nhật, Bắc Kinh, Hồng Kông trước, sau là Paris, London, New York mà không có trục trặc kĩ thuật đáng quan ngại nào. Thế giới vẫn bình yên. Pháo hoa vẫn nở rực chào đón thiên niên kỉ mới.
Sau ngày nghỉ Tết Tây, ra máy ATM lấy tiền thấy tài khoản có gần trăm nghìn đô dư. Trong thoáng giây tôi mừng rỡ, mơ hồ tưởng trúng số. Bình tâm lại suy đoán đó là hệ lụy của Y2K. Vợ chồng nói đùa với nhau, cứ lấy hết ra, lên Las Vegas thử thời vận. Trúng thì lời. Xui nhà băng đòi lại cứ nói đã cúng hết ở sòng bài! Đến nay tôi cũng không rõ hư thực ra sao vì vài ngày sau số tiền được điều chỉnh lại chính xác từng xu, như số tiền dư chưa bao giờ lọt vào trương mục của tôi.
Cuối năm đó nước Mỹ trải qua những ngày căng thẳng chờ đợi kết quả bầu tổng thống đã không được định đoạt bằng lá phiếu của dân mà qua phán quyết của Tối cao Pháp viện. George W. Bush (con) lên làm tổng thống với số phiếu chỉ hơn Al Gore vài trăm ở bang Florida, nơi gặp khó khăn, tranh cãi về cách đếm phiếu. Tính tổng số phiếu phổ thông thì Bush thua Gore.
Ở nhiều nơi khác, với kết quả mong manh và nghịch lý như thế sẽ không tránh khỏi biểu tình, bạo động tranh giành quyền lực, nhưng Hoa Kỳ là xứ pháp trị, người dân tôn trọng quyết định của Tối cao Pháp viện là cơ quan cao nhất với thẩm quyền giải thích hiến pháp.
Năm 2000, cộng đồng người Việt tại Hoa Kỳ bước vào tuổi 25. San Jose có nhiều sinh hoạt đón Tết, nhưng năm đó chia năm, xẻ bảy. Cùng năm, nhiều người Việt bước vào sinh hoạt chính trị dòng chính với thất bại và thành công. Ông Vũ Đức Vượng ứng cử Hội đồng Giám sát San Francisco không đạt. Luật sư Trần Thái Văn được bầu chọn vào hội đồng thành phố Garden Grove, là dân cử gốc Việt thứ hai tại Hoa Kỳ, sau Nghị viên Tony Lâm của Thành phố Westminster.
Văn hóa người Việt
Hôm Chủ Nhật đi chơi Hội Tết San Francisco gặp Giáo sư Lê Thức Lân đã gợi nhớ nhiều kỷ niệm. Một mùa hè xưa ông phụ trách lớp Việt ngữ tại Đại học Berkeley với những buổi nói chuyện của giáo sư Nguyễn Khắc Kham, Nguyễn Đình Hoà giúp sinh viên mở mang kiến thức văn hoá Việt. Bây giờ mỗi niên học trường có chục lớp Việt ngữ.
Nhớ hơn nữa là lần sinh viên Berkeley tổ chức văn nghệ đầu tiên vào mùa xuân năm 1980, khi đó có nhờ Đoàn Oanh Vũ dưới sự hướng dẫn của phu nhân giáo sư giúp đóng góp những điệu vũ cổ truyền dân tộc. Sinh viên còn cần khăn đóng áo dài để diễn kịch thơ “Hận Nam Quan”.
Vất vả đi tìm và được bác Nguyễn Phú Biên, chủ hãng phim Mỹ Vân ngày trước, và cụ Đào Đăng Vỹ cho mượn.
Áo dài gấm, khăn đóng, nón lá, áo tứ thân rất hiếm trong những năm mới định cư ở Mỹ. Sự giúp đỡ của các bậc cha anh lúc bấy giờ thật đáng quý. Học giả Đào Đăng Vỹ qua đời đã lâu. Bác Biên nay hơn thất tuần, vẫn sinh hoạt cộng đồng, phụ trách nghi thức tế lễ tại Hội Tết San Francisco.
Rong chơi hội chợ gặp Nguyễn Khánh là chủ tịch Hội Sinh viên Việt Nam tại Đại học Berkeley năm 1981-82. Lúc đó sinh viên vận động mở lớp học về cộng đồng người Mỹ gốc Việt và được đại học chấp thuận. Giáo sư Chung Hoàng Chương là người đầu tiên phụ trách giảng dạy.
Khánh đang giúp Trung tâm Văn hoá Âu Cơ, cùng với chị Tô Lệ Hằng, anh Trần Quốc Hùng lo chương trình Việt ngữ và văn hoá cuối tuần, giúp thiếu nhi giữ gìn văn hoá dân tộc. Từ năm 1986 đến nay trung tâm đóng góp nhiều cho cộng đồng và các sinh hoạt đa văn hoá của thành phố. Nhiều lần các em đã trình diễn ở Union Square.
Hội Tết Nhâm Thìn 2012 còn có sự tham gia của cộng đồng người Miến Điện, người Lào và người Hoa làm tăng thêm phong phú cho sinh hoạt văn hoá. Đây là một điểm son.
Nhiều người đã góp công sức tổ chức Hội Tết trong những năm qua: Dược sĩ Phạm Đỗ Hùng, ông Nguyễn Phú, anh Huỳnh Lương Thiện, anh Đoàn Ngọc Thuỷ, cô Liên Nguyễn, cô Nguyễn Thuỷ Tiên, anh Lê Chí Lượng, ông Nguyễn Thanh Tâm, ông Tạ Thanh Phong, ông Huỳnh Khắc Minh và nhiều người nữa tôi không nhớ hết tên.
Gần hai chục năm qua, Hội Tết được tổ chức tại khu Little Saigon trên đường Larkin. Mỗi năm có nhiều dân cử dự lễ khai mạc. Năm nay Thị trưởng Ed Lee và Chủ tịch Hội đồng Giám sát David Chiu cũng đã đến. Ông Lee là thị trưởng gốc Á đầu tiên được bầu chọn vào tháng 11 năm ngoái.
Vận động bên trong cho sự thành hình của Little Saigon San Francisco, cho những yểm trợ tài chánh từ thành phố và sự có mặt tham dự của nhiều quan chức là nhờ anh Phạm Thư Đăng. Hoạt động từ thời sinh viên ở Boston, vào đời anh đi dạy học, tham gia sinh hoạt Đảng Dân chủ và đã được bổ nhiệm làm việc một thời gian trong bộ giáo dục của chính quyền Bill Clinton. Di chuyển về miền Bắc California, anh Đăng làm việc trong toà thị chính San Francisco đã nhiều năm.
Nhìn lại một con giáp, từ năm 2000 đến nay số dân cử gốc Việt đã tăng đáng kể. Cộng đồng người Việt hiện có Dân biểu Tiểu bang Hubert Võ ở Texas, Giám sát viên Janet Nguyễn ở Quận Cam, Phó Thị trưởng Madison Nguyễn ở San Jose và khoảng hai chục dân cử trong các hội đồng thành phố, sở học chính, các ủy ban tiện ích. Đông nhất ở California.
Năm Nhâm Thìn với tổng tuyển cử vào tháng 11. Liệu cộng đồng sẽ có đưa được người trở lại trong lập pháp bang California thay cho Dân biểu Trần Thái Văn và vào Quốc hội Hoa Kỳ như đã có Dân biểu Cao Quang Ánh là đại diện hai năm trước đây.
Tiếng hát nhà ngoại giao
Cuối tuần rồi gặp anh David Dương tại liên hoan đón Tết của Tổng Lãnh sự quán Việt Nam. Hỏi thăm lúc này công ti rác ở Việt Nam còn gặp khó khăn. Anh nói thỉnh thoảng cũng có nhưng mọi chuyện được giải quyết theo khoa học và luật pháp.
Trước cũng như nay, khi trò chuyện hay phỏng vấn về quan hệ thương mại giữa hai nước, anh David luôn tỏ ra lạc quan và tin rằng Việt Nam sẽ phải vào sân chơi theo luật quốc tế. Tuy về Việt Nam làm ăn, giúp cải thiện đời sống dân Việt, nhưng anh không quên mình từng là người tị nạn và luôn tôn trọng những ưu tư, quan tâm của cộng đồng.
Liên hoan có chừng 500 khách, du sinh nhiều hơn, thương gia ít đi. Số người tham dự thay đổi, nhưng không năm nào thiếu bài diễn văn của Tổng Lãnh sự. Đó là một bản báo cáo tình hình phát triển trong nước, quan hệ với Hoa Kỳ, với cộng đồng người Việt hải ngoại.
Năm qua kinh tế tăng 5.9%, mức đầu tư tăng, giao thương hai nước đạt gần 20 tỉ. Số người Việt về thăm, tiền gửi về mỗi năm mỗi nhiều. Năm nào cũng những con số, những lời mời gọi đầu tư, gắn bó với quê hương, giữ gìn bản sắc dân tộc.
Dường như báo cáo là điều bắt buộc cho trưởng nhiệm sở ngoại giao của Việt Nam ở đây. Báo cáo thích hợp nơi hội nghị nhưng có cần thiết không trong liên hoan? Nếu những nét chính trong phát triển và quan hệ được in vào tờ chương trình để khách xem qua lúc thưởng thức văn nghệ, ăn uống, hoặc đem về thì tốt hơn là ông Tổng Lãnh sự đọc giữa tiếng ồn, khó nghe, khó nhớ.
Năm nay bừng lên hai nét truyền thống: Tổng Lãnh sự quán tặng nhiều lịch hoa sen, giờ là quốc hoa, và tân Tổng Lãnh sự Nguyễn Bá Hùng mặc khăn đóng áo dài. Hơn nữa cán bộ và du sinh còn tỏ ra rất văn nghệ qua các màn trình diễn văn hoá. Ông Hùng cùng phu nhân phô diễn thời trang tây và ta.
Ông hát quan họ với Ái Vân, song ca “Ai ra xứ Huế” với Kim Ngân. MC của chương trình là Giáo sư Chung Hoàng Chương và Phó Tổng Lãnh sự Thu Hà. Thày Chương sau những năm dạy học ở Mỹ giờ về sống ở Việt Nam nhiều hơn. Mấy năm nay thày làm MC cho liên hoan đón Tết.
Từ năm 1998, đây là lần thứ 15 Tổng Lãnh sự quán tổ chức liên hoan đón Tết. Năm đầu tiên thời ông Nguyễn Xuân Phong có hai trăm khách, ăn uống ngồi bàn trong đại sảnh cạnh toà thị chính. Sau này, lúc đông trên nghìn khách thời ông Trần Tuấn Anh. Năm nay số khách xuống theo tình hình kinh tế Việt Nam và ở Mỹ.
Hôm ở Hội Tết cộng đồng, ghé quầy ban tổ chức lấy tập chương trình để định hình tổng quát sinh hoạt hội chợ và đọc qua. Xem bài văn khấn do cụ Nguyễn Phú Biên phụng soạn mới biết năm Nhâm Thìn là Việt Nam Quốc niên Thứ 4891. Về nhà làm con tính, nếu đúng thế thì nước Việt khai sinh vào năm Dậu, tuổi con gà.
Qua lịch sử gìn giữ cõi bờ, mở mang biên cương, nước Việt có những điạ danh mang tên rồng: Thăng Long, Hạ Long, Cửu Long. Liệu rồng Việt Nam có bay lên được trong năm Nhâm Thìn để con Rồng cháu Tiên tiến lên sánh vai cùng thế giới?

CÂY NÊU

Ở Việt Nam, tại vùng thôn quê, có tập tục dựng cây nêu vào chiều 30 Tết và hạ nêu chiều mùng 7 Tết để mừng Tết Nguyên Đán. Cây nêu là một cây tre cao, dài nguyên vẹn chỉ tỉa lá. Trên ngọn nêu có cột một lá bùa và một túi tre nhỏ chứa trầu cau, muối và gạo.

Do đâu người Việt Nam có tập quán dựng cây nêu nhân dịp Tết? Cây nêu hàm ngụ bao nhiêu ý nghĩa Triết học, nhất là Triết học kinh tế?

Muốn giải đáp những thắc mắc trên chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu sự tích cây nêu.

Tục truyền rằng vào thời dân Việt vừa biết kết hợp thành làng xóm, giang sơn Việt Nam bị loài quỷ dữ thống trị. Dân chúng khốn khổ, lầm than. Bao nhiêu tài nguyên và nhân lực đều bị quỷ cưỡng đoạt.

Lời than oán của dân Việt thấu tận trời xanh. Ngọc Hoàng bèn cử một vị thần tên là Thần Làng xuống giúp. Thần Làng gọi dân Việt lại mà bảo: “Nay ta giúp ý để các con thoát khổ. Các con hãy bảo với quỷ vương rằng loài thực vật gồm có rễ, thân và ngọn. Quỷ vương hãy cho biết mùa màng năm nay quỷ vương lấy phần ngọn hay phần rễ?”

Sau câu hỏi của dân Việt, Chúa quỷ hội ý với lâu la. Biết rằng dân Việt chuyên trồng lúa nên quyết định phán quỷ sẽ lấy phần ngọn, còn phần rễ dành cho dân Việt, vì hạt lúa nằm ở ngọn cây. Nhằm đương đầu với quyết định này của quỷ vương,Thần Làng khuyên toàn dân năm ấy trồng khoai vì củ khoai nằm ở rễ.

Vụ mùa năm ấy quỷ vương thua mưu dân Việt nên rất tức giận gọi đại diện dân Việt đến Vương Cung và phán: “Mùa gặt sang năm, quỷ vương sẽ lấy phần rễ, còn phần ngọn dành cho dân Việt.”

Mùa màng năm sau, theo lời dặn của Thần Làng, dân Việt trồng lúa và được hưởng phần ngọn, tức là lúa. Thế là, quỷ vương thua mưu dân Việt lần thứ hai.

Mặc dù đã thua trí hai lần, quỷ vương vẫn không từ bỏ tâm địa tham ác lại ra lệnh cho dân Việt: “Mùa màng năm tới quỷ vương sẽ thu cả phần ngọn lẫn phần rễ, chỉ để thân cây lại cho dân Việt.” Do đó, Thần Làng bảo dân Việt trồng bắp vì quả bắp nằm ở thân cây. Một lần nữa, Thần làng đã giúp dân Việt thắng trí quỷ vương.

Sau ba lần thua cuộc, Quỷ vương ra lệnh cho tập đoàn quỷ tấn công bừa bãi vào dân Việt cướp lúa, ngô, khoai. Mặt khác, quỷ vương đã biết dân Việt được Thần Làng hỗ trợ nên ra lệnh cho một số quỷ con đội lốt người, trà trộn với dân Việt để tìm yếu điểm của Thần Làng. Thần Làng cho dân Việt phao tin: Thần làng sợ xôi, sợ chuối. Ngược lại, Thần làng cũng biết quỷ sợ huyết chó, huyết dê. Thế là quỷ vương chuẩn bị xôi chuối để tấn công trong khi dân Việt sẵn sàng phản công bằng huyết chó, huyết dê. Cả hai bên hồi hộp chờ đợi một cuộc chiến mất còn.

Thế rồi, trận chiến xảy ra. Quỷ tấn công người bằng xôi, bằng chuối; người tấn công quỷ bằng huyết dê, huyết chó. Nhờ xôi chuối, dân Việt sung sướng no bụng, trong khi loài quỷ chạy dài vì bị huyết chó, huyết dê ám.

Sau thảm bại này, quỷ vương tìm tới Thần Thành Hoàng Bản Xã để thương thuyết. Quỷ vương đề nghị trả lại đất cho dân Việt, chỉ xin giữ lại một mảnh đất nhỏ để sinh nhai. Thần Làng đã biết lũ quỷ này đang tính kế ngụy hòa, chờ khôi phục lực lượng để tấn công dân Việt. Vì vậy, Thần Làng đáp lễ và giao kết dân Việt chỉ giữ một mảnh đất bằng tấm áo của Thần, chỗ còn lại sẽ nhường hết cho quỷ. Như thế, giao ước giữa quỷ và dân Việt đã thành hình.

Thần làng cởi tấm áo đang mặc và dùng để xác định lãnh thổ của dân Việt. Thần tung áo lên trời, áo càng lên cao càng lớn. Bóng chiếc áo lan đến đâu thì lũ quỷ lùi dần đến đó, ra tận biển Đông. Từ đó dân Việt sống an lạc. Quỷ ở biển Đông thiếu ăn thiếu mặc, rét mướt quanh năm. Vì vậy, quỷ xin với Thần, hàng năm vào dịp Tết, cho phép quỷ được vào đất liền để thăm mồ mả và kiếm lương thực. Vì lòng nhân ái, Thần chấp thuận.

Từ đó, mỗi độ Xuân về, Dân Việt nhớ lời Thần, mở cửa cho quỷ về thăm đất liền, nhưng không quên cột lá bùa tượng trưng cho áo Thần trên cành tre cao để nhắc nhở lũ quỷ rằng tuy người dân Việt cho phép quỷ về thăm đất liền, nhưng quỷ chớ xảo trá, lật lọng, vì tấm áo của Thần còn đó, sẵn sàng trừng phạt chúng. Mặt khác, người dân Việt hiền hòa, từ bi treo trên cây nêu, dưới bùa áo Thần, một giỏ tre chứa gạo, muối và trầu cau hàm ý bố thí cho quỷ bữa ăn đầu Xuân.

Qua chuyện sự tích Cây nêu, người ta đặc biệt chú ý tới: Quỷ vương, Dân Việt và Chiếc Áo Thần.

Quỷ vương tiêu biểu cho mọi thói hư tật xấu của loài người. Thói hư tật xấu lớn nhất, độc ác nhất của loài người là lòng tham muốn độc quyền kinh tế. Do lòng tham vô đáy đó, CSVN tập trung quyền lợi kinh tế trong tay và đẻ ra cái gọi là chế độ Tư Bản Nhà Nước, hay còn gọi là chế độ Xã Hội Chủ Nghĩa tức Cộng sản.

Gần đây, CSVN hiện nguyên hình Tư Bản Đỏ. Quyền lợi trong nước tập trung vào tay thiểu số 2 triệu tư nhân giàu có núp dưới lá bài vô sản. Tư Bản Đỏ Chuyên Chính thì lại nguy hiểm hơn vì họ không chỉ nắm tiền tài mà nắm luôn quyền sinh sát người dân vô tội.

Song, ma quỷ thường sợ thánh thần, nên hiện nay trong nước, nhiều quỷ vương cấp trung ương đã cả quyết rằng: "Hiện tượng chiếc áo thần và cây nêu rất có thể là diễn biến Hoà Bình!" Thật vậy, chiếc Áo Thần Tự Do Mậu Dịch Thế Giới, chiếc Áo Thần Tự Do Tín Ngưỡng và chiếc Áo Thần Quyền Làm Người đang được từ từ trải rộng hơn. Giờ đã đến lúc người dân VN mừng Xuân và dựng lại ngọn nêu để tiêu trừ loài quỷ đỏ.


Tài liệu của Đỗ Thái Nhiên
Lê Thùy Lan và Võ Thành Nhân thu ngắn cho VATV

Thứ Sáu, 20 tháng 1, 2012

VẺ ĐẸP CỦA QUAN HỌ CỔ TRUYỂN XỨ KINH BẮC


Trọng Thành


Trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Thìn 2012, hai đoàn dân ca Quan Họ Bắc Ninh và Bắc Giang sẽ tới Paris biểu diễn vào những ngày 21 và 22 tới tại Trụ sở UNESCO và Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) (19 phố Albert, quận 13 Paris). Đi cùng các đoàn lần này có các nghệ nhân thuộc dòng Quan Họ cổ truyền xứ Kinh Bắc.

Quan Họ Bắc Ninh là một môn nghệ thuật dân ca rất phổ biến tại Việt Nam. Năm 2009, Quan Họ cổ truyền của xứ Kinh Bắc đã được UNESCO chính thức công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Chắc rằng, phần lớn người Việt Nam hay những người hiểu tiếng Việt, đều đã từng nghe không ít lần các làn điệu Quan họ. Tuy nhiên, Quan Họ cổ truyền xứ Kinh Bắc, được công nhận là di sản thế giới, lại là một sinh hoạt nghệ thuật còn ít người biết tới.
Tạp chí Cộng đồng RFI tuần này đưa đến với quý thính giả một số hiểu biết và cảm nhận về gia tài nghệ thuật sắp được trình diễn, qua nhận xét và tâm tình của các chuyên gia và nghệ sĩ. Khách mời của chúng ta là giáo sư âm nhạc dân tộc học Trần Quang Hải (Paris), nghệ sĩ Nguyễn Quý Tráng, phụ trách nhà hát Quan Họ Bắc Ninh, trưởng đoàn Quan Họ Bắc Ninh sẽ sang trình diễn, và nghệ nhân Nguyễn Thị Thềm, một trong những người sẽ đưa Quan Họ cổ truyền đến với công chúng tại Pháp.
Ngoài chương trình nói trên, sẽ có trình diễn Quan Họ tại Lyon và Arcueil ngày 29/01/2012 và ngày 27/1/2011, và tại Đại sứ quán Việt Nam vào ngày 20/01/2012 (để vào xem các buổi biểu diễn cần liên hệ trước để có giấy mời).
Buổi trình diễn ngày 22/1 tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp có phần hướng dẫn chi tiết do giáo sư Trần Quang Hải thực hiện, với sự có mặt của hai nghệ sĩ Nguyễn Quý Tráng và Nguyễn Thị Thềm. Cũng tại Trung tâm còn có phần trưng bày với nhiều tư liệu nghe nhìn và các đồ vật gắn liền với thú chơi Quan Họ cổ truyền xứ Kinh Bắc. Trưng bày về Quan Họ Kinh Bắc sẽ mở cửa từ ngày 22/1 đến 22/2/2012 (trừ thời gian CCV nghỉ Tết 1/2 - 8/2).
Chơi Quan Họ : Nhìn nhau mà hát
Mở đầu tạp chí, giáo sư Trần Quang Hải giải thích về một số điều cơ bản để có thể phân biệt được di sản Quan họ cổ truyền với Quan Họ mới.
Giáo sư Trần Quang Hải : Có ba loại Quan Họ. Quan Họ làng, hay Quan Họ chay, tức là hát mà không có đệm. Quan Họ đoàn là do những người chuyên nghiệp ở trong 49 làng ở trong tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang, tức là xứ Kinh Bắc, và Quan Họ đài, tức là những người ở ngoài vùng đó, được huấn luyện tại các nhạc viện.
Lần đầu tiên bên Việt Nam, Viện Văn hóa Nghệ thuật đưa sang Pháp những người hát Quan Họ làng, tức là không có đệm đàn, để cho thấy rằng, đó là cái nguồn gốc.
Cái Quan Họ chính thức, truyền thống, có thể nói là khó nghe. Nhưng có điều là bắt đầu từ đó mới sanh ra các loại Quan Họ khác. Quan Họ truyền thống là hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian của xứ Kinh Bắc, với những quy định rất là nghiêm túc, khắt khe, đòi hỏi những người hát, như liền anh, liền chị, phải am tường các tiêu chuẩn, tuân theo luật lệ. Điều này người ta gọi là thú chơi, chơi Quan Họ, chứ không phải là hát Quan Họ. Chơi Quan Họ chủ yếu là hát đôi giữa liền anh, liền chị, vào dịp lễ hội xuân thu nhị kỳ ở các làng quê. Trong Quan Họ truyền thống, thì đôi liền anh, liền chị họ phải nhìn nhau mà hát. Còn trong khi đó, những người hát trên sân khấu là họ nhìn khán giả để hát.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Thềm, làng Diềm (xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh), là một trong cái nôi của Quan họ vùng Kinh Bắc. Nghệ nhân Thềm là một trong số không nhiều liền chị tiếp tục hát và sống với truyền thống Quan Họ nghìn năm.
Nghệ nhân Nguyễn Thị Thềm : Cái môn nghệ thuật dân ca Quan Họ này nó rất trữ tình, tình tứ, nói chung là từ các em nhỏ độ 8 đến 10, cho đến các cụ 90 tuổi vẫn ca hát, vẫn xưng là "anh hai", "chị hai"...
Quan Họ rất là riêng, mộc mạc, chân tình, nhưng càng nghe thì càng ngấm, càng ngấm và càng say.
Ví dụ như, hát Quan Họ truyền thống ở làng chúng tôi chỉ là hát canh đối đáp, ngồi chiếu, bên nữ đối ra, thì bên nam đối lại. Càng nghe về khuya, mới càng ngấm.
Hiểu được các lề luật của Quan Họ Bắc Ninh cổ truyền là điều rất cần thiết để có thể thưởng thức được nghệ thuật này.
Giáo sư Trần Quang Hải : Trong các luật lệ chánh, nó có ba chặng. Thứ nhất vô là phải hát "lề lối", tức là giọng cổ : "hừ là, là rằng, .. " hay là "ái ả", hay là giọng "kim lang", hay là giọng "cây gạo", tức là những giọng rất là khó, và lại đặc biệt là chú trọng về những kỹ thuật hát, như « nẩy hạt ». Ý nghĩa thứ nhất của chặng này là để mở đầu một canh Quan Họ, để mà « rửa giọng » cho giọng được tốt, để cho người ta thấy rằng, những người hát này là những người nắm vững truyền thống. Bởi vì, nếu không hát các giọng cổ (lề lối), thì không thể coi đó là một canh Quan Họ được. Mà giọng lề lối thì hát nghe không hay lắm, tại vì nghe « ừ, à ». Mấy người trẻ nói sao hát gì mà, tối ngày cứ « í, a, ừ hà, ừ hừ » hoài, không hiểu gì hết. Cái giai điệu trong gian đoạn này nó rất là đơn sơ, chứ không phong phú như trong giọng « vặt ».
Khi nào hát xong các bài giọng lề lối đó rồi, thì mới chuyển qua giọng vặt. Mà trước khi đó, thì « bọn » (nhóm) Quan Họ phía nam mới bắt đầu mời « bọn » Quan Họ phía nữ đến nhà, rồi có những màn chào đón, mời ăn trầu ... Mà têm trầu phải têm cánh phượng thật là đẹp, hoặc các loại trầu quý khác để mời nhau ăn trầu, rồi uống trà, rồi bày cỗ ra ăn, … Trong khi ăn, cũng hát đôi chút. Rồi sau khi ăn xong, mới đi vào một canh hát Quan Họ.
Chặng hát thứ hai "giọng vặt" là gồm những bài hát hoa lá, nói về tình yêu, nói về cảnh vật, nói về nỗi lòng … Nhiều khi hai bên thương nhau, nhưng hai bên Quan Họ không được quyền lấy nhau. Trong phần giọng vặt đó, bên phía đàn ông muốn tỏ tình thương của họ đối với người đàn bà, nhưng có điều không thể đi vượt quá cái truyền thống đó, thành ra phải âm thầm. Thương thôi chớ không nghĩ tới việc kết thành vợ chồng. Cũng có thể có một vài trường hợp ngoại lệ, nhưng có điều, những người đấy mà lấy nhau rồi, thì phải đi ra ngoài, không được ở trong bọn Quan Họ nữa.
Sau cùng, mà hát xong giọng vặt rồi, thì mới tới giọng chót (hay chặng cuối) là giọng « giã bạn ». Tức là từ giã nhau, mà khi từ giã nhau, thì quyến luyến, nhiều khi hát giã bạn tới hai, ba tiếng đồng hồ. Bình thường có thể hát từ 7 giờ tối cho đến 2, 3 giờ khuya. Có những nơi có thể kéo dài hai, ba đêm.
Hát để thương, để nhớ, để say ...
Quan Họ không phải là chỉ là hát đơn thuần. Đi liền với nghệ thuật hát là cả một nghệ thuật sống, đặc biệt là trong tình cảm giữa nam và nữ. Một tình yêu lý tưởng, không chuyển thành hôn nhân, nhưng vẫn có thể đâm hoa, kết trái. Sau đây là các tâm sự của nghệ nhân Nguyễn Thị Thềm :
Nghệ nhân Nguyễn Thị Thềm : Thật ra Quan Họ thì học cũng hát được, và nó cũng gọi là dễ. Nhưng về cái lối chơi Quan Họ thì nó mới là khó.
Chơi làm sao, người Quan Họ gọi là « giấy rách, thì giữ lấy lề », phải lịch sự, phải khiêm nhường. Ví dụ như là, nói chuyện với anh hai, với chị hai, thì bao giờ cũng phải « năm thưa, mười gửi » : « Em xin đỡ nhờ anh hai, anh ba, … », kể cả nữ, bên chị hai, nhiều tuổi hơn các anh hai, nhưng vẫn xưng em, và cũng năm thưa mười gửi ... Kể cả, ví dụ như là bên nam cũng thế. Bên nam, kể cả già bảy, tám mươi tuổi, nhưng hát với các chị hai, ví dụ chỉ có bằng 20, 30 tuổi thôi, cũng vẫn xưng là em. Quan Họ rất lịch sự và tinh tế ở chỗ đấy.
Ví dụ Quan Họ hát thì không bao giờ nam và nữ được đứng gần nhau. Ngày xưa, đi hát, nam ngồi một bên gian nhà bên này, nữ ngồi một bên gian nhà bên kia. Đèn dầu ở gian giữa, tối không nhìn thấy mặt nhau, nhưng mà say nhau về lời ca tiếng hát. Và có khi rất là lưu luyến nhớ nhung đấy, nhưng mà Quan Họ thì không lấy được nhau.
RFI : Thưa chị, cái chị gọi là « say nhau », nhưng không được lấy nhau, thì trong khi mình sinh hoạt như thế, cái tình cảm qua lại nó được thể hiện như thế nào qua nghệ thuật Quan Họ ?
Nghệ nhân Nguyễn Thị Thềm : Ví dụ như thế này. Bên nam và bên nữ hát một canh với nhau. Nam một bên, nữ một bên. Có thể có chị hai bên này có cảm tình với anh hai bên kia, nhưng ở đây chỉ là lưu luyến nhớ nhung nhau trong những câu hát thôi.
Nói chung là bọn tôi hát rất say. Có khi hát thâu đêm, suốt sáng, quên cả thời gian (…). Say câu hát, cũng không phải chỉ là say câu hát thôi, mà cũng có thể là say tình. Say vì anh kia hát hay, anh kia nhiều câu, nhiều vốn liếng. Nhưng mà, vì bây giờ Quan Họ đã có lời nguyền với nhau rồi, đã « kết chạ » với nhau, coi nhau như anh em một nhà rồi. Quan Họ có lời thề độc, nếu mà lấy nhau, thì sẽ không được sống trọn đời, trọn kiếp với nhau. Có khi yêu vụng, nhớ thầm đấy, về nhà đêm ngủ là cũng bâng khuâng, lưu luyến đấy, nhưng mà chỉ là mong sao là hẹn đến ngày mai, hoặc ngày kia, đến ngày hội để mình được gặp nhau, để mình lại được hát, để được nghe anh ba, anh hai hát, để mình lại đối đáp với nhau. Thắm thiết, nhưng mà chỉ qua lời ca tiếng hát thôi.
Hai mà một
Quan Họ là một sinh hoạt nghệ thuật cổ truyền của vùng Kinh Bắc, rất đặc biệt về lề lối, về các quan hệ giữa các liền anh, liền chị, về những xúc cảm, tâm trạng của họ được gửi gắm qua nội dung các câu hát. Quan Họ hay còn đặc biệt là vì những kỹ thuật hát rất đặc thù. Sau đây là các giải thích của nhà âm nhạc dân tộc học Trần Quang Hải :
Giáo sư Trần Quang Hải : Cái đặc trưng trong hát Quan Họ là có "giọng dẫn" và "giọng luồn", tức là giọng chánh và giọng phụ. Hai giọng phải làm sao cho người nghe có cảm tưởng chỉ có một giọng hát mà thôi. Thành ra hai người đó phải luyện tập với nhau hàng chục năm, để cho hai giọng mà chúng ta có cảm tưởng là một. Từ cái đó, mới đẻ ra các kỹ thuật hát riêng của Quan Họ là « Vang, rền, nền, nẩy » (…).
Trong tất cả các dân ca Việt Nam, không bao giờ có chuyện hai người hát mà cùng nghe một giọng như vậy (hát cùng giọng hoàn toàn khác với hát cùng một bè - chú thích của người biên tập). Muốn lựa được như thế phải lâu năm. Phải tìm trong nhóm của mình hai người, có thể là một người trẻ, một người lớn tuổi. Hai người phải có cùng một âm vực, phải làm sao lựa, khi nào ngân, lúc nào luyến láy, lúc nào làm rền, ... (…) Tôi có dịp xem ở làng Viêm Xá, thì thấy hai người phụ nữ và hai đàn ông hát với nhau, nhìn nhau, ăn khớp đến mức khi mình nhắm mắt lại thì mình cảm tưởng chỉ có một người hát thôi.
Tình yêu : Sáng tạo và thách thức
Cái hay đặc biệt của Quan Họ không chỉ là hát thành cặp, mà còn thể hiện qua sự đối đáp giữa hai bên nam nữ. Đây là một không khí đặc biệt, khiến Quan Họ trở thành một môi trường rộng mở cho sáng tạo.
Giáo sư Trần Quang Hải : Khi hát cái giọng lề lối, bên phụ nữ hát trước, hát mời, rồi người bên kia phải hát đối lại, theo giọng lề lối. Còn về phần giọng vặt, thì nó có cái khác là hát vừa đối lời, vừa đối luôn cả giai điệu, rồi bên đối lại phải sáng tác một điệu khác, nếu bên kia đối không được là bên kia thua. Từ đó mới sáng tạo ra rất nhiều giai điệu Quan Họ. Giai đoạn thứ hai (giọng vặt) là để tạo cho những người nghệ nhân Quan Họ có dịp sáng tác mới qua những lúc tức hứng. Có khi họ sáng tác tại chỗ, có khi sáng tác tại nhà, để đưa ra trong các dịp hát đối, nếu phía bên kia không đối được, thì bên kia thua.
Hồi xưa, Quan Họ cổ truyền có rất ít bài bản. Mỗi lần gặp nhau, thì tạo ra thêm một số bài bản mới. Qua năm tháng, số bài càng ngày càng tăng. Trong Quan Họ, có chừng gần 300 bài. 300 bài như thế chứng tỏ rằng Quan Họ có rất nhiều sáng tác, điều này tạo cho Quan Họ một chỗ đứng biệt lập trong kho tàng dân ca Việt Nam.
Trở lại những tương giao giữa các liền anh, liền chị, đối với nghệ sĩ Nguyễn Quý Tráng, chính cái tình cảm tha thiết giữa người nam và người nữ, không kết thúc trong hôn nhân, có thể là cơ sở cho sự nảy nở một tình yêu trọn vẹn trong nghệ thuật :
Nghệ sĩ Nguyễn Quý Tráng : Trước đây, theo quy định của Quan Họ các cụ đặt ra, thì Quan Họ làng A không lấy Quan Họ làng B, thì người ta bị quy định bởi cái đấy, cho nên cái sức sáng tạo trong Quan Họ, thì tôi nghĩ rằng, cũng vì cái cấm đoán ấy mà nó trở thành rất nhanh nhậy trong lời ca của Quan Họ. Nếu mà không có sự cấm đoán ấy, thì cái Tình Yêu chưa chắc đã đẹp được đến như thế.
Còn bây giờ, thì có thể thông qua sự giao duyên, thông qua tiếng hát của Quan Họ, thì cá thể con người nam, nữ thời đại ngày nay, người ta có thể yêu nhau, người ta có thể đến kết duyên với nhau, thì điều này vẫn có thể có. Và tôi cho rằng, đấy cũng là một cái để gây ra cảm xúc cho thanh niên thế hệ thời nay.
Xin chân thành cảm ơn giáo sư Trần Quang Hải, nghệ nhân Nguyễn Thị Thềm và Nghệ sĩ Nguyễn Quý Tráng.

Thứ Năm, 19 tháng 1, 2012

VIỄN ẢNH ĐỘT BIẾN NHÂM-THÌN


"Ngày nay, sự chọn lựa trước mặt là phải thay đổi. Về kinh tế thì sẽ vất vả mất năm năm, về chính trị có khi là 10 năm bất ổn, mà nếu không đổi thì văn hoá sẽ sụp đổ, trăm năm chưa chắc đã phục hồi và chắc chắn là sẽ tụt hậu. Vì vậy, nếu có viễn ảnh đột biến năm Thìn thì có lẽ đấy mới là điều may mắn cho Việt Nam. Có lẽ đấy cũng là lời chúc của bản thân cho năm mới.."

Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA

2012-01-18

Còn chưa đầy một tuần, nhân loại sẽ chào mừng Tết Nhâm Thìn, và với nhiều sắc dân thế giới, người ta chờ mong năm con rồng sẽ đem lại nhiều điều may mắn hơn năm Tân Mão sóng gió sắp cáo chung.
Diễn đàn Kinh tế không ra khỏi thông lệ với bài tổng kết về dự báo cho năm mới. Xin quý thính giả theo dõi cuộc trao đổi của Vũ Hoàng với nhà tư vấn kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa của đài Á châu Tự do về những dự báo này.

Thay đổi để thích ứng
Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nguyễn Xuân Nghĩa. Thưa ông, người ta cứ nói rằng "kinh tế học là một khoa học u ám" vì thiên hạ chỉ chú ý đến kinh tế khi tình hình thiếu khả quan. Suốt năm Tân Mão thì tình hình quả là thiếu khả quan, thậm chí còn đặc biệt đen tối cho một số quốc gia. Qua năm Nhâm Thìn, liệu hồ sơ kinh tế của thế giới sẽ có chiều hướng sáng sủa hơn không, khi mà trong một chương trình trước đây ông nói đến dự đoán của giới kinh tế là đa số các nước sẽ "cùng nhau hạ cánh". Trong một chương trình tất niên, chúng ta có tin gì vui hơn cho thính giả không, thưa ông?
Nguyễn Xuân Nghĩa: Thói thường thì thiên hạ không thích tin xấu và nhiều khi kẻ báo tin lại là người có tội! Nhưng trong lĩnh vực kinh tế của chúng ta, có lẽ mình sẽ phải châm thêm một yếu tố khác vào cách suy luận của mình - về những chuyện gọi là "xấu" và "tốt", hoặc nói cho dễ hiểu là "trong cái rủi lại có cái may". Kỳ này, chúng ta sẽ nhắc đến cái may ấy. Trước hết, ta nên nhìn vào các trục thời gian để đặt vấn đề của một năm vào một khung cảnh dài hạn hơn.
Chúng ta đang ở giữa một chu kỳ điều chỉnh chung, vài chục năm mới xảy ra một lần. Từ hai chục năm nay, nhân loại sinh hoạt trong khuôn khổ nhất định sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc cuối năm 1991 với sự sụp đổ của Liên bang Xô viết. Khuôn khổ ấy khiến người ta lạc quan tin rằng từ nay thế giới đã đổi khác, như tại Việt Nam, rằng nền kinh tế đã thực sự đổi mới.
Đến năm 2008, tự nhiên thiên hạ thấy ra một đợt khủng hoảng tài chính rồi nhiều biến động dây chuyền cả kinh tế lẫn chính trị khiến những gì mình tưởng là bình thường đều bị đảo lộn. Những vất vả xoay trở trong bốn năm liền đã gây hoang mang và thất vọng, thậm chí một sự khủng hoảng phổ biến về niềm tin mà chương trình của chúng ta đã nói đến vào cuối năm dương lịch.
Qua năm Nhâm Thìn 2012, mọi người và hầu hết mọi quốc gia đều ý thức được là sẽ không thể tiếp tục như xưa, cho nên hầu như quốc gia nào cũng đang cố gắng thay đổi để thích ứng với hoàn cảnh mới. Vì vậy, nhìn vào cái trục thời gian thì Nhâm Thìn sẽ là một năm thay đổi, và đấy là "cái may" trong "cái rủi" nếu mình có khả năng lùi lại để thấy ra toàn cảnh....

CÂU CHUYỆN CỦA NGƯỜI LÍNH VNCH TRẤN GIỮ TRƯỜNG SA ĐẾN NGÀY CUỐI CÙNG


Mặc Lâm, biên tập viên RFA

2012-01-18

Ngày 19 tháng 1 năm nay đánh dấu 38 năm quần đảo Hoàng Sa bị Trung Quốc chiếm giữ. RFA phỏng vấn ông Nguyễn Văn Mười, người lính VNCH đã giữ Trường Sa tới ngày cuối cùng.

Mặc dù yếu thế và trong tình hình dầu sôi lửa bỏng của cuộc chiến với Miền Bắc, Việt Nam Cộng Hòa đã làm hết sức mình để bảo vệ phần còn lại của đất nước là quần đảo Trường Sa đang có nguy cơ bị kẻ thù dòm ngó tiếp.
Trước tiên ông Nguyễn Văn Mười cho biết về quãng thời gian ông phục vụ trong quân đội VNCH như sau:
Ô. Nguyễn Văn Mười: Tôi là Nguyễn Văn Mười, tự Nguyễn Hùng, sinh năm 1950. Đầu năm 1968 tôi tham gia vào Binh Chủng Thủy Quân Lục Chiến và sau khi học ra trường tôi được chuyển về Tiểu Đoàn 5 TQLC. Cho đến năm 1970 tôi thuyên chuyển về Tiểu Khu Phước Tuy vì lý do gia cảnh.
Tôi đã tham gia nhiều cuộc hành quân với Úc Đại Lợi. Cho đến năm 1971, cuối năm 1971 thì lực lượng Hoàng Gia Úc đã rút khỏi Việt Nam, trở về nước. Lúc đó Quân Lực VNCH, Tiều Khu Phước Tuy chúng tôi đương đầu với cộng sản cho đến ngày 1 tháng Giêng năm 1973 thì ký Hiệp Định Paris.
Quân số của đảo thì bộ chỉ huy nhẹ của của chúng tôi là 39 người, còn tất cả 3 đảo Sơn Ca, Sinh Tồn và Trường Sa thì mỗi đảo chỉ có 20 quân thôi, tức một trung đội.
Cho đến đầu năm 1975 thì tôi được lệnh thuyên chuyển ra hải đảo Sinh Tồn thuộc Quần đảo Trường Sa. Khi tôi ra ngoài đảo Sinh Tồn, nó có tất cả là 3 đảo là Sinh Tồn, Nam Yết và Sơn Ca. Nam Yết là bộ chỉ huy chính, Song Tử Tây là bộ chỉ huy nhẹ. Cuộc sống ở đó thì chúng tôi được chính phủ cấp lương thực hoàn toàn, chỉ có khó khăn về vấn đề nước, nhưng mà tàu hải quân VNCH đã cung cấp nước đầy đủ.
Quân số của đảo thì bộ chỉ huy nhẹ của của chúng tôi là 39 người, còn tất cả 3 đảo Sơn Ca, Sinh Tồn và Trường Sa thì mỗi đảo chỉ có 20 quân thôi, tức một trung đội.

Thứ Tư, 18 tháng 1, 2012

NGUYỄN HIẾN LÊ VÀ KHÔNG KHÍ CỦA VĂN HÓA VNCH

TƯỞNG NIỆM NGUYỄN HIẾN LÊ

Ngày 8 tháng Giêng năm nay đánh dấu ngày sinh nhật 100 năm của Nguyễn Hiến Lê (1912-1984), học giả nổi tiếng của thế kỷ 20.
Với khoảng 100 tác phẩm phát hành trong thời chiến, cụ Nguyễn Hiến Lê có thể là tác giả viết nhiều, in nhiều, và được đọc nhiều nhất trong thời kỳ 1950-1975 ở miền Nam. Lại có khoảng 20 bản thảo của cụ được in sau ngày thống nhất quốc gia, phần lớn là sau khi cụ qua đời. Nhiều tác phẩm cũ của cụ cũng được phát hành lại từ cuối thập niên 1980 tới nay. Mặc dù đã quá cố gần 30 năm, ảnh hưởng của cụ còn khá lớn lao.
Nhưng con số tác phẩm chỉ là một khía cạnh của Nguyễn Hiến Lê. Một khía cạnh khác là cụ viết rất nhiều thể loại: ngôn ngữ, văn chương, lịch sử, địa lý, giáo dục, du ký, tiểu sử, và sách “học làm người”. Đối với chúng ta, hậu duệ của cụ lớn lên trong văn hóa nặng chuyên môn, điều này nghe khá đặc biệt. Nhưng nó không lạ lùng với thế hệ trí thức của cụ Lê.
Họ là thế hệ trưởng thành trong hai thập niên cuối thời thuộc địa, cũng chuyên môn nhưng rộng rãi hơn về đọc, viết, và suy tưởng. Họ lớn lên và hấp thụ không khí văn hóa thành thị sôi nổi như nhóm Tự Lực Văn Đoàn và báo Phụ Nữ Tân Văn trong thập niên ba mươi, hay các nhóm Thanh Nghị, Tri Tân, và Hàn Thuyên trong thập niên bốn mươi. Đây là thời điểm rất nhiều bàn cãi và tranh luận trong nhiều lãnh vực về đường hướng và tương lai Việt Nam. Bầu không khí có nhiều lúc gây cấn, nhưng không eo hẹp hạn chế, mà ngược lại mở mang nhãn quan về xã hội, cá nhân, và đời sống hiện đại.
Rồi họ viết báo in sách trong những năm cuối thập niên bốn mươi và đầu thập niên năm mươi. Thời điểm này nổi bật nhất là cuộc kháng chiến chống Pháp và hình thành hai chế độ Nam Bắc: quân sự và chính trị. Còn văn học, nghệ thuật, và văn hóa thường bị đặt phía dưới. Nhưng thời điểm này có một số người làm văn hóa, nhất là tại Sài Gòn, bắt đầu gây dựng sinh lực mới về văn hóa và xã hội, tiếp nối phát triển của văn hóa tiền chiến.
Họ là những người đã có tiếng tại Hà Nội nhưng vào Nam trong thời kỳ 1945-1954 như Nguyễn Vỹ và Lê Văn Siêu. Họ cũng là người gốc miền Nam và luôn sống trong Nam như Nguyễn Duy Cần và Phạm Văn Tươi. Hòa hợp Nam Bắc thời kỳ này rất ư quan trọng và làm đường cho phát triển văn hóa miền Nam sau 1954.
Về Nguyễn Hiến Lê, thời điểm này quan trọng vì cụ gặp được Ngô Trọng Hiếu và Phạm Văn Tươi. Cụ Hiếu, một nhân vật chính trị trong chính quyền VNCH sau này, trợ giúp tiền bạc in quyển sách đầu tay của cụ Lê tại Long Xuyên. Rồi quyển sách dẫn tác giả đến cụ Tươi trên Sài Gòn. Dưới sự điều khiển của cụ Tươi, một loạt sách nhãn hiệu “học làm người” được phát hành qua những tay viết khá mới mẻ, nhất là Nguyễn Hiến Lê, Hoàng Xuân Việt, Nguyễn Duy Cần, và Phạm Cao Tùng. (Phạm Cao Tùng không phải ai xa lạ, mà là bút danh của Phạm Văn Tươi.) Mặc dù cụ Lê chỉ hợp tác với nhà xuất bản Phạm Văn Tươi vài năm, cụ luôn ngưỡng mộ và mang ơn sự chăm chút của cụ Tươi, một người tiên phong mở mang văn hóa miền Nam trong thời kỳ chuyển tiếp thuộc địa qua độc lập.
Còn về cụ Lê, thành công về sách giáo khoa và học làm người giúp cụ độc lập về tài chánh cũng như nghề nghiệp. Nhưng cụ cũng cần một bàn tựa văn hóa, và cụ kiếm được nó khi hợp tác với tạp chí Bách Khoa, sáng lập và lãnh đạo bởi Huỳnh Văn Lang rồi sau đó Lê Ngộ Châu. Đây là một trong những hợp tác lâu dài và thành công nhất của lịch sử báo chí Việt Nam thế kỷ hai mươi. Chi tiết về Bách Khoa vẫn cần được tìm hiểu thêm. Nhưng một điều chúng ta có thể khẳng định, là nó hỗ trợ cho tính tình độc lập và ham muốn tìm hiểu của cụ qua gần 20 năm
Nhìn lại Nguyễn Hiến Lê, chúng ta thấy cụ có nhiều tương phản. Cụ là người lớn lên trong miền Bắc, nhưng yêu quý miền Nam và lấy hai người vợ đều người Nam. Cụ viết về nhiều nơi nhiều nước khắp hoàn cầu, nhưng cả đời chỉ đi ra ngoài Việt Nam một hay hai lần. (Ngay cả trong nước, sau 1950 cụ ít ra ngoài Sài Gòn và Long Xuyên.) Cụ đọc nhiều về chủ nghĩa cộng sản và biết không thể chấp nhận nó được. Nhưng vì tình cảm với một số bạn bè kháng chiến chống Pháp cũng như sự hiện diện của quân đội Hoa Kỳ trong miền Nam, cụ nghĩ là chế độ Hà Nội sẽ không tệ sau thống nhất: một ý tưởng cụ hối hận sau này. Cụ không thích chính phủ Sài Gòn lắm, nhưng cụ không thể nghiên cứu và phổ biến nếu không có nền văn hóa tương đối tự do của chế độ này.
Điểm cuối cùng đáng được nhấn mạnh, không phải chỉ vì cụ Lê sẽ mất hết độc lập nếu sống ở miền Bắc. Mà là vì môi trường văn hóa cũng như pháp luật VNCH, dù hạn chế, vẫn tạo nhiều cơ hội cho tầng lớp trí thức phát triển và phổ biến tư tưởng. Một thí dụ là học hỏi hàm thụ. Cụ Lê rất chăm học hàm thụ trong thập niên bốn mươi và năm mươi, và dùng nhiều tài liệu hàm thụ khi viết lúc này. Một phần là vì sở thích của cụ. Nhưng cũng một phần vì chế độ Bảo Đại, Ngô Đình Diệm, và Nguyễn Văn Thiệu cho phép thư từ và bài vở qua lại dễ dàng giữa Sài Gòn và Paris.
Một thí dụ khác là sự thành hình và phát triển các nhóm văn chương, nghệ thuật, và văn học, thường thường là bên một tạp chí. Bên trên chúng ta có nhắc tạp chí Bách Khoa. Nhưng còn nhiều tạp chí với những nhóm khác, như Phổ Thông của Nguyễn Vỹ, Thời Nay của Nguyễn Văn Thái, hay Văn dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Đình Vượng, Trần Phong Giao, và Mai Thảo. Những tạp chí và bè nhóm vừa tạo nên và vừa phản ảnh văn hóa đa dạng thành thị bấy giờ.
Vì những lý do trên, khi kỷ niệm sinh nhật 100 năm ngày sinh Nguyễn Hiến Lê, chúng ta cũng nên tưởng niệm môi trường phong phú văn hóa thời VNCH. Không có nó, cụ Lê đã khó mà thành công trên con đường văn hóa cụ đi.
Tác giả Hoàng Anh Tuấn dạy sử Hoa Kỳ và Á Châu bán thời gian tại Palm Desert Campus của California State University, San Bernardino, và nghiên cứu về văn hóa thành thị thời VNCH cũng như lịch sử người Việt tị nạn và di dân qua Hoa Kỳ sau 1975.

Thứ Ba, 17 tháng 1, 2012

HIỆN TƯỢNG SÁM HỐI


Mac Lam

January 14, 2012
Trong chương trình VHNT hôm nay Mặc Lâm tiếp chuyện nhà văn, nhà phê bình văn học Trần Mạnh Hảo về hiện tượng nhiều lãnh đạo cao cấp của Đảng Cộng sản Việt Nam lên tiếng phủ nhận những gì mà họ theo đuổi trong suốt hơn nửa thế kỷ, trong đó không thể không kể đến hai khuôn mặt của văn học nước nhà là nhà văn Nguyễn Khải và nhà thơ Chế Lan Viên.

Trước tiên xin tóm lược một ít chi tiết về quá trình làm việc của nhà phê bình văn học Trần Mạnh Hảo. Theo như ông kể thì ông sinh năm 1947 tại Nam Định. Lúc nhỏ Trần Mạnh Hảo theo cha xứ đi giúp lễ và học kinh sách giáo lý chủng viện công giáo. Lớn lên đi học, vì lý lịch xấu không được vào đại học.
Năm 1975 ông từ rừng Lộc Ninh về Sài Gòn, ra khỏi lính làm báo dân sự. Năm 1982 vì viết bài thơ “Cho một người nằm xuống” để khóc Nguyên Hồng ông bị treo bút ba năm. Năm 1989, in tiểu thuyết Ly Thân, ông bị cho ra khỏi đảng, đuổi khỏi biên chế nhà nước.
Trần Mạnh Hảo đã xuất bản trên dưới 30 đầu sách. Tuy nhiên từ 10 năm nay các bài viết của ông bị cấm in trên báo lề phải, không được xuất bản sách trong nước. Trần Mạnh Hảo thú nhận hiện nay ông chỉ còn viết trên Internet cho vui… Trần Mạnh Hảo cũng khẳng định rằng ông không làm chính trị mà chỉ làm văn học, làm sứ mệnh thiêng liêng của người cầm bút là nói lên, viết lên sự thật.
Thức tỉnh
Mặc Lâm: Xin cám ơn ông Trần Mạnh Hảo, câu hỏi đầu tiên có lẽ xin ông cho biết tại sao lúc gần đây lại có hiện tượng rất nhiều cán bộ cao cấp và văn nghệ sĩ nổi tiếng đã phát ngôn hay sáng tác nói lên những điều mà nhiều năm trước đây không ai dám nghĩ là sẽ xuất hiện trong chế độ toàn trị của đảng cộng sản Việt Nam?
Trần Mạnh Hảo: Theo tôi thì chuyện người ta già, người ta về hưu, khi nhìn thấy cõi chết thì người ta thường quay lại kiểm điểm cuộc đời và con người dù tàn ác đến đâu thì tạo hóa cũng cho một chút xíu lương tâm có thể nó đã ngủ quên cả cuộc đời nhưng khi về già, khi gần chết thì nó thức tỉnh. Chút xíu đom đóm lương tâm đó lập lòe trong tâm hồn con người mà cả đời họ làm ác, có thể nó thức tỉnh, nó làm cho người ta ân hận sám hối cho nên người ta nói lên sự thật, nói lên những điều thật nhất mà suốt đời không có cơ hội để nói.
Về hưu mới dám nói thật

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2012

CHUYỆN GÌ ĐANG XẢY RA TẠI TRUNG QUỐC

Nguyễn Xuân Nghĩa

Quân Đội Đảo Chánh? Trí Thức Bần Thần?

Đẩy sóng ra khơi?... *



Chúng ta đã vào những ngày cận Tết Nhâm Thìn, mà người Hoa thì không quen đùa giỡn kiểu Tây phương về tin vịt vào ngày mùng một Tháng Tư (trò vui gọi là "Cá Tháng Tư"). Trong hoàn cảnh đó, có hai tin rất lạ khiến người ta phải hỏi rằng chuyện gì đang xảy ra tại Trung Quốc?


Dù không dễ vì chế độ kiểm duyệt thông tin, người viết xin cố theo thứ tự trước sau – mà chưa chắc thấy ra tương quan nhân quả - để tường thuật vào buổi cuối năm, trước khi ăn Tết!

Tuần qua, giới phân tách tình hình Trung Quốc phác giác dấu hiệu của 1) một âm mưu đảo chánh quân sự trong những ngày đầu năm dương lịch và 2) sự bất mãn của giới trí thức trong đảng qua một vụ thủ tiêu phúc trình. Xét về nội dung vấn đề, chuyện thứ hai mới là biến cố đáng chú ý và có khi phản ảnh nhiều mâu thuẫn còn gay gắt hơn ngay trên thượng tầng chính trị của Trung Quốc, mà họ gọi là "bẫy xập cải cách".

Vì vậy, dù biết rằng người người đều bận bịu với chuyện tết nhất, bài này vẫn ghi lại một số chi tiết có khi báo hiệu sự lạ trong năm Nhâm Thìn.