Thứ Hai, 30 tháng 11, 2015

Tưởng Năng Tiến – Văn Hoá Thời Thổ Tả



Tưởng Năng Tiến – Văn Hoá Thời Thổ Tả 


Khi mới bước chân vào đến miền Nam, có người đã “nẩy ra” một ý tưởng (hơi) ngộ nghĩnh như sau:
“Quan sát cảnh vật và sinh hoạt của con người từ Bắc vào Nam, tôi nảy ra ý khái quát này: từ Bắc vào Nam là đi từ miền đất nghèo đến nơi giầu có, từ chỗ hàng năm hễ gặp hạn hán hay lụt lội là đói khát, đến nơi dường như sờ đâu cũng có cái ăn, cây trái, tôm cá ê hề, muốn chết đói cũng khó.
Nhưng mặt khác, đi từ Bắc vào Nam là đi từ nơi văn hoá cao đến nơi văn hoá thấp.” (Hồi Ký Của Giáo Sư Nguyễn Đăng Mạnh).

Phạm Xuân Đài   Duyên nợ giữa nhà văn và nhà phê bình 


LTS. Vào lúc 2 giờ chiều ngày Chủ nhật 22 tháng 11, 2015, một buổi lễ tưởng niệm nhân 49 ngày mất của nhà văn Võ Phiến đã được tổ chức tại nhật báo Việt Báo, Little Saigon. Trong dịp này, cũng trong tinh thần tưởng niệm nhà văn, hai cuốn sách về ông đã được ra mắt: cuốn Thư Võ Phiến do Gs Nguyễn Hưng Quốc biên tập từ hàng trăm lá thư do nhà văn Võ Phiến viết cho ông trong vòng hai mươi năm, và cuốn Võ Phiến Một Đời Trăn Trở, một cuốn sách nghiên cứu về nhà văn Võ Phiến do Gs Nguyễn Hưng Quốc biên soạn. Bài viết này của Phạm Xuân Đài là để dành cho buổi tưởng niệm nói trên, nhưng vì thiếu thì giờ nên đã không thể trình bày. Nay xin đăng lại nguyên văn. - DĐTK
Nguyễn Hưng Quốc  Hồi ký Võ Phiến qua những bức thư 


Võ Phiến là một trong những nhà văn lớn nhất của Miền Nam trước năm 1975, của hải ngoại sau năm 1975 và của cả Việt Nam trong nửa sau thế kỷ 20 nói chung. Ông không viết hồi ký. Nhưng mấy chục bức thư ông gửi tôi từ đầu thập niên 1990 có thể xem như một thứ hồi ký viết dưới hình thức thư từ.
Từ năm 1990, tôi có ý định viết một cuốn sách về Võ Phiến (1). Tác phẩm của ông, nhờ sáng kiến in Võ Phiến Toàn Tập của nhà xuất bản Văn Nghệ ở California, tôi có khá đủ. Tôi chỉ đề nghị ông cung cấp cho tôi một số tài liệu về tiểu sử. Võ Phiến vui vẻ nhận lời. Trong bức thư đầu tiên gửi tôi vào ngày 9 tháng 4, 1991, ông viết:

Điểm Nhấn trong ngày…


Bỏ môn Sử là đúng quy trình.

Phạm Toàn - Không có “mạt sử” – chỉ thiếu cách làm

PGS-TS Phạm Quốc Sử - Tích hợp môn lịch sử sẽ là một thảm họa khôn lường!


Thứ Năm, 26 tháng 11, 2015

Phạm Trần HÃY LẤY CHUYỆN GẦN MÀ NÓI SỬ XA

Phạm Trần HÃY LẤY CHUYỆN GẦN MÀ NÓI SỬ XA


Cuộc tranh cãi để riêng hay trộn Lịch sử  vào hai môn Giáo dục công dân” và “An ninh quốc phòng” cho thành  môn mới “Công dân với Tổ quốc" đang diễn ra ở Việt Nam chỉ rối ren thêm nếu không ai dám nói “học sử như bây giờ thì thà đừng học còn hơn.”

Sau đây là những lý do dựa theo chuyện gần để nói tại sao:

Bắt đầu từ chuyện Hòang Sa và Trường Sa. Sử ta từ Thế kỷ 17 đã chứng minh Việt Nam là chủ nhân ông duy nhất trên hai quần đảo này. Khi quân Trung Hoa đánh chiếm tháng 1/1974 từ tay Quân đội  của nhà nước Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam Việt Nam thì đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, khi ấy làm chủ nửa nước ở miền Bắc, không dám phản đối.

A Thankful Heart_Thanksgiving

A Thankful Heart_Thanksgiving 


Happy Thanksgiving !



Happy Thanksgiving !


Chào các bạn,

Hôm nay, 26 tháng 11 năm 2015, là ngày lễ Thanksgiving (Lễ Tạ Ơn). Đây là một trong những ngày lễ trọng đại của Hoa Kỳ (USA) và Gia Nã Đại (CANADA). Ngày mà mọi thành viên trong gia đình hội tụ với nhau để chia sẻ lòng biết ơn cho những ân phúc của mình đối với Thiên Chúa của chúng ta.
Lễ Tạ Ơn là một ngày lễ hàng năm được tổ chức chủ yếu tại Hoa Kỳ và Gia Nã Đại. Có ý nghĩa lúc đầu là mừng thu hoạch được mùa và tạ ơn Thiên Chúa đã cho sống no đủ và an lành. Đây cũng là ngày nghỉ quốc lễ chính thức theo luật định tại Gia Nã Đại và Hoa Kỳ.
Ngày và nơi diễn ra Lễ Tạ Ơn đầu tiên là chủ đề của một cuộc tranh cãi nhỏ. Mặc dù Lễ Tạ Ơn sớm nhất đã được kiểm chứng diễn ra vào ngày 8 tháng 9 năm 1565 tại khu vực ngày nay là Saint Augustine, Florida, nhưng “Lễ Tạ Ơn đầu tiên” theo truyền thống được coi là đã diễn ra tại khu vực thuộc thuộc địa Plymouth vào năm 1621.
Ngày nay, tại Hoa Kỳ, Lễ Tạ Ơn được tổ chức vào ngày thứ Năm lần thứ tư của tháng 11 vì thế ngày này có thể không phải là ngày thứ năm cuối cùng của tháng 11 như nhiều người lầm tưởng (thí dụ năm 2012 có đến 5 ngày thứ năm). Tại Canada, nơi có cuộc thu hoạch sớm hơn, ngày lễ này được tổ chức vào ngày thứ Hai lần thứ hai của tháng 10.
Lễ Tạ Ơn gắn liền với các lễ hội ngày mùa thường được tổ chức ở châu Âu từ xưa.

Jennie Augusta Brownscombe, The First Thanksgiving at Plymouth, 1914, Pilgrim Hall Museum, Plymouth, Massachusetts. 

Thứ Tư, 25 tháng 11, 2015

Tưởng Năng Tiến Đạo Đức Lãnh Tụ & Tình Dục Nhân Dân



Tưởng Năng Tiến  Đạo Đức Lãnh Tụ & Tình Dục Nhân Dân 


Chừng ba mươi năm trước, tôi may mắn đọc được bài viết rất công phu của nhà văn Trùng Dương – “Phan Khôi: Ngọn Hải Đăng Giữa Vùng Biển Động.” Trước đó, tôi chỉ nghe danh ông là người mở đường cho phong trào thơ mới ở Việt Nam:
Hai mươi bốn năm xưa, một đêm vừa gió lại vừa mưa.
Dưới ngọn đèn mờ, trong gian nhà nhỏ,
Hai cái đầu xanh kề nhau than thở:
- Ôi đôi ta, tình thương nhau thì vẫn nặng,
Mà lấy nhau hẳn là không đặng .
...

Hai mươi bốn năm sau. Tình cờ đất khách gặp nhau.
Đôi cái đầu đều bạc.
Nếu chẳng quen lung đố nhìn ra được.
Ôn chuyện cũ mà thôi. Liếc đưa nhau đi rồi,
Con mắt còn có đuôi.
Nhờ chị Trùng Dương, tôi mới biết được thêm Phan Khôi từng được mệnh danh là một Ngự Sử Văn Đàn. Ông đã có những đóng góp lớn lao cho làng báo Việt, vào giai đoạn sơ khai. Gần đây, qua biên khảo (Phê Bình Văn Học Thế Hệ 1932) của Linh Mục Thanh Lãng, tôi lại được dịp xem qua quan niệm về nữ quyền vô cùng phóng khoáng (và rất cách mạng) của ông:  
 “Trong phụ nữ ta có nhiều người chồng chết, ở trong cảnh ngộ rất đáng thương, buồn rầu đủ mọi trăm thứ, vậy mà nói đến truyện cải giá, sợ mang tiếng, nhất định không thì thôi. Có người bóp bụng cắn răng cũng giữ được trót đời ; nhưng có người khôn ba năm dại một giờ, thì ra mang cái xấu lại còn hơn cải giá. Lại thường thấy bà goá nào có máu mặt thì bọn điêu thoa trong làng trong họ lập mưu mà vu hãm cho, để mong đoạt lấy gia tài. Những sự đó đều là chịu ảnh hưởng của cái luật cấm cải giá mà ra ; vậy thì nó chỉ làm hại cho phong hoá thì có chớ có bổ ích gì đâu ? Bởi vậy ta nên phế trừ cái luật ấy đi ; từ rày về sau, trong óc chúng ta, cả đàn bà và đàn ông Việt Nam đừng có cái quan niệm ấy nữa.” (Phụ Nữ Tân Văn số 95,13-8-1931). 

Tiến sĩ “chép”... sách của tiến sĩ!


Một tiến sĩ (TS) của ta chép gần như nguyên văn cuốn sách về xã hội học của một TS người nước ngoài. Sau đó, có TS và thạc sĩ khác lại chép một phần sách của ông TS này và lấy một ít của ông TS khác để làm... “giáo trình” cho sinh viên học tập (!?).
“Ta” chép sách của “tây”!
Trong hai năm 2001-2002, Nhà xuất bản (NXB) Đại Học Quốc Gia Hà Nội cho in cuốn Các lý thuyết xã hội học của TS Vũ Quang Hà. Sách chia làm hai tập ngót nghét 1.000 trang.
Nhìn hai tập sách đồ sộ, người đọc trong giới nghiên cứu, giảng dạy vui mừng chào đón một công trình nghiên cứu khoa học có tầm cỡ quốc tế vì “với một phạm vi trải rộng và bao quát toàn bộ lịch sử phát triển xã hội học” (lời NXB).
Tuy nhiên, ngay sau khi ra đời đã có dư luận cho rằng cuốn sách gồm hai tập của TS Vũ Quang Hà được chép gần như toàn bộ nội dung cuốn Sociological theory (Các lý thuyết xã hội học) của TS George Ritzer (đại học bang Maryland, Mỹ). Sự thật ra sao?

Thứ Ba, 24 tháng 11, 2015

Trần Gia Phụng Bảy mươi năm khủng bố


Trần Gia Phụng Bảy mươi năm khủng bố

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaXZyLWlsMGZtNlNZSzktZUw5VXY4MFlqdWdj/view?usp=sharing

CSVN cai trị đất nước theo luật rừng, CS sử dụng khủng bố để trấn áp quần chúng, bảo vệ quyền lực. Cộng sản dùng tất cả các phương tiện để khủng bố, kể cả việc thiết lập và nuôi dưỡng các băng đảng lưu manh côn đồ làm tay sai để khủng bố dân chúng, không khác gì những tổ chức cướp bóc phi pháp, mà nổi tiếng nhất là MAFIA...

Nguyễn Hưng Quốc Chủ nghĩa Phát-xít và chủ nghĩa Cộng sản

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzbkEtX0FaYU1sTHpkZmlPWFJEUGc0emZGSF84/view?usp=sharing


Chuyện cũ, cách đây đã hơn 35 năm, tưởng đã quên, bỗng dưng lại sống dậy khi mới đây, tình cờ đọc lại cuốn Intellectuals and Society (Basic Books, 2011) của Thomas Sowell, tôi bắt gặp một đoạn Sowell so sánh chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít (bao gồm cả Nazism) ở Đức. Một bên được xem là cực tả và một bên được xem là cực hữu; hai bên lúc nào cũng kết tội nhau và muốn tiêu diệt nhau (với Cộng sản, chủ nghĩa Phát-xít là biểu tượng của chủ nghĩa đế quốc; với Hitler, Cộng sản và Do Thái là hai kẻ thù chính), nhưng theo Sowell, giữa chủ nghĩa Cộng sản và chủ nghĩa Phát-xít có rất ít sự khác biệt, trừ trong lãnh vực tu từ. Những người Phát-xít, từ Ý đến Đức, đều công khai tuyên bố theo chủ nghĩa dân tộc; những người Cộng sản, trên lý thuyết, biểu dương chủ nghĩa quốc tế, nhưng trên thực tế, vẫn luôn luôn mang tinh thần dân tộc chủ nghĩa, cũng đều nhắm, trước hết, đến quyền lợi của quốc gia và dân tộc của họ. Và cả hai đều là những chế độ độc tài vô cùng tàn bạo. (tr. 99-101)

So sánh chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản
Jun 17, 2015

Bạn có biết giữa chủ nghĩa phát xít và chủ nghĩa cộng sản có nhiều sự tương đồng hay không? Mời xem video sau sẽ rõ...



Hai nhà hoạt động cho quyền công nhân bị công an bắt giữ, đánh đập

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzWHRrOS1vQUJ6R1B4YnhIUmpqZlBodU9TTWgw/view?usp=sharing


Gia Minh, biên tập viên RFA, Bangkok
2015-11-23
Hai nhà hoạt động vì quyền lợi công nhân Việt Nam- cô Đỗ thị Minh Hạnh và ông Trương Minh Đức, hôm qua 22 tháng 11 bị công an bắt, hành hung và đưa về giam giữ tại đồn Công an phường Long Bình, Đồng Nai.
Sau khi ra khỏi đồn công an và qua một đêm tại Bệnh viện Hoàn Mỹ ở Sài Gòn, ông Trương Minh Đức cho Gia Minh của Đài Á Châu Tự Do biết một số thông tin liên quan việc hai người đến Đồng Nai giúp cho công nhân rồi bị công an truy bắt.

Nguyễn Văn Tuấn Ám sát Giáo sư Nguyễn Văn Bông: Chuyện cũ, ý nghĩa mới

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzaXhZZUh4dGpoRVNEZDZGOXdrTThKN3l1UjhV/view?usp=sharing

Cách đây đúng 40 năm một chính khách miền Nam tên là Nguyễn Văn Bông bị ám sát chết. Khoảng 10 năm trước câu chuyện ông bị ám sát được tiết lộ, và nay câu chuyện đó được tiết lộ một lần nữa trên Dân Việt qua lời thuật của chính người chủ mưu (“Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn”). Đặt trong bối cảnh ngày nay khi Việt Nam đang chống khủng bố, câu chuyện này thật là ... khó nuốt (hay nói theo tiếng Anh là distasteful). Khó hiểu nổi tại sao báo chí Việt Nam có vẻ thích ca ngợi những chuyện bạo động như thế này.
Ngày 30/4/2011 có đến hai bài báo đáng chú ý. Bài thứ nhất là “Chân dung nữ du kích từng mưu sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu” đăng trên Dân Trí kể về chuyện mưu sát ông Nguyễn Văn Thiệu. Nhưng bài đó không “nổi” bằng bài “Tôi ám sát người sắp làm thủ tướng Sài Gòn” đăng trên Dân Việt kể lại tình tiết chung quanh việc giết chết Giáo sư Nguyễn Văn Bông. Ngày mà nói theo nguyên thủ tướng Võ Văn Kiệt là có triệu người vui bên cạnh triệu người buồn mà có những bài báo mang tính bạo động, chết chóc như thế thì quả là khó đọc, nhất là trong lúc Việt Nam đang chống khủng bố. Nhưng bài báo thứ hai khơi dậy lịch sử của một thời đầy biến động ở miền Nam có liên quan đến nhân vật Nguyễn Văn Bông.

Điểm nhấn trong ngày

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzTlJlcE1PMngwQWl4T0gzeEQ3bWtiVnBVdDBN/view?usp=sharing


Công an Việt Nam giao người Bắc Hàn cho Trung Quốc?
LHQ đả kích Thái Lan và Việt Nam về vụ trục xuất người tị nạn về TQ
Nguyễn Văn Tuấn Chính quyền hẹp hòi và vô nhân đạo?
Trung Quốc dùng súng phun lửa tiêu diệt “khủng bố” Tân Cương

Thứ Bảy, 21 tháng 11, 2015

Nguyễn Đình Cống Chuyện Lạ Của Chế Ðộ



Nguyễn Đình Cống   Chuyện Lạ Của Chế Ðộ
Thứ Sáu, ngày 20 tháng 11 năm 2015 


Trên đời có nhiều chuyện lạ xẩy ra, theo thời gian một số trong đó trở thành thông thường đến mức không còn lạ nữa. Gần đây tôi biết một chuyện rất lạ, xin kể ra đây để chia sẻ cùng các bạn quan tâm.
Vừa rồi tôi được đọc một quyển sách, tác giả là Zhelyu Zhelev (Jeliu Jeliev). Ông viết xong năm 1967, lúc đang là đảng viên Đảng Cộng sản Bungaria, Tiến sĩ, Chủ nhiệm khoa Trường Đại học Văn hóa Sophia, nhưng năm 1982 mới được xuất bản lần đầu. Năm 1990 Zhelyu Zhelev được bầu làm Tổng thống dân cử đầu tiên của nước Cộng hòa Bungaria. Bản dịch tiếng Việt của Phạm Văn Viêm năm 1990, được công bố ở nước ngoài vào năm 1993. Tôi xin tóm tắt một số nội dung chính. Để thể hiện “chuyện lạ” tôi tạm ẩn một vài từ (được đặt trong ngoặc đơn). Xin các bạn đọc hết mới thấy được chuyện lạ ở chỗ nào. Tạm chưa nêu tên sách. Vì là tóm tắt, chủ yếu bằng cách trích dẫn từng câu của bản dịch nên có chỗ hơi bị lủng củng, mong được thông cảm. Để tránh quá dài, một số đoạn chỉ ghi đề mục.

CHẾ ĐỘ PHÁT XÍT

 Tác giả: Jeliu Jeliev – Cựu tổng thống Bungaria
Dịch giả: Phạm Văn Viêm     
   
(Doc file)


“Tôi mang bài này về blog của mình trong nỗi xúc động về một trí thức trẻ của đất nước, mà giờ hẳn đã trở thành một người đàn ông tật bệnh xanh xao trong ngục tù. Duy có điều, tôi tin người đàn ông ấy vẫn giữ được chất cương nghị khi xưa, bởi lẽ khi đang viết những dòng ký ức bất đắc dĩ này anh đã xác định được tai ương còn ở phía trước. Chúa vẫn đi theo anh không? Chúa ơi, con là người ngoại đạo nhưng lúc này vẫn tin có Chúa ở trên đời. Xin Chúa cứu người tốt. Xin Chúa hãy cứu những tinh hoa trí thức nước Việt chúng con.”

(PDF file)



Thứ Năm, 19 tháng 11, 2015

Hậu Quả Của Khủng Bố Tại Paris



Hậu Quả Của Khủng Bố Tại Paris

Chúng ta đều có thể biết các nguyên nhân xa gần nặng nhẹ của vụ khủng bố tối Thứ Sáu 13 tại Paris, và cuộc bố ráp hôm 18 tại thị xã Saint Denis thuộc tỉnh Seine-Saint Denis là ngoại ô Đông-Bắc của thủ đô Paris. Về mặt an ninh, việc điều tra, truy lùng và tiêu diệt các tổ đặc công của khủng bố đang tiếp tục, với tin tức dồn dập hàng ngày hàng giờ. Tuy nhiên, từ biến cố quá trầm trọng này, người ta đã có thể nhìn ra những hậu quả xa gần của vụ khủng bố, từ nay được gọi là Paris 13/6 cho gọn….

PHẠM TRẦN MỘT ANH BẰNG KHÁC TRONG NGƯỜI NHẠC SỸ TÀI BA CỦA NƯỚC VIỆT

Có lẽ nhiều người của nhiều thế hệ, từ 1954 cho đến  ngày 12/11/2015 khi ông tạ thế ở  Orange Hill, California, hưởng thọ 90 tuổi, chỉ biết Anh Bằng là một  Nhạc Sĩ tài ba đã để lại cho Văn hoá Việt Nam trên 600 Ca khúc in sâu vào lòng người.

Tư Tưởng Sai Lầm của Henry Kissinger
 Vì là một nhà hoạt động chính trị quốc tế cho nên tư tưởng của Henry Kissinger chủ yếu là quan hệ quốc tế. Gần đây, một nhà nghiên cứu của Đại học Harvard đến từ Trung Quốc, ông Dương Bình (Yang Peng), đã đưa ra một số nhận xét khá có trọng lượng về quan điểm của ông Kissinger. Nhưng nhận xét này của ông Dương Bình đã không đủ sâu, và dường như có chút thương tình. Vì ông là một học giả thỉnh giảng đang ở trong vùng đất của Kissinger, cho nên việc giữ sự nhẹ nhàng và hạn chế khi nói về ông ta là một điều dễ hiểu. Vì vậy, tôi xin đưa ra một số phê bình nặng hơn về tư tưởng của ông Henry Kisinger vì nó rất quan trọng đối với cả nguời Trung Quốc và nguời Hoa Kỳ.

Mấy cảm nhận về sự khác biệt giữa giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc
http://vuongtrinhan.blogspot.com/2014/12/may-cam-nhan-ve-su-khac-biet-giua-giao.html

Đã in  tạp chí NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN
 số 7-8 (114-115).2014, 
số chuyên đề GIÁO DỤC MIỀN NAM VIỆT NAM (1954- 1975)

Điểm Nhấn trong ngày

Tại sao Hoa hậu Thế giới Canada không sợ những hăm dọa từ Trung Quốc?
Trung Quốc ngăn cản Hoa hậu Thế giới Canada tham dự cuộc thi Hoa hậu Thế giới 2015 tại Trung Quốc
Trung Quốc giết 17 người gồm cả phụ nữ, trẻ em tại Tân Cương 
Các công ty Trung Quốc ưa thích đầu tư vào Hoa Kỳ
Các nhà đầu tư Trung Quốc coi New York là một thiên đường an toàn