Tưởng Năng Tiến –
Văn Hoá Thời Thổ Tả
Khi mới bước chân vào
đến miền Nam, có người đã “nẩy ra” một ý tưởng (hơi) ngộ nghĩnh như
sau:
“Quan sát cảnh vật và
sinh hoạt của con người từ Bắc vào Nam, tôi nảy ra ý khái quát này: từ Bắc vào
Nam là đi từ miền đất nghèo đến nơi giầu có, từ chỗ hàng năm hễ gặp hạn hán hay
lụt lội là đói khát, đến nơi dường như sờ đâu cũng có cái ăn, cây trái, tôm cá
ê hề, muốn chết đói cũng khó.
Nhưng mặt khác, đi từ
Bắc vào Nam là đi từ nơi văn hoá cao đến nơi văn hoá thấp.” (Hồi
Ký Của Giáo Sư Nguyễn Đăng Mạnh).
Phạm Xuân Đài Duyên nợ giữa
nhà văn và nhà phê bình
LTS. Vào
lúc 2 giờ chiều ngày Chủ nhật 22 tháng 11, 2015, một buổi lễ tưởng niệm nhân 49
ngày mất của nhà văn Võ Phiến đã được tổ chức tại nhật báo Việt Báo, Little
Saigon. Trong dịp này, cũng trong tinh thần tưởng niệm nhà văn, hai cuốn sách
về ông đã được ra mắt: cuốn Thư Võ Phiến do Gs Nguyễn Hưng Quốc
biên tập từ hàng trăm lá thư do nhà văn Võ Phiến viết cho ông trong vòng hai
mươi năm, và cuốn Võ Phiến Một Đời Trăn Trở, một cuốn sách nghiên cứu về
nhà văn Võ Phiến do Gs Nguyễn Hưng Quốc biên soạn. Bài viết này của Phạm
Xuân Đài là để dành cho buổi tưởng niệm nói trên, nhưng vì thiếu thì giờ nên đã
không thể trình bày. Nay xin đăng lại nguyên văn. - DĐTK
Nguyễn Hưng Quốc
Hồi ký Võ Phiến qua những bức thư
Võ Phiến là một trong những nhà văn lớn nhất của Miền Nam trước năm 1975,
của hải ngoại sau năm 1975 và của cả Việt Nam trong nửa sau thế kỷ 20 nói
chung. Ông không viết hồi ký. Nhưng mấy chục bức thư ông gửi tôi từ đầu thập
niên 1990 có thể xem như một thứ hồi ký viết dưới hình thức thư từ.
Từ năm 1990, tôi có ý định viết một cuốn sách về Võ Phiến (1). Tác phẩm của
ông, nhờ sáng kiến in Võ Phiến Toàn Tập của nhà xuất bản Văn Nghệ ở California,
tôi có khá đủ. Tôi chỉ đề nghị ông cung cấp cho tôi một số tài liệu về tiểu sử.
Võ Phiến vui vẻ nhận lời. Trong bức thư đầu tiên gửi tôi vào ngày 9 tháng 4,
1991, ông viết:
Điểm Nhấn trong ngày…
Bỏ môn Sử là đúng quy trình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét