Thứ Năm, 30 tháng 9, 2021

Bản tin ngày Thứ năm 30 tháng 9 năm 2021

 


Chính quyền VN hình sự hóa hoạt động của các tổ chức Tin Lành ở Tây Nguyên để xoá sổ

Thanh Trúc / RFA
29/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1R5Ef_O6Ff9wI1zgJx1wfgRYSSPp0WAFc/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chính quyền VN hình sự hóa hoạt động của các tổ chức Tin Lành ở Tây Nguyên để xoá sổ

“Sau Tin Lành Đề Ga lại xuất hiện tổ chức phản động đội lốt tôn giáo ở Tây Nguyên” là tựa bản tin thuộc mảng chính trị trên báo mạng VoV.VN ngày 22/9.

Bài viết mở đầu bằng quan điểm quen thuộc của Nhà Nước Việt Nam rằng: “Chiêu bài lợi dụng tôn giáo rất nguy hiểm bởi vì thông qua các hội thánh, các sinh hoạt tôn giáo, đối tượng lôi kéo, tập trung tín đồ, lồng ghép tư tưởng hẹp hòi, ly khai tự trị”.

Đỗ Duy Ngọc – Sài Gòn ngày phong tỏa cuối cùng

30/9/2021

https://docs.google.com/document/d/141zMJ5BRmtcRqChzpQHpylzttWrkifEO/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tuy mang tiếng nới lỏng nhưng hình như nhiều sinh hoạt cũng đang ở trong tình trạng siết chặt. Chủ trương đưa sinh hoạt của người dân bước sang trạng thái bình thường mới. Nhưng chỉ có 8 nhóm được cho phép hoạt động, đó là các cơ quan, đơn vị nhà nước. Các cơ quan lãnh sự, tổ chức quốc tế và văn phòng kinh tế - văn hóa nước ngoài có trụ sở trú đóng trên địa bàn thành phố. Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh công lập và tư nhân; các cơ sở dịch vụ y tế; các cơ sở kinh doanh dược, mỹ phẩm, vật tư, trang thiết bị y tế. Các hoạt động sản xuất, thương mại, kinh doanh, dịch vụ (14 nhóm hoạt động). Các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao. Hoạt động giáo dục, đào tạo. Hoạt động của các cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng, thờ tự tập trung tối đa 10 người. Hoạt động trong nhà (hội họp, tập huấn, hội thảo…) tập trung tối đa 10 người; trường hợp người tham gia đã được tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh được tập trung tối đa 70 người.

Nguyễn Viện - Dịch bệnh và phẩm giá con người

29/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1utaRFsMjsH2YcTzklrTHXpGxMn-XIHoJ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhại theo Hegel, điều gì hợp lý thì tồn tại hay cái gì tồn tại thì hợp lý. Tuy nhiên, trong cuộc sống chúng ta thấy vô số điều bất hợp lý vẫn tồn tại. Tồn tại một cách ngang nhiên và thách thức bất chấp lý trí. Và con người vẫn sống trong những mâu thuẫn, nhiều khi là tai ương ấy.

Trong năm qua, dịch bệnh Covid-19 đã càn quét Sài Gòn còn hơn một nỗi thù. Chưa bao giờ số người chết lại nhiều và nhanh như thế. Cũng chưa bao giờ người Sài Gòn lại khốn khổ đến thế. Sợ hãi và tù túng ngay trong mỗi căn nhà bất kể giàu nghèo. Con người va chạm vào cái chết và bị trói buộc trong những hàng rào kẽm gai, những cánh cổng hàn kín, những khối bê tông nặng nề… Con người bị hạch hỏi giấy đi đường, bị đè xuống ngoáy mũi để tìm kiếm kẻ khủng bố vô hình.

Nhưng điều đau đớn nhất là không mấy ai nhận ra, con người bị hạ nhục.

 Lào đẩy mạnh các dự án đập lớn, mặc dù việc mua điện bấp bênh

(Laos Pushes Ahead With Large Dam Projects, Despite Uncertainty of Power Purchases)

Roseanne Gerin – Bình Yên Đông lược dịch

29/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1GYvQBFjxJ_HBEEaEm0BO3TsbNXM_8hpi/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chánh phủ Lào đẩy mạnh các đập thủy điện mặc dù Thái Lan chưa muốn mua điện do chúng sản xuất, các viên chức Lào và những người am hiểu tình hình cho biết.

Lào có 78 đập đang hoạt động và đã ký các biên bản ghi nhớ cho 246 dự án thủy điện khác trong việc truy lùng để trở thành “bình điện của Á Châu”, xuất cảng điện sang các quốc gia láng giềng, phần lớn là Thái Lan.

Nhưng Thái Lan chưa có quyết định liệu sẽ mua thêm điện do các dự án đập mới sản xuất từ Lào và có thể không ký thỏa thuận để mua điện từ 4 đập quan trọng được dự trù trên sông Mekong ở Luang Prabang, Sanakham, Pak Lay và Pak Beng, Cơ quan Phát Điện Thái Lan (Electricity Generating Authority of Thailand (EGAT) nói với RFA trong một email đề ngày 26 tháng 8.

30.9: Biển Đông, tường trình về căng thẳng Mỹ - Trung

Trung Hiếu tổng hợp từ nhiều nguồn

https://docs.google.com/document/d/1Rm0cwha07NWveqkg9HQHfRrF32p7_chE/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nếu cuộc tập trận giữa các tàu kể trên diễn ra, đó sẽ là màn biểu dương lực lượng lớn của liên minh AUKUS mới hình thành. Vị trí tập trận cũng rất đáng chú ý vì nó nằm ở cửa ngõ ra vào giữa Biển Đông và Biển Philippines, ngay bên ngoài chuỗi đảo thứ nhất và gần Đài Loan.

I. Biển Đông, chuyển động quân sự

1. Tàu khảo sát Trung Quốc

Hải Dương Địa Chất 10

Ngày 29.9, tàu khảo sát Hải Dương Địa Chất 10 đã rời vùng đặc quyền kinh tế Indonesia và hướng đến Đá Chữ Thập, sau khoảng một tháng hoạt động tại khu vực này.

Tin tức thế giới ngày Thứ năm 30 tháng 9 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1R_o13qQ19oKj7GHJC5pQoJZySF4T4iYp/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hiếu Chân - Tân Thủ tướng Nhật Kishida quyết chống Trung Quốc

29/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1TnXq6RxYu0-2CvwR9MAHIIJ9pHx_KJx-/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Về chính sách kinh tế, ông Kishida đưa ra ý tưởng thoát khỏi chủ nghĩa tân tự do – cốt lõi của hệ tư tưởng LDP từ những năm 2000 – và tập trung nhiều hơn vào việc giảm chênh lệch về thu nhập trong các thành phần dân chúng. “Khi nền kinh tế của chúng ta phát triển, chúng ta cần phải chú ý nhiều hơn đến bất bình đẳng và phân phối của cải ”, ông nói. Ông Kishida cho biết ông có kế hoạch hỗ trợ các gia đình tăng chi tiêu cho giáo dục và nhà ở, đề xuất một gói kích thích kinh tế trị giá “hàng chục nghìn tỷ yen Nhật”. 

Trong một cuộc phỏng vấn với báo Nikkei đầu tháng này, ông Kishida nói: “Bất bình đẳng đã mở rộng hơn nữa vì coronavirus. Việc nâng cao thu nhập của người lao động nên được ưu tiên hàng đầu”. Nhưng Masamichi Adachi, nhà kinh tế của UBS Securities ở Tokyo nói rằng các chính sách kinh tế của Kishida nhìn chung sẽ duy trì “hiện trạng”.

Đối đầu Mỹ-Trung : Cuộc chiến dưới đáy biển

Thụy My

30/9/2021

https://docs.google.com/document/d/15IQG6W0JOURGnYWZz7rbwSzr4r9tMVOB/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Pháp chẳng lợi lộc gì khi không đứng về phía Mỹ chống Trung Quốc 

Về phía Pháp, nạn nhân bị giành mất hợp đồng tàu ngầm Barracuda, tác giả Edouard Tétreau đặt vấn đề trên Les Echos, phải chăng do cao đạo, dù tốt đẹp về nguyên tắc (NATO « chết não », chống các luật kỳ thị người đồng tính ở Đông Âu…) mà không quan tâm đến việc xây dựng các liên minh có cùng lợi ích, mà Paris đã phải trả giá đắt ? Pháp ngày càng cô độc trên trường ngoại giao thế giới và châu Âu.

Theo tác giả, cần nối lại với các đồng minh truyền thống. Về quan hệ Pháp-Mỹ, nên khiêm tốn nhìn nhận vì sao đồng minh lâu đời nhất này lại thô bạo loại Pháp ra khỏi chiến lược khu vực. Paris nhấn mạnh một chính sách ngoại giao « con đường thứ ba », từ chối đứng về phía Hoa Kỳ trong việc đối đầu với Trung Quốc, nhưng như vậy có lợi ích gì ?

AUKUS là Hiệp ước tương lai của vùng Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương

Aukus Is the Indo-Pacific Pact of the Future

Imagine if Japan, India, Taiwan and the bloc swap tech and coordinate defense.

Nghiên cứu Việt – Mỹ

Vũ Văn Lê, dịch từ WSJ

30-9-2021

https://docs.google.com/document/d/1fF1o6nvIrLkgScGpYEq1qBOgeCa0SsJs/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bước tới sẽ khó khăn hơn khi ba nước thương thảo để liên kết hợp nhất các đinh chế an ninh quốc gia cực kỳ phức tạp và khác biệt, cũng như để tư nhân tham gia quá trình này. Đề cập tới mức độ hợp tác mong muốn, Thủ tướng Morrison tỏ vẻ lạc quan, đặt rất nhiều kỳ vọng. Về phương diện thiết trí kế hoạch quốc phòng và an ninh, vị Thủ tướng Úc cho biết: “Chúng tôi đều khẩn thiết tham gia kế hoạch đó ngay cả trước khi liên minh thành hình… Chúng tôi muốn Aukus định rõ nhu cầu quốc phòng và công nghệ. Điều đó sẽ không xảy ra trong một sớm một chiều. Nhưng giả thử liên minh có biến dạng thế nào thì Aukus vẫn là một kết hơp linh hoạt, sâu sắc… Vào thời đại mà liên hệ giữa công nghệ thông tin và năng lực quốc phòng đã trở nên tối quan trọng, thì vai trò trọng tâm của việc hợp tác nghiên cứu và phát triển sẽ nâng cao giá trị của thể dạng liên minh mới này.”

Thứ Tư, 29 tháng 9, 2021

Bản tin ngày Thứ tư 29 tháng 9 năm 2021

 


Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Giải Lasker cho 2 người sáng chế vaccine mRNA

29/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1Hqq7jfLO5-BDVr_pUhO3QR5o0yVjDkkw/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hổm rày hai cái note của tôi (về con số 150,000 ca chưa đếm và 'vaccine và phân biệt xã hội') bị fb hạn chế không cho xem ở Việt Nam. Hôm nay, xin chia sẻ với các bạn một tin vui trong khoa học: Tiến sĩ Katalin Kariko và Giáo sư Drew Weissman mới được trao giải thưởng danh giá Lasker năm 2021. Đây là tín hiệu cho thấy hai người này có thể được trao giải Nobel trong tương lai gần.

Giải Lasker

Giải thưởng Lasker Awards là một trong những giải thưởng danh giá nhứt trong y khoa. Nó được xem là 'Giải Nobel của Mĩ'. Giải này do Albert Lasker và phu nhân Mary Woodard Lasker sáng lập, và trao lần đầu vào năm 1945. Tiêu chí của giải là trao cho những người có đóng góp lớn vào y học. Nhiều người được trao giải Lasker sau này được trao giải Nobel.

Đỗ Duy Ngọc – Lan man lắm chuyện 13

29/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1p5oB0OwubLOR-Zmr3xv7jGgi00EoOssq/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Người phụ nữ bị khoá tay đưa xuống sân, ép ngồi xuống ghế để thọc mũi. Cô ta cũng không có một kháng cự nào vì người cô nhỏ nhắn làm sao gỡ được hai cánh tay của người cảnh sát cơ động lực lưỡng. Đọc trên các báo tường thuật chuyện này thấy báo ghi lại chuyện có vẻ nhẹ nhàng và hợp lý quá. Nào là thuyết phục, nào là đề nghị, nào là khuyên nhủ. Nhưng xem clip mới thấy sự thật, đúng với nghĩa cưỡng bức. Chẳng thấy khuyên nhủ, giải thích gì ráo, phá cửa xông vào là khoá tay ngay. Khi phá được cửa, cả đám xông vào bẻ tay người phụ nữ, giải đi mặc cô gái phân trần nhưng không phản ứng hay có hành động chống đối lực lượng chức năng. Hành động của đám người này dưới sự chỉ đạo của Bí thư phường cho thấy đây là lối xử sự của một đám lộng quyền với lạm quyền, trái pháp luật.

Việt Nam lôi kéo Campuchia, Lào từ Trung Quốc

Vietnam bids to woo Cambodia, Laos from China

Recent meeting of Southeast Asian nations' leaders underlined Hanoi's push to restore strong ties with its old neighboring allies

by David Hutt September 27, 2021

Anh Khoa dịch

https://docs.google.com/document/d/1aV_5ABXjuWpUpBj7nBrUc_vam-DtisC4/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tương tự, Lào và Campuchia hiện cũng đang rào cản giữa đồng minh lịch sử Việt Nam với đối tác siêu cường mới Trung Quốc.

Ông Hiệp nói: “Họ có thể làm việc với Việt Nam trong một số vấn đề để giải quyết các mối quan tâm của Việt Nam trong khi vẫn cởi mở với các hoạt động kinh tế và ngoại giao của Trung Quốc để phục vụ tốt nhất cho lợi ích quốc gia của họ. Suy cho cùng, cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa Việt Nam-Trung Quốc ở hai nước này mang lại lợi ích nhiều hơn tác hại”.

Đối với Việt Nam, ông Thayer cho rằng Việt Nam hiểu các đồng minh lịch sử của mình đang tham gia cuộc chơi. Ông nói: “Việt Nam không coi quan hệ với Lào và Campuchia là trò chơi được mất với Trung Quốc.”

Tin tức thế giới ngày Thứ tư 29 tháng 9 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/10dxZdXJmRkLR-xCKp67N3hDz9idyDwDQ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tướng Mỹ ra Quốc hội: Các tiết lộ chính về Afghanistan và Trung Quốc

29/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1MP8Glw4PxasUqh_txoKcx39xHbdSNbGM/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bất ngờ vì Afghanistan sụp đổ

Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, Tướng Mark Milley cho biết "chúng tôi hoàn toàn không ngờ" sự sụp đổ nhanh chóng của quân đội và chính phủ Afghanistan.

"Chúng tôi hoàn toàn ngỡ ngàng vì sự sụp đổ nhanh chóng trong 11 ngày của quân đội Afghanistan và sự sụp đổ chính phủ của họ."

"Có rất nhiều thông tin tình báo chỉ ra rằng sau khi chúng tôi rút quân, có thể sẽ có sự sụp đổ của quân đội, sự sụp đổ của chính phủ."

Chiến lược cứng rắn của Mỹ tại Ấn Độ -Thái Bình Dương thách thức Nhật Bản

Thanh Hà /RFI

29/9/2021

https://docs.google.com/document/d/15hohx2gD-p7kpmHHYhHcohyDGNsxyj-H/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tổng thống Mỹ Joe Biden (P) và thủ tướng Yoshihide Suga họp báo tại Nhà Trắng, Washington, Hoa Kỳ. Ảnh tháng 4/2021. MANDEL NGAN AFP

Nhật Bản cần một chính phủ ổn định và vững chắc để đương đầu với một nước Trung Quốc càng lúc càng hung hăng và đối phó với chiến lược cứng rắn của Mỹ để kềm tỏa Trung Quốc trong vùng Ấn Độ - Thái Bình Dương. Tokyo tán đồng hiệp định Anh, Úc, Mỹ nhưng không hoàn toàn thoải mái với viễn cảnh bị Washington lôi kéo vào liên minh quân sự, trực diện đối đầu với Bắc Kinh.

RFI xin giới thiệu bài viết : « Nhật Bản trước những sáng kiến cứng rắn của Hoa Kỳ tại Ấn Độ-Thái Bình Dương » của nhà nghiên cứu Marianne Péron – Doise, đăng trên trang mạng của Viện Nghiên Cứu Chiến Lược Trường Quân Sự Pháp IRSEM, ngày 24/09/2021.

Hiếu Chân - Cuộc đổi chác Mạnh Vãn Chu và ngoại giao con tin của Trung Quốc

28/9/2021

https://docs.google.com/document/d/11_Fl43vO2PxI7LirfLh1u-ETc0OtmGLf/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vụ bà Mạnh một lần nữa xác nhận Trung Quốc sẵn sàng làm bất cứ điều gì cần thiết – bất chấp luật pháp và đạo lý – để đạt được ý đồ của mình. Và đó là hồi chuông cảnh tỉnh cho giới doanh nhân và công dân các nước đã hoặc có ý định đến Trung Quốc làm ăn, du lịch. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã cảnh báo công dân Mỹ nên thận trọng tối đa khi đến Trung Quốc và tránh những chuyến đi không thật cần thiết. Những ai có ý định đi xem Vạn Lý Trường Thành hoặc thưởng thức món vịt quay Bắc Kinh chính hiệu sẽ phải suy nghĩ kỹ. Không ai biết trước liệu mình có trở thành nạn nhân của “ngoại giao con tin” của Bắc Kinh hay không. “Mặc dù xác suất bị bắt giam là rất thấp, nhưng nếu nó xảy ra, thì hậu quả là hết sức khủng khiếp… Nếu bạn là một người suy tính hợp lý, bạn sẽ rất lo lắng [khi định đến Trung Quốc],” giáo sư Donald C. Clarke ở Trường Luật Đại học George Washington, nói.

Nguyễn  Kim - Joe Biden Là Một Tổng Thống Quá Ư Tệ Hại

29/9/2021

https://docs.google.com/document/d/18ZySr7mRpC9xJpcWM8uFJeBftUz3Z2is/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Chính quyền Biden đã thực sự thất bại trong lãnh vực ngoại giao.  Tháng Tư vừa qua, người dân Hoa Kỳ đã sửng sốt khi nghe truyền thông báo chí cũng như New York Post loan tin về phát biểu của bà Thomas-Greenfield, Đại Sứ Hoa Kỳ tại Liên Hiệp Quốc, bà ta nói:  “Vấn đề thiếu công bằng và thiếu công lý đã xảy ra tại Hoa Kỳ.  Chúng tôi phải cố gắng mỗi ngày để trở nên hoàn hảo hơn.  Chúng tôi cần học hỏi từ quốc gia của quý vị.”  Cuối tháng 7 vừa qua, Ngoại Trưởng Antony Blinken đã tố cáo Hoa Kỳ có vấn đề vi phạm nhân quyền, và ông ta đã mời các chuyên gia của Liên Hiệp Quốc tới Hoa Kỳ để điều tra về vấn đề này.  Hoa Kỳ, một quốc gia dẫn đầu thế giới về bảo vệ nhân quyền, đã đóng góp biết bao xương máu và tài chánh trong việc chiến đấu giành tự do độc lập cho nhiều quốc gia trên thế giới, giờ đây bị Ngoại Trưởng Antony Blinken và Đại Sứ Thomas-Greenfield tố cáo là một quốc gia không tôn trọng nhân quyền.  Thật là một sự sỉ nhục cho đất nước này. 

Thứ Ba, 28 tháng 9, 2021

Bản tin ngày Thứ ba 28 tháng 9 năm 2021

 


Việt Nam nên làm gì trước quyết định gia nhập CPTPP của Đài Loan

Bài bình luận của Nguyễn Nam Cường
27/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1BwXm8DHm4ilXa4l-IEZ--itw8d6w8Zwh/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vậy Việt Nam nên đưa quyết định như thế nào trong trường hợp Đài Loan? Nên nhớ Đài Loan và Việt Nam có rất nhiều liên hệ từ văn hoá đến kinh tế. Nhiều doanh nghiệp Đài Loan đã đến Việt Nam đầu tư từ rất sớm, ngay khi Việt Nam mới mở cửa. Công ty Phú Mỹ Hưng là một ví dụ cụ thể. Chưa kể có rất nhiều người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại hòn đảo này.

Giáo sư Trần Văn Thọ - chuyên gia kinh tế lớn từ Nhật Bản đưa ra lời khuyên cho Việt Nam: “Nếu hầu hết các nước trong CPTPP đều đồng ý cho Đài Loan tham gia mà chỉ có Việt Nam phản đối thì rất không hay. Đài Loan có quan hệ kinh tế (đầu tư và mậu dịch) khá mật thiết với Việt Nam. Nếu phản đối Đài Loan, Việt Nam sẽ phải giải thích với cộng đồng quốc tế như thế nào? Nếu nói là muốn tôn trọng chủ trương chỉ có một Trung Quốc thì trong trường hợp này không có sức thuyết phục lắm và gây ấn tượng là bị Trung Quốc tác động.

Trần Đông A  - AUKUS hay dở thế nào với ASEAN và Việt Nam?

27/09/2021

https://docs.google.com/document/d/1BAsq_31GFqluMhxvaaR_TurUyhBHxFCW/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhưng kịch bản xấu nhất vẫn còn ở phía trước. Ngày 25/9 mới đây, báo chí Mỹ đã củng cố các tin tức chồng chéo và phức tạp nhưng theo hướng “Joe Biden và Trung Quốc đang trên một tiến trình dẫn tới thông đồng và thoả hiệp”. Mẩu tin trích dẫn, nếu đặt trong bối cảnh Việt Nam vẫn chung chiêng như một câu hỏi trong bài viết trên RFA, thật không khỏi giật mình: “Khước từ nâng cấp quan hệ với Mỹ, Việt Nam ngả về hướng nào?” Hỏi là trả lời: Trên thực tế, sự cân bằng của Việt Nam chỉ thể hiện trên lời nói, còn thật sự, Việt Nam đang nghiêng về phía Trung Quốc. Liệu “Ngoại giao con tin” trong vụ trả tự do cho “công chúa” Huawei những ngày này có lặp lại quỹ đạo “Ngoại giao bóng bàn” cách đây 40 năm có lẻ? Và điều gì sẽ xẩy ra nếu Mỹ và Trung Quốc sẽ bắt tay nhau sớm hơn dự kiến? Lúc bấy giờ Mỹ có còn tha thiết cử Phó Tổng thống Harris sang Hà Nội lần thứ hai để thuyết phục Việt Nam nâng cấp quan hệ? Cơ hội để Việt Nam trở thành một “toa tàu” trong đoàn tàu khu vực dường như xa dần. Trong khi hình ảnh người nông dân loay hoay với chiếc thuyền thúng trên Indo-Pacific trông thật cám cảnh.

Đỗ Duy Ngọc – Lan man lắm chuyện 12

28/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1Jx9e7S19VKWeBRkJ8HPs9wpmhbn9rWro/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Sao vậy hở các ông? Trong khi dân nghèo đói ăn trông chờ mấy tháng mới có được triệu bạc trợ cấp sau khi làm biết bao thủ tục. Trong khi những đứa bé còi cọc vì suy dinh dưỡng bởi cha mẹ thất nghiệp đã mấy tháng nay. Trong khi hàng chục ngàn người lặng lẽ lìa đời không một lời đưa tiễn. Trong khi biết bao nhân viên y tế kiệt sức trên tuyến đầu chống dịch, chứng kiến bao nỗi đau của đồng bào mà chưa có chút đãi ngộ xứng đáng nào. Thế mà sao lại có kẻ nhẫn tâm đến độ kiếm cách bỏ tiền thêm đầy túi? Lương tâm của con người đã quăng cho chó ăn rồi. Dù là tiền của ngân sách hay tiền túi của dân, tất cả đều từ tiền thuế của dân mà có. Ngày xưa người ta bảo bọn thực dân, phong kiến "Bòn khố rách sắm dù sơn kiệu, Hút máu dân làm rượu làm trà" nghe cũng đã ác nhơn lắm rồi. Nhưng cũng chỉ sắm dù, sơn kiệu, uống rượu, uống trà. Còn bây giờ xây cả biệt phủ, mua cả lâu đài, hột xoàn đô la nhiều như đại gia tư bản.

Hưng Đạo Đại Vương - Trần Quốc Tuấn

Sử Việt

28/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1XfA_spxzdbyqNhPWF7uvJ9waQxIBH4Yr/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (1232? - 1300) là danh tướng thời nhà Trần và cũng là danh tướng trong lịch sử Việt Nam có công lớn trong hai lần kháng chiến chống Nguyên Mông. Ông là tác giả của bộ Binh Thư Yếu Lược (Hay Binh Gia Diệu Lý Yếu Lược) và Vạn Kiếp Tông Bí Truyền Thư (Đã thất lạc). Ông còn được người dân Việt Nam tôn sùng như bậc Thánh, nên còn được gọi là Đức Thánh Trần.

1. Thân Thế:

Ông tên thật là Trần Quốc Tuấn, là con trai của An Sinh Vương Trần Liễu, cháu gọi vua Trần Thái Tông bằng chú. Sinh ra tại Kiếp Bạc, xã Hưng Đạo, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương, nguyên quán ở làng Tức Mặc, ­­­­­­­­huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Năm sinh của ông là năm 1231.

Tin tức thế giới ngày Thứ ba 28 tháng 9 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/1sYjnlE8kIKVsz7SHDCwIbF2QKQbvkbDV/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Cộng Hòa chặn luật ngân sách, chính phủ có thể đóng cửa và vỡ nợ

Bình Phương

27 tháng 9, 2021

https://docs.google.com/document/d/1_k1PqqohEtT1SXEO-qFQX62I4FpkU1Gb/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Các nghị sĩ đảng Cộng Hòa tại Thượng Viện đã phản đối một dự luật chi tiêu ngân sách cần thiết để ngăn chính phủ đóng cửa trong tuần này và vụ vỡ nợ vào tháng tới, đưa Hoa Kỳ đến gần bờ vực của một cuộc khủng hoảng tài chính trầm trọng.

Như tin đã đưa, ngân sách hoạt động chính phủ liên bang Hoa Kỳ cần phải được Quốc Hội phê chuẩn trước ngày 30 tháng Mười, nếu không chính phủ sẽ bị đóng cửa hoàn toàn hoặc một phần. Đồng thời, trần nợ – tức khoản tiền tối đa mà chính phủ được phép vay mượn – sẽ bị “đụng” vào giữa tháng Mười; nếu trần nợ không được Quốc Hội nâng lên, chính phủ sẽ không thể tiếp tục vay mượn và bị vỡ nợ (default) do không có tiền trả tiền lời và tiền vốn cho những khoản nợ đã vay trước đây.

Khủng hoảng tầu ngầm và những lỗ hổng trong bộ máy Nhà nước Pháp

Minh Anh

28/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1kK5-EuF48kjZmq1sjj8_TwtHnMQloqvE/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Việc Úc phá vỡ hợp đồng mua tầu ngầm của Pháp làm lộ rõ tầm mức sự phản bội của ba nước đồng minh Anh, Úc và Mỹ. Sự việc còn đặt ra nhiều câu hỏi về cách thức vận hành của bộ máy Nhà nước Pháp. Nhiều tín hiệu tiêu cực trước đó đã được đưa ra phủ bóng « hợp đồng thế kỷ ». Liệu rằng những tín hiệu đó có được Pháp xem xét đúng mực ? Le Figaro trong số báo ngày hôm nay điểm ra « những điều mà Pháp đã không muốn nghe ».

Tầu ngầm Pháp, kế hoạch B của Úc

Ít nhất có ba tín hiệu đáng chú ý mà Pháp có thể đã xem thường : Thứ nhất, những lời đồn đãi về khả năng hủy hơp đồng được truyền thông Úc loan tải hồi tháng Giêng năm 2021, buộc Pierre Eric Pommellet – tổng giám đốc Naval Group phải có chuyến công du Úc, cho dù phải chịu cách ly 14 ngày vì dịch bệnh Covid-19.

TQ 'thả' hai anh em người Mỹ gốc Hoa sau ba năm cầm giữ

28/9/2021

https://docs.google.com/document/d/19cb8_ED-VqekmevhExZQWE8AJkcTH0wC/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Các thượng nghị sĩ cho biết họ đang làm việc với chính phủ Mỹ để đảm bảo việc trả tự do cho bà.

Năm 2018, ba mẹ con họ sang Trung Quốc thăm thân nhân. Khi đó, cô Liu là nhà tư vấn 27 tuổi và anh Liu là sinh viên đại học 19 tuổi.

Vài ngày sau, mẹ họ bị giới chức Trung Quốc giam giữ và đưa đến "nhà tù đen", một trung tâm giam giữ bí mật, theo lời họ kể. Hai anh em nhận ra rằng họ cũng không thể rời khỏi Trung Quốc.

Vào thời điểm đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc biện minh cho việc giữ ba người này lại Trung Quốc với việc nói họ vẫn còn giấy tờ cho thấy họ là các công dân Trung Quốc và bị "tình nghi là phạm tội kinh tế".

Nhưng hai anh em nhà họ Liu khi đó nói với tờ The New York Times rằng giới chức Trung Quốc đang dùng họ làm mồi nhử để khiến cha họ, một cựu quan chức cao cấp trong một ngân hàng quốc doanh, quay trở lại Trung Quốc đối mặt với cáo buộc gian lận hình sự, mặc dù ông này được cho là đã cắt đứt quan hệ với gia đình vào năm 2012.

Thứ Hai, 27 tháng 9, 2021

Bản tin ngày Thứ hai 27 tháng 9 năm 2021

 


Tùy Bút Võ Phiến – Rụp Rụp

https://docs.google.com/document/d/14k1Bi2_HDnEOtse0xqnSdWyPJtQyxLr0/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

L.T.Đ: Theo nhà văn Phạm Phú Minh: “Võ Phiến là một tác giả đa dạng. Ông viết truyện ngắn, truyện dài, tạp luận, tùy bút, lý luận và phê bình văn học. Các tác phẩm đã xuất bản của ông gồm có, về truyện ngắn và tiểu thuyết: Chữ Tình, Người Tù, Mưa Đêm Cuối Năm, Về Một Xóm Quê, Đêm Xuân Trăng Sáng, Giã Từ, Thương Hoài Ngàn Năm, Thư Nhà...; về tùy bút, tạp bút: Tạp bút I, II, III, Đàn Ông, Ảo Ảnh, Phù Thế, Chúng Ta Qua Cách Viết, Đất Nước Quê Hương, Tùy bút I, II, Đàm Thoại v.v... Tại hải ngoại, ông đã bỏ công sức trong nhiều năm trời để soạn bộ Văn Học Miền Nam Tổng Quan nhằm lưu giữ nền văn học miền Nam đã bị Cộng Sản thiêu hủy từ sau 1975.”

Để tưởng niệm một vì sao đã khuất, chúng tôi xin trân trọng giới thiệu một tuỳ bút tiêu biểu của ông. Bài viết này  được trích từ tập Đất Nước Quê Hương, do nhà Lửa Thiêng  xuất bản lần đầu vào năm 1973.

Tưởng Năng Tiến

Đỗ Duy Ngọc – Lan man lắm chuyện 11

27/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1jDZ6ztERUxIgsLFlGmzhQhDWSvDNpiD4/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Điều dân cần là sự minh bạch, là trách nhiệm của những người lãnh đạo. Là sự công bằng, là cái tâm, cái tầm nhìn của những người nắm trọng trách. Con số tử vong hơn 14.000 người trong cơn dịch cho thấy ngay từ đầu thành phố cũng như trung ương đã đánh giá và đưa ra những biện pháp sai lầm dẫn đến những hậu quả. Sau này, với những nghiên cứu, thống kê khoa học của giới chuyên môn, người ta sẽ phân tích và đưa đến kết luận cụ thể. Nhưng cái thấy rõ trước mắt là đã có rất nhiều người chết oan trong đợt dịch này. Nếu không có những lúng túng, những bất cập, những hạn chế trong việc phòng chống dịch, có thể họ không phải chết và sẽ không có cảnh những xác người bó trong bao đưa vào xe lạnh để chờ đến lượt thiêu. Cũng sẽ không có mấy ngàn đứa trẻ trở thành mồ côi, bơ vơ không nơi nương tựa. Và cũng chẳng có những hủ tro cốt trên bàn thờ của những căn nhà.

Trận chiến truyền thông xã hội của Việt Nam

Vietnam’s Social Media Battle

Vũ Quốc Ngữ dịch

25/9/2021

( Song ngữ Việt Anh)

https://docs.google.com/document/d/1yBEF6B42e98eAWl-C9L5fJNg6QrvUMTC/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nhìn xung quanh các đường phố của Việt Nam, bạn sẽ nhận thấy đám đông thanh niên dán mắt vào màn hình điện thoại thông minh của họ. Những cảnh như vậy không khác gì những nơi khác, nhưng ở đây, hơn bất kỳ nước nào khác, có nhiều cơ hội cho họ tương tác trên Facebook.

Thống kê đưa Việt Nam vào vị trí thứ bảy trên thế giới với số người sử dụng Facebook, với 64 triệu tài khoản từ gần 93 triệu người. Tại khu vực Đông Nam Á, chỉ có Indonesia và Philippines có nhiều người dùng hơn. YouTube cũng là một kênh tin tức phổ biến trong số rất nhiều người dùng Internet ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là hàng chục triệu người Việt Nam đang truy cập tin tức và thông tin trực tuyến mà không cần phải thông qua các kênh tin tức của nhà nước, mặc dù các báo lớn như VnExpress và Tuổi Trẻ có phiên bản online với số lượng độc giả lớn.

Tin tức thế giới ngày Thứ hai 27 tháng 9 năm 2021

Võ Thái Hà tổng hợp

https://docs.google.com/document/d/19rywbQm9yK532hBVKgV6TgULStxIxIus/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Lý do thực sự Australia hủy thỏa thuận tàu ngầm với Pháp

Nguồn: Ian Lloyd Neubauer, “Australia owes France nothing”, Nikkei Asia, 25/09/2021.

Biên dịch: Phan Nguyên

https://docs.google.com/document/d/1qzIlDgyPTWmzH_xxfpoCnzC2TuKsoKpV/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

"  Chính Pháp mới là kẻ vong ân bội nghĩa! Australia owes France nothing (Nikkei 25-9-21) — Nhà báo Australia điểm lại toàn bộ lịch sử để trả đũa cáo buộc của Pháp là Australia “đâm sau lưng” Pháp trong vụ tàu ngầm với AUKUS.  Tức cười nhất là phía Australia than phiền chuyên viên Pháp lười biếng, lè phè, không đi họp đúng giờ, mà mỗi năm lại bỏ về nước cả tháng để “nghỉ hè”! 

Phản bội. Gian dối. Một cú đâm sau lưng. Một sự bội tín.

Đây chỉ là một vài trong những cách đầy màu sắc mà các quan chức Pháp đã dùng để mô tả quyết định của Australia trong việc hủy bỏ thỏa thuận để đóng 12 tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường hồi năm 2016, thay vào đó bằng ít nhất 8 tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân do Mỹ và Anh cung cấp.

Bầu cử Đức: Đảng trung tả SPD hiện dẫn trước với tỷ lệ sít sao

Paul Kirby (BBC)

27/9/2021

Bầu cử Quốc Hội Đức : Cuộc chạy đua dài hơi tìm liên minh cầm quyền

RFI

https://docs.google.com/document/d/1zNGzzMXgIKWXL9bdQnBAe_INPGrrKrJ7/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Đảng Xã Hội và Dân Chủ Thiên Chúa Giáo có thể tìm kiếm liên minh với đảng Xanh và phe tự do. Các cuộc thương lượng sẽ nhanh chóng bắt đầu nhưng có thể sẽ phải kéo dài. 

Phe bảo vệ môi sinh đạt được tỷ lệ kỷ lục trong một kỳ bầu cử cấp quốc gia nhưng chưa được như kỳ vọng của họ hồi mùa xuân. « Chúng ta đã muốn giành chức thủ tướng. Nhưng không may, việc này đã không thể », lãnh đạo đảng Xanh, bà Annalena Baerbock tuyên bố.  

Nhưng đảng Xanh cũng như các phe tự do vẫn có cơ hội tham gia vào chính phủ tương lai. Các đảng phái cựu hữu, cực tả đều thất vọng trong cuộc bầu cử này. Đảng dân tộc chủ nghĩa AfD bị tụt hậu. Phong trào cánh tả cực đoan Die Linke bị mất gần phân nửa cử tri." 

Hoàng Anh Tuấn - 10 nhận xét nhanh rút ra từ Cuộc họp Thượng đỉnh Nhóm bộ tứ (QUAD) tại Washington DC ngày 24/9/2021

Phần 2. Hết

26/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1gquVKw81bnOiQvU5Meo1PXPVwzEBo1q_/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

6. QUAD tập trung thúc đẩy sự hợp tác trong các công nghệ chủ chốt và mới xuất hiện.

Tại Cuộc họp Thượng đỉnh này, Nhóm Bộ tứ ra "Tuyên bố về các nguyên tắc thiết kế, phát triển, quản trị và sử dụng công nghệ".

Điều này cho thấy công nghệ, đặc biệt các công nghệ mũi nhọn là trọng tâm cạnh tranh sức mạnh giữa các nước lớn, đặc biệt là giữa Mỹ và Trung Quốc, và quyết định việc Mỹ có tiếp tục duy trì vị trí bá chủ thế giới trong những năm còn lại của thế kỷ 21 hay không.

10 điểm chính trong tuyên bố chung của Bộ Tứ (Quad) sau cuộc họp thượng đỉnh

Lâm Nghiên 

27/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1KCS2NWDAxhKBCsQO6k1Ccr1nZgEGUv4r/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Các nhà lãnh đạo của Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc và Ấn Độ đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh “Đối thoại An ninh Bộ Tứ” (Quad) trực tiếp đầu tiên tại tòa Bạch Ôc  vào thứ Sáu (24/9) và đã đưa ra một tuyên bố chung. Tuyên bố tập trung vào 10 vấn đề chính và nhiều lần chĩa mũi kiếm vào Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) trong các vấn đề như vắc-xin chất lượng cao, cơ sở hạ tầng tiêu chuẩn cao, mạng 5G an toàn, hợp tác không gian mạng và duy trì sự ổn định ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

Trong tuyên bố chung, nguyên thủ 4 nước cho biết, trong thời điểm mang tính lịch sử này, 4 nước một lần nữa ra sức vì quan hệ đối tác qua lại, và đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương tự do, cởi mở.

Song Chi  - Liên minh AUKUS tăng nhiệt biển Đông, và những bài học nhìn từ nhiều phía

26/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1A5eh-rjuO1ovi6WIN6-iRYXDPEj-_F_i/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong những ngày vừa qua, có một sự kiện có thể nói đã khiến dư luận thế giới chấn động, đó là việc Mỹ, Anh và Australia tuyên bố hình thành Hiệp định Đối tác tăng cường an ninh ba bên giữa Mỹ, Anh và Australia có tên AUKUS (viết tắt của ba chữ AU-UK-US tức là Autralia-United Kingdom- United States) gắn liền với Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương. Theo đó, Mỹ và Anh sẽ chia sẻ công nghệ và chuyên môn với Australia để giúp nước này đóng tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân đầu tiên như một phần của hiệp ước an ninh và vì vậy, Úc đã bất ngờ xóa bỏ hợp đồng thương mại và chiến lược với Pháp trước đó là đặt hàng Pháp đóng 12 tàu ngầm chạy bằng diesel.

Nguyễn thị Cỏ May: Bạn và thù

26/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1h7was-kDM53iPyNOI1tTM7SLjxJK_-9p/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Vụ «tàu lặn» của Pháp bùng nổ hôm thứ năm 16/09/21 vừa qua đã làm cho Pháp nổi giận, đưa đến khủng hoảng ngoại giáo với Úc, Anh và Mỹ khá nghiêm trọng.  T.T Macron không lên tiếng. Thủ tướng Castex giữ im lặng và lo chuyện dịch vũ hán. Chỉ có Tổng trưởng Ngoại giao Jean-Yves Le Drian khai hoả nhắm thẳng 3 đối thủ nã đạn đại pháo: «Đúng là cú chơi đâm thẳng vào lưng bạn. Đúng là cú chơi xỏ lá, hoàn toàn đáng khinh.”

“Rõ là Úc muốn bán rẻ chủ quyền quốc gia của mình». Trên TV 2 của Pháp, hôm 18/09/21, ông nói thẳng với TT Biden: «Nói dối, xảo trá, đánh mất niềm tin quan trọng đáng  khinh bỉ. Vậy, cách chơi này không chấp nhận được giữa chúng ta. Nay Biden hiện rõ chỉ là thứ Trump không tweets mà thôi!».