Thứ Bảy, 11 tháng 9, 2021

Bản tin ngày Thứ bảy 11 tháng 9 năm 2021

 


Tưởng Năng Tiến – Toàn Trị & Tự Trị

https://docs.google.com/document/d/144bcG-ZHjiip-0PZ7MKjsrsYWqYUC6FY/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Bỉnh bút Loan Thảo VNTB lý giải như sau: “Tự trị dường như là cụm từ nhạy cảm và có thể được xem là vi hiến, vì ở Việt Nam, tất cả đều phụ thuộc vào đường lối - chính sách của đảng cộng sản, giáo dục đại học cũng không được phép nằm ngoài.”

Nói thế khiến không ít người cụt hứng. Tuy thế, sự thực trần trụi thì đúng là như vậy. Ngay đến đền chùa còn phải nằm co trong khuôn khổ quốc doanh và thùng tiền công đức mà Đảng còn đang lăm le, nhất định phải “quản lý” cho bằng được thì mơ chi đến chuyện đại học tự trị cho nó thêm rách việc!

Rosneft rút khỏi dự án với Việt Nam trên Biển Đông, liệu có nguy cơ an ninh?

Khánh An-VOA

11/9/2021

https://docs.google.com/document/d/12Kw6_OtjERygO04aYGVFVI99f8XWlOmr/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Tiếp theo hàng loạt sự ra đi của các công ty dầu khí quốc tế khỏi Việt Nam dưới áp lực của Trung Quốc trong những năm qua, việc rút vốn của Rosneft khỏi các dự án ở Biển Đông làm dấy lên nghi ngờ về khả năng công ty Nga bị Bắc Kinh gây áp lực tương tự.

Tuy nhiên, theo TS. Hà Hoàng Hợp, một chuyên gia nghiên cứu cấp cao khách mời của Viện ISEAS của Singapore, thì việc chuyển giao này chỉ là một “thủ thuật” của phía Nga trong việc hợp tác với Việt Nam.

“Có một thủ thuật là tất cả tài sản của Rosneft ở Việt Nam được họ bán 100% cho một công ty của nhà nước Nga là Công ty Zarubezhneft. Đó là công ty của nhà nước, thuộc quyền cai quản của tổng thống Nga và nó không bán cổ phần hay cổ phiếu cho nước ngoài. Cho nên những quốc gia như Trung Quốc không thể mua được cổ phần hay cổ phiếu ở đó”, TS. Hà Hoàng Hợp nói với VOA.

Khước từ nâng cấp quan hệ với Mỹ, Việt Nam ngả về hướng nào?

Bình  luận của Từ Thức
10/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1XYDu9w_nIazHNUzvmU_pjPZLogGHN9HJ/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Việt Nam sẽ chọn ai?

Cả trong chuyến đi của Bộ trưởng Quốc phòng và Phó Tổng thống Mỹ thăm Việt Nam, phía Mỹ đều đề cập việc nâng cấp quan hệ Việt - Mỹ lên tầm Đối tác chiến lược, tuy nhiên Việt Nam đã khước từ.

Lãnh đạo Việt Nam luôn phát biểu “Việt Nam không chọn bên”. Một số chuyên gia Việt Nam giải thích là Việt Nam muốn cân bằng quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Nhưng thực tế thì dường như không phải vậy. Sự cân bằng của Việt Nam mới chỉ thể hiện trên lời nói, còn thực tế thì Việt Nam dường như đang nghiêng về phía Trung Quốc.

Hiếu Chân - Chống dịch thất bại, Hà Nội muốn gì?

11/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1CHHe4-Jq2SBxJhdolyjXtt5JWqBmsxKB/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Và có thể Trung Quốc đang thực hiện âm mưu đó qua Phạm Minh Chính, một viên tướng công an nhảy tót từ một ban của đảng Cộng sản sang cầm đầu chính phủ mà chưa từng trải qua việc điều hành quốc gia ở cấp nội các. Kinh nghiệm lớn nhất của Chính là làm bí thư tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh và phát triển kinh tế ở vùng mỏ than này nhờ đồng tiền đầu tư của Trung Quốc. Ông ta cũng là người đề ra Luật Đặc Khu theo chỉ đạo của Bắc Kinh, lập ra ba đặc khu kinh tế ở Vân Đồn (Quảng Ninh), Vân Phong (Khánh Hòa) và đảo Phú Quốc (Kiên Giang) với quy định cho nhà đầu tư nước ngoài, chủ yếu là các công ty quốc doanh quân-dân sự Trung Quốc, thuê đất đến 99 năm. Luật này đã bị người dân cả nước biểu tình phản đối dữ dội nhưng nhà cầm quyền vẫn lén lút thực hiện trong thực tế vì bị áp lực của “thiên triều”.

Với một kẻ như Phạm Minh Chính đứng đầu chính phủ và cầm đầu luôn hoạt động chống dịch, sẽ khó có hy vọng Việt Nam sớm ra khỏi đại dịch; mà nếu ra được sẽ phải trả một cái giá rất đắt. Giá máu!

Gs. Nguyễn Văn Tuấn - Lại bàn về xét nghiệm đại trà

11/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1y0J8JRMuFHklDks5AUMFxuunUuFcCfz5/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Nói tóm lại, nếu xét nghiệm gộp thì vẫn tốn tiền rất nhiều. Lần đầu sẽ tốn cho 285,714 xét nghiệm. Nhưng lần hai tốn cho 8,773,835 (vì mỗi mẫu gộp có kết quả dương tính, thì phải xét nghiệm lại cho mỗi cá nhân).

Thành ra, trên lí thuyết xét nghiệm gộp có thể tiết kiệm, nhưng nếu tính toán cụ thể và điều chỉnh cho độ chính xác của phương pháp xét nghiệm thì vẫn rất tốn kém. Theo tôi, thay vì làm kiểu xét nghiệm đại trà, nên làm xét nghiệp theo kiểu tập trung vào những nhóm có nguy cơ cao.

Đỗ Duy Ngọc – Sài Gòn ngày phong tỏa thứ sáu mươi lăm

11/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1ZlRt4G9qCsUENhUswwmY_7A18LGl2vAK/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thế nhưng, ở Việt Nam đội khi lúc tiêm chủng cũng là khi bị nhiễm bệnh vì lúc đó chưa có đủ kháng thể trong người, chỉ cần tiếp xúc với virus là dính ngay. Máy đo huyết áp, tổ chức đông người và thiếu khoa học cũng là cơ hội cho virus xâm nhập. Điều này đã được lên tiếng lâu nay và cũng đã có đề nghị không cần đo huyết áp khi tiêm chủng, nhưng phần nhiều chẳng chấp hành. Mới đây, vào ngày 10.9, Bộ Y tế đã ban hành quyết định Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc tiêm vaccine phòng virus. Tại hướng dẫn này chỉ rõ, việc đo huyết áp được thực hiện với một số trường hợp nhất định thay vì tất cả người dân trước khi tiêm chủng. Không biết đội ngũ thực hiện tiêm chích có nghe lời không? Khâu đo huyết áp và kháu sàng lọc là hai khâu không cần thiết và mất thì giờ chờ đợi vô ích.

Cũng vẫn là chuyện vaccine, vừa qua có đề xuất trích Quỹ vaccine để dùng cho nghiên cứu gây bất bình trong dư luận. Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã từng gửi lời kêu gọi đến dân chúng Việt Nam:

Tin tức thế giới ngày Thứ bảy 11 tháng 9 năm 2021

Võ Thái Hà tóm lược

https://docs.google.com/document/d/1eeRr4TSs1utZWdJ2hOMhsuLsHDmkkqYx/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Thánh chiến Hồi Giáo hoán thân đổi xác

Thanh Hà /RFI

11/9/2021

https://docs.google.com/document/d/19XYf0bEwwzTR7zg2C7S2aHzihw7oKBIX/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Trong bối cảnh đó, Marc Hecker, giám đốc viện IFRI của Pháp đồng tác giả cuốn sách nói về cuộc chiến chống khủng bố trong 20 qua, kết luận :

Marc Hecker :« Một trong những bài học 20 năm vừa qua là không thể diệt trừ hoàn toàn quân thánh chiến bởi vì lý tưởng của các nhóm Hồi giáo cực đoan này rất là mạnh. Tây phương và ngay cả các nước Hồi Giáo như Indonesia, Malaysia hay các vương quốc dầu hỏa Trung Đông cũng không thể loại bỏ hẳn được những tư tưởng cực đoan đó. Hơn nữa luôn luôn có những yếu tố xã hội, chính trị, những điều kiện kinh tế khiến một số quốc gia, một số thành phần bị những tư tưởng cực đoan đó cuốn hút. Thành thử thay vì đề ra mục tiêu bài trừ khủng bố tận gốc rễ, theo tôi, có lẽ chúng ta nên hướng tới mục đích “khoanh vùng”, tránh để đe dọa khủng bố trở nên quá lớn, tránh quá nguy hiểm và lan quá rộng về mặt địa lý ».

Nước Mỹ đánh dấu 20 năm vụ khủng bố 11 tháng 9

VOA

11/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1yQPhjWZc9u6OyOQC6f1TLz5L6nICTOg9/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

“Nhưng chúng ta sẽ cũng thấy, như thường thấy, rằng một kỷ nguyên không kết thúc khi một kỷ nguyên mới bắt đầu,” ông nói. “Theo tôi, chúng ta bước vào thời khắc khác biệt sau cuộc bầu cử 2020 và chúng ta đang trong một thời khắc khác biệt với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhiều vấn đề từ 20 năm trước vẫn chưa có một chương kết gọn gàng theo cách chúng ta thường làm trong sách vở.”

Phó cố vấn an ninh quốc gia Elizabeth Sherwood-Randall cho rằng điều quan trọng là, khi thế giới tròn hai thập niên kể từ 11/9/2001, không có một cuộc tấn công khủng bố lớn nào khác.

Thử thách khác

Ngô Nhân Dụng  - 11 tháng Chín 20 năm sau

11/9/2021

https://docs.google.com/document/d/1S_C9mTe_-AAToZ9feMkbz9trgvR8DCOb/edit?usp=sharing&ouid=106381647024774111691&rtpof=true&sd=true

Và thế giới cũng thay đổi. Vụ khủng bố đã đưa chính phủ Mỹ tới quyết định tấn công Afghanistan. Các nước trong cả khối NATO ủng hộ gửi quân theo giúp. Dần dần, thế giới cũng thay đổi. Khi Mỹ đánh Iraq, chỉ có Anh quốc nhiệt liệt tán thành. Trong khi Mỹ bị cầm chân ở hai chiến trường này, Nga chiếm Crimea, gây loạn ở Ukraine. Sau cuộc khủng hoảng tài chánh 2007-08, Trung Cộng nghĩ rằng kinh tế tư bản đang đến ngày tàn, bắt đầu nuôi giấc mộng chia đôi thế giới trước khi lên làm bá chủ. Iran gây ảnh hưởng trên Iraq và Syria nhờ cùng theo giáo phái Shi A, rồi bành trướng thế lực ở Trung Đông. Sau 20 năm, thế giới cũng nhìn nước Mỹ bằng con mắt khác. Các đồng minh lo ngại trước một cường quốc không chắc đáng tin tưởng và đã thất bại.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét