Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Bản tin ngày Thứ sáu 31 tháng 8 năm 2018


Tưởng Năng Tiến – Giữa Cơn Gió Bụi

31/08/2018


Lịch sử không có chữ NẾU. Nhưng, đôi khi tôi vẫn cứ không cầm lòng được, suy nghĩ vẩn vơ, Việt Nam sẽ ra sao, nếu từ tháng 8-1945 vẫn là "Chính phủ Trần Trọng Kim"... - Huy Đức

Trước đây chưa lâu, trên trang Dân Luận có một bài viết ngắn nhưng rất súc tích của tác giả Mạnh Kim. Xin được ghi lại đôi dòng: 

“Lại thêm một quyển sử bị cấm phát hành. Lần này là ‘Một cơn gió bụi’ của học giả Trần Trọng Kim. Không chỉ là ‘một cơn gió bụi’, hồi ký của Lệ Thần Trần Trọng Kim, một tượng đài văn hóa Việt Nam thế kỷ 20, thật ra là một ‘cơn bão’ xét dưới góc độ kiểm duyệt hiện hành. Nó tiết lộ các chi tiết về ‘một góc đời thường’ Hồ Chí Minh, về vai trò rất ít được biết của Võ Nguyên Giáp, về những ngày tranh giành quyền lực và triệt hạ nhau giữa Việt Minh với các đảng phái đối thủ mà Việt Minh có khi không ngần ngại dùng ‘mền trùm đầu rồi bắt đi mất tích’. Việt Minh, theo miêu tả trong ‘Một cơn gió bụi’, là tổ chức có thủ đoạn chính trị quỷ quyệt bậc nhất giai đoạn lịch sử thập niên 1940.”

Mục tiêu của giáo dục và Hội chứng 4.0

Kim Yến
29/08/2018


Ông Trần Đức Cảnh nguyên là Giám đốc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của bang Massachusetts (Mỹ), Ủy viên Hội đồng liên trường đại học vùng Đông Bắc bang, nhiều năm làm cố vấn tuyển sinh cho Đại học Harvard. 

… “Trong giáo dục cơ bản không có phong trào”

Theo ông Trần Đức Cảnh, cơ bản của nền giáo dục đại học Việt Nam hiện không mạnh và tính đồng bộ trong hệ thống không cao, không khéo thì dễ bị chuyển từ cực này sang cực khác. 

"Tôi làm quản lý bộ phận phát triển nguồn nhân lực cho tiểu bang Mỹ nhiều năm nhưng chưa hề nghe từ nhân lực chất lượng cao, thế nhưng từ này lại rất phổ biến ở Việt Nam. Tuy mục đích lúc đầu là để phân biệt nhưng cũng dễ bị lạm dụng ngôn từ. Cảm tưởng như các quầy bàn nước mía sạch, siêu sạch, rồi siêu - siêu sạch... đến lúc từ cao hay không còn giá trị gì nữa. 

…Không những thế, theo đánh giá của vị chuyên gia này, số người ra trường cao đẳng, đại học không có việc làm, không phải vì số lượng mà do chất lượng. Chi phí đào tạo của Việt Nam cho một sinh viên Việt Nam khoảng 700 USD/năm lấy đâu ra chất lượng, trong khi chi phí đào tạo tối thiểu cho 1 sinh viên của khu vực khoảng 5.000 USD/năm, còn Mỹ 19.000 USD/năm. 

…Ở Mỹ có 4.600 đại học, khoảng trên dưới 100 trường đại học lớn nhỏ đào tạo lực lượng ưu tú và tài năng, phần lớn còn lại là đa dạng theo nhu cầu công việc, nghề nghiệp của nền kinh tế. Hai năm đầu cơ bản các trường đào tạo nền tảng, tư duy, sáng tạo.. sau đó mới đi vào chuyên ngành.

Tôi kể câu chuyện vui nhưng cũng nói lên tinh thần giáo dục khai phóng trong các trường đại học danh tiếng của Mỹ. Ngày xưa muốn làm môn sinh của các võ phái lớn như phái Thiếu Lâm bên Trung Quốc, môn sinh phải thụ giáo từ lúc 12 - 13 tuổi. Trong 2 - 3 năm đầu không được dạy võ gì hết, công việc chính của các môn đệ là gánh nước mỗi ngày từ dưới núi lên, lấy củi, chặt cây và luyện thể lực lẫn cách hít thở, giáo dục đạo đức và tự kỷ luật bản thân. 

Sau khi được các sư đánh giá là đủ sức lực và nền tảng trí tuệ, lúc đó mới được truyền võ thuật, nếu không đạt thì phải xuống núi sớm. Giáo dục khai phóng cũng theo hướng này, hai năm đầu đại cương, trí tuệ và nâng thể lực sau đó mới vào chuyên ngành", ông Cảnh cho biết.

Hệ quả của một nền giáo dục

Đỗ Thành Nhân
30-8-2018


Dư luận nhiều chiều về những bạn trẻ thể hiện cảm xúc sau những trận bóng đá; tuy nhiên họ cũng chỉ là nạn nhân của một giáo dục, một chính sách ngu dân. Vì sao?

“Không có giáo dục… đừng nói gì đến kinh tế, văn hoá!”

Thứ sáu, 31/08/2018 - 01:27 


 (Dân trí) - Chỉ duy nhất 1 cơ sở giáo dục đại học (GDĐH) đạt 56/61 tiêu chí kiểm định chất lượng; 43% số trường có đội ngũ giảng viên chưa đảm bảo trình độ chuẩn; 55% số trường chưa đáp ứng đủ số lượng giảng viên; 38% số trường chưa đảm bảo tài chính hợp lý, minh bạch...

Điểm tin báo ngày Thứ sáu 31 tháng 8 năm 2018


Mặt trận Đông Hải liệt quốc
Bài 1
"Văn bản duy nhất" và "Bên thứ ba"
Lý Kiến Trúc
VĂN HÓA
24/8/2018


Tháng 8, 2018, có hai tuyên bố được coi là lá bài của Hoa Kỳ và Trung Quốc tố nhau tới nơi tới chốn trong ván bài tranh chấp ở vùng biển Đông Hải, còn gọi là vùng biển Đông Nam Á, hay vùng "Biển Quốc Tế".

Mặt trận Đông Hải liệt quốc
Bài 2
Những vấn đề của vùng biển 3,5 triệu km2 
Các bên muốn gì?


Lý Kiến Trúc
VĂN HÓA
(Kỳ 2 - tiếp theo bài "Văn bản duy nhất và bên thứ ba" VH 24/8/18)
31/8/2018
Đứng trước nhân số gần 1 tỷ 4 người Hán, đông dân nhất thế giới, nạn nhân mãn khủng khiếp nhất thế giới nếu nạn đói xẩy ra. Năm 2013, Tập Cận Bình "lên ngôi suốt đời" ở Trung Nam Hải, ông ta tự ví mình như Mao Trạch Đông thứ hai, với tham vọng đưa lục địa Trung Hoa trở thành cường quốc Biển ở Thái Bình Dương.

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Bản tin ngày Thứ năm 30 tháng 8 năm 2018


Nhân sự cấp chiến lược - bài toán khó đang cần lời giải 

Tô Văn Trường
Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018


Tiền nhân cũng như các bậc tinh hoa của nhân loại đã có những ngôn từ thật sâu sắc "Hiền tài là nguyên khí Quốc gia"; "Cán bộ quyết định hết thảy!"; "Con ngưòi là vốn quý nhất!". Rõ ràng việc chọn hiền tài, chọn cán bộ, chọn con người mà lại là hiền tài, cán bộ và con người cấp chiến lược, cấp cao nhất là việc vô cùng hệ trọng, có thể nói là quan trọng nhất liên quan đến sự hưng thịnh hoặc suy vong của Quốc gia. 

Băn khoăn lớn nhất 

Trong lịch sử Giáo hội Thánh Anthony (1195-1231) là người nổi tiếng về nhân đức, phép lạ và những tư tưởng tiến bộ có câu trả lời một người mù: "Trí tuệ mẫn tiệp như ngài có phải chịu khổ điều gì không?”. Ngài chỉ thọ 36 tuổi, nhưng xem ra, câu trả lời của vị Thánh nổi tiếng của Thiên chúa giáo vẫn còn linh nghiệm đến muôn đời "Khổ nhất là khi ta định hướng sai". 

Việt Nam: Những biểu hiện sai lầm trong chính sách và kế hoạch tăng trưởng kinh tế không có mục tiêu chiến lược

(Tham luận tại Hội Thảo Hè, Warsaw,12/13-7-2018)
Vũ Quang Việt


Lời cám ơn: Tác giả cám ơn chị Phan Thanh Hà, anh Tô Văn Trường và anh Đinh Trường Hinh đã góp ý sửa chữa. Tuy nhiên tác giả là người duy nhất chịu trách nhiệm về mọi số liệu, ý kiến, quan điểm nêu trong bài viết.

Bài viết phân tích về kế hoạch và chính sách tăng trưởng kinh tế đặc biệt là công nghiệp của Việt Nam mà tác giả cho là không có mục tiêu chiến lược. Phần I lược qua chính sách. Phần II xem xét hiệu quả của chính sách phát triển công nghiệp không chiến lược. Phần III xem xét hệ quả của tình trạng lệ kinh tế nước ngoài. Phần IV phân tích hệ quả đối với tương lai vì quả bom nợ nổ chậm. Phần cuối là kết luận về bản chất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay.
Bài này có thể nói là dài vì đi vào phân tích nhiều khía cạnh qua số liệu thống kê mà tác giả thu thập, phần lớn là thống kê chính thống nhưng được tác giả thận trọng đánh giá. Hy vọng độc giả chịu khó đọc hết.

Điểm tin báo ngày Thứ năm 30 tháng 8 năm 2018


LỜI CUỐI CỦA THƯỢNG NGHỊ SĨ JOHN MCCAIN (1936-2018)

August 30, 2018
Do người phát ngôn Rick Davis đọc ngày 27 tháng Tám 2018


Trần Ngọc Cư dịch
Song ngữ Việt Anh

Thưa đồng bào Mỹ Quốc mà tôi đã phục vụ với lòng biết ơn trong suốt 60 năm, và đặc biệt đồng bào Arizona,

Tôi xin cảm ơn đồng bào về đặc ân phục vụ đồng bào và về một cuộc đời đầy ưu ái mà việc phục vụ trong quân ngũ và trong công quyền đã cho phép tôi sống qua. Tôi đã cố gắng phục vụ đất nước trong tinh thần tôn trọng danh dự. Tôi có phạm một số sai lầm, nhưng tôi hi vọng tình yêu nước của tôi khỏa lấp các sai lầm đó.

Tôi thường nhận thấy rằng tôi là người may mắn nhất trên Trái Đất. Tôi vẫn cảm thấy như vậy thậm chí ngay cả bây giờ khi tôi đang chuẩn bị cho ngày lâm chung của mình.

Tôi có các trải nghiệm, mạo hiểm, tình bằng hữu tương đương với mười cuộc đời hạnh phúc gộp lại và tôi rất biết ơn về điều này. Cũng giống hầu hết mọi người, tôi có những nuối tiếc trong đời, nhưng tôi sẽ không đem bất cứ một ngày nào của đời tôi, trong giai đoạn tốt lành cũng như trong gian nan, để đổi lấy ngày quang vinh nhất của bất cứ một người nào.

John McCain –Hồi ký Hỏa Lò

Đinh Yên Thảo chuyển dịch  


Lời người dịch: Xuất thân trong một dòng họ ba đời binh nghiệp danh tiếng khi có ông nội và cha là những Đô Đốc Hải Quân Hoa Kỳ, Thượng Nghị Sĩ John McCain là một trong các chính khách đương thời có những trải nghiệm cá nhân sâu đậm với cuộc chiến tranh Việt Nam. Trong một phi vụ oanh tạc Hà Nội vào ngày 26 Tháng 10 năm 1967, phi cơ của Thiếu Tá không quân lực lượng Hải quân Hoa Kỳ John McCain, 31 tuổi, bị bắn hạ ngay trên bầu trời Hà Nội. Bị bắt sống, bị tra tấn và cầm tù trong hơn 5 năm trời, TNS McCain được trao trả tù binh vào Tháng 3 năm 1973 và đã viết về những năm tháng tù tội tại Hỏa Lò Hà Nội ngay sau khi được trả tự do. Bài viết được đăng lần đầu tiên trên tờ US News & World Report vào Tháng 5 năm 1973 và được đưa lên trang mạng này vào năm 2008. Để tưởng niệm TNS John McCain vừa qua đời, xin được giới thiệu đến độc giả một hồi ký giá trị và xác tín của ông về những ngày ngục tù này. Bản dịch do người dịch đặt tựa và tiểu mục (ĐYT)

Cách tự sát của con rồng dậy non

August 25, 2018
Nguyễn Vĩnh Long Hồ


Một ngày cuối tuần, lang thang trên các trang WEB, tôi tình cờ đọc được bài viết với tựa đề:“Cách tự sát của một siêu cường” (This is how a superpower commits suicide) đăng trên báo Washington Post ngày 13/11/2017. Người dịch Huỳnh Hoa, nguồn viet-studies.net..

Richard Javad Heydarian là một tên tuổi lớn là cây bút chuyên về địa lý chính trị châu Á. Ông từng dạy khoa học chính trị tại ĐH De La Salle và Ateneo De Manila, đồng thời là nhà tư vấn chính sách cho Hạ viện Philippines. Ông cho rằng: “Trong chuyến công du chính thức đầu tiên của TT Donald Trump tại châu Á, sự giảm sút nhanh chóng quyền bá chủ kéo dài nhiều thập niên của Hoa Kỳ ở khu vực này đã trở nên rõ ràng…tác động có tính chất phá hoại vị thế của Hoa kỳ ở châu Á trong nhiệm kỳ tổng thống đầy giông bão của ông Trump. Cả các đồng minh và đối thủ trong khu vực đều bị xáo trộn bởi chính sách đối ngoại “tân biệt lập” (neo-isolationist) theo mô hình “Nước Mỹ trên hết” của ông Trump và sự hấp tấp rút khỏi “Hiệp định thương mại Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã làm cho Mỹ bị cô lập ngay cả với các đồng minh gần gũi nhất.”

Hồi đầu năm nay, một giới chức từ một “đối tác” quan trọng của Mỹ nói với Richard J. Heydarian rằng: “Liệu có phải đây là một cách siêu cường tự sát hay không?” Câu trả lời coi như là “PHẢI”.

Trung Quốc đối phó với biểu tình linh hoạt như thế nào

By Nguyễn Quốc Tấn Trung
30/08/2018 


Cách chính quyền Trung Quốc đối phó với các cuộc biểu tình không khắc nghiệt như chúng ta thường nghĩ, mà uyển chuyển hơn nhiều.

Mới đây, Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nhắc nhở thuộc cấp toàn thành phố không để xảy ra tình trạng tụ tập đông người nhân dịp lễ Quốc khánh. Biểu tình, tuần hành, hội nhóm hội họp, sau hơn 70 năm được ghi nhận là hợp hiến, cuối cùng vẫn là một đề tài cấm kỵ trong xã hội Việt Nam.

Hệ thống thông tin báo chí phương Tây và các quốc gia khác (kể cả Việt Nam) có một nỗi ám ảnh kinh hoàng về cuộc thảm sát Thiên An Môn ở Trung Quốc năm 1989. Điều này đôi khi khiến chúng ta tin rằng các biện pháp bố ráp, tấn công dân thường một cách tàn độc là chuyện thường ngày. Thậm chí, nhiều nhóm dư luận viên, quan chức và cả dân thường nước ta còn cho rằng đây là cách tốt nhất (và duy nhất) để đối phó với các cuộc biểu tình.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Bản tin ngày Thứ tư 29 tháng 8 năm 2018


Tưởng Năng Tiến – Tôi Biết Nó


“Không có gì quý hơn độc lập tự do”
Tôi biết nó, thằng nói câu nói đó

Vào buổi khai trường đầu tiên của Nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, 3 tháng 9 năm 1945, Chủ Tịch Nước Hồ Chí Minh long trọng tuyên bố: “Từ giờ phút này trở đi các em nhận một nền giáo dục hoàn toàn Việt Nam, một nền giáo dục của một nước độc lập.” Ngay “giờ phút” đó, chắc chắn, toàn dân không ai có thể hình dung ra được là cái “nền giáo dục của một nước độc lập” nó mắc (tới) cỡ nào?

Phải đợi đến gần hai phần ba thế kỷ sau, giá cả mới được ghi rõ – theo Mỹ Kim bản vị – trên báo Sài Gòn Tiếp Thị:
“Tháng Bảy mới là thời điểm chính thức các trường đầu cấp nhận hồ sơ tuyển sinh, nhưng hiện nay tại Hà Nội, cuộc chạy đua vào lớp 1 đã lên đến đỉnh điểm. Dù không giấy mực hay tuyên bố chính thức ‘giá’ vào trường điểm là bao nhiêu, nhưng các bậc phụ huynh đều hiểu muốn cho con vào trường mình mong muốn đều phải mở hầu bao. Một suất vào trường điểm lên đến cả vài nghìn USD.”

Chính trị bình dân – Bản mới – PDF

By Trịnh Hữu Long
29/08/2018 


Cuốn sách “Chính trị bình dân” được tác giả Phạm Đoan Trang quyết định cho xuất bản bản mới với nhiều chỉnh sửa, bổ sung trong một dịp khá đặc biệt: chín năm kể từ khi tác giả bị công an bắt và giam giữ lần đầu tiên.

Phê chuẩn phần còn lại của ILO: Hà Nội ký hay không?

Bs Nguyễn Đan Quế (VNTB) 


Ngày 30-7-2018 Tổ chức Lao Động Quốc Tế (ILO) kêu gọi Hà nội phê chuẩn những công ước còn lại của ILO. Đây là những công ước lao động cốt lõi để Hiệp định Tự do Mậu dịch Việt Nam – Liên minh Âu Châu (EVFTA) được Liên minh Âu Châu phê chuẩn.
Cho đến nay, Hà nội mới phê chuẩn 5/8 công ước cơ bản của ILO. Còn thiếu 3 liên quan đến: chống lao động cưỡng bức, quyền thương lượng tập thể và tự do liên kết.

Sẽ có biểu tình vào ngày 2 tháng chín 2018 hay không?

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018 


Rất nhiều lời kêu gọi trong tháng 8-2018 trên mạng xã hội facebook, và youtube về cuộc biểu tình yêu cầu thay đổi thể chế chính trị tại Việt Nam. Ngày 2 tháng chín, hoặc 4 tháng chín là thời gian để diễn ra biểu tình đó.
Liệu có xảy ra cuộc biểu tình như lời kêu gọi ấy? Ghi nhận ý kiến của linh mục Lê Ngọc Thanh, Dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn, và nhà báo Trúc Giang, Hội Nhà báo độc lập Việt Nam.

Điểm tin báo ngày Thứ tư 29 tháng 8 năm 2018


Tin vắn Hoa Kỳ

Vũ Linh tóm lược


Trung Quốc: Tin đồn Phó Tư lệnh “ngã ngựa” vì liên quan đến vụ Trương Dương tự sát

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018 | 29.8.18


Truyền thông Hồng Kông từng tiết lộ, quân đội Đảng Cộng sản Trung Quốc gần gây bắt đầu hành động “tẩy rửa” những “di độc” còn sót của quan chức “ngã ngựa” cựu Tham mưu trưởng Phòng Phong Huy và Chủ nhiệm Ban Công tác Chính trị Quân ủy Trung ương Trương Dương, do đó Trung tướng Lưu Thiếu Ngọ – Phó Tư lệnh Chiến khu Tây Bộ cũng bị ngã ngựa trong đợt “truy quét” này. Hiện tại, có bài viết đăng trên truyền thông ngoài Trung Quốc tiết lộ nguyên nhân Lưu Thiếu Ngọ “ngã ngựa” có lẽ là liên quan đến vụ việc Trương Dương tự sát.

Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Bản tin ngày Thứ ba 28 tháng 8 năm 2018


Tưởng Năng Tiến – Ông Già Ba Tri Của Xã Đồng Tâm


Tôi nghĩ Đồng Tâm cũng như chuyện của cả nước thu nhỏ lại thôi.
L. S Hà Huy Sơn

Tôi mém viết hồi ký mấy lần, lần nào cũng đang lúc chuyến choáng hơi men. Ngủ một giấc, thức dậy, ngẫm nghĩ thấy đời mình chán như con gián và nhạt còn hơn nước ốc nữa – chả có cái con mẹ gì để mà “ký” cả – nên ... thôi!
Thôi, không viết thì đọc vậy. Cho nó đỡ buồn. Năm ngoái, tôi coi lại nguyên bộ Trả Ta Sông Núi của Đại Tá Phạm Văn Liễu. Năm nay, nghe Đinh Quang Anh Thái dụ, tôi đặt mua cuốn Hồi Ký Tống Văn Công – do Người Việt Books vừa xuất bản.

Tiến về hướng Việt Nam, nhưng nhớ đến các bài học của Việt Nam
Moving On in Vietnam, but Remembering Its Lessons

By John Kerry, John McCain and Bob Kerrey
New York Times
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018
Song ngữ Việt Anh


Lời người dịch: Thượng Nghị Sĩ John McCain vừa nằm xuống và để lại bao luyến tiếc và kính trọng cho mọi người khắp nơi. Nhân dịp này, người dịch xin giới thiệu lại bài viết “Tiến về hướng Việt Nam, nhưng nhớ đến các bài học của Việt Nam” của người quá cố và hai tác giả khác là John Kerry và Bob Kerry trên nhật báo New York Times đăng trước đây nhân dịp Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam.

Qua bài viết này chúng ta cùng hình dung lại một McCain đã từng đau khổ vì ngục tù tại Việt Nam lại tỏ lòng tha thiết với đất nước và con người Việt Nam trong tiến trình hoà giải và xây dựng. Chúng ta cầu xin cho ông được an nghĩ đời đời và cùng nhau học hỏi tấm gương của ông.

Tôi làm “chính trị”
Những kỉ niệm và trăn trở

Hồi ký
Nguyễn Trung


…Xin cho phép tôi nói tại đây một lần nữa và mãi mãi:
Quá trình vận động 43 năm đầu tiên trong đất nước độc lập thống nhất của ĐCSVN hôm nay đã được thực tế khách quan chứng minh: 

(a) đảng đã trở thành lực lượng thống trị quan liêu ăn bám ngày càng đối kháng với lợi ích và đòi hỏi phát triển của quốc gia; (b) dựng lên chế độ toàn  trị để cai trị đất nước nhằm bảo vệ quyền lực và lợi ích của Đảng trước hết (Điều 4); và (c) đất nước phải chịu đựng tệ nạn tham nhũng làm kiệt quệ và kéo lùi, đồng thời bị cướp mất những cơ hội chiến lược!

Thực tế cho thấy: 43 năm độc lập thống nhất, nhưng thành tựu đất nước đạt được quá khiêm tốn so với cái giá phải trả rất đắt. So sánh với chung quanh, đất nước vẫn tiếp tục tụt hậu và lạc hậu. Trong khi đó đất nước hầu như không được chuẩn bị thỏa đáng cho đối phó với những thách thức trong cục diện trật tự quốc tế mới!

Vì thế, chừng nào ĐCSVN hôm nay không chịu vứt bỏ giáo lý sai lầm  để biện minh cho quyền lực đã tha hóa ruỗng nát tổ chức đảng của mình, chừng nào Đảng không chấm dứt chế độ toàn trị đang áp đặt lên đất nước, chừng nào Đảng từ chối cải cách chính trị để đổi đời chính mình và mở ra con đường sống của đất nước, chừng đó Đảng đã tự đánh mất mọi chính danh của Đảng như đã ghi trong Cương lĩnh và điều lệ của Đảng.

Đứng trên Hiến pháp, ĐCSVN hôm nay đã và đang trở thành kẻ tham nhũng lớn nhất nước: Tham nhũng quyền lực bám giữ sự cai trị đất nước, làm đất nước suy yếu cả về đối nội và đối ngoại – trong đó nguy hiểm nhất là: (1) làm băng hoại các giá trị tinh thần – đạo đức – tư tưởng văn hóa – xã hội của đất nước32, (2) gây ra tham nhũng làm kiệt quệ đất nước và hủy hoại nghiêm trọng môi trường tự nhiên, (3)để cho quyền lực mềm và quyền lực rắn TQ can thiệp quá sâu vào nội tình đất nước, tạo ra sự lệ thuộc trầm trọng của quốc gia vào TQ. Tha hóa  đang làm cho đảng ngày một lao sâu thêm vào con đường đối kháng lợi ích quốc gia, với cột mốc chót phía trước là sẽ tự sụp đổ hay bị lật đổ.
 
Âm thanh Liên Xô sụp đổ đang vang trong vành đai và con đường của Trung Quốc
Soviet Collapse Echoes in China’s Belt and Road

David Fickling

David Fickling is a Bloomberg Opinion columnist covering commodities, as well as industrial and consumer companies. He has been a reporter for Bloomberg News, Dow Jones, the Wall Street Journal, the Financial Times and the Guardian. 

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018
Dịch giả: Lê Văn
Song ngữ Việt Anh


Điều gì khiến cho đế quốc sụp đổ?

Theo một quan điểm có ảnh hưởng, câu hỏi cuối cùng vẫn là về đầu tư. Các cường quốc lớn là các quốc gia khai thác tốt nhất tiềm năng kinh tế của họ để xây dựng sức mạnh quân sự. Khi nó trở nên quá mức thì việc chia nhỏ các chi tiêu để duy trì lợi thế chiến lược sẽ khiến nguồn vốn cho các lảnh vực sản xuất năng động của nền kinh tế bị cắt giảm nó sẽ dẫn đến sự suy vong không thể tránh khỏi.
Đó sẽ là một viễn cảnh đáng lo ngại đối với Trung Quốc, một sức mạnh vĩ đại đang trong giai đoạn tăng trưởng gắn liền với tư thế quân sự ngày càng hung hăng và sự chi tiền chóng mặt cho các láng giềng chiến lược.

Điểm tin báo ngày Thứ ba 28 tháng 8 năm 2018