Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018

Bản tin ngày Thứ năm 16 tháng 8 năm 2018


Tưởng Năng Tiến – Tướng Đường Minh Hưng & Huyền Thoại Về Ngành Tình Báo VN

Nói thiệt, sau này khi cộng sản VN sụp đổ, chỉ riêng với việc đốt hết những biểu ngữ và bích chương về đảng và những sách báo láo toét của đảng cũng đủ khiến chỉ số ô nhiễm môi trường của Việt Nam sẽ đứng đầu thế giới.
Hoàng Ngọc Diêu


Wikipedia (tiếng Việt) có cả trang viết về một nhân vật tên Nguyễn Văn Thương, xin ghi lại đôi ba đoạn chính:
Sinh năm 1938 là thiếu tá tình báo, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam ... Trong 10 năm hoạt động chiến đấu từ năm 1959 đến tháng 2.1969 Nguyễn Văn Thương được giao nhiệm vụ giao liên tình báo ở khu vực Bắc Sài Gòn (Sài Gòn - Bến Cát - Bình Dương) đây là thời điểm khó khăn, bởi quân đội Mỹ và Việt Nam Cộng hoà luôn tỏ ra thận trọng thường xuyên kiểm soát gắt gao trên tuyến hành lang xung yếu này. 

Chế độ CSVN đang tan rã từng mảng

Thứ Năm, 16 tháng 8, 2018 


Trao đổi với người đang dấn thân tranh đấu cứu nước, từ trí thức đến người trẻ có kiến thức thời đại và cả giới bình dân thường có chung một nhận xét. Đó là, chế độ thối rữa và phản động đến tận cùng nhưng nói đến sụp đổ thì “còn khó lắm”! “Còn khó lắm” vì “tụi nó vẫn kiểm soát được tình hình. Vẫn nắm vững công an và quân đội”.
Người đang tranh đấu còn nghĩ như vậy huống gì đảng viên? Vì thế đảng viên bỏ đảng (chứ chưa nói đến dám chống đảng) cũng chỉ âm thầm. Con số phản tỉnh nầy chắc chắn không hề nhỏ. Vì họ vẫn còn ở trong đảng nên biết rõ thực trạng nội bộ hơn bên ngoài. Nhưng cũng chỉ vì nghĩ “còn khó lắm” nên chưa dám công khai. Phải đợi thời cơ khi “gió đổi chiều”.

Chó cùng cắn giậu

nguyenhuuvinh
Thứ Năm, 08/16/2018 


Ngày 16/8/2018, tại Nghệ An, nhà cầm quyền Hà Nội lại tiếp tục gây thêm một tội ác mới đối với nhân dân, Tổ quốc và Dân tộc, trong một cái gọi là “Phiên tòa” bỏ túi, đã kết án nhà bất đồng chính kiến Lê Đình Lượng 20 năm tù giam và 5 năm quản chế.

“Tội” của Lê Đình Lượng chỉ là vì đã phản đối việc nhà cầm quyền hèn với giặc, ác với dân, rước voi về giày mả tổ trong đại thảm họa Miền Trung Việt Nam do Formosa, trong các hành động nhu nhược của nhà cầm quyền rước giặc vào nhà, dâng lãnh thổ cho bọn bành trướng phương Bắc.

“Tội” của Lê Đình Lượng là đã không chịu câm miệng để mặc cho đảng và nhà nước mặc sức mua bán lãnh thổ, đè đầu cưỡi cổ người dân mà bóp nặn nhằm vinh thân phì gia cho quan chức cộng sản.

Hà Sỹ Đông và Võ Văn Hưng – những ông trùm phá rừng của tỉnh Quảng Trị

15/08/2018
FB Hoàng Thế Nhân
14-8-2018


Cuốn sách “phải về Yên Bái học làm kinh tế” nói về tấm gương Phạm Sỹ Quý có lẽ sẽ được thay bằng “phải về Quảng Trị học làm kinh tế” trong thời gian tới khi ở đây có tới 2 tiến sĩ bảo vệ rừng, những người vừa mới thực hiện một phi vụ mua bán ngoạn mục thu về cho ngân sách nhà nước 30 triệu đồng từ việc bán 72,9 ha rừng phòng hộ đầu nguồn.

Để có được 72,9 ha rừng này, ngân sách phải bỏ ra số tiền khá lớn trồng và chăm sóc từ năm 2002. Sau 16 năm chăm sóc, số rừng trên được cty TNHH MTV Toàn Thịnh Quảng Trị mua lại với giá 432 triệu. Thanh lý xong, trừ hết mọi chi phí thanh lý, ngân sách tỉnh thu về được 30 triệu đồng.

Nhận Huân chương Thụy Bảo của Thiên hoàng Nhật Bản:
Diễn từ của GS. Trần Văn Thọ: "Tôi có hai quê hương để về..."

Thứ năm, 16/08/2018


“Tôi nghiệm thấy rằng tố chất chung nhất của chính trị gia, của quan chức, của nhà kinh doanh Nhật Bản là lòng yêu nước, lòng tự hào dân tộc và phải là những người có văn hóa, có giáo dưỡng…” - GS. Trần Văn Thọ chia sẻ trong diễn từ đọc tại Lễ kỷ niệm của Đại sứ quán Nhật Bản tổ chức tại Hà Nội chiều tối ngày 15.8, chúc mừng GS. Thọ được trao tặng huân chương Thụy Bảo của Thiên hoàng Nhật Bản. 

Được sự cho phép của GS.Thọ, Người Đô Thị trân trọng giới thiệu trọn vẹn nội dung diễn từ này. Tựa bài viết do Người Đô Thị đặt. 

…Thời trung học đọc nhiều tiểu thuyết trong Tự lực văn đoàn. Trong một truyện dài, Nhất Linh đã để cho nhân vật chính của mình nói về lòng yêu nước mà tôi thấy rất thích hợp trong giai đoạn chưa phát triển của Việt Nam: “Biểu hiện cho đất nước không phải là những bậc vua chúa hay danh nhân mà là đám dân thường không tên không tuổi. Dân là nước, yêu nước là yêu chung đám thường dân, nghĩ đến sự đau khổ của đám thường dân”.
Cho đến bây giờ tôi vẫn thấy đây là định nghĩa về lòng yêu nước rất đúng đắn.

Điểm tin báo ngày Thứ năm 16 tháng 8 năm 2018


Ví dầu Qua có “đạo” riêng …

By Quỳnh Vi
16/08/2018 


Ông Đặng Lê Nguyên Vũ vừa có cuộc gặp gỡ báo chí trong những ngày vừa qua sau năm năm không tiếp xúc với giới truyền thông. Sau khi các bài viết về cuộc gặp này được đăng tải, thì mạng xã hội tiếp tục dấy lên nhiều luồng quan điểm, ý kiến khác nhau về những lời phát biểu của ông. Trong đó, một lần nữa, việc ông tìm thấy một niềm tin tôn giáo mới kể từ khi “nhập Thiền” lại được trình bày trên các trang báo với một màu sắc khá lung linh, huyền bí. Điều này phần nào khiến cho nhiều người đặt nghi vấn về tình trạng sức khỏe tâm thần của ông Vũ.

…Những nghiên cứu của hai giáo sư, Lukas Pokorny và Franz Winter, trong sách Sổ tay về những phong trào tôn giáo mới ở Đông Á (Handbook of East Asian New Religious Movements), đã liệt kê một số tôn giáo mới, được hình thành từ cuối thế kỷ 18 cho đến khoảng đầu thế kỷ 20 tại miền Nam Việt Nam. Trong số đó, đã có những tôn giáo trở thành phổ biến trong xã hội ngày nay, như Cao Đài và Hòa Hảo. Tuy nhiên, cũng có những tôn giáo khác, xuất phát cùng thời điểm, đã bị nhà nước hiện nay xem là “mê tín dị đoan” và hoàn toàn bị cấm sau năm 1975.
Tôi xin đơn cử câu chuyện về số phận của đạo Dừa tại miền Nam. Theo một bài viết trên báo An ninh Thế giới online ngày 18/9/2015, thì đạo Dừa bị chính quyền “bức tử” cùng với người sáng lập ra nó, là ông Nguyễn Thành Nam, vào năm 1990.

Điều đáng nói là trong suốt hai thời kỳ Đệ nhất và Đệ nhị Cộng hòa tại miền Nam Việt Nam (1954-1975), dù rằng chính quyền Việt Nam Cộng hòa cũng chẳng “vừa mắt” gì giáo chủ Nguyễn Thành Nam (khi mà ông này luôn cổ súy cho “hòa bình dân tộc” và đòi giải giáp quân đội), nhưng đạo Dừa vẫn được phép hoạt động hoàn toàn tự do.
Chính quyền Ngô Đình Diệm tuy từng áp dụng lệnh giám sát đối với ông Nam và các tín đồ của ông, nhưng việc cấm đạo Dừa hành đạo là hoàn toàn không có. Thậm chí, Cậu Hai Nguyễn Thành Nam còn đứng ra tranh cử tổng thống miền Nam Việt Nam vào năm 1967.

Thế nhưng, chính quyền “cách mạng” sau năm 1975 đã xóa sổ đạo Dừa của Nguyễn Thành Nam và ghép tôn giáo này vào danh sách các hoạt động “mê tín dị đoan”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét