Tưởng Năng Tiến: Lực
Lượng Công An (Phường) & Điệp Vụ 004
Ăn như rồng cuốn, nói như rồng leo, làm như mèo mửa.
Thành ngữ VN
Nhà báo Phạm Đoan Trang vừa viết một stt ngắn khiến
rất nhiều người hoá ... tâm tư:
Ngày hôm qua, 25/7/2018, Toà
thượng thẩm Berlin ra phán quyết, chính thức khẳng định Trịnh Xuân Thanh bị Bộ
Công an Việt Nam tổ chức bắt cóc, trong đó họ đưa ra một số cáo buộc, nôm na là:
Ý tưởng và mệnh lệnh đưa ra là của Nguyễn Phú Trọng, Tô Lâm là người triển khai
ý tưởng, Đường Minh Hưng trực tiếp điều phối.
Như vậy, nếu cảnh sát Đức chỉ
phát lệnh truy nã quốc tế đối với người trực tiếp chỉ huy chiến dịch mà lại
không truy nã người có ý tưởng và người trợ giúp triển khai ý tưởng thì thật
không công bằng. Truy
nã tướng Hưng mà lại không truy nã tướng Lâm và Tiến sĩ Trọng, anh em tâm tư.
ĐÊ
AFSLUITDIJK LẤN BIỂN HOÀ LAN VÀ THUỶ ĐIỆN CHỐNG BOM NGUYÊN TỬ CỦA VIỆT NAM
Phạm Minh Hoàng
Nằm ở phía Tây Bắc châu Âu,
Hoà Lan được biết đến như một vùng châu thổ với khoảng 2/3 diện tích thấp hơn
mực nước biển. Bản thân tên nước Hoà Lan (Nederland - tiếng Hoà Lan, The
Netherlands - tiếng Anh) cũng có nghĩa là “những vùng đất thấp”, điểm trũng
nhất của nước này là -6,76 m so với mực nước biển.
Một nửa đất nước Hoà Lan sẽ
chìm trong nước biển nếu không có đê vì thế ngay từ thuở xa xưa, để “chiến đấu”
với giặc nước, gìn giữ mảnh đất của mình, người Hà Lan đắp đê ngăn biển và dùng
cối xay gió để bơm thoát nước. Cuộc chiến ấy kéo dài nhiều thế kỷ để đến hôm
nay đất nước này đã có một hệ thống đê biển hiện đại nhất thế giới trong đó
quan trọng nhất là con đê có tên Afsluitdijk ở Zuiderzee (vốn là vùng của Biển
Bắc ăn sâu vào đất liền thông qua một cửa hẹp). Điều phi thường là giai đoạn
thi công được tiến hành trong khoảng thời gian vẻn vẹn có sáu năm, từ 1927 đến
1933 bằng nhũng phương tiện thô sơ và bằng bàn tay con người - công trình minh
chứng cho khát vọng và khả năng chinh phục thiên nhiên của người dân Hòa Lan.
Về bài thơ "Đề
nghị đảng giải thích" của Nhà thơ Thái Bá Tân
Kami
Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018
|
Trong vài năm
ngần đây, Nhà thơ Thái Bá Tân với những bài thơ 5 chữ đã khiến cho tên tuổi của
ông vốn đã có tiếng nay càng nổi tiếng hơn. Trong bài viết "Thái Bá
Tân và những bài thơ 5 chữ", tác giả Mặc Lâm của Đài Á Châu tự Do đã giới
thiệu về ông như sau: "Thái Bá Tân, một nhà văn, nhà dịch thuật và
nhà giáo với nhiều chục năm trong nghề. Tác giả hiện sống và dạy học tại Hà
Nội... Là một dịch giả, Thái Bá Tân có hơn ba mươi đầu sách được ông dịch ra từ
các tác phẩm nổi tiếng thế giới. Ông thông thạo nhiều thứ tiếng trong dó Anh
ngữ là ngoại ngữ chính. Ngoài ra ông còn là một nhà thơ với hàng trăm bài ngũ
ngôn, thể loại mà ông dùng khá nhiều trong thơ của ông.".
Những bài thơ ngũ
ngôn của ông Thái Bá Tân có sức truyền cảm cao, cộng với tính thời sự và sự nói
thẳng, nói thật của ông, đã khiến cho dư luận mạng xã hội không ít lần sóng
gió. Đó là lý do trong mỗi người thích thơ của Thái Bá Tân cùng mang hai cảm
xúc trái ngược là yêu và ghét thơ Thái Bá Thân. Điển hình là hai bài thơ có tựa
đề "Võ Nguyên Giáp" (bit.ly/2AuabIx)
và “Ghi nhận” (bit.ly/2vnQqgc).
Thủy điện Mekong Ai được ai mất
Mê Kông là con sông lớn thứ 12 trên thế giới với chiều dài
hơn 4800 km chảy qua sáu quốc gia (Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào,
Căm-pu-chia và Việt Nam), tạo ra một lưu vực rộng hơn 795.000km2 (MRC 2011).
Lưu vực Hạ Mê Kông ở Thái Lan, Lào, Căm pu chia và Việt Nam với nguồn tài
nguyên thiên nhiên phong phú là nơi sinh sống của hơn 60 triệu ngưới thuộc hơn
100 dân tộc khác nhau trong đó đa số là nông dân và ngư dân nghèo sống dựa vào
dòng Mekong.
Cho đến cuối thế kỷ 20, Mê Kông vẫn là một trong số ít những
con sông lớn chưa bị ngăn đập trên phần lớn dòng chảy. Cuối những năm 1990,
Trung Quốc bắt đầu lên kế hoạch xây ít nhất 7 đập thủy điện trên thượng nguồn
Mê Kông và đến nay đã hoàn thành và đưa vào vận hành 4 đập. Cùng thời gian này,
Lào và Căm-pu- chia bắt đầu lập kế hoạch xây dựng 12 đập trên dòng chính. Các
dòng nhánh của sông Mê Kông cũng đã và đang được khai thác cho thủy điện. Dự
tính đến năm 2015 sẽ có 36 đập ở các dòng nhánh được đưa vào vận hành và tới
năm 2030 sẽ còn có thêm 30 đập thủy điện nữa được triển khai trên các dòng
nhánh (Stone 2011).
Đập thủy điện trong
lưu vực sông Mekong: Lợi và hại?
Hà Tường Cát
Thứ Ba, 31 tháng 7, 2018
Tai nạn vỡ đập Xe-Pian Xe-Namnoy ở Lào đầu tuần trước thể hiện
mối hiểm họa lớn lao về an ninh của dân chúng sống trong lưu vực 800,000 km2
sông của Mekong, nơi đã có hàng chục đập thủy điện được xây dựng và hơn
100 dự án khác còn đang nghiên cứu triển khai.
Tạp chí National Geographic trong một bài viết về các đập thủy
điện trên sông Mekong, thuật chuyện của Pumee Boontom, xã trưởng một ngôi làng
nhỏ ở miền Bắc Thái Lan.
Ông này luôn luôn phải theo dõi tin thời tiết trên truyền
hình Trung Quốc, vì khi có một trận mưa giông lớn bất ngờ, các đập nước trên
thượng nguồn sông Mekong ở tỉnh Vân Nam phải xả bớt một khối nước khổng lồ để bảo
đảm an toàn và những khu vực hạ lưu như làng ông sẽ không tránh khỏi ngập lụt.
Trên nguyên tắc nhà chức trách Trung Quốc phải đưa ra cảnh báo, nhưng trong
kinh nghiệm của ông xã trưởng, báo động ấy thường quá trễ hoặc hoàn toàn không
có.
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
CHÂU Á
THÔNG TIN TÓM TẮT CỦA THÀNH VIÊN VIỆT NAM
Trích báo cáo…
Trong năm 2017, Việt Nam đã nhận khoản vốn vay đồng tài trợ
trị giá 724,02 triệu USD từ Chính phủ Nhật Bản và Chính phủ Pháp cho hai dự án
đầu tư; và khoản viện trợ đồng tài trợ trị giá 5,8 triệu USD từ Quỹ Quản lý rủi
ro thiên tai tổng hợp và Quỹ tín thác Thích ứng Biến đổi khí hậu đô thị thuộc
Quỹ Đối tác tài trợ đô thị cho hai dự án đầu tư.
Bảng tóm tắt các dự án đồng tài trợ từ ngày 1 tháng 1 năm
2013 đến 31 tháng 12 năm 2017 có sẵn tại địa chỉ …
Điểm tin báo ngày Thứ tư 1 tháng 8 năm 2018
Trung Quốc không biết
làm gì để đối phó với Trump
Thứ Tư, 1 tháng 8, 2018
Cuộc chiến thương mại mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đang gây
ra với Trung Quốc khiến cho nền kinh tế nước này chao đảo. Hơn thế, Trung Quốc
đang không biết phải làm gì để đối phó với ông ta. Để giữ mục tiêu kinh tế, Đảng
Cộng Sản Trung Quốc phản ứng bằng cách duy nhất mà họ biết: tiếp tục bơm tiền
vào nền kinh tế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét