Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018

Bản tin ngày Thứ ba 28 tháng 8 năm 2018


Tưởng Năng Tiến – Ông Già Ba Tri Của Xã Đồng Tâm


Tôi nghĩ Đồng Tâm cũng như chuyện của cả nước thu nhỏ lại thôi.
L. S Hà Huy Sơn

Tôi mém viết hồi ký mấy lần, lần nào cũng đang lúc chuyến choáng hơi men. Ngủ một giấc, thức dậy, ngẫm nghĩ thấy đời mình chán như con gián và nhạt còn hơn nước ốc nữa – chả có cái con mẹ gì để mà “ký” cả – nên ... thôi!
Thôi, không viết thì đọc vậy. Cho nó đỡ buồn. Năm ngoái, tôi coi lại nguyên bộ Trả Ta Sông Núi của Đại Tá Phạm Văn Liễu. Năm nay, nghe Đinh Quang Anh Thái dụ, tôi đặt mua cuốn Hồi Ký Tống Văn Công – do Người Việt Books vừa xuất bản.

Tiến về hướng Việt Nam, nhưng nhớ đến các bài học của Việt Nam
Moving On in Vietnam, but Remembering Its Lessons

By John Kerry, John McCain and Bob Kerrey
New York Times
Dịch giả: Đỗ Kim Thêm
Thứ Ba, 28 tháng 8, 2018
Song ngữ Việt Anh


Lời người dịch: Thượng Nghị Sĩ John McCain vừa nằm xuống và để lại bao luyến tiếc và kính trọng cho mọi người khắp nơi. Nhân dịp này, người dịch xin giới thiệu lại bài viết “Tiến về hướng Việt Nam, nhưng nhớ đến các bài học của Việt Nam” của người quá cố và hai tác giả khác là John Kerry và Bob Kerry trên nhật báo New York Times đăng trước đây nhân dịp Tổng thống Obama sang thăm Việt Nam.

Qua bài viết này chúng ta cùng hình dung lại một McCain đã từng đau khổ vì ngục tù tại Việt Nam lại tỏ lòng tha thiết với đất nước và con người Việt Nam trong tiến trình hoà giải và xây dựng. Chúng ta cầu xin cho ông được an nghĩ đời đời và cùng nhau học hỏi tấm gương của ông.

Tôi làm “chính trị”
Những kỉ niệm và trăn trở

Hồi ký
Nguyễn Trung


…Xin cho phép tôi nói tại đây một lần nữa và mãi mãi:
Quá trình vận động 43 năm đầu tiên trong đất nước độc lập thống nhất của ĐCSVN hôm nay đã được thực tế khách quan chứng minh: 

(a) đảng đã trở thành lực lượng thống trị quan liêu ăn bám ngày càng đối kháng với lợi ích và đòi hỏi phát triển của quốc gia; (b) dựng lên chế độ toàn  trị để cai trị đất nước nhằm bảo vệ quyền lực và lợi ích của Đảng trước hết (Điều 4); và (c) đất nước phải chịu đựng tệ nạn tham nhũng làm kiệt quệ và kéo lùi, đồng thời bị cướp mất những cơ hội chiến lược!

Thực tế cho thấy: 43 năm độc lập thống nhất, nhưng thành tựu đất nước đạt được quá khiêm tốn so với cái giá phải trả rất đắt. So sánh với chung quanh, đất nước vẫn tiếp tục tụt hậu và lạc hậu. Trong khi đó đất nước hầu như không được chuẩn bị thỏa đáng cho đối phó với những thách thức trong cục diện trật tự quốc tế mới!

Vì thế, chừng nào ĐCSVN hôm nay không chịu vứt bỏ giáo lý sai lầm  để biện minh cho quyền lực đã tha hóa ruỗng nát tổ chức đảng của mình, chừng nào Đảng không chấm dứt chế độ toàn trị đang áp đặt lên đất nước, chừng nào Đảng từ chối cải cách chính trị để đổi đời chính mình và mở ra con đường sống của đất nước, chừng đó Đảng đã tự đánh mất mọi chính danh của Đảng như đã ghi trong Cương lĩnh và điều lệ của Đảng.

Đứng trên Hiến pháp, ĐCSVN hôm nay đã và đang trở thành kẻ tham nhũng lớn nhất nước: Tham nhũng quyền lực bám giữ sự cai trị đất nước, làm đất nước suy yếu cả về đối nội và đối ngoại – trong đó nguy hiểm nhất là: (1) làm băng hoại các giá trị tinh thần – đạo đức – tư tưởng văn hóa – xã hội của đất nước32, (2) gây ra tham nhũng làm kiệt quệ đất nước và hủy hoại nghiêm trọng môi trường tự nhiên, (3)để cho quyền lực mềm và quyền lực rắn TQ can thiệp quá sâu vào nội tình đất nước, tạo ra sự lệ thuộc trầm trọng của quốc gia vào TQ. Tha hóa  đang làm cho đảng ngày một lao sâu thêm vào con đường đối kháng lợi ích quốc gia, với cột mốc chót phía trước là sẽ tự sụp đổ hay bị lật đổ.
 
Âm thanh Liên Xô sụp đổ đang vang trong vành đai và con đường của Trung Quốc
Soviet Collapse Echoes in China’s Belt and Road

David Fickling

David Fickling is a Bloomberg Opinion columnist covering commodities, as well as industrial and consumer companies. He has been a reporter for Bloomberg News, Dow Jones, the Wall Street Journal, the Financial Times and the Guardian. 

Thứ Hai, 27 tháng 8, 2018
Dịch giả: Lê Văn
Song ngữ Việt Anh


Điều gì khiến cho đế quốc sụp đổ?

Theo một quan điểm có ảnh hưởng, câu hỏi cuối cùng vẫn là về đầu tư. Các cường quốc lớn là các quốc gia khai thác tốt nhất tiềm năng kinh tế của họ để xây dựng sức mạnh quân sự. Khi nó trở nên quá mức thì việc chia nhỏ các chi tiêu để duy trì lợi thế chiến lược sẽ khiến nguồn vốn cho các lảnh vực sản xuất năng động của nền kinh tế bị cắt giảm nó sẽ dẫn đến sự suy vong không thể tránh khỏi.
Đó sẽ là một viễn cảnh đáng lo ngại đối với Trung Quốc, một sức mạnh vĩ đại đang trong giai đoạn tăng trưởng gắn liền với tư thế quân sự ngày càng hung hăng và sự chi tiền chóng mặt cho các láng giềng chiến lược.

Điểm tin báo ngày Thứ ba 28 tháng 8 năm 2018


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét