Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018

Bản tin ngày Thứ tư 8 tháng 8 năm 2018


Tưởng Năng Tiến – Đoàn Kế Tường & Đoàn Thạch Hãn


Mình nhận vừa hèn vừa nhát.
Văn Biển

Nhà xuất bản Người Việt Books giới thiệu tập Ký (xuất bản năm 2018) của Đinh Anh Quang Thái “như nén hương lòng thắp tạ những nhân vật của một thời”: Hồ Hữu Tường, Hoàng Cơ Trường, Trần Văn Bá, Nguyễn Tất Nhiên, Như Phong Lê Văn Tiến, Đỗ Ngọc Yến, Nguyễn Chí Thiện, Đoàn Kế Tường, Nguyễn Ngọc Bích, Bùi Bảo Trúc, Trần Hồng Hà ...

Tôi quen (hoặc biết) tất cả những tên tuổi vừa kể, trừ Đoàn Kế Tường. Huy Đức, đôi lần, có nhắc đến nhà báo này (trong Bên Thắng Cuộc) nhưng tôi không để ý vì chưa được đọc một tác phẩm nào của ông, và cũng chả bận tâm gì đến một ngòi bút quốc doanh.

Giáo dục Việt Nam: Sự sợ hãi đánh mất quyền lực

FB Nguyễn Ngọc Chu
8-8-2018


Đọc tin về cuộc họp do PTT Vũ Đức Đam chủ trì ngày 30/7/2018 cùng lãnh đạo Bộ GD&ĐT để nghe ý kiến chuyên gia về kỳ thi TN THPT quốc gia, thì buồn nhiều hơn vui.
Trước khi nói về cuộc họp, thử nhớ đến phép nghe lời khuyên.

Bình luận xung quanh Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất

08/08/2018
BTV Tiếng Dân


Bình luận về sự kiện ASEAN và Trung Quốc đồng thuận về một Văn Bản Đàm Phán Dự Thảo COC Duy Nhất, Học giả đến từ Viện Nghiên cứu Quốc tế Trung Quốc Shen Shishun cho rằng những đề xuất của Trung Quốc trong Văn Bản này là nhằm mục đích làm yếu đi sự can thiệp và ảnh hưởng của Mỹ vào vấn đề Biển Đông. 

TS. Koh Swee Lean Collin, nhà nghiên cứu đến từ Chương trình An ninh Hàng hải tại trường Nghiên cứu quốc tế S Rajaratnam thuộc Đại học Công nghệ Nanyang thì cho rằng, không nên cảm thấy thoả mãn với sự đồng thuận này. Bởi lẽ, cho tới khi đạt được một Bộ quy tắc Ứng xử cuối cùng mà tất cả các bên cùng đồng ý, có thể là các sự cố lớn trên Biển Đông sẽ giảm, nhưng Trung Quốc và các quốc gia yêu sách khác vẫn sẽ tiếp tục các hoạt động hiện tại của họ như thường lệ. Trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục xây dựng và triển khai các khí tài quân sự ra các đảo nhân tạo Biển Đông. Tất cả các hoạt động sẽ được tiến hành dưới một danh nghĩa mơ hồ và khó hiểu là “chuẩn bị phòng thủ”.

Bóng dáng Trung Quốc phía sau vụ vỡ đập thủy điện ở Lào 

Thụy Mi
mardi 7 août 2018


Đăng ngày 07-08-2018 Sửa đổi ngày 07-08-2018 17:56

Nếu nhìn sơ bề ngoài thì Trung Quốc chẳng liên quan gì đến vụ vỡ đập ở Lào, các công ty Trung Quốc không dính vào dự án thủy điện Xe-Pian Xe-Namnoy. Nhưng thảm họa này có thể khiến chính phủ Lào và các nước Đông Nam Á khác phải suy nghĩ lại về chính sách phát triển thủy điện. Như vậy sẽ ảnh hưởng đến những dự án nhiều tỉ đô la của Trung Quốc.

Trái đắng: "Hà Nội ăn ốc, Slovakia đổ vỏ"?

Thứ Tư, 8 tháng 8, 2018 


Bộ Nội vụ Slovakia đang trải qua thời kỳ hoảng sau khi truyền thông Đức công bố thông tin rằng cựu Bộ trưởng Nội vụ, Robert Kaliňák, đã cung cấp một máy bay của chính phủ cho phái đoàn Việt Nam từ Prague đi Bratislava và sau đó là Moscow để giúp đỡ Đảng Cộng sản Việt Nam vận chuyển Trịnh Xuân Thanh, từ Berlin về Hà nội.

Vì sao hàng loạt dự án thủy điện Lào có nguy cơ tiếp tục vỡ đập?

08/08/2018
Tóm tắt bài viết


Thảm họa vỡ đập XePian-Xe Nam Noy hôm 23/7 ở tỉnh Át Tư Phư, Lào đã khiến cho 6.000 người dân mất nhà cửa và hơn 1.000 người mất tích.

Cho rằng việc cắt giảm chi phí và thiếu sự giám sát, sẽ dẫn đến nạn dịch vỡ đập của các công trình thủy điện trên khắp nước Lào, nhà báo Anh Tom Fawthrop nhận định rằng thảm họa này có thể không phải là lần cuối cùng. 
Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith thừa nhận đây là thảm họa tồi tệ nhất của đất nước trong nhiều thập kỷ. 

Điểm tin báo ngày Thứ tư 8 tháng 8 năm 2018


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét