Thứ Ba, 31 tháng 7, 2012

BAO GIỜ TRỜI LẠI SÁNG?


BLOG CỦA ALAN NGÀY CHÚA NHẬT 29/7/2012

Nhiều bạn trẻ trách sao lúc này chú Alan bi quan quá và cứ tản mạn những chuyện xã hội mà mọi người đều biết và đều bất lực. Thực ra, trừ khi làm một khảo luận khoa học với tất cả nghiêm túc (và làm mọi người ngủ say sau khi đọc 2 trang), các tác giả, kể cả nhà bình luận, đều phải cho chút kịch tính (dramatize) để góc nhìn của mình dễ truyền đạt đến đám đông hơn.
Tôi vừa đi Nha Trang về. Sau đàn bà, biển là một đam mê tuyệt độ. Trên chiếc ca nô chạy ra Đảo Ninh Vân của khu nghĩ dưỡng Epikurean, chỉ 15 phút nhìn hoa biển nhấp nhô cùng những giọt nước tưới mát mặt trong một ngày nắng nóng, tôi nghĩ mình đã thiền cả ngày. Quê hương và thiên nhiên vẫn yêu kiều như một vòng tay tình nhân, và những nụ cười thân thiện từ những mảnh đời đang gặp khó vẫn là một xác định rõ ràng về tiềm năng hạnh phúc của xứ này.
Ở phi trường Cam Ranh, tôi gặp một BCA trẻ, vừa rời bỏ chức quản lý của một ngân hàng đầu tư, để khởi sự xây dựng công ty của mình, tạo hướng đi mới cho sự nghiệp. Cũng như Việt nam, anh sẽ phải đối diện với rất nhiều thử thách, hên xui và áp lực. Nhưng nhìn cái quyết tâm và sự năng động, tôi tin là anh sẽ đến đích, sớm hay muộn.
Nền kinh tế Việt cũng đang đối diện với rất nhiều thử thách. Không ai có thể dự đoán chính xác tương lai nào cho chúng ta. Các con số thống kê thì mù mờ và ngụy tạo, các quan chức thì bất động và thích chém gió, các doanh nhân thì chỉ có tầm nhìn chụp giựt và xin cho. Nợ đầm đìa, thủ tục hành chánh mọi nơi (kể cả lãnh vực tư) quá tải, thị trường bị thao túng vì nhóm quyền lực can thiệp thường trực. Trên hết, niềm tin đã biến mất.
Tuy nhiên, tôi vẫn cho rằng trận đấu mới bắt đầu. Những biến động nội tại và từ bên ngoài có thể tạo nên những thay đổi về tư duy, về hành xử và cả về ý chí. Khả năng sinh tồn của người Việt đã được minh chứng là bất tận qua lịch sử.
Cho nên, trong thâm tâm, tôi thực sự không quan tâm là trời sắp sáng chưa hay chỉ mới hoàng hôn. Nếu có một người tình, hãy ôm nhau mà tận hưởng niềm vui bất chấp trời đất. Nếu chỉ một mình, hãy ra bàn viết và gắng làm một thi sĩ hay một triêt gia.
Dù thế nào, mặt trời vẫn mọc khi bình minh trở lại. Biết đâu, bắt chước Bắc Triều Tiên, chúng ta cũng có một em ca sĩ mượt mà lên làm mẫu nghi thiên hạ?

Alan

NGỢI CA TỰ DO


Nguyễn-Xuân Nghĩa

"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Thế Vận Hội và tương quan lực lượng

Trước khi Thế vận XXX khai mạc tại thủ đô Anh quốc và không hổ danh một đại diện cho đảng Cộng Hoà, nguyên Thống đốc Mitt Romney đã thể hiện truyền thống của đảng là... rút súng tự bắn vào chân! Hoặc nói cho hiền hòa hơn, tự vả vào miệng.

Đã từng tổ chức Thế vận hội Mùa Đông 2002 tại Utah, ứng cử viên Tổng thống bên đảng Cộng Hoà hiển nhiên biết rõ sự khó khăn của việc tổ chức. Nhưng thay vì nhấn mạnh đến nỗ lực tích cực của Ủy ban Thế vận Anh quốc trong bối cảnh suy trầm kinh tế, ông mau mắn dạy dỗ nước Anh về việc bảo vệ an ninh Thế vận và nhắc tới khiếm khuyết. Kết quả là nhục mạ quốc gia đang chào đón ông trong vòng tranh cử Tổng thống tại Hoa Kỳ.

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

TRÊN BẢN ĐỒ TQ VÀ NHẬT: HOÀNG SA - TRƯỜNG SA KHÔNG THUỘC TRUNG QUỐC


Xin chân thành cảm ơn bạn Chử Đình Phúc đã chia sẻ hình ảnh tư liệu bản
đồ cổ do người Trung Hoa và Nhật Bản vẽ và ấn hành, trong đó chưa từng
xác nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc đế quốc Trung Hoa.




1. Bản đồ tỉnh Quảng Đông với cực Nam của nó là tỉnh Hải Nam (năm 1850)-
trích trong sách "1850 Thanh nhị kinh thập bát tỉnh dưa địa đồ" (1850清二京
十八省舆地图).

https://docs.google.com/open?id=1dfT16wSM0glEjULgzFpwtP8aPpCs3vCx4I8SwTJDCeB67uEcFzgB2HUMCIhX

KHỐI 8406 TUYÊN BỐ VỀ HIỆN TÌNH ĐẤT NƯỚC

Tuyên bố về hiện tình đất nước:
Tổ quốc lâm nguy!

Kính gửi:
- Toàn thể đồng bào Việt Nam trong và ngoài nước.
- Các chính phủ dân chủ, các tổ chức nhân quyền và cộng đồng thế giới tiến bộ.

Tổ Quốc Việt Nam đang lâm nguy vì dã tâm xâm lược của Nhà cầm quyền Trung Quốc và vì thái độ “hèn với giặc, ác với dân” của Nhà cầm quyền Việt Nam! Điều đó thấy rõ qua vô số sự kiện dồn dập gần đây liên can tới quan hệ Trung-Việt.

NGHE NGƯỜI CAMPUCHIA NÓI CHUYỆN

Huỳnh Ngọc Chênh

Mon, 07/30/2012 - 01:10

Không lâu sau khi Campuchia với tư cách là nước chủ tịch luân phiên của Asean đã chống đối đề xuất của Hà Nội và Manila đưa các tranh chấp trên Biển Đông với Trung Quốc vào thông cáo chung của Hội nghị ngoại trưởng Asean họp tại Phnom Penh, ông Heng Samrin, từng là lãnh đạo cao nhất Kampuchia thời độc đảng, nay là chủ tịch quốc hội, đã đến Hà Nội bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về ‘sự ủng hộ giúp đỡ to lớn, quý báu, kịp thời, có hiệu quả mà Việt Nam đã dành cho Campuchia’.
Đó là tuyên bố công khai, còn bên trong không ai biết ông Heng sẽ nói thêm gì để giải thích với các lãnh đạo Việt Nam về quyết định của Kampuchia tại Hội nghị Asean vừa rồi. Tuy nhiên nghe câu chuyện sau đây, chúng ta cũng suy ra ông Heng đã nói gì.

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

QUA SỬ CHÍ TRUNG QUỐC, THỬ TÌM HIỂU VÙNG BIỂN GIÁP GIỚI HAI NƯỚC VIỆT-TRUNG


Hồ Bạch Thảo
26-07-2012

...Dưới thời Nguyên, Trung Quốc mang binh thuyền tấn công Nhật Bản bị thất bại; thời Vĩnh Lạc triều Minh, hạm đội của Trịnh Hòa dương oai tại vùng Ðông Nam Á, việc làm chỉ được tiếng, nhưng tốn kém quá nhiều, có lần bị giết 170 người tại Trảo Oa [Java] (1), nên cuối cùng đến đời Tuyên Ðức chương trình này đành phải dẹp bỏ. Suốt hai triều đại Minh, Thanh; quân Nhật [Nụy] thao túng cướp phá vùng biển, Trung Quốc chỉ phòng thủ trên bờ và ven biển cũng không xong, nên không màng đến biển cả. Bằng cớ ngay cảc đảo lớn giàu tài nguyên như Ðài Loan, Bành Hồ, được liệt vào ngoại quốc trong Minh Sử (2)! Biển lúc bấy giờ là mối hệ lụy, nên Trung Quốc chủ trương phòng thủ thụ động trên bờ, bỏ mặc đại dương không chiếu cố đến. Sách lược này
được phản ảnh một cách cụ thể trong trường hợp viên Tổng đốc Lưỡng Quảng Ngô Hùng Quang xin chế tạo nhiều thuyền để ra biển bắt cướp; bị vua Gia Khánh bác và khẳng định quốc sách là phòng thủ tại cảng và truy lùng những người trên bờ ngầm mua bán hợp tác với bọn cướp:

Ngày 2 Kỷ Tỵ tháng 12 năm Gia Khánh thứ 12 [30/12/1807]
….. Còn trong tấu triệp Ngô Hùng Quang trình bày rằng ‘ Thuyền cướp qua lại đợi chờ mới liên lạc được với bọn gian trên bờ, nếu thuyền binh khẩn trương theo tung tích truy nã, thì bọn chúng không thi thố được thủ đoạn. Vậy muốn ngăn tiếp tế, nên tu tạo nhiều thuyền, xuất dương truy bắt.’
“Ðiều này không đúng, về bọn cướp biển, gạo, nước, thuốc súng đều nhờ vào trên bộ. Bọn giặc trên bờ và dưới nước vốn quen nhau, ngầm giao dịch, cũng không phải chờ bọn cướp biển lên bờ tìm kiếm mới được tiếp tế. Tổng chi, đáng ra lệnh các quan văn võ tại cửa biển mật cho tuần tra, nghiêm bắt, trừng trị nặng; bọn phỉ trên bờ co rút lại, thì mới đoạn tuyệt việc tiếp tế.
Nếu làm theo lời tâu, chế tạo nhiều thuyền bè, xuất dương đánh bắt, theo sát gót tung tích thuyền cướp, không để cho chúng nhàn rỗi hoành hành. Nhưng không biết rằng trên đại dương có bao nhiêu thuyền cướp để theo bén gót, vả lại trên biển dòng nước bất đồng, gió bão không định, khó mà ra lệnh thuyền nào của ta theo dõi thuyền nào của giặc cướp. Hãy suy nghĩ nếu bọn giặc biển không biết bọn phỉ trên cạn, đột nhiên đến mua nước, gạo, thuốc súng, thì ai mà bán cho. Ðiều đó khẳng định rằng việc cấm bọn phỉ tiếp tế tất phải nghiêm tra trên bờ, làm vững rào dậu là biện pháp chính. Phúc Kiến nghiêm cấm tiếp tế tại cửa biển, thực hiện hữu hiệu, tỉnh
Quảng Ðông cần nhất luật thực hiện……” ( Nhân Tông Thực Lục quyển 189, trang 7)...

Mời đọc toàn bộ tài liệu nghiên cứu của Hồ Bạch Thảo ở đây:


https://docs.google.com/file/d/1ptYqHqy6LOgYSEGNTZTeDTjy_cR2MXLtgUcYQXGf52wMXncVX3JHZVCbQKTJ/edit

TỰ DO NGÔN LUẬN VÀ TỰ DO BÁO CHÍ TRONG ĐỜI SỐNG QUỐC GIA VÀ ĐỜI SỐNG CỘNG ĐỒNG.

Phan Quang Tuệ

July 27, 2012 5:11 AM

(Nguyên văn bài nói chuyện của Thẩm phán Phan Quang Tuệ thuộc Toà án di trú San Francisco tại St. Paul, Minnesota, ngày 22 tháng 7, 2012 nhân dịp kỷ niệm một năm phát hành báo Người Việt Minnesota và Ngày Truyền Thông Báo Chí Việt Nam tại Minnesota.)
* * *
Kính thưa Quý Vị,
Khi chọn đề tài Tự Do Ngôn Luận và Tự Do Báo Chí cho buổi nói chuyện hôm nay, tôi chỉ nhằm mục đích chọn một đề tài thích hợp với ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm một năm phát hành báo Người Việt Minnesota và Ngày Truyền Thông Báo Chí Việt Nam tại Minnesota. Tôi không ngờ đã vô tình mở cánh cửa bước vào một vũ trụ bao la vô tận. Một biển cả mà càng đi tới, chân trời càng xa. Tôi xin giải thích tại sao tôi có cảm tưởng như vậy. 10 ngày trước đây tôi khởi sự ngồi xuống để soạn bài nói chuyện. Tôi vào Google và đánh hai chữ: ”free speech”. Trên màn ảnh của máy computer hiện ra con số 63,100,000 tài liệu liên quan đến đề mục tôi muốn tìm hiểu. Con số tài liệu lớn lao này cho thấy tầm quan trọng của vấn đề tự do ngôn luận và tự do báo chí. Năm 1993, Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc đã chọn ngày 3 tháng 5 hàng năm là ngày Tự Do Báo Chí Thế Giới hầu cổ võ cho quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí trên toàn cầu. Thomas Jefferson, tác giả Bản Tuyên Ngôn Độc Lập Hoa Kỳ công bố vào ngày 7 tháng 4, năm 1776 và là vị Tổng Thống thứ 3 của Hoa Kỳ, đã tuyên bố như sau:

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

VÕ KHÍ KINH TẾ.


Vũ Hoàng & Nguyễn Xuân Nghĩa,
RFA Ngày 120725

Những Sợi Thòng Lọng Bọc Nhung



* AFP photo - Thành phố Thượng Hải, Trung Quốc chụp hôm 29/6/2012, ảnh minh họa *



Tại Thượng đỉnh vừa qua của Hiệp hội 10 Quốc gia Đông Nam Á là ASEAN, các nước đã không đạt được thống nhất để có một bản thông cáo chung. Đây là lần đầu tiên mà sự kiện như vậy xảy ra từ khi tổ chức này được thành lập 45 năm về trước. Giới quan sát quốc tế nói đến một lý do của tình trạng này là sự ngần ngại của Cam Bốt là nước đăng cai tổ chức, do Chính quyền Trung Quốc dùng áp lực kinh tế để gây chia rẽ trong nội bộ của ASEAN. Diễn đàn Kinh tế tìm hiểu về những đòn bẩy kinh tế nhắm vào các mục tiêu ngoại giao.

Sức Ép từ Trung Quốc

Vũ Hoàng: Xin kính chào ông Nghĩa. Trung Quốc đã viện trợ cho Cam Bốt đến 10 tỷ Mỹ kim và năm ngoái thì đầu tư trực tiếp vào xứ này một kim ngạch cao gấp mười số đầu tư của Hoa Kỳ. Giới quan sát quốc tế cho rằng đấy là đòn bẩy kinh tế đã khiến Cam Bốt gây trở ngại cho việc 10 quốc gia Đông Nam Á thống nhất được quan điểm về cách ứng xử ở ngoài Đông Hải trước sự bành trướng của Trung Quốc. Chúng tôi xin đề nghị là kỳ này mình sẽ tìm hiểu về loại áp lực đó.

ĐỌC HỒI KÝ HILLARY RODHAM CLINTON: LIVING HISTORY


Nguyễn Mạnh Trinh
July 26, 2012


Có người nói đọc làm gì những hồi ký của các chính trị gia nổi tiếng bởi vì, họ có một dàn trợ bút có nghệ thuật cao để làm nổi bật chính con người của họ và sẽ rất khó kiểm chứng để có trọn vẹn niềm tin vào những điều họ viết. Bản thân tôi có lúc cũng đọc các hồi ký và cảm thấy có khi bị đánh lừa bởi có nhiều tác phẩm được hoàn thành với mục đích chỉ để biện minh hay đánh bóng cá nhân người viết. Nhưng, có những cuốn hồi ký làm cho tôi đọc thấy thích thú. Thí dụ như hồi ký của Thủ Tướng Churchill nước Anh chẳng hạn. Tôi chọn đọc không phải vì ông là một nhà văn đoạt giải Nobel văn chương vừa là một khuôn mặt lãnh tụ của thế giới. Mà chính là vì qua bộ hồi ký này tôi thấy được con người bình thường của ông dù sống và trải qua những phút giây đặc biệt của lịch sử. Những bài học kinh nghiệm không chỉ là những văn từ lý thuyết suông mà còn có giá trị thực tế cho những người đi sau.

ASEAN, BIỂN ĐÔNG: ĐÂU LẠI HOÀN ĐÓ? CARLYLE A. THAYER


Carlyle A. Thayer

Trở lại bình thường cũng có nghĩa là trong khi ASEAN đàm phán về COC với Trung Quốc, Trung Quốc sẽ tiếp tục gây áp lực và hăm dọa Philippines và Việt Nam, GS. Carl Thayer viết riêng cho Tuần Việt Nam.
Ngoại trưởng Indonesia, ông Marty Natakegawa mới đây đã thực hiện một vòng ngoại giao con thoi căng thẳng tới các nước Campuchia, Việt Nam, Philippines, Singapore và Malaysia nhằm cứu vãn thỏa thuận về Sáu nguyên tắc của ASEAn trong vấn đề Biển Đông. Trả lời đài truyền hình ABC của Australia về kết quả từ những nỗ lực của ông, vị ngoại trưởng này đáp đó là việc ASEAN trở lại như cũ.
Ý của Ngoại trưởng Marty là ông đã kiểm soát để vượt qua những xáo trộn khi các ngoại trưởng ASEAN không thể đạt được một thỏa thuận gồm 4 đoạn về vấn đề Biển Đông trong bản dự thảo thông cáo chung về kết qủa của hội nghị bộ trưởng lần thứ 45 vừa rồi.
Ai có lỗi?
Ngoại trưởng Marty đứng bên cạnh Bộ trưởng Ngoại giao Campuchia Hor Namhong khi ông này đưa ra tuyên bố 6 điểm của ASEAN. Tuy nhiên, Bộ trưởng Campuchia vẫn không cưỡng được việc đổ lỗi cho Việt Nam và Philippines về thất bại của ASEAN trong việc đưa ra thông cáo chung.
Thông tin từ phiên họp hẹp của hội nghị Bộ trưởng ASEAN lại cho thấy một câu chuyện khác.
Dựa vào những ghi chép từ phiên thảo luận mà tôi được xem, Campuchia hai lần phản đối nỗ lực của Philippines, Việt Nam và các thành viên ASEAN khác trong việc dẫn chiếu những diễn biến mới trên Biển Đông. Mỗi lần Campuchia đe dọa cũng chính là một lần nước này từ chối bản thông cáo chung.
Vấn đề Biển Đông đã được thảo luận trong phiên họp toàn thể của phiên họp hẹp Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN AMM. Philippines lên tiếng đầu tiên, sau đó là Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Brunei, Lào, Myanmar, Singapore và Campuchia.
Ngoại trưởng Del Rosario mô tả một vài "sự mở rộng và gây hấn" của Trung Quốc trong quá khứ cũng như gần đây, nhằm "ngăn Philippines thực thi luật pháp và buộc Philippines phải rút khỏi chính vùng đặc quyền kinh tế của mình".

BẢO TÀNG LỊCH SỬ QUỐC GIA TIẾP NHẬN BẢN ĐỒ QUÝ VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN


SGTT.VN - Sáng 25.7, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã công bố việc tiếp nhận tấm bản đồ cổ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ từ tiến sĩ Mai Ngọc Hồng, nguyên trưởng phòng Tư liệu thư viện của viện Hán Nôm.



Tấm bản đồ Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản băn Giáp Thìn 1904 và trên bản đồ ghi rõ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam chứ không có Hoàng Sa và Trường Sa.
Tấm bản đồ này do nhà Thanh (Trung Quốc) xuất bản băn Giáp Thìn 1904 và trên bản đồ ghi rõ cực nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam chứ không có Hoàng Sa và Trường Sa. Đây được coi là một tư liệu vô cùng giá trị khẳng định chủ quyền của Việt Nam với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Phát biểu tại buổi họp báo, ông Mai Ngọc Hồng cho biết ông chủ động đề nghị được trao lại tấm bản đồ quý này cho bảo tàng Lịch sử Quốc gia với hi vọng nó sẽ góp thêm một cứ liệu lịch sử quan trọng và có giá trị cho các nhà sử học và những người có trách nhiệm trong cuộc tranh biện của Việt Nam với Trung Quốc về chủ quyền tại biển Đông.
Trao đổi với phóng viên SGTT, tiến sĩ Nguyễn Đình Chiến, phó giám đốc bảo tàng Lịch sử Quốc gia cho biết tấm bản đồ này đã được tiếp nhận và đưa vào hạng mục hiện việt được bảo quản đặc biệt. “Hiện nay chúng tôi mới chỉ thực hiện công tác tiếp nhận và bảo quản tư liệu. Còn việc trưng bày hay hướng khai thác tư liệu ra sao thì chưa có một kế hoạch cụ thể,” ông Chiến cho biết. Cũng theo ông Chiến, bảo tàng Lịch sử Quốc gia hiện nay đang lưu giữ khá nhiều những hiện vật và tư liệu có giá trị về chủ quyền biển đảo của Việt Nam nhưng bảo tàng chưa có một kế hoạch hệ thống hoá hay trưng bày thành một chuyên đề riêng với các hiện vật và tư liệu này.

Dung P.




Thứ Tư, 25 tháng 7, 2012

PHƯƠNG CÁCH BARACK OBAM & MITT ROMNEY VẬN ĐỘNG PHIẾU CỬ TRI TỪ QUÂN ĐỘI HOA KỲ



Phương Cách Barack Obama & Mitt Romney Vận Động Phiếu Cử Tri Từ Quân Đội Hoa Kỳ và Chính sách đối ngoại trong chiến dịch vận động tranh cử tổng thống Mỹ Ngày 6/11/2012
24/7/2012
Nguyễn Văn Khanh
Võ Thành Nhân

TỪ HITLER ĐẾN ĐẶNG TIỂU BÌNH, TÁC HẠI CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TỘC CỰC ĐOAN. TRẦN TRUNG ĐẠO


Sự sụp đổ của hệ thống Cộng Sản trong phạm vi thế giới từ cuối thập niên 1980 đã tạo điều kiện cho các dân tộc vùng Đông Âu tìm về bản sắc văn hóa và cội nguồn lịch sử của mình. Sự phục hưng và phát triển vượt bực của Slovakia, Estonia, Czech, Slovenia, Latvia và Lithuania hiện nay cho thấy yếu tố văn hóa không những là động lực chính của phong trào độc lập mà còn là nguồn thúc đẩy cho phát triển kinh tế dù đó là những nước chật hẹp về đất đai và rất ít về dân số. Sức sống dân tộc và đôi cánh tự do dân chủ đã giúp cho các quốc gia này ngày càng thịnh vượng.


Nhưng không phải lãnh đạo nào cũng đức độ như Vaclav Havel của Czech hay tài ba như bà Vaira Vīķe của Latvia, từ Hitler với đảng Quốc Xã Đức đến Đặng Tiểu Bình với đảng CS Trung Quốc, nhân loại đã chịu đựng nhiều tai họa chỉ vì giới lãnh đạo độc tài tại các quốc gia này đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc như một phương tiện phục vụ cho mục tiêu bành trướng bá quyền.

CẢNH SÁT BẮC-KINH KHÔNG BẮT BỚ NGƯỜI KHIẾU KIỆN. EPOCH TIMES


http://www.theepochtimes.com/n2/china-news/beijing-police-back-off-petitioner-round-ups-269360.html

Tác giả: Rona Rui
Người dịch: Dương Lệ Chi
23-07-2012

Cảnh sát Bắc Kinh dường như đang thực hiện chính sách mới, không can thiệp khi đối phó với những người khiếu kiện đến từ ngoài thành phố, để bày tỏ nỗi bất bình của họ ở thủ đô – đây là bằng chứng về một sự thay đổi quan trọng trong cách tiếp cận để xử lý an ninh công cộng ở Trung Quốc.
Những thay đổi này có thể là một phần của một số thay đổi trong vài tháng qua, điều này cho thấy nhà lãnh đạo Đảng, ông Hồ Cẩm Đào, có ảnh hưởng lớn hơn và kiểm soát an ninh công cộng ở Trung Quốc. Các nhà phân tích nói rằng, điều này có liên hệ tới sự sụp đổ của phe trung thành với cựu lãnh đạo Đảng, ông Giang Trạch Dân, người thuộc phe nhóm của ông là ông Bạc Hy Lai, cựu bí thư đảng ủy Trùng Khánh, và ‘ông hoàng an ninh’ Chu Vĩnh Khang; cựu [bí thư Trùng Khánh] thì đang bị giam giữ sau vụ sụp đổ chính trị ngoạn mục, trong khi ‘ông hoàng an ninh’, tin tức cho biết thì đang bị “kiểm soát nội bộ”.
Theo các nhân chứng, cảnh sát Bắc Kinh đã nhận được lệnh từ những người có thẩm quyền cao hơn, rằng họ không còn được phép hỗ trợ các quan chức chính quyền địa phương trong việc ngăn chặn những người khiếu kiện ở Bắc Kinh.

THE POWER OF PARTY INDENTIFICATION


VietNamNet would like to introduce a series of article about the presidential election in the US, by G. Calvin Mackenzie, the Goldfarb Family Distinguished Professor of Government at Colby College in the USA and currently a Fulbright scholar in Vietnam.

The power of party identification

How do Americans decide how to cast their vote in a presidential election? Why do they choose one candidate over another? These are questions that have challenged scholars and journalists––and candidates themselves––for as long as there have been elections in America.

Democratic theory would suggest that during a campaign the candidates carefully explain their views on policy issues, lay out their plans for the future, and identify the areas in which they agree and disagree with their opponents. Then voters, acting rationally, carefully examine the differences among the candidates and decide to vote for the one whose policy views and personal characteristics seem most likely to make him or her the best president.

Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012

THE GUARDIAN. VIETNAMESE PROTESTERS CHINESE AGGRESSION

Dân Việt Nam biểu tình phản đối "sự xâm lăng của Trung Quốc", 07/23/2012 - 19:46

Esmer Golluoglu viết từ Hà Nội

http://www.guardian.co.uk/world/2012/jul/22/vietnamese-protesters-chinese-aggression

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ




Những người biểu tình cũng bị thúc đẩy bởi sự thất vọng ngày càng tăng về các vụ vi phạm nhân quyền của chính quyền độc đảng Hà Nội.

Lần thứ ba trong tháng này, hàng trăm người biểu tình đã diễu hành qua các đường phố Hà Nội để phản đối các khẳng định về chủ quyền lãnh hải của Trung Quốc trên vùng Biển Đông.

Người biểu tình đã làm ngưng lưu lượng giao thông giữa buổi sáng khi họ mang biểu ngữ, cờ Việt Nam và hô to "Quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa thuộc về Việt Nam!", "Đả đảo Trung Quốc xâm lược!"

Diễu hành qua các con đường xưa cũ từ thời thuộc địa phủ bóng cây xanh của thủ đô dẫn đến đại sứ quán Trung Quốc, những người biểu tình đã bị công an cảnh sát phong toả khu vực đuổi đi. Vào năm ngoái, những cuộc biểu tình tương tự cũng đã bị công an cảnh sát phá vỡ.

NHỮNG NGỘ NHẬN TAI HẠI

Nguyễn Văn Thạnh
07/24/2012

Tư tưởng đúng, hành động đúng

Tình hình đất nước hiện nay quả là bi đát và cấp bách nhưng để thay đổi được lại rất khó khăn. Bế tắt không chỉ vì người dân sợ bạo quyền, thờ ơ mà còn vì nhiều người còn ngộ nhận nhiều điều. Chính những ngộ nhận này mà họ không hành động, không ủng hộ hoặc cản trở sự thay đổi. Cần phải giúp mọi người dù là bình dân nhất: xe ôm, cửu vạn đến sinh viên, công chức biết những điều lâu nay họ nghĩ là ngộ nhận, là sai.

1. Ngộ nhận về nhân dân, đất nước, chế độ:

Nhiều người có suy nghĩ cho rằng nhân dân, đất nước, dân tộc Việt Nam với chế độ, đảng cộng sản và chủ nghĩa xã hội là một. Yêu nước là yêu chế độ, yêu Đảng cộng sản, yêu chủ nghĩa xã hội. Đây thật ra là chiêu bài tuyên truyền xảo trá của đảng cầm quyền, mục đích buột chung đảng vào giá trị dân tộc để người dân lầm tưởng là bất cứ ai có hành vi chống lại chúng là chống lại dân tộc. Ngay từ xưa các cụ đã nói “quan nhất thời, dân vạn đại”, đảng cộng sản cũng chỉ là một tổ chức mới có chưa tới 100 năm nay, không phải là dân tộc.

ĐCS muốn lãnh đạo dân tộc đi theo đường lối họ cho là đúng đắn: chủ nghĩa cộng sản. CNCS là một chủ thuyết do hai ông Mac-Lenin nghĩ ra, đó chỉ là một chủ thuyết để trị quốc như thuyết thiên tử xưa kia của phong kiến. Một vĩ nhân nước Pháp, tướng De Gaulle đã nói “mọi chủ thuyết rồi sẽ mất đi, chỉ có dân tộc là còn lại”, chủ tịch đảng LDP của Nhật-một đảng lãnh đạo nước Nhật suốt 60 từ nước bại trận đến quốc gia có nền kinh tế số 2 thế giới-nói “vì nhân dân Nhật Bản, tôi sẵn sàng đập vỡ LDP”. Họ là những người hùng dân tộc chân chính, họ đặt đất nước, dân tộc lên trên đảng phái và chủ thuyết.

Một ngộ nhận nguy hại nữa là ngộ nhận việc của đất nước là việc của đảng. Ngộ nhận đó dẫn đến suy nghĩ mọi việc có đảng và nhà nước lo. Đây thật sự là một suy nghĩ sai lầm lớn. Đất nước là của nhân dân, đảng chỉ là một nhóm người được dân ủy quyền đứng ra lo việc chung. Chính xác họ chỉ là những người làm thuê, vì làm thuê nên họ có thể lừa dối, làm sai và phá hoại, thậm chí bán nước. Đảng suy cho cùng là một nhóm người đang nắm quyền. Lịch sử cho thấy nhiều lần đảng đã đặt lợi ích, đặt sự tồn vong của đảng, của chế độ lên trên trên quyền lợi của dân tộc. Như vậy nếu có thay đổi thì họ cũng sẽ thay đổi hướng đi làm sao quyền lợi của đảng vẫn bảo đảm và quyền lợi nhân dân bị hi sinh. Thật tai hại, việc này không khác gì trao tương lai mình, con cháu mình vào tay một nhóm người.

BÁO QUAN.

Phạm Thị Hoài
07/24/2012
pro&contra

Ngay trước Ngày Báo chí Cách mạng, khi làng báo Việt Nam còn bận rộn lườm nguýt nhau “anh lá cải, tôi lá cải, chúng ta không lá cải”, một thành viên mới bất ngờ xuất hiện: blog Quan Làm báo. Như một vế đối phụ họa hơn là chọi lại Dân Làm báo , một diễn đàn đối lập với truyền thông nhà nước, theo phương châm “Mỗi người chúng ta là một chiến sĩ thông tin”, Quan Làm báo chưa treo biển “Mỗi đày tớ của nhân dân là một sĩ quan thông tin”, song nó đang gây chú ý tột độ. Kể từ ngày 29.5.2012, chỉ trong vòng chưa đầy hai tháng hiện diện, nó đã đứng ở vị trí 569 trong bảng xếp hạng truy cập tại Việt Nam [1] và nhiều ngày đã lọt vào top 50.000 trên toàn thế giới, một kỉ lục hiếm thấy trong khu vực mạng tiếng Việt.

Điều gì đang diễn ra ở đây?

Quan Làm báo không phải là một vật thể lạ. Nó kết hợp mọi đặc điểm quen thuộc của đa số báo chí Việt Nam và đưa chúng lên đỉnh cao: hình thức hàng chợ, phong cách bát nháo, nghiệp vụ thô sơ và nội dung đáng ngờ. Xấu. Huếnh. Rởm. Cẩu thả. Rẻ tiền.

DI HẠI CỦA CHẾ ĐỘ CỘNG SẢN VỀ VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN.

Chu Chỉ Nam

Ngày hôm nay qua quyển Hắc thư của Chủ nghĩa cộng sản (Le Livre noire du Communisme), qua Tượng đài Kỷ niệm những Nạn nhân của chế độ cộng sản, qua Tòa án Quốc tế xử chế độ diệt chủng Pol Pot, người ta chỉ nghĩ đến những thiệt hại vật chất của chế độ cộng sản, mà người ta ít nghĩ đến những thiệt hại tinh thần.

Thực ra những thiệt hại tinh thần vô cùng lớn lao, không biết đến bao giờ chấm dứt, nhất là những nước còn sống dưới chế độ cộng sản như Trung Cộng, Việt Nam, Bắc Hàn và Cu Ba. Chúng ta hãy sơ lược về di hại cả vật chất, lẫn tinh thần của chế độ cộng sản, và cùng suy nghĩ làm thế nào để chấm dứt những di hại này.

I) Sơ lược di hại về vật chất

Di hại vật chất, đó là đi theo lời huấn dạy vừa sai lầm vừa không tưởng của Marx, nghĩ rằng người ta có thể bãi bõ quyền tư hữu, nhưng thực tế quyền tư hữu chỉ có thể chuyển nhượng, đảng cộng sản, sau khi dùng bạo lực cướp chính quyền, đã phát động phong trào "Đánh tư bản mại sản", tước hết quyền tư hữu của dân, rồi trao vào tay một thiểu số đảng đoàn cán bộ.

Những cuộc đánh tư bản mại sản này làm cho đại đa số dân trở nên nghèo khổ, rồi chuyển nhượng tài sản của dân vào tay cán bộ, làm cho họ trở nên những ông tư bản đỏ giàu nứt đố đổ vách, như chúng ta chứng kiến ngày hôm nay.

Không những thế, nó còn làm cho cả trăm triệu người chết oan uổng, vì chính sách: "Trí phú hào, đào tận gốc, trốc tận rễ", giết chết giai tầng sĩ phu trí thức, xương sống của một xã hội, làm cho xã hội trở nên què quặt. Trong khi đó thì ruộng vườn nhà cửa bị sung công, tạo nên cảnh: "Cha chung không ai khóc, nhà chung không người chăm sóc, ruộng chung không ai cày".

Theo một nhóm sử gia Pháp, các ông Stéphane Courtois, Nicolac Werth, Jean louis Panné, André Paczkowski, Karel Bartosek, Jean louis Margolin, trong quyển "Le Livre noir du Communisme" (Hắc Thư về chủ nghĩa cộng sản - nhà xuất bản Laffont – 1997), thì nạn nhân của chế độ cộng sản được chia ra như sau:

- Liên Xô: 20 triệu người.
- Trung Cộng, 65 triệu.
- Việt Nam, 1 triệu.
- Bắc Hàn, 2 triệu.
- Căm Bốt, 2 triệu.
- Đông Âu, 1 triệu.
- Châu Mỹ La Tinh, 150 000.
- Phi Châu, 1,7 triệu.
- A Phú hãn, 1,5 triệu.
- Phong trào cộng sản quốc tế và những đảng cộng sản không nắm chính quyền, mấy chục ngàn người.

Thứ Sáu, 20 tháng 7, 2012

HIỆP ĐỊNH GENÈVE, 1954

20-7-1954

Hiệp định Genève 1954 là hiệp định được kí kết để khôi phục hòa bình ở Đông Dương.Được kí kết tại Thành Phố Genève của Thụy Sỹ. Hiệp định dẫn đến chấm dứt sự hiện diện của quân đội Pháp trên bán đảo Đông Dương, chính thức chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Đông Dương.
Nguyên ủy, Hội nghị Genève khai mạc ngày 26 tháng 4 năm 1954 để bàn về vấn đề khôi phục hoà bình tại Triều Tiên và Đông Dương. Do vấn đề Triều Tiên không đạt được kết quả nên từ ngày 8 tháng 5 vấn đề Đông Dương được đưa ra thảo luận.
Thành phần tham dự
• Phái đoàn Anh, do Anthony Eden làm trưởng đoàn.
• Phái đoàn Hoa Kỳ, do Bedell Smith làm trưởng đoàn.
• Phái đoàn Liên bang Xô viết, do Viacheslav Molotov làm trưởng đoàn.
• Phái đoàn Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, do Chu Ân Lai làm trưởng đoàn.
• Phái đoàn Pháp, do Georges Bidault làm trưởng đoàn.
• Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, do Phạm Văn Đồng làm trưởng đoàn[1].
• Phái đoàn Quốc gia Việt Nam, do Nguyễn Quốc Định làm trưởng đoàn sau thay thế bởi Nguyễn Trung Vinh rồi Trần Văn Đỗ.
• Phái đoàn Vương quốc Lào, do Phumi Sananikone làm trưởng đoàn.
• Phái đoàn Vương quốc Campuchia, do Tep Than, làm trưởng đoàn.
• Hai phái đoàn Pathet Lào và Khmer Issarak không được chính thức tham gia hội nghị mà chỉ có quan hệ với phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Tất cả các nguyện vọng của hai đoàn này được Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trình bày trước hội nghị.
Hai đồng chủ tịch Hội nghị là Liên Xô và Anh.
Phái đoàn Hoa Kỳ và chính phủ Quốc gia Việt Nam từ chối công nhận cũng như ký vào Hiệp định Genève này.
Lập trường và quan điểm của các bên tham dự
Lập trường của Pháp
Lập trường của Quốc gia Việt Nam
Ông Trần Văn Đỗ, trưởng đoàn đại diện của Quốc gia Việt Nam nhất quyết không ký vào Hiệp định Genève vì không chấp nhận việc chia cắt Việt Nam[2] và đại diện phái đoàn Quốc gia Việt Nam ra một tuyên bố riêng:
“... chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận một cách chính thức rằng Việt Nam long trọng phản đối cách ký kết Hiệp định cùng những điều khoản không tôn trọng nguyện vọng sâu xa của dân Việt. Chính phủ Việt Nam yêu cầu Hội nghị ghi nhận rằng Chính phủ tự dành cho mình quyền hoàn toàn tự do hành động để bảo vệ quyền thiêng liêng của dân tộc Việt Nam trong công cuộc thực hiện Thống nhất, Độc lập, và Tự do cho xứ sở.”[3]
Tuy lên tiếng phản đối, nhưng sau khi hiệp định được kí kết, chính phủ và quân đội Quốc gia Việt Nam vẫn cùng quân Pháp tập kết về phía nam vĩ tuyến 17, bởi chính thể này trực thuộc Liên hiệp Pháp. Sau đó, hậu thân của Quốc gia Việt Nam là Việt Nam Cộng hòa, với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ đã từ chối tổ chức tuyển cử thống nhất Việt Nam, trái với Tuyên bố chung của Hiệp định.

Thứ Năm, 19 tháng 7, 2012

VỖ TAY. PHẠM THỊ HOÀI


Tháng 7 19, 2012
Phạm Thị Hoài

Các nhà sành điệu văn hóa của chúng ta lại vừa được dịp thót tim và nhăn mặt. Giới thượng khách ở thủ đô một lần nữa chứng tỏ xuất xứ bán khai của mình khi đến dự ba buổi biểu diễn của dàn nhạc giao hưởng Berliner Symphoniker cuối tuần vừa rồi ở Nhà hát lớn Hà Nội. Họ vỗ tay rầm rầm giữa các chương của một bản giao hưởng. Họ huýt sáo và vỗ tay theo nhạc. Chỉ thiếu điều nhảy lên sân khấu tặng hoa và chụp hình. Trời ơi! Đã nói mãi rồi. Biết bao giờ văn hóa ứng xử và văn hóa nói chung của chúng ta mới khá lên được, một lần nữa chúng ta nghe than phiền.
Tôi không thấy việc vỗ tay hay không vỗ tay giữa một tác phẩm nhạc thính phòng đáng mang sứ mệnh câu hỏi của Hamlet cho một nền văn hóa, hay cho diện mạo của một xã hội. Tôi còn không coi việc am hiểu nhạc cổ điển phương Tây là điều bắt buộc để có một tầm vóc văn hóa đáng ao ước. Cả hai nhà văn gối đầu giường của tôi, Kafka và Nabokov, đều ít nhiều bỏ âm nhạc ra ngoài trường quan tâm của họ. Lần duy nhất Kafka nhắc đến âm nhạc, và không hẳn là tích cực, là trong “Josephine, nữ ca sĩ hay Dân chuột“, còn Nabokov thì liệt kê âm nhạc, nhất là âm nhạc làm nền cho những cuộc trò chuyện uyên bác, vào danh mục những thứ ông ghét cay ghét đắng.

MÁY BAY NÉM BOM MỸ CHUYỂN HƯỚNG SANG THÁI BÌNH DƯƠNG

http://www.usatoday.com/news/military/story/2012-05-11/b-1-bomber-obama-new-strategy/56097706/1




Nguyễn Huy theo USA Today

Chiến lược quân sự mới của Tổng thống Mỹ Obama đang hình thành ở đây, trên vùng đồng cỏ cháy nắng phía tây Texas - nơi đào tạo các phi công máy bay ném bom B1.
Chiến lược xoay trục từ những sứ mệnh trải khắp sa mạc và vùng núi của Afghanistan đến các mục tiêu trên biển và có lẽ là ở nơi mà giới quân sự không muốn đề cập một cách trực tiếp, đó là Trung Quốc. "Chúng tôi sẽ trở lại tương lai", David Been, chỉ huy phi đội ném bom số 7 tại Dyess nói. "Từ hầu như chỉ ở Afghanistan, giờ đây chúng tôi đang chuyển dần tới khu vực châu Á - Thái Bình Dương".

TỔNG THỐNG BARACK OBAMA VÀ BÀ NGOẠI TRƯỞNG HILLARY CLINTON

Trần Bình Nam

July 16, 2012 8:27 AM

Trong một bài báo nhan đề “Diplomat in Chief” đăng trên tờ Los Angeles Times số ngày Chủ nhật 8-7-2012 ông James Mann bàn về cái nhìn của bà Hillary Clinton về thế đứng của Hoa Kỳ trên thế giới. Ông James Mann, nguyên phóng viên kỳ cựu của tờ Los Angeles Times và hiện đang làm công tác nghiên cứu tại trường tại đại học Johns Hopkins, về lĩnh vực quốc tế (Johns Hopkins School of Advanced International Studies). Ông đã viết nhiều tác phẩm về bang giao quốc tế. Cuốn mới nhất là cuốn “The Obamians: The Struggle Inside the White House to Redefine American Power” (Cuộc tranh đấu nội bộ của chính quyền Obama để tái định nghĩa thế nào là sức mạnh của Hoa Kỳ). Trong đó ông đề cập đến sự khác biệt về “tầm nhìn” ngoại giao và thế đứng của Hoa Kỳ của tổng thống Obama và bà Ngoại trưởng Hillary Clinton.
Chính sách đối ngọai của một quốc gia là một vấn đề thuộc phạm trù sức mạnh của quốc gia đó. Theo Hiến pháp Hoa Kỳ, tổng thống là người vạch chính sách đối ngoại, bộ trưởng ngoại giao là người thi hành chính sách của tổng thống. Nhưng quan hệ giữa tổng thống Obama và Bộ trưởng ngoại giao Hillary Clinton có tính đặc biệt. Và điều này làm cho quốc tế khó nhận định đích xác chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ. Hoa Kỳ đang hành xử như một đại cường hay đang tìm cách thích ứng với khung cảnh mới của thế giới trong đó sức mạnh của Hoa Kỳ đã đạt đến cao điểm và cần thích ứng với những thế lực đang lên như Cộng đồng Âu châu, Nam Mỹ và nhất là Trung quốc.

Thứ Tư, 18 tháng 7, 2012

BÍ QUYẾT THANH LỌC NGÂN HÀNG "ĐỘC HẠI" CỦA MỸ


July 17, 2012

Không nhiều người biết rằng đã có tới 445 ngân hàng yếu kém ở Mỹ phải đóng cửa từ năm 2008 đến nay. Điều này có nghĩa là trung bình có 2 ngân hàng bị đóng cửa trong 1 tuần.
Cách đây 2 tuần, các lãnh đạo eurozone đã thông báo kế hoạch xây dựng liên minh ngân hàng. Thông tin này ngay lập tức khiến thị trường chứng khoán tăng điểm trong chốc lát với hy vọng các chính trị gia eurozone cuối cùng cũng có được động thái rõ ràng nhằm dọn sạch hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên, tương lai của liên minh ngân hàng vẫn còn khá mờ mịt. Cơ chế bảo hiểm tiền gửi chung và giám sát chung là những điều cần thiết căn bản nhưng các nhà hoạch định chính sách của châu Âu vẫn còn hoài nghi về nhau và chưa thống nhất được ý tưởng. Có lẽ cơ chế hoạt động của FDIC – Tổng công ty bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ- và cách mà FDIC cứu giúp hệ thống ngân hàng Mỹ khỏi cú sốc năm 2008 sẽ là bài học hữu ích cho eurozone.
Trong nhiều năm qua, FDIC đã giải quyết ổn thỏa rất nhiều ngân hàng yếu kém. Nếu một ngân hàng được phát hiện yếu kém, “đội đặc nhiệm” của FDIC sẽ ngay lập tức tiếp cận với ngân hàng đó. Lực lượng này thường đổ bộ vào ngân hàng vào tối thứ 6, giành lấy quyền kiểm soát, trấn an nhân viên và người gửi tiền trước khi đóng cửa hoặc rao bán ngân hàng này.

TRÁI BOM NỢ XẤU SẼ NỔ HAY XÌ


July 17, 2012

Dù vấn đề này đã được các nhà phân tích tài chánh lề trái cảnh báo hơn 1 năm nay, các mạng truyền thông trong nước và quốc tế mới bắt đầu mở ống loa trong tháng rồi. Đây là dấu hiệu của sự khẩn trương trong tình thế. Tôi không có gì để “bình loạn” thêm, nhưng xin ghi lại đây vài góc nhìn của “khách” để các bạn BCA nhìn vấn đề rõ hơn.
Alan
Từ BBC:
Thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam mới đây thông báo số nợ xấu gần gấp đôi con số thống đốc Nguyễn Văn Bình thông báo trước đó. Quyền Chánh thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Hữu Nghĩa nói rằng “Tính đến 31/3/2012, nợ xấu là hơn 202.000 tỷ đồng (khoảng 9,69 tỷ đôla), chiếm 8,6% tổng dư nợ”.Vào ngày 7/7, chính NHNN đưa ra con số nợ xấu mà họ mô tả là theo báo cáo của các tổ chức tín dụng là hơn 117.000 tỷ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ.
BBC ngày 16/7 đã có cuộc phỏng vấn với ông Raphael Cecchni, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế của hãng phân tích rủi ro đầu tư Châu Á đóng tại Bỉ về vấn đề nợ xấu của Việt Nam.

SÁCH HƯỚNG DẪN DU LỊCH LONELY PLANET LÀM HÀ NỘI "NỔI GIẬN".


http://www.brisbanetimes.com.au/travel/travel-news/hanoi-sees-red-at-name-in-book-20120715-224bl.html

Đặng Khương chuyển ngữ,

Helen Clark, Brisbane Times

Các cuộc đột kích của công an thường không phải là hiếm ở Việt Nam nhưng đến thăm các cửa hàng sách để tịch thu sách hướng dẫn du lịch của Lonely Planet là chuyện không bình thường.
Sách hướng dẫn du lịch Việt Nam của Lonely Planet đã làm phía chính quyền nổi giận vì bản đồ trong đây đề cập đến vùng Biển Nam Trung Hoa, nơi mà Việt Nam mạnh mẽ gọi là Biển Đông (Trung Quốc gọi là Nam Hải).
Hiện nay Việt Nam và Trung Quốc đang tranh chấp khu vực có lượng dầu, khí đốt và ngư sản phong phú quanh quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Philippines, Đài Loan, Brunei, và Malaysia cũng tuyên bố chủ quyền một phần tại các khu vực nêu trên.

THỐNG ĐỐC NGUYỄN VĂN BÌNH. PHẦN 3


Thường Sơn
CTV Phía Trước

Từ tháng 5/2012, báo chí bắt đầu đề cập đến “cái chết” của ngân hàng. Đời sống ăn uống đã cho thấy tất cả những gì bội thực đều không tốt.
Xem thêm:
Thống đốc Nguyễn Văn Bình? (Phần I)

http://diemnhan.blogspot.com/2012/07/thong-oc-nguyen-van-binh.html

Thống đốc Nguyễn Văn Bình? (Phần 2)

http://diemnhan.blogspot.com/2012/07/thong-oc-nguyen-van-binh-phan-2.html

Thâu tóm và thôn tính là những triết lý ăn ngủ của các đại gia thời đại. Không chỉ các ngân hàng nhỏ lẻ, đối tượng thâu tóm của nhóm đại gia ngân hàng còn là những doanh nghiệp và dự án bất động sản khổng lồ.
Ở Việt Nam, hơn ai hết, ngân hàng mới là kẻ sở hữu tài sản bất động sản nhiều nhất. Quá trình tích tụ tư bản vừa chính thống vừa thầm kín, vừa mang danh nghĩa “tái cấu trúc” nhưng cũng lại đầy đặn tính man dã của nó, đã được xúc tiến một cách gần như trọn vẹn, tính đến cuối quý 1/2012.
Vào thời điểm đó, rất nhiều doanh nghiệp bất động sản đã phải quỵ ngã trước đòi hỏi siết nợ ráo riết của khối ngân hàng. Đó cũng là thời điểm mà bất chợt xuất hiện những thông tin công khai về kết quả thâu tóm dự án bất động sản như một trò chơi M&A đầy trí tuệ.

Thứ Ba, 17 tháng 7, 2012

"CẤM ĐÁI BẬY". ALAN PHAN


July 17, 2012 By Alan Phan

Tác giả: T/S ALAN PHAN, CHỦ TỊCH QUỸ ĐẦU TƯ VIASA

Cái hành động nhỏ nhặt nhanh chóng tạo nên một tư duy mới và nhiều kế hoạch bổ sung khác tiếp tục nối đuôi. Càng “làm” nhiều, càng khiến chúng trở thành thói quen hàng ngày, hàng tuần, hàng tháng.
Con rắn không thay được da phải chết. Những đầu óc không chịu cởi mở thay đổi sẽ ngừng hoạt động. – Friedrich Nietzsche.
Cách đây vài tháng, một chuyện cười được phổ biến quanh vòng các nhà ngoại giao sống ở Hà Nội và tôi được nghe lại từ một quan chức cao cấp Việt. Một du khách Anh hỏi một hướng dẫn viên du lịch,” Chúng tôi đã đi thăm Vịnh Hạ Long (Ha Long Bay), Vịnh Cam Ranh (Cam Ranh Bay)… Một vịnh khác tôi thấy quảng cáo khắp xứ này, chắc phải hấp dẫn lắm, chúng tôi muốn tới Cam Dai Bay.”



Chúng tôi cười một chút, nhưng tôi không biết nghe xong, ông có thấy chút hổ thẹn. Một dấu ấn có thể nhiều hơn các biểu ngữ vinh danh tổ quốc, anh hùng, thành tích…lại là ba chữ đơn giản, “cấm đái bậy”.

Tại New York vào thập niên 1970′s, lối quản trị hành chính của các thị trưởng phe khuynh tả đảng Dân Chủ như Lindsay, Koch…khiến tỷ lệ tội ác công cộng như trộm cướp, giết người, mại dâm…tăng mạnh. Khu Times Square (Công Trường Thời Đại) nổi danh không còn bóng du khách vì đây là trung tâm ổ chứa các tệ nạn về đêm. Kinh tế khủng hoảng, ngân sách lãng phí với các chương trình mị dân. Các ông thị trưởng “siêu tiến bộ” này, cho rằng phần lớn tội phạm là những dân da đen nghèo khó, phải cứu giúp và giáo dục thay vì trừng phạt. Người giàu chạy trốn khỏi thành phố, vì thuế lợi tức và kinh doanh lên rất cao và tội ác càng ngày càng gia tăng, khiến cho ngân sách càng thêm hao hụt.

NGÔN TỪ VÀ HÀNH ĐỘNG



Nguyễn-Xuân Nghĩa

"Hoa Kỳ Nhìn Từ Bên Ngoài"

Xảo ngữ bầu cử và thực tế ngoại giao




* Ngoại trưởng Hoa Kỳ cùng Thủ tướng Thái Lan tại Hội nghị ASEAN *


Bài này sẽ từ bên trong nhìn lại Hoa Kỳ từ bên ngoài. Nhức đầu lắm!

Hôm Thứ Hai mùng chín, trong cái trớn của việc tái tranh cử, Tổng thống Barack Obama xém đoạt thêm một giải Nobel, về "Ngôn ngữ Nhiệm mầu", nếu thế giới có một giải thưởng như vậy.

Ông đề nghị triển hạn thêm một năm việc giảm thuế cho thành phần "trung lưu" - các hộ gia đình có lợi tức đồng niên 250 ngàn Mỹ kim trở xuống. Nhưng sẽ vĩnh viễn nâng mức thuế của người giàu hơn - chứ không cho hạ thuế như quy định trong hai đạo luật thuế vụ của vị tiền nhiệm vào các năm 2001 và 2003. Hai đạo luật này sẽ mạn hạn vào cuối năm nên sẽ chịu mức thuế cao hơn từ năm tới. Đây là một đề nghị có thể gây tranh luận với quan điểm của chính ông vào năm 2009: "điên sao mà tăng thuế giữa cơn suy trầm kinh tế"?

Nhưng chuyện ấy không là đề tài của bài viết.

Điều đáng nói là khi trình bày quan điểm của mình, ông Obama đả kích đối lập là "tin rằng thịnh vượng sẽ từ trên đỉnh (từ những người giàu nhất) tỏa xuống, cho nên nếu ta tiêu thêm nhiều ngàn tỷ khi hạ thuế cho những người Mỹ giàu nhất thì việc làm và đà tăng trưởng sẽ bằng cách nào đó bung ra".

Ngôn ngữ nhiệm mầu ở đây là một lý luận kinh tế được gán cho đảng Cộng Hoà, theo đó, thịnh vượng là hiện tượng "lọt sàng xuống nia", từ trên rỏ xuống, nghĩa là người giàu mà có cơ hội làm giàu hơn nữa thì người nghèo ở dưới sẽ được hưởng! Người viết chưa được thấy một kinh tế gia bình thường nào đưa ra một lý luận như vậy. Trừ phi là những nhà quản lý kinh tế Hà Nội, khi lý luận rằng sự lớn mạnh của các tập đoàn kinh tế nhà nước ở trên sẽ đem lại ơn ích cho mọi doanh nghiệp và người dân ở dưới.

Thứ Hai, 16 tháng 7, 2012

CÓ TIỀN LÀ MUA ĐƯỢC GHẾ TỔNG THỐNG MỸ?


Nguyễn-Xuân Nghĩa

Tiền Tài và Tranh Cử tại Hoa Kỳ

Trong hoàn cảnh kinh tế còn èo uột, năm nay hệ thống truyền hình Hoa Kỳ vẫn còn niềm an ủi. Là bội thu nhờ quảng cáo chính trị trong mùa tranh cử, nhất là ở các tiểu bang "xôi đậu" mà kết quả có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Lần này, số tiền mà các phe cùng tung ra sẽ vượt xa kỷ lục của cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ tổng thống năm 2010. Từ đầu năm 2001 đến Tháng Sáu vừa qua, ngần ấy đài truyền hình đã thu được gần 600 triệu Mỹ kim. Chưa từng thấy! Cũng ly kỳ như những bùn nhơ đang được tung lên truyền hình để xuyên tạc đối thủ, ngân sách quảng cáo chính trị rất cao là điều đáng chú ý

Nhưng ai chi ra khoản tiền đó và để làm gì khi tác động vào quần chúng và cử tri?

Câu hỏi ấy dẫn tới huyền thoại về thế lực tiền tài trong thể chế dân chủ Hoa Kỳ. Chẳng hạn như bọn tài phiệt, dân Do Thái, thậm chí tổ chức tội ác, hay các tay lái súng, v.v. đã dùng tiền bạc lũng đoạn bầu cử và đưa tay chân lên lãnh đạo nước Mỹ.

Hình như sự thật lại không đơn giản như vậy.

DẠ VŨ TRONG LÒNG ĐỊCH.

"Thương Binh Thành Tử Sĩ và Tử Sĩ Thành Thương Binh"


Thứ Sáu, 13 tháng 7, 2012

THỐNG ĐỐC NGUYỄN VĂN BÌNH? (Phần 2).


Thường Sơn
CTV Phía Trước

“Ông vua béo với anh hành khất gầy chỉ là hai món ăn trên cùng một bàn tiệc” – Lời của Hamlet trong vở bi kịch của Shakepeare.

Xem thêm: Thống đốc Nguyễn Văn Bình? (Phần I)

http://diemnhan.blogspot.com/2012/07/thong-oc-nguyen-van-binh.html

“Nhân vật của năm 2011”
Với học vị tiến sĩ khoa học kinh tế và được xem là người có chuyên môn về ngành ngân hàng, Nguyễn Văn Bình đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của dư luận và báo giới, trong bối cảnh nền tín dụng và tiền tệ Việt Nam chìm sâu trong cơn buốt giá lạm phát cùng quá nhiều nguy cơ vừa phát lộ vừa tiềm tàng trên thị trường tiền tệ và các thị trường đầu cơ sau tiền tệ.
Khi năm suy thoái 2011 chưa kết thúc, người vẫn còn được xem là tân Thống đốc của Ngân hàng nhà nước đã được VnExpress, một tờ báo điện tử có lượng truy cập lớn ở Việt Nam, bầu chọn là “Nhân vật của năm 2011”. Cũng cho đến lúc đó, ít ai biết được việc Bình chính là một mắt xích quan yếu nhất mà theo những tin tức tin cậy, nhân vật “bố già” Nguyễn Đức Kiên đã bằng nhiều cách, từ vận động hành lang đến tác động trực tiếp vào khâu tổ chức cán bộ, để kết quả là Bình đã tiếp cận được vị trí ủy viên Trung ương Đảng cùng chức vụ Thống đốc Ngân hàng nhà nước.
Hoạt động vận động trên đã diễn ra vào thời thịnh trị của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Với vai trò gần như không thể thay thế trong Bộ Chính trị, tiếng nói của Dũng đã trở nên có tính quyết định về bước đường công danh cho người đệ tử của ông.

PHÉP LẠ VIỆT NAM ĐÃ HẾT




Fri, 07/13/2012 - 00:35

Geoffrey Cain/Foreign Policy

http://www.foreignpolicy.com/articles/2012/07/11/the_end_of_the_vietnamese_miracle?page=0,0%3Cbr%20/%3E

Lê Quốc Tuấn. X-CafeVN chuyển ngữ

Ở nơi từng một thời là một trong những thị trường mơi nổi thú vị nhất của châu Á, Nguyễn Văn Nguyên chỉ thấy trước mặt một màu u ám. Từ năm 2008, việc kinh doanh của ông tại thủ đô kinh tế của miền Nam Việt Nam đã trải qua hai cơn biến động của nạn lạm phát, đạt đỉnh cao nhất của Á Châu trong tháng 8 năm 2011 ở mức 23% .

Tuyên bố của Hoa Kỳ và Liên Hiệp Châu Âu về khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tại Phnom Penh, Campuchia


http://www.state.gov/r/pa/prs/ps/2012/07/194896.htm

Fri, 07/13/2012 - 05:36

Văn phòng Phát ngôn Viên
Washington, DC
12 Tháng Bảy 2012

Sau đây là nội dung của bản tuyên bố chung giữa Hoa Kỳ và Liên Hiệp châu Âu vào ngày 12 Tháng Bảy 2012, tại Phnom Penh, Campuchia:
Ngoại trưởng Mỹ Hillary Rodham Clinton và Catherine Ashton, Đại diện Cao cấp của Liên Hiệp châu Âu (EU) về Chính sách An Ninh-Đối ngoại đã gặp nhau tại Phnom Penh vào ngày 12 Tháng 7, 2012 để trao đổi quan điểm về sự phát triển trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thể hiện tầm quan trọng sự gắn kết của Hoa Kỳ và Liên Hiệp châu Âu với khu vực phát triển mạnh mẽ cùng tính năng dộng và phát triển trong hoà bình của khu vực này.
Các mục tiêu chung
Ngoại trưởng Clinton và Đại diện cao cấp Ashton lưu ý rằng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa châu Á, Hoa Kỳ và Liên Hiệp châu Âu đã đạt đến mức chưa từng thấy. Các tham vấn sâu sát hơn giữa Hoa Kỳ và Liên Hiệp châu Âu về các vấn đề song phương, và với các đối tác trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương sẽ nhắm đến việc thúc đẩy an ninh, phát triển, phúc lợi và thịnh vượng của khu vực.
Ngoại trưởng Clinton và Đại diện cấp cao Ashton hoan nghênh tiến bộ đã đạt được trong cuộc hợp tác trong khu vực và hội nhập vào khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tiến bộ này tăng cường khả năng giải quyết các vấn đề xuyên quốc gia phức tạp của khu vực trong khi cũng góp phần vào việc tăng cường quản trị. Hoa Kỳ và Liên Hiệp châu Âu đặc biệt hoan nghênh vai trò trung tâm của ASEAN và sự thúc đẩy các diễn đàn khu vực rộng lớn hơn của tổ chức này, chẳng hạn như Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á. Cả hai đều chào đón một vai trò tích cực và xây dựng cho Trung Quốc trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.

Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012

BÀ HILLARY CÓ THỂ PHẢI ĐẾN "LÀM VIỆC" VỚI CƠ QUAN CẢNH SÁT ĐIỀU TRA


Thu, 07/12/2012

Mai Xuân Dũng

Trong khi không ít người Việt nam nồng nhiệt chào đón Ngoại trưởng Mĩ Hillary Clinton đến Hà nội thì tôi lại cảm thấy muốn ngồi lặng lẽ một mình.
Tôi lặng lẽ nghĩ về cuộc sống riêng tư không hoàn hảo của bà Hillary với ông Clinton, cựu tổng thống xứ cờ hoa cũng là chồng của bà.
Điều đó có vẻ hơi mâu thuẫn với thái độ của nhiều người có tư tưởng tiến bộ và có thể gợi nên chút ác cảm với cá nhân tôi.
Nhưng nói như thế không có nghĩa là tôi không thán phục bà về năng lực tuyệt vời của một nhà lãnh đạo quốc gia và yêu mến bà ở sự dũng cảm, chân thành trên chính trường và trong cả cuộc sống riêng tư.
Năm 1998, mối quan hệ trong gia đình Clinton trở thành mục tiêu của nhiều lời đồn đại và suy diễn về vụ tai tiếng Lewinsky khi tổng thống thừa nhận có quan hệ tình dục với cựu thực tập sinh tại Nhà Trắng, Monica Lewinsky.
Sau những chứng cớ rõ ràng về mối quan hệ giữa tổng thống và Lewinsky bà thừa nhận sự thật về một tai họa nhưng bày tỏ sự vững tin vào sự bền vững của mối quan hệ hôn nhân với chồng.
Đầu năm năm 2008, Tổng thống mới đắc cử Barack Obama cho biết ông sẽ đề cử Hillary Clinton làm ngoại trưởng Hoa Kỳ khi ông nhậm chức vào ngày 20 tháng 1 năm 2009 thì đến ngày 21 tháng 1 năm 2011, bà được Thượng viện phê chuẩn và trở thành Ngoại trưởng thứ 67 của Hoa Kỳ.

NGOẠI TRƯỞNG HOA KỲ THĂM ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


http://www.humanrights.gov/2012/07/10/secretary-clinton-at-20th-anniversary-of-vietnam%E2%80%99s-fulbright-program/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=secretary-clinton-at-20th-anniversary-of-vietnam%25e2%2580%2599s-fulbright-program

Ngoại trưởng Hoa Kỳ Hillary Clinton thăm Đại học Ngoại thương (10/7/2012)



Chiều ngày 10/7, Trường Đại học Ngoại thương đã vinh dự được đón Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton trong khuôn khổ chuyến công du Việt Nam của Bà đến Việt Nam ngày 10/7/2012. Đón Bà Ngoại trưởng và đoàn quan chức ngoại giao Hoa Kỳ có GS, TS Hoàng Văn Châu, Hiệu trưởng nhà trường cùng các cán bộ giảng viên và hơn 200 sinh viên Đại học Ngoại thương và hơn 100 cựu Sinh viên chương trình học bổng Fulbright.

Bà Ngoại trưởng được đón chào trong sự trân trọng và ngưỡng mộ của các bạn trẻ Đại học Ngoại thương. Ngay từ đầu buổi trò chuyện, Bà Ngoại trưởng Hoa Kỳ đã khẳng định "mối quan hệ rất gần gũi" của gia đình Clinton đối với Việt Nam. Bà vui mừng khi có cơ hội tới trường đại học được xem là "Harvard của Việt Nam" hai năm sau khi chồng bà, Tổng thống Mỹ Bill Clinton tới đây (Tổng thống Mỹ Bill Clinton đến thăm và nói chuyện với sinh viên Đại học Ngoại thương tháng 11/2010). Sự gần gũi đó còn được thể hiện Bà là ngoại trưởng Mỹ tới thăm Việt Nam thường xuyên nhất (3 lần trong 2 năm), thành viên gia đình Clinton tới thăm Việt Nam nhiều nhất (4 lần). Vì vậy, bà hi vọng mối thân tình đó sẽ được tiếp tục trong nhiều nhiều năm nữa.

Thứ Tư, 11 tháng 7, 2012

CHUYỆN NHỎ VÀ CHUYỆN LỚN CỦA NỀN KINH TẾ VIỆT


July 10, 2012 By Alan Phan

4 July 2012

T/S Alan Phan, Chủ Tịch Quỹ Đầu Tư Viasa

Theo góc nhìn và trải nghiệm của tôi, kinh tế Việt Nam đang hứng chịu nhiều vấn nạn gồm hệ thống ngân hàng, bong bóng tài sản, giá trị bản tệ, tình hình suy phát, doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu hành chánh, kỷ cương đạo đức…Các chuyên gia hiện đã tốn rất nhiều thì giờ để mổ xẻ và đưa ra nhiều toa thuốc khác nhau. Tuy nhiên, đây là những vấn đề nhỏ, có thể giải quyết được với ý chí và thời gian.
Tuần vừa rồi, tôi đi quanh vài nước Á Châu để huy động vốn cho hai công ty Việt. Sự khác biệt trong nhận thức tình hình giữa các nhà đầu tư ngoại và nội làm tôi khá ngạc nhiên. Nhu cầu kiếm tiền đều giống nhau tại mọi nơi, nhưng số lượng và khả năng hấp thụ thông tin tạo nên một sai biệt đáng kể. Theo những chuyên gia tài chánh ngoại, các vấn đề lớn của nền kinh tế Việt Nam có thể tóm lược trong các trọng điểm:

THỐNG ĐỐC NGUYỄN VĂN BÌNH?



Thường Sơn

CTV Phía Trước

Cùng với cơn bão phản ứng đối với thủ tướng đang đột ngột ập đến, đã loan truyền một dự đoán về khả năng Nguyễn Văn Bình có thể trở thành con cờ đầu tiên bị “hy sinh”.
Thời tiết bất thường
Song chủ đề của cơn bão này có lẽ không phải phát xuất từ hành động gây hấn của nhà cầm quyền Trung Quốc. Mà nó đến bởi sự lệch pha đang ngày càng cực đoan giữa các phe phái chính trị ở Việt Nam.
Tin tức về việc Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có khả năng phải rời bỏ chức vụ của ông trước nhiệm kỳ đã không còn là của hiếm ở Thủ đô. Vào những ngày qua, thông tin “tuyệt mật” này còn được cả giới đầu tư ngân hàng TP.HCM biết đến, mà bằng chứng là một số khách hàng lớn đã bắt đầu chiến dịch rút tiền mặt khỏi Ngân hàng Phương Nam – một trong những địa chỉ vẫn được giới chức chính trị liệt vào loại chân rết của nhóm Nguyễn Đức Kiên, Nguyễn Thanh Phượng…

TRUNG QUỐC LO SỢ MỘT VỤ ĐẢO CHÁNH?

The Diplomat

http://thediplomat.com/china-power/is-china-scare-of-a-coup/


Tác giả: Peter Mattis

Người dịch: Đan Thanh

Từ khi các vụ bê bối xung quanh vụ lật đổ Bạc Hy Lai, Bí thư Thành ủy Trùng Khánh hồi tháng 3, Trung Quốc có vẻ như đang trên bờ vực cải cách – hay là hỗn loạn. Trong khi lời kêu gọi tiến hành cải cách khẩn trương của Thủ tướng Ôn Gia Bảo lên báo chí chính thức, trở thành thông báo “tấn công vào thành trì cải cách”, thì “Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCS TQ) đặt ra những giới hạn vững chắc cho các thành tựu mà một cuộc cải cách như thế có thể đạt được, nhất là khi các thế lực thù địch có thể sẽ lợi dụng mọi bất ổn chính trị. Số ra gần đây nhất của tạp chí Hồng Kỳ (Cờ Đỏ), cơ quan ngôn luận của trường Đảng Trung ương, đã đề cập đến “cải cách thể chế chính trị” để ĐCS TQ có thể thích ứng với bản chất luôn biến động của xã hội Trung Quốc, ít nhất cũng thừa nhận sự bất mãn ở cấp cao với trạng thái chính trị hiện hành. Một cuộc cải cách như thế, cho dù có tỏ ra khiêm tốn tới mức nào đi nữa trước mắt người ngoài cuộc, thì cũng có thể gây chia rẽ, và giới lãnh đạo Trung Quốc có lẽ đang cố gắng giữ lấy sự trung thành của quân đội, đề phòng khi chia rẽ trong nội bộ lãnh đạo dẫn tới bất ổn xã hội.

LẦM ĐƯỜNG LẠC LỐI.

Huỳnh Ngọc Chênh

07/10/2012


Thành Đồng Nguyên Giáp

Họ đi từ dân mà ra, họ được dân bảo bọc che chở trong những thời khắc gian truân nhất. Dân hi sinh tính mạng và người thân để tham gia cùng họ. Dân gửi trọn niềm tin vào họ rằng họ sẽ đưa dân tộc này thoát ra những ngày tối tăm cùng khổ với chuỗi dài lịch sử đớn đau chưa được làm người trọn vẹn của ngàn năm đô hộ giặc tàu, áp bức phong kiến, đô hộ của giặc Tây, giặc Nhật, giặc Mỹ…

1945-1954: Cùng với sức dân và may mắn thời cuộc, họ giành được chính quyền từ tay các thực dân bắt đầu suy yếu, họ thiết lập nên một nhà nước chuyên chính vô sản. Họ sửa đổi viết lại Hiến Pháp thể chế hóa tối cao sự độc tôn quyền hành của nhóm họ - những người Cộng Sản. Họ bắt đầu phân chia dân tộc Việt Nam thành nhiều nhóm người: giai cấp cộng sản, giai cấp tri thức & tiểu tư sản, giai cấp tư sản, ngụy ….

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012

VIỆT NAM: "CẢI CÁCH HAY LÀ CHẾT"


http://www.scribd.com/doc/99459535/Thayer-Vietnam-%E2%80%9CReform-or-Die%E2%80%9D

Carl Thayer

Người dịch: Dương Lệ Chi

05-07-2012

Câu hỏi: Tại đại hội đảng gần đây, các đảng viên đã loan báo rằng Đảng Cộng sản Việt Nam nên “cải cách hay là chết”, Đảng Cộng sản Việt Nam đã làm gì để cố gắng thực hiện khẩu hiệu mới này, họ đã làm được nhiều điều cho tự do hay dân chủ hóa hay chưa?
Đáp: “Cải cách hay là chết” là một khẩu hiệu lần đầu tiên được nghe trong thập niên 1970 khi hệ thống nhà nước theo kiểu Liên Xô của Việt Nam lên kế hoạch phân phối hàng hóa và dịch vụ cho những người nông dân và công nhân thành thị, nhưng đã bị thất bại nặng nề. “Cải cách” ở Việt Nam hiện có nghĩa là dân chủ tự do hoặc thậm chí có những bước thăm dò theo hướng dân chủ hóa. Có nghĩa là điều chỉnh theo hướng kinh tế XHCN và hệ thống chính trị một đảng để giữ chế độ hiện hành nắm quyền. Các đại biểu Đảng chủ yếu tập trung vào việc làm thế nào chấm dứt nạn tham nhũng tràn lan hiện đang phổ biến rộng rãi, đã được xác định như là mối đe dọa chính đến tính hợp pháp về chính trị của đảng. Và họ cũng tập trung vào khu vực nhà nước, khu vực có được đặc quyền nhờ vay những món nợ ưu đãi và giá đất tăng cao. Cải cách doanh nghiệp nhà nước bị đình trệ, và các tập đoàn lớn thuộc sở hữu nhà nước, chẳng hạn như Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Quốc gia, Vinashin, Tổng Công ty Hàng hải Quốc gia, Vinalines, đang trong cảnh nợ nần tồi tệ qua việc đa dạng các hoạt động, và đầy dẫy tham nhũng. “Cải cách hay là chết” trong bối cảnh hiện nay có nghĩa là, đưa chuyện nội bộ của Việt Nam vào trật tự, đặc biệt là nền kinh tế, để Việt Nam có thể cạnh tranh sinh lợi trên thị trường toàn cầu.

CHÂN DUNG VÀ CHÂN TƯỚNG.

Tưởng Năng Tiến

- Bây giờ nhìn lại, con đường chúng tôi đã đi trước 1975 là một con đường sai lầm. Sự nhiệt huyết lúc đó của chúng tôi đã đem lại bất hạnh hơn là hạnh phúc cho dân tộc.

(Huỳnh Nhật Hải)

-Tôi có lỗi với dân tộc. Chính cái hăng hái, nhiệt huyết của tôi đã góp phần dựng nên chế độ độc tài hiện nay, đã vô tình đem lại sự đau khổ hiện nay. Và nếu xét về những căn bản để bảo đảm tự do cho nhân dân và độc lập cho dân tộc thì tôi cũng đã vô tình góp công sức đưa những người mang danh là “cách mạng” nhưng thực chất là vì quyền lực tới phá bỏ một chế độ đã được xây dựng trên những căn bản về tự do, dân chủ và nhân bản tại miền Nam Việt Nam.

(Huỳnh Nhật Tấn)

Cách đây chưa lâu, hai nhà thơ Tần Hoài Dạ Vũ và Nguyễn Đông Nhật đã cho xuất bản cuốn Phác Hoạ Chân Dung Một Thế Hệ. Theo báo chí nhà nước đây là “một hồi ký đậm chất văn chương của hai con người đã từng sống, từng viết và từng tranh đấu trong các đô thị miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ” và tác phẩm đã “đưa giấc mơ đẹp của một thế hệ đến những thế hệ tiếp nối.”

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012

International Crisis Group: Khuấy động Biển Đông


(Trần Minh Khôi giới thiệu và lược dịch)
July 6, 2012

https://docs.google.com/file/d/14oLijjVnXzi8hs5KSr5LsTQyvevcCubB6HSxlj-jP52X_felnyTj_hdgkelr/edit?pli=1


(Vài điều: cái note này là bản lược dịch tài liệu “Stirring Up the South China Sea I” của tổ chức International Crisis Group, xuất bản hồi tháng 4 vừa qua. International Crisis Group là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, nhằm nghiên cứu và dự đoán các vấn đề có khả năng gây nên khủng hoảng trên thế giới. Trong tài liệu này, ICG đặt trọng tâm nghiên cứu vào các yếu tố thuộc nội bộ Trung Quốc trong việc gây nên căng thẳng và nguy cơ gây nên khủng hoảng ở Biển Đông. Toàn bộ tài liệu, tính phần phụ lục, có 50 trang, đầy đủ các chi tiết dẫn nguồn và chú thích. Phương pháp nghiên cứu của ICG đặc biệt chú trọng vào thực địa và phỏng vấn các viên chức hữu quan.
Phần lược dịch dưới đây, rút gọn lại khoảng trên dưới 4000 chữ, chỉ nhằm giới thiệu những điểm chính trong khi chờ đợi có ai đó dành thời gian chuyển dịch toàn bộ (link ở bên dưới:). Những tài liệu như thế này giúp chúng ta hiểu rõ hơn toàn cảnh của cuộc xung đột ở Biển Đông, hiểu hơn các tác nhân gây ra xung đột, hiểu cái logics đưa đến nguy cơ chiến tranh để có hướng tiếp cận thực tiễn đối với cuộc đấu tranh gìn giữ Biển Đông.
Cám ơn bạn Hoàng Công Thủy đã khuyến khích tôi chuyển dịch tài liệu này (hẹn trả một ly trà đá ở Điện Biên). Lực bất tòng tâm, chỉ có thể lược dịch được bấy nhiêu thôi.
————————————–

Đường 9-gạch (đường lưỡi bò)
Những tuyên bố tham vọng về chủ quyền của Trung Quốc và thái độ từ chối làm sáng tỏ chủ quyền đó, cùng lúc với việc đẩy mạnh hoạt động của hải quân và các đơn vị hải giám, đã gây nên quan ngại trong khu vực rằng Trung Quốc sẽ quyết đoán hơn về vấn đề Biển Đông.
Chuyên viên vẽ bản đồ Trung Quốc hiện đại đã đưa khu vực “đường 9-gạch” vào bản đồ lãnh thổ từ năm 1914. Khu vực này được đưa vào bản đồ chính thức năm 1947 bởi chính quyền Quốc Dân Đảng, và “đường 9-gạch” từ đó tiếp tục có mặt trong các bản đồ chính thức của Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc. Trung Quốc đệ trình bản đồ đường 9-gạch này lên Liên Hiệp Quốc vào tháng Năm, 2009. Việc Trung Quốc dùng thuật ngữ như “vùng biển hữu quan” (relevant water) cho khu vực đường 9-gạch này gây lên lo ngại đối với các quốc gia tranh chấp rằng Trung Quốc có thể tuyên bố nó thuộc về “vùng biển lịch sử” (historical water) hay “quyền lịch sử” (historical rights), bất chấp việc chính Trung Quốc đã phê chuẩn công ước UNCLOS.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc bí mật thông báo cho các sứ quán của họ rằng yêu sách của Trung Quốc chủ yếu chỉ nhằm vào các đảo và khu vực đặc quyền kinh tế của chúng mà thôi, rằng yêu sách này không nhằm đến toàn bộ vùng biển trong đường 9-gạch. Tuy nhiên những động thái gần đây của lực lượng hải giám Trung Quốc gợi ý rằng họ muốn áp đặt chủ quyền lên toàn bộ vùng biển thuộc khu vực này. Những động thái này không chỉ góp phần thêm cho sự thiếu minh bạch về cơ sở pháp lý mà còn gây nên những phản đối kịch liệt của các quốc gia láng giềng đối với cách tiếp cận quyết đoán của Trung Quốc nhằm phá hoại luật pháp quốc tế.

VIẾT NHÂN NGÀY GIỖ NHẤT-LINH NĂM NAY (7-7-2012)



Phạm Phú Minh

July 7, 2012


Từ ít nhất bốn năm năm trở lại đây, “vấn đề Nhất Linh” cứ được hâm nóng bởi một số cây bút. Đúng ra chỉ có một người “chấp bút” viết về nhân vật này với một chủ đề nhất định, là Nhất Linh chết vì bệnh tâm thần, cùng lúc bác bỏ tất cả những chứng cứ lịch sử rất rõ rệt cho biết Nhất Linh chết vì những lý do khác. Có một điều rất ngộ nghĩnh, là khi “người chấp bút” ra một bài thì lại có người viết bài phản biện, người đó đọc rất kỹ các phản biện ấy để sửa đổi bài của mình cho hoàn chỉnh hơn, và đến một lúc nghĩ rằng bài của mình đã rất hoàn chỉnh rồi, không thể cãi đằng nào được nữa thì in thành sách. Nhưng khi sách phát hành thì đến phiên người con út của chính Nhất Linh là ông Nguyễn Tường Thiết vào cuộc, viết một bài dài bẻ gãy từng điểm không trung thực về thân phụ của mình, để đính chính trước dư luận về những điều mà ông cho rằng cố tình bóp méo những sự thật nay đã trở thành lịch sử (được đăng lại trong số này). Hầu như ngay lập tức sau khi bài này được phổ biến trên một tờ báo lớn tại Nam California vào đầu năm 2012, tác giả “chuyên đề về Nhất Linh bị bệnh tâm thần” phổ biến bản tóm lược một luận án y khoa của trường Y Sài Gòn đề cập đến bệnh hoạn của một số nhà văn Việt Nam trong đó có Nhất Linh, rồi tiếp theo là một bài chỉ trích tờ Phong Hóa và Ngày Nay xuất bản từ thập niên 1930 của thế kỷ trước. Chưa hết, tác giả này còn viết bài đánh giá một cách tệ hại những đảng phái quốc gia đã từng chống đối chế độ Ngô Đình Diệm, mặc dù những đảng phái này có một bề dày lịch sử lớn hơn chế độ cụ Ngô nhiều, đã hy sinh nhiều xương máu chống thực dân Pháp lẫn cộng sản ngay trên quê hương Việt Nam. Một thái độ rất là “ăn thua đủ”, có vẻ được hướng dẫn bởi một niềm tin sắt đá, rằng mình có sứ mệnh thiêng liêng và cao cả phải “hạ” Nhất Linh và những ai chống đối chính quyền Đệ nhất Cộng hòa với bất cứ giá nào.

Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

NHỮNG SỰ THỰC KHÔNG THỂ CHỐI BỎ. AI ĐÃ BÁN ĐỨNG CỤ PHAN BỘI CHÂU ?. ĐẶNG CHÍ HÙNG




Cụ Phan Bội Châu là một trí sĩ yêu nước nồng nàn của dân tộc ta. Cụ chính là một nhà nho có tư tưởng tiến bộ và uyên bác trong cái nhìn của dân tộc. Đến nay sự việc bị Pháp bắt của cụ vẫn là một ẩn số với nhiều người mặc dù đã có nhiều thông tin được hé lộ cho thấy ông Hồ Chí Minh chính là kẻ đâm sau lưng cụ Phan. Trong khuôn khổ bài này tôi xin được tổng hợp lại các thông tin đã có và các bằng chứng mới để khẳng định: Ông Hồ Chí Minh đã bán đứng cụ Phan cho Pháp lấy tiền và cũng là thủ tiêu một người yêu nước không cùng quan điểm với mình!

Đôi nét về cụ Phan Bội Châu:




Theo Wiki (http://vi.wikipedia.org/wiki/Phan_Bội_Châu):

Cụ Phan Bội Châu sinh ngày 26 tháng 12 năm 1867 tại làng Đan Nhiễm, xã Nam Hòa, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.Cụ tên thật là Phan Văn San (tự: Hải Thu), còn có tên khác là Phan Sào Nam.

Cha của cụ Phan là Phan Văn Phổ, mẹ là Nguyễn Thị Nhàn. Cụ nổi tiếng thông minh từ bé, năm 6 tuổi học 3 ngày thuộc hết Tam Tự Kinh, 7 tuổi ông đã đọc hiểu sách Luận Ngữ, 13 tuổi ông thi đỗ đầu huyện.

Thuở thiếu thời cụ đã sớm có lòng yêu nước. Năm 17 tuổi, cụ đã viết bài "Hịch Bình Tây Thu Bắc" đem dán ở cây đa đầu làng để hưởng ứng việc Bắc Kỳ khởi nghĩa kháng Pháp. Năm 19 tuổi (1885), ông cùng bạn là Trần Văn Lương lập đội “Sĩ tử Cần Vương” (hơn 60 người) chống Pháp, nhưng bị đối phương kéo tới khủng bố nên phải giải tán.

Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

BẢN SẮC VIỆT TRƯỚC "THẢM HỌA" NGOẠI LAI. TRẦN THỊ TRƯỜNG



Phải chăng ngày nay tình trạng thiếu vắng người tài, hay người tài chưa xuất hiện, còn bị che khuất là một trong những lý do khiến cho rất nhiều "thảm họa" xảy ra, từ lai căng, nhái nhép, copy sống sượng đến bát nháo, lộn xộn trên nhiều lĩnh vực của văn hóa đang lũng đoạn cuộc sống hàng ngày?

Chưa khi nào như từ ngày đất nước một lần nữa đổi mới và mở cửa ra thế giới hiện đại, chủ điểm bản sắc văn hóa của dân tộc lại không ngừng ám ảnh các tâm trí ưu dân ái quốc, bức thiết không kém gì những vấn đề phát triển kinh tế và bảo tồn môi sinh Việt Nam đặc thù.

Bản sắc văn hoá của một dân tộc được hình thành từ vận động nội tại của chính dân tộc ấy và tiếp biến, dung hội, giao thoa với các nền văn hoá khác. Một quá trình học hỏi cái khác biệt, sáng tạo cái mới và khẳng định cái đã có.

Vừa tiếp nối cái đã định hình, vừa phát triển thích ứng với các giá trị đương thời. Đó là những vận động lịch sử bắt buộc, không thể cưỡng lại được của bất cứ dân tộc nào. "Văn hoá là sức sống giao hòa, được lặp đi lặp lại trong ứng xử, giống như một vùng lau lách được người ta đi mãi thì thành đường mòn, viết mãi thì thành thi thư".

Để thấy bản sắc văn hóa một dân tộc, người ta thường nhìn nhận ở các lĩnh vực ( thể hiện ra trong vật thể và phi vật thể): Ngôn ngữ, kiến trúc, nghệ thuật, trang phục, âm nhạc, ẩm thực, tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục tập quán, cách giao tiếp ...

Hiện đại mà không lai căng, hổ lốn?

NGHỊCH LÝ CỦA DÂN CHỦ VÀ OBAMACARE. NGUYỄN XUÂN NGHĨA

Nghịch Lý Của Dân Chủ và Obamacare

Nguyễn-Xuân Nghĩa 120629

Những Bài Toán Hợp Lý Tại Hoa Kỳ Và Mâu Thuẫn Tại Âu Châu


Một ngẫu nhiên thú vị khiến cho cùng ngày Thứ Năm 28, người ta thấy ra hai khía cạnh trái ngược của nguyên tắc dân chủ, tại Hoa Kỳ và tại Âu Châu. Xin nói chuyện Hoa Kỳ trước....

Sáng Thứ Năm 28, Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ ra phán quyết về một vụ kiện liên quan tới đạo luật về chế độ bảo dưỡng y tế được Quốc hội trong tay đảng Dân Chủ thông qua từ Tháng Ba năm 2010 mà không có một lá phiếu Cộng Hoà. Gây sôi nổi từ nhiều năm nay, đạo luật có ảnh hưởng rộng lớn về kinh tế và xã hội đã bị 26 tiểu bang bỏ phiếu chống và bị hiệp hội tiểu doanh kiện đến tận tòa án trên cùng. Bên kia là Bộ Y tế và Dịch vụ Xã hội của Hành pháp Liên bang.

Được chờ đợi từ lâu, phán quyết của Tối cao Pháp viện có ý nghĩa lịch sử và, quan trọng nhất, xác định giá trị dân chủ của nước Mỹ.