Thứ Ba, 30 tháng 6, 2020

Bản tin ngày Thứ ba 30 tháng 6 năm 2020

Sử Việt và những trận chiến mãn nhãn tựa Hollywood - Phần 3. Hết

Minh Bảo

 28/06/2020

https://drive.google.com/file/d/1tx7QlOoeav-vA4T5uUBIpiJZR4Hbbcfi/view?usp=sharing

Thoát Hoan và các tướng lĩnh lên boong chỉ huy nhìn ra mặt sông và đều ngây người ra với cảnh tượng trước mặt: Hàng nghìn chiến thuyền Đại Việt to nhỏ đủ cỡ xếp thành đội ngũ chỉnh tề đang vây bọc hết mặt sông. Các soái hạm long thuyền khổng lồ với lá đại kỳ màu vàng thêu chữ “Trần” ngạo nghễ đứng ở trung tâm đoàn thuyền, xung quanh là các thuyền chiến xung kích tốc độ cao Mông Đồng bọc thép với hàng trăm tay chèo lực lưỡng sẵn sàng xung trận...

Vào năm 1287, nhà Nguyên mở đầu cuộc xâm lược Đại Việt lần thứ ba, nhưng chỉ chiếm được kinh thành Thăng Long không một bóng người, và thủy quân Đại Việt do Phó tướng Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư chỉ huy đã đánh tan nát đoàn thuyền lương của Trương Văn Hổ trong trận Vân Đồn. Trước tình hình bất lợi, quân Nguyên định tổ chức rút về nước theo nhiều hướng khác nhau. 

Trận Bạch Đằng diễn ra ngày 8 tháng 3 năm mậu tý (9 - 4 - 1288) nhằm niên hiệu Trùng Hưng thứ 4 đời vua Trần Nhân Tông bên Đại việt. Khởi đầu từ giờ Mão (5 giờ sáng), chấm dứt vào giờ Thân (17 giờ). Sau một ngày chiến đấu kịch liệt, toàn bộ thủy sư Nguyên Mông gồm 510 chiến thuyền, 15 vạn quân vừa thủy, vừa bộ bị bắt, bị giết cùng các tướng lãnh cao cấp như Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp bị bắt sống. Đây là trận thủy chiến lớn nhất trong lịch sử vệ quốc của nước ta.

Hãy cứu sông Mê Kông trước mối nguy to lớn

https://stopexpansionism.org/hay-cuu-song-me-kong-truoc-moi-de-doa-lon-lao/

Bưu Điện Báo ASEAN 28 tháng 6 năm 2020

Mực nước của con sông lớn nhất Đông Nam Á có thể ở mức thấp nhất trong vòng một thế kỷ.

Lượng mưa thấp, nhiệt độ cao và các quy định lỏng lẻo về xây đập góp phần vào mực nước thấp nhất trong lịch sử của sông Mê Kông, gây ảnh hưởng to lớn đến cuộc sống, ngành nông nghiệp và ngư nghiệp của khu vực và dẫn đến sự khô cạn nhanh chóng.

Điểm tin báo ngày Thứ ba 30 tháng 6 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1tabV2dtNa0lT774awnPXmBklA_Rn0UA6/view?usp=sharing

Đại Dương - Quan hệ Hoa Kỳ và Trung Cộng sẽ cứng hay mềm?

30/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1f7-LXFPjlHPMd3PBOSiwerLGxhqvRnUx/view?usp=sharing

Bóng ma Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Liên Sô đã tan biến từ năm 1991 đem lại niềm hy vọng Chủ nghĩa Cộng sản sẽ rơi vào bóng đêm, chấm dứt nguy cơ chiến tranh nguyên tử toàn cầu.

Nhiều dân tộc từng ảo tưởng với Chủ nghĩa Cộng sản đã chọn con đường tự do dân chủ, phát triển hài hoà ở từng mức độ khác nhau tuỳ theo nhận thức của giới lãnh đạo và tầng lớp tinh hoa.

TS Nguyễn Tiến Hưng  - 'Bạo loạn 1970 ở Mỹ lớn hơn những gì xảy ra năm 2020'

TS Nguyễn Tiến Hưng Gửi tới BBC News Tiếng Việt từ Virginia, Hoa Kỳ

29 tháng 6 2020

https://drive.google.com/file/d/1ze8bJpTOhiD0-kGNosqko6PilNDnSuOA/view?usp=sharing

Nhiều người nghĩ là nước Mỹ chưa bao giờ trải qua nhiều biến động và bạo loạn như đang xảy ra.

Nhưng thật ra, nhìn lùi lại lịch sử, chúng tôi đã từng thấy những diễn biến còn lớn hơn nhiều. Và sau mỗi lần như vậy, nước này lại tiến lên một nấc nữa về cải tổ xã hội.

Tháng 5/2020: một cảnh sát chận cổ, gây nên một cái chết đau đớn.

Tháng 5/1970: 29 Vệ binh Quốc Gia bắn 67 lượt đạn, giết chết bốn sinh viên và làm chấn thương chín sinh viên khác, chỉ trong vòng 13 giây.

Vụ nổ súng của Vệ binh Quốc gia, còn được gọi là Biến cố tháng 5/1970: "Kent State Massacre", khiến cả nước Mỹ bàng hoàng. Lập tức, những cuộc biểu tình và bạo động lan tới cả thủ đô Washington.

Tôi có mặt ở đó thời gian biến động nên còn nhớ khác rõ và nay muốn chia sẻ các quan sát, so sánh hai biến cố cách nhau 50 năm.

Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 30 tháng 6 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1LQNbRIzGSgIbh3p2lGXFbs-TKMauTivZ/view?usp=sharing

Lâm Văn Bé – Minneapolis: biểu tượng của nạn kỳ thị chủng tộc có hệ thống ở Mỹ

29/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1p2iI7DHNet1MHwRTmkR9ylcSAWX2V5jX/view?usp=sharing

Nước Mỹ đang đối diện với hai đại nạn. Dịch Covid-19, tuy không phát xuất từ Mỹ nhưng đã làm Mỹ điêu đứng với hơn 2 triệu người nhiễm bịnh, hơn 115 000 người chết và 44 triệu người mất việc (đến ngày 15 tháng 6). Chỉ trong ba tháng, kinh tế Mỹ rơi vào tình trạng khủng hoảng như năm 1930.... Hoa kỳ là quốc gia đứng hàng đầu thế giới về tỉ lệ số người có súng. Theo thống kê năm 2018, số vũ khí cầm tay hợp pháp và bất hợp pháp nhiều hơn số dân (120 súng cho 100 người dân) và mỗi năm có 40 000 người chết liên quan đến súng (theo gunpolicy.org). Quyền có súng là một quyền hiến định, dùng súng để tự vệ hay giải quyết các tranh chấp đã trở thành một thứ văn hóa Mỹ. Hàng năm, số người chết vì súng tương đương với số người chết vì tai nạn giao thông. Bởi lẽ người phạm pháp hay nghi phạm đa số là người da đen, cảnh sát sợ bị bắn nên cảnh sát phải ra tay bắn trước để tự vệ, đó là lý do tại sao người da đen bị cảnh sát da trắng bắn nhiều.

Tường thuật của một nhà báo: Năm ngày đáng sợ trong ”Khu Tự trị Capitol Hill”

 My terrifying five-day stay inside Seattle’s cop-free CHAZ

 By Andy Ngo

June 20, 2020

https://nypost.com/2020/06/20/my-terrifying-5-day-stay-inside-seattles-autonomous-zone/

Thanh Liên Lược dịch theo New York Post

27/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1LEIhXHlw87KklTkCJRsSLfwuxNlFfl0V/view?usp=sharing

Trải qua năm ngày đêm bí mật ở trong khu vực này, tôi đã liên tục trải nghiệm về tình trạng “vô chính phủ”, hỗn loạn và tội phạm bạo lực. Để tránh bị lộ thân phận là nhà báo (vì một số phóng viên đã bị cấm hoặc bị trục xuất), tôi đã ngủ và tắm bên ngoài khu vực này. (Những người bên trong khu vực này không có nhà tắm nhưng họ có các phòng tắm di động). Trong hầu hết thời gian, tôi đã dùng bữa và nghỉ ngơi uống nước ở nơi nào khác, vì tôi lo ngại rằng việc tháo khẩu trang ra sẽ dẫn đến nguy cơ tôi bị nhận diện. Mỗi ngày, tôi vào khu vực này hai lần qua biên giới bằng hàng rào được dựng lên của khu này - một lần vào đầu giờ chiều, một lần nữa sau khi mặt trời lặn, và ở lại cho đến nửa đêm.

Mở khóa vàng thả giao long: ‘Con rồng’ ở đập Tam Hiệp đang thức giấc?

Tiểu Lý

30/6/2020

https://drive.google.com/file/d/155RgJZkUr1wyEQVBM_K3jfdM082mEo_U/view?usp=sharing

Người ta đều nói, sông Dương Tử là một con rồng khổng lồ, cũng chính là long mạch của Trung Hoa. Cựu lãnh đạo Giang Trạch Dân vì thi hành nhiệt thành chính sách “bàn tay sắt”, dùng xe tăng, súng máy trấn áp sinh viên tại quảng trường Thiên An Môn mà được khen ngợi và trở thành Chủ tịch nước dưới sự ủng hộ của Đặng Tiểu Bình. Sau khi nhậm chức do không lập được công lao và thành tích gì, họ Giang bắt đầu thực hiện “trị thủy”, cũng chính là xử lý sông Dương Tử để lập công, thể hiện năng lực của mình. Do dậy, dù bị hơn 60% số người phản đối, Giang vẫn lên kế hoạch thực hiện xây dựng con đập hại nước hại dân này.


Thứ Hai, 29 tháng 6, 2020

Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 28 tháng 6 năm 2020



Áo, Bỉ lên án Bắc Kinh thu hoạch nội tạng cưỡng bức
Liên Hợp Quốc nói rằng thế giới không thể quay trở lại ’tình trạng bình thường trước đó’ sau đại dịch
Chủ mỏ Trung Quốc bắn 2 công nhân Zimbabwe gây phẫn nộ công chúng
Phẫn nộ gia tăng trước báo cáo Nga cung cấp tiền thưởng cho các chiến binh Afghanistan sát hại lính Mỹ
Mỹ nhấn mạnh các trại giam người Duy Ngô Nhĩ trong thông điệp ủng hộ các nạn nhân bị tra tấn trên thế giới
Ngoại trưởng Mỹ: Trung Quốc không được coi Biển Đông là ‘đế chế’ của mình
Nhân viên chính phủ phá hủy nhà thờ Trung Quốc, đánh đập giáo dân
Trung Quốc đe doạ: ‘Nhật tiếp nhận hỏa tiễn Mỹ là không yên với Bắc Kinh’
Hạ viện Mỹ thông qua dự luật đưa thủ đô Washington trở thành tiểu bang thứ 51 của Hoa Kỳ
Giáo sư Trung Quốc bị Mỹ kết tội gián điệp kinh tế
Quần đảo thuộc Indonesia nói ‘không’ với nhà đầu tư Trung Quốc
Trung Quốc tuyển võ sĩ cho lực lượng biên giới
Ngũ Giác Đài  huy động 1.700 lính cùng phi cơ và chiến xa mừng Lễ Độc Lập Hoa Kỳ


Bản tin ngày Thứ hai 29 tháng 6 năm 2020

Cánh Cò - Hữu nghị: tiếng kẽo kẹt không hề mệt mỏi

27/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1nvQlj56ghaXocQFNcF7IOffrh1LiJd5S/view?usp=sharing

Sau khi Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười, Phạm Văn Đồng cùng với Giang Trạch Dân và Lý Bằng đặt bút ký các văn bản tại Hội Nghị Thành Đô năm 1990 đất nước Việt Nam bước qua một giai đoạn mới, giai đoạn của hòa bình hữu nghị, không còn chiến tranh tuyên truyền trên mặt trận báo chí nhưng trong lòng dân chúng Việt Nam lại nổi lên sự chống đối âm ỉ bởi nghi hoặc tình hữu nghị mà Trung Quốc từng nhiều lần mang ra chiêu dụ đảng Cộng sản Việt Nam dẫn đến tình trạng mất tự chủ của đất nước và đưa tới cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 đầy máu và nước mắt của dân tộc.

Cấp cao ASEAN 36 chuyển thái độ?

TS. Hoàng Đình Thắng
2020-06-28

https://drive.google.com/file/d/1xAs7wJ8wChHKFAfxqSkrT3UzGvZDTDnX/view?usp=sharing

Ngày 27/06/2020, Mỹ là cường quốc đầu tiên lên tiếng hoan nghênh lập trường của các nước Đông Nam Á về Biển Đông, vừa được tái khẳng định nhân Hội Nghị Thượng Đỉnh ASEAN ngày 26/06 vừa qua, dưới quyền chủ trì của Việt Nam. Trong một tin nhắn Twitter gửi đi cuối tuần trước, Ngoại trưởng Mike Pompeo cho biết là “Hoa Kỳ hoan nghênh việc các lãnh đạo ASEAN đã nhấn mạnh rằng tranh chấp Biển Đông cần phải được giải quyết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS” (Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển năm 1982). Ngoại trưởng Mỹ không ngần ngại cho rằng “Trung Quốc không được phép coi Biển Đông thuộc phạm vi đế chế hàng hải của họ”, đồng thời khẳng định thêm là Mỹ sẽ “sớm lên tiếng nhiều hơn về chủ đề này”.

Sử Việt và những trận chiến mãn nhãn tựa Hollywood - Phần 2

Minh Bảo

27/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1-6SA9Cl0-nNGGEoijm76Yy0E7qDrAaNx/view?usp=sharing

600 - The impossible war: 600 - Cuộc chiến bất khả thi

Nếu như Phần 2 của bộ phim 300 kể về cuộc hải chiến khốc liệt của quân Hy Lạp chống lại quân xâm lược Ba Tư thì phần 2 của phim 600 sẽ kể về trận tập kích thủy công bộ chiến kinh điển đánh tan toàn bộ quân xâm lược Nguyên Mông trên đất Đại Việt. Là chiến công nối tiếp lấy lại giang sơn, trả thù cho trận đánh hy sinh oanh liệt của 600 tướng sĩ Thánh Dực Dũng Nghĩa Binh và tướng quân Trần Bình Trọng.

Bối cảnh và cốt truyện:

Sau nhiều cuộc rượt đuổi bất tận xuyên khắp đất nước phương Nam nhỏ bé mà vẫn không bắt được nhà vua Đại Việt và đánh tan quân chủ lực như ý đồ ban đầu, các tướng lãnh Nguyên Mông bắt đầu thấy bất an. Đặc biệt là sau trận chiến  bi tráng trong phần 1 với đạo quân Thánh Dực tử sĩ kỳ lạ kia, họ dần nhận ra một sự thật đáng sợ, bản thân dường như không còn là một thợ săn nữa mà đang biến thành một con mồi trong cái lồng to lớn là cả cái đất nước khó chịu này. Những “con mồi” kia vốn đã bị đánh tan tác trong các lần đọ sức trước không hiểu sao nay lại dần dần tụ tập lại đông hơn gấp 10 lần. Họ có mặt ở khắp nơi, nhẹ nhàng siết chặt tấm lưới để tiêu diệt các “thợ săn”. Đúng như câu thơ của nhà vua Trần Nhân Tông đã viết:

“Cối Kê việc cũ ngươi nên nhớ
Hoan Diễn vẫn còn mười vạn quân”...

Nguyễn Minh Quang – Đi tìm nguồn của sông Mekong

28 tháng 6 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1aRQJe45H6gkhYElLLeyoY6kxjM9rSxRb/view?usp=sharing

Phần giới thiệu

Sông Mekong, dài thứ 12th trên thế giới, là con sông dài nhất ở Đông Nam Á, với chiều dài 4.763 km [1].  Nó chảy qua 6 quốc gia Trung Hoa (gọi là Lancang Jiang); Myanmar (gọi là Meguang Myit); Lào và Thái Lan (gọi là Mae Nam Khong); Cambodia (gọi là Tonlé Thum); và Việt Nam (gọi là Cửu Long).  Từ lâu, sông được biết là bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng ở Trung Hoa, nhưng vị trí chính xác thì vẫn còn mơ hồ cho đến ngày hôm nay, mặc dù có nhiều đoàn thám hiểm đã thực hiện việc tìm kiếm từ cuối thế kỷ thứ 19th.

Bài viết nầy tóm lược các cuộc thám hiểm đó để xác định nguồn đích thực của sông Mekong, mà theo định nghĩa của Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ (U.S. Geological Survey), là nơi xa nhất đo theo dòng chảy từ cửa sông, ở đó, nước bắt đầu chảy.

Lê Hữu: “Về ngang trường Luật”

28/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1ZIgfCFSvKQPm5uMCtMzhdTuUxnBddgSs/view?usp=sharing

Lịch sử đã sang trang, chiếc bánh xe nặng nề của thời gian đã lăn đi một vòng. Chỉ mấy mươi năm mà tôi tưởng chừng dài đến cả trăm năm. Người từ trăm năm..., lúc này đây tôi hiểu ra câu hát ấy, câu hát về những đời người đã cũ, về những ngày vui mơ hồ còn đọng lại trong tôi như những giấc mơ ngọt ngào không bao giờ tắt hẳn. 

Con đường xưa cũ ấy không còn những “cây dài bóng mát”. Những “bạn bè cũ, mới” của tôi nay đâu?! Câu hát ngày xưa ấy chỉ còn ngân nga trong trí tưởng, nghe như một nỗi ngậm ngùi. 

Người từ trăm năm / về ngang trường Luật… 

Điểm tin báo ngày Thứ hai 29 tháng 6 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1FVIjjDFjkpY-kAJHmtW_o2fSbbpZVBLm/view?usp=sharing

Lê Thành Nhân  Ấn-Trung giao tranh biên giới: vì sao, đến đâu?

29/6/2020

https://vietquoc.org/an-trung-giao-tranh-bien-gioi-vi-sao-den-dau/#more-33228

Khi nghe Trung Cộng (TC) đụng độ quân sự với nước láng giềng nào thì biết rằng Tập Cận Bình lãnh đạo Đảng Cộng Sản Tàu (ĐCST) là kẻ sinh sự….Vì bản chất của ĐCST có tính tham lam của một ông nông dân nhà quê thích đi lấn vườn, lấn ruộng người khác. Tàu Cộng thường hay dùng loại “văn minh ruộng” này để mở rộng biên giới và hải đảo đối với các nước láng giềng.  huyện này có từ ngàn năm trước đã thấm vào tim, chìm vào máu của người Hán.

Nay Hán tộc này lại thêm độc tố Cộng Sản nên đáng đề phòng hơn, việc làm của họ thường  “một mũi tên bắn nhiều con chim”.  

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 29 tháng 6 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1mRRYMOlTz2on8SSZ-jwuj1BnVfks3luQ/view?usp=sharing

Thế kỷ châu Á đang gặp hiểm họa

The Endangered Asian Century

By Lee Hsien Loong

Foreign Affairs

Tác giả: Lý Hiển Long

Dịch giả: Trần Ngọc Cư

Số tháng 7-8/2020

29/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1lvrC0FEJaRp3UwETc0FGTej1S3fr0WCS/view?usp=sharing

...Thay vào đó, nếu Hoa Kỳ chọn cách cố gắng kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc, thì sẽ có nguy cơ gây ra một phản ứng có thể đặt hai nước vào con đường dẫn đến nhiều thập kỷ đối đầu. Hoa Kỳ không phải là một cường quốc đang suy yếu. Nó có sức bật và các ưu điểm tuyệt vời, một trong số đó là khả năng thu hút nhân tài từ khắp nơi trên thế giới; trong số chín người gốc Hoa đã được trao giải thưởng Nobel về khoa học, tám người là công dân Hoa Kỳ hoặc sau đó trở thành công dân Hoa Kỳ. Mặt khác, nền kinh tế Trung Quốc có tính năng động to lớn và công nghệ ngày càng tiên tiến; nó không phải là một ngôi làng Potemkin phồn vinh giả tạo hay nền kinh tế chỉ huy toàn diện thuộc loại hình Liên Xô trong những năm cuối cùng. Bất kỳ cuộc đối đầu nào giữa hai cường quốc này đều khó có thể kết thúc theo cách Chiến tranh Lạnh đã kết thúc, nhờ một quốc gia đã sụp đổ một cách hòa bình.

Trung Hiếu  - TQ mưu đồ kiểm soát thông tin với hệ thống cảm biến ở Biển Đông

29/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1OiqxgTbGJhuwByoSECbKZAlC1iVMlfh0/view?usp=sharing

Các trạm nổi và cố định cũng như các thành phần khác trong mạng lưới thông tin đại dương xanh của Trung Quốc gây ra mối lo ngại lớn ở Biển Đông và hơn thế nữa. Trong khi CETC chủ yếu sử dụng mạng lưới như một hệ thống giám sát và liên lạc môi trường, các nền tảng trong mạng lưới rõ ràng có thể sử dụng cho mục đích quân sự.

Dữ liệu thủy văn về môi trường biển là rất hữu ích đối với lực lượng hải quân để vận hành hệ thống sonar trong các môi trường khác nhau. Trong một bài viết trên báo Quân giải phóng nhân dân của Trung Quốc vào tháng 4/2019 đã đề cập đến việc các trạm E sẽ được sử dụng để bảo vệ các đảo và rạn san hô ở Biển Đông.


Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Bản tin ngày Chủ nhật 28 tháng 6 năm 2020

Tưởng Năng Tiến – Nông Thôn & Nông Dân

https://drive.google.com/file/d/1ywvJXsGbvNT6WRvOuYENFCBHadTlA9DZ/view?usp=sharing

 Gia đình tôi đã đón nhận từ trước rồi. Đấu tranh với bọn cộng sản này thì không thể nhanh vội được... Tôi tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng trong tương lai. Bọn cộng sản này là bọn ăn cướp, cướp bóc của dân và hà hiếp tiếng nói của dân sẽ phải trả giá.

 Gia trưởng Trịnh Bá Khiêm (BBC 25/06/2020)

Tôi tình cờ đọc được một bức thư rất cảm động của thi sỹ Nguyễn Quang Thiều (“Thư Của Đứa Con Những Người Nông Dân”) trên trang mạng của nhà văn Đào Hiếu. Xin mạn phép ghi lại đôi ba đoạn ngắn:

Tách Việt Nam khỏi thế giới văn minh để chẹn họng!

Việt Trung
2020-06-28

https://drive.google.com/file/d/1o_2G-LrRH67fkrZ508guyOqLigXtyCk9/view?usp=sharing

Bắc Kinh ngày càng đẩy mạnh một xu thế tàn độc và nguy hiểm đối với dàn lãnh đạo Ba Đình: Tách Việt Nam khỏi thế giới văn minh, sau đó trùm Việt Nam trong chăn để bóp cổ! Lối cai trị kiểu này không mới nhưng gần đây Trung Quốc tiến hành một cách quyết liệt hơn, phối kết hợp trên các chiến trường và bao trùm hầu hết mọi địa bàn. Xu thế này được thể hiện theo hai hướng: i) Thúc đẩy bắt bớ các lực lượng dân chủ trong nước và ii) Ra đòn áp chế các vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Cả hai hướng trong xu thế này đang dấy thành cao trào được cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh “tay nắm tay” triển khai mạnh mẽ nhằm phục vụ cho các “sới vật” trước cuộc tổng duyệt đầu năm sau (Đại hội 13 ĐCSVN).

Song Thao:  Mũ Áo Xênh Xang

27/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1E0LD2Fki4gvjW3Gr6bvtBm8l-04g3j9m/view?usp=sharing

Năm nay các cô các cậu ra trường không vui. Vì dịch bệnh, họ không được xênh xang mũ áo lãnh bằng trước bá quan thiên hạ. Xứ sở này người ta chuộng học vấn và tri thức. Cứ xong một cấp học là ồn ào tổ chức lễ ra trường, mũ áo đủ bộ, hoa hoét tưng bừng. Kể cũng hay và vui. Đây là một cách khuyến khích các cô các cậu chú tâm học hỏi. Vui nên phớt lờ truyền thống. Truyền thống là mũ áo ra trường chỉ dành cho các sinh viên đại học. Nhưng truyền thống đôi khi cũng phải theo thời, nói vậy nghe bù trất. Đã truyền thống thì cứng ngắc, chẳng cựa quậy chi được, theo thời sao đặng. Thời nay vui là chính nên ra trường trung học, tiểu học và ngay cả mẫu giáo, nhà trẻ cũng mũ áo như ai.

Sử Việt và những trận chiến mãn nhãn tựa Hollywood - Phần 1

Minh Bảo

26/06/20

https://drive.google.com/file/d/1_KREo7y-5FGkLEOcsytHLXTZwkVd3yIO/view?usp=sharing

Bối cảnh và cốt truyện:

Năm 1285, quân Nguyên Mông lại sang xâm lấn nước ta để rửa nỗi nhục thất bại của 27 năm trước.

Lần này đoàn quân xâm lược đã trở nên đông hơn chục lần với đầy đủ bộ binh kỵ chiến lẫn thủy quân đoạt từ Nam Tống.

Đích thân vương tử thứ 9, Trấn Nam Vương Thoát Hoan (Toghan), được giao nhiệm vụ quan trọng này. Đoàn quân Nguyên Mông đông đảo với nhiều danh tướng đương thời như Lý Hằng, A Lý Hải Nha (Arigaya), Toa Đô (Sogetu), Ô Mã Nhi (Omar Batu) cuồn cuộn tràn xuống Đại Việt, dễ dàng đánh bại quân ta ngay từ cửa ải Khả Ly, Nội Bàng và cả tại căn cứ lớn nhất là Vạn Kiếp. Hai vua nhà Trần và Hưng Đạo Vương quyết định tạm lui binh để bảo toàn quân lực. Vì thế Trần Bình Trọng và đoàn quân tinh nhuệ Thánh Dực do ông chỉ huy phải nhận nhiệm vụ cực kỳ nguy hiểm là chặn đứng truy binh của thiết kỵ Mông Cổ cho bộ chỉ huy và chủ lực quân của ta có đủ thời gian để rút lui an toàn. 

Bản tin Biển Đông cập nhật ngày 25 tháng 6 năm 2020

28/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1k58mhcI_YICf-6dX9UqwTeY0nYZV6I2u/view?usp=sharing

Điểm tin báo ngày Chủ nhật 28 tháng 6 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1oBe1ShXPHBj4lXhKYgeTql-wgsDzYrVz/view?usp=sharing

Cao Xuân Thanh Ngọc – Nước Mỹ đi về đâu nếu phong trào " Donald Trump" thất bại?

Trần Trung Đạo

FB Tran Trung Dao

17/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1xx8lGXKuZ4qqeYXil-vGIfW7PcXBM8sS/view?usp=sharing

James Carville chiến lược gia của đảng Dân chủ cho rằng hiện nay có một trào lưu chính trị ông ta gọi là trào lưu Donald Trump chống lại những chủ trương cho các TT Mỹ thiết lập từ thời Bill Clinton và điều đáng nói là đảng Cộng Hòa trước thì chống nhưng nay đồng thuận với trào lưu này. Ông ta nói rằng cần thổi phồng mọi sự kiện lên nhắm đánh thắng không chỉ TT Trump mà cả đảng Cộng Hòa nhằm làm cho đảng Cộng Hòa phải nhụt chí mà từ bỏ trào lưu chính trị Donald Trump.

Vậy trào lưu của ông Trump chống cái gì đã thiết lập hồi Bill Clinton và sau được tiếp tục bởi Bush và Obama?

Điểm tin thế giới ngày Chủ nhật 28 tháng 6 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1xYM4PWHFHzA-NXPhJNFNfcUXraqt_TRQ/view?usp=sharing

 Nguyễn Kim - Xóa Bỏ Lịch Sử Là Chủ Trương Của Cộng Sản

28/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1GXDh5bLDUnVQ8e3qIhRsP_J95CE6Pnrb/view?usp=sharing

Năm 2016 nhà tỷ phú Donald J. Trump đã trải qua một cuộc tranh cử đầy cam go, thử thách và hy vọng thắng cử rất mong manh nhưng cuối cùng ông đã đắc cử và trở thành vị Tổng Thống thứ 45 của Hoa Kỳ.  Người dân Mỹ và cả thế giới vô cùng kinh ngạc về kết qủa bầu cử này.  Đảng Dân Chủ tưởng chừng như đã nắm chắc chiến thắng nên họ bị sốc mạnh và rất cay cú, họ quyết tâm lên kế hoạch đánh phá Tổng Thống đắc cử.  Obama đã chỉ thị cho mở một cuộc điều tra dựa trên những tài liệu ngụy tạo nhằm truất phế Tổng Thống và gây liên lụy cho một số người làm việc trong chiến dịch tranh cử của Tổng Thống.  Trung Tướng Michael Flynn là một nạn nhân.  Sau mấy năm dài theo kiện, sáng Thứ Tư ngày 24/6 vừa qua, Trung Tướng Flynn đã được Tòa Kháng Án chấp thuận bỏ vụ kiện theo yêu cầu của Bộ Tư Pháp.

 Quân đội Trung Quốc ra thông điệp cho Hoa Kỳ

China’s Military Provokes Its Neighbors, but the Message Is for the United States

Steven Lee Myers is the Beijing bureau chief for The New York Times.

Ngân Bình dịch

28.06.2020  

https://drive.google.com/file/d/1Uy9leDAyFA8LX2a9tyGUH10keYaXWity/view?usp=sharing

 Trong cùng một tuần, quân lính Trung Quốc và Ấn Độ tham gia vào một cuộc giao tranh chết người, một tàu ngầm Trung Quốc đã đi qua vùng biển gần Nhật Bản, buộc Nhật phải cho một máy bay và tàu chiến theo dõi tàu ngầm. Máy bay chiến đấu và ít nhất một máy bay ném bom Trung Quốc đã tiến đến không phận Đài Loan gần như hàng ngày.

Khi thế giới bị phân tâm vì đại dịch corona, quân đội Trung Quốc đã lấn chiếm các lãnh thổ của các láng giềng ở nhiều nơi suốt thời gian, thể hiện sức mạnh quân sự khiến khắp châu Á và Washington phải cảnh giác.

 


Thứ Bảy, 27 tháng 6, 2020

Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 26 tháng 6 năm 2020



Thượng viện Mỹ thông qua dự luật trừng phạt cá nhân và doanh nghiệp TQ làm suy yếu Hong Kong
Dự luật Hồng Kông mới có gì khác biệt?
Mỹ – EU tiếp tục thảo luận về ‘chướng ngại’ Trung Quốc
Bắc Kinh cáo buộc chiến cơ Mỹ bay qua Biển Đông, áp sát Trung Quốc đại lục
Ấn Độ nhiều khả năng từ bỏ hiệp định có mặt Trung Quốc
Ông Trump sẽ tiếp tục vì hòa bình trên bán đảo Triều Tiên
Thủ tướng Canada từ chối trao đổi bà Mạnh Vãn Châu
Ngoại trưởng Mỹ lên án Trung Quốc ‘đe dọa Việt Nam’ và thế giới
Bộ trưởng tài chính Mexico nhiễm virus Vũ Hán
Ấn Độ phát hiện hơn 40.000 cuộc tấn công mạng đến từ Trung Quốc sau vụ ẩu đả tại biên giới
Tối cao Pháp viện củng cố quyền cho ông Trump trục xuất nhanh di dân bất hợp pháp
Rò rỉ 93 tấn khí mê-tan mỗi giờ ở đường ống dẫn khí đốt Yamal
Pakistan lên án việc Ấn Độ trục xuất các nhà ngoại giao
Tổng thống Hàn Quốc cam kết phản ứng cứng rắn trước mọi khiêu khích về an ninh
Ngư dân Indonesia giải cứu gần 100 người tị nạn Rohingya ở Aceh
Lazada của Alibaba thay CEO