TƯỞNG NHỚ 13 VỊ ANH HÙNG YÊN BÁY
https://drive.google.com/file/d/1fk9ukZSgHH3kl-_T-PR7qfJEO8agj3Lm/view?usp=sharing
17/6 Nguyễn Thái Học hy sinh
18/6 Cô Giang tuẫn tiết
(1930-2020)
Lúc còn sống cùng đồng tâm đồng chí,
Khi chết đi là liệt nữ, anh hùng.
Là tấm gương cho hậu thế soi chung,
Là ánh sao sáng ngời trong thanh sử.
Anh hùng tử nhưng khí hùng bất tử.
Tiếc thương ! Nguyễn Thái Học với Cô Giang,
Đôi uyên ương cách mạng sống hiên ngang,
Rồi cùng chết để giữ tròn khí tiết.
Một mối tình thuỷ chung và bất diệt,
Hào hùng thay! Người trai Việt, gái nước Nam!
Dòng lịch sử trôi một thoáng 85 năm,
Xin nghiêng mình thắp nén nhang tưởng niệm .
CN
Tưởng niệm Cô Giang tuẫn tiết - 18/06/1930
Trần Trung Đạo – 17 tháng 6 Tưởng niệm ngày tang Yên Báy
https://drive.google.com/file/d/1sm7GieAX8Igu5jOdwtkYLLKcDwnoWimx/view?usp=sharing
13 Anh hùng liệt sĩ VNQDĐ Vị Quốc Vong Thân:
Nguyễn Thái Học
Phó Đức Chính
Bùi Tử Toàn
Bùi Văn Chuẩn
Nguyễn An
Đào Văn Nhít
Ngô Văn Du
Nguyễn Văn Tiềm
Nguyễn Như Liên (20 tuổi, sinh viên) bí danh Ngọc Tỉnh
Nguyễn Văn Cửu
Lê Văn Tụ
Nguyễn Văn Tính
Hà Văn Lạo (25 tuổi)
Trần Đình Ba - Án Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng
Trần Đình Ba - Nguyễn Thái Học - Chí lớn chọc trời khuấy nước
Thứ Năm, 18/5/2017
https://drive.google.com/file/d/14pUXEEM3Zl1d9Pu0dmeRKmGc6KEgzVA5/view?usp=sharing
Ngày 9/2/1930, giữa lúc xuân mới đang còn hiện diện nơi lộc biếc, thì nơi đất Yên Bái, “sấm động giữa trời quang”, thực dân Pháp hoảng hốt giật mình. Vì cơ sự gì ư? Khởi nghĩa Yên Bái đấy, một cuộc nổi dậy đã đi vào lịch sử dân Việt. Dẫu máu đổ, đầu rơi, nhưng những anh hùng nghĩa sĩ xả thân vì nước của Việt Nam quốc dân đảng, thì tất thảy xứng danh anh hùng cả, dù án tử chia lìa linh hồn và thể xác.
Án Nguyễn Thái Học và Việt Nam Quốc Dân Đảng.
Khởi nghĩa thất bại, 13 án tử được tuyên. Cầm đầu trong cuộc nổi dậy ngày 9/2 đất Yên Báy, rồi lan rộng ra nhiều tỉnh Bắc Kỳ dạo ấy, là một tay anh hùng mà chí lớn đã ấp ủ từ thuở mới lớn. Đó là Nguyễn Thái Học (1902-1930).
Chân dung người đứng đầu
Nơi quê quán Nguyễn Thái Học, là làng Thổ Tang, tổng Lương Điền, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Yên (nay là Thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc). Bởi vậy, “Việt sử mông học” có chép:
“Có ông Nguyễn Thái Học,
Quê ở phủ Vĩnh Tường.
Tổ chức Quốc dân đảng,
Đánh Pháp chí kiên cường”.
TINH THẦN YÊN BÁY BẤT DIỆT.
Tưởng Niệm 90 năm “Tổng Khởi Nghĩa Yên Báy”
17/6/1930 – 17/6/2020
https://drive.google.com/file/d/1F6CEgODL2jhGBRTJhLj62II_at3KvIfP/view?usp=sharing
Yên Báy hay Yên Bái trong “Tinh Thần Yên Báy Bất Diệt”
Ngày nay có người cho là TINH THẦN YÊN BÁI (i ngắn), vậy thì bài sau đây sẽ làm
sáng tỏ TINH THẦN YÊN BÁY (Y DÀI) hay TINH THẦN YÊN BÁI (I NGẮN):
I. Mở đầu:
Cách đây một năm, vào tháng 6/2010 nhân dịp tưởng niệm 80 các nhà ái quốc Việt
Nam Quốc Dân Đảng đền nợ nước ngày 17-6-1930, tình cờ tôi được đọc trên các
trang mạng xã hội trên Internet, trên Diễn Đàn Thơ Văn Yahoo Groups, có thảo luận
qua lại giữa các email các ý kiến về chữ viết Yên Báy hay Yên Bái, viết „ chuẩn
I hay Y“, và đặc biệt với 1 email của một vị nay đã bước vào tuổi cao niên, xin
mạn phép được trích nguyên văn email của vị ấy:
Loạt bài trên Phụ nữ tân văn năm
1930 thuật lại vụ Yên Báy.
https://drive.google.com/file/d/1ich5hgaSozTIGOWF9_zg6MyC5DfsYYO5/view?usp=sharing
Yên Báy. 17/6/1930.
Cách đây đúng
90 năm, diễn ra vụ hành quyết "các nhân vật Yên Báy" thuộc Việt Nam
Quốc Dân Đảng.
Phó Đức Chính là nhân vật số hai của Việt Nam Quốc Dân Đảng, là người bị chém
thứ mười hai, ngay trước Nguyễn Thái Học. Người duy nhất không chống án và/hoặc
xin ân xá trong phiên tòa trước đó (thực chất là "hội đồng đề hình",
một "thủ thuật tư pháp" của người Pháp), cũng là người đòi nằm ngửa
xem lưỡi dao guillotine sập xuống.
Nguyễn Đức Cung - Bài Học của Lịch Sử
16/6/2020
https://drive.google.com/file/d/1riRPk4H8ECpLZAAurasvAAwza0Jt6h6F/view?usp=sharing
1.- Trường đời: kho báu của kinh nghiệm
Thông thường người ta thường nói về kinh nghiệm của con người qua bốn chữ “bài học lịch sử”, “bài học quá khứ”… nhưng ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh về kinh nghiệm đã trải qua trong quá trình thời gian được đúc kết làm bài học, sự thâm sâu của bài học mà chúng ta đã nghiền ngẫm trong quá khứ và để từ đó thoát ra khỏi sự thường tình của một câu nói vốn dễ rơi vào lãng quên và nhất là để nhận chân được sự thật, so sánh được giá trị của cái mà chúng ta muốn tìm với những gì không đạt tới được cho nên chúng tôi muốn thêm vào đó chữ “của” như tiêu đề của bài viết này.
Trước năm 1975, bản thân tôi có tới
lui với Linh mục Trần Hữu Thanh thuộc Dòng Chúa Cứu Thế, và ngài nói chính ngài
là người vẽ kiểu lá cờ vàng ba sọc đỏ này và cùng họa sĩ Lê Văn Đệ thực hiện. Khi bị
đánh vỡ mắt kiếng trong một cuộc đụng độ trước Tết năm 1975 giữa hàng nghìn
giáo dân thuộc các giáo xứ Tân Chí Linh, Tân Sa Châu, Tân Hòa… với Cảnh sát Dã
chiến, Linh mục Trần Hữu Thanh đã chỉ vào lá cờ vàng ba sọc đỏ, tay vuốt máu
trên mặt và nói to: “Chính tôi là tác giả lá cờ này.” để chứng tỏ tấm lòng đấu
tranh vì đất nước của ngài.
Sau ngày 30-4-1975, Cha Trần Hữu Thanh bị Cộng Sản bắt đem an trí tại giáo xứ Thạch Bích (Bắc Việt) rồi đưa về Dòng Chúa Cứu Thế Thái Hà Ấp, Hà Nội và mấy năm sau ngài mất tại đấy. Lá cờ vàng ba sọc đỏ theo nhiều tác giả là do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ và được chấp nhận tại Hội nghị Hồng Kông năm 1948, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Xuân được cử làm Thủ tướng, vua Bảo Đại làm Quốc trưởng. (Xin Tham khảo thêm tư liệu của các GS Nguyễn Ngọc Huy, Nguyễn Lý Tưởng và Trần Gia Phụng). Lá cờ đó trải qua thời chính quyền Quốc Gia, Đệ I và Đệ II Cộng Hòa, theo chân người Việt Nam ra hải ngoại tị nạn Cộng Sản và trở thành biểu tượng thiêng liêng của người Việt Nam và truyền thống gia sản văn hóa của người Việt.
Điểm tin báo ngày Thứ ba 16 tháng 6 năm 2020
https://drive.google.com/file/d/15XWBaJBkHaIV_S8dek8VAWW_qdBU9R91/view?usp=sharing
Các nước dân chủ thay đổi cách tiếp cận với chế độ Cộng sản
Playing hardball with China works – the west is right to move to a ‘constrainment’ strategy
by The Conversation
TS Phạm Đình Bá lược dịch
15/6/2020
https://drive.google.com/file/d/15eFlWQGBEEI4E4wbtbWXjam5mDeETZ23/view?usp=sharing
Andreas Fulda, Giáo sư, Trường Chính trị và Quan hệ Quốc tế, Khoa Khoa học Xã hội, Đại học Nottingham ở Anh gần đây đã nhận thấy rằng thái độ toàn cầu đối với Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc (CHNDTQ) đang dần dần chuyển đổi (1). Năm 2019, Liên minh châu Âu tuyên bố CHNDTQ là đối thủ trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng.
Điểm tin thế giới ngày Thứ ba 16 tháng 6 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
https://drive.google.com/file/d/18Fjv1G7ulgZbIR_q0dLXEUcWwWAUyMv9/view?usp=sharing
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét