Thứ Hai, 22 tháng 6, 2020

Bản tin ngày Thứ hai 22 tháng 6 năm 2020

Tự do báo chí của miền Nam VN trước 1975

Mặc Lâm, biên tập viên RFA
2015-10-31

https://drive.google.com/file/d/1sUS5yKNh8iX5FRUuj2eA2Ut_GZsco9d6/view?usp=sharing

Báo chí Miền Nam Việt Nam trước năm 1975.

Miền Nam trước năm 1975 được xem là có một nền báo chí tự do. Mặc dù chịu rất nhiều sức ép từ chiến tranh lẫn của chính quyền, báo chí vẫn đưa ra các vấn đề tham nhũng hay hủ hóa của lãnh đạo chính phủ. Những  vụ như còi hụ Long An hay vụ tướng Nguyễn Văn Toàn bị điều tra về quan hệ bất chính với trẻ vị thành niên không phải là hiếm. Các câu chuyện bị báo chí phanh phui này không hề nhỏ mặc dù lúc ấy chiến sự đã đến lúc gay gắt và miền Nam đang phải đối phó với sức ép nặng nề từ quân đội miền Bắc.

Manh Kim - Ai “đầu cơ” tin vịt và để làm gì?

22/6/2020

FB Nguyen. manhkim

https://drive.google.com/file/d/1PJyqrR2vV3p8Fl4GjPLOCiZWP9ANlUuZ/view?usp=sharing

Với một số người, chẳng có chuyện thích hay không thích ông Trump, ủng hộ hay chống đối phong trào Black Lives Matter, vấn đề chỉ là kiếm được tiền, rất nhiều tiền. So với cách câu view từ tin tức liên quan giới người mẫu và showbiz luôn được xem là thảm họa của truyền thông thì kiếm sống bằng fake news tỏ ra bất lương gấp nhiều lần. Ngoài những kẻ kiếm sống bằng tin giả, có thể có những người cũng khai thác tin vịt cho mục đích khác… 

Không chỉ đầu độc thông tin và tạo ra cuộc khủng hoảng hỗn loạn không có điểm dừng trong làng truyền thông, fake news còn đang gây xáo trộn xã hội ở mức độ nguy hiểm chưa từng có. Nó tạo ra hận thù và gây chia rẽ ngày càng khủng khiếp. Nguồn gốc vấn đề có thể xuất phát từ hiện tượng thích ông Trump nhưng những kẻ sản xuất fake news mới là thủ phạm mang lại tai họa khi chúng khai thác tối đa tâm lý đám đông, lợi dụng “ông Trump” như một “món hàng thông tin” để bán ra “thị trường pro-Trump” và rung đùi hốt bạc.

Mỹ khẳng định ‘không thay đổi chính sách visa’ cho công dân Việt Nam

22/06/2020

VOA Việt Ngữ

https://drive.google.com/file/d/1QVmqkpaKjuhSUT-2X_SAd30AOEHVsp_2/view?usp=sharing

Cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ ở Việt Nam mới lên tiếng bác bỏ các thông tin lan truyền trên mạng về việc Mỹ “ngưng cấp visa cho du học sinh Việt Nam” từ đầu tháng Bảy, đồng thời cho biết "bước đầu trở lại xử lý hồ sơ thị thực định cư".

“Đừng tin những tin đồn trên mạng! Không có bất kỳ thay đổi gì về chính sách visa Hoa Kỳ dành cho công dân Việt Nam”, cơ quan ngoại giao Mỹ nói hôm 12/6. “Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà Nội đang trông đợi khởi động lại các dịch vụ cấp visa tại chỗ ngay khi có thể và sẽ làm tất cả những gì có thể để hỗ trợ đương đơn xin visa du học Mỹ”.

Trên trang Facebook của Đại sứ quán Mỹ, phần lớn các bình luận dưới thông tin bác bỏ đều cho rằng cơ quan ngoại giao Hoa Kỳ ở Việt Nam đã “kịp thời” lên tiếng.

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải  - Đừng sợ ! Thái độ và cách ứng xử của Mục tử nhân lành

22/6/2020

Linh mục Phêrô Nguyễn Văn Khải - Dòng Chúa Cứu Thế

https://drive.google.com/file/d/1i0w8-AsjhSDLWY2aRPrIBwqo3VsGqCTd/view?usp=sharing

Chúa Giêsu nói: ĐỪNG SỢ!

ĐGH Gioan Phaolô II không ngừng lập lại: ĐỪNG SỢ.

Trong bài Tin mừng Chúa nhật hôm nay, Chúa Giêsu mời gọi chúng ta đừng sợ bạo quyền. Nhân dịp này tôi xin kể hai chuyện liên quan đến hai vị mục tử tôi gặp trong đời.

1.

Ngày trước, lúc tôi còn ở Tu viện DCCT Kỳ Đồng, Sài Gòn, cán bộ công an tôn giáo-chính trị tên B.P cùng các nhân viên thỉnh thoảng đến sách nhiễu và làm áp lực với Cha Bề Trên Giuse Cao Đình Trị về việc một số anh em thường nói và làm những việc mà nhà cầm quyền không thích, nhất là việc lên tiếng đấu tranh cho tự do, dân chủ và nhân quyền.

Chiến tranh nước: Cải tổ uỷ hội Mekong (MRC) để củng cố an ninh nguồn nước trong khu vực

(The Water Wars: Reforming the Mekong River Commission (MRC) to enhance regional water security)

Edward Wong – Bình Yên Đông lược dịch

Medium – January 7, 2019

https://drive.google.com/file/d/19NVb8tAyC7PMYg73Nq02XCFL4VQxqlF3/view?usp=sharing

Việc cai quản các lưu vực sông quốc tế thường bị ngăn cản bởi “trò kéo dây” bế tắc giữa chủ quyền lãnh thổ và hiệu quả của các khuôn khổ luật pháp về nguồn nước quốc tế để bảo đảm rằng nguồn nước chung được sử dụng “công bằng” và “hợp lý”.  Sông Mekong là con sông lớn thứ 8th trên thế giới và là nơi cư trú của trên 80 triệu người, đa số từ các cộng đồng nông nghiệp dựa vào sông để lấy nước uống, đánh cá, canh tác và vận chuyển (Fisher, 2009). 

Điểm tin báo ngày Thứ hai 22 tháng 6 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1WCOjoWYCPYif9X-XgIHOKNsW9LuFCSmx/view?usp=sharing

Ba tàu sân bay Mỹ cùng xuất hiện ở cửa ngõ Biển Đông khiến Trung Quốc lo lắng

Nguyễn Sơn

 22/06/20

https://drive.google.com/file/d/1-VkUo7GHc_Y7yJLXsXo-Hsl-Ca4iAaIJ/view?usp=sharing

Lần đầu kể từ năm 2017, 3 nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ đang cùng hoạt động tại Biển Philippines, tiếp giáp Biển Đông.

Hai nhóm tác chiến tàu sân bay USS Theodore Roosevelt và USS Nimitz đã bắt đầu triển khai hoạt động chung tại Biển Philippines, theo hải quân Mỹ thông báo ngày 21/6.

Như vậy Mỹ đang có đến 7 tàu sân bay ở Thái Bình Dương, gồm 4 chiếc đang neo ở cảng tại các nước để bảo trì, theo CNN.

Lần cuối Mỹ triển khai cùng lúc ba tàu sân bay tới tây Thái Bình Dương vào tháng 11/2017, khi ba tàu sân bay Reagan, Roosevelt và Nimitz tới khu vực giữa lúc căng thẳng Mỹ - Triều leo thang.

Điểm tin thế giới ngày Thứ hai 22 tháng 6 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1irQtCkXTc_1PVLg3zDWtflxWqnb5LhVE/view?usp=sharing

Ông Trump chế nhạo những kẻ vô chính phủ ở SEATTLE.

Ngày 20 tháng 6 năm 2020

Fox News Channel

Tĩnh Lạc phiên dịch

https://drive.google.com/file/d/1vFlSavkTMPmUjSY7rUKllWvRIZNRVfEh/view?usp=sharing

Tổng Thống Trump đã vùng trở lại con đường tranh cử vào tối thứ Bảy với một cuộc vận động trước hàng ngàn ủng hộ viên ở Tulsa, tiểu bang Oklahoma, sử dụng việc xuất hiện tự do không giới hạn và bốc lửa nhằm chế nhạo đối thủ Dân-chủ Joe Biden, phê phán những người phá bỏ những tượng đài các nhân vật lịch sử gây tranh cãi và ta thán những gì ông đã diễn tả như là một cuộc biểu tình "thảm họa" ở [thành phố] Seattle.

Vùng nhận dạng phòng không của Trung Quốc trên Biển Đông: Lợi không bằng hại

Mai Vân

RFI

22/06/2020

https://drive.google.com/file/d/1t6cJEFK9Nc9YRQl77aTtZ6Cgcr689n0C/view?usp=sharing

Theo thông báo của Hạm Đội Thái Bình Dương Hoa Kỳ, hai nhóm tác chiến của tàu sân bay USS Theodore Roosevelt (CVN 71) và USS Nimitz (CVN 68) đã bắt đầu các bài tập huấn chung trên Biển Philippines kể từ hôm qua, 21/06/2020. Cùng ngày, trang web thông tin DVIDS của bộ Quốc Phòng Mỹ cũng công bố hình ảnh về hoạt động, cũng trên Biển Philippines, của hàng không mẫu hạm USS Ronald Reagan (CVN 76) cùng nhóm tác chiến đi theo.

Nhưng nếu ranh giới vùng nhận dạng phòng không đi theo đường lưỡi bò, điều đó sẽ gây chấn động. Từ nhiều năm nay, 10 thành viên ASEAN đã bị chia rẽ về cách đối phó với Trung Quốc. Nhiều thành viên muốn hòa dịu với Trung Quốc, trong khi một số ít lại muốn có thái độ cứng rắn. Một hội nghị thượng đỉnh trực tuyến của ASEAN sẽ mở ra vào cuối tháng này. Theo chuyên gia Collin Koh thuộc Trường Nghiên Cứu Quốc Tế S. Rajaratnam ở Singapore, việc Trung Quốc lập vùng nhận dạng phòng không có thể làm thay đổi tương quan lực lượng, và các nỗ lực của khối để đàm phán một Bộ Quy Tắc Ứng Xử trên Biển Đông với Trung Quốc có thể là nạn nhân.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét