Thứ Năm, 11 tháng 6, 2020

Bản tin ngày Thứ năm 11 tháng 6 năm 2020

Tưởng Năng Tiến – Phân Trâu & Cứt Ngựa

 

https://drive.google.com/file/d/17JMMAj85XNZw2HQSHX1lLL-J7kwlfz9P/view?usp=sharing

 

Thây xác trưng ra đó

Còn chưa đủ thối inh?

Mua chi thêm bầy ngựa

Cứt vung cả Ba Đình!

 

Trần Bang

Ngày 8 tháng 6 năm 2020, báo chí Nhà Nước đều đồng loạt và hớn hở đi trên trang nhất một tin vui lớn: “Cảnh Sát Cơ Động Kỵ Binh Lần Đầu Ra Mắt.” Nhân dịp này C.T.Q.H Nguyễn Thị Kim Ngân long trọng phát biểu: “Với sự quyết tâm của Bộ Công an, của Bộ Tư lệnh cảnh sát cơ động, sự nỗ lực phấn đấu, rèn luyện, không ngại khó, ngại khổ của các cán bộ, chiến sĩ, đoàn Cảnh sát cơ động kỵ binh đã đạt được những kết quả ban đầu đáng ghi nhận.”

Dư luận – buồn thay – lại có những “ghi nhận” hoàn toàn khác, và rất … lạc đề:

Nguyễn Vy-Khanh - Văn hóa dân-tộc và người Việt hải ngoại

10/06/2020

https://drive.google.com/file/d/1kyJMvXdW7fhsQr-94s5WVHFCG0mJ24Xu/view?usp=sharing

Cộng-đồng người Việt ở hải ngoại rõ rệt nhất ở Hoa-Kỳ, Úc, Đức, ... lúc đầu bị dân bản xứ nghi ngờ, kỳ thị, nhưng vẫn may mắn hơn những di dân những thập niên trước đó, thời người Việt đến từ 1975 được lợi thế những chính sách đa văn hoá, nên được sinh sống tự do theo truyền thống, sống như những ghetto nhưng một loại ghetto thời mới, ghetto mở, nghĩa là người Việt cũng để lại dấu ấn của Việt Nam nước gốc, song song với đời sống hội-nhập.

... Cuộc đấu tranh của dân tộc Việt-Nam hiện nay là trách nhiệm của  mọi người, nhất là những người đã nhìn thấy bế tắc của những cực đoan. Quá khứ là việc của lịch sử, tương lai phải là của dân tộc! Người Việt hải ngoại đã quá mất nhiều thì giờ đi tìm giải pháp vì việc chính trước mắt là xây dựng một cộng đồng hải ngoại có thực lực, sống động, đặc thù hoặc Việt, rồi mới tính chuyện xây đắp cho đất nước gốc thật sự tự do dân chủ và giàu mạnh!

Ocean Vương: ‘Tôi chưa, có lẽ sẽ không bao giờ, xác định được danh phận mình’

Titi Mary Trần/Người Việt

Jun 10, 2020

https://drive.google.com/file/d/1yO6upVZOZJPSWqWdACzc5sMxOlWKTe2q/view?usp=sharing

WESTMINSTER, California (NV) – Ocean Vương, tác giả Mỹ gốc Việt Nam đang nổi danh trên văn đàn nước Mỹ, nói: “Tôi chưa, và có thể không bao giờ xác định được ‘identity’ của chính mình.”

“Identity” có thể dịch là nhân dạng, là danh phận, danh tánh, hay một từ tiếng Việt khác.

... Ocean giải thích, “Trong văn chương của người Mỹ gốc Á, hình ảnh con bướm chúa Monarch trở thành một cái gì đó sáo rỗng, tượng trưng cho người Mỹ gốc Á hiền thục, đẹp đẽ, xa vời, mong manh. Nhưng khi chúng ta nhìn vào cuộc đời của những con bướm chúa Monarch mới thấy nó rất kiên cường, vô cùng phức tạp và bền bỉ. Nó bay từ Canada hay từ miền Bắc nước Mỹ xuống tận Mễ Tây Cơ. Quá trình đó tốn hết năm thế hệ. Năm thế hệ sống và chết để bay quãng đường một chiều đó. Tôi nắm lấy khoảnh khắc ấy để khẳng định lại cái ngụ ý của người Mỹ gốc Á. Thay vì bướm chúa là biểu tượng của một cái gì đó sáo rỗng, tôi biến nó thành một biểu tượng của sự mạnh mẽ và khả năng thích ứng. Cuộc đời của người Việt, đặc biệt là của những người tị nạn sống tha phương sau chiến tranh Việt Nam, là mạnh mẽ và sáng tao như những con bướm chúa Monarch.”

Phạm Cao Hoàng – Về một bài lục bát không đề của Nguyễn Đức Sơn

Virginia, tháng 2.2012

https://drive.google.com/file/d/1vna-Qg5AmMOWwIme-oBhevDt65ftMGFg/view?usp=sharing

Đầu thập niên 90, thỉnh thoảng Nguyễn Đức Sơn đi xe đạp từ Bảo Lộc về Đà Lạt. Khó mà hình dung nổi làm sao anh có thể đạp xe trên một đoạn đường dài như vậy, một đoạn đường mà nếu đi xe đò cũng phải mất khoảng 3 tiếng. Thế mà anh vẫn đi một cách bình thường. Hỏi anh đạp xe có mệt không thì anh cười hì hì, “Không mệt, mà còn khỏe ra”.

Nhà tôi ở Đức Trọng, trước khi đến Đà Lạt phải qua chỗ tôi ở, nên trên đường đi anh thường ghé lại thăm tôi. Lần nào ghé lại  anh cũng mang cho tôi một ít trà do anh  trồng . Tôi quí những gói trà đó lắm, vì đó là tấm lòng của anh.

Vị tướng đầu tiên trong lịch sử Việt Nam từng xuất binh chinh phạt Trung Quốc - Kỳ 1

Đường Tân

10/06/20

https://drive.google.com/file/d/1WSrvN81UJFwqugImJC9le7kPNpEO7xbM/view?usp=sharing

Trước âm mưu xâm lược Đại Việt của nhà Tống, danh tướng đương triều của Đại Việt – Thái úy Lý Thường Kiệt bẩm tấu rằng: “Ngồi yên đợi giặc sao bằng đánh trước để bẻ gãy mũi nhọn của nó. Đồng thời đề ra chủ trương thực hiện một chiến lược đánh đòn phủ đầu gọi là kế “Tiên phát chế nhân”, quyết định mở trận tiến công quy mô lớn sang chinh phạt đất Tống...

Lý Thường Kiệt (1019-1105) tên thật là Ngô Tuấn, tự Thường Kiệt. Ông sinh ra trong gia đình danh tướng, cha là Sùng Tiết Tướng quân Ngô An Ngữ. Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Lý Thường Kiệt là hậu duệ của Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập – con trưởng của Ngô Quyền…

Điểm tin báo ngày Thứ năm 11 tháng 6 năm 2020

https://drive.google.com/file/d/1YFhfMyPo-3BAHG5SyGkBGh9F_PPmoK1Z/view?usp=sharing

Đại Dương - Thách đố của Đông Nam Á trước căng thẳng Mỹ-TC

10/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1LDKcE82wPfF2Le679KX5sq1Tg2bVUGtl/view?usp=sharing

Quan hệ giữa Trung Cộng (TC) và Hoa Kỳ ngày càng căng thẳng trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao, văn hoá, công nghệ như muốn cuốn vào một cuộc Chiến Tranh lạnh Mới.

Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) muốn Hoa Kỳ bảo vệ an ninh, đồng thời, hợp tác kinh tế khắn khít với TC, bất chấp tình trạng căng thẳng giữa Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn.

Điều này hình như AEC cố tình ngây thơ vô cùng bất-hợp-lý.

Điểm tin thế giới ngày Thứ năm 11 tháng 6 năm 2020

Võ Thái Hà tóm lược

https://drive.google.com/file/d/1hV9-SUBxuJfMJUQdJ1io8iSRNZqex5Fj/view?usp=sharing

Ký Thiệt: Da trắng, da đen và chính trị

9/6/2020

https://drive.google.com/file/d/1ZY-ZR6d_Q39Ssd6YSHg1NGfUv_Oxs5M8/view?usp=sharing

Cái chết của George Floyd ở Minneapolis, Minnesota, ngày 25 tháng 5 vừa qua đã châm ngòi cho những cuộc biểu tình bạo động dữ dội, đốt phá, hôi đồ cướp của hỗn loạn tại thành phố này và đã lan rộng ra nhiều nơi khác trên nước Mỹ. Lý do: Floyd là một người da đen đã chết trong khi bị cảnh sát bắt giữ.

Mặc dù lệnh giới nghiêm đã được ban hành và Vệ binh Quốc gia đã được phái tới để vãn hồi trật tự, tình trạng cũng chưa bớt căng thẳng khi những tin tức cập nhật về cái chết thương tâm của một người da đen trong tay cảnh sát da trắng (?) tiếp tục được phổ biến trên màn ảnh truyền hình khiến mọi người bất bình. Phải chăng vì vậy mà người ta thấy trong những đám biểu tình đã có mặt nhiều người da trắng.

Trung Quốc không muốn một trật tự thế giới mới

China doesn’t want a new world order. It wants this one.

Why would China go to the trouble of capsizing the global order when it can simply take it over?

New York Times|

Jun 06, 2020

 

By Vijay Gokhale ,  cựu đại sứ Ấn Độ tại Trung Quốc.

 

Anh Khoa lược dịch

https://drive.google.com/file/d/1w_6tEdM32ML9SGuO9FqPE1MZk0Wa_E8_/view?usp=sharing

Tại sao Trung Quốc phá vỡ trật tự thế giới  khi có thể chiếm lĩnh trật tự đó?

Trung Quốc đang ở giữa một trận chiến khốc liệt để vãn hồi danh tiếng của mình

Bắc Kinh bị chỉ trích trong vấn đề đại dịch và quyết định kiểm soát Hồng Kông, do đó các quan chức của nước này đang phải chữa cháy. Cách tiếp cận của họ gồm hai phần. Đầu tiên, nêu bật thành công trong việc chống lại virus  corona và che giấu những sai lầm ban đầu. Thứ hai, tấn công những ai tìm cách làm hỏng hình ảnh Trung Quốc.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét