Thứ Sáu, 5 tháng 6, 2020

Bản tin ngày Thứ sáu 5 tháng 6 năm 2020


Phạm Hồng Sơn - Hai ông cải lương họ HOÀNG
Bài viết này đã được phổ biến trong một khung cảnh hạn hẹp cách đây vài tháng với một nhan đề khác. Trước một loạt các vụ bắt bớ thô bạo những nhà hoạt động cao tuổi (Trần Đức Thạch, Phạm Thành, Nguyễn Tường Thụy) có tính nối tiếp vụ khủng bố, thảm sát tại Đồng Tâm, tôi muốn phổ biến lại bài viết này với một tiêu đề khác với một hy vọng: Đòn thù nhằm vào những người đấu tranh thực sự sẽ bớt thảm khốc hơn nếu những kẻ hoạt động nước đôi được đưa ra ánh sáng.
Phạm Hồng Sơn (05/06/2020)
Ý nghĩa cuộc sống là gì khi không có tự do và dân chủ?
‘Without Freedom and Democracy What’s the Point in Living?’
The New Law Presenting a Grave Threat to Hong Kong
Steve Shaw reports on Beijing’s new national security law, approved today, to bring Hong Kong further under its control.
28 May 2020
Khánh An dịch
Tự do và dân chủ về cơ bản là hai điều ở một đất nước văn minh
Hồng Kông từng nổi tiếng với những con phố đèn màu rực rỡ, những khu chợ nhộn nhịp và sự hợp nhất độc đáo của các giá trị phương Tây với văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên, đi trên đường phố Hồng Kông ngày nay, nổi bật nhất là cảm giác sợ hãi và tuyệt vọng bao trùm nhiều cư dân của Hồng Kông.
... Người phát ngôn đã cung cấp một tuyên bố chung từ Vương quốc Anh, Úc và Canada, họ chỉ công nhận rằng luật an ninh quốc gia đã vi phạm nguyên tắc “một quốc gia, hai chế độ” và lưu ý rằng ba quốc gia này “quan ngại sâu sắc”.

Phạm Trần - Thời mạt vận đã ló dạng
5/6/2020
Chỉ còn hơn 6 tháng nữa đến Đại hội đảng toàn quốc XIII, diễn ra đầu năm 2021, nhưng những kẻ nịnh thần đã xếp hàng sau lưng Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng để vận động “đề nghị” ông ngồi thêm nhiệm kỳ nữa, hay ít nhất cũng 2 năm.
Lý do của đám tôi trung đưa ra là đất nước cần lãnh đạo ổn định để bảo vệ đảng và chế độ theo định hướng Xã hội Chủ nghĩa, dựa trên nền tảng Chủ nghĩa Mác-Lenin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Nhưng điều này cũng lộ ra dấu hiệu mất  đoàn kết và không thống nhất trong nội bộ hơn 4 triệu đảng viên.
Bạch Huỳnh Duy Linh  - Không ai chọn được màu da và xuất phát điểm của mình
05/06/2020
... Bạn không thể quyết định được cha mẹ bạn là ai, đất nước bạn sống là nước nào. Tương tự như thế, một chủng tộc không thể quyết định được vị trí địa lý mà chủng tộc họ sinh sống. Từ sự khác biệt về địa lý đó, trải qua hàng vạn năm tiến hoá của nhân loại, dẫn tới sự khác biệt lớn về sự phát triển giữa các lục địa và các quốc gia. Sự khác biệt lớn đó lại dẫn đến tâm lý phân biệt chủng tộc như chúng ta đang quan sát thấy những ngày vừa qua trên đất nước có tên gọi Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Bản Tuyên ngôn độc lập của Mỹ do Thomas Jefferson, tổng thống thứ ba của Hoa Kỳ, một nhà chính trị có ảnh hưởng lớn và là một trong những người theo chủ nghĩa tự do nhiệt thành nhất thời cận đại, soạn thảo đã khẳng định rằng “chúng tôi khẳng định một chân lý hiển nhiên rằng mọi người sinh ra đều bình đẳng, rằng tạo hóa đã ban cho họ những quyền tất yếu và bất khả xâm phạm, trong đó có quyền sống, quyền được tự do và mưu cầu hạnh phúc”.  
Phạm Minh-Tâm  - Từ một con vi-khuẩn khác…
5/6/2020
Phạm Minh-Tâm (Melbourne)
Thấm-thoát con vi-khuẩn “corona Vũ-hán” đã hành-hạ thế giới cũng nửa năm nay rồi. Xem ra con người chưa hẳn là thua nó song vì nó mà gian-truân thì thật đúng là oan-nghiệt.
...Cho nên, như người ta vẫn nói, tấm huy-chương nào cũng có hai mặt (toute médaille a son revers) nên hy-vọng vi-khuẩn Conoravirus cũng có tác-dụng ngược là mở lại các con mắt lương-tâm đã bị tiền-tài che lấp trước sự thật. Đồng thời, cũng cần theo gương như người dân Hồng-kông và Đài-loan đã tìm ra hướng phải soi tới cho cộng-đồng họ là càng tránh xa khỏi tầm tay của Trung-cộng thì càng an-toàn để bảo-vệ mình.

Điểm tin báo ngày Thứ sáu 5 tháng 6 năm 2020
Nguyễn Cao Quyền: Chiến lược Tứ Giác Kim Cương từ manh nha đến hành động
4/6/2020
Cách đây hơn một thập kỷ,  bên lề Hội Nghị Cấp Cao Đông Nam Á ở Philppines bốn nước Mỹ, Nhật, Úc và Ấn Độ đã có một cuộc gặp gỡ làm việc đầu tiên.  Kết quả là đã có một sự thỏa thuận về tăng cường hợp tác trên mọi lãnh vực  vì thịnh vượng chung trong khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương.
... “Bộ Tứ” sẽ tăng sức mạnh cho ASEAN và giúp đối trọng lại sứ trỗi dậy của Trung Quốc. Trong lúc này người ta thấy rõ ràng  Nhật Bản đang là động lực chính thúc đẩy sự hồi sinh của “Tứ Giác Kim Cương”. Những gì đã  thấy trong kỳ họp của APEC tại Đà Nẵng đã mang lại đôi chút hy vọng toát ra từ phía Mỹ. Các chuyên gia kinh tế tiên đoán rằng, bốn quốc gia của “Bộ Tứ” và một số quốc gia khác sẽ mở ra một liên kết lớn về kinh tế cho khu vực.
Điểm tin thế giới ngày Thứ sáu 5 tháng 6 năm 2020
Võ Thái Hà tóm lược
Thế lực nào đang gây ra sự hỗn loạn tại nước Mỹ?
Xuân Trường
 05/06/20
Cái chết của một người Mỹ da đen tên là George Floyd vào ngày 25/5/2020 đã thổi bùng lên làn sóng bạo lực chưa từng thấy. Những kẻ bạo loạn giả danh đòi Công lý cho George Floyd đã không kiêng dè tấn công bất cứ ai, từ cảnh sát cho tới dân thường và người biểu tình ôn hoà, đồng thời gây ra hàng loạt các vụ đốt phá, hôi của trên toàn nước Mỹ.
Liệu cái chết của George Floyd có nằm trong "kịch bản" hay không, hay nói cách khác, ai đang được hưởng lợi từ cái chết của George Floyd?
Singapore: Thủ tướng Lý Hiển Long đặt câu hỏi nghiêm túc cho TQ và Mỹ
BBC News
5/6/2020
Đúng ngày 04/06/2020, thủ tướng Singapore cảnh báo về cuộc đối đầu Mỹ - Trung và nói châu Á không muốn bị buộc phải chọn đứng về chỉ một bên.
Kết luận, thủ tướng Lý Hiển Long không vẽ ra một bức tranh tươi sáng, mà nói rằng bên cạnh các thúc đẩy nội bộ (ở Hoa Kỳ và Trung Quốc), các vấn đề thương mại, địa chính trị, thì đại dịch Covid-19 "đã làm cho cạnh tranh Mỹ - Trung xấu đi".
"Thành công của các nước châu Á, và tương lai của Thế kỷ châu Á sẽ tùy thuộc rất nhiều vào chuyện Hoa Kỳ và Trung Quốc có khắc phục được khác biệt, xây dựng niềm tin và cùng làm việc vì trật tự thế giới hòa bình hay không. Đây là câu hỏi cơ bản của thời đại chúng ta."

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét