Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Bản tin ngày 28 tháng 8 năm 2017


MÀN KỊCH ĐÃ HẠ

Người lính già oregon


Trong vở hài kịch nổi tiếng của Molière, Tartuffe ou l’hypocrite (1664), nhân vật chính, Tartuffe, là một gã vô lại, cơ hội chủ nghĩa, được Orgon, thuộc giới trung lưu (bourgeois), rước về nhà với sự chấp thuận của bà mẹ mộ đạo cuồng tín, Mme Pernelle, và hai mẹ con xem gã như một thánh sống. Trong khi, ngược lại, cả gia đình, từ Elmire, vợ kế của ông, đến Damis, con trai, đến Mariane, con gái, đến người anh vợ, đến cô người làm trực tính, trực ngôn, đều khinh ghét gã. Orgon, mỗi lần đi đâu về, đều ân cần vấn an Tartuffe trước tiên. Và dự tính gả Mariane cho gã, mặc dù cô đã có người yêu, là Valère. Trước mọi người, Tartuffe có thái độ khiêm cung, nói năng nhỏ nhẹ, dáng vẻ nghiêm trang, miệng lúc nào cũng kêu tên Chúa. Một hôm, có dịp gặp riêng Elmire, gã thả lời ong bướm. Từ phòng bên, Damis nghe được, liền báo cho bố biết, nhưng Tartuffe chối bay chối biến và tố ngược Damis vu khống, khiến Orgon, vì quá mê gã, bèn từ con, đuổi đi, và viết giấy tặng hết nhà cửa, tài sản cho gã. Còn Elmire giả vờ nói với gã, sẽ không tiết lộ việc này nếu gã chịu từ bỏ Mariane để cho cô lấy Valère. Rồi bày mưu, hẹn gặp Tartuffe tại phòng, làm như muốn đáp lại tình yêu của gã, nhưng trước đó, đã sắp xếp cho Orgon núp dưới bàn, nghe hết. Orgon bèn nổi giận lôi đình, đuổi gã ra khỏi nhà, trong khi Mme Pernelle vẫn không tin. Nhưng Tartuffe lại đuổi ngược gia chủ, sau khi trưng ra đầy đủ giấy tờ. Vua biết được câu chuyện, ra lệnh bắt gã. Vở kịch kết thúc có hậu cho gia đình Orgon với tin loan báo đám cưới của Mariane với Valère.

Điểm tin báo ngày Thứ hai 28 tháng 8 năm 2017




Chuyện Việt Nam

Tự Do Trong Giáo Dục

8/18/2017

Admin Vande
Mạnh Kim



Việt Nam hệt như Mỹ cách đây hơn một thế kỷ, khi vào năm 1899, nhà giáo dục Mỹ William T. Harris than phiền rằng hệ thống giáo dục Mỹ đã phát triển một “cỗ máy” mà học trò chỉ biết ngồi nghe. Giáo dục là vậy sao? Giáo dục là giúp định hình nhân cách thông qua cung cấp kiến thức và tạo ra một xã hội sáng tạo, hay là chỉ sản xuất những người máy chỉ để phục tùng? Chúng ta nghe nói rất nhiều về chuyện VN còn nghèo nên không thể so với các nước phương Tây. Vấn đề có phải thực là do nghèo, hay đó là cái cớ để biện bạch một hệ thống giáo dục mục ruỗng đầy bức bối và phi tự do? Hãy thử xem một trường hợp để thấy việc đưa lý do “nghèo” chỉ là một sự lấp liếm ngụy biện.


Tột cùng sự khốn nạn của VN Pharma và Bộ Y tế.

8/28/2017 Admin Vande
Bạch Hoàn 


Dư luận đang phản ứng dữ dội trước việc toà án nhân dân TP.HCM chỉ tuyên án 12 năm tù giam cho Nguyễn Minh Hùng, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần VN Pharma vì hành vi buôn lậu và làm giả giấy tờ, con dấu. Bởi, những việc làm của Nguyễn Minh Hùng và đồng bọn, trên thực tế đã có đủ dấu hiệu cấu thành tội buôn bán thuốc giả.

Tôi sẽ đi vào chi tiết về vấn đề này ở bài viết sau. Trong bài này, điều tôi quan tâm là tại sao VN Pharma có thể lộng hành, vượt qua hàng loạt khâu kiểm soát, để thực hiện hành vi mà nhiều người đang cho rằng đó là một tội ác không thể dung tha?


Chuyên để Hoàng Sa- Trường Sa

Tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tại Hòa hội Cựu Kim Sơn.


“Thật là nghiêm trọng và cảm kích cho Việt Nam được đến San Francisco tham dự công việc của hội nghị Hòa bình với Nhật Bản. Sở dĩ chúng tôi được hiện diện tại đây là nhờ các tử sĩ của chúng tôi và lòng hy sinh vô bờ bến của dân tộc chúng tôi, dân tộc đã chịu đựng biết bao đau khổ để được sống còn và giành sự trường tồn cho một nòi giống đã có hơn 4 ngàn năm lịch sử.”

TUYÊN CÁO CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA  

VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC ĐẢO HOÀNG SA (NGÀY 19.1.1974)


Nguyên văn: Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng – Sa và Trường-Sa của Việt Nam Cộng-Hòa, Trung cộng đã đưa Hải-quân tới khu vực Hoàng- Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam -Tuyền, Quang -Hòa và Duy -Mộng. Lực lượng Hải -quân Trung -Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn. Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt-Nam Cộng-Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khỏi khu vực.

Tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc nhớ lại và suy ngẫm

Nhớ lại và suy ngẫm về vụ Hải Chiến Hoàng Sa (1974)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzREN6T1BsZjdGVGNCS05mTEk1Y3U3NVNXWlMw/view?usp=sharing

Giới Thiệu: Ông Vương Văn Bắc (1927-2011) là một luật sư và Tổng trưởng Ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa vào những năm cuối cùng của quốc gia này. Vào đầu năm 1974 khi Trung Cộng mở cuộc gây hấn ở Quần đảo Hoàng Sa, tấn công lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa ngày 11 tháng 1 đóng ở nhóm Nguyệt Thiềm; căn cứ trên đảo Hoàng Sa (Pattle) thất thủ. Ông xúc tiến soạn văn kiện Tuyên cáo chủ quyền VNCH năm 1974 trên hải đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, “Tuyên cáo của Bộ Ngoại Giao VNCH về việc Trung Cộng xâm lược đảo Hoàng Sa năm 1974”, và “Bạch thư của VNCH” đầu năm 1975 lên án vụ chiếm đoạt trước công đàn quốc tế...

NHỚ VỀ LUẬT SƯ VƯƠNG VĂN BẮC


 “Saigon 17-1-1974 (VTX): Ngoại Trưởng VNCH Vương Văn Bắc chiều nay đã lên tiếng tố cáo trước dư luận quốc tế và quốc nội việc Trung Cộng đã vi phạm chủ quyền VNCH trên các quần đảo Hoàng Sa, đồng thời cho rằng việc xâm phạm chủ quyền này không thể chấp nhận được. Sau đây là nguyên văn bản tuyên bố:
“Ngày 11-1-1974, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng bỗng nhiên lên tiếng mạo nhận chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH. Ngay ngày hôm sau, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao VNCH đã bác bỏ đòi hỏi vô căn cứ đó. Mặc dầu vậy, trong những ngày gần đây, nhà cầm quyền Trung Cộng không những đã không rút lại sự đòi hỏi vô lý của mình lại còn ngang nhiên xâm phạm vào chủ quyền lãnh thổ của VNCH bằng cách cho người và tàu bè xâm nhập vào vùng lãnh hải chung quanh các đảo Cam Tuyền (Robert), Quang Hòa (Duncan), Duy Mộng (Drummond) thuộc quần đảo Hoàng Sa (Paracels Islands) của VNCH. Thậm chí bọn người này còn dám đặt chân lên các hòn đảo này, dựng chòi và kéo cờ Trung Cộng, trắng trợn chà đạp lên chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của VNCH.

Tập san Sử Địa số 29. Đặc khảo về Hoàng Sa- Trường Sa


THỬ ĐẶT VẤN ĐỀ HOÀNG SA…

Cách đây vừa đúng một năm, vấn đề Hoàng Sa trở nên sôi động nhưng rồi có vẻ như bị chìm dần. Nhưng thật ra, biến cố " Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc " cưỡng chiếm Hoàng Sa đã, đang gieo vào lòng người Việt Nam những khắc khoải, uất hận về thân phận nhược tiểu trong ki anh em trong nhà thiếu đoàn kết. Dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc anh hùng, nỗi tiếng bất khuất, quyết liệt chống lại mọi hình thức xâm lăng bất cứ từ đâu tới. Trong quá trình lịch sử, người Việt Nam có thể bị thất bại, nhưng cũng chỉ tạm thời trong hàng chục năm, hàng trăm năm và có thể tới hàng ngàn năm, nhưng rồi thời cơ tới, người Việt Nam vẫn còn dẻo dai quật khởi và cuối cùng kẻ thù nào cũng bị đánh bại để việt nam tồn tại. Người Trung Hoa đang cố gắng tạo hỏa mù về Hoàng Sa để dư luận thế giới lầm tưởng rằng quần đảo Hoàng Sa chưa rõ ràng thuộc về nước nào, nên các quốc gia đã tranh chấp nhau, để rồi kẻ mạnh đã dùng sức mạnh để thắng. Thật ra, việc Việt Nam hành sử chủ quyền tại Hòang Sa đã quá lâu và tiếp tục qua nhiều thế kỷ trước khi người Pháp đến đô hộ Việt Nam…

Hoàng Sa

Lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.

Bộ Dân vận Chiêu Hồi phát hành năm 1974.











HOÀNG SA NHUỘM MÁU

Lê  Thương



Trận hải chiến đẫm máu ở Hoàng Sa-Trường Sa giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Cộng bắt nguồn từ ngày 11-1-1974 khi Trung Cộng lên tiếng tuyên bố các quần đảo nầy thuộc lãnh thổ của họ, đồng thời họ gởi nhiều tàu chiến ngụy trang tàu đánh cá đổ quân lên các đảo lân cận.

Ngày hôm sau, 12-1-1974, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa Vương Văn Bắc cực lực bác bỏ những luận điệu ngang ngược, vô căn cứ nầy và mạnh mẽ lên án trước dư luận thế giới về ý đồ xâm lăng của Trung Cộng. Để bảo tồn sự vẹn toàn lãnh thổ, ngày 15-1-1974, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam phái Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16 ra tăng cường tuần tiễu và bảo vệ các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ta. Ngày xưa, vị anh hùng Lý Thường Kiệt mang gươm đi đánh Tống, ngày nay con tàu mang tên ông cũng đang lướt sóng trực chỉ Biển Đông, sẵn sàng chống giữ Hoàng Sa.

Việt Nam chính sử

Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim


Tựa

Sử là sách không những chỉ để ghi-chép những công-việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy-xét việc gốc-ngọn, tìm-tòi cái căn-nguyên những công-việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận-hội trị-loạn của một nước, những trình-độ tiến-hóa của một dân-tộc. Chủ-đích là để làm cái gương chung-cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh-hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực những thế nào, mới chiếm-giữ được cái địa-vị ở dưới bóng mặt trời này.





Về cuốn Việt Nam Sử Lược và Chính phủ Trần Trọng Kim

Mai Khắc Ứng


Tôi ra đời 14 năm sau, ngày Trần Trọng Kim cho phát hành (1921) cuốn “Việt Nam Sử Lược”. Chính phủ Trần Trọng Kim xuất hiện trước Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà lâm thời 5 tháng. Suy nghĩ của tôi về cuốn “Việt Nam Sử Lược” và Chính phủ Trần Trọng Kim, xin được phép đặt trong hai thời đoạn cụ thể đó.


Trước hết xin nói về cuốn Việt Nam Sử Lược.

Tên tôi là Mai Khắc Ứng nên thời học tại khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, hễ kiểm tra miệng xếp theo thứ tự A,B,C thường là người được hỏi sau cùng. Một buổi chiều cuối năm 1962, sau hồi kẻng “thu không” khoảng mười lăm phút, tôi theo Thầy Trần Quốc Vượng ra khỏi lớp. Lúc đó, mấy lối đi về phía nhà ăn của Ký túc xá Láng học trò trường Trung học Trung Hoa và sinh viên Khoa Xã Hội trường Đại Học Tổng Hợp đã gõ đũa vào bát lanh canh.

VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU  DƯƠNG QUẢNG HÀM 

 BỘ GIÁO DỤC  TRUNG TÂM HỌC LIỆU XUẤT BẢN 1968


Việt Nam Văn học sử yếu và Việt Nam thi văn hợp tuyển, xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1968

Đây là một bộ sách giáo khoa văn học Việt Nam. Không kể những đề mục phụ, như: Biên tập đại ý [3], Những chữ viết tắt, Tổng kết, Biểu liệt kê, Mục lục…; Việt Nam văn học sử yếu gồm 48 chƣơng[4] trong đó có nhiều phần có giá trị, nhƣ: Văn chƣơng bình dân, Ảnh hƣởng của nƣớc Tàu, Các chế độ việc học, việc thi, Ảnh hưởng của nƣớc Pháp, Vấn đề ngôn ngữ văn tự v.v…

Tác giả đã dành nhiều công sức để giới thiệu khái quát nền văn học Việt. Cuối sách còn có Biểu liệt kê các tác gia và tác phẩm, Bảng kê tên theo vần chữ cái các tác gia, tác phẩm có nói trong sách, khá tỉ mỉ và chu đáo.

Thứ Sáu, 25 tháng 8, 2017

Bản tin ngày 25 tháng 8 năm 2017




Tưởng Năng Tiến - Chú Sáu Vespa & Bà Đàm Bích Thủy


Nền giáo dục phi nhân bản áp đặt lên hiện tại lẫn tương lai với cái gông Marx-Lenin đã cho thấy quá rõ kết quả tồi tệ, nhưng sau bao nhiêu năm, nó vẫn được “vận dụng” và “sáng tạo.

Mạnh Kim

Có dịp trò chuyện với nhiều vị đồng hương, vừa từ quê nhà sang California du lịch, tôi mới biết ra rằng mình đã “trở thành” người Sài Gòn cũ. Lý do: có những người Sài Gòn mới, mới đến sau 1975.

Đảng CSVN Đã Lỡ Một Chuyến Tầu

25/08/2017

Phạm Trần



Nếu Lịch sử biết nói thì thời gian 43 năm lặng lẽ trôi qua sẽ bảo các Nhà viết sử Cộng sản Việt Nam rằng: “Vì kiêu ngạo và nhát gan mà đảng cầm quyền đã lỡ một chuyến tầu.”

Tại sao?

Vì rằng đảng và nhà nước Cộng sản Việt Nam đã để mất chính nghĩa chủ quyền quốc gia ở Biển Đông ngay khi quần Hoàng Sa bị quân Trung Cộng đánh chiếm từ tay Hải quân của Việt Nam Cộng hòa ngày 19/01/1974.


Một số điều cần trao đổi nhân vụ Trịnh Xuân Thanh

 Hoàng Xuân Phú


Xa Tổ quốc gần nỗi đau Tổ quốc

Trải nỗi lòng mong nhẹ bớt nỗi đau

Cái tên Trịnh Xuân Thanh (TXT) sẽ đi vào lịch sử. Song không phải vì tội "cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng", hay vì tội tham nhũng. Dù đã gây ra những hậu quả rất tệ hại, nhưng trong hàng ngũ các đồng chí thi đua phá phách - vơ vét, thì tầm vóc của Thanh vẫn còn khá khiêm tốn. So với các đại ca thì Thanh mới như "trẻ nhỏ đua đòi". Còn so với mấy bố già thì Thanh càng chưa thể sánh ngang vai trên con đường hại dân hại nước. Bởi thế, khi các đại ca và bố già vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật, thậm chí còn vắt vẻo trên đỉnh cao quyền lực, thì chắc Thanh cũng khó cam lòng "đầu thú".

Điểm tin báo ngày Thứ sáu 25 tháng 8 năm 2017


CHUYỆN VIỆT NAM:

TRUNG TƯỚNG NGUYỄN THANH TUẤN YÊU CẦU KIỂM TRA, XỬ LÝ BỘ SÁCH LỊCH SỬ DO GS PHAN HUY LÊ LÀM TỔNG CHỦ BIÊN

Thứ hai 21 tháng 8 năm 2017


Lời dẫn: Ngay sau khi trên báo chí đăng tin Lễ ra mắt Bộ sách 15 tập về Lịch sử Việt Nam do ông GS Phan Huy Lê làm Tổng Chủ biên, bạn Hoàng Ngân Thương, đại diện của Google.tienlang đã có 1 stt kêu gọi bè bạn viết bài phân tích, phản biện:

Chỉ trong thời gian ngắn, cả trăm, cả ngàn bài viết bày tỏ nỗi căm giận với nhóm "giết sử" của ông Phan Huy Lê.
Đỉnh điểm là bài của Trung tướng Quân đội Nhân dân Việt Nam Nguyễn Thanh Tuấn mà chúng tôi giới thiệu dưới đây đã thực sự gây bão trên mạng mấy ngày vừa qua....

Đề xuất tăng thuế VAT, “Chính phủ cần thận trọng”

8/24/2017 Admin Vande
Bạch Dương



“Chắc chắn khi đưa ra nội dung này, phản ứng của dư luận xã hội sẽ có nhiều chiều”, Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế nói...


Trong cuộc họp báo chiều 15/8 vừa qua, Bộ Tài chính đã công bố định hướng sửa 5 luật về thuế với nhiều đề xuất tăng, từ thuế tiêu thụ đặc biệt, thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân đến giá trị gia tăng (VAT)...

Về lý do đề xuất tăng thuế VAT, Bộ Tài chính cho rằng mức thuế VAT hiện tại 10% là tương đối thấp, không phù hợp với thông lệ quốc tế, khó đảm bảo an toàn tài chính quốc gia.


Quốc Gia và Thủ đô đều vô chủ

25/8/2017

Bùi Quang Vơm


Chủ tịch nước Trần Đại Quang vắng mặt từ ngày 26-7, đã gần một tháng. Bí thư Hà Nội Hoàng Trung Hải theo tháp tùng Tổng bí thư đi Indonesie và Mianmar từ ngày 21-08 và sẽ không có mặt tại Thủ đô đến hết ngày 26-08.

Điều gì đang xảy ra trên sân khấu chính trị Việt Nam những ngày gần đây, khi cùng một lúc, Nhà nước và Thủ đô đều không có người đứng đầu? Nếu chiến tranh xảy ra, nếu có đảo chính?

CHUYỆN NƯỚC MỸ:

Chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Trung Ương Mỹ

Nguyễn Xuân Nghĩa- Thanh Hà

Phát Thứ Ba, ngày 22 tháng 8 năm 2017


Fed từng bước tăng lãi suất ngân hàng Mỹ trở lại, thu hồi khoản tiền khổng lồ 4.500 tỷ đô la đã tung ra để hỗ trợ kinh tế sau khủng hoảng 2008. Biện pháp đó ảnh hưởng gì đến thế giới và với tăng trưởng của  Hoa Kỳ ?

Điều trần giữa tháng 07/2017 tại Hạ Viện, thống đốc Ngân Hàng Trung Ương Mỹ, bà Janet Yellen, đánh giá kinh tế Hoa Kỳ đủ vững vàng, Fed từng bước thu hồi khoản tín dụng đã bơm ra để hỗ trợ kinh tế từ sau khủng hoảng 2008.

Chúng ta nên biết: Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED)

8/23/2017 Admin Vande
Đỗ Ngà




Cục Dự Trữ Liên Bang Mỹ (FED) là một ngân hàng trung ương, có tổ chức độc lập với chính phủ Mỹ và độc lập với cả cơ quan lập pháp Mỹ. Nó hoạt động dựa trên luật pháp Hoa Kỳ, luật đó gọi là Đạo Luật Dự Trữ Liên Bang. Việc phát hành đồng đô la được thực hiện nghiêm ngặt theo luật pháp dưới sự giám sát chặc chẽ của Quốc hội nơi mà đại diện cho dân thực sự, họ sẽ không vì chính phủ mà phản bội lại nhân dân, họ sẽ giám sát FED vì sự thượng tôn pháp luật và vì quyền lợi nhân dân Mỹ.

Đạo Luật Dự Trữ Liên Bang như là một đạo luật giành riêng cho cơ quan này. Luật này được viết ra để đảm bảo 3 mục tiêu sau: tạo việc làm tối đa cho dân Mỹ, giữ giá cả ổn định cho dân Mỹ, và giữ lãi suất dài hạn vừa phải cho dân Mỹ. Như vậy, nạn bơm tiền gây lạm phát và làm rối loạn thị trường đều phạm vào 3 mục tiêu của đạo luật này. Cho nên nạn bơm tiền vô tội vạ vào thị trường như Việt Nam làm sẽ không thể xảy ra với nước Mỹ. Đó là vì sao đồng tiền này cực kỳ ổn định.

Nước Mỹ Kỳ Thị

22/08/2017

  Linh


...Phe Nam quân chủ trương duy trì nô lệ chính là “thủy tổ” của đảng DC...

Biến cố mới đây tại Charlottesville, tiểu bang Virginia, đang gây chấn động mạnh trên cả nước Mỹ. Nhờ TTDC khua chiêng trống tới đinh tai nhức óc luôn.

Cái này gọi là nghệ thuật xách động dư luận quần chúng, không khác gì kỹ thuật xách động quần chúng mà các chế độ độc tài phát xít và cộng sản chuyên trị nhưng thua xa kỹ thuật tân tiến của những CNN hay WaPo ngày nay.

Trước hết, phải nói ngay, bài này bàn về biến cố xung đột tại Charlottesville nói chung, không bàn đến chuyện anh trắng lái xe đâm vào đám đông, là chuyện khùng điên cá nhân, chẳng có gì để bàn.


Tướng John Kelly, Niềm Hy Vọng Cuối Cùng Của Ông Trump

Why General John Kelly Is Trump’s Last Hope

Michael Duffy

Song ngữ Việt Anh


Sau gần 200 ngày đầy những xáo trộn, rò rỉ, cãi nhau, chia phe kình chống, tinh thần những cộng sự viên của Tổng thống Trump xuống rất thấp, kể cả việc sa thải, hay ra đi một vài nhân vật tên tuổi. Bây giờ là lúc phải cải tổ, và cần một người xếp mới lo việc ổn định văn phòng Tổng thống để giúp ông giải quyết công việc một cách hiệu quả, và điểm thăm dò dư luận không bị tuột dốc, xuống quá thấp.

Không cần nhiều lời giới thiệu mất công, ông John Kelly bước đến trước máy vi âm, ông lên tiếng: “Chào qúi vị, rất vui được gặp qúi vị. Tôi là người từ Boston đến.”. Trong lúc người con rể của Tổng thống, Jared Kushner và các vị phụ tá cao cấp khác đứng ở hai góc phòng theo dõi, ông tướng 4 sao gốc Thủy Quân Lục

VIỆT NAM CHÍNH SỬ:

Sự tồn tại của Việt Nam Cộng Hòa qua Công Pháp Quốc Tế

Thẩm phán Phạm Đình Hưng


Chánh thể và Quốc gia

Trong thời gian lưu vong ở hải ngoại, một số ít người Việt tị nạn cộng sản đã đơn giản nghĩ rằng Việt Nam Cộng Hòa đã chết sau ngày các sư đoàn của Bắc Việt cộng sản (nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa) đánh chiếm một quốc gia láng giềng là miền Nam Việt Nam, quốc hiệu Việt Nam Cộng Hòa. Họ muốn nói đến chánh thể Cộng Hòa (Republic) của miền Nam Việt Nam đã bị kẻ xâm lăng Bắc Việt, môt nước cộng sản ở trên vĩ tuyến 17, xóa bỏ và thay thế bằng một chế độ độc tài toàn trị do đảng Cộng Sản lãnh đạo từ 42 năm nay. Họ đã không phân biệt chánh thể (political regime) với quốc gia (state).

Toàn văn Hiệp định Genève 20-7-1954 và Bản Tuyên bố cuối của hội nghị

Tháng Sáu 16, 2014


HIỆP ĐỊNH VỀ SỰ CHẤM DỨT TÌNH TRẠNG CHIẾN TRANH TẠI VIỆT NAM, 20-7-1954

(Các hiệp định Geneva, một cách lí thuyết, chấm dứt chiến tranh giữa Lực lượng Liên hiệp Pháp và Việt Minh tại Lào, Căm-pu-chia, và Việt Nam. Những xứ này được trở thành các quốc gia độc lập, với sự phân chia định rõ lần cuối gần Vĩ tuyến 17 thành 2 miền trong khi chờ đợi sự thống nhất lại thông qua “cuộc tuyển cử tự do” được tổ chức vào ngày 20 tháng 7, 1956. Hiệp chủng quốc [Hoa Kỳ] và Việt Nam (Việt Nam cộng hoà) không kí tên vào các hiệp định này)

HIỆP ĐỊNH KẾT THÚC CHIẾN TRANH VÀ VÃN HỒI HÒA BÌNH TẠI VIỆT NAM.

(Song ngữ Việt Anh và bản scan)



trước viễn cảnh kết thúc chiến tranh và vãn hồi hòa bình trên cơ sở tôn trọng quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam cũng như cơ hội củng cố nền hòa bình ở châu Á và trên toàn thế giới, đã thống nhất về các điều khoản sau và cam kết sẽ cùng nhau tôn trọng và thực thi các điều khoản này

Chủ Nhật, 20 tháng 8, 2017

Bản tin ngày 21 tháng 8 năm 2017


Vụ kiện 2 thế kỷ.

Trịnh Vĩnh Bình vs Chính phủ Việt Nam


Ngày 21 tháng Tám, 2017, Tòa trọng tài Quốc tế tại Paris, Pháp, sẽ khởi đầu phiên xử đặc biệt: Nguyên đơn là nhà đầu tư Hà Lan gốc Việt, doanh nhân Trịnh Vĩnh Bình, kiện bị đơn là Nhà nước Việt Nam. Số tiền ông Bình đòi chính phủ Việt Nam bồi thường là “tối thiểu 1,25 tỷ đôla.”

Vụ kiện này có nguyên ủy từ những năm thập niên 1990, khi ông Bình về Việt Nam đầu tư, rồi bị chính phủ Việt Nam tuyên 13 năm tù, sau đó giảm xuống 11 năm, về tội “vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ đất đai” và tội “đưa hối lộ”.

Ông Bình sau đó kiện Việt Nam ra tòa trọng tài quốc tế. Hai bên “dàn xếp” ngoài tòa; Việt Nam đền ông Bình $15 triệu, miễn án, tạo điều kiện cho ông Bình trở lại Việt Nam, đồng thời hoàn trả tài sản đã tịch biên. Lần kiện với phiên tòa sắp khai diễn là vì, theo lời ông Trịnh Vĩnh Bình, “Việt Nam vi phạm thỏa thuận của phiên tòa trước.”

Cựu Phó TT Nguyễn Mạnh Cầm nói về vụ kiện của Trịnh Vĩnh Bình

8/19/2017

Admin Vande
Khánh An



VOA – Ông Nguyễn Mạnh Cầm, Ủy viên Bộ Chính trị (1994 – 2001), giữ chức Phó Thủ tướng (1997 – 2002) kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao (1991 – 2000) trong thời gian diễn ra vụ án Trịnh Vĩnh Bình. Ở cương vị đứng đầu cơ quan đối ngoại Việt Nam, ông đã có nhiều nỗ lực nhằm giảm thiểu những thiệt hại trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam – Hà Lan vì vụ việc này.

Nợ công tăng cao, Bộ Tài Chính đề xuất tăng thuế VAT

8/18/2017

 Admin Vande



Vấn Đề: Râm ran về kinh tế Việt Nam trên đà tuột dốc nay đã được công khai hóa trên báo chí qua tiêu đề của bài báo. Ai còn tin vào chính phủ kiến tạo nên nhìn vào thực tế này: Mối lo chính của Hà Nội hiện nay là nợ công đã vượt quá mức cho phép và không có gì để bù vào khoảng trống đó ngoài thuế. Câu hỏi tiếp tục nảy sinh, vậy nguồn thuế từ dân có được sẽ kéo dài bao lâu nữa trong tình trạng kiệt quệ ngân sách của nhà nước, vốn là động lực thúc đẩy kinh tế quốc dân?

Thuế tận thu, hậu quả khó lường

Điểm tin báo ngày Thứ hai 21 tháng 8 năm 2017


REPSOL NGƯNG KHOAN DẦU TẠI BIỂN VIỆT NAM

Bùi Anh Trinh


Thưa chú,

Vừa rồi nhà báo Bill Hayton của BBC có đăng tin nói CSVN đã ép tập đoàn Repsol ngừng khoan dầu ở biển Đông. Ban đầu Reuters đã phản bác tin đó nhưng đến ngày 3/8 thì Repsol chính thức thừa nhận tạm ngừng khai thác. Như vậy, có phải Bill Hayton đã đúng?  Nếu Reuters sai thì do thiếu thông tin hay vì lý do khác?

Bill Hayton còn thông tin rằng Trung cộng đã doạ nếu CSVN (và Repsol) nếu không ngừng khoan khai thác thì Trung cộng sẽ “sử dụng vũ lực” đối với các đảo ở Trường Sa, đến nay ngoài Bill Hayton thì không có nguồn tin nào để có thể kiểm chứng, vậy không lẽ chỉ có một mình Bill Hayton có nguồn tin?

Thừa nhận Việt Nam Cộng Hòa là bước tiến quan trọng

20/08/2017


TTO - “Việt Nam cộng hòa và trước đó là Quốc gia Việt Nam là một thực thể chính trị mà Hiệp định Genève 1954 có nhiều nước trong đó Trung Quốc và Việt Nam dân chủ cộng hòa đã ký, công nhận".

Như tôi đã nhiều lần phát biểu trong đó có hội thảo xây dựng bộ lịch sử trên, rằng để đấu tranh bảo vệ chủ quyền chính đáng của Việt Nam tại Hoàng Sa và Trường Sa mà pháp lý quốc tế hồi cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, khi Trung Quốc bắt đầu tranh chấp chủ quyền năm 1909 cho Paracels (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa là đất vô chủ - res -nullius) thì sự chiếm hữu phải mang tính thật sự, nhà nước, liên tục và hòa bình.
Từ năm 1954 - 1975 chỉ có chính quyền ở miền Nam Việt Nam mới có quyền quản lý Hoàng Sa và Trường Sa vì hai quần đảo này ở vị trí dưới vĩ tuyến 17, cũng đã từng được rất nhiều nước thừa nhận, nên chính quyền Việt Nam cộng hòa phải được chính thức thừa nhận mới bảo đảm tính pháp lý quốc tế liên tục.
Tàu chiến Mỹ va chạm tàu thương mại gần Singapore
21/08/2017

Vụ va chạm được báo cáo lúc 5h24 (theo giờ Singapore), khi tàu đang di chuyển phía đông Singapore và eo biển Malacca. Nó đi qua khu vực để cập cảng thường kỳ ở Singapore.

Báo cáo ban đầu cho thấy tàu John S. McCain bị hư hại ở phần mạn trái đuôi sau khi va chạm với tàu thương mạ i Alnic MC . Một cuộc tìm kiếm cứu hộ đang diễn ra với sự phối hợp của chính quyền địa phương, theo thông cáo của Hạm đội 7.

Alnic MC là tàu chở dầu, dài 183 m, với tải trọng hơn 50.000 tấn, theo trang web Marine Traffic. Tai nạn xảy ra hai tháng sau khi 7 thuỷ thủ Mỹ thiệt mạng, khi một tàu khu trục va chạm với tàu thương mại ngoài khơi bờ biển Nhật Bản.


Thứ Sáu, 18 tháng 8, 2017

Bản tin ngày 19 tháng 8 năm 2017


Tưởng Năng Tiến -  Bọn Quân Phiệt Việt        


Tình thế “trần trụi trước miệng sói” của Việt Nam đã khiến những chuyến thăm qua, viếng lại của các viên chức Việt Nam và Hoa Kỳ nảy lên mầm hy vọng trong lòng công chúng Việt Nam. Những tuyên bố hợp tác, đặc biệt là về quốc phòng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ, những tin kiểu như năm tới, lần đầu tiên, một hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ sẽ ghé thăm Việt Nam có tác dụng “an thần,” chúng không trị “căn,” không giúp Việt Nam có một đối trọng đủ thực lực để kiểm chế Trung Quốc.

Từ buôn bán chui đến ngân hàng chui

Nguyễn Xuân Nghĩa, RFA
2017-08-17


Ngoài vụ khủng hoảng Bắc Hàn, Trung Quốc còn gặp sức ép về mậu dịch của Hoa Kỳ, mà bên trong lại có một bài toán nghiêm trọng hơn cho kinh tế Trung Quốc. Diễn đàn Kinh tế sẽ tìm hiểu về những hồ sơ rắc rối này.

Sức ép mậu dịch của Hoa Kỳ

Nguyên Lam: Ban Việt ngữ đài Á Châu Tự Do và Nguyên Lam xin kính chào chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Thưa ông, chấp hành Nghị quyết Trừng phạt của Hột đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc do Hoa Kỳ đề nghị, hôm Thứ Hai 14, Bộ Thương Mại Bắc Kinh thông báo sẽ ngưng nhập khẩu than, quặng sắt, chì và thủy sản của Bắc Hàn. Nhưng hôm sau, cũng Bộ Thương Mại Bắc Kinh lại hăm dọa trả đũa Hoa Kỳ vì Tổng thống Donald Trump vừa chỉ thị cho Đại diện Thương mại Mỹ điều tra để xác định xem chính sách thương mại của Trung Quốc có làm doanh nghiệp Mỹ bị thiệt hại về sở hữu trí tuệ hay không. Hai động thái trái ngược ấy khiến ta nên tìm hiểu thêm về quan hệ kinh tế giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, ông nghĩ sao?

Tường cao, sông rộng, biển mênh mông!

18/08/2017

Huy-Phương - VOA


Sau khi Thế chiến thứ II kết thúc vào năm 1945, nước Đức chia đôi. Đông Đức thuộc về Liên Xô dưới chế độ Cộng Sản (Cộng Hoà Dân Chủ Đức,) Tây Đức thuộc về các nước Mỹ, Anh và Pháp (Cộng Hoà Liên Bang Đức). Thành phố Bá Linh nằm trong vùng do Liên Xô kiểm soát cũng bị cắt đôi: Đông và Tây Bá Linh. Liên Xô tìm cách phong toả Tây Bá Linh trong một thời gian dài nhưng không thành công.

Úc : Kẹt giữa đối tác Trung Quốc và đồng minh Hoa Kỳ

Thùy Dương Đăng ngày 17-08-2017 Sửa đổi ngày 17-08-2017 16:23


Nước Úc đang đứng trước một sự lựa chọn khó khăn. Canberra nên chọn ngả về đối tác thương mại Trung Quốc hay nghiêng sang đồng minh quân sự Hoa Kỳ ? Trong vài viết « Nước Úc : sức cám dỗ từ Trung Quốc » đăng trên báo Le Monde ngày thứ Hai 14/08/2017, tác giả Caroline Taïx nhận định mọi chuyên không hề đơn giản, vì Hoa Kỳ là đồng minh lịch sử của Úc nhưng lại là đối thủ « nặng ký », « đáng gờm » của Trung Quốc.

Tiến sĩ Trung Quốc: Sau khi du học ở Đức, niềm tin của tôi đã đổ vỡ như thế nào?

8/08/2017
Kiên Định 



Cách đây không lâu, một số trang mạng xã hội sôi nổi chia sẻ bài viết của Tiến sĩ lịch sử chính sách kinh tế Đức – Dương Bội Xương (Yang Peichang). Ông cũng từng là một du học sinh ở Đức. Bài viết không những nhận được sự đồng cảm của nhiều độc giả trên mạng, mà còn mang lại góc nhìn hoàn toàn mới cho người đọc.

Tiến sĩ Dương từng có cơ hội đi nước ngoài học tập và sinh sống. Bản thân sinh ra và lớn lên ở một vùng miền núi hẻo lánh, cha mẹ đều là nông dân không biết chữ. Sau này khi tới Đức, nhận thức của ông về Trung Quốc cũng như về thế giới đã có sự chuyển biến. Nội dung bài viết của Tiến sĩ Dương như sau

Điểm tin báo ngày Thứ bảy 19 tháng 8 năm 2017




Chuyện Việt Nam


Chuyện nước Mỹ

Bài Học của Tướng Lee

Mạnh Kim

Thứ Năm, 17 tháng 8, 2017


Sự kiện bạo động kinh khủng tại Charlottesville (bang Virginia) ngày 12-8-2017 đã bắt đầu một phần từ mâu thuẫn dai dẳng giữa phe ủng hộ duy trì tượng tướng Robert E. Lee và phe yêu cầu dỡ bỏ. Ngay từ hồi còn sống, tướng Lee đã tiên đoán điều này.

Tổng thống Mỹ có thể bị truy tố khi đang tại chức? Lật lại hồ sơ Bill Clinton.

By Quỳnh Vi

Posted on 18/08/2017




Người Mỹ đang ồn ào tranh cãi xem liệu họ có thể truy tố Tổng thống Donald Trump được không. Nhưng đây không phải là lần đầu tiên vấn đề này được đem ra mổ xẻ.

Ngày 17/8/1998, Bill Clinton trở thành tổng thống Hoa Kỳ đầu tiên phải ra làm chứng trước một Đại Bồi thẩm đoàn (grand jury), sau khi Công tố viên độc lập Kenneth Starr tiến hành một cuộc điều tra liên quan đến vợ chồng ông. Trong đó, có hồ sơ dự án bất động sản Whitewater cùng các vụ quấy rối tình dục trước khi Bill Clinton trở thành tổng thống.

Ngày này năm xưa

Monica Lewinsky và lời tự thú trước nửa đêm của Bill Clinton

By Nam Quỳnh

Posted on 17/08/2017


Ngày này cách đây 19 năm, 17/8/1998, Tổng thống Mỹ Bill Clinton trình diện và cung khai trước một Đại Bồi thẩm đoàn (Grand Jury), vốn được lập ra để điều tra một vụ bê bối tình dục của chính ông. Clinton là vị tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử bị một Đại Bồi thẩm đoàn thẩm vấn như thế.

Thứ Tư, 16 tháng 8, 2017

Bản tin ngày 17 tháng 8 năm 2017


Việt Nam cô đơn và lạc trong một thế giới bất an và bất định

Nguyễn Quang Dy


“Chỉ có những kẻ khôn ngoan nhất và ngu xuẩn nhất là không thể thay đổi” (It is only the wisest and the stupidest that cannot change). (Confucius, 551-479 BC)

Có thể nói ngay (mà chưa cần phân tích) là Việt Nam cô đơn và lạc trong một trật tự thế giới mới bất an và bất định, của một thế giới “không phẳng” (xin lỗi Tom Friedman). Nhiều nước cũng khốn đốn (như Venezuela) chứ không riêng Việt Nam. Nhưng Việt Nam đang trong một tình thế hiểm nghèo (vì Trung Quốc đè) và có đặc thù riêng cần làm rõ. Chủ nghĩa “đặc thù” (exceptionalism) và “tiệm tiến” (Gradualism) cùng với chủ nghĩa “cực đoan” (extremism) và “giáo điều” (dogmatism), chính là những rào cản trước đòi hỏi đổi mới và tiến bộ. Sau nhiều năm cố gắng đổi mới và hội nhập với thành quả đáng kể, Việt Nam đang tụt hậu so với láng giềng. Tuy có nhiều tài nguyên và nguồn nhân lực, nhưng đất nước đang kiệt quệ về tài chính và phụ thuộc vào Trung Quốc. Tuy hô khẩu hiệu “làm bạn với tất cả”, nhưng Viêt Nam vẫn “thân cô thế cô” (Bill Hayton), bị bắt nạt nhưng không có đồng minh bênh vực. Trong khi sa vào “bẫy thu nhập trung bình”, Việt Nam vẫn chưa chịu thay đổi thể chế. 

Thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc phòng Việt Nam - Hoa Kỳ

Vietnam wins U.S. defence pledges as tension with China grows

Thứ 4, 19:24, 09/08/2017


VOV.VN - Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam và Hoa Kỳ thống nhất các biện pháp thúc đẩy hợp tác quốc phòng phù hợp với quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước.

Nhận lời mời của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis, Đoàn đại biểu quân sự cấp cao Việt Nam do Đại tướng Ngô Xuân Lịch, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dẫn đầu thăm chính thức Hoa Kỳ từ 7 - 10/8.

Điều gì làm cho Việt Nam một 'khách hàng lý tưởng' cho Hoa Kỳ?

What Makes Vietnam an 'Ideal Client' For the United States?

ASIA & Thái bình  11.08.2017

Song ngữ Việt Anh


Trong khi ngoại giao chiến đã hoành hành tại Manila trong những điều khoản cuối cùng của bộ trưởng ngoại giao trong ánh sáng của các cuộc họp của ASEAN, bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch cuộc họp với đối tác Mỹ của ông, James Matti ở Washington. Sputnik Trung Quốc đã nói chuyện với một chuyên gia từ Trung tâm nghiên cứu chiến lược, Anton Tsvetov, trong một cuộc phỏng vấn.

Đội đặc nhiệm bắt cóc Trịnh Xuân Thanh đang bị truy nã khắp Liên minh châu Âu

16/08/2017

Hiếu Bá Linh (Tổng hợp)


Trong tờ Süddeutsche Zeitung, nhật báo lớn và có uy tín hàng đầu nước Đức, số ra hôm qua Thứ Hai 15/08/2017 có đăng một bài báo mang tựa đề “Vụ bắt cóc Trịnh Xuân Thanh: Dấu vết dẫn đến cơ quan nhà nước Đức“.

Bài báo chủ yếu nói về ông Hồ Ngọc Thắng, một công chức của Cục Liên bang về Nhập cư và Người Tị nạn (Bamf) (viết tắt là BAMF), bị lọt vào tầm ngắm của các cơ quan điều tra Liên bang Đức vì bị tình nghi làm gián điệp.

Điểm tin báo ngày Thứ năm 17 tháng 8 năm 2017


Câu chuyện Bắc Hàn

Lê Phan

Thứ Hai, 14 tháng 8, 2017


Hồi còn làm cho phòng tin của đài BBC, một hôm tôi được yêu cầu viết một bài giải thích về Bắc Hàn, một thứ briefing paper, cho các ban của Thế Giới Vụ không quen thuộc với tình hình ở quốc gia bí ẩn này.

Thực sự tôi cũng không biết bao nhiêu về Bắc Hàn. Những gì tôi biết đều dính đến Chiến Tranh Cao Ly. Thời đó chưa có bao nhiêu Internet và dĩ nhiên chưa có Google hay Wikipedia, thành ra tôi xuống phòng nghiên cứu của Thế Giới Vụ và nhờ họ lục cho một số tài liệu và sách vở.

ĐẤU TRÍ VỚI BẮC HÀN

Kim-Nhung - Nguyễn Xuân Nghĩa

(Thời Sự Ngày Mai trên truyền hình SBTN, tối Thứ Ba 15/8/2017)


KN: Kim Nhung xin kính chào quý KTG của tiết mục Thời Sự Ngày Mai với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa trong Kim Nhung Show trên hệ thống truyền hình SBTN. Tiết mục này trình bày bối cảnh sâu xa của thời sự trước mắt hầu chúng ta cùng hiểu được những gì có thể xảy ra ngày mai. Kim Nhung xin kính chào ông Nghĩa và xin đề nghị chủ đề kỳ này là vụ khủng hoảng Bắc Hàn. 

Mối Nguy Bắc Hàn

15/08/2017

Vũ Linh


...nguyên tử để tự bảo vệ chế độ lâu dài, sau đó, tính chuyện xâm chiếm Nam Hàn kiểu CSVN...

Nguy cơ chiến tranh nguyên tử Mỹ - Bắc Hàn (BH) là đề tài thời sự mới và nóng bỏng nhất. Dĩ nhiên, TTDC đã nhẩy bổ vào và rung chuông báo động ầm ĩ, như thể tuần tới là Cậu Ấm Ủn sẽ tặng cho đại cường Cờ Hoa vài trái bom nguyên tử, san bằng vài thành phố lớn nhất Mỹ. Dĩ nhiên, theo TTDC, cũng vẫn là lỗi của tay tổng thống điên khùng Trump đã dám khiêu khích chọc giận Cậu Ấm.

North Korea’s Missile Success Is Linked to Ukrainian Plant, Investigators Say

Ukraine tìm ra “dấu vết Nga” trong vụ bán công nghệ tên lửa cho Triều Tiên





AUG. 14, 2017


North Korea’s success in testing an intercontinental ballistic missile that appears able to reach the United States was made possible by black-market purchases of powerful rocket engines probably from a Ukrainian factory with historical ties to Russia’s missile program, according to an expert analysis being published Monday and classified assessments by American intelligence agencies.

Tất cả những cách khủng khiếp Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể đi tới chiến tranh ở Biển Đông

How the US & China Could Go to War in South China Sea

Tác giả: Robert Farley

Dịch giả: Song Phan

11-8-2017

Song ngữ Việt Anh


Dễ tưởng tượng một cuộc đối đầu thậm chí nghiêm trọng hơn ở biển Đông. Một vụ va chạm không chủ ý khác sẽ thành đủ tệ hại, nhưng nếu như một tình huống tương tự như vụ [Nga] bắn rơi máy bay KAL 007 [năm 1982] xảy ra; với một máy bay chiến đấu Trung Quốc thực sự nổ súng vào một máy bay Mỹ, tình hình có thể trở nên tồi tệ rất nhanh. Và nếu như một phi công Mỹ bắn vào máy bay của Trung Quốc, phản ứng của công chúng Trung Quốc có thể trở nên quá mức  để cho Bắc Kinh có thể xử lý hợp lý.

IMF cảnh báo 'bom nợ' Trung Quốc

Thứ Tư, 16/8/2017


Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) vừa nâng triển vọng nền kinh tế lớn nhì thế giới, nhưng cũng tăng cảnh báo với khối nợ của nước này.

Trong báo cáo thường niên về Trung Quốc vừa được IMF công bố, triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc đã được nâng từ 6,2% lên 6,7% năm nay. IMF cũng dự báo tốc độ tăng trưởng trung bình của Trung Quốc giai đoạn 2017 - 2021 là 6,4%, cao hơn so với dự báo trước đó là 6%.


Thứ Sáu, 11 tháng 8, 2017

Bản tin ngày 11 tháng 8 năm 2017



Tưởng Năng Tiến - Hoả  Tiễn & Đinh Vít
Chúng ta chưa tự làm được cái đinh vít!
Nhà báo Quang Đông (Tiền Phong Online)
Tôi học nhiều, hiểu rộng (trên thông thiên văn, dưới đạt địa lý) thấu đáo mọi lẽ huyền cơ của hoá công nên có thể giải thích tất tần tật mọi hiện tượng trong vũ trụ – trừ mỗi chuyện này: chả hiểu sao tôi rất ít khi có tiền, và nếu có thì cũng khó mà giữ trong túi được quá ba hôm.

Lũ quét, biệt phủ, nghĩ về thiên tai, nhân tai
(Dân trí) - Những ngày đầu tháng 8, chung tay cùng đồng bào cả nước, báo Dân trí vẫn đang nỗ lực từng chút, từng chút một để gom góp tiền của, vật chất cùng độc giả ủng hộ đồng bào miền núi phía Bắc bị thiệt hại trong trận lũ quét kinh hoàng xảy ra hôm 3/8.
Nhìn khung cảnh tan hoang mà các phóng viên ghi lại ở Mù Cang Chải mới thấy sức tàn phá của thiên nhiên khốc liệt, dữ dội đến nhường nào. Yên Bái, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La - vẫn là 4 tỉnh thuộc diện nghèo nhất nước.

Lãi suất 0% và việc chuyển 3 tỷ USD sang mua nhà tại Mỹ
09/08/2017
Diệu Thùy
Một số ý kiến lo ngại sẽ có nguy cơ “chảy máu ngoại tệ” nếu lãi suất tiền gửi USD vẫn ở mức 0%.
Với định hướng giảm bớt tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế nhằm hạn chế những bất ổn do thị trường ngoại hối gây ra, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã giảm dần trần lãi suất huy động USD (1% với cá nhân; 3% với tổ chức) về chỉ còn 0% đối với cả tổ chức lẫn cá nhân kể từ 18/12/2015.

Điểm tin báo Thứ sáu  11-8-2017


TỪ TRỊNH XUÂN THANH TỚI VENEZUELA
(Thời sự Ngày mai trên SBTN - Tối Thứ Ba 08 Tháng Tám)
KN: Kim Nhung xin kính chào quý KTG của tiết mục Thời Sự Ngày Mai trong Kim Nhung Show trên hệ thống truyền hình SBTN với chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa. Tiết mục này trình bày bối cảnh sâu xa của thời sự trước mắt hầu chúng ta cùng hiểu được những gì có thể xảy ra ngày mai. Kim Nhung xin kính chào ông Nghĩa và dự tính đi vào chủ đề kỳ này là những biến động tại Venezuela. 
KN 1: Thưa quý KTG, được chuẩn bị từ tuần trước, tiết mục TSNM kỳ này dự trù nói về tình hình Venezuela sau biến động về bầu cử vào tuần qua, nhưng vì thời sự lại dồn dập với vụ ông Trịnh Xuân Thanh bị bắt cóc tại Đức hay đã tự ý hồi hương để đầu thú chế độ Hà Nội nên Kim Nhung không thể không yêu cầu chuyên gia kinh tế Nguyễn-Xuân Nghĩa đưa ra vài nhận xét về câu chuyện ly kỳ này.

Ông Donald Trump: chả việc gì phải nhịn Kim Jong-un
Hồng Thủy
 11/08/17
(GDVN) - Hơn 60 nghị sĩ đảng Dân chủ gửi chung lá thư cho Ngoại trưởng Rex Tillerson ngày thứ Năm (thứ Sáu giờ Hà Nội), yêu cầu ông "kiềm chế" Tổng thống.
The New York Times, Hoa Kỳ ngày 10/8 đưa tin, Tổng thống Donald Trump đã bác bỏ những kêu gọi ông nên im lặng sau cảnh báo Bình Nhưỡng phải đối mặt với "lửa và cơn thịnh nộ", vì phát ngôn của ông có thể gây nguy hiểm cho nước Mỹ. [1]
Ngược lại, ông Donald Trump cho rằng, có lẽ cảnh báo của mình hôm thứ Tư với Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên như thế vẫn chưa đủ độ cứng rắn. 
Donald Trump: chả việc gì phải nhịn Kim Jong-un

Bạch Cung Bát Nháo
08/08/2017
Vũ Linh
...gia tài cấp tiến của TT Obama đang bị xóa hết.

Sáu tháng đầu chấp chánh của TT Trump quả là 6 tháng rối loạn chính trị chưa từng thấy trong lịch sử 300 năm văn hiến Cờ Hoa. Chưa nói tới màn đảng DC và TTDC bề hội đồng tổng thống, chỉ trong nội bộ phe TT Trump thôi cũng thấy chóng mặt. Nhóm phụ tá cao cấp nhất từ Bạch Cung đến các bộ, đi ra đi vào như mấy bà đi thử quần áo. Bộ áo nào mới mặc vào cũng thấy đẹp, được ca ngợi, nhưng hai phút sau đã đổi bộ mới, còn cảm thấy thích hơn nữa.

Trong bài “Bầu Hay Không Bầu Cho Trump?” viết một tuần trước ngày bầu cử, 30/10/2016, kẻ này đã nêu rõ điểm yếu lớn của ông Trump như sau:

Ngày này năm xưa: Vụ Watergate đã khiến Nixon ngã ngựa như thế nào
Nam Quỳnh
Posted on 08/08/2017
Vào ngày này cách đây đúng 43 năm, 8/8/1974, Richard Nixon trở thành vị tổng thống Mỹ đầu tiên và duy nhất trong lịch sử từ chức, khi đang ở giữa nhiệm kỳ thứ hai của mình.
Chỉ không đầy hai năm trước đó, ông giành được một chiến thắng oanh liệt trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ, chiếm được 60% lá phiếu của cử tri toàn quốc. Điều gì đã dẫn ông đến cảnh thân bại danh liệt này?