Thứ Hai, 28 tháng 8, 2017

Bản tin ngày 28 tháng 8 năm 2017


MÀN KỊCH ĐÃ HẠ

Người lính già oregon


Trong vở hài kịch nổi tiếng của Molière, Tartuffe ou l’hypocrite (1664), nhân vật chính, Tartuffe, là một gã vô lại, cơ hội chủ nghĩa, được Orgon, thuộc giới trung lưu (bourgeois), rước về nhà với sự chấp thuận của bà mẹ mộ đạo cuồng tín, Mme Pernelle, và hai mẹ con xem gã như một thánh sống. Trong khi, ngược lại, cả gia đình, từ Elmire, vợ kế của ông, đến Damis, con trai, đến Mariane, con gái, đến người anh vợ, đến cô người làm trực tính, trực ngôn, đều khinh ghét gã. Orgon, mỗi lần đi đâu về, đều ân cần vấn an Tartuffe trước tiên. Và dự tính gả Mariane cho gã, mặc dù cô đã có người yêu, là Valère. Trước mọi người, Tartuffe có thái độ khiêm cung, nói năng nhỏ nhẹ, dáng vẻ nghiêm trang, miệng lúc nào cũng kêu tên Chúa. Một hôm, có dịp gặp riêng Elmire, gã thả lời ong bướm. Từ phòng bên, Damis nghe được, liền báo cho bố biết, nhưng Tartuffe chối bay chối biến và tố ngược Damis vu khống, khiến Orgon, vì quá mê gã, bèn từ con, đuổi đi, và viết giấy tặng hết nhà cửa, tài sản cho gã. Còn Elmire giả vờ nói với gã, sẽ không tiết lộ việc này nếu gã chịu từ bỏ Mariane để cho cô lấy Valère. Rồi bày mưu, hẹn gặp Tartuffe tại phòng, làm như muốn đáp lại tình yêu của gã, nhưng trước đó, đã sắp xếp cho Orgon núp dưới bàn, nghe hết. Orgon bèn nổi giận lôi đình, đuổi gã ra khỏi nhà, trong khi Mme Pernelle vẫn không tin. Nhưng Tartuffe lại đuổi ngược gia chủ, sau khi trưng ra đầy đủ giấy tờ. Vua biết được câu chuyện, ra lệnh bắt gã. Vở kịch kết thúc có hậu cho gia đình Orgon với tin loan báo đám cưới của Mariane với Valère.

Điểm tin báo ngày Thứ hai 28 tháng 8 năm 2017




Chuyện Việt Nam

Tự Do Trong Giáo Dục

8/18/2017

Admin Vande
Mạnh Kim



Việt Nam hệt như Mỹ cách đây hơn một thế kỷ, khi vào năm 1899, nhà giáo dục Mỹ William T. Harris than phiền rằng hệ thống giáo dục Mỹ đã phát triển một “cỗ máy” mà học trò chỉ biết ngồi nghe. Giáo dục là vậy sao? Giáo dục là giúp định hình nhân cách thông qua cung cấp kiến thức và tạo ra một xã hội sáng tạo, hay là chỉ sản xuất những người máy chỉ để phục tùng? Chúng ta nghe nói rất nhiều về chuyện VN còn nghèo nên không thể so với các nước phương Tây. Vấn đề có phải thực là do nghèo, hay đó là cái cớ để biện bạch một hệ thống giáo dục mục ruỗng đầy bức bối và phi tự do? Hãy thử xem một trường hợp để thấy việc đưa lý do “nghèo” chỉ là một sự lấp liếm ngụy biện.


Tột cùng sự khốn nạn của VN Pharma và Bộ Y tế.

8/28/2017 Admin Vande
Bạch Hoàn 


Dư luận đang phản ứng dữ dội trước việc toà án nhân dân TP.HCM chỉ tuyên án 12 năm tù giam cho Nguyễn Minh Hùng, chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần VN Pharma vì hành vi buôn lậu và làm giả giấy tờ, con dấu. Bởi, những việc làm của Nguyễn Minh Hùng và đồng bọn, trên thực tế đã có đủ dấu hiệu cấu thành tội buôn bán thuốc giả.

Tôi sẽ đi vào chi tiết về vấn đề này ở bài viết sau. Trong bài này, điều tôi quan tâm là tại sao VN Pharma có thể lộng hành, vượt qua hàng loạt khâu kiểm soát, để thực hiện hành vi mà nhiều người đang cho rằng đó là một tội ác không thể dung tha?


Chuyên để Hoàng Sa- Trường Sa

Tuyên bố của Thủ tướng Chính phủ Quốc gia Việt Nam Trần Văn Hữu tại Hòa hội Cựu Kim Sơn.


“Thật là nghiêm trọng và cảm kích cho Việt Nam được đến San Francisco tham dự công việc của hội nghị Hòa bình với Nhật Bản. Sở dĩ chúng tôi được hiện diện tại đây là nhờ các tử sĩ của chúng tôi và lòng hy sinh vô bờ bến của dân tộc chúng tôi, dân tộc đã chịu đựng biết bao đau khổ để được sống còn và giành sự trường tồn cho một nòi giống đã có hơn 4 ngàn năm lịch sử.”

TUYÊN CÁO CỦA BỘ TRƯỞNG NGOẠI GIAO VIỆT NAM CỘNG HÒA  

VỀ NHỮNG HÀNH ĐỘNG GÂY HẤN CỦA TRUNG CỘNG TRONG KHU VỰC ĐẢO HOÀNG SA (NGÀY 19.1.1974)


Nguyên văn: Sau khi mạo nhận ngày 11.1.1974 chủ quyền trên hai quần đảo Hoàng – Sa và Trường-Sa của Việt Nam Cộng-Hòa, Trung cộng đã đưa Hải-quân tới khu vực Hoàng- Sa, và đổ bộ quân lính lên các đảo Cam -Tuyền, Quang -Hòa và Duy -Mộng. Lực lượng Hải -quân Trung -Cộng gồm 11 chiến đỉnh thuộc nhiều loại và trọng lượng khác nhau, kể cả một tàu loại Komar có trang bị hỏa tiễn. Để bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ và nền an ninh quốc gia trước cuộc xâm lăng quân sự này, các lực lượng Hải quân Việt-Nam Cộng-Hòa trấn đóng trong khu vực này đã ra lệnh cho bọn xâm nhập phải rời khỏi khu vực.

Tổng trưởng Ngoại giao Vương Văn Bắc nhớ lại và suy ngẫm

Nhớ lại và suy ngẫm về vụ Hải Chiến Hoàng Sa (1974)

https://drive.google.com/file/d/0B7vxHAQlq7jzREN6T1BsZjdGVGNCS05mTEk1Y3U3NVNXWlMw/view?usp=sharing

Giới Thiệu: Ông Vương Văn Bắc (1927-2011) là một luật sư và Tổng trưởng Ngoại giao của Việt Nam Cộng hòa vào những năm cuối cùng của quốc gia này. Vào đầu năm 1974 khi Trung Cộng mở cuộc gây hấn ở Quần đảo Hoàng Sa, tấn công lực lượng Hải quân Việt Nam Cộng hòa ngày 11 tháng 1 đóng ở nhóm Nguyệt Thiềm; căn cứ trên đảo Hoàng Sa (Pattle) thất thủ. Ông xúc tiến soạn văn kiện Tuyên cáo chủ quyền VNCH năm 1974 trên hải đảo Trường Sa và Hoàng Sa”, “Tuyên cáo của Bộ Ngoại Giao VNCH về việc Trung Cộng xâm lược đảo Hoàng Sa năm 1974”, và “Bạch thư của VNCH” đầu năm 1975 lên án vụ chiếm đoạt trước công đàn quốc tế...

NHỚ VỀ LUẬT SƯ VƯƠNG VĂN BẮC


 “Saigon 17-1-1974 (VTX): Ngoại Trưởng VNCH Vương Văn Bắc chiều nay đã lên tiếng tố cáo trước dư luận quốc tế và quốc nội việc Trung Cộng đã vi phạm chủ quyền VNCH trên các quần đảo Hoàng Sa, đồng thời cho rằng việc xâm phạm chủ quyền này không thể chấp nhận được. Sau đây là nguyên văn bản tuyên bố:
“Ngày 11-1-1974, Bộ Ngoại Giao Trung Cộng bỗng nhiên lên tiếng mạo nhận chủ quyền trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của VNCH. Ngay ngày hôm sau, phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao VNCH đã bác bỏ đòi hỏi vô căn cứ đó. Mặc dầu vậy, trong những ngày gần đây, nhà cầm quyền Trung Cộng không những đã không rút lại sự đòi hỏi vô lý của mình lại còn ngang nhiên xâm phạm vào chủ quyền lãnh thổ của VNCH bằng cách cho người và tàu bè xâm nhập vào vùng lãnh hải chung quanh các đảo Cam Tuyền (Robert), Quang Hòa (Duncan), Duy Mộng (Drummond) thuộc quần đảo Hoàng Sa (Paracels Islands) của VNCH. Thậm chí bọn người này còn dám đặt chân lên các hòn đảo này, dựng chòi và kéo cờ Trung Cộng, trắng trợn chà đạp lên chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ của VNCH.

Tập san Sử Địa số 29. Đặc khảo về Hoàng Sa- Trường Sa


THỬ ĐẶT VẤN ĐỀ HOÀNG SA…

Cách đây vừa đúng một năm, vấn đề Hoàng Sa trở nên sôi động nhưng rồi có vẻ như bị chìm dần. Nhưng thật ra, biến cố " Cộng Hòa Nhân Dân Trung Quốc " cưỡng chiếm Hoàng Sa đã, đang gieo vào lòng người Việt Nam những khắc khoải, uất hận về thân phận nhược tiểu trong ki anh em trong nhà thiếu đoàn kết. Dân tộc Việt Nam vốn là một dân tộc anh hùng, nỗi tiếng bất khuất, quyết liệt chống lại mọi hình thức xâm lăng bất cứ từ đâu tới. Trong quá trình lịch sử, người Việt Nam có thể bị thất bại, nhưng cũng chỉ tạm thời trong hàng chục năm, hàng trăm năm và có thể tới hàng ngàn năm, nhưng rồi thời cơ tới, người Việt Nam vẫn còn dẻo dai quật khởi và cuối cùng kẻ thù nào cũng bị đánh bại để việt nam tồn tại. Người Trung Hoa đang cố gắng tạo hỏa mù về Hoàng Sa để dư luận thế giới lầm tưởng rằng quần đảo Hoàng Sa chưa rõ ràng thuộc về nước nào, nên các quốc gia đã tranh chấp nhau, để rồi kẻ mạnh đã dùng sức mạnh để thắng. Thật ra, việc Việt Nam hành sử chủ quyền tại Hòang Sa đã quá lâu và tiếp tục qua nhiều thế kỷ trước khi người Pháp đến đô hộ Việt Nam…

Hoàng Sa

Lãnh thổ Việt Nam Cộng Hòa.

Bộ Dân vận Chiêu Hồi phát hành năm 1974.











HOÀNG SA NHUỘM MÁU

Lê  Thương



Trận hải chiến đẫm máu ở Hoàng Sa-Trường Sa giữa Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa và Hải Quân Trung Cộng bắt nguồn từ ngày 11-1-1974 khi Trung Cộng lên tiếng tuyên bố các quần đảo nầy thuộc lãnh thổ của họ, đồng thời họ gởi nhiều tàu chiến ngụy trang tàu đánh cá đổ quân lên các đảo lân cận.

Ngày hôm sau, 12-1-1974, Ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa Vương Văn Bắc cực lực bác bỏ những luận điệu ngang ngược, vô căn cứ nầy và mạnh mẽ lên án trước dư luận thế giới về ý đồ xâm lăng của Trung Cộng. Để bảo tồn sự vẹn toàn lãnh thổ, ngày 15-1-1974, Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam phái Tuần dương hạm Lý Thường Kiệt HQ16 ra tăng cường tuần tiễu và bảo vệ các quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam ta. Ngày xưa, vị anh hùng Lý Thường Kiệt mang gươm đi đánh Tống, ngày nay con tàu mang tên ông cũng đang lướt sóng trực chỉ Biển Đông, sẵn sàng chống giữ Hoàng Sa.

Việt Nam chính sử

Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim


Tựa

Sử là sách không những chỉ để ghi-chép những công-việc đã qua mà thôi, nhưng lại phải suy-xét việc gốc-ngọn, tìm-tòi cái căn-nguyên những công-việc của người ta đã làm để hiểu cho rõ những vận-hội trị-loạn của một nước, những trình-độ tiến-hóa của một dân-tộc. Chủ-đích là để làm cái gương chung-cổ cho người cả nước được đời đời soi vào đấy mà biết cái sự sinh-hoạt của người trước đã phải lao tâm lao lực những thế nào, mới chiếm-giữ được cái địa-vị ở dưới bóng mặt trời này.





Về cuốn Việt Nam Sử Lược và Chính phủ Trần Trọng Kim

Mai Khắc Ứng


Tôi ra đời 14 năm sau, ngày Trần Trọng Kim cho phát hành (1921) cuốn “Việt Nam Sử Lược”. Chính phủ Trần Trọng Kim xuất hiện trước Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà lâm thời 5 tháng. Suy nghĩ của tôi về cuốn “Việt Nam Sử Lược” và Chính phủ Trần Trọng Kim, xin được phép đặt trong hai thời đoạn cụ thể đó.


Trước hết xin nói về cuốn Việt Nam Sử Lược.

Tên tôi là Mai Khắc Ứng nên thời học tại khoa Sử trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, hễ kiểm tra miệng xếp theo thứ tự A,B,C thường là người được hỏi sau cùng. Một buổi chiều cuối năm 1962, sau hồi kẻng “thu không” khoảng mười lăm phút, tôi theo Thầy Trần Quốc Vượng ra khỏi lớp. Lúc đó, mấy lối đi về phía nhà ăn của Ký túc xá Láng học trò trường Trung học Trung Hoa và sinh viên Khoa Xã Hội trường Đại Học Tổng Hợp đã gõ đũa vào bát lanh canh.

VIỆT NAM VĂN HỌC SỬ YẾU  DƯƠNG QUẢNG HÀM 

 BỘ GIÁO DỤC  TRUNG TÂM HỌC LIỆU XUẤT BẢN 1968


Việt Nam Văn học sử yếu và Việt Nam thi văn hợp tuyển, xuất bản tại Sài Gòn vào năm 1968

Đây là một bộ sách giáo khoa văn học Việt Nam. Không kể những đề mục phụ, như: Biên tập đại ý [3], Những chữ viết tắt, Tổng kết, Biểu liệt kê, Mục lục…; Việt Nam văn học sử yếu gồm 48 chƣơng[4] trong đó có nhiều phần có giá trị, nhƣ: Văn chƣơng bình dân, Ảnh hƣởng của nƣớc Tàu, Các chế độ việc học, việc thi, Ảnh hưởng của nƣớc Pháp, Vấn đề ngôn ngữ văn tự v.v…

Tác giả đã dành nhiều công sức để giới thiệu khái quát nền văn học Việt. Cuối sách còn có Biểu liệt kê các tác gia và tác phẩm, Bảng kê tên theo vần chữ cái các tác gia, tác phẩm có nói trong sách, khá tỉ mỉ và chu đáo.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét