Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

Bản tin ngày 30 tháng 1 năm 2018




Phạm Chí Dũng

29.1.18


Lửa và khói

Từ giữa năm 2017, ngay sau khi rộ lên thông tin về hàng loạt ngân hàng nước ngoài rút vốn khỏi Việt Nam cùng những đánh giá đây là sự chia tay với một thị trường đã kém hấp dẫn và tính minh bạch chưa cao…, đã xuất hiện vài lời trấn an rằng hiện tượng này chỉ là những trường hợp cục bộ và có tính đặc thù của từng ngân hàng.

Nhưng “những trường hợp cục bộ” như thế lại mang khuynh hướng số nhiều, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp phương Tây rút vốn khỏi thị trường tài chính và tín dụng này.


Những tấm ảnh nói lên ngàn lời

Chủ nhật - 28/01/2018 10:56

(NCTG) “Chúng ta đã nhân nhượng đã thỏa ước với cái ác, với sự vô văn hóa rất nhiều lần. Trong khi đó, pháp luật chẳng có bất cứ một điều chỉnh nào để những giá trị văn hóa, văn minh có thể nương tựa”.

Sau khi tận hưởng màn vũ đạo gợi tình trên máy bay của VietJet, đội tuyển U23 Việt Nam được chào đón bằng một rừng cờ Tổ quốc, họ sẽ vào Lăng và báo công với Chủ tịch Hồ Chí Minh. Một facebooker bình luận: “Lên máy bay lúc 8h30. Xuống sân bay lúc 13h30. Đến bây giờ gần 19h vẫn đang cù bất cù bơ ngoài đường. Sắp đến là ít nhất 2h ở Mỹ Đình... Đây đích thị mới là trận chung kết cuối cùng của U23 Việt Nam”.

Tôi không thấy Chúa Jesus Christ hiện diện trong những trận bóng đá, Thánh Ala tôi cũng không thấy; tôi không thấy cổ động viên nước Anh đem ảnh Nữ hoàng của họ đi, Minh Trị Thiên Hoàng không đến sân cổ vũ cho đội tuyển Nhật Bản, trên sân bóng đá nước Mỹ tôi không thấy ảnh George Washington miệng cười tươi, đưa tay vẫy chào cầu thủ Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.


Trở lại hồ sơ FLC, của Trịnh Văn Quyết khi FLC đề xuất làm cáp treo ở Sơn Đoòng

Tôi đã gửi hồ sơ theo yêu cầu của người VN lên Tổ chức Di sản Thế giới


Chủ Nhật, 28 tháng 1, 2018

Đầu tiên tôi hay nghi ngờ là nhắc lại chuyện bất thường là vì sao hầu hết các công ty kinh doanh bất động sản họ lại hay đề xuất xây cáp treo ở Sơn Đoòng? Đó là rất bất thường, và tôi trả lời nhanh kết quả cho lời giải đáp ấy là các công ty kinh doanh bất động sản ấy sẽ được hưởng món lợi lớn lao như tha hồ quy hoạch xây cất dự án bất động sản ăn theo thời vụ như xây khách sạn, nhà hàng, biệt thự nghỉ mát,...và còn được hưởng ưu đãi đất vàng, đất bạc, đất kim cương để mà tha hồ vét tiền của và tài nguyên quốc gia, là bởi vì sau khi xây cáp treo ở Sơn Đoòng thì bước kế tiếp là người ta "đề xuất quy hoạch dự án du lịch sinh thái trá hình" để thổi bong bóng bất động sản nhằm kiếm ra món lợi lớn cho nhiều phía có trong cái bánh vẽ béo bở này. Nó chỉ là trò trẻ con thôi chứ chả qua mắt tôi được.


Tại báo cáo thẩm định và bảo tồn 99 di sản của thế giới đang hiện diện ở các quốc gia thành viên năm 2017, UNESCO khẳng định hang Sơn Đoòng, nằm trong vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, là “Tài sản có giá trị độc đáo toàn cầu”- Outstanding Universal Value - và đề nghị Việt Nam hủy bỏ vĩnh viễn kế hoạch xây dựng cáp treo vào hang Sơn Đoòng. Cho đến nay, khuyến cáo đó của UNESCO vẫn còn nguyên hiệu lực.



3 điều trong diễn văn Davos hé lộ chính sách của ông Trump trong phần còn lại của nhiệm kỳ

Vĩnh Tường dịch 1/27/2018

Dưới đây là bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới tại Davos, Thụy Sỹ vào ngày 26 tháng 1 năm 2018.

   Thật là một đặc ân được có mặt trong diễn đàn ngoại giao kinh doanh và khoa học và những người vì các vấn đề thế giới đã tập trung khá nhiều năm để thảo luận làm thế nào chúng ta có thể tiến tới sự thịnh vượng và hòa bình. Tôi đến đây để đại diện cho lợi ích của dân chúng Mỹ và khẳng định tình hữu nghị và hợp tác của Hoa Kỳ trong việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.

   Giống như tất cả các quốc gia đại diện trong diễn đàn lớn này, Mỹ hy vọng một tương lai mà mọi người đều có thể thành công và mọi đứa trẻ có thể lớn lên khỏi bạo lực, nghèo đói và sợ hãi. Trong năm qua, chúng tôi đã có những bước tiến vượt bậc tại Hoa Kỳ. Chúng tôi đang nâng cộng đồng bị lãng quên, tạo ra các cơ hội mới thú vị, và giúp mọi người Mỹ tìm thấy con đường đến giấc mơ Mỹ. Giấc mơ có một công việc tuyệt vời, một ngôi nhà an toàn và một cuộc sống tốt hơn cho con cái của họ.


Nói Chuyện Với Bình Dân

Vĩnh Tường 01/23/2018

 . . . cái gì cũng chống, cái gì cũng ngăn! Ai mà không thấy DC chỉ lo đào hố và đắp bờ, chống luôn điều lợi cho toàn dân đến mức quá đà, hụt chân rơi xuống sân khấu. Vừa qua là luật cải cách thuế, và bây giờ đến cải cách Di Dân mà DACA được xem như con đội.  Hãy nói đến kinh nghiệm đóng vai thua của DC trước khi đến đề tài chính hôm nay là DACA. Gần đây nhất là luật cải tố thuế.

Về luật cải tổ thuế, DC quyết bám luận cứ sau đây, và đã đại bại như thế nào:
Thứ nhất, họ kêu gào rằng con cháu người Mỹ sẽ phải gánh nợ 1.487 ngàn tỷ dollars trong vòng 10 năm tới. Luận cứ này dĩ nhiên là kiểu nói ngược với lẽ thường giống như bảo rằng hôm nay mặt trời mọc ở phía đông thì nhất định hôm sau nó sẽ mọc ở hướng tây cho mà coi. Để đấu đá giành phiếu, họ phải có một lý do để tuyên truyền. Những lý do ngụy tạo sai sự thật, sớm muộn gì cũng sẽ được phơi bày. Và dĩ nhiên là bình dân không cần làm bài toán số học lớp ba cũng thấy đáp số trước mắt hiện nay dân đang được hưởng lợi lộc như thế nào. Nói đến nợ, trong 8 năm qua, mỗi năm chính quyền Obama làm ra nợ hơn một ngàn tỷ - hơn một ngàn tỷ mỗi năm và không có chương trình nào nhằm kiếm lại cho ra bề thế, dù chỉ là hy vọng. Sao không nghe thấy TTDC tả khuynh và mấy ông nhà báo tỵ nạn cấp tiến kiểu “ba chỉ”, hay radio, TV tả khuynh ta thán nửa lời!


Why a South China Sea Diplomatic Breakthrough Is Unlikely

Gregory Poling

Foreign Affairs, 25-1-18
Người dịch: Huỳnh Hoa

Làm thế nào ứng phó với việc Bắc Kinh tiếp tục gia tăng xây dựng quân sự?
Gregory Poling (*)

Hôm 30 tháng 12, truyền hình nhà nước Trung Quốc chiếu đoạn phim quay từ trên cao miêu tả những căn cứ mà nước này thiết lập trên đá Chữ Thập (Fiery Cross) ở Biển Đông. Đoạn video là những hình ảnh cận cảnh đầu tiên được trình chiếu cho thấy trạng thái hoàn chỉnh của một căn cứ không quân và hải quân vững chắc trên một bãi đá tranh chấp trong quần đảo Trường Sa (Spratly). Hồi đầu tháng 12, Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Chiến lược quốc tế (CSIS) đã công bố những ảnh chụp từ vệ tinh, ghi nhận việc xây dựng các nhà để máy bay, trạm tên lửa, trạm thu thập tín hiệu thông tin tình báo và nhiều cơ sở hạ tầng quân sự khác trên đá Chữ Thập, cũng như trên các đá Subi và đá Vành Khăn (Mischief) trong suốt năm 2017. Nhưng đoạn phim quay từ trên không đã làm rõ quy mô của sự gia tăng quân sự bất ngờ của Trung Quốc mà ảnh chụp từ vệ tinh không làm được. Đây có thể là hồi chuông cảnh tỉnh cho cả Manila và Washington rằng Bắc Kinh không hề thay đổi chiến lược dài hạn là sử dụng việc cưỡng ép và nếu cần thì dùng sức mạnh quân sự để thiết lập sự thống trị trên toàn Biển Đông. Bất chấp những quy tắc tế nhị về ngoại giao và cuộc thảo luận có phần không thực tế về một bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông, viết tắt là COC (Code of Conduct), với các nước có tuyên bố chủ quyền khác, hành động của Trung Quốc đang xói mòn câu chuyện rằng Bắc Kinh nghiêm chỉnh trong việc tìm kiếm một giải pháp ngoại giao hợp tình hợp lý cho cuộc tranh chấp.


Minh Thu |
30/01/2018
Qatar hiện có kế hoạch xây thêm hơn 200 khu nhà tại căn cứ không quân Al-Udeid nhằm biến nơi đây trở thành căn cứ thường trực và lớn nhất của quân đội Mỹ ở Trung Đông.

RT đưa tin phát biểu tại Viện Heritage Foundation hôm 28/1, Bộ trưởng Quốc phòng kiêm Phó Thủ tướng Qatar, ông Khalid bin Mohammad Al Attiyah nhấn mạnh quốc gia vùng Vịnh đang cải tiến các khu cảng để hải quân Mỹ có thể triển khai thêm 10.000 binh sĩ tới hoạt động tại căn cứ không quân Al-Udeid gần Doha.
Để đáp ứng số lượng lớn binh sĩ Mỹ được triển khai trong thời gian tới, “Qatar quyết định xây dựng thêm ngay lập tức 200 công trình làm nơi ở cho các sĩ quan và thân nhân” cũng như xây một khu trường mới ngay tại căn cứ Al-Udeid.

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Bản tin ngày 29 tháng 1 năm 2018




Kông Kông

29.1.18

Trận chung kết giải bóng đá U23 Châu Á đã kết thúc. U23 Việt Nam thua trong tiếc nuối. Thua vào phút thứ 119 của trận đấu đá thêm giờ, 120 phút. Là chỉ cần đúng 1 phút nữa thì sẽ đến giai đoạn đá luân lưu 11 mét mà Việt Nam đã thành công liên tiếp 2 trận trước đó. Thắng Iraq, thắng Qatar để vào đến chung kết, làm fan Việt vui mừng điên cuồng, tràn ngập đường phố. Lần nầy thì lấy nước mắt của nhiều fan. Tuy là nước mắt nhưng mãn nguyện, vì U23 Việt Nam đã lập được kỳ tích.

Ngay trước khi đá trận chung kết, U23 đã đón nhận 2 tin đặc biệt:

– Thư của Thủ tướng ca ngợi “bản lĩnh kiên cường, tinh thần sáng tạo trong từng đường bóng lăn…” và “… khơi dậy tình yêu tổ quốc và lòng tự hào dân tộc”! Quả thật đây là loại văn chương đặc sản của thủ tướng, khó có thể tìm thấy ở ai khác! “Sáng tạo trong từng đường bóng lăn”? Còn, nếu thua, thì chắc không có “khơi dậy tình yêu tổ quốc và lòng tự hào dân tộc” chăng?


By Khải Đơn

Posted on 24/01/2018

Tối qua, trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, một nhóm người hâm mộ bóng đá đứng tụm vào nhau chơi một khúc nhạc. Bản nhạc chưa dứt, một ai đó cầm loa hát “Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng…” Ngay lập tức, nhiều nữ cổ động viên từ một công ty chạy ùa tới, cùng hát ca khúc đó.

Sẽ không nhiều người giải thích được vì sao hễ cứ ở trong những dịp như vậy, đám đông lại hát “Như có Bác Hồ”, “Năm anh em trên một chiếc xe tăng”, hay “Trường Sơn Đông, Trường Sơn Tây”, dù nhiều người không sống ở thời đại gắn bó với các ca khúc ấy. Với những người sinh sau năm 2000, những khái niệm như “xe tăng”, “kháng chiến đã thành công”, “đường ra trận”, “gánh gạo”… đã trở nên hầu như xa lạ.

Politics and Nationalism in Sport




Khi Moody's nhắc nhở chính sách nới lỏng tiền tệ của VN

Thứ Hai, 29 tháng 1, 2018

Đó là rất trùng hợp là trong hành động mới đây cơ quan đánh giá tín nhiệm nổi tiếng của Mỹ này là Moody's, thường hay gieo rắc nỗi sợ hãi cho chính phủ VN, cũng như thị trường chứng khoán. Đó là Moody's khuyến cáo chính sách nới lỏng tiền tệ quá trớn, như việc tăng trưởng tín dụng nóng để bơm bóng GDP và thị trường chứng khoán như kiểu bắt chước các thủ thuật nới lỏng tiền tệ QE.

Đó là tôi nhắc lại hiện nay chính phủ của ông Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc này rất nghiện món ăn ưa thích là làm gia tăng con số tăng trưởng GDP cao bằng nhiều thủ thuật tài chính nhiều tiềm ẩn rủi ro. Như họ đang sử dụng công cụ chính sách nới lỏng tiền tệ. Thủ thuật chính sách tiền tệ mở rộng đi ngược thế giới này đó là hiện nay khi Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (State Bank of Vietnam – SBV), còn gọi là Ngân hàng trung ương, họ đang tiếp tục sử dụng các công cụ tài chính dễ dãi của nó như việc đặt ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao nhất thế giới trên 2 con số để kích thích nền kinh tế nhằm bơm bóng GDP tăng thật cao để họ nghĩ rằng làm như thế sẽ hạ được tỷ lệ nợ nần theo phần trăn của GDP giảm xuống, nó như thủ thuật làm kinh tế tư duy thời vụ là họ cứ nghĩ là làm như thế sẽ giảm được tỷ lệ nơ trên GDP xa rời “trần nợ công” để tiếp tục đi vay hay in tiền ra chi tiêu.



18/01/2018


Xuống đường phản đối Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa tại Sài Gòn - Ảnh: Báo Quảng Nam

Ngay sau khi cuộc hải chiến diễn ra, Ngoại trưởng VNCH lên án Trung Quốc: “đã xâm chiếm các phần lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa và bắt đi một cách trái phép 121 binh sĩ của Quân lực VNCH".

Sự kiện Trung Quốc dùng vũ lực xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam ngày 19.01.1974 đến nay vẫn để lại những xúc cảm khi Tết đến, cũng là một thời điểm cái Tết đến cận kề lúc bấy giờ khi vụ tranh chấp này xảy ra. Đặc biệt, những năm gần đây khi tình hình tranh chấp Hoàng Sa nói riêng và trên biển Đông nói chung càng phức tạp trong một bối cảnh mới, đã đặt ra những câu hỏi có nên hay không nên công nhận là người có công với Tổ quốc đối với những chiến sĩ Hải quân của chính quyền Việt Nam Cộng hòa (VNCH) lúc bấy giờ đã chiến đấu và bỏ lại thân thể của mình ngoài vùng biển Hoàng Sa? Dù câu trả lời như thế nào đi chăng nữa, bài viết này đề cập đến việc trao trả các binh sĩ VNCH bị Trung Quốc bắt giữ, thông qua nguồn tư liệu báo chí đương thời, sẽ làm rõ tính chính nghĩa về chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo này và ý chí bảo vệ chủ quyền có tính kế tục lịch sử của chính quyền đương thời.


Như Hạnh
(Giáo sư Triết học Đông Phương - Đại học George Mason, Fairfax, Virginia, Hoa Kỳ)

26 tháng 9 năm 2008

Kết thúc chương ngắn viết về Nho Giáo Việt Nam trong cuốn sách về Nho Giáo, xuất bản năm 1943, Trần Trọng Kim viết:

Đến nay người mình thấy Tây học rực rỡ mà cái học của ta khi xưa mập mờ không rõ, sách vở không có mấy, liền cho cái học của ta không có gì. Đó là một điều mà các học giả trong nước nên chú ý mà xét cho kỹ, đừng để cái hình thức bề ngoài làm hại mất cái cốt yếu bề trong. Nho Giáo tuy không gây thành được cái văn minh vật chất như Tây học, nhưng vẫn có cái đặc tính đào tạo ra được cái nhân cách, có phẩm gía tôn quí. Hãy kể một phương diện ấy, thiết tưởng cũng đủ làm cho người mình không nên bỏ Nho Giáo vậy.[ 1]

 



29/01/2018

FISA Memo có thể là bê bối chính trị lớn của ông Obama.

Dư luận Mỹ gần đây xôn xao về một tài liệu mật, có tên là “Bản ghi nhớ FISA” (FISA Memo), được cho nếu tiết lộ có thể khiến nhiều nhân vật cao cấp trong chính quyền Obama bị buộc tội, trong khi giải oan hoàn toàn cho ông Trump về cái gọi là “Hồ sơ Trump-Nga”.

FISA Memo là gì?

FISA Memo là bản ghi nhớ tình báo mật về sự lạm dụng FISA (Foreign Intelligent Surveillance Act – Đạo luật Theo dõi Tình báo nước ngoài) trong cuộc điều tra Trum-Nga.


Tại Diễn đàn kinh tế thế giới Davos, Tổng thống Trump khẳng định" Mỹ sẽ không dung thứ cho thương mại bất công ". Trong câu nói này còn ai không hiểu hàm ý ông nhắc đến ai. Bắc Kinh nên chuẩn bị đối phó!

“Tôi đến đây hôm nay để nói lên một thông điệp đơn giản. Đây chính là thời khắc tốt đẹp nhất ở Mỹ để thuê mướn nhân công, xây dựng, đầu tư và tăng trưởng ở Mỹ. Nước Mỹ cởi mở với các vụ làm ăn sòng phẳng và chúng tôi sẽ cạnh tranh công bằng ”, ông Trump nói.

Tổng thống Trump nhấn mạnh các chương trình cắt giảm thuế và bãi bỏ nhiều luật lệ và cơ hội cho đầu tư, nhưng chỉ trích các nước cố tình lợi dụng Mỹ qua “những hành vi cướp bóc”.

“Mỹ sẽ không tiếp tục làm ngơ cho những hành động kinh tế không công bằng, bao gồm ăn trộm sản phẩm, bảo vệ sở hữu trí tuệ, trợ giá và các âm mưu kinh tế do nhà nước dẫn đầu”, tổng thống Mỹ khẳng định.

Thứ Bảy, 27 tháng 1, 2018

Bản tin ngày 27 tháng 1 năm 2018




Mới đây, trên diễn đàn talawas, tôi được ông Lâm Hoàng Mạnh ngỏ lời ngợi khen nức nở: “Không hiểu sao cứ mỗi lần đọc xong bài của T.N.T tôi cứ ‘nở từng khúc ruột vì khoái’ cách viết thông minh… của tác giả.” Ôi, tưởng gì chớ “thông minh” thì tôi nổi tiếng ngay từ thưở nhỏ – trước cả khi cắp sách đến trường – và đã khiến cho rất nhiều người phải xuýt xoa, hay tấm tắc!

Tuy tôi thông minh, học giỏi, bằng cấp đầy mình nhưng đi làm thì không ma nào mướn. Lý do: tôi được cái thông minh nhưng lại bị cái gương mặt rất khó coi (ngó tối tăm thấy ớn) và cách ăn nói thì cũng rất khó nghe, cứ như cắn vào mông người ta vậy. Chỉ thoáng nhìn thấy cái bản mặt của tôi là thiên hạ đã xuống tinh thần. Và hễ tôi mở miệng ra, dù chưa kịp nói dứt câu, là đã có đứa sấn (sổ) vào muốn… tát!

Vietnam’s Social Media Battle
Vũ Quốc Ngữ dịch
25.1.18
( Song ngữ Việt Anh)

Nhìn xung quanh các đường phố của Việt Nam, bạn sẽ nhận thấy đám đông thanh niên dán mắt vào màn hình điện thoại thông minh của họ. Những cảnh như vậy không khác gì những nơi khác, nhưng ở đây, hơn bất kỳ nước nào khác, có nhiều cơ hội cho họ tương tác trên Facebook.

Thống kê đưa Việt Nam vào vị trí thứ bảy trên thế giới với số người sử dụng Facebook, với 64 triệu tài khoản từ gần 93 triệu người. Tại khu vực Đông Nam Á, chỉ có Indonesia và Philippines có nhiều người dùng hơn. YouTube cũng là một kênh tin tức phổ biến trong số rất nhiều người dùng Internet ở Việt Nam. Điều này có nghĩa là hàng chục triệu người Việt Nam đang truy cập tin tức và thông tin trực tuyến mà không cần phải thông qua các kênh tin tức của nhà nước, mặc dù các báo lớn như VnExpress và Tuổi Trẻ có phiên bản online với số lượng độc giả lớn.

Các câu chuyện gần đây đã làm nổi bật sự phân chia rõ nét giữa các tin tức được viết bởi truyền thông nước ngoài và báo chí nhà nước. Tháng 8 vừa qua, Trịnh Xuân Thanh, cựu viên chức chính phủ muốn xin tị nạn ở Đức, bị mật vụ Việt Nam bắt cóc ở trung tâm Berlin và đưa trở lại Hà Nội để chịu tội tham nhũng. Báo chí nhà nước đã đưa tin về các cáo buộc của Đức, nhưng nhấn mạnh sự khẳng định của Bộ Ngoại giao rằng Thanh đã tự nguyện quay trở lại. Trong thời kỳ tiền Facebook, rất ít người ở Việt Nam biết rõ hơn, nhưng các bài báo có các chi tiết về vụ bắt cóc từ The New York Times và Reuters đã được chia sẻ rộng rãi trên Facebook.


Khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bắt đầu thi hành áp thuế và trừng phạt các công ty ăn cắp trí tuệ.
Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Nạn nhân đầu tiên bị trừng phạt là một đại gia công ty TQ có tên là Sinovel Wind Group Co. Ltd., giao dịch chứng khoán trên thị trường Thượng Hải được thành lập năm 2004. Đây là nhà sản xuất tuabin gió lớn nhất ở Trung Quốc. Đó đại gia Sinovel này bị cáo giác ăn cắp sở hữu trí tuệ phát minh thiết kế của một công ty Mỹ là American Superconductor Corporation (NASDAQ: AMSC) như việc trộm cắp phần mềm của AMSC. 

Lý do cũng dễ hiểu, bởi vì công ty AMSC đã có kinh nghiệm từ năm 1987, và công ty AMSC này trước đây được Bắc Kinh trải thảm đỏ mời vào TQ đầu tư cũng như Bắc Kinh cũng nhiều lần đề nghị AMSC cung cấp hay trợ giúp kỹ thuật vể công nghệ, kể cả đề nghị khiếm nhã là mua bản quyền sáng chế của AMSC, thực tế AMSC bị như vậy cũng đáng là vì đã dại dột đào tạo cung cấp hàng đống kỹ sư TQ thực tập và làm việc ở đây.


By Trịnh Hữu Long
Posted on 26/01/2018 

Có thể nói, trong cái nhìn của phần lớn người Việt Nam chúng ta, vị tướng lừng danh Võ Nguyên Giáp chỉ kém Chủ tịch nước Hồ Chí Minh một thứ, đó là một lăng mộ giữa quảng trường Ba Đình.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chiếm giữ một vị trí đặc biệt trong văn hoá chính trị của chúng ta. Vị trí ấy đặc biệt đến nỗi chỉ cần tôi viết là “ông Võ Nguyên Giáp”, hay loại bỏ đại từ nhân xưng đi, chỉ gọi là “Võ Nguyên Giáp” thôi, cũng đủ để tôi hứng chịu cơn thịnh nộ của không ít người.

Trong bài này, tôi gọi tướng Giáp là “ông”, “ông ấy” và dùng các động từ có liên quan đến ông theo những nghĩa bình thường, trung dung của từ đó. Theo tôi, mức độ tôn trọng như thế với một cá nhân đã khuất như ông Giáp là đủ.



Vũ Linh
Friday, January 26, 2018

Đúng ngày kỷ niệm một năm chấp chánh của TT Trump, Thượng Viện tặng ông món quà, ngon như xương cá kẹt trong cổ họng: đóng cửa Nhà Nước. 
Nhà Nước đóng cửa vì hai chính đảng không đi đến thỏa thuận ngân sách, và không đi đến thoả thuận vì phe DC đòi cài việc giải quyết đám trẻ di dân DACA vào ngân sách trong khi CH không chấp nhận.

Tại sao lại có vấn đề DACA? 

Xin nhắc lại câu chuyện qua một đoạn trong một bài kẻ này đã viết trước đây:
DACA, viết tắt từ “Deferred Action for Childhood Arrivals” là danh từ văn hoa của chương trình chấp nhận những trẻ vị thành niên, di dân lậu, bị bố mẹ là dân Trung/Nam Mỹ, đẩy qua Mỹ qua ngã biên giới Mễ, làm ‘mỏ neo’ để ở lại Mỹ, rồi sau đó có thể lấy lý do đoàn tụ gia đình, bảo lãnh cho cả gia đình qua Mỹ theo. Trên căn bản, tất cả đều như là cô nhi, không có bố mẹ, gia đình gì ở Mỹ. DACA là sắc lệnh Hành Pháp của TT Obama ký tháng 6/2012 mà không thông qua quốc hội, đúng vài tháng trước bầu cử tổng thống tháng 11/2012, với mục tiêu lộ liễu là thu hút phiếu dân Mỹ La-Tinh. 


How Sharp Power Threatens Soft Power
Joseph Nye Jr.
Foreign Affairs, 24 January 2018
Người dịch: Huỳnh Hoa
Song ngữ Việt Anh


Những cách thức đúng và sai trong việc ứng phó với ảnh hưởng của chế độ chuyên chế
Joseph S Nye Jr. (*)

Washington đang vật lộn tìm một thuật ngữ mới miêu tả một mối đe dọa cũ. “Quyền lực bén” (sharp power) - được Christopher Walker và Jessica Ludwig của Quỹ quốc gia vì Dân chủ (National Endowment for Democracy) đặt ra trong bài viết trên ForeignAffairs.com và trong một bản báo cáo dài hơn, đề cập tới cuộc chiến tranh thông tin được tiến hành bởi các cường quốc chuyên chế ngày nay, đặc biệt là Trung Quốc và Nga. 

Trong một thập niên qua, Bắc Kinh và Moscow đã chi tiêu hàng chục tỷ đô la Mỹ để định hình quan niệm và hành vi của công chúng khắp thế giới – sử dụng các công cụ mới và cũ nhằm khai thác sự bất đối xứng về độ mở giữa hệ thống chính trị hạn chế tự do của họ và các xã hội dân chủ. Tác động có tính toàn cầu, nhưng ở Hoa Kỳ, mối quan tâm được tập trung vào sự can thiệp của Nga tới cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 và vào những nỗ lực của Trung Quốc nhằm kiểm soát cuộc thảo luận về các đề tài nhạy cảm trên các xuất bản phẩm, phim ảnh và trường học ở Mỹ.

Gali – kim loại trọng yếu – đang nằm ở đâu trong quặng Boxit của Việt Nam?




Where is gallium in our bauxite?

Gali – kim loại trọng yếu – đang nằm ở đâu trong quặng Boxit của Việt Nam?

Bài tiếng Việt theo sau bài tiếng Anh

Where is gallium in our bauxite?

Given the strategic role of gallium in the world’s economy and security, and the availability of gallium in bauxite, why there has been absolutely neither discussion on nor mentioning of gallium through all these years of heated discussions about bauxite in Việt Nam?

Gallium is listed as a critical mineral by many advanced economies and may very well exist in Vietnam’s bauxite mines.

Minerals that have important uses and no viable substitutes, yet face potential disruption in supply, are defined as critical to a nation’s economic and national security.”[1]  Oftentimes, the terms “critical mineral” and “strategic mineral” are used interchangeably – if a mineral is deemed critical, it is usually essential for a national strategy, be it an economic or a defense strategy.



Gallium, appearance: silvery blue

Thứ Sáu, 26 tháng 1, 2018

Chuyên đề Hiệp Định Paris 1973



Toàn văn bản Hiệp Định Paris 1973.
 
Bản Scan
Mỗi người Việt yêu nước nên đọc hết Hiệp Định nầy. Chú ý Chương V Điều 15Chương VIII Điều 21 để thấy thêm tội ác của đảng CSVN đối với dân tộc và đất nước Việt Nam thân yêu của chúng ta.



(Text from TIAS 7542 (24 UST 4-23)


AGREEMENT ON ENDING THE WAR AND RESTORING PEACE IN VIET-NAM


By Quỳnh Vi

Posted on 11/05/2017

Nếu có một điều bạn nên quan tâm trong Hiệp định Paris thì đó là Điều 11.

Trưởng ban Tổ chức Trung ương ĐCSVN Lê Đức Thọ và Bộ trưởng Ngoại giao Xuân Thuỷ tại Paris năm 1973. Ảnh: agenciafebre.com.br

Gần như người Việt Nam trưởng thành nào cũng từng nghe nói đến Hiệp định Paris năm 1973 về việc chấm dứt chiến tranh và lập lại hoà bình ở Việt Nam.
Đó được coi là thắng lợi của phe miền Bắc, tạo đà cho họ, cùng với Mặt trận Giải phóng, kiểm soát hoàn toàn miền Nam hai năm sau đó. Nhưng chấm dứt chiến tranh, buộc Mỹ rút quân có phải là toàn bộ nội dung của Hiệp định Paris không?
Câu trả lời là không. Hãy cùng xem:


Trọng Đạt


Đa số nhà nghiên cứu và chính khách Mỹ khi nói về sự sụp đổ của miền nam Việt Nam năm 1975 họ thường lập luận như sau:

-Giới lãnh đạo Việt Nam Cộng Hòa bè phái tham nhũng, không tìm được một giải pháp hòa bình cho đất nước họ.
-Các Tướng lãnh VNCH ít có ai đủ khả năng chỉ huy những đại đơn vị, khi trực diện với quân địch họ rút chạy hỗn loạn đưa tới sụp đổ.
-Khi Mỹ rút đi, họ không đủ sức chống Cộng Sản và thua trận, chẳng lẽ thanh niên của chúng ta phải tiếp tục chiến đấu cho họ mãi mãi tại Đông Dương hay sao?
-Chúng ta viện trợ cho họ máy bay, xe tăng, tầu chiến… nhưng họ không biết xử dụng sao cho có hiệu quả nên đã thất bại khi quân địch tới.
-Quân đội miền Nam chiến đấu kém hiệu quả, phải dựa vào hỏa lực Mỹ
. . . . . . . .



Sau gần 5 năm đàm phán với 204 lần công khai và 24 lần mật đàm giữa Mỹ và Cộng sản Bắc Việt để giải quyết cuộc chiến Việt Nam, ngày 27/1/1973, Hiệp định Paris ra đời gồm có chữ ký của Ngoại trưởng Hoa Kỳ William Rogers, Ngoại trưởng Cộng sản Bắc Việt Nguyễn duy Trinh, Ngoại trưởng Chính Phủ Lâm Thời Cộng hòa Miền Nam Nguyễn thị Bình tức Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, và Ngoại trưởng Việt Nam Cộng Hòa Trần văn Lắm

Sau khi Hiệp Định Paris được ký kết, ngày 29/3/73, tại Bộ Tư Lệnh MAC-V trong phi trường Tân Sơn Nhứt, 42 quân nhân Mỹ đại diện cho các quân binh chủng từng tham chiến tại VN làm lễ cuốn cờ dưới sự có mặt của Đại sứ Bunker và tướng Weyand, Tự Lệnh Quân Lực Mỹ tại VN. Và trong buổi chiều cùng ngày người quân nhân cuối cùng của quân đội Mỹ đã rời Việt Nam dưới sự chứng kiến của Ủy Hội Quốc Tế kiểm soát đình chiến. Thế là vài trò quân sự của Mỹ tại VN đã chấm dứt




Trước tiên xin cám ơn hai anh Phạm Thắng Vũ và Dương Hòa Đức, bởi nhờ hai anh mà tui mới có trong tay những tư liệu quý giá náy. Lần lượt sau đây là bài của các anh.

Sự Cố Tại Nơi Trao Trả Tù Binh Bên Phe Việt Cộng Và Người Tìm Tự Do Cuối Cuộc Chiến.

Phạm Thắng Vũ

Sự cố! Một danh từ mà phe Việt Cộng mang vào thủ đô Sài Gòn của chính quyền miền Nam VNCH ngay sau buổi trưa ngày 30-4-1975. Sự cố, nguyên là từ Hán Việt chỉ một việc vừa xảy ra (Chữ Sự thuộc bộ Quyết, chữ Cố thuộc bộ Phác) nhưng hầu như được hiểu là điều bất thường và không hay xảy ra trong một quá trình hoạt động nào đó: Máy có sự cố, có sự cố trên đường đi… (Đại Từ điển tiếng Việt, trang 1408). Ít người thuộc phía miền Nam VNCH biết đến danh từ này ngoại trừ những ai đã từng có thời gian làm việc, sống gần với phe Việt Cộng như trong các phiên họp, tù giam ở các nhà lao, nhà máy, khu vực doanh trại bộ đội…


Trần Anh Tuấn

Lịch Sử Việt Nam (tái bản lần thứ nhất) là tựa đề của một bộ sử dài 15 tập do nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội Việt Nam tại Hà Nội phát hành tháng 8 năm 2017. Bản in lần thứ nhất vào năm 2013-2014.

Bộ sách nguyên là dự án lớn do Viện Sử Học thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội trong nước chủ trì từ năm 2002 với một tập thể tác giả 30 người.

Tất cả 30 người này là cán bộ của Viện Sử Học, cũng có nghĩa là các công chức mà nhiệm vụ là viết sử theo sự chỉ đạo của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Do đó, họ không viết trong tư cách của những sử gia. Nên biết rằng Viện Sử Học nói riêng, hay Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội nói chung, là những cơ quan lý thuyết của Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam.

Về hình thức, bộ sách rất đồ sộ. Sách không bán lẻ, nằm trong 5 hộp, mỗi hộp có 3 quyển, được bao nylon bên ngoài. Năm hộp đó lại đặt vào hai hộp carton sẵn sàng đến tay người mua do Công Ty Vina Book JSC phát hành. Toàn bộ 15 quyển nặng 24kg, dày 9,084 trang, bán 4,800,000 đồng. Tổng số phát hành là 1,000 bộ. Cước phí chuyển phát nhanh từ Sài Gòn qua California theo đường hàng không mất 5 ngày là US$280.00.


TÀI LIỆU CỦA NHÀ CẦM QUYỀN CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ HIỆP ĐỊNH  PARIS 1973





(Bản so sánh giữa 2 bản thỏa thuận và chính thức của Cộng Sản Việt Nam và Hoa Kỳ)


Bộ Lịch Sử Việt Nam do Viện Hàn lâm Khoa Học Xã Hội Việt nam/ Viện Sử Học
Phát hành năm 2017 gồm 15 tập.

Tập 13 của Bộ Lịch sử ghi lại diễn tiến thời gian từ năm 1965 đến năm 1975.

Nhóm  biên soạn gồm:

TS.NCV.  Đỗ Thị Nguyệt Quang . Chương I và chương II
PGS.TS.NCVCC.  Đinh Quang Hải. Chương III và V
PGS.TS.NCVCC. Nguyễn Văn Nhật. Lời nói đầu, Chương IV. Chương VI và Kết luận.

Chương III . Bắt đầu từ trang 267, phần III viết về: Đấu tranh ngoại giao và việc ký hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lâp lại hòa bình ở Việt Nam, tới trang 270 chỉ nói một cách tổng quát diễn tiến dẫn tới Hội nghị.

Từ trang 271 viết về Diễn tiến của Hiệp Định Paris tới trang 275 là chấm dứt, không một phụ bản nào đính kèm.


Xem các bản scan từ trang 271 đến trang 275.