Thứ Bảy, 6 tháng 1, 2018

Bản tin ngày 6 tháng 1 năm 2018




Trần Nhật Kim                                                                                                                                               Tháng 1-2018
Chưa một quốc gia nào trên thế giới, mặc dù chỉ trong một thời gian ngắn, phải chịu nhiều biến động đau thương như dân tộc Việt Nam.  Mỗi biến động xẩy ra dưới hình thức và danh xưng khác nhau, được ngụy trang bằng danh từ “Cách mạng”, mà thực chất chỉ là sự hủy diệt những điều tốt đẹp đang có, để đưa người dân tới đời sống tồi tệ hơn.  Tất cả những chiêu bài phản bội này đã gây trở ngại cho viễn ảnh loại bỏ được hoàn cảnh chậm tiến, lạc hậu để hướng tới một đời sống tốt đẹp hơn, vốn là một khát vọng của dân tộc.  Những biến động “Người Việt giết Người Việt” này, xuất hiện dưới tên riêng trong mỗi giai đoạn lịch sử, nhưng để lại hậu quả vô cùng khốc liệt.

 
(Tác giả: Đãng Khấu Tạ Duy Anh)


Bị cấm, 'Mối Chúa' của Tạ Duy Anh được săn lùng
Cát Linh, RFA
2017-09-22 
Những ngày vừa qua, cái tên Tạ Duy Anh, “Mối Chúa”, Đãng Khấu chiếm khá nhiều không gian trên mạng xã hội, đặc biệt từ giới văn chương, nhà phê bình văn học lẫn giới ngoại văn.
Người ta bàn luận nhiều vì ít ai xa lạ với cái tên Tạ Duy Anh cùng những tác phẩm Lão Khổ; Thiên thần sám hối; Sinh ra để chết (in ở hải ngoại), Bước qua lời nguyền, một truyện ngắn đình đám đăng trên báo Văn Nghệ cuối những năm 1980. Nông thôn và đời sống người nông dân Việt Nam đã xuất hiện cùng Tạ Duy Anh từ thời điểm đó.


Mai Vân  Đăng ngày 05-01-2018 Sửa đổi ngày 05-01-2018 17:15

Trong hai ngày 10-11/01/2018, hội nghị thượng đỉnh cơ chế Hợp Tác Lan Thương – Mêkông lần thứ 2 sẽ mở ra tại Phnom Penh, thủ đô Cam Bốt. Nhân dịp này, nhật báo Hồng Kông South China Morning Post, trong số ra ngày 03/01, đã phân tích thêm về cơ chế hợp tác do Trung Quốc chủ xướng, trên danh nghĩa là để góp phần giảm bớt căng thẳng đến từ các đề án trên sông Mêkông, nhưng đã bị các nhà bảo vệ môi sinh hết sức hoài nghi. Bài viết không ngần ngại đặt thành tựa câu hỏi : « Phải chăng sông Mêkông sắp trở thành một Biển Đông mới trong tranh chấp khu vực ? Is Mekong River set to become the new South China Sea for regional disputes ? ».


By Quỳnh Vi
Posted on 06/01/2018 

Sau khi Đặng Văn Hiến bị tuyên án tử hình trong vụ tranh chấp đất với công ty Long Sơn tại huyện Tuy Đức, tỉnh Đắk Nông, nhiều người dân tham dự phiên tòa đã lập tức phản đối bản án ngay tại chỗ.
Theo họ, kẻ đầu sỏ và phải gánh trách nhiệm trong vụ việc đã gây ra cái chết cho ba người và khiến 13 người khác bị thương không phải là ông Hiến, mà là Phó giám đốc Công ty Long Sơn, Nghiêm Xuân Thiên Sửu. Ông Sửu là người đã ra lệnh cho khoảng 30 người của đội cưỡng chế của công ty Long Sơn sử dụng máy móc và hung khí để tiến vào và tấn công mảnh đất nơi ông Hiến và gia đình cư trú.
Người dân Tuy Đức có thể không biết rằng lý lẽ và cảm nhận của họ hoàn toàn tương đồng với một khái niệm pháp lý lâu đời trong hệ thống thông luật: nguyên tắc “mưu sát đại hình” (felony murder rule).




Đó là câu trả lời của tôi rất khá bi đát cho nền kinh tế VN. Bởi vì trong năm 2017 vừa qua thì nền kinh tế Mỹ có thể đã bị thâm hụt thương mại với VN ước tính con số 48 tỷ $, là con số kỷ lục nhất từ khi Mỹ xóa bỏ cấm vận VN và cho phép các quỹ thị trường tiền tệ quốc tế tài trợ và viện trợ cho đất nước này. Chỉ riêng tính cho cuối tháng 11 năm ngoái thì Mỹ chỉ xuất khẩu sang VN khoảng 7,4 tỷ USD, trong khi VN xuất khẩu sang Mỹ tới con số đáng kinh ngạc là 42,8 tỷ $. Đó là con số VN được hưởng lợi là đạt thặng dư thương mại lớn hơn gấp 4 lần ngoại thương giữa Mỹ và Indonesia với nền kinh tế 1.000 tỷ $. Lớn hơn gấp 2 lần nền kinh tế Ấn Độ mà Mỹ bị thâm hụt thương mại.

TRỤC XUẤT VŨ "NHÔM" VỀ VN: SINGAPORE VI PHẠM NGHIÊM TRỌNG LUẬT QUỐC TẾ

Nhiều người cho rằng Singapore trục xuất Vũ "nhôm" về lại Việt Nam là đúng, là phù hợp với thông luật quốc tế, vì ông Vũ xuất phát từ Việt Nam và mang quốc tịch Việt Nam.

Lập luận này chỉ đúng trong trường hợp ông Vũ không có khả năng nhập cảnh hợp pháp vào một nước khác ngoài Việt Nam, hoặc không còn một nước nào chấp nhận cho ông Vũ nhập cảnh.

Theo luật quốc tế quy định về "trục xuất", khi một người nước ngoài bị trục xuất, mà người đó còn có khả năng nhập cảnh hợp pháp vào nhiều quốc gia khác nhau, thì trước tiên người đó được "quyền lựa chọn" nơi đến theo ý nguyện của mình.

Tuy nhiên, Singapore đã phớt lờ quy định này trong việc trục xuất ông Vũ khi tiến hành cưỡng bức ông ta buộc phải trở về Việt Nam, trong khi ông ấy có quyền đến quốc gia “Antigua & Barbuda”- là nơi ông Vũ có hộ chiếu và quốc tịch thứ hai.

CCPR General Comment No. 27:  Article 12 (Freedom of Movement) 

Adopted at the Sixty-seventh session of the Human Rights Committee,                            
on 2 November 1999 CCPR/C/21/Rev.1/Add.9, General Comment No. 27. (General Comments) (Contained in document CCPR/C/21/Rev.1/Add.9)



Bùi Anh Trinh
Phe nào diệt Vũ Nhôm ?
Bạn già thân mến, ông hỏi tôi Vũ Nhôm thuộc phe của ai thì tôi không thể nói được, bởi vì tôi chỉ thấy những gì đã xảy ra rồi suy đoán chứ tôi không đoán quẻ như ông Tiến sĩ giấy Phạm Chí Dũng.  Nhưng tôi biết ai chủ trương trừ khử Vũ Nhôm :
20 ngày sau khi ĐCSVN công bố quyết định cách chức Bí thư Sài gòn Đinh La Thăng .  Ngày 27-5-2017 VietnamNet.vn đưa tin :
“Nhiều du khách tên bán đảo Sơn Trà bất ngờ khi thấy Phó thủ tướng Vũ Đức Đam có mặt tại đây trưa nay.”… “khoảng 10 giờ sáng cùng ngày, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã đáp chuyến bay vào Đà Nẵng, ông không đến làm việc với lãnh đạo TP… Sau khi thị sát Sơn Trà, phó thủ tướng đã rời Đà Nẵng…”



Thứ Sáu, 05 tháng Giêng năm 2018 14:30
Tác Giả: Phan Trinh dịch

VICTOR-SEBESTYEN

Victor Sybestyen

Phan Trinh dịch

Nguồn: FB Mạc Văn Trang

NHÂN KỶ NIỆM CUỘC CÁCH MẠNG RUMANI (12/1989 – 12/2017)

Những câu trong “…” là nguyên văn của tác giả. Các đề mục do tôi đặt.

Phan Trinh

1. Đất nước có bao giờ được thế này?

Vào năm 1989 tình hình “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” ở Liên Xô (Goocbachop) và các nước XHCN Đông Âu đã và đang chuyển động theo hướng “mất đảng, mất chế độ”, thì Rumani vẫn chưa “suy thoái”. Đó là do chế độ CA toàn trị rất chặt và bưng bít mọi thông tin từ bên ngoài.
Lúc đó dân rất túng thiếu, “nhà chỉ được dùng bóng đèn 40 watt, thịt, đường, bột mì, bơ, trứng… luôn khan hiếm, nông thôn phải dùng ngựa kéo vì thiếu xăng, mùa màng gặt bằng liềm hái cầm tay. Để tăng dân số, thiếu nữ 15 tuổi được cho lấy chồng, phụ nữ bị cấm phá thai nếu có dưới 4 con và dưới 45 tuổi”… Dù vậy Ceausescu vẫn được sùng bái hơn cả Stalin, Kim Nhật Thành. “Ông duy ý chí, “hệ thống hóa” nông thôn, khiến hàng chục ngàn làng xã bị san bằng, nông dân mất đất và mất gốc. Ông thích to, cho phá cả một thành phố cổ rộng bằng Venice – hủy 40.000 tòa nhà, hàng chục nhà thờ và đài tưởng niệm – để lấy đất xây một cung điện lớn gấp ba cung điện Versailles nhưng cực xấu, có tên Nhà Nhân dân, cạnh Đại lộ Chủ nghĩa xã hội chiến thắng dài 5 km, và một quảng trường chứa được 500.000 người.


By Quỳnh Vi
Posted on 06/01/2018

Ngày 3/1/2018, Tòa án Nhân dân tỉnh Đắk Nông đã tuyên tử hình bị cáo Đặng Văn Hiến trong vụ án cưỡng chế đất liên quan đến công ty Long Sơn.
Ngay lập tức, đã có nhiều cuộc tranh luận nổ ra xung quanh bản án. Có ý kiến cho rằng, bản án quá nặng nề vì hành vi của ông Đặng Văn Hiến – một người cư ngụ và canh tác trên mảnh đất đang có tranh chấp – chỉ là tự vệ vì phía nhân viên công ty Long Sơn đã tấn công vào đất của ông trước.
Câu hỏi được đặt ra là, liệu một công dân có quyền được tự vệ, cũng như bảo vệ đất đai và nơi ở của mình bằng mọi biện pháp, kể cả sử dụng vũ khí gây sát thương như dao hoặc súng hay không?


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét