Thứ Hai, 8 tháng 1, 2018

Số đặc biệt tưởng niệm Trần Văn Bá





Chuyển ngữ từ bài :

Trần Văn Bá, portrait d’un résistant
của Olivier Todd [1987],
đăng ngày 9 tháng giêng năm  2013
 trên trang mạng Mémoires d’Indochine.


bởi Lê Bá Hùng (để tưởng nhớ, Tháng Giêng 2013)



Lời Tòa soạn:
Ngày 8 tháng 1 năm 1985, Trần Văn Bá đã bị hành quyết tại Việt Nam vì đã tham gia  một phong trào kháng chiến chống Cộng có tên là Mặt Trận Thống Nhất các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Vào lúc hoàng hôn của Chiến tranh Lạnh, nhà báo Olivier Todd đã ghi nhận và kính phục người chiến binh này về nguyên nhân của một cuộc chiến đấu mà ông gọi là “cuộc kháng chiến thứ ba” của Việt Nam. Ông đã nhắc lại, hai năm sau cái chết của Ba, cuộc hành trình tuyệt vời của người sinh viên Việt Nam này, để trở về quê hương tổ chức cuộc đấu tranh vũ trang chống lại bọn độc tài áp bức.

Nếu các phân tích của Todd được xuất bản vào tháng 5 năm 1987, trước khi Bức tường Bá-linh bị sụp đổ, đã bị phủ nhận bởi các dữ kiện xẩy ra sau đó thì bài viết cũng vẫn rất đáng giá bởi vì “Linh Hồn của Trần Văn Bá” (Ngày Giổ tưởng niệm về cái chết của ông) vẫn được thực hiện ngày nay trong vùng Ba-lê và ở Bỉ quốc bởi các đồng hành trung thành củ của ông.  Một “Vụ Trần Văn Bá” cũng đã nổ ngay ở trung tâm của quận thứ mười ba của Ba-lê trong năm 2008 khi một ủy ban được thiết lập để xây dựng một tấm bia tưởng niệm kháng chiến quân này tại một quảng trường yên tĩnh trong quận này. Ý tưởng này đã gây ra một phản ứng mạnh mẽ từ các tên cán bộ Việt cộng tại Pháp nhằm đánh bại việc mà chúng coi như là một sự khiêu khích. Từ khi qua đời vào tháng Giêng năm 1985, Trần Văn Bá vẫn tiếp tục ám ảnh mọi người. Có lẽ là vì thi hài của ông vẫn chưa được trao trả lại cho gia đình ông.


Thế là đã 25 năm. Vắng bóng Trần Văn Bá.
25 năm là gì ? Một cái chớp mắt trong dòng chảy của lịch sử !

Nhưng 25 năm cũng là thời gian hình thành của một thế hệ. Cái thế hệ lớp tuổi 25, mà các nhà kinh tế học và nhân khẩu học đã chỉ rõ vai trò trọng yếu trong quá trình phát triển của một dân tộc.

Và 25 năm cũng chính là cái tuổi đời của Trần Văn Bá, khi bước vào con đường hoạt động để tìm giải đáp cho một vấn nạn. Cái vấn nạn lớn nhất của lịch sử cận đại Việt Nam mà thế hệ lớp tuổi 25 ở quê nhà hiện đang trực diện. Một thế hệ gồm 40 triệu người (0-24 tuổi), nhiều hơn dân số Gia Nã Đại và gần 2 lần cao hơn dân số Úc châu…

Thế hệ của Trần Văn Bá chào đời và lớn lên trong một cuộc chiến kéo dài 30 năm trên đất nước, trong thời kỳ bành trướng thắng lợi toàn cầu của chủ nghĩa Mác xít, đưa đến sự cướp quyền đẫm máu của đảng cộng sản ở Việt Nam.


Ngày 8 Tháng Giêng năm 1985, nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội tuyên án tử hình ba chiến sĩ phục quốc thuộc Mặt Trận Thống Nhất Các Lực Lượng Yêu Nước Giải Phóng Việt Nam. Ðó là các ông Lê Quốc Quân, Hồ Thái Bạch và Trần Văn Bá. Ðây là một tin dữ đối với người Việt trong và ngoài nước, cũng như đối với các dân tộc yêu chuộng tự do dân chủ trên thế giới. Mọi người đều lên án chế độ cộng sản Hà Nội và xem đây là một thái độ thách thức lương tâm loài người. Riêng trường hợp người thanh niên Trần Văn Bá, hành động vị quốc vong thân của anh là một đại tang đối với Tổng Hội Sinh Viên Việt Nam tại Paris và với những người trẻ khắp nơi trên thế giới.


“…Chắc Trần Văn Bá khi chọn lựa về nước để rồi lên đoạn đầu đài hay LS Lý Văn Hiệp khi quyết định phục quốc để rồi sau mười mấy năm lao tù trở về bị mất trí (phải chăng vì do những mủi thuốc nước trong veo mà tù VC đã đè ông ra chích mấy lần?) cũng không đau đớn thốt lên “I have committed this mistake of believing in you, the Americans ~ Tôi đã phạm lổi lầm đặt lòng tin nơi quý vị, những người Hoa Kỳ” như Thủ Tướng Sirik Matak của Kam-pu-chia đã viết trong thơ gởi Đại sứ Mỹ tại Nam-vang vào ngày 16 tháng 4 năm 1975!

Những người quốc gia yêu nước như những Trần Văn Bá, những Lý Văn Hiệp là các tấm gương sáng ngời chiếu xuống đám rong rêu VC bán nước can tâm làm nô lệ cho Trung cộng và Liên-Xô. Họ đủ sáng suốt để ghi ơn biết bao quân nhân Mỹ đã bỏ mình tại quê hương họ để giúp bảo vệ lý tưởng tự do và họ cũng đã chấp nhận đi vào Lịch Sử Việt-Nam Kính Yêu như Nguyễn Thái Học: “KHÔNG THÀNH CÔNG THÌ CŨNG THÀNH NHÂN” để lưu lại ngàn năm sau cho hậu thế các tấm gương oai hùng bất tử…”


Tôi chưa biết anh mà đã gọi tên anh ...
Trần Văn Bá
Tôi chưa hề biết anh
Mà đã hình dung ra đứa bé trai chạy chơi ở Cù Lao Cát
Ðứa bé thích hội họa, thích máy bay, ở tuổi thơ ngây chắc đã mơ làm nên vũ trụ, như họa sĩ, như nhà phát minh cơ khí.

Ngày mẹ đặt vào nôi, đặt luôn tên anh là chính đạo.
Mộng bá vương là mộng giúp đời, như tùng bách trong rừng sâu,
Cô độc mà nghênh ngang,
cao vời mà nhân đạo,
cương quyết trong ân cần.
Anh đó,
Nuôi dưỡng bằng đất bồi Cửu Long


TRẦN VĂN BÁ MÃI LƯU DANH MUÔN ĐỜI

(Kính viếng hương hồn Anh Hùng Trần Văn Bá và các chiến hữu của ông.)
(Ngày 14, tháng 5 năm 1945 – Ngày 8, tháng 1 năm 1985 )
Giả từ tất cả cuộc chơi
Hy sinh tuổi trẻ một thời vàng son
Trở về tính chuyện nước non
Sa cơ bị bắt chưa tròn ước mơ .
Anh cùng đồng đội dựng cờ
Lá cờ chính nghĩa Mẹ chờ, Cha trông
Dựng cờ trên khắp non sông
Thời cơ chưa đến phụ lòng người trai .
Trước giờ lên đoạn đầu đài
Anh còn nghĩ đến tương lai nước nhà
Thời gian dù có trôi qua
Tinh thần Văn Bá vẫn là trăm năm .
Cùng chung một nỗi hờn căm
Xác anh chẳng biết đang nằm nơi nao
Nhớ anh tôi rất tự hào
Trong gian khó vẫn tin vào ngày mai .
Anh đi thắp lửa tương lai
Đông A hào khí miệt mài đấu tranh
Tám tây ngày giỗ của anh
Người trai đi viết sử xanh năm nào .
Bài thơ tôi viết nghẹn ngào
Hồn thiêng sông núi quyện vào trong anh
Dâng lên với tấm lòng thành
Trần Văn Bá mãi lưu danh muôn đời .
Trần Lễ Nguyên
Ngày 5, tháng 1 năm 2016 .





Lý Ngọc Cương ( Melbourne )
 
Thắm thoát mà đã 27 năm từ khi Anh Trần Văn Bá bị nhà cầm quyền man rợ CSVN hành quyết ngày 8.1.1985. Bởi đồng ý “ khóc là một nhu cầu cần thiết làm cho đời sống bớt tầm thường “ nên tôi xin ghi lại những cảm xúc của một số người đã viết về Anh Trần Văn Bá để, một lần nữa, chúng ta nhớ Anh, tiếc thương Anh, khóc Anh…

Anh Trần Văn Bá sanh ngày 14.5.1945 tại Sađéc, là con út trong số 3 người con của cố Dân Biểu Trần Văn Văn, một nhân vật lỗi lạc của Đệ I và Đệ II Việt Nam Cộng Hòa, một người được đánh giá là biểu tượng cho giới trí thức thời bấy giờ, đã từng giữ chức vụTổng Trưởng Kinh Tế & KếHoạch trong Chánh Phủ Trần Trọng Kim, là thành viên trong 18 nhân sĩ của nhóm CARAVELLE chống chế độ độc tài gia đình trị của TT. Ngô Đình Diệm, đã nhiều lần chỉ trích trên diễn đàn Quốc Hội những hoạt động ngoài vòng pháp luật của các tổchức “ Thanh Niên Trừ Gian “,” Bắc Kỳ Sự Vụ”,” Bài Trừ Du Đảng” của Nguyễn Cao Kỳ . Ông Trần Văn Văn bất ngờ bị hai tên đi xe Honda bắn chết tại ngã tư Mạc Đỉnh Chi-Phan Đình Phùng vào ngày 7.12.1966. Theo nguyệt san” Vì Nước” số 58 ở Paris và theo “Về Nguồn” của Ô. Lâm Lễ Trinh thì Trưởng Ban Bài Trừ Du Đảng của Nguyễn Cao Kỳ được chỉ thị của cấp trên giết DB. Trần Văn Văn (?) (“ Người Việt của tôi là như thế đấy” ).Sau cái chết tức tưởi của thân phụ, Anh Trần Văn Bá bị “họ “ cho đi Pháp du học với chiếu khán “bất phục hồi”, có thể để ngăn chận những toan tính bốc đồng của Anh (?).











Duyên Anh Một Người Tên Là Trần Văn Bá

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét