Phạm Chí Dũng
Đinh La Thăng là người tính tình xởi lởi, hay bông đùa và hay
cười. Thăng lại là người từng hoạt động và phụ trách một mảng của đoàn thanh
niên cộng sản ở công trình thủy điện Sông Đà, có máu văn nghệ và thích thể hiện
bằng cây đàn ghi ta, nên càng hay cười. Do vậy, khá dễ để đối sánh nụ cười
trong quá khứ của Đinh La Thăng với nụ cười cùng những giọt nước mắt thăng trầm
của ông vào lúc sa cơ lỡ vận.
Hiện tại, Thăng không còn ngồi rung đùi ôm cây đàn ghi ta
cùng cái cười hết ga, cái cười xả láng và rất anh chị của một thời uy quyền
tung hoành, mà phải rên rỉ trong phòng xử của tòa án để sau đó đi thẳng về buồng
tạm giam của công an.
Người chịu trách nhiệm
cao nhất có lẽ phải là ông Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng
Thứ Hai, 22 tháng 1, 2018
Đinh La Thăng là kẻ bất tài
vô năng lực, nhưng thực tế vấn khá hơn nhưng kẻ khác. Thực tế Đinh La Thăng chỉ
là nạn nhân của triệu chứng “nền kinh tế thị trường định hướng XHCN” mà ra
thôi. Chuyện này không có gì mới là nếu ai là một nhà phân tích kinh tế, tài
chính giàu kinh nghiệm đều sẽ thấy ra mô hình kinh tế tai hại này, đó là những
quả đấm thép, và bất cứ ai ở VN xưa kia còn lưu trữ báo giấy, nhất là tờ Tuổi
Trẻ vào quãng những năm 2007 trở đi đều có hồ sơ của các giáo sư kinh tế
Harvard University, và các nhà phân tích của các tổ hợp nhân hàng Mỹ xưa kia là
Citigroup, JPMorgan Chase, Merrill Lynch (Bank of America), Morgan Stanley,…
họ đã khuyến cáo mô hình kinh tế bất cập cho chế độ CSVN khi VN mời họ để tham
vấn, cũng như tham gia đào tạo cho quan chức điều hành kinh tế VN, kể cả hệ thống
ngân hàng nhà nước của quốc gia này. Nó có từ thời ông cựu Thủ tướng Phan Văn
Khải, và cũng là Thủ tướng đầu tiên của VN tới thăm Mỹ kể từ khi cuộc chiến
tranh VN chấm dứt.
F-35 do Lockheed Martin chế tạo sẽ mang lại việc làm ổn định
cho công nghệ quốc phòng Mỹ trong một thời dài.
Ngày 19/1, Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ cho biết, Bộ Ngoại giao đã
chấp thuận thương vụ bán 34 máy bay chiến đấu F-35 phiên bản cất-hạ cánh thông
thường (CTOL) cho Bỉ.
Theo tuyên bố của Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng thuộc Bộ
Ngoại giao, cơ quan này đã báo cáo với Quốc hội về thương vụ trên, trị giá khoảng
6,53 tỷ USD.
Theo kế hoạch của Bộ Quốc phòng, loại máy bay tiên tiến này
được chọn là dòng máy bay chiến đấu chính thế hệ tiếp theo của Nhật Bản. Máy
bay F-35, do Mỹ và 8 nước khác hợp tác phát triển, khó bị radar phát hiện vì có
khả năng tàng hình.
Chính phủ Nhật Bản đặt mua 42 F-35 "Mỗi máy bay có giá
khoảng 135 triệu USD".
TTXVN | 19/01/2018
Chuyến thăm chính thức cấp nhà nước của Thủ tướng Trung Quốc
Lý Khắc Cường đến Vương quốc Campuchia đã diễn ra nhằm củng cố và tăng cường
quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai bên.
Trong chuyến thăm này, Campuchia
và Trung Quốc đã ký kết 19 thỏa thuận hợp tác song phương. Ngay sau chuyến
thăm, trang mạng của tờ Phnom Penh Post (Bưu điện Phnom Penh) của Campuchia đã
đăng bài viết với tựa đề “Các nhà phân tích cho rằng viện trợ của Trung Quốc vẫn
có những hậu quả tiêu cực”.
Theo đó, trong những năm gần đây, Campuchia ngày càng xa rời
nguồn viện trợ từ các nước phương Tây, trong khi các giá trị về nhân quyền ngày
càng đi xuống; đồng thời Phnom Penh cũng chuyển hướng mạnh mẽ hơn sang nguồn viện
trợ từ Trung Quốc vốn “không đi kèm điều kiện”.
Why Socialism Fails
by Paul R. Gregory
Hoover Institution, 10/01/2018
Người dịch: Hiếu Chân
Song ngữ Việt Anh
Khi Liên bang Xô viết gần sụp đổ, Francis Fukuyama tuyên bố
chế độ dân chủ tự do đã chiến thắng chủ nghĩa xã hội kế hoạch hóa trong bài nhận
định năm 1989 của ông, “Điểm tận cùng của Lịch sử?”. Hơn một phần tư thế kỷ sau
đó, Liên xô quả thực đã tan rã. Phần lãnh thổ Đông Âu của nó bây giờ thuộc về
Liên minh Âu châu. Trung Quốc có một nền kinh tế thị trường cho dù đất nước vẫn
bị cai trị bởi một đảng duy nhất. Còn các nhà nước “xã hội chủ nghĩa” Bắc Hàn,
Cuba và Venezuela đang trong đống đổ nát về kinh tế. Giờ đây, ít ai ủng hộ việc
“quay lại Liên xô”. Nhưng đồng thời, nhiều người vẫn coi chủ nghĩa xã hội là một
hệ thống kinh tế hấp dẫn. Hãy xem trường hợp ông Bernie Sanders (**) – một người
công khai thừa nhận ủng hộ một nước Mỹ xã hội chủ nghĩa – và rất nhiều người trẻ
trưởng thành vào điểm chuyển giao giữa hai thế kỷ ưa thích chủ nghĩa xã hội hơn
chủ nghĩa tư bản.
By Vi Yên
Posted on 22/01/2018
Năm 2013, trên tờ Foreign Affairs đã diễn ra cuộc bút chiến
sôi nổi về nền chính trị độc đảng của Trung Quốc giữa hai học giả danh tiếng:
Eric X. Li và Yasheng Huang.
Eric
X. Li là một nhà đầu tư mạo hiểm ở Thượng Hải, đồng thời là giám đốc quản
lý của Chengwei Capital. Còn Yasheng
Huang là giáo sư ngành Kinh tế và Quản trị Toàn cầu của trường MIT Sloan
thuộc Học viện Công nghệ Massachusett (MIT).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét